Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam.
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHCHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
Môn: Quản Trị Xuất Nhập Khẩu
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp chohoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam”, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từphía nhà trường, các Thầy Cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh và đặc biệt là từphía PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn – Giảng Viên trực tiếp hướng dẫn em thực hiệnchuyên đề này và Th.s Nguyễn Thành Long – người trực tiếp giảng dạy bộ mônQuản trị Xuất Nhập khẩu, đã trang bị cho em những bài học quý báu làm nềnmóng cho nghiên cứu sâu hơn sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến BGH nhà trường, Quý ThầyCô Giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này Xin gửi đếnQuý Thầy Cô Giáo và toàn bộ CBNV nhà trường, lời chúc sức khoẻ dồi dào và gặthái được nhiều thành công
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Trang 41.1.2.Vai trò của hoạt động Xuất Nhập Khẩu 1
1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu 3
1.2 Giới thiệu chung về Incoterms 5
1.3 Các phương thức thanh toán chủ yếu 6
1.4 Tổ chức và thực hiện hợp đồng ngoại thương 7
1.4.1.Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu 7
1.4.2.Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh Xuất NhậpKhẩu……… 8
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 10
2.1 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 10
2.1.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 10
2.1.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 11
2.1.3 Về thị trường xuất khẩu 16
2.2 Nhận xét 17
2.2.1.Thuận lợi 17
2.2.2.Khó khăn 19
2.3 Giải pháp 23
2.3.1 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 23
2.3.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản 27
Trang 5Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 323.1 Đánh giá về môn học Quản Trị Xuất Nhập Khẩu 32
Trang 63.1.1.Giáo trình, tài liệu học tập, giảng dạy 323.1.2.Cơ sở vật chất 323.1.3.Tính hữu ích và thiết thực của môn học 32
3.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy mônQuản Trị Xuất Nhập Khẩu 33
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 EU2 UAE3 ASEAN4 VASEP5.USD 6.WTO
Liên minh Châu Âu
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhấtĐông Nam Á
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamĐơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ
Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản đang dần khẳng định đượclợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đã trở thành một trong nhữnglĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớncho đất nước phục vụ cho quá trình tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Để xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt đựợc những thành quả nhưmong đợi thì cần thiết phải có một sự nhìn nhận đúng đắn từ phía thực tiễn, phântích thực tiễn đó để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất Đó cũngchính là lý do em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩuthuỷ sản của Việt Nam” để nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề môn học củamình.
1.Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường các nước trong năm vừa qua Xem xét những thành tựu đạt được và nhữnghạn chế còn tồn tại.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong các năm tiếp theo.
2.Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu.- Thực trạng của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản năm 2011 vừa qua.
- Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sảnViệt Nam sang thị trường các nước.
3.Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
trình độ và khả năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và từ đó đưa ra các giảipháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong cácnăm kế tiếp.
Trang 9Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu được thu thập vào năm
Trang 104.Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảmbảo tính logic của đề tài nghiên cứu.
diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích sosánh… để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.
5.Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về môn Quản trị Xuất Nhập Khẩu
Chương 2: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản củaViệt Nam
Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất Nhập Khẩu
Trang 11Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔNQUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.Những kiến thức cơ bản về Xuất Nhập Khẩu
1.1.1 Một số khái niệm
Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF làviệc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua
hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhà sảnxuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước Tuynhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việcmua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cânthương mại Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
Ngoại thương (hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi
hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập khẩuvà các hoạt động gia công với nước ngoài Ngoại thương giữ vị trí trung tâm trongnền kinh tế đối ngoại.
Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về mặt vật chất và tài chính,
các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vựckhoa học – công nghệ có liên quan đến tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất, giữacác quốc gia với nhau và giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế.
1.1.2 Vai trò của hoạt động Xuất Nhập Khẩu
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào cóthể tự sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước.Vì vậy tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết cho mỗiquốc gia Mỗi quốc gia phải thông qua trao đổi, mua bán với các quốc gia nhằmthoả mản nhu cầu của mình Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng
Trang 12vào sự phát triển hay suy thoái, lạc hậu của quốc gia so với thế giới Ích lợi củahoạt động xuất khẩu được thể hiện như sau:
Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia
tham gia vào phân công lao động quốc tế Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuấtvà sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà mình không có lợi thế Xét trên tổngthể nền kinh tế thế giới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việcsử dụng các nguôn lực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tănglên Bên cạnh đó xuất khẩu góp phần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốcgia.
Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng, chủ
yếu để quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất Ở
các nước kém phát triển vật ngăn cản chính đối với nền kinh tế là thiếu tiềm lực vềvốn trong quá trình phát triển Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cởsở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài thấy được khả năngxuất khẩu của đất nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trảnợ Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăngtrưởng kinh tế Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sảnxuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dâychuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổngsản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh Xuất khẩu có ích lợi kích thíchđổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất Để có thể đáp ứng được nhu cầucao của thế giới về qui cách phẩm chất sản phẩm thì một sản phẩm sản xuất phảiđổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề,học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Thông qua xuất khẩu, hàng hoátrong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả vàchất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải tổ chứclại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường Ngoài ra,xuất khẩu còn đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải luồng đổi mới công hoàn thiện
Trang 13công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giáthành.
Đối với doanh nghiệp: Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước
có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chấtlượng Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất
phù hợp với thị trường Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và
hoàn thiện tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giáthành Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộngquan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bêncùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mấtmát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanhnghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt độngsản xuất, marketing…, cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấyphép.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu
Sự cạnh tranh: Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu
cầu tạo ra giá trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩuthực sự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó Trong một thị trường cạnh tranh hoàntoàn thì nhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả Khi đó, vấn đề địnhgiá chỉ còn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường đó Trongmột thị trường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu cómột số quyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù hợp với những phân khúcthị trường đã được chọn lựa trước, và thông thường họ có quyền định giá sảnphẩm xuất khẩu ở mức cao hơn so với giá thị trường trong nước
Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp: Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật
pháp nước ngoài sở tại về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạnchế trong nhập khẩu, luật chống bán phá giá, kể cả chính sách tiền tệ
Trang 14Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàngxuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuấtkhẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng cácquan hệ kinh tế đối ngoại Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xãhội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trongnước lại giảm xuống Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một sốmặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách
Hạn ngạch
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểunhư qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của mộtnhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấpgiấy phép Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyếnkhích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hànghay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước cònthiếu…
Trợ cấp xuất khẩu
Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuấtkhẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sảnphẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới Trợ cấp xuất khẩu sẽ làmtăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sảnlượng và mức xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu: Tỷ giá hối đoái là giá
cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia Tỷgiá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệpđưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung vàhoạt động xuất khẩu nói riêng Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nướcxuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu
Trang 15do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho giathành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu Còn đối với nướcnhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn đểsản xuất hàng hoá ở trong nước Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nướcxuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăngđược lượng dự trữ ngoại hối.
1.2.Giới thiệu chung về Incoterms
Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành đểgiải thích các điều kiện thương mại quốc tế Khi được chọn, tạo thành một điềukhoản của hợp đồng mua bán quy định về vấn đề chuyên chở hàng hóa và thôngquan xuất nhập khẩu.
Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thíchnhững điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương Incoterms làmrõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ ngườibán đến người mua.
Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterms, và có hiệu lực kể từngày 1 tháng 1 năm 2011 Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả củaviệc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU)bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP 11 điều kiện Incoterms 2010 được chiathành hai nhóm riêng biệt:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
- EXW: Giao tại xưởng
- FCA: Giao cho người chuyên chở- CPT: Cước phí trả tới
- CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới- DAT: Giao tại bến
- DAP: Giao tại nơi đến
- DDP: Giao hàng đã nộp thuế
Trang 16 Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:
- FAS: Giao dọc mạn tàu- FOB: Giao lên tàu
- CFR: Tiền hàng và cước phí
- CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vàophương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một haynhiều phương thức vận tải Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP,DAT, DAP, DDP Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển.Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đườngđược tiến hành bằng tàu biển.
Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới ngườimua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biểnvà đường thủy nội địa” Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF Ởba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đãbị loại bỏ Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếplên tàu”
1.3.Các phương thức thanh toán chủ yếu
Trả tiền mặt (In Cash):
Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giaohàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua.
Phương thức ghi sổ (Open Account):
Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợngười mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ,theo đó đến thời hạn quy định người mua sẽ trả tiền cho người bán.
Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade)
Nghiệp vụ Barter: là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử dụng tiền trongthanh toán.
Trang 17Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu,nhưng có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán.
Nghiệp vụ Buy – Back: là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tưtrung và dài hạn Trong đó, một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhậnlại sản phẩm do bên kia sử dụng máy móc đó làm ra.
Phương thức nhờ thu (Collection)
Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giaohàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghitrên tờ hối phiếu đó.
Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng yêu cầu ngânhàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địađiểm nhất định Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nướcngười hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD)
Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mởtài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trìnhđầy đủ những chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụgiao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
Phương thức tín dụng chứng từ (Ducumentary Credits)
Là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của kháchhàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhậnhối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba nàyxuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy địnhđề ra trong thư tín dụng
1.4.Tổ chức và thực hiện hợp đồng ngoại thương
1.4.1 Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu
Trang 18 Đối với hợp đồng xuất khẩu:
- Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước
- Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán- Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
- Làm thủ tục hải quan- Thuê phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu- Lập bộ chứng từ thanh toán
- Khiếu nại
- Thanh lý hợp đồng
Đối với hợp đồng nhập khẩu:
- Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước- Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán- Thuê phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan- Nhận hàng
- Kiểm tra hàng nhập khẩu- Khiếu nại
- Thanh toán
- Thanh lý hợp đồng
1.4.2 Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh Xuất Nhập Khẩu
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người mua đòingười bán phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn Trong hóa đơn phải nêu được đặcđiểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng,phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,…
Trang 19 Vận đơn đường biển
Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho ngườigửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.
Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người/tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm,ngằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổchức bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate Of Quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩmchất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng.
Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate Of Quantity/ Weight)
Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao.
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin)
Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường làPhòng Thương mại/ Bộ Thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thácra hàng hóa
Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủhàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc,…
Phiếu đóng gói (Packing List)
Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đónggói trong từng kiện hàng và toàn bộ lô hàng được giao.
Trang 20Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHOHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA
VIỆT NAM
2.1 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
2.1.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Năm 2011 được xem là một năm thành công của ngành thủy sản Việt Namkhi thiết lập con số kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 6,1 tỷ USDtăng 21,1% so với năm 2010 Đây được xem là thành tích đáng tự hào của ngànhthủy sản Việt Nam, là kết quả nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của nông, ngư dân,các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sảnViệt Nam, trong bối cảnh đầy khó khăn của nền kinh tế toàn cầu cũng như ở trongnước, cộng với những tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai, dịch bệnh thủysản xảy ra tại nhiều khu vực trên thế giới
Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị,điển hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5% Đặc biệt,xuất khẩu cá tra sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnhthổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như HànQuốc, Trung Quốc và Italia lần lượt đạt mức tăng trưởng là 32%, 49% và 41% vềgiá trị Không chỉ tăng tưởng ở những thị trường truyền thống, ngành thủy sản còntiếp tục mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như chủ động xuất bán sangCác tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) 2.000 tấn thủy sản.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành thủy sản Việt Nam vẫn đangđối mặt với không ít những khó khăn Đó là việc nhiều doanh nghiệp khó tiếp cậnnguồn vốn vay sản xuất, chế biến và đặc biệt là tình trạng thiếu nguyên liệu vànhân công Những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn để lạihệ quả, làm tăng giá nguyên liệu đầu vào, cước vận tải, bao bì, lãi suất ngânhàng… Ngoài ra là những tác động của thiên tai, dịch bệnh và các rào cản thương
Trang 21mại từ các nước nhập khẩu… Do vậy, nhiều chuyên gia đã cảnh báo nếu Việt Namkhông đưa ra các chính sách phát triển phù hợp để ứng phó với tình hình thịtrường, đặc biệt là làm tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm thìmới hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho toàn ngành, hướng đến vấn đềxây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Với những kết quả đã đạt được vào năm 2011, ngành thủy sản Việt Namvẫn tiếp tục kỳ vọng đạt được kim ngạch xuất khẩu cao trong năm 2012 do nhucầu thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh, trong khi nguồn cung thủy sản ởmột số nước sụt giảm Thêm vào đó, các yếu tố hỗ trợ như tăng tỷ giá, thị trườngngày càng được mở rộng và ổn định, các chính sách thương mại song phươngđược cải thiện, các doanh nghiệp sớm nắm bắt được nhu cầu và đảm bảo về chấtlượng sản phẩm sẽ tạo nên những lợi thế lớn để Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt6,5 tỷ USD trong năm 2012.
2.1.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Về mặt hàng tôm đông lạnh
Năm 2011, cùng với thành tích ấn tượng của toàn ngành thủy sản là sựđóng góp không nhỏ của mặt hàng tôm Vẫn là sản phẩm thủy sản được thế giớiưa chuộng, xuất khẩu tôm tiếp tục đem về giá trị lớn và là mặt hàng chủ lực, chiếnlược trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Vượt qua bao thăng trầm của mộtnăm đầy khó khăn và biến động, tôm vẫn giữ được thế “thượng phong” và tiếp tụcchào đón những dấu hiệu khởi sắc trong năm 2012.
Ngay từ những ngày đầu năm, xuất khẩu tôm đã cho thấy những tín hiệucủa một năm đầy triển vọng với tốc độ tăng trưởng cao cả về khối lượng và giá trị(nửa tháng 1/2011, tăng 37% về sản lượng, 56% về giá trị so với cùng kỳ năm2010) Sở dĩ có được điều này là do nguồn cung tôm trên thị trường thế giới khanhiếm, đặc biệt là tôm cỡ lớn, vốn là thế mạnh của Việt Nam.
Tuy nhiên, trái ngược với nhu cầu cao trên thế giới thì trong nước, nguyênliệu tôm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng ngay từ những ngày đầu năm.
Trang 22Nhiều nhà máy chế biến tôm xuất khẩu chỉ hoạt động được khoảng 45% công suất,do thời điểm đầu năm, người nuôi tôm đã thu hoạch xong vụ tôm chính và đangcải tạo ao đầm để sản xuất vụ tôm mới Bước vào vụ tôm mới, do tình hình thờitiết bất lợi và dịch bệnh, mối lo về thiếu nguyên liệu tôm xuất khẩu lại bị kéo dàithêm Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thiếu nguyên liệu do dịch tôm chết vào thờiđiểm tháng 4 và tháng 5 là một cú “sốc” đối với ngành tôm xuất khẩu Vì thế, tạithời điểm giữa năm, các doanh nghiệp dự đoán xuất khẩu tôm năm 2011 sẽ khóđạt được mức của năm 2010 (2,1 tỷ USD).
Mặc dù vậy, tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm lại rất khởi sắc vào giaiđoạn cuối năm Các nhà máy hầu như đều đi vào hoạt động hết công suất để kịphoàn thành các đơn hàng Theo nhận định của các chuyên gia ngành thủy sản,càng về cuối năm, xuất khẩu thủy sản nói chung và mặt hàng tôm nói riêng, đềugặp thuận lợi về thị trường lẫn giá cả Trong đó yếu tố tác động không nhỏ là do lũlụt hoành hành ở các nước châu Á, nhất là Thái Lan đang bị ảnh hưởng trầm trọngkhiến cho sản lượng tôm bị hao hụt, đẩy giá trị lên cao Vào tháng 11, giá tôm xuấtkhẩu rất hấp dẫn, từ 11-12USD/kg khiến các doanh nghiệp vừa phấn khởi vừangậm ngùi vì không đủ nguyên liệu để xuất.
Một trở ngại lớn đối với xuất khẩu tôm là vấn đề chất lượng Xuất khẩu tômsang thị trường Nhật Bản trong năm qua vẫn tiếp tục bị cảnh báo vềChloramphenicol và Trifluralin, đồng thời “cuộc chiến” với tôm chứa tạp chất vẫncòn đầy cam go, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khi cũng không thể kiểmsoát được chất lượng sản phẩm đầu ra của mình Mặc dù 4 tháng đầu năm, NhậtBản - thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam - có số lô hàng thủysản bị cảnh báo thấp nhất trong 3 thị trường nhập khẩu thủy sản chính của ViệtNam Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lo ngại thị trường Nhật Bảnvì cơ quan quản lý của nước này đang siết chặt kiểm soát hàng thủy sản từ ViệtNam Từ đầu năm tới nay, các lô tôm Việt Nam vẫn liên tục bị phát hiện có dưlượng kháng sinh vượt mức cho phép Điều này đã và đang gây ra những khó khăn
Trang 23rất lớn cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật và các thịtrường khác trên thế giới trong 5 tháng đầu năm 2011.
Có thể nói trong 1 năm, ngành thủy sản trải qua nhiều biến động, trong đógóp phần đáng kể tạo nên những biến động được dư luận quan tâm là đối tượngxuất khẩu chủ lực: con tôm Tôm vẫn đem về giá trị xuất khẩu số 1 trong các mặthàng thủy sản xuất khẩu Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản ViệtNam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 101.872 tấn tôm, trịgiá 971,109 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với cùngkỳ năm 2010 và là nhóm hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàngthủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Tháng 8/2011, xuất khẩu tôm của ViệtNam đã thu về trên 258 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nângtổng giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm lên trên 1,44 tỷ USD Trong đó, Nga là thịtrường có sức tăng trưởng "nóng" nhất Xuất khẩu tôm sang thị trường này liên tụctăng tới 3 con số trong nhiều tháng liên tiếp Tháng 8/2011, giá trị xuất khẩu tômsang Nga tăng 351%, và trong 8 tháng tăng 460% Chỉ có xuất khẩu sang NhậtBản giảm, xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU và ASEAN tiếp tục tăng mạnh Ngoài 3 thịtrường này, Hàn Quốc cũng là thị trường đơn lẻ có sức tăng trưởng mạnh trongnăm 2011, giá trị xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đã tăng từ 64,9 triệu USD trong 8tháng đầu năm 2010 lên gần 93,9 triệu USD cùng kỳ năm 2011 Trong cả năm2011, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,4 tỷ USD, trong đó tôm sú chiếm59,7% tổng giá trị, tôm chân trắng chiếm 29,3%, còn lại là tôm các loại khác, consố này là một kết quả khả quan vì đã vượt mục tiêu 2,1 tỷ USD đã đề ra, nhờnhững thuận lợi về giá cả và thị trường vào cuối năm.
Về mặt hàng cá tra:
Theo VASEP, tính đến cuối tháng 10, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,48tỷ USD, tăng 29,2% so cùng kỳ 2010, dự kiến cả năm sẽ đạt 1,6 tỷ USD Châu Âuvẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, chiếm 30%; 10 tháng đầunăm 2011 đạt 452 triệu USD (tăng 3% so cùng kỳ) Tại thị trường Mỹ, 10 tháng
Trang 24qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra cũng đạt trên 261 triệu USD, tăng gần 100% sovới cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm Thị trường ASEANcũng đạt hơn 93 triệu USD, tăng 45,4% so cùng kỳ.
Mặc dù phải đối mặt với tình trạng khó khăn về nguồn nguyên liệu, nhưngxuất khẩu cá tra sang hầu hết các thị trường vẫn có xu hướng tăng trưởng hai consố Đáng chú ý trong các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong 9 thángđầu năm là Nga Đây là thị trường luôn tăng trưởng nhưng tính đến cuối tháng 9,cá tra xuất khẩu sang thị trường này lại có xu hướng giảm tuy không nhiều Trongtháng 9, xuất khẩu cá tra sang Nga đạt 5,1 triệu USD, tăng so với 4,7 triệu USDcủa tháng trước, nhưng giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa giá trị xuất khẩucá tra sang Nga 9 tháng qua đạt 43,6 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ nămngoái EU vẫn thể hiện là thị trường trọng điểm nhập khẩu cá tra của Việt Nam,chiếm 30% thị phần, nhưng mức tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường nàyvẫn chưa như mong đợi Đến cuối tháng 9, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU chỉtăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 397 triệu USD Nguyên nhân chínhkhiến cá tra Việt Nam lại gặp khó khăn ở thị trường này là do ở Anh đã phát hiệnhàm lượng nước trong sản phẩm cao hơn so với tự nhiên, và tại Canada đã pháthiện dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm
Mặt khác, ở thị trường Mỹ, vốn được xem là rất khó tính, đặt ra nhiều tiêuchuẩn đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu nhưng sau khi Việt Nam kiện Mỹ về việcáp dụng thuế chống bán phá giá thì đến cuối quý I và đầu quý II năm 2011, Mỹ đãgiảm mức thuế chống bán phá giá xuống còn 0 – 0,2% Điều đó dẫn đến giá trịxuất khẩu cá tra sang Mỹ từ đầu năm đến 15/6/2011 đạt 118.686 triệu USD, chiếm15,9% Bên cạnh đó, Mexico được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn, ổn địnhvà tiềm năng của cá tra, basa Việt Nam Đây là thị trường tiêu thụ cá tra, basa lớnnhất khu vực Trung và Nam Mỹ Tính đến giữa tháng 6/2011, giá trị nhập khẩu cátra, basa Việt Nam của Mexico lớn thứ 2 (đạt 46,59 triệu USD), chỉ sau Mỹ.
Trang 25Để cá tra vẫn sẽ là mặt hàng đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của thịphần thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp cần duy trì đà tăng trưởng mạnh củacác thị trường còn lại như Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Brazil, Mexico,ASEAN, Ảrập Xêút Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định, thủysản, trong đó có cá tra, vẫn là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và tạo bướcđột phá trong giai đoạn 2011-2015
Về mặt hàng cá ngừ
Theo VASEP, năm nay, cá ngừ Việt Nam đã xâm nhập và mở rộng ra nhiềuthị trường, nâng tổng số thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam lên 87 thịtrường, gần gấp đôi so với đầu năm Xuất khẩu cá ngừ năm 2011 đạt 379,4 triệuUSD, tăng 29,4% so với năm 2010
Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường chính nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam, chiếmtới 46% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu cángừ sang thị trường này 10 tháng đầu năm đạt 144,705 triệu USD Tiếp đến là thịtrường EU, trong đó Đức, Italia và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừcủa Việt Nam Nếu những tháng trước đây, Đức là thị trường lớn nhất trong khốinhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhưng sang tháng 10/2011, Italia lại vượt lên vớigiá trị nhập khẩu đạt 2,918 triệu USD, tăng tới 258,2% so với cùng kỳ năm ngoái.Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản cũng có xu hướng tăng lên về cuốinăm Từ đầu năm tới nay, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thịtrường Nhật đạt cao nhất, lên tới 82,3%, tương đương 36,645 triệu USD Ngoàicác thị trường chính nói trên, Thụy Sỹ cũng đang nổi lên là thị trường nhiều tiềmnăng với mức tăng trưởng cao chỉ sau Nhật Bản trong thời gian gần đây Trong 10tháng đầu năm 2011, Thụy Sỹ đã nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam với giá trị đạthơn 3 triệu USD, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoài Ngoài sự tăng trưởng vềgiá trị, trong năm nay ngoài 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản, sốthị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam (tính tới hết tháng 10/2011) cũng đãtăng đáng kể lên tới 87 thị trường, gần gấp đôi so với đầu năm
Trang 26VASEP cho biết, nguyên nhân của sự tăng trưởng chính là do nhu cầu tiêuthụ trên thị trường quốc tế vào dịp cuối năm đang tăng cao Thêm vào đó, một sốnước trên thế giới đang đề xuất cắt giảm hạn ngạch khai thác cá ngừ để bảo vệnguồn lợi của loài này trong tương lai.
Về lâu dài, nhà nước cần ban hành những chính sách tổng thể nhằm tạo ramối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cángừ để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ ViệtNam trên thị trường quốc tế
Về mặt hàng mực, bạch tuộc
Giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng31% so với cùng kỳ năm ngoái Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Namnăm 2011 tăng lên con số 76 so với 66 của năm 2010 Trong đó, những thị trườngnhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam nhiều nhất là Hàn Quốc, EU, Nhật Bảnvà một số nước ASEAN Hiện nay, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 đối tác quan trọngcung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật Bản, trong đó thế mạnh của ViệtNam là sản phẩm mực sống, tươi, đông lạnh và bạch tuộc chế biến Tuy nhiên,mực ống Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường Nhật Bản dogiá xuất khẩu cao hơn so với các nguồn cung cấp khác như Hàn Quốc, TrungQuốc VASEP dự báo, khả năng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trongnăm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm trước vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang lo ngạithiếu hụt nghiêm trọng lượng nguyên liệu trong nước.
2.1.3 Về thị trường xuất khẩu
Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, NhậtBản chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam.Trong đó, theo thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm, thị trường EU đang dẫn đầu với112,983 triệu USD, tiếo theo là Mỹ với 112,242 triệu USD và Nhật Bản với99,116 triệu USD Các thị trường quan trọng khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,Hồng Kông, ASIAN, Australia, Canada, … Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam
Trang 27cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, TrungĐông, châu Mỹ La Tinh
2.2 Nhận xét2.2.1 Thuận lợi
Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là điều kiện tự nhiên của nước ta Nước ta cóbờ biển dài hơn 3260 km, so sánh với vùng lãnh thổ trung bình cứ 100km2 diệntích đất liền là có 1km chiều dài bờ biển Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngưtrường Trung tây Thái Bình Dương có nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng, làmột trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thếgiới Không những là ngư trường thuận lợi cho khai thác, vùng biển Việt Nam còncó các điều kiện tự nhiên thích hợp để nuôi trên biển Bên cạnh đó nước ta còn cónguồn lợi thủy sản nước ngọt nằm trong 2860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đấtngập nước, ao hồ ruộng trũng, rừng ngập mặn đặc biệt ở lưu vực sông Hồng vàsông Cửu Long Năm 2011, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 5432,9 nghìntấn, tăng 5,6% so với năm 2010, trong đó, khai thác đạt 2502,5 nghìn tấn, tăng3,6% so với năm trước, nuôi trồng 2930,4 nghìn tấn, tăng 7,4% so với năm 2010.
Không chỉ thuận lợi về sản lượng, mà chất lượng hàng thuỷ sản Việt Namkhông ngừng được nâng cao Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biếnvà xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng cao và nhanh nhạy hơn với côngnghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Côngnghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trìnhđộ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới,họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sảnluôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP) luônđược cải tiến Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản có đủ tiêu chuẩn vềvệ sinh an toàn thực phẩm và được các thị trường nhập khẩu chấp nhận Nhữngthành tựu và đổi mới đó đã giúp các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam dần có chỗ đứng
Trang 28vững chắc ngay tại các thị trường đòi hỏi khắt khe như Mỹ, Nhật Bản, EU; đangdần tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế
Một thuận lợi nữa đối với xuất khẩu thuỷ sản 2011, đó là sản lượng thuỷsản khai thác tự nhiên của các quốc gia nhập khẩu ngày càng giảm vì những quyđịnh liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên các thị trường này ngàycàng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ đượcưu tiên trong chính sách hỗ trợ, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, cáchàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật Riêng đối với thịtrường Nhật Bản, sau thảm hoạ động đất sóng thần vào đầu tháng 3 khiến chokhông ít các khu chế biến đóng cửa, tân dụng khoảng trống tại thị trường này, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã gia tăng thị phần của mình tại thị trường này Bên cạnhđó, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họcho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng Đây được xem là một tínhiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện đang có những lợi thế lớn về chínhsách ở một số thị trường Ở thị trường EU, do Việt Nam được hưởng chế độ GSPnên hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng có nhiều lợi thế hơn sovới các quốc gia khác Đặc biệt là từ khi EU cho phép được hưởng chế độ thuếquan này Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của EU đối với các quốc giađược hưởng GSP, do đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách các quốc giađược hưởng GSP của EU Về mặt thuế quan, khác với thị trường Mỹ, hàng thủysản Việt Nam trên thị trường EU gặp rất ít và hầu như không có vụ kiện bán phágiá nào Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU lớn nên EUthường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũathương mại hay mang tính chính trị như Mỹ Bên cạnh đó hàng thủy sản Việt Namxuất khẩu sang EU với mức giá hợp lí và nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranhkhá cao đặc biệt tôm và cá Hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như khônggây ảnh hưởng cho hàng nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá.Đây cũng là một lợi thế cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU Về các