Một số giải pháp cho các vấn đề đang được quan tâm đối với ngành xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam :

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường chính năm 2009-2011.doc (Trang 27 - 40)

- Các doanh nghiệp xuất khẩu còn được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa Việt Nam

CHƯƠNG III: Một số giải pháp kiến nghị cho nhành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

3.2 Một số giải pháp cho các vấn đề đang được quan tâm đối với ngành xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam :

Thuỷ sản Việt Nam :

3.2.1 Việc tôm Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Trước nguy cơ ngày càng khó xuất khẩu sang Nhật, ngành thủy sản đã có những động tác tích cực, trong đó tập trung vào hai nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất, đồng nhất cách tiếp cận.

Trong của bức thư gửi Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản Nguyễn Tử Cương, Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đã đề nghịcơ quan này giải trình cụ thể với phía Nhật Bản một số vấn đề mà theo đó đã dẫn đến những khúc mắc trong thời gian qua.Hiện phương pháp tiếp cận của cơ quan đồng cấp 2 nước đang có một số khác biệt, do đó phía Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất phía Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận quản lý phù hợp với cách làm của nhiều nước, đồng thời không tập trung kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu như hiện nay.

Hai bên cũng cần ký thỏa thuận song phương hoặc cơ chế công nhận lẫn nhau trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.Đồng thời, nếu hai bên chưa thống nhất về tiêu chuẩn phương pháp thử tại phòng kiểm nghiệm, phía Nhật Bản cần hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo cho các kiểm nghiệm viên về phương pháp phân tích dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm để có kết quả tương đồng.

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ hóa chất và kháng sinh cấm

Trong nhóm giải pháp “đối nội”, Bộ Thủy sản gửi công văn đến các doanh nghiệp cùng các trung tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản.

Theo đó, Bộ Thủy sản yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường giám sát quá trình sản xuất và chế biến. Bởi trên thực tế, cũng đã có những trường hợp công nhân làm việc tại các nhà xưởng vệ tinh sử dụng kem bôi tay khi làm việc tại phân xưởng chế biến hoặc tại công đoạn bóc vỏ dẫn đến việc lây nhiễm kháng sinh có trong kem bôi tay vào sản phẩm.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, phải thực hiện kiểm tra chứng nhận về dư lượng kháng sinh cấm trong thủy sản theo quy định của cơ quan chức năng Nhật Bản, đồng thời tham khảo kỹ các văn bản và quy định mới của Bộ Thủy sản.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định và chỉ được phép đưa lô hàng vào chế biến, tiêu thụ khi kết quả kiểm tra do Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản và các trung tâm thuộc cục đạt yêu cầu.

Riêng hệ thống cơ quan thuộc Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản nên yêu cầu các cơ quan này kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp đồng thời thực hiện nghiêm công tác kiểm tra kháng sinh cấm trong các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Trong quá trình triển khai, nếu gặp phải vướng mắc, các trung tâm phải có báo cáo nhanh về cơ quan cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời.

3.2.2Rào cản bán phá giá:

Rào cản chống bán phá giá là một trong những rào cản mang tính bảo hộ, phòng vệ trong thương mại quốc tế được sữ dụng ở nhiều nước trên thế giới, đang có nguy cơ gia tăng tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ đã gây thiệt hại lớn và lâu dài đến ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Vì vậy cần đối phó và vượt qua “rào cản” này là công việc cấp bách và đặc biệt quan trọng đối với sản xuất và xuất khầu của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Sau đây là một số giải pháp được kiến nghị:

a.Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước

 Chính phủ tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế để sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường

Khi một nước bị coi là có nền kinh tế phi thị trường thì các nhà xuất khẩu của nước đó sẽ gặp phải sự bất lợi vô cùng lớn trong các cuộc điều tra chống bán phá giá do ba nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, việc sử dụng giá và chi phí sản xuất tại nước thay thế sẽ dẫn đến biên độ bán phá giá rất cao. Mức biên độ bán phá giá cao này gần như là chắc chắn, vì các nhà sản xuất tại nước thay thế đang cạnh tranh với các nhà xuất khẩu tại nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường và do đó, sẽ không có lợi cho họ trong việc giảm thiểu việc tìm ra yếu tố bán phá giá của các nhà cạnh tranh của họ.

Thứ hai, việc sử dụng các số liệu của nước thay thế cũng dẫn đến việc nhiều lợi thế so sánh của nước có nền kinh tế phi thị trường không được xem xét trong quá trình điều tra và GVHD: Phùng Nam Phương Trang 29

các doanh nghiệp của nước này bị áp dụng một mức thuế chống bán phá giá mà lẽ ra, có thể tránh được nếu được coi là một nước có nền kinh tế thị trường .

Thứ ba, việc lựa chọn nước thay thế nhiều khi rất tuỳ tiện. Pháp luật của các nước quy định không giống nhau về việc xác định nước thay thế. Ví dụ, theo pháp luật Hoa Kỳ thì nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường, có trình độ phát triển tương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa vào thu nhập quốc dân bình quân đầu người) và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như mặt hàng đang bị điều tra.

Cho đến nay, rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong các cuộc điều tra chống bán phá giá vì toàn bộ số liệu về giá cả và chi phí sản xuất tại Việt Nam đều bị cơ quan điều tra của nước nhập khẩu từ chối xem xét. Chẳng hạn, trong vụ kiện chống bán phá giá philê cá da trơn từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kết thúc tháng 7 năm 2003, Việt Nam bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường và Bangladesh được chọn là nước thay thế. Quyết định áp thuế được đưa ra sau khi DOC tính toán các sản phẩm philê của Việt Nam sẽ có giá thành bao nhiêu nếu cá nguyên liệu được nuôi ở một trang trại vùng Kishoregonj của Bangladesh với chi phí lao động mà cơ quan này cho là phổ biến ở Việt Nam căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người lúc đó. Trong khi đó, đại đa số các nhà sản xuất/xuất khẩu philê cá da trơn của Việt Nam đều áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu ươm giống, nuôi cá, chế biến đến xuất khẩu, dẫn đến giá thành philê cá rất thấp. Tuy nhiên, yếu tố này đã không được DOC xem xét trong quá trình điều tra.

Như vậy, địa vị nền kinh tế phi thị trường của một quốc gia chắc chắn sẽ mang lại nhiều bất lợi cho các nhà xuất khẩu của quốc gia đó. Tuy nhiên, một quốc gia bị coi là có nền kinh tế phi thị trường không có nghĩa là tất cả các khu vực kinh tế hay tất cả các vùng đều “phi thị trường”. Điều này có nghĩa là, dù cho nước xuất khẩu bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường thì các nhà sản xuất/xuất khẩu của nước này vẫn có quyền yêu cầu được sử dụng các phương pháp kinh tế thị trường nếu chứng minh được rằng, mình hoạt động trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường và không bị can thiệp quá nhiều từ Chính phủ. Nếu cơ quan điều tra của nước nhập khẩu chấp nhận thì việc tính toán biên độ phá giá của riêng các nhà sản xuất/xuất khẩu này sẽ được dựa trên giá cả và chi phí sản xuất tại chính nước xuất khẩu mà không cần sử dụng nước thay thế.

Tóm lại, quy chế nền kinh tế phi thị trường sẽ mang lại rất nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá so với các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế thị trường. Để hạn chế sự bất lợi này, trước mắt, các doanh nghiệp là đối tượng của các cuộc điều tra chống bán phá giá cần tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để chứng minh rằng, ngành sản xuất của mình hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường và không chịu sự can thiệp của Chính phủ.

 Chính phủ cần có cơ chế giám sát hàng xuất khẩu

Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều kiện kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…là những loại “rào cản” đã và đang được các nước nhập khẩu sử dụng khá phổ biến trong khuôn khổ các nguyên tắc của WTO. Một khi những rào cản này được dựng lên, hoạt động xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung có thể làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh, chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng, những hạn ngạch khắt khe, thậm chí là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ mất hẳn một thị trường nào đó.

Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm đối phó với những nguy cơ này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Một trong những phương pháp được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây là kiểm soát tự nguyện các hoạt động xuất khẩu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, còn được biết đến dưới tên “Cơ chế giám sát xuất khẩu”. Thực tế, điều mà chúng ta cần không phải là một cơ chế cứng nhắc để kiểm soát từ trên xuống mà là một tập hợp nhiều biện pháp linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với tình hình thực tế .

 Phát triển một cơ chế cảnh báo sớm

Mặc dù không có một cơ chế pháp lý để có thể áp dụng cho mọi ngành, nhưng một cơ chế cảnh báo sớm có thể bao gồm các yếu tố sau: phân tích kinh tế, giám sát hoạt động của các nhà sản xuất nội địa, một mạng lưới quan hệ với các công ty vận động hành lang và các công ty luật ở nước ngoài, và theo dõi báo chí, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các phân tích kinh tế phải thể hiện cả tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thời điểm hiện tại lẫn tình hình của nền công nghiệp tương ứng ở nước mà vụ kiện có thể GVHD: Phùng Nam Phương Trang 31

xảy ra. Mọi sự tăng trưởng đột xuất của thị phần có thể dẫn tới một vụ kiện vì nếu thị trường bị hàng hoá nước ngoài thống lĩnh thì các nhà sản xuất nội địa cũng có thể đệ đơn kiện. Ngoài ra, sự suy giảm của thị phần cũng có thể là một trong các lý do khiến nhà sản xuất nội địa đệ đơn kiện chống bán phá giá bất chấp việc suy giảm đó là do sự cắt giảm trợ cấp của chính phủ, hay do công nghệ lạc hậu, hay do thiên tai.

Thứ hai, việc theo dõi chặt chẽ các hoạt động của các nhà sản xuất nội địa có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện một vụ kiện phá giá sắp xảy ra. Trước khi nộp đơn khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền, các nhà sản xuất nội địa cần phải phối hợp với nhau để tạo nguồn tài chính, thuê luật sư và chuẩn bị các thông tin cho việc kiện. Trong hầu hết các trường hợp, những hoạt động này là công khai. Vì khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện các hoạt động này, họ phải lập tức chuẩn bị cho một vụ kiện. Việc theo dõi báo chí là một trong những cách hiệu quả khi các nhà xuất khẩu Việt Nam không có đại diện thường trực ở nước ngoài.

Thứ ba, xây dựng mối quan hệ với các công ty luật và các công ty vận động hành lang là một cách thức tốt cho doanh nghiệp Việt Nam để biết về các công ty này cũng như biết về các dịch vụ mà họ cung cấp.Việc lựa chọn các công ty luật là rất cần thiết trong các vụ kiện chống bán phá giá, vì vai trò của luật sư là hết sức quan trọng. Vì vậy thông thường các doanh nghiệp, đều thông qua nghiệp đoàn hoặc hiệp hội cùng lựa chọn ( hoặc một số) công ty luật tư vấn, đại diện cho mình trong vụ kiện trong các vụ kiện, thường thì trong các vụ kiện tại nước ngoài, khi lựa chọn luật sư cho các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp thường rất quan tâm đến khả năng sử dụng các chuyên gia về kinh tế, phải có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực chống bán phá giá của công ty luật cũng như khả năng sử dụng tiếng Anh của họ (đặc biệt trong các vụ kiện ở nước ngoài) thì mới có thể đáp ứng yêu cầu trong một vụ kiện ở tầm quốc gia.

 Vận động hành lang

Vụ kiên về chống bán phá giá sản phẩm philê cá da trơn và tôm Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ được xem là bài học về sự phối hợp các yếu tố kinh tế, chính trị cũng như sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp liên quan với các tổ chức và đồng minh trong và ngoài GVHD: Phùng Nam Phương Trang 32

nước.Vận động hành lang đối với ngành lập pháp có hiệu quả hạn chế. Tuy nhiên vận động là cần thiết vì nó có thể khiến các cơ quan chống bán phá giá áp dụng các biện pháp công bằng và hợp lý trong quá trình điều tra. Vì vậy, vận động hành lang cần một chiến lược với các mục tiêu và mục đích rõ ràng. Trong vận động hành lang, chứng cứ tạo ra sức thuyết phục mạnh hơn là chỉ tiếp cận tới các đối tượng và đưa ra những lập luận cảm tính đối với họ. Hợp tác với báo chí, huy động các lực lượng nước ngoài và đặc biệt là lực lượng người Việt ở nước ngoài vì họ hiểu luật tại nước sở tại, các tổ chức đồng minh nhập khẩu, phân phối bán lẽ, bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức có quyền lợi chung và các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc giành sự ủng hộ của dư luận.

 Các giải pháp khác

Vai trò của Chính phủ trong các vụ việc chống bán phá giá cần được xác định một cách đúng mức. Nhà nước cũng nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong và các vấn đề liên quan đến thông tin và trợ giúp kỹ thuật, cung cấp dịch vụ tư vấn, và hướng dẫn trả lời bảng câu hỏi do cơ quan điều tra bên khởi kiện nhằm đảm bảo bảng câu hỏi đầy đủ thông tin và phù hợp với các quy định.

Tiến hành các hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và công chúng về các vấn đề chống phá giá. Để đối phó thành công ở mỗi vụ tranh chấp về bán phá giá, sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính phủ và hiệp hội các doanh nghiệp trong việc đối phó với vụ kiện chống bán phá giá hàng Việt Nam ở nước ngoài.

Hiện nay Việt Nam là thành viên của WTO nên khi giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới chống bán phá giá ta có thể gởi lên WTO giải quyết. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng có uy tín và hiệu quả nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng là một nhân tố chúng ta phải tính đến trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá và có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả của tổ chức này.

Cần nhanh chóng tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo các cán bộ ngành. Nội dung của các khóa đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường chính năm 2009-2011.doc (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w