1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường chính năm 2009-2011.doc

42 607 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường chính năm 2009-2011

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, theo đó nềnkinh tế của các quốc gia cũng từng bước phát triển với sự gắn kết mật thiết với nhau Đểcạnh tranh trên thị trường thế giới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, một trongnhững công cụ chính của mỗi quốc gia đó là tập trung khai thác tối đa những lợi thế sosánh của mình cũng như quyết định đâu là ngành kinh tế chiến lược để từ đó đưa ra nhữngmục tiêu và chính sách hợp lí

Xuất khẩu thủy sản được xem là một trong những ngành then chốt của nền kinh tếnước ta Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, hình ảnh thủy sản ViệtNam ngày càng được nâng cao trên trường thế giới Bên cạnh những thuận lợi, điểm mạnh

mà ngành thủy sản Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung đãtận dụng được thì chúng ta cúng không thể không nhắc đến những khó khăn, trở ngại màngành xuất khẩu thủy sản nước ta gặp phải trong nền kinh tế toàn cầu luôn tồn tại nhữngbiến động bất thường Vậy làm thế nào để đưa ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam pháttriển hơn nữa? Đâu là những thuận lợi và khó khăn chính mà các doanh nghiệp xuất khẩuthủy sản đang mắc phải? Và liệu có những giải pháp gì cho những vấn đề này?

Xuất phát từ những câu hỏi trên, em muốn tìm hiểu kĩ hơn, đi sâu nghiên cứu về

ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên đã chọn đề tài “ Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong những năm gần đây”

Trong quá trình tìm hiểu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vìthế em mong nhận được những ý kiến nhận xét của thầy cô để có thể hoàn thiện nội dungnghiên cứu hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.

1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài mà phương tiện thanh toán là những đồng tiền chung hoặc những đồng tiền mạnh trên thế giới Hoạt đông xuất khẩu hàng hoá chính là sự phản

ánh các mối quan hệ giữa các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoásản xuất quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của các quốc gia Hoạt động xuất khẩu hàng hoácũng cho chúng ta thấy rõ được sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các quốcgia trên thế giới

Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuấtkhẩu hàng hoá tiêu dùng đến hàng hoá sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến các côngnghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình cho đến hàng hoá vô hình Hoạt động này diễn ratrong phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong một ngàyhay kéo dài hàng năm; có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của một hay nhiều quốc giakhác nhau

Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hìnhthức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc

tế Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các công ty thực hiện xuất khẩu trong đó có thể là:

+ Sử dụng khả năng vượt trội ( hoặc những lợi thế) của công ty

+ Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất.+ Nâng cao được lợi nhuận của công ty

+ Giảm được rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu

Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định về tiêuchuẩn kỹ thuật hay năng lực của các tổ chức kinh doanh quốc tế chưa đủ thực hiện cáchình thức cao hơn thì hình thức xuất khẩu được lựa chọn vì ở xuất khẩu lượng vốn ít hơn,rủi ro thấp hơn và thu được hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn

1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân:

Với khái niệm được nhắc đến ở trên cho thấy, xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đốingoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong

sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế

1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.

Với xu hướng tự do thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, ngoại tệ có vai tròquan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các ngoại tệ mạnh có khả năngthanh toán cao Nhất là đối với các nước đang phát triển, các quốc gia này thường xuyênnhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ của các nước tiên tiến để tiến hành hoạt động sảnxuất làm tiêu hao lượng ngoại tệ lớn Để bù đắp cho lượng ngoại tệ này có rất nhiều con

Trang 4

đường như: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ nước ngoài, thu từ lượng kiều hối từnước ngoài chuyển về, nhưng con đường cơ bản và quan trọng nhất là xuất khẩu hàng hoá

để thu ngoại tệ

1.2.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển Xuất khẩu không chỉ tác độnglàm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất , kinhdoanh ở những ngành liên quan khác X uất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêuthụ , giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển vì có nhiều thị trường nên phân tán rủi

ro do cạnh tranh Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầuvào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Thông qua cạnh tranh trong xuấtkhẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ra những cách thứckinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất

1.2.3 Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.

Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từ đó có tác độnglàm tăng tiêu dùng nội địa->nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng Xuất khẩu gia tăng

sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoáxuất khẩu , xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu -> nhân

tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng

1.2.4 Xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình hội nhập hàng hóa các nước gặp phải quá trình cạnh tranh ngày càngkhốc liệt với các rào cản thương mại, quy định pháp luật, sức mạnh của đối thủ cạnh tranh

và sự co giãn của cung cầu thị trường Vì thế, muốn tồn tại và đứng vững các doanh nghiệpkhông ngừng cải tiến công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao chấtluợng sản phẩm của mình , tạo lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa của nước khác

1.3 Các hình thức giao dịch trong hoạt động xuất khẩu:

1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp sảnxuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm

đó ra nước ngoài thông qua các tổ chức của mình

Ưu điểm:

Thông qua xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn

do giảm được các chi phí trung gian, việc xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệuquả cao hơn Hơn thế các doanh nghiệp còn có thể khắc phục được những thiếu sót và cóđiều kiện để chủ động thâm nhập vào thị trường thế giới

Nhược điểm:

Để tham gia hình thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộchuyên nghiệp, giao tiếp tốt, được đào tạo một cách cơ bản, nắm vững và tinh thông nhữngnghiệp vụ về thị trường ngoại thương, tâm huyết với nghề và có kinh nghiệm

Trang 5

1.1.1 Gia công ủy thác:

Đây là hình thức xuất khẩu diễn ra giữa một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó nhưng không có điều kiện tham gia quan hệ xuất khẩu trực tiếp, mà

họ phải tiến hành hoạt động uỷ thác cho một tổ chức trung gian có khả năng tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hoá đó để tiến hành giao dịch mua bán với bên tham gia nhập khẩu.

Tổ chức trung gian nhận uỷ thác sẽ tiến hành xuất khẩu hàng hoá với danh nghĩa của mìnhnhưng moị chi phí đều do bên uỷ thác thanh toán và họ còn nhận được một khoản tiền gọi

là phí uỷ thác.

Ưu điểm:

Xuất khẩu hàng hoá thông qua hình thức này các doanh nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu không phải tổ chức một bộ máy phục vụ cho công tác xuất khẩu nên giảm được chiphí, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm được những rủi ro lớn trong kinh doanh xuấtnhập khẩu Hình thức xuất khẩu này rất phù hợp với những doanh nghiệp đang gia nhập thịtrường mới hay đang tung ra những sản phẩm mới có tính chất thử nghiệm

1.1.2 Giao dịch đối lưu:

Giao dịch đối lưu là hình thức trao đổi hàng hóa mà việc mua làm tiền đề và điều kiện cho việc bán và ngược lại Hiện nay loại này chiếm khoảng 55% buôn bán quôc tế

Trong hình thức xuất khẩu này, mục đích hoạt động là giá trị sử dụng, không phải là giá trị,không phải là kiếm lời

1.1.3 Gia công quốc tế:

Gia công quốc tế là hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc linh kiện phụ tùng về nước mình để chế biến, cải tiến hoặc lắp ráp chúng thành thành phẩm và lại giao hoặc bán ra nước ngoài nhằm thu về một số thù lao gọi là phí gia công Gia công

quốc tế còn được gọi là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ

Trang 6

Ưu điểm:

- Thị trường tiêu thụ đã có bên đặt gia công lo, các doanh nghiệp nhận gia côngkhông phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu

- Vốn đầu tư cho sản xuất thấp

- Giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động

- Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì

Nhược điểm:

- Tính bị động cao vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộcvào bên phía đặt gia công: về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vậtliệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm,…

- Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máymóc Khi không còn gia công nữa máy móc trở thành nguồn lãng phí Hoặc bên đặt giacông đưa máy móc thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang dẫn tới công nhân làm việc nặngnhọc, môi trượng bị ô nhiễm

- Do nặng lực tiếp cận kém, nhiều doanh nghiệp bị bên đặt gia công lợi dụng đặtquota phân bổ để đưa hàng vào thị truờng ưu đãi Có những trường hợp bên phía nướcngoài lợi dụng hình thức gia công để đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ý hoặc nhãnhiệu giả vào nước nhận gia công

1.3.2 Giao dịch tái xuất:

Theo hình thức này, các hàng hoá xuất khẩu không được sản xuất ở trong nước mà

do các doanh nghiệp nhập khẩu vào rồi đem xuất khẩu sang nước khác mà chưa thông qua chế biến để hưởng chênh lệch giá.

Trang 7

CHƯƠNG II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị

trường chính trong 3 năm gần đây 2009-2011.

2.1 Đặc điểm mặt hàng thủy sản

Thực phẩm thuỷ sản chiếm 90% sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng như cá,

tôm, cua, mực, các loài thân mềm, vv, có hàm lượng protein cao (khoảng 17 - 22%), vớithành phần hầu như đầy đủ các axit amin cần thiết và các chất dinh dưỡng khác như lipit,muối khoáng, vitamin cần cho cơ thể Tuỳ theo hàm lượng mỡ trong thịt, cá được chiathành 3 nhóm: ít mỡ (dưới 2%), béo vừa (2 - 5%) và nhiều mỡ (trên 5%)

Đặc điểm nổi bật của thuỷ sản tươi sống là chóng ươn do tác dụng của các men nội

quan và vi sinh vật Do vậy, ngay sau khi tách chúng khỏi môi trường nước, cần tiến hànhcác biện pháp bảo quản và chế biến (ướp đông, ướp muối, làm khô, hun khói, vv.) Nhữngdạng sản phẩm thủy sản chủ yếu được dùng làm thực phẩm hiện nay: thuỷ sản tươi (giữsống hoặc làm lạnh) chiếm khoảng 30%; thuỷ sản đông - khoảng 30%; thuỷ sản khô (kể cảhun khói, ướp muối, vv.) - khoảng 20%; đồ hộp thuỷ sản và thức ăn chín khoảng 20% Gan

và mỡ của nhiều loại cá và thú biển được dùng chế dầu cá (trong đó có dầu gan cá) là loạisản phẩm có giá trị y dược lớn Các loài cá tạp kém giá trị kinh tế, các phế thải trong quátrình chế biến được dùng để sản xuất bột cá, keo cá, guanin, vv Gần đây, nhiều sản phẩmcao cấp được chế biến từ thịt cá (nhất là các loài cá kém giá trị kinh tế) và thịt moi theo cáccông nghệ hiện đại (surimi, thịt cá xay, dịch đạm cá, xêlos cá, vv.), được phát triển Ngoài

cá, nhiều loại thuỷ sản khác (tôm, mực, hàu, vẹm, ốc, trai, cua, điệp, vv.) cũng được chếbiến thành những sản phẩm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao: tôm tươi, tôm đông lạnh,mực đông lạnh, mực khô, cồi điệp, cước cá, bóng cá, vv

Sản phẩm thủy hải sản dễ bị thối, hỏng nên cần được bảo quản trước khi đem bán trên

thị trường Khoảng 1/2 sản lượng cá dùng làm thức ăn trên thế giới được bán dưới dạng

Trang 8

tươi sống (Vannuccini 2003) Tuy nhiên, những sản phẩm đem bán cho người tiêu dùngdưới dạng tươi hoặc đông lạnh có thể đã được ướp lạnh trước rồi sau đó rã đông theo cácqui định pháp luật liên quan Một số loài như hào, trai, cua và tôm hùm có thể bán dướidạng tươi sống (và cũng có thể dưới dạng ướp lạnh) Những hình thức chế biến phục vụkinh doanh chủ yếu tiếp theo là dạng đông lạnh, đóng hộp và bảo quản qua chế bản (bằngcách ướp muối, hun khói và phơi khô) Đông lạnh và đóng hộp là những hình thức bảoquản phổ biến nhất Tuy nhiên, một số nước đang phát triển cố gắng cung cấp cá tươi sốngbằng cách chuyên chở bằng đường hàng không.

2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong 3 năm gần đây 2009-2011:

2.2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong giai đoạn 2009-2011:

2.2.1.1 Ba quý đầu năm 2011:

a Xét về thị trường

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đếnnửa đầu tháng 9 năm 2011 đạt 4 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đótính riêng nửa đầu tháng 9 kim ngạch đạt 264,413 triệu USD (tăng 20,7% so với cùng kìnăm ngoái)

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường chính ba quý

đầu năm 2011 (GT: giá trị, triệu USD)

THỊ TRƯỜNG

tháng 9/2011 (GT)

So với cùng

kỳ 2010 (%)

Từ 1/1 đến 15/9/2011 (GT)

Trang 9

Tây Ban Nha 7,227 +52,9 110,426 -1,4

và Trung Quốc,v.v

Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là EU, năm 2011 tính đến ngày15-9 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 920,453 triệu USD, tăng 20% so với cùng kì nămngoái; trong đó kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu tháng 9 đạt 55,576 triệu USD, tăng19,3% so với cùng kì Thị trường trọng điểm thứ 2 của Việt Nam là Hoa Kỳ, nửa đầutháng 9 kim ngạch tiếp tục tăng 4,8% so với cùng kì năm 2010, đạt 54,490 triệu USD; đưakim ngạch xuất khẩu tính từ 1/1/2011 đến ngày 15/9/2011 đạt 785,256 triệu USD, chiếm19,38% tổng kim ngạch, tăng 30,5% so cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật liên tục tăng 3 tháng liên tiếp gần đây, kim ngạch đạt45,502 triệu USD, tăng 25% so với cùng kì năm ngoái; tính tổng đến ngày 15/9/2011giá trịthủy sản xuất sang thị trường này đạt 614,359 triệu USD, chiếm 15,16% tăng 4,2% so với

Trang 10

Tiếp sau đó là các thị trường lớn cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD tính đến15/9/2011 như: Hàn Quốc 320,823 triệu USD, Đức 167,071 triệu USD, Trung Quốc vàHồng Kông 232,382 triệu USD, Italia 125,685 triệu USD, Hà Lan 119,441 triệu USD, TâyBan Nha 110,426 triệu USD, trong khối ASEAN 203,050 triệu USD.

Đối với Hàn Quốc, một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhấttrong khu vực, đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục vụ tiêu dùng Đặc biệt là TrungQuốc, nước láng giềng Việt Nam được biết đến với như một nước dẫn đầu về xuất khẩucũng đang chuyển hướng từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu thủy sản cho việc chế biến.Bên cạnh đó, chính sách thương mại song phương đang ngày một cải thiện cũng sẽ gópphần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam chính ngạch lẫn tiểu ngạch

Một trong những nguyên nhân từ môi trường vĩ mô tác động đến thành quả trongchín tháng đầu năm 2011 là sự tác động của tỷ giá Gần hai tháng kể từ khi tỷ giáUSD/VND biến động tăng mạnh vào ngày 9/8 (tăng tới gần 1,14%, tương ứng tăng trên

230 đồng/USD so với ngày trước đó), đến nay tỷ giá USD/VND vẫn được duy trì ở mứctrên 20.800 Tỷ giá duy trì ở mức cao đang tác động lớn đến hoạt động thương mại ngànhthủy sản của Việt Nam với nước ngoài Một mặt, tỷ giá tăng tạo đà tâm lý cho các nhàxuất khẩu tăng cường hoạt động thu gom, chế biến nguyên liệu để thúc đẩy xuất khẩu Từ

đó tạo lực đẩy cho thị trường nguyên liệu trong nước diễn ra sôi nổi hơn.Tuy nhiên, tỷ giá

ở mức cao lại gây sức ép đối với nhập khẩu, tạo tâm lý cầm chừng trong nhập khẩunguyên liệu Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tháng 9/2011 kim ngạch nhập khẩuthủy sản giảm khá mạnh 21% so với tháng trước, xuống còn 45 triệu USD Điều này tácđộng nhất định đến xuất khẩu, trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu một số mặt hàngđang khan hiếm

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường chính đều tăng so với cùng

kì năm ngoái, tuy nhiên số liệu cho thấy vẫn có sự sụt giảm ở một số thị trường như Đức(31,2% ), Ôxtraylia (8,8% ), Nga( 20%), Mêhico(25,9%) so với cùng kì

Trang 11

b Xét về mặt hàng xuất khẩu:

Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ba quý đầu năm 2011

SẢN PHÂM

Tháng 8/2011 (GT)

Nửa đầu tháng 9/2011 (GT)

So với cùng kỳ

2010 (%)

Từ 1/1 đến

15/9/2011 (GT)

So với cùng kỳ

Trang 12

Từ lâu, tôm và cá tra được xem là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Đối với mặt hàng tôm trong giai đoạn này cũng có những chuyển biến tích cực Trongnăm 2011, tính đến thời điểm ngày 15/09/2011, tổng lượng tôm xuất khẩu đạt 1564,212

tấn, tăng 21,7% so với cùng kì năm ngoái; trong đó tôm chân trắng chiếm 438,553 tấn, tăng

68,9 % so với cùng kì, tôm sú chiếm 954,428 tấn, tăng 10,6 % so với cùng kì năm ngoái.Điều này có thể được lí giải do năm nay hiện tượng tôm chết hàng loạt diễn ra, người dânđang hạn chế dần hoạt động nuôi thả tôm, dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến

và xuất khẩu Bên cạnh đó, dịch bệnh đã bùng phát trên tôm sú và đẩy nhiều nông dânchuyển sang nuôi thả tôm thẻ chân trắng thay thế Với việc tôm thẻ chân trắng được đưavào nuôi thả, tình trạng thiếu nguyên liệu có thể được giải quyết phần nào do nguồn tômthẻ giống dồi dào, sức chống chịu bệnh tốt và sản lượng cao.Chính vì vậy mà trong cơ cấusản phẩm thủy sản của Việt Nam, khối lượng của tôm chân trắng tăng mạnh so với cùng kìnăm ngoái trong khi tôm sú chỉ tăng với mức 10,6% so với cùng kì.Giá xuất khẩu cao, nhucầu thế giới vững và mùa vụ tôm thất bát tại một số nước sản xuất chính và việc BộThương mại Mỹ (DOC) đầu tháng 9 công bố kết quả thuế chống bán phá giá (CBPG) màcác doanh nghiệp tôm Việt Nam phải chịu trong đợt xem xét hành chính lần thứ 5 (POR 5giai đoạn 1-2-2009 đến 31-1-2010) thấp hơn nhiều so với kết quả của POR 4 là những nhân

tố thuận lợi giúp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc xuất khẩu tôm của Việt Nam cũng gặp không ítkhó khăn do nguồn tôm sú luôn khan hiếm và đặc biệt sự kiện cuối năm 2010, Bộ Y tế laođộng và phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc tôm Việt Nam xuất sang nước này có dưlượng trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên 30% (ba lô kiểm tra mộtlô) Ngay sau đó, cơ quan chức năng Nhật phát hiện thêm các lô hàng tôm Việt Nam nhiễmtrifluralin quá mức cho phép Đây là một ví dụ điển hình về tình trạng tôm Việt Nam, mộtmặt hàng được yêu thích tại thị trường Nhật Bản bị đưa vào “tầm ngắm” bởi liên tục viphạm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản Theo quy định của Nhật, kể

từ lô thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức kiểm soát lên 100% Theo số liệu từ Bộ

Trang 13

Y tế, Lao động và An sinh xã hội Nhật Bản, từ đầu năm đến ngày 13/9/2011 đã có 81 lôhàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm dưlượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, trong đó nhiều nhất là các lô hàng tôm Điều nàylàm cho tôm Việt Nam đang mất vị thế cạnh tranh so với Thái Lan, Indonesia tại thị trườngNhật.

Đối với sản phẩm cá tra và cá ngừ cũng có khối lượng xuất khẩu lớn trong giai đoạnnày Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 15/9/2011, măt hàng cá tra xuất khẩu được 1228,365tấn, tăng 29,4% so với cùng kì, cá ngừ tăng 31,3% so với cùng kì đưa tổng khối lượng xuấtkhẩu cá ngừ lên đến 273,390 tấn Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác của Việt Nam cũngtăng mạnh như mực và bạch tuột

2.2.1.2 Giai đoạn năm 2009-2010:

a Xét về mặt thị trường:

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2008-2010 (Khối lượng:

1000 tấn, Giá trị: triệu USD)

Trang 14

(Nguồn: VASEP- Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam)

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy hầu hết giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng dầntheo từng năm, đặc biệt là vào những tháng cuối năm- mùa cao điểm, và giá trị xuất khẩuthủy sản ít biến động vào thời gian hè

Minh họa cho lập luận này bằng số liệu năm 2010 cho thấy, xuất khẩu thủy sản năm

2010 đạt 5,03 tỷ USD, từ tháng 1 cho đến tháng 2 năm 2010 xuất khẩu thủy sản giảm từ

300 triệu USD xuống còn trên 200 triệu USD, đến tháng 3 cho đến tháng 10 năm 2010 xuấtkhẩu thủy sản liên tục tăng qua các tháng từ đạt ngần 400 triệu USD vào tháng 3/2010 tănglên khoảng 500 triệu USD vào tháng 10, đến cuối tháng 11 lại có chiều hướng giảm chút ítcòn dưới 500 triệu USD, đặc biệt có sự bứt phá ngoạn mục ở tháng 12 đạt gần 700 triệuUSD Rõ ràng chúng ta thấy nhu cầu tiêu dùng thủy sản thế giới dịp cuối năm và chuẩn bịđón Noel là rất lớn Trong năm 2010, có thể thấy rằng giá trị xuất khẩu thủy sản chínhngạch của cả nước tháng 12 năm 2010 đạt 513,6 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ nămngoái Cả năm 2010 đạt 5 tỷ USD (gồm cả lũy kế), tăng 18,4%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường và các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản chính Việt Nam

năm 2009

Trang 15

( Nguồn: VASEP- Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường và các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam

năm 2010

( Nguồn: VASEP- Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam)

Qua so sánh hai biểu đồ trên nhận thấy rằng, EU, Mỹ và Nhật Bản vẫn là ba thịtrường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam Tuy nhiên, vị trí trọng yếu của ba quốc gianày đã thay đổi từ năm 2009 sang 2010 Năm 2009, EU là thị trường dẫn đầu của xuất khẩuthủy sản Việt Nam chiếm 25,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, vị trí này được duy trì đến năm

2010 nhưng chỉ còn 23,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Tiếp thêo là Nhật Bản chiếm17,8%, Mỹ 16,8% vào năm 2009 nhưng qua đến năm 2010 với tổng kim ngạch xuất khẩuđạt 156,998 triệu USD đã đưa Mỹ lên vị trí thứ hai chiếm 19,3% vượt lên Nhật Bản giảm

Trang 16

còn 17,8% trong tổng cơ cấu thị trường chính của Việt Nam Một trong những nguyênnhân của sự sụt giảm vị trí của Nhật Bản đó là do lạm phát và việc đồng Yên Nhật mất giálàm chênh lệch chi phí xuất khẩu của các doanh nghiệp.Số liệu cụ thể hơn được dẫn chứng

từ bảng thống kê thương mại sau

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường và các nhóm hàng xuất khẩu thuỷ sản chính:

(KL: khối lượng, tấn; GT: giá trị, triệu USD)

THỊ TRƯỜNG

Hà Lan 39.835 131,608 12,4 12,8 Pháp 28.212 121,902 59,6 68,3

Nhật Bản 135.136 896,980 19,6 19,1 Hàn Quốc 112.139 386,190 13,0 28,3

( Nguồn: VASEP- Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam)

Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn chưa thật sự thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tếnăm 2008 và EU dường như bị tác động rất nặng bởi cuộc khủng hoảng nợ công của HyLạp Tuy nhiên, trong năm 2010, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt

Nam với tổng kim ngạch đạt 1181,401 triệu USD, tăng 9,6% so với năm 2009 Tiếp đến là

Trang 17

Mỹ với khối lượng thủy sản xuất khẩu lên đến 156,998 tấn có giá trị 971,561 triệu USD,tăng 45,3% so với năm ngoái đã đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm thứ haicủa Việt Nam Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng nhẹ 19,1% so với năm 2009với tổng giá trị xuất khẩu đạt 896,980 triệu USD và một số thị trường khác như Hàn Quốcđạt 386,190 triệu USD( tăng 28,3%), Trung Quốc và Hồng Kông 247,252 triệu USD( tăng22,2%), v.v so với năm 2009 Điểm đáng chú ý trong năm 2010 là Đức dù vẫn đạt kimngạch cao chiếm 209,975 triệu USD nhưng đã có dấu hiệu giảm nhẹ 1% so với năm 2009.Ngược lại, thị trường xuất khẩu thủy sản cũng đã nhận dấu hiệu tích cực từ Pháp với giá trịxuất khẩu đạt 121,902 triệu USD, tăng 68,3% so với năm 2009.

( Nguồn: VASEP- Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam)

Năm nay, Việt Nam xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường Sốlượng sản phẩm và thị trường xuất khẩu đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt đadạng hóa sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu Trong đó, tôm đông lạnh

Trang 18

là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%.

Mặc dù rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến trầm trọng, trong khi sức tiêu thụcủa các thị trường chính giảm, nhưng xuất khẩu tôm năm qua vẫn đạt kết quả khích lệ với1,675 tỷ USD, tăng 3% so với 1,625 tỷ USD năm 2008 Xuất khẩu tôm sang EU, HànQuốc, Trung Quốc và Đài Loan đều tăng trưởng 2 con số

Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra trong năm 2009 giảm 7,7% so với cùng kì Bởi thứ nhất,kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường EU giảm 7,3% vì nhiều nguyên nhân, trong đóphải kể đến thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập.Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với vấn đề chất lượng cá tra Việt Nam và

sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu trong thời gian qua Giá trung bình xuấtkhẩu cá tra giảm từ 2,27 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,21 USD/kg năm 2009 EU chiếmhơn 40% xuất khẩu cá tra của Việt Nam với 538,7 triệu USD

Sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thủy sản Việt Nam từcuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thủy sản giảm, vì Nga vốn là thị trườngđơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008 Từ tháng 5 đến hết tháng12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá 84,6 triệu USD, giảmlần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ

Xuất khẩu mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác giảm đáng kể dosản lượng đánh bắt giảm do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, Trung Quốc cấm biển và sựcạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình trạngthiếu nguyên liệu trầm trọng trong các doanh nghiệp chế biến Xuất khẩu cá ngừ giảm4,1%, trong khi xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm 13,8% Xuất khẩu các sản phẩm cá khácgiảm 16%

Trang 19

Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2010

Trong các mặt hàng xuất khẩu, tôm và cá tra vẫn là hai sản phẩm chủ lực quyết địnhkim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản, với mỗi mặt hàng đều có giá trị xuất khẩuvượt qua ngưỡng 1 tỷ USD

Riêng đối với tôm, tổng kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua con số 2 tỷ USD;

trong đó tôm sú đạt 1439,261 triệu USD, tăng 56,9 % so với năm 2009, tôm chân trắng đạt kim ngạch 414,593 triệu USD, tăng 52,7 % so với năm 2009 Mặc dù, xuất khẩu tôm năm

2010 có nhiều thuận lợi hơn so với con cá tra nhưng không phải là không có khó khăn Đểđạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, xuất khẩu tôm Việt Nam đã phải vượt qua rấtnhiều trở ngại, nhất là vào những tháng cuối năm

Trước hết là vấn đề dịch bệnh xảy ra hàng loạt ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, BạcLiêu, Sóc Trăng, … với diện tích hàng chục ngàn hecta, đã làm cho sản lượng tôm nuôigiảm mạnh Cộng với việc các thương nhân Trung Quốc tăng cường thu mua tôm đem vềnước đã làm các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu chế biến Kế đến là tình trạngtôm bị bơm chích tạp chất, nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh dẫn đến việc một số thịtrường NK tăng cường các biện pháp kiểm soát Đặc biệt, sự kiện con tôm Việt Nam xuất

Trang 20

khẩu vào Nhật Bản bị nhiễm dư lượng Trifluralin, một loại hoá chất có nguồn gốc từ thuốcdiệt cỏ dùng trong xử lý nước ao nuôi tôm, đã làm cho quốc gia này tăng cường kiểm soátlên 100% đối với tôm Việt Nam vào cuối năm Những khó khăn này đã tạo ra nhiều sức éplên các doanh nghiệp chế biến vốn đã và đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trêncác thị trường xuấtkhẩu.

Đối với cá tra, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này chỉ đạt 1427,494 triệu USD,tăng 5,2% so với năm 2009 Thiếu nguyên liệu chế biến, bởi vì nông dân nuôi cá tra khôngcòn vốn để nuôi hoặc “e dè” vì giá cả Bên cạnh đó, những bất cập nội tại cũng được bộc lộ

rõ qua mối liên kết lỏng lẻo giữa các mắc xích trong ngành nuôi và chế biến cá tra xuấtkhẩu; nhiều doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá bán, hạ chấtlượng; các chương trình quảng bá hình ảnh con cá tra đến người tiêu dùng thế giới chưa đủmạnh dẫn đến họ dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin không chính xác; các biện pháp quản lýnhà nước vẫn còn những bất cập từ khâu quy hoạch nuôi, sản xuất giống đến quản lý chấtlượng sản phẩm xuất khẩu

Trên thị trường thế giới, doanh nghiệp cá tra liên tục phải hứng chịu những “trận đánhhội đồng”, nào việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, nào là “chiến dịch”tung tin bôi nhọ cá tra Việt Nam trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước, và gầnđây là việc WWF tại 6 nước Châu Âu đưa con cá tra vào “danh sách đỏ” trong Cẩm nanghướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 - 2011 nhằm làm giảm giá trị của con cá này BộThương mại Mỹ vừa có quyết định chính thức về việc nâng mức thuế chống bán phá giáđối với cá tra Việt Nam lên 130% có hiệu lực từ tháng 3/2011 Đây là nỗi lo lớn nhất củanhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay vì sản lượng xuất khẩu cá tra sang thịtrường Mỹ sẽ giảm mạnh sau khi quyết định này có hiệu lực

Một điểm đáng chú ý trong năm nay là xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng ấn tượng, đạt

giá trị 175,558 triệu USD, tăng 84,6 % so với năm 2009 Bên cạnh đó phải nói rằng góp

phần vào thắng lợi chung của ngành thủy sản Việt Nam còn có các mặt hàng thủy sản xuấtkhẩu khác nữa như: mực và bạch tuộc, giáp xác khác Năm nay, giá trị xuất khẩu các sản

Trang 21

phẩm này đã đạt hơn 1 tỷ USD trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong đó rất ấn tượng

là xuất khẩu cá ngừ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, gần 50% về khối lượng và hơn 62%

về giá trị tính đến hết tháng 11 vừa qua Những con số về tốc độ tăng trưởng này càng có ýnghĩa khi các doanh nghiệp chế biến thủy sản từ nguyên liệu khai thác “vướng” phải quyđịnh Chứng nhận thủy sản khai thác theo yêu cầu của EC nhằm phòng ngừa và ngăn chặnkhai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (khai thác IUU)

2.3 Những thuận lợi và khó khăn còn vướng mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam:

2.3.1 Thuận lợi:

- Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí hậu cho chăn nuôi thủy

hải sản, mang lại năng suất nuôi trồng cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt trongngạch cá da trơn đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường

- Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

như thuế (các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%), vốn vay ưu đãi, chuyển đổingoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu

- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày

1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào NhậtBản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm –thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảmthuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến

từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w