1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu nông sản việt nam sang EU và rào cản kỹ thuật của EU với nông sản việt nam

116 1,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

Do đó, nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của EU nói chung và các ràocản kỹ thuật đối với nhập khẩu nông sản Việt Nam vào EU nói riêng là việclàm cần thiết, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt

Trang 1

trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các cô, các anh các chịlàm việc trong Ban nghiên cứu Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế - ViệnKinh tế và Chính trị Thế giới đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thựctập tại viện, cũng như cung cấp cho em các tài liệu cần thiết để em có thểhoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên

Ngô Thị Mai Trang

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thương mại tồn tại hai loại hàng rào chính, đó là hàng rào thuếquan và hàng rào phi thuế quan Hiện nay, việc giảm dần cả 2 loại hàng ràonày là mục tiêu để có được một nền thương mại thế giới ngày càng tự dohơn, người tiêu dùng các nước được hưởng lợi nhiều hơn

Hàng rào kỹ thuật là một trong những hàng rào phi thuế quan Hàngrào này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liênquan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa, công nghệ, quá trìnhsản xuất cũng như việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản, các quátrình khác như thử nghiệm, kiểm tra, giám định, quản lí chất lượng… đốivới hàng hóa

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tiến trình tự do hóa thương mạiđang được tăng tốc bởi các hàng rào phi thuế quan như quota sẽ được bãi

bỏ và các hàng rào thuế quan cũng sẽ được cắt giảm Tuy nhiên điều nàykhông có nghĩa là các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thịtrường EU, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản

Việc tiếp cận thị trường EU trở nên khó khăn hơn nhiều do việc giatăng những quy định và các yêu cầu thị trường trong các khía cạnh về antoàn, sức khỏe, chất lượng, các vấn đề môi trường và xã hội Trước đây,các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằm bảo vệ các nhàsản xuất của Châu Âu Nhưng ngày nay, việc bảo vệ môi trường và bảo vệcho người tiêu dung đang dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất vàngười lao động

Do đó, nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của EU nói chung và các ràocản kỹ thuật đối với nhập khẩu nông sản Việt Nam vào EU nói riêng là việclàm cần thiết, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam định hướng các giảipháp vượt các rào cản đó để chiếm lĩnh thị trường EU – một trong nhữngthị trường tiềm năng nhất thế giới

Bài viết này nhằm mục đích phân tích các đặc trưng của thị trường

Trang 3

EU về lĩnh vực nông sản; các rào cản kỹ thuật mà EU đã áp dụng cho mặthàng nông sản nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật đốivới nông sản Việt Nam; đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của cácdoanh nghiệp nông sản Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả vượt rào trong thời gian tới.

Bài viết của em được chia làm 4 phần chính:

Phần 1: Tổng quan chung về rào cản kỹ thuật của EU với nông sảnnhập khẩu và sự cần thiết phải có biện pháp vượt rào đối với doanh nghiệpnông sản Việt Nam

Phần 2: Tổng quan chung về thị trường EU và quan hệ thương mạiViệt Nam- EU

Phần 3: Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU và ràocản kỹ thuật của EU với nông sản Việt Nam

Phần 4: Một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sảnViệt Nam sang thị trường EU

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

1.1/ Các rào cản kỹ thuật của EU

EU là thành viên của WTO, có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựatrên các nguyên tắc của Tổ chức này Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạchkhông nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi quan thuế Mặc dùthuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xuhướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàngrào phi quan thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt Do vậy, hàng xuấtkhẩu của các nước khác muốn vào được thị trường này thì phải vượt quađược rào cản kỹ thuật của EU

Hiện tại EU đang tạo ra các tiêu chuẩn thống nhất và điều hoà chotoàn EU đối với các lĩnh vực sản phẩm chính nhằm thay thế hàng ngàn cáctiêu chuẩn quốc gia khác nhau Nhìn chung, các mức độ yêu cầu đang đượcđặt ra hoặc sẽ được đặt ra trong những năm tới đây Các quốc gia thànhviên được phép đưa ra thêm các yêu cầu cho ngành công nghiệp của mình.Tuy nhiên, nếu sản phẩm nào đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sẽđược cho phép lưu hành tự do tại EU

1.1.1/ Nhãn CE ( European Conformity)

Mục đích của nhãn CE là đặt ra yêu cầu chung với sản xuất nhằm đảmbảo đưa ra những sản phẩm an toàn tại thị trường EU Nhãn CE được coinhư một giấy thông hành của nhà sản xuất trong lưu thông nhiều sản phẩm

công nghiệp như máy móc thiết bị, các thiết bị điện có hiệu điện thế thấp,

đồ chơi, các thiết bị y tế… trên thị trường EU.

Tuy nhiên nhãn CE không áp dụng cho tất cả các hàng hóa côngnghiệp, nó không áp dụng cho các sản phẩm trang trí nội thất, quần áo vàcác sản phẩm da Nhãn CE chỉ ra rằng sản phẩm tuân thủ các yêu cầu vềluật định và có thể được đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe,

Trang 5

môi trường và bảo vệ người tiêu dung; nhưng nhãn CE không bảo đảm vềchất lượng sản phẩm

1.1.2/ HACCP (the Hazard Analysis Critcal Control Point system)

Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm

và chế biến, với các nguyên tắc cơ bản sau

- Xác định tất cả các nguy cơ có thể xảy ra cho sản phẩm trong chu kỳsống cùa sản phẩm

- Xác định các Điểm kiểm soát tới hạn (Critica Control Points), cácgiai đoạn có thể kiểm soát được trong chu kỳ sống của sản phẩm

- Xác định những biên độ theo tiêu chuẩn cao nhất có thể cho phépcho mỗi Điểm kiểm soát tới hạn

- Thiết kế và thực hiện một hệ thống kiểm soát, kiểm nghiệm hoặcquan sát cho mỗi Điểm kiểm soát tới hạn, bao gồm một lịch trình theo thờigian

- Thiết kế và thực hiện các kế hoạch hành động chính xác cho mỗiĐiểm kiểm soát tới hạn

- Đưa ra một tiến trình xác nhận bao gồm các kiểm nghiệm, và cáctiến trình khác nhằm kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống HACCP

- Chứng từ hóa tất cả các tiến trình và kết quả kiểm nghiệm

1.1.3/ Tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001

Các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sảnphẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói Người tiêu dùng yêucầu các sản phẩm mang tính môi trường Do vậy các nhà xuất khẩu ViệtNam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết.Việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng EU là một trong những yếu tốquyết định thành công tại thị trường EU

Trang 6

Các vấn đề nhạy cảm là mức độ thặng dư thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm, sự hiện diện của kim loại nặng, của các chất gây ô nhiễm, sử dụng hoá chất, gỗ rừng nhiệt đới, ô nhiễm nguồn nước, không khí và việc sử dụng cạn kiệt các tài nguyên không thể tái tạo

Chỉ thị 94/62/EC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quyđịnh các mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêucầu đối với sản xuất và thành phần của bao bì:

• Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặngđược giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cầnthiết và sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói

• Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thểđược tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế và để giảm thiểu ảnh hưởng

về môi trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bìđược loại trừ

• Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chấtđộc hại và các chất nguy hiểm khác

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001 là cho phép mọi người biết rằngcông ty được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường Tiêu chuẩn ISO

14001 cso thể trở thành một yêu cầu không chính thức tăng khả năng cạnhtranh trong nhiều khu vực thị trường

Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001

- Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có một sức épđáng kể từ những người mua hàng Tây Âu

- Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm và

Trang 7

suy thoái môi trường; đồng thời giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả cạnhtranh hơn khi tôn trọng môi trường.

- Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện cáccông việc gì chứ không phải là như thế nào

- Một chính sách môi trường cần được trình bày một cách có hệthống

- Kế hoạch , trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng vănbản

- Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần đượcđịnh ra

- Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài

- Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ

- Giấy chứng nhận do bên thứ 3 cấp

1.1.4/ Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm

Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn Hoá (International Organization forStandardisation – ISO) phát triển và chấp nhận sêri ISO 9000 nhằm cungcấp một cơ cấu cho quản lý và bảo đảm chất lượng Các nhà sản xuất xem

chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 như là một tài sản quan trọng và là điểm bắt đầu để cạnh tranh trong thị trường EU, tạo một niềm tin mạnh mẽ cho đối tác Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO, các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong năm) cần được thực hiện Điều này có nghĩa là công ty

cần phải có 01 người quản lý chịu trách nhiệm cho các chính sách về quản

lý chất lượng

* Các nội dung cơ bản của ISO

Các tiêu chuẩn ISO 9000: 9001 và 9002 là quan trọng nhất

ISO 9000: Hướng dẫn cho việc lựa chọn và sử dụng hệ thống chất

Trang 8

lượng, không đề cập đến sự tuân thủ những đặc điểm kỹ thuật của sảnphẩm.

ISO 9001: Mô hình bảo đảm chất lượng trong thiết kế, phát triển, sản

• Phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý môi trường;

• Dễ dàng áp dụng cho các tổ chức nhỏ, vừa và lớn trong khu vực tưnhân và công cộng;

• Có thể áp dụng đều nhau trong các lãnh vực sản xuất, dịch vụ vàphần mềm

1.1.5/ Tiêu chuẩn về lao động

Ủy ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuấtnội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng

Trang 9

bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất

kì một hình thức lao động cưỡng bức nào như: lao động tù nhân, lao độngtrẻ em… đã được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105

Có thể nói, EU sử dụng rào cản kỹ thuật là biện pháp chủ yếu để bảo

hộ sản xuất và tiêu dung nội địa Đó là do công cụ thuế quan mà đặc biệt làthuế quan nhập khẩu vào EU đàng ngày càng giảm dần, hơn nữa hàng hóacủa các nước đang và kém phát triển lại được EU cho hưởng chế độ thuếquan ưu đãi GSP Vì vậy, yếu tố có tính quyết định đến việc thâm nhập thịtrường EU của các nước ngoài liên minh chính là hàng hóa đó có vượt quađược các rào cản kũy thuật chặt chẽ và khắt khe của EU hay không

1.2/ Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại ( TBT: The

WTO Agreement on Technical Barriers to Trade)

Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng cácquy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế,trong đó có EU Điều đó có tác dụng to lớn trong bảo vệ quyền lợi chongười tiêu dùng về sự an toàn trong sử dụng, tiêu thụ sản phẩm thông quachất lượng sản phẩm tiêu dùng được đảm bảo Xuất phát từ tác dụng to lớnnày, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện một chínhsách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt độngthương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế

Khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nướcngoài, ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹthuật trong nước còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuậtcủa các nước nhập khẩu – đây mới chính là yếu tố quyết định đến việc sảnphẩm của quốc gia đó có xuất khẩu được hay không cũng như có thể đượcthị trường nước nhập khẩu chấp nhận hay không Điều này đã làm nảy sinh

Trang 10

yêu cầu cần có sự phù hợp, tương thích giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹthuật của các quốc gia khác nhau

Để đạt được sự tương thích cần thiết giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹthuật của các nước khác nhau đòi hỏi một chi phí rất lớn như: chi phí dịchthuật các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài; chi phí thuê chuyêngia kỹ thuật nước ngoài để giải thích, giảng giải về các quy định, tiêu chuẩn

kỹ thuật đó; chi phí điều chỉnh sản phẩm trong nước sao cho phù hợp vớicác quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài Ngoài ra, nhà sản xuất cònphải chứng mình được sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của cácquy định, tiêu chuẩn kỹ thuật Tất cả những thủ tục trên đều đòi hỏi nhà sảnxuất phải bỏ ra một chi phí rất lớn cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian.Thậm chí, những chi phí này còn tăng lên rất nhiều khi xuất khẩu sản phẩmsang nhiều nước nhập khẩu khác nhau do mỗi một quốc gia lại ban hành và

áp dụng một bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng Để giải quyết khó khănnày, cũng như mở rộng thêm mục đích áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹthuật cần phải có một văn bản quốc tế chung về các quy định, tiêu chuẩn kỹthuật

GATT 1947 (Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung) đã có các điều khoản III, XI và XX đề cập đến các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính quốc tế GATT cũng đã thành lập một nhóm làm việc nhằm đánh giá những ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan đến hoạt động thương mại quốc tế, trong đó các biện pháp mang tính kỹ thuật được xem là biện pháp quan trọng nhất mà các nhà xuất khẩu phải lưu tâm đến Tuy nhiên, sau nhiều năm đàm phán, đến cuối vòng đàm phán Tokyo năm 1979 (vòng đàm phán Tokyo đã kéo dài từ năm 1973 đến 1979), hiệp định đa phương về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) mới được ký kết.

Trang 11

Hiệp định TBT ra đời đã nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu và ápdụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như góp phần to lớn trong việcgiải quyết những khó khăn do mâu thuẫn giữa các bộ quy định, tiêu chuẩn

kỹ thuật của các nước khác nhau Hiệp định TBT được sử dụng như một khung pháp lý quốc tế để điều chỉnh các rào cản kĩ thuật của các quốc gia thành viên WTO, trong đó EU không phải là trường hợp ngoại lệ.

1.2.1/ Mục đích ra đời của Hiệp định TBT

- Thúc đẩy thương mại, khuyến khích các nước thành viên tham giaxây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn của quốcgia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế

- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước pháttriển sang các nước đang phát triển thông qua hoạt động tiêu chuẩ hóa

- Đảm bảo các biện pháp quản lỹ kĩ thuật các nước đề ra nhưng khôngcản trở thương mại quá mức cần thiết

- Không ngăn cản các nước thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết

để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của mình, để bảo vệ sứckhỏe, an toàn cuộc sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường,chống gian lận thương mại và đảm bảo an ninh quốc gia

1.2.2/ Nội dung của Hiệp định

1.2.1.1/ Các biện pháp kĩ thuật

Đối tượng của Hiệp định TBT là các biện pháp kỹ thuật Trong phạm

vi điều chỉnh của hiệp định, các biện pháp kỹ thuật được chia thành 3 nhóm

cụ thể sau:

- Thứ nhất: Các quy định kỹ thuật Đó là những quy định mang tính

bắt buộc đối với các bên tham gia Điều đó có nghĩa, nếu các sản phẩmnhập khẩu không đáp ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không được phépbán trên thị trường

Trang 12

- Thứ hai: Các tiêu chuẩn kỹ thuật Ngược lại với các quy định kỹ

thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị,tức là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cả khisản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật

- Thứ ba: Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn Các thủ tục đánh giá sự

hợp chuẩn là các thủ tục kỹ thuật như: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra vàchứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹthuật

1.2.1.2/ Chi phí đánh giá sự hợp chuẩn

Hiệp định TBT cũng đề cập đến các chi phí mà nhà xuất khẩu phảichịu để đưa sản phẩm của mình đạt được sự phù hợp với các quy định, tiêuchuẩn kỹ thuật của hiệp định

Trước hết là các chi phí liên quan đến việc đánh giá sự hợp chuẩn củasản phẩm Nhóm chi phí này bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: chi phíkiểm tra, chứng nhận hay chi phí về phòng thí nghiệm và chi phí cho các tổchức cung cấp giấy chứng nhận

Chi phí về thông tin cũng là chi phí nhà xuất khẩu phải chi trả Nhómchi phí này, bao gồm các chi phí liên quan đến việc đánh giá ảnh hưởngmang tính kỹ thuật về quy định kỹ thuật của các nước khác, dịch thuật vàphổ biến thông tin, đào tạo chuyên gia Cuối cùng là các chi phí bấtthường do những khó khăn trong việc điều chỉnh chi phí khi phải tiếp cậnvới các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mới được ban hành

1.2.1.3/ Hỗ trợ kỹ thuật

Theo hiệp định TBT, các quy định về hỗ trợ kỹ thuật được thể hiệntrên các mặt:

Trang 13

- Hỗ trợ kỹ thuật được tiến hành từ khâu chuẩn bị ban hành các quyđịnh, tiêu chuẩn kỹ thuật và thành lập Hội đồng tiêu chuẩn quốc gia chođến khi tham gia vào Hội đồng tiêu chuẩn hoá quốc tế và các bước tiếptheo để các nước đang phát triển thâm nhập vào các hệ thống đánh giá sựhợp chuẩn của khu vực và trên thế giới.

- Chương trình hỗ trợ kỹ thuật thuộc hiệp định TBT bao gồm 2 hoạtđộng chủ yếu là cung cấp dịch vụ tư vấn kinh tế, luật và đào tạo trong quátrình thực thi hiệp định

- Hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc TBT được Ban Thư kýWTO tiến hành Nội dung của các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thường đượcđưa ra trong các hội thảo hỗ trợ kỹ thuật cấp khu vực Gần đây, các hộithảo hỗ trợ kỹ thuật của WTO được phối hợp tổ chức với các tổ chức quốc

tế và khu vực

- Hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện trực tiếp giữa nước phát triển vớinước đang và chậm phát triển, hoặc được thực hiện thông qua chương trìnhhợp tác kỹ thuật của Ban Thư ký WTO

- Các yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật của các nước chậm phát triển luônđược ưu tiên hơn so với các yêu cầu của các nước đang phát triển

1.2.3/Mục đích hoạt động

Mục đích hoạt động của hiệp định TBT, bao gồm các mục đích sau:

- Thứ nhất, bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn cho người tiêu dùng.

- Thứ hai, bảo vệ đời sống của động thực vật.

- Thứ ba, bảo vệ môi trường.

- Thứ tư, ngăn chặn các thông tin không chính xác.

Trang 14

- Thứ năm, các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất

lượng…

1.2.4/ Các nguyên tắc cơ bản

Hiệp định TBT có 6 nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc 1: Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt

động thương mại.

Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mụcđích chính đáng Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêudùng, bảo vệ an ninh quốc gia hay bảo vệ môi trường Khi đưa ra các cảntrở, quốc gia đó cũng phải xem xét đến sự khác biệt về thị hiếu, thu nhập,

vị trí địa lý và các nhân tố khác giữa các quốc gia, từ đó lựa chọn sử dụngnhững cản trở có tác động đến hoạt động thương mại ít nhất

Về phía Chính phủ, tránh các cản trở không cần thiết đến hoạt độngthương mại có nghĩa là: khi Chính phủ đưa ra một quy định kỹ thuật liênquan đến các sản phẩm như về thiết kế sản phẩm hay các tính năng, côngdụng của sản phẩm phải tránh những cản trở không cần thiết đến hoạt độngthương mại quốc tế Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các thủ tục đánh giá

sự hợp chuẩn Theo đó, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn khi được đưa rakhông được quá khắt khe và tốn quá nhiều thời gian so với mức cần thiết

để đánh giá một sản phẩm phù hợp với luật lệ trong nước và các quy địnhcủa nước nhập khẩu

Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử.

Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệtđối xử của hiệp định TBT được thể hiện qua 2 nguyên tắc là nguyên tắc đối

xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) MFN và NT

Trang 15

được áp dụng cho cả các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợpchuẩn.

Nguyên tắc 3: Hài hoà hoá.

Nguyên tắc hài hoà hoá được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

Trước hết, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụngcác tiêu chuẩn quốc tế trong xuất khẩu các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộhoặc một phần) trừ khi việc sử dụng đó không phù hợp làm mất tính hiệuquả trong thực hiện một mục đích cụ thể nào đó

Tiếp theo, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên tham giavào các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC là những

tổ chức đã thiết lập những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộcphạm vi hoạt động của các tổ chức này

Trong nguyên tắc hài hoà hoá, hiệp định TBT còn đề cập đến vấn đềđối xử đặc biệt và khác biệt với các thành viên WTO là các nước đang vàchậm phát triển Về những đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nướcthành viên đang phát triển, hiệp định TBT đưa ra các quy định sau:

- WTO yêu cầu các nước thành viên bảo vệ lợi ích của các nước đangphát triển Điều này thể hiện trong quá trình ban hành và áp dụng các quyđịnh, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn, các nướcthành viên WTO phải tính đến trình độ phát triển và khả năng tài chính củacác nước đang phát triển

- WTO cho phép có sự linh hoạt trong ban hành và áp dụng các quyđịnh, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn Theo đó,các nước đang phát triển không bắt buộc phải áp dụng các quy định, tiêuchuẩn kỹ thuật quốc tế như những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản,

Trang 16

chủ yếu khi các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó không còn phù hợp vớitrình độ phát triển và khả năng tài chính của các nước này.

Nguyên tắc 5: Công nhận lẫn nhau

Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định

kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tụckhác nhau đòi hỏi một chi phí nhất định Những chi phí này sẽ nhân lênnhiều lần khi nhà xuất khẩu phải tiến hành làm các thủ tục này tại các nướcnhập khẩu khác nhau

Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật

và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất

sẽ chỉ phải tiến hành kiểm tra, chứng nhân tiêu chuẩn kỹ thuật ở 1 nước;kết quả kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác côngnhận

Trang 17

Trong thực tế, các nước thành viên WTO đều công nhận kết quả củathủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nước khác ngay cả khi thủ tục đánh giá

sự hợp chuẩn của các quốc gia không giống nhau

Ngoài ra, hiệp định TBT còn quy định khi kết quả của các tổ chứcđánh giá sự hợp chuẩn tương thích với những chỉ dẫn liên quan do các tổchức tiêu chuẩn hoá quốc tế ban hành thì kết quả đó được xem là bằngchứng về một trình độ kỹ thuật hoàn chỉnh

- Ngay sau khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia ký kếtphải thông báo cho các nước thành viên khác về các biện pháp thực hiện vàquản lý các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước mình, cũng như cácthay đổi sau này của các biện pháp đó

- Khi các nước thành viên WTO tham gia ký kết các hiệp định songphương và đa phương với các quốc gia khác có liên quan đến các quy định,tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này

có ảnh hưởng về thương mại đến các nước thành viên khác thì phải thôngqua Ban Thư ký WTO thông báo về các sản phẩm thuộc phạm vi điềuchỉnh của hiệp định, kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt hiệp định

Ngoài ra, theo nguyên tắc minh bạch, các nước thành viên WTO cònphải thành lập "điểm trả lời các câu hỏi liên quan đến các quy định, tiêuchuẩn, thủ tục kiểm tra kỹ thuật – inquiry poins"

Trang 18

Cuối cùng, để tăng thêm sự đảm bảo tính minh bạch trong thực thihiệp định TBT, WTO cũng đã thành lập 1 cơ quan chuyên trách đó là Ủyban TBT Ủy ban này sẽ cung cấp cho các nước thành viên WTO các thôngtin liên quan đến hoạt động của hiệp định và việc xúc tiến thực hiện cácmục đích của hiệp định.

Ngoài các nội dung trên, một phần không thể thiếu trong các nội dungcấu thành của các hiệp định trong khuôn khổ WTO, và đã được cụ thể hoáthành một chương riêng biệt trong nội dung hoạt động của WTO, đó là cácquy định về hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang và chậm phát triển

Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật dành cho các nước đang và chậm pháttriển thực chất là một phần trong nội dung về đối xử đặc biệt và khác biệt,tuy nhiên do tính phức tạp của nội dung này nên ngay cả trong hiệp địnhTBT, nội dung về hỗ trợ kỹ thuật cũng được tách thành 1 phần riêng biệt

1.3/ Sự cần thiết phải vượt qua các rào cản kĩ thuật khi tiếp cận thị trường EU đối với Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩucủa các nước là thước đo đánh giá kết quả cảu quá trình hội nhập quốc tế

và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia Sựđộc lập phát triển của mỗi quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sựphụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó Hoạt động xuất nhập khẩu còn làyếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư

để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Ngày 7/11/2007 là mốc lịch sử quan trọng mở đường cho sự chuyểnmình của nền kinh tế Việt Nam : Việt Nam chính thức trở thành thành viênthứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) Đây là sự kiện có ýnghĩa quan trọng đã và đang tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách

Trang 19

thức mới Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, nông nghiệp vẫn luôn là mộttrong những thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, trên đường hộinhập thì nông sản lại là mặt hàng gặp nhiều chông gai nhất.

Có thể nói, nông nghiệp đã và đang là chìa khóa của sự ổn định vàphát triển của người dân Việt Nam, bởi lẽ nông nghiệp đang là nguồn thunhập chính của hơn 60% dân số cả nước, có hơn 2/3 số hộ gia đình làmnông nghiệp trong đó có 44% dân số thuộc diện khó khăn và có nguy cơtiềm ẩn cái nghèo Với vị trí quan trọng như hiện nay thì việc thúc đẩy xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam sang thì trường các nước phát triển nói chung

và thị trường EU nói riêng là hoạt động hết sức cần thiết

Là một trong 3 trụ cột kinh tế của thế giới ( Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU),

EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới EU đã thành công trong việc tạo

ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hoá, con người,dịch

vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên Việc sử dụngđồng tiền chung Euro đã nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chungchâu âu, xoá bỏ rủi do trong việc chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi trongchuyển giao vốn trong EU, đơn giản hoá công tác kế toán doanh nghiệp đaquốc gia Kim ngạch nhập khẩu của EU không ngừng gia tăng hàng năm,trong đó khoảng 60% là nhập khẩu từ các nước thuộc liên minh, còn 40 %

là nhập khẩu từ các nước ngoại khối Giá trị nhập khẩu từ các nước ngoàikhối luôn có chiều hướng gia tăng với tốc độ khoảng 1 % và rất ổn định

Xu thế từ nhiều năm nay là EU nhập siêu đối với hầu hết các nước, trừ

Mỹ vẫn đang tiếp tục Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn nhất,chiếm gần 60% tổng nhập siêu của EU

Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, nhữngmặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hếtthuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải,

Trang 20

hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ

có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn… Nhu cầu nhập khẩu của

EU phần lớn là nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép,may mặc, thuỷ sản, nông sản, lương thực…

Tháng 11 năm 1990, Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệngoại giao Trong khu vực EU, cộng hòa Séc, Slovakia, Hungari, Ba Lan…

là những quốc gia có mối quan hệ với Việt Nam từ lâu; do đó các doanhnghiệp Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa nóichung và hàng nông sản nói riêng sang thị trường EU khi nối lại quan hệtruyền thống với họ

Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với cácnước thành viên EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thànhmột trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam vào EU 5 tháng đầu năm 2008 đứng thứ 5 trongkhối ASEAN, sau Thái Lan (5,531 tỉ Euro), Malaysia (5,497 tỉ Euro),Singapore (5,329 tỉ Euro), Indonesia (4,348 tỉ Euro) Các mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của ta sang EU gồm: giày dép, dệt may, cà phê, gỗ và sảnphẩm gỗ, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ

Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: cà phê,chè, điều nhân, hồ tiêu, rau quả, cao su… đang có một vị trí đáng kể trênthị trường EU và nhu cầu của thị trường này đối với các mặt hàng trênkhông ngừng gia tăng Mặt hàng mật ong của Việt Nam mới thâm nhập thịtrường EU nhưng cũng đã nhận được những phản hồi tích cực từ phíangười tiêu dùng EU

Có thể nói nông sản là mặt hàng xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo củanước ta EU là thị trươngc có sức hấp dẫn cao đối với doanh ngiệp ViệtNam, tuy nhiên việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU vẫn còn nhiềumảng trống mà doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết Chính vì vậy,

Trang 21

thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng của ViệtNam sang thị trường EU là việc làm hết sức cần thiết trong điều kiện hộinhập kinh tế toàn cầu hiện nay.

Tuy nhiên, EU là một thị trường thực sự khó tính Mặc dù thuế quan

và hạn ngạch không còn được EU sử dụng phổ biến, nếu có thì mức thuếcũng không cao, nhưng các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với hàng hóa nhập khẩulại được EU lập ra và thực hiện rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, đặc biệt là đốivới mặt hàng nông sản Mỗi một mặt hàng, thị trường châu Âu đều cónhững tiêu chuẩn áp dụng riêng, chẳng hạn như: mặt hàng rau quả tươi yêucầu đạt chứng chỉ chất lượng GAP (Good agricultural Practice - thực hànhcanh tác tốt), mặt hàng thủy sản phải đạt chứng nhận chất lượng của CụcQuản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) cấp, mặt hànglâm sản, đồ gỗ khi xuất vào thị trường châu Âu phải có chứng chỉ rừngFSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lí rừng Quốc tế Có thểnói rằng rào cản thuế quan đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EUkhông phải là trở ngại lớn, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là làm thế nào đểnông sản có thể vượt qua các rào cản phi thuế quan để có thể khẳng định vịthế của mình trên thị trường đầy tiềm năng này

Là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của hầu hết các nướcđang phát triển có sản phẩm tương tự Việt Nam nên thị trường EU là nơicạnh tranh thực sự gay gắt Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam vào thị trường EU thời gian qua chưa thực sự xứng đáng vớitiềm năng của mình Trên thực tế, thị trường EU vẫn chưa được các doanhnghiệp Việt Nam khai thác triệt để mặc dù chúng ta rất có tiềm năng đốivới mặt hàng nông sản xuất khẩu Một trong những nguyên nhân quantrọng dẫn đến thực trạng trên là do nông sản Việt Nam vẫn chưa khẳngđịnh được thương hiệu của mình.Vì vậy, việc vượt qua các rào cản kĩ thuậtvới nông sản của EU sẽ góp phần khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Trang 22

Nam, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta với các nước trong cũngnhư ngoài liên minh, cải thiện cán cân thương mại, góp phần thúc đẩy sựtăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Tóm lại, tuần thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật khắtkhe của EU là việc làm bắt buộc và cần thiết đối với các doanh nghiệpnông sản Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường này

Trang 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU

VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU

2.1/ Khái quát về thị trường EU

2.1.1/ Về lịch sử hình thành:

Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bốSchuman” của Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09tháng 05 năm 1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép củaCộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung, trongmột tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia Sau đó,Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiềnthân của EU ngày nay được ký kết Từ đó đến nay, sự liên kết giữa cácquốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâuvới đỉnh cao là một Liên minh châu Âu như chúng ta thấy ngày nay vàtrong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn Nhìn lại hơn 50năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy quá trìnhnày gắn liến với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ năm 1951 đến nay):

Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC)

được ký ngày 18/04/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ,

Hà Lan và Luxembourg, nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối haisản phẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu Hiệp ước này

đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng choviệc nhất thể hoá kinh tế châu Âu

Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu

Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày

25/31957 với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC Mục đích thành lậpEURATOM là để thống nhất việc quản lý ngành năng lượng nguyên tử của

6 nước thành viên; trong khi đó EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăngcường liên kết kinh tế giữa 6 nước này, tạo ra một tập hợp sức mạnh kinh tế

Trang 24

tổng hợp dưới hình thưc một “thị trường chung” mà lao động hàng hoáđược tự do di chuyển như một thị trường nội địa Hiệp ước Rome là kết quảcủa những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế và chính trị mà ECSC đã đạtđược Và có thể nói, hiệp ước này đã mở ra một hướng liên kết giữa cácquốc gia châu Âu đánh giá sự ra đời của một liên minh kinh tế thật sự Cộngđồng kinh tế châu Âu (EE).

Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày

08/04/1965 giữa các nước của 3 nước Cộng đồng này dưới tên gọi: Cộngđồng châu Âu Đây là văn bản xác nhận một cấp độ nhất thể hóa kinh tếcao hơn giữa các quốc gia này thể hiện việc thành lập một thị trường thốngnhất; trong đó, ngoài việc hàng hoá, lao động và vốn đầu tư được tự do dichuyển, hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng được rỡ bỏ, hệ thốngthuế quan và chính sách thương mại chung được thành lập, một số chínhsách đối với các lĩnh vực kinh tế khác cũng được thống nhất nhằm tăng sứccạnh tranh với các khối kinh tế bên ngoài, tiến tới một liên minh chặt chẽ

về chính trị

Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày

07/2/1992 tại Maastricht – Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyênthủ quốc gia các nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nướcbao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch,Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “khônggian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và cácchính sách về xã hội Như vậy, EU đã được bổ sung thêm các nội dung liênkết mới (an ninh, chính trị , đối ngoại) mà các tổ chức tiền thân của nó chưa

có, để đạt được các mục tiêu toàn diện hơn như: duy trì bảo vệ hoà bình vàthịnh vượng, thiết lập nền tảng phát triển, tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợiích chung của các dân tộc châu Âu thông qua việc tạo ra một khu vực kinh

tế rộng lớn, một khu vực thị trường tự do, thống nhất, tạo điều kiện choviệc thống nhất về chính trị và hài hoà về xã hội trong liên minh Với mục

Trang 25

tiêu như vậy, EU đã thực sự bước vào một thời kỳ mới, tồn tại như mộtthực thể thống nhất, hay những nói đúng hơn là đóng vai trò như một “Đạiquốc gia” ở châu Âu, một “Ngôi nhà chung châu Âu”.

Hiệp ước Amsterdam được ký vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên

thủ của 15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 nước thànhviên nữa là: Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo) Hiệp ước này được hình thành trên

cơ sở sửa đổi hiệp ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trongviệc xây dựng một liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực.Hiệp ước này đã tao cơ sở pháp lý để đồng EU đồng tiền chung của cácnước châu Âu chính thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thựcthụ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi 11 nước (EU-11):Đức, Pháp, Ailen, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italy, Luxembourg, Phần Lan.Theo kế hoạch đã được định trước, đúng ngày 1/1/2002, các đồng Eurobằng giấy và bằng kim loại đã chính thức đi vào lưu thông tiền tệ songhành với các đồng bản tệ và bắt đầu giai đoạn đổi tiền Và kể từ ngày1/7/2002, các đồng bản tệ của tất cả 11 nước thuộc EU -11 đã kết thúc lịch

sử tồn tại của mình, vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, chính thức nhường chỗhoàn toàn cho đồng Eurro đang là đồng tiền chung, duy nhất lưu hành trongtất cả các quan hệ kinh tế - xã hội các những nước thành viên Một “Ngôinhà chung châu Âu” đã hình thành

Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề

cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới

Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triểnphức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ,toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lựcthiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đạt được các kết quảrất khả quan trên nhiều lĩnh vực

- Ngày 1/5/2004 : EU có 25 nước thành viên sau khi kết nạp thêm 10

Trang 26

quốc gia mới Với việc mở rộng lần thứ 5 này EU trở thành một khối kinh

tế và thị trường lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vàdịch vụ chiếm khoảng 21,9% kim ngạch nhập khẩu của tập đoàn thế giới

- Ngày 1/1/2007 : EU kết nạp thêm 2 thành viên mới là Bungary vàRumani, đưa tổng số thành viên lên 27 nước Đây là sự kiện có ý nghĩa cực

kỳ quan trọng đưa EU trở thành khối liên kết kinh tế lớn nhất toàn cầu

So với các liên minh khu vực khác thì EU hơn hẳn về tính thống nhất

và gắn kết, hiện đang là một mô hình liên kết khu vực thành công nhất và ởmức độ cao nhất trên thế giới hiện nay Cùng với sự phát triển và mở rộngcủa mình, EU ngày càng có vai trò và tác động to lớn đối với đời sống kinh

tế - chính trị thế giới Trụ sở của EU được đặt tại Brucxen (Bỉ)

4 cơ quan quyền lực cao nhất của EU:

Nghị viện châu Âu (European Parliament)

Nghị viện xem xét tất cả các chỉ thị và quy định của EU, có thể chấpnhận, sửa chữa hoặc bãi bỏ các dự án được trình lên Nghị viện kiểm tracông việc của Ủy ban châu Âu và có thể bãi bỏ thay thế Ủy ban này thôngqua bỏ phiếu bất tín nhiệm Nghị viện cũng thông qua ngân sách hàng nămcủa EU

Chức năng:

- Xem xét và phê chuẩn luật mới, có vị trí bình đẳng với Hội đồngchâu Âu trong việc cùng đưa ra quyết định đối với lĩnh vực này

- Phê chuẩn kế hoạch ngân sách EU

- Kiểm tra dân chủ các hoạt động của các cơ quan EU, có quyền thiếtlập các Ủy ban thanh tra

- Thông qua các quyết định quan trọng, chẳng hạn như kết nạp thànhviên mới vào Liên minh châu Âu, các thỏa thuận thương mại hay liên kếtgiữa EU và các nước khác

Trang 27

Hội đồng châu Âu (Council of the European Union)

Là cơ quan lập pháp có chức năng đưa ra các quyết định chính củaLiên minh châu Âu Hội đồng châu Âu bao gồm đại diện chính phủ của cácquốc gia thành viên do các nước này bầu lên Đây là diễn đàn cho các đạidiện chính phủ các nước thành viên khẳng định quyền lợi của quốc giamình và đạt được thỏa hiệp cho các vấn đề cùng quan tâm, đề ra các quyếtđịnh về đường lối, chính sách Cùng với nghị viện châu Âu, Hội đồng châu

Âu đặt ra các nguyên tắc cho tất cả các hoạt động của Cộng đồng châu Âu

Ủy ban châu Âu (European Commission)

Là cơ quan hành pháp và cơ quan chính, phụ trách phần lớn công việchàng ngày của Liên minh châu Âu: thảo ra các dự luật mới và trình những

dự án luật này lên Nghị viện và Hội đồng châu Âu Ủy ban giám sát việcthực thi các chương trình hoạt động của ngân sách Liên minh Ủy ban cũngđảm bảo tất cả mọi công dân EU đều tuân thủ luật pháp và các điều ướccủa Liên minh Ủy ban châu Âu là cơ quan định ra các chính sách, là cơquan kiểm tra, quản lý việc thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định quốc tế vàcác luật lệ của EU, đồng thời tiến hành đàm phán và ký các thỏa thuậnquốc tế về hợp tác và thương mại sau khi được Hội đồng Bộ trưởng EUquyết định Nếu thấy có sự vi phạm về các điều ước quốc tế hoặc các quyđịnh của EU thì Ủy ban châu Âu có thể kiện tại Tòa án châu Âu

Ủy ban các vùng (Committee of the Region)

Ủy ban này phản ánh ước muốn mạnh mẽ của các nước thành viêntrong việc giải quyết mọi vấn đề sao cho vừa tuân thủ chính sách chung của

EU, vừa bảo vệ quyền lợi của mỗi địa phương, mỗi khu vực và mỗi quốcgia thành viên

2.1.1/ Về đặc điểm mô hình hợp tác kinh tế:

Tư duy về hợp tác kinh tế, phương thức hội nhập của EU thiên vềkhuynh hướng tự do chủ nghĩa EU luôn theo đuổi những thỏa thuận

Trang 28

thương mại có tính ràng buộc cao và lâu dài nhằm tiến tới tối đa hóa lợi íchcủa toàn khu vực cũng như của từng nước Có thể nói rằng hội nhập thươngmại EU đã đạt tới trình độ cao

Theo thống kê năm 2006 của IMF thì thị phần xuất khẩu nội khối của

EU là 65,1%, trong khi đó với Mỹ là 9,3% và với Châu Á là 7,3% Điều đócho thấy xuất khẩu của EU ít bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ và thế giới

EU đang nỗ lực xây dựng một thể chế kinh tế khu vực bền chặt với việc sửdụng lưu hành đồng tiền chung và thiết lập hệ thống tiền tệ Châu Âu(ESM) nhằm đưa ra cơ chế giám sát về tiền tệ Những bước tiến và nỗ lựctrên của các nhà lãnh đạo EU đã và đang đưa khu vực này trở thành trungtâm kinh tế lớn mạnh trên thế giới, đối trọng với Mỹ và Nhật Bản

2.1.3/ Về đặc điểm mô hình chính trị:

Môi trường chính trị của EU có tính khá thuần nhất Hầu hết các nước

EU đều đi theo xu hướng trung tả và mô hình xã hội dân chủ Các đặc điểmchính trị của các nước thành viên quyết định phần lớn về phương thức hợptác và nguyên tắc hợp tác Các hoạt động của EU đều dựa trên những hiệpđịnh có tính chất ràng buộc cao, buộc tất cả các nước thành viên phải chấphành, cơ chế quyết định theo đa số Bởi đặc điểm chính trị như vậy nên sựnhất thể của Liên minh Châu Âu được Mỹ ủng hộ ngay từ những ngàyđầu.Với Mỹ, EU được coi là sân nhà vì có mối quan hệ với NaTo, việc mởrộng EU không hề gặp trở ngại gì từ phía Mỹ Có thể nói rằng mong muốntiến tới EU hoàn toàn thống nhất về cả kinh tế và chính trị hoàn toàn có thểđạt được, mà trước mắt là tiến tới thống nhất bản Hiến Pháp chung Châu

Âu và cơ chế chung của nghị viện chung hiện nay

Từ những đặc điểm về lịch sử hình thành, mô hình kinh tế và mô hìnhchính trị của EU, có thể thấy mô hình Liên minh Châu Âu xứng đáng là môhình liên kết khu vực thành công nhất hiện nay

2.2/ Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU

Trang 29

Thứ nhất: Tập quán và thị hiếu tiêu dùng.

Liên minh Châu Âu không phải là một thực thể văn hóa có những mẫuhình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử Những quyết định muahàng chịu ảnh hưởng bởi các mô hình văn hóa của thái độ ứng xử, điều đóđáng được chú ý đối với các công ty nước ngoài khi làm Marketing ở EU.Điều đó có nghĩa là thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còntrong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bảnsắc dân tộc và văn hoá đặc trưng riêng mà các nhà xuất khẩu tại các nướcđang phát triển chưa nghĩ tới Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khácnhau và yêu cầu của họ cũng khác

Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùnggiữa thị trường các quốc gia trong khối EU, nhưng do có sự tương đồng về

vị trí địa lý nên 27 nước thành viên có những đặc điểm tương đồng về kinh

tế và văn hoá Trình độ phát triển kinh tế văn hoá xã hội của các nướcthành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểmchung về sở thích và thói quen tiêu dùng Người tiêu dùng EU ưa chuộnghàng có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh, có sở thích tiêu dùng và thóiquen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, họ chorằng các sản phẩm này sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sửdụng Những sản phẩm của các doanh nghiệp ít danh tiếng hay những nhãnhiệu ít người biết đến sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiêu thụ ở thị trường EU

EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện thương mạinghiêm ngặt và bảo hộ đặc biệt Các khách hàng EU nổi tiếng khó tính vềmẫu mốt, thị hiếu Khác với Việt Nam, nơi giá cả có vai trò quyết địnhtrong việc mua hàng, đối với phần lớn người châu Âu thì “thời trang” làmột trong những yếu tối quyết định Chỉ khi các yếu tố chất lượng, thờitrang, giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu Việcnhiều nước châu Âu khác, đặc biệt là Trung Quốc, với tiềm năng xuất khẩulớn và đã có nhiều kinh nghiệm ở thị trường EU là một khó khăn lớn đối

Trang 30

với Việt Nam khi thâm nhập thị trường này.

Ngày nay, EU là một thị trường mở có quy mô lớn đối với các nhàđầu tư và các sản phẩm nước ngoài Do đó, nó là một thị trường mang tínhchất cạnh tranh rất lớn vì lượng hàng nhập khẩu rất nhiều Phần lớn hàngcủa các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của Việt Nam về chất lượng,giá cả và nguồn cung cấp ổn định Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thịtrường EU thì không còn cách nào khác là chúng ta phải chiến thắng trongcạnh tranh, đánh bại các dối thủ để chiếm lĩnh thị trường Để làm được việc

đó, hàng xuất khẩu Việt Nam phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của ngườidân châu Âu và đáp ứng tốt 5 tiêu chuẩn về kĩ thuật đối với sản phẩm nhậpkhẩu vào EU ( chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng,bảo vệ môi trường và lao động) Ngay từ lúc này, chúng ta cần thực hiệnviệc cải tiến sản, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa sản xuấtsản phẩm theo thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU

Thứ hai: Kênh phân phối của EU.

Đối với EU,hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưuthông và xuất khẩu hàng hoá Hệ thống phân phối của EU bao gồm mạng lướibán buôn và mạng lưới bán lẻ Tham gia vào hệ thống phân phối này là cáccông ty xuyên quốc gia, hệ thống bán hàng siêu thị, các công ty bán lẻ độclập Trên thị trường EU kênh phân phối thứ 2 có hình thức phổ biến nhất:

- Kênh phân phối theo tập đoàn: các nhà sản xuất và nhập khẩu của

một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các của hàng và siêu thịcủa mình, đây là xu hướng tiêu thụ chính

- Kênh phân phối không theo tập đoàn: các nhà sản xuất và nhập khẩu

của một tập đoàn này không những cung cấp hàng bán lẻ của hệ thống bán

lẻ của tập đoàn mình mà còn cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tậpđoàn khác và công ty bán lẻ độc lập

Thứ ba: EU là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng

Trang 31

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra cácsản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nướcthành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới EU đãthông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ antoàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bánhàng tận nhà, nhãn hiệu Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giớitiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu Hiệnnay ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ BanChâu Âu về định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn Viễn thông Châu Âu Tất

cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phảibảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc giađược sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ cácnước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được tiêu chuẩn của EU

Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùngnhư sau:

- Các loại thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm,nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng,địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt

để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mãvạch để dễ nhận dạng lô hàng

- Các loại thuốc men đều được kiểm tra, đăng ký và được các cơ quan

có thẩm quyền của các quốc gia EU cho phép trước khi sản phẩm được bánthị trường Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban Châu Âu vềđịnh chuẩn thiết lập hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanhchóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang bán trên thịtrường

- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mãhiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay luạ được bán ra trên thịtrường EU Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay

Trang 32

nhiều loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọnglượng thì trên mã hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọnglượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấuthành chi tiết của sản phẩm Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi màkhông loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhấtcũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loạisợi khác đã được sử dụng.

Thứ tư: chính sách nông nghiệp của EU

Tại EU, Chính sách nông nghiệp chung (CAP) được áp dụng thốngnhất trên toàn khối để kiểm soát và trợ giá trong lĩnh vực nông nghiệp Mụctiêu của CAP bao gồm việc phát triển nền nông nghiệp EU, hỗ trợ cộngđồng nông nghiệp các nước thành viên và kiểm soát giá cả của các sảnphẩm nông nghiệp CAP đã góp phần lớn vào việc tăng sức cạnh tranh chongành nông nghiệp EU nhiều năm qua

EU áp dụng một mức thuế quan chung đối với hàng hóa từ các nướcthứ ba nhập khẩu vào thị trường 27 nước thành viên Đối với các mặt hàngrau và quả, EU tổ chức một thị trường chung (common market organization

- CMO) nhằm hoạch định chính sách và thiết lập những thỏa thuận thươngmại cho toàn khối để ổn định thị trường EU đề ra những quy định khắt kheđối với các sản phẩm nhập khẩu vào khối, đặc biệt là quy định về chấtlượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Các sản phẩm rau, quả phải tuân thủnhiều quy định mang tính bắt buộc như luật thực phẩm chung, chứng nhậnphù hợp tiêu chuẩn, giới hạn dư lượng tối đa, các quy định khác về vệ sinhthực vật và bảo vệ cây trồng…

Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority– EFSA) được thành lập vào năm 2002, có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủcác quy định về an toàn thực phẩm, các nguyên tắc chung và quy định khác

về nguồn gốc của sản phẩm Luật Thực phẩm chung chính thức có hiệu lực

Trang 33

từ tháng 1/2005 Theo đó, mọi sản phẩm rau, quả được nhập khẩu vào EUđều bắt buộc phải có Giấy Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, tuân thủ về giớihạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các tiêu chuẩn miễn nhiễm bệnhdịch và côn trùng, các quy định về độ rắn chắc, độ sáng, mẫu mã, màu sắc,kích thước, quy cách đóng gói, bảo quản…

2.3/ Tổng quan về kinh tế - thương mại của Eu năm 2008

Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã có những tác động mạnh đến nền kinh tế EU Theo số liệu của Eurostat (Cơ quan thống kê của EU), GDP của cả khu vực đồng Euro và toàn khối EU trong quý III/2008 đều giảm 0,2% Tăng trưởng GDP của EU nhiều khả năng chỉ đạt hơn 1% trong năm 2008

Khủng hoảng tài chính đã khiến hàng loạt ngân hàng tại châu Âu lâmvào cảnh vỡ nợ Chính phủ các nước phải chi hàng trăm tỉ USD để mua lại

cổ phần của các ngân hàng cũng như tăng tính thanh khoản cho thị trườngtiền tệ Tình hình tiếp tục có những diễn biến phức tạp vào các tháng cuốinăm, khi nguy cơ lạm phát đã cơ bản được đẩy lùi thì EU lại chuyển sangrơi vào nguy cơ suy thoái kinh tế (một số nước như Ý, Tây Ban Nha, Đức

đã chính thức bị suy thoái) cũng như sự suy giảm trong các lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh và tiêu dùng Để đối phó với tình hình này, Ngân hàngTrung ương châu Âu (ECB) và một số ngân hàng quốc gia thành viên đãliên tục hạ lãi suất cơ bản, lần gần đây nhất là vào ngày 4/12, với các mứccắt giảm mạnh mẽ Bên cạnh đó, ngày 11 và 12/12, tại kỳ họp thượng đỉnhcuối cùng trong năm 2008 của Hội đồng châu Âu, các nước EU đã nhất tríthông qua gói kế hoạch trị giá 200 tỉ Euro (tương đương gần 260 tỉ USD)với các mục tiêu kích thích tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toànkhối Từng nước thành viên EU cũng đã công bố những kế hoạch cứu nguynền kinh tế của riêng mình trị giá hàng chục tỉ USD Về phần mình, Uỷ banchâu Âu (EC) cũng vừa công bố một kế hoạch trị giá 5 tỉ Euro (tương

Trang 34

đương 6,4 tỉ USD) từ ngân sách chung của khối để nâng cao khả năng cạnhtranh của các nền kinh tế thành viên EU thông qua đẩy mạnh đầu tư chongành năng lượng và hệ thống Internet Các chuyên gia kinh tế EU chorằng, đầu tư nhiều hơn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm các lĩnh vực:khí đốt, điện và Internet băng thông rộng sẽ giúp châu Âu đảm bảo an ninhnăng lượng và nâng cao khả năng cạnh trạnh cho nền kinh tế các quốc giathành viên trong môi trường kinh tế khắc nghiệt như hiện nay

Dự báo, tình hình kinh tế - tài chính các nước EU sẽ còn nhiều diễnbiến phức tạp, những khó khăn trước mắt chưa thể được giải quyết trongngắn hạn Các nguồn phân tích đều cho rằng ECB và các ngân hàng quốcgia thành viên sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới

Trong năm 2008, một đặc điểm đáng chú ý là EU tăng cường đẩymạnh việc thực hiện các biện pháp môi trường, gắn liền với các quy địnhmới liên quan mật thiết đến thương mại Từ 1/12/2008, Luật Hoá chất(REACH) đã bắt đầu được thực hiện: các hóa chất không được đăng kýhoặc đăng ký thất bại trong giai đoạn tiền đăng ký trước đó, sẽ không được

sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất sang thị trường EU Các sản phẩm cóchứa hóa chất chưa được đăng ký trước 1/12/2008 sẽ phải trải qua một quátrình đăng ký chi tiết và kéo dài trước khi được phép nhập khẩu vào EU Cùng với Luật Hóa chất đã được thực hiện, hiện nay EU đang trongquá trình soạn thảo, thỏa thuận và thông qua một loạt các văn bản (ở cácgiai đoạn khác nhau) sẽ có tác động đến việc sản xuất, thương mại và sửdụng trong nội bộ EU cũng như nhập khẩu một số sản phẩm (thuốc trừ sâu,

cá, nikel ) và dịch vụ (hàng không ) với lý do để bảo vệ môi trường, bảo

vệ người tiêu dùng Các văn bản này hầu hết đều gây tranh cãi trong nội

bộ EU và gây phản ứng tiêu cực của các nước thứ ba, đặc biệt là các nướclớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Trong trường hợp EUquyết tâm thực hiện các quy định mới thì các nước lớn này có thể sẽ quay

Trang 35

ra xem xét việc ban hành và áp dụng các văn bản tương tự Điều này sẽ cónhững tác động không nhỏ đến trao đổi thương mại giữa các nước trên thếgiới trong những năm tới

Theo số liệu của Eurostat (hiện chỉ có số liệu chi tiết đến tháng9/2008), tính chung trong 9 tháng đầu năm 2008, trao đổi thương mại của

EU với hầu hết các đối tác lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2007 Mứctăng lớn nhất về xuất khẩu là sang thị trường (27%) và Nga (25%) Mứctăng nhập khẩu lớn nhất là từ Nga (31%) và Na Uy (29%) Trong khi đó,kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ và Nhật Bản đều giảm 3%, nhậpkhẩu từ Hàn Quốc giảm 6% và từ Nhật Bản giảm 2% so với cùng kỳ năm

so với 40,6 tỉ Euro), với Na Uy là 62,3% (37,5 tỉ Euro so với 23,1 tỉ Euro)

và với Trung quốc là 3,2% (120,5 tỉ Euro so với 116,7 tỉ Euro) Tuy nhiên,thâm hụt thương mại của EU gần như không thay đổi đối với Nhật Bản(25,6 tỉ Euro so với 25,7 tỉ Euro) và giảm 29% đối với thị trường Hàn Quốc(9,1 tỉ Euro so với 12,8 tỉ Euro)

Tính riêng từng nước thành viên, trong 9 tháng đầu năm 2008, cácnước xuất siêu lớn nhất lần lượt là Đức (142,3 tỉ Euro), Hà Lan (31,9 tỉEuro) và (20,2 tỉ Euro) Ngược lại, các nước nhập siêu lớn nhất là Anh(91,7 tỉ Euro), Tây Ban Nha (72,2 tỉ Euro), Pháp (50,2 tỉ Euro), Hy Lạp(27,3 tỉ Euro)

Trang 36

Bảng 2.1: Trao đổi thương mại của EU với một số đối tác lớn tính đến hết tháng 9/2008 (Đơn vị tính: tỉ Euro)

EU xuất khẩu Eu nhập khẩu Cán cân

(Nguồn: Thương Vụ Việt Nam tại Bỉ và EU)

2.4/ Quan hệ thương mại Việt Nam – EU thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu

EU hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm

17% tổng giao dịch thương mại Năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán giữaViệt Nam và EU tăng 22,2%; đạt gần 10 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng25%, đạt 6,9 tỷ USD Tính đến tháng 9/2007, EU có 640 dự án đầu tư trựctiếp tại Việt Nam với số vốn đăng ký lên tới 8,35 tỷ USD EC còn là mộttrong những đối tác viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam, với tổng số việntrợ từ năm 1995 đến nay là 6,7 tỷ USD Tháng 10/2007 vừa qua, EU đãchính thức đề nghị Việt Nam tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợptác thay thế cho Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam-EU năm 1995 nhằmtạo khuôn khổ mới cho sự phát triển toàn diện và lâu dài trong quan hệ giữaViệt Nam và EU trong thập kỷ tới

Năm 2008

Thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ giữa năm 2008 và dự báocòn kéo dài đến cuối 2009 Tình hình đó đã, đang và sẽ tác động trực tiếpđến quan hệ kinh tế giữa các nước, các khu vực với quy mô và mức độkhác nhau Quan hệ kinh tế Việt Nam và EU trong những năm qua đã phát

Trang 37

triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư, thương mại và dịch vụ.Trong thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, bắt đầu từ Mỹ, EU là khuvực bị tác động lớn, trong đó có một số nước đã bước vào thời kì suy thoáikinh tế trầm trọng, tốc độ GDP năm 2008 giảm so với năm 2007 Nhiều tậpđoàn kinh tế lớn của EU phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí đóng cửa,

sa thải công nhân, thất nghiệp tăng cao, sức mua của dân cư giảm sút… EUlại là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam nên bối cảnh đó tất yếu ảnhhưởng lớn đến quan hệ kinh tế, nhất là thương mại bắt đầu từ năm 2008 vàsang cả năm 2009

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU năm 2008

đạt 10.853 tỉ USD, tăng 15,8% so với năm 2007 Các nước đạt kim ngạchxuất nhập khẩu cao là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Italy… còn cácnước đạt kim ngạch xuất nhập khẩu thấp là Bồ Đào Nha, Đan Mạch, AiLen, Rumani, Bungari, Síp, Hy Lạp, Ba Lan, Manta, Litva, Estonia…Cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU những năm qua, kể cảnăm 2008 chủ yếu là : giày dép, dệt may, thủy sản, cà phê, chè, thủ công

mỹ nghệ, đồ gỗ, xe đạp và phụ tùng

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của các nước Eu với Việt

Nam năm 2008 (Đơn vị: tỉ Euro)

TT Nước

Kim ngạch

XK sang EU

Kim ngạch

NK từ EU

TT Nước Kimngạch XK

sang EU

Kim ngạch NK

từ EU

EU 10.853 5445,1 13 Tây Ban Nha 692,3 199,8

1 CH Ai Len 54,2 43,6 14 Thụy Điển 224,9 230,0

2 Anh 1.581,0 386,3 15 Ba Lan 266,6 116,0

3 Áo 108,7 92,6 16 Estonia 9,2 1,9

4 Bỉ 1.019,1 350,0 17 Hungary 70,4 43,0

Trang 38

5 Bồ Đào Nha 85,2 15,0 18 Latvia 11,7 9,7

chất lượng và giá cả Nguyên nhân là : Do kinh tế Việt Nam tiếp tục phát

triển mạnh sau 2 năm gia nhập WTO nên có cơ hội tăng xuất khẩu Hànghóa và dịch vụ của Việt Nam được hưởng quy chế Tối huệ quốc, không bịphân biệt đối xử, hoàn toàn có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trườngrộng lớn của trên 150 nước, trong đó châu Âu là một thị trường khổng lồ.Chương trình hợp tác Á – Âu (ASEM) và việc bắt đầu khởi động tiến trìnhđàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA)

EU-ASEAN, trong đó Việt Nam là điều phối viên ; và việc đàm phánHiệp định Hợp tác và Đối tác Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU) ; cộngvới việc triển khai mạnh mẽ đồng bộ chương trình hành động của ChínhPhủ và Đề án tổng thể Quan hệ Việt Nam – EU giai đoạn 2006-2015 là cácyếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và

EU, đặc biệt là quan hệ về kinh tế - thương mại

Tuy nhiên, quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam vào EU còn hạn chế so với tiềm năng Năm 2008, kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang thị trường EU chỉ tăng 15,8% so với năm 2007( kế hoach là 23%) và mới chiếm 17,18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnăm Đó là con số quá khiêm tốn, trong khi xuất khẩu vào thị trường Hoa

Kỳ đạt 11,8 tỉ USD, các nước ASEAN 10,2 tỉ USD, Nhật Bản 8,5 tỉ USD,tăng 10% so với năm 2007

Trang 39

Kim ngạch nhập khẩu từ EU năm 2008 đạt 5,4 tỉ USD, tăng 1,7% và

chiếm 6,7 % tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2008 của Việt Nam (80,4

tỉ USD) Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là : máy móc, thiết bị, phụ tùng,thuốc tân dược, sữa và sản phẩm sữa, sản phẩm hóa chất, nguyên phụ liệudệt may, vải các loại Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ EU củaViệt Nam năm 2008 tăng không đáng kể Kết quả đó của EU còn thấp xa sovới các nước khác trong năm 2008 ( Trung Quốc 15,6 tỉ USD, tăng 23,2% ;Nhật Bản 8,2 tỉ USD, tăng 22,5 %, Hàn Quốc đạt 7 tỉ USD, Đài Loan 8,3 tỉUSD )

Triển vọng năm 2009

Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – EU năm 2009 chịu nhiềutác động tiêu cực của suy thoái kinh tế - tài chính toàn cầu nên quy mô vàtốc độ tăng trưởng về thương mại có khả năng đạt thấp hơn 2008

Triển vọng năm 2009, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU tuytiếp tục phát triển nhưng tốc độ sẽ chậm lại Tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu giữa Việt Nam – EU cả năm 2009 dự báo chỉa tương đương năm 2008( khoảng 14-15tỉ USD) Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2009 là :ngoài những mặt hàng như giầy dép, dệt may, thủy hải sản, chè, thủ công,

mỹ nghệ, đồ gỗ, xe đạp, phụ tùng thì xuất khẩu cà phê hạt xanh dự báo tăng8-10% Các nước nhập khẩu lớn là Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh

và Hà Lan

Trang 40

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU VÀ RÀO CẢN KĨ

THUẬT CỦA EU VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM

3.1/ Tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang

EU

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường

EU những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta

Ngày đăng: 07/08/2014, 01:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang 10 - Thực trạng xuất khẩu nông sản việt nam sang EU và rào cản kỹ thuật của EU với nông sản việt nam
Bảng 3.1 Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang 10 (Trang 43)
Bảng 3.2  : Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2000- - Thực trạng xuất khẩu nông sản việt nam sang EU và rào cản kỹ thuật của EU với nông sản việt nam
Bảng 3.2 : Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2000- (Trang 44)
Bảng 3.3: Các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu - Thực trạng xuất khẩu nông sản việt nam sang EU và rào cản kỹ thuật của EU với nông sản việt nam
Bảng 3.3 Các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w