1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu quản trị xuất nhập khẩu và thực trạng xuất khẩu nông sản ở việt nam 5 tháng đầu năm 2015

30 810 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 264,66 KB

Nội dung

nghiên cứu quản trị xuất nhập khẩu và thực trạng xuất khẩu nông sản ở việt nam 5 tháng đầu năm 2015

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2015 GVHD : PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn Lớp : HUI- BBA7A Sinh viên : Bùi Huy Phương MSSV : 11212931 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2015 GVHD : PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn Lớp : HUI- BBA7A Sinh viên : Bùi Huy Phương MSSV : 11212931 LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được theo học trong suốt thời gian vừa qua. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu Quản trị xuất nhập khẩu và thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 5 tháng đầu năm 2015”, tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, đặc biệt là từ phía PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn - giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện chuyên đề này và Th.S Lê Thúy Kiều giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Quản Trị Xuất Nhập khẩu, đã cung cấp cho tôi những bài học làm nền móng cho những nghiên cứu sau này. Tôi xin trân trọng cám ơn! NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện kinh tế thế giới đang vận hành theo xu hướng toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia. Vì vậy mà hoạt động xuất nhập khẩu trở thành cầu nối kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Điều này giúp các quốc gia có thể phát huy được những thế mạnh của mình cũng như điều tiết được nguồn ngoại tệ trong nước. Ở Việt Nam, xuất khẩu nông sản vẫn duy trì được vị thế của mình trong những năm gần đây, là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế. Để xuất khẩu nông sản phát triển hơn nữa thì cần có những nhận định đúng đắn từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng cũng như đạt được những mục tiêu nhất định mà nhà nước đã đề ra. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cho ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam” để nghiên cứu và làm chuyên đề môn học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung thêm lượng kiến thức mới, cũng như đi sâu hơn về môn học. Nghiên cứu tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2015. Đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Chuyên Đề Môn Học 6 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu nông sản 5 tháng đầu năm 2015. Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản. 4. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu được thu thập trong 5 tháng đầu năm 2015. Về không gian: nghiên cứu những khái niệm liên quan và nghiên cứu tình hình xuất khẩu nông sản từ đó phát hiện được những vấn đề nảy sinh để đưa ra những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian kế tiếp. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân chia cái toàn thể, phức tạp thành những yếu tố cấu thành đơn giản hơn, nhận thức được một cách sâu sắc từng góc cạnh các vấn đề. Tổng hợp nhằm thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố nhằm nhận thức sự vật hiện tượng trong tính tổng thể, tổng hợp các tài liệu từ báo internet… Phương pháp logic giúp cho việc trình bày ý tưởng một cách thống nhất, rành mạch rõ ràng. Tìm hiểu, nghiên cứu có gì tiến bộ và còn chỗ nào hạn chế. 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương Chuyên Đề Môn Học 7 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về môn Quản trị Xuất Nhập Khẩu Chương 2: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông sản tại Việt Nam Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất Nhập Khẩu Chuyên Đề Môn Học 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Kiến thức cơ bản 1.1.1 Khái niệm Theo điều 28, Luật Thương Mại (2005) Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Ngoại thương (hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu và các hoạt động gia công với nước ngoài. Ngoại thương giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế đối ngoại. Kim ngạch xuất khẩu là quy định của một nước về tổng số tiền cao nhất của một loại hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài. Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một loại hàng hóa nhập khẩu vào nước đó. Quản trị xuất nhập khẩu là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các nhà quản trị tổ chức mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nói một cách cụ thể hơn, quản trị xuất nhập khẩu là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Thực Chuyên Đề Môn Học 9 chất của hoạt động quản trị xuất nhập khẩu là quản trị các hoạt động của con người và thông qua đó quản trị mọi yếu tố khác liên quan đến toàn bộ quá trình kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp với mục tiêu là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. 1.1.2 Vai trò - Vai trò của Nhập khẩu: Có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của đất nước. Kim ngạch nhập khẩu của một nước tăng lên, có thể mở rộng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu xây dựng, sản xuất trong nước, nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng lên quá nhiều, có thể làm giảm thu nhập quốc dân, hạn chế nhu cầu tiêu dùng trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách nhập khẩu của Việt Nam là ưu tiên nhập khẩu thiết bị, công nghệ tiên tiến, vật tư để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, đúng mức, có hiệu quả. - Vai trò của Xuất khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động. Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chuyên Đề Môn Học 10 [...]... 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu tổng quan về ngành nông sản Việt Nam Từ ngàn xưa Nông nghiệp đã là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Từ sau năm 19 75, khi đất nước được giải phóng cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tuy nhiên không còn là nước nông nghiệp thuần túy nữa mà Việt Nam đã trở thành một ngước Nông - Công nghiệp... có UAE, I-xra-en, Nam Phi là nước nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang hai thị trường nói trên trong 5 tháng đầu năm 20 15 đạt lần lượt 2,8 và 1 ,5 triệu USD Gạo: Là nông sản xuất khẩu chủ lực nhất của Việt Nam sang châu Phi, Tây Á khi chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông lâm thủy sản sang khu vực này và chiếm tỉ trọng... nghiệp và xuất khẩu nông sản đã thể hiện rõ vai trò là nền tảng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế Chuyên Đề Môn Học 17 2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu ngành nông sản tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 20 15 Nhóm hàng nông sản đạt 1.4 75, 8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,8%, giảm 15, 2% so cùng kỳ Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm 28,1% (lượng giảm 75, 2%, giá tăng 190,2%);... quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm 20 15, xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm tại khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt 2 15, 4 triệu USD tăng trưởng +14,2% so với cùng kỳ năm 2014 Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng, cụ thể: gạo đạt 57 ,82 triệu usd (+200%), hạt tiêu đạt 38,0 triệu USD (+39%), chè đạt 12,1 triệu USD ( +59 ,2%), hạt điều đạt 7 ,5 triệu... và chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước Giá trị xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 1 ,5 tỷ USD từ năm 2000 tăng lên 13,3 tỷ USD tính đến quý I năm 20 15 Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc với tỷ trọng lớn như gạo, cao su, trái cây…; trong đó riêng lúa gạo và cao su, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 40% Đối với các sản phẩm nông. .. Công Thương hiện nay các mặt hàng xuất khẩu sang Nga chủ yếu là thủy sản, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, gạo, chè… Cụ thể, tỉ trọng xuất khẩu nông sản sang Nga vẫn còn ì ạch Theo đó, năm 2014 đạt khoản hơn 300 triệu USD tăng 1 ,54 % so với giá trị xuất khẩu Chuyên Đề Môn Học 23 nông sản sang Nga năm 2013 Tính đến hết tháng 5/ 20 15 giá trị xuất khẩu đạt 2 05 triệu USD chỉ tăng 1,61% so với... nghiệp xuất khẩu nông sản Những khoản đầu tư bằng tiền và công nghệ cần được quan tâm Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân cần được triển khai với các hình thức thiết thực và hiệu quả hơn Ðặc biệt, các bộ, ngành chức năng cần rà soát lại các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, tháo gỡ vướng mắc để cả doanh nghiệp và nông dân đều được hưởng lợi trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông. . .Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất. .. hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2014 như: Cà phê đạt 20,9 triệu USD ( -52 ,0%), rau quả đạt 2,1 triệu USD (- 25, 0%) Cà phê: Xuất khẩu cà phê sang châu Phi, Tây Á, Nam Á cũng chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Cà phê chủ yếu được xuất khẩu sang Ấn Độ (trong 2 tháng đầu năm 20 15, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,8 triệu USD, giảm 14,3%, Algeria (kim ngạch đạt 5, 1 triệu USD, giảm... nghiệp Việt Nam đối với mặt hàng nông sản Thông qua đề tài này, chúng em có thể hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu nông sản, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình xuất khẩu Đồng thời cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nước nhà Chuyên Đề Môn Học 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 GSTS Đoàn Thị Hồng Vân, Ths Kim Ngọc Đạt – Quản Trị Xuất Nhập Khẩu – NXB Tổng 2 3 4 5

Ngày đăng: 28/08/2015, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w