1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý thuyết về lợi thế so sánh qua các thời kỳ và vận dụng vào lĩnh vự xuất nhập khẩu nông sản việt nam

35 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 504,6 KB

Nội dung

Lý thuyết về lợi thế so sánh qua các thời kỳ và vận dụng vào lĩnh vự xuất nhập khẩu nông sản việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -TIỂU LUẬN

LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH QUA CÁC THỜI KỲ

VÀ VẬN DỤNG VÀO LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU

NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Hoàng Vinh

Hà Nội, 3/2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH QUA CÁC THỜI KÌ 3

1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh qua các thời kì 3

1.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 3

1.1.2 Lợi thế so sánh theo một số quan điểm hiện đại 6

1.1.3 Đánh giá chung về lợi thế so sánh 8

1.2 Lý thuyết chung về xuất khẩu 9

1.2.1 Một số khái niệm 9

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu 10

1.3 Đánh giá về lợi thế so sánh của Việt Nam theo các quan điểm trên 13

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 15

2.1 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản 15

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông sản 15

2.1.2 Các thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam 17

2.2 Tình hình nhập khẩu nông sản Việt Nam 19

2.2.1 Tốc độ nhập khẩu của 1 số thị trường nông sản vào Việt Nam 19

2.2.2 Các thị trường Việt Nam nhập khẩu nông sản 20

2.3 Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam 20

2.3.1 Lợi thế 20

2.3.2 Hạn chế 23

CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 27

Trang 3

3.1 Nâng cao, tận dụng những lợi thế so sánh sẵn có của Việt Nam 27

3.1.1 Đối với lợi thế về điều kiện tự nhiên 27 3.1.2 Đối với lợi thế về nguồn lực lao động 27

3.2 Các chính sách nhằm khuyến khích phát triển và hỗ trợ xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam 28

KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, tự do hoá thương mại đã và đang trở thành là xuhướng chung của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ Điều này mangđến cho nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với việc phát triển nềnkinh tế nói chung Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói đã đạtđược những thành tựu đáng kể, dần khẳng định vị trí của mình trên thị trườngquốc tế, một trong số đó là lĩnh vực xuất nhập khẩu Xuất khẩu ngày càngđóng một vai trò lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu nông sản, hàngnăm xuất khẩu nông sản đóng góp 20% GDP vào nền kinh tế Việt Nam đãtrở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàngnhư: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, Một trong số nguyên nhân là ViệtNam đã tận dụng được các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và con ngườinhằm nâng cao khả năng của mình trên thị trường quốc tế

Tuy nhiên, hiện nay, trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, nông sản Việt

sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt trước những đối thủ khác trên thế giới Thêmvào đó, thực tế sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tình trạng chuyển dịch cơ cấunông nghiệp còn mang tính tự phát, sản xuất chủ yếu theo tín hiệu thị trườngngắn hạn cộng thêm các yếu tố tác động khách quan như khí hậu, dịch bệnh…cũng là những thách thức đặt ra cho toàn ngành nông nghiệp nói chung vàxuất khẩu nông sản nói riêng Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định lại rõ cáclợi thế so sánh của mình, từ đó tìm ra phương thức áp dụng một cách hiệu quảcác lợi thế đó vào thực tế Chính vì thế, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu

đề tài "Lý thuyết về lợi thế so sánh qua các thời kỳ và vận dụng vào lĩnh vựxuất nhập khẩu nông sản Việt Nam"

Trang 6

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu

Phân tích lợi thế so sánh theo quan điểm David Ricardo và một số quanđiểm khác, từ đó vận dụng, tìm ra các lợi thế so sánh trong lĩnh vực xuất nhậpkhẩu nông sản của Việt Nam và đề ra một số giải pháp nhằm giúp nước ta vậndụng có hiệu quả lợi thế của mình vào xuất nhập khẩu nông sản

2.2 Nhiệm vụ

 Phân tích lý thuyết lợi thế so sánh

 Trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của hoạt độngxuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay

 Đề ra các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam

4 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 phần:

 Chương 1: Cơ sở lý luận

 Chương 2: Thực trạng xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam hiện nay

 Chương 3: Giải pháp

Trang 7

CHƯƠNG I LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH QUA CÁC THỜI KÌ

1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh qua các thời kì

1.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

 Nội dung

Năm 1817, David Ricardo đã cho ra đời tác phẩm “Nguyên lý của Kinh

tê chính trị và thuế khoá”, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh Lýthuyết này đưcợ phát triển dựa trên quan điểm lợi thế tuyệt đối của AdamSmith Theo đó, những nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loạihàng hoá, thì lợi ích thương mại là rõ ràng Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trongtrường hợp một nước có thế sản xuất có hiệu quả hơn nước khác trong hầu hếtcác mặt hàng, ngược lại có những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thìchỗ đứng của họ trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Quá trình thươngmại sẽ diễn ra như thế nào giữa các nước này? Để trả lời những câu hỏi trên,Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh, với nội dung là tập trung phântích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi được từthương mại khi chi phí thấp hơn tương đối Lý thuyết được xây dựng trên một

số giả thiết:

 Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các loại tài nguyên đãđược xác định

 Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong 1 phạm vi quốc gia

 Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài

 Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động

 Công nghệ của hai quốc gia như nhau

 Chi phí sản xuất là cố định

 Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ)

 Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo

 Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế

Chi phí vận chuyển bằng không

Trang 8

 Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá.

Theo David Ricardo, lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổithương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất vàtrao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớnnhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi Vì vậy, những nước có lợi thếtuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối sovới các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợikhi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợithế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhấtđịnh về sản xuất các sản phẩm khác Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất vàxuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêudùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thươngmại

Một nước cần phải lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hoá sản xuất theocông thức:

Chi phí sản xuất sản phẩm M của thế giới

Chi phí sản xuất sản phẩm N của thế giới

Nếu chi phí để sản xuất của sản phẩm A của nước X so với thế giới nhỏhơn chi phí để sản xuất sản phẩm B của nước X so với thế giới, hay là A < Bthì nước X nên chuyên môn hoá vào việc sản xuất sản phẩm M, còn thế giớinên chuyên môn hoá vào sản xuất sản phẩm N Để làm rõ cho nội dung lýthuyết trên, ta xét mô hình thương mại đơn giản sau:

(giờ lao động)

Bồ Đào Nha (giờ lao động)

Trang 9

1 đơn vị lúa mì 15 10

Theo số liệu trên thì Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh cả vềsản xuất lúa mì và rượu vang, năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp 2 lầncủa Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ Tuynhiên, nếu xét theo lợi thế so sánh, 1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất tốnchi phí tương đương với chi phí sản xuất 2 đơn vị lúa mì Như vậy, Bồ ĐàoNha sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh và ở Anh sản xuất lúa

mỳ sẽ rẻ tương đối hơn so với Bồ Đào Nha Anh có lợi thế so sánh về sảnxuất lúa mì còn Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang Từ đó,Anh nên chuyên môn hoá vào sản xuất lùa mỳ, còn Bồ Đào Nha nên chuyênmôn hoá sản xuất rượu vang

Từ ví dụ trên ta có thể kết luận rằng sau khi tập trung sản xuất mặt hàng

có lợi thế so sánh cùng với sự trao đổi thương mại giữa hai nước, tổng sảnphẩm tăng lên, thu nhập thực tế của xã hội nói chung, của mỗi quốc gia nóiriêng cũng tăng lên Hay có thể nói ngắn gọn rằng, sau khi mỗi nước tập trungchuyên môn hoá sản xuất ngành hàng có lợi thế và thông qua trao đổi thươngmại thì cả hai bên đều có lợi

 Ý nghĩa

Tư tưởng của D.Ricardo về lợi thế so sánh mở đầu cho những phân tíchmới về mối quan hệ của một nền kinh tế với thế giới bên ngoài Nó chỉ rarằng, một nền kinh tế muốn đạt hiệu quả cao cần phải gắn mình với phần cònlại của thế giới để lựa chọn chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm mà mình cólợi thế so sánh Đây chính là một trong những tư tưởng quan trọng của lýthuyết kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế hiện đại

1.1.2 Lợi thế so sánh theo một số quan điểm hiện đại

 Học thuyết Heckcher – Ohlin (H.O.)

Trang 10

Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ đềcập đến mô hình đơn giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hoá chỉ vớimột nguồn đầu vào là lao động Vì thế mà lý thuyết của David Ricardo chưagiải thích một cách rõ ràng về nguồn gốc cũng như là lơị ích của các hoạtđộng xuất khâutrong nền kinh tế hiện đại Để đi tiếp con đường của các nhàkhoa học đi trước hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển đã bổ sung mô hìnhmới trong đó ông đã đề cập tới hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động

Học thuyết Hecksher- Ohlin phát biểu: Một nước sẽ xuất khẩu loạihàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵncủa nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cầnnhiều yếu dắt và tương đối khan hiếm ở quốc gia đó Hay nói một cách khácmột quốc gia tương đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hoá sử dụng nhiều laođộng và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn

Về bản chất học thuyết Hecksher- Ohlin căn cứ về sự khác biệt về tìnhphong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫnđến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia trước khi

có các hoạt động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của các hoạt động xuất khẩu sựkhác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối củacác hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối củahàng hoá Sự khác biệt về gíá cả tuyệt đối của hàng hoá là nguồn lợi của hoạtđộng xuất khẩu

Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn cóthể tìm ra điểm có lợi để khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này cácquốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thếtương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối Sựchuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợithế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như

Trang 11

vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá.Chính vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ tăng.

 Lợi thế so sánh theo mô hình trường đại học Stanford Hoa Kỳ

Một trong những quan điểm hiện đại về lợi thế so sánh được áp dụngrộng rãi trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay là lý thuyết lợi thế so sánh củaĐại học Stanford Hoa Kỳ Nội dung của lý thuyết là một quốc gia được coi là

có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm X khi chi phí cơ hội xã hội để sảnxuất thêm một đơn vị sản phẩm X thấp hơn giá bên giới (trước khi thôngquan) của sản phẩm đó Định nghĩa lợi thế so sánh này dựa vào hai khái niệm:giá biên giới (trước khi thông quan) và chi phí cơ hội

 Giá biên giới của sản phẩm X trước khi thông quan bao gồm: giáF.O.B đối với quốc gia xuất khẩu X và giá giá C.I.F đối với quốcgiá nhập khẩu X

 Chi phí cơ hội xã hội gắn liền với lợi ích xã hội để phân biệt với lợiích tư nhân:

 Lợi ích tư nhân = giá trị gia tăng – các yếu tố chi phí (không

kể chi phí sử dụng vốn) và thuế gián thu theo giá hiện hành

 Lợi ích xã hội = giá trị gia tăng – các yếu tố chi phí (không kểchi phí sử dụng vốn) theo chi phí cơ hội

 Lợi thế so sánh theo mô hình đàn nhạn bay

Mô hình đàn nhạn bay được Akmatsu Kaname đề xướng từ những năm

1930 và được phát triển bởi một số nhà kinh tế Nhật Bản khác Đâu là lýthuyết phát triển công nghiệp để tạo ra sự chuyển dịch lợi thế so sánh của nềnkinh tế với 3 phiên bản cụ thể:

Trang 12

 Phiên bản 1: Một nước - một ngành hàng

Tình huống này đặt ra cho nước đang phát triển ấp dụng để phát triểnmột ngành hàng công nghiệp cụ thể Ban đầu, quốc gia đó phải nhập khẩu sảnphẩm từ các nước công nghiệp phát triển đi trước Sau đó, tích luỹ vốn và họctập kinh nghiệm để phát triển sản xuất tại chỗ thay thế nhập khẩu Trên cơ sởđso, nhập khẩu sẽ giảm dần và tiến đến xuất khẩu

 Phiên bản 2: Một nước - nhiều ngành hàng

Quy luật phát triển trong từng ngành hàng giống như trong phiên bản 1.Quy luật phát triển công nghiệp của một nước là: phát triển các ngành thứ cấptrước, phát truueenr các ngành sơ cấp sau Theo đó, lợi thế so sánh của mộtquốc gia sẽ chuyển dịch liên tiếp giữa các ngành theo thứ tự trên

 Phiên bản 3: Nhiều nước - một ngành hàng

Quy luật phát triển công nghiệp từng nước giống như trong phiên bản 1

và phiên bản 2 Từ đó, sẽ diễn ra sự phân công lao động quốc tế theo khu vựctrong từng ngành hàng cụ thể

Đội hình bay của đàn nhạn Đông Á: trong đó Nhật Bản là đầu đàn, cácnước NICs thuộc hàng thứ hai; các nước nổi trội ASEAN hàng ba; và TrungQuốc và Việt Nam ở hàng thứ tư

1.1.3 Đánh giá chung về lợi thế so sánh

 Ưu điểm

Dễ dàng tính toán, lượng hoá được mức lợi thế so sánh, từ đó đánh giá vị thếcủa các ngành hàng trên thị trường thế giới một cách tương đối, xác địnhđược mô hình thương mại giữa các quốc gia

 Hạn chế

Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó,

ví dụ giả định rằng các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy

Trang 13

sinh hạn chế nếu trên thực tế không được như vậy Trong ví dụ trên, nhữngngười sản xuất rượu vang của Anh có thể không dễ dàng tìm được việclàm (chuyển sang sản xuất lúa mỳ) khi nước Anh không sản xuất rượu vangnữa và sẽ thất nghiệp Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sảnlượng giảm sút Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể đượctổng quát hoá cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầuvào, tỷ lệ các nhân tố sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng

và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêulại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại

1.2 Lý thuyết chung về xuất khẩu

1.2.1 Một số khái niệm

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một

quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mụctiêu là lợi nhuận

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương

Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càngphát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Hình thức sơ khai củachúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triểnrất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện củanền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móchàng hoá thiết bị công nghệ cao Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêuđem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và doanh nghiệp tham gia nói riêng

Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từngquốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hoá giữacác quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạtđộng này

Trang 14

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu

a) Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

 Xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trongnước

Hiện nay, trong xu hướng mở cửa nền kinh tế, xuất khẩu đóng vai tròthen chốt mở hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năngsẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách hiệuquả nhất

Đối với các nước có trình độ phát triển tương đối thấp như nước ta thìnhững nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, những nhân tốthiếu hụt là vốn, kĩ thuật, thị trường, kĩ năng quản lý Xuất khẩu là giải pháp

mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kĩ thuật của nước ngoài, kết hợpvới tiềm năng trong nước để tạo tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, rút ngắnkhoảng cách chênh lệch với các nước phát triển

 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước

Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phảicông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạchậu chận phát triển Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượngvốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến Thực tế cho thấy, để cónguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính làđầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu.Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ thì bằng cách này haycách khác đều phải trả Chỉ có xuất khẩu mới là hoạt động có hiệu quả nhấttạo ra nguồn vốn cho nhập khẩu bởi chúng không cần phải trả bất cứ mộtkhoản chi phí nào khác như nguồn vốn vay ngoài

Trang 15

Thực tiễn đã chỉ ra rằng xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mậtthiết với nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng cường nhập khẩu, ngược lại tăngnhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu.

 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển

Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nôngnghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ Có hai cách nhìn nhận về tácđộng của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng

nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất

về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sảnxuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đócác ngành sản xuất không có cơ hội phát triển

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan

điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuấtkhẩu Nó thể hiện:

- Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển Điềunày có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, cácngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổnđịnh sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sảnxuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia

- Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quảsản xuất của từng quốc gia

Trang 16

 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cảithiện đời sống nhân dân.

 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan

hệ kinh tế đối ngoại

b) Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp

Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thịtrường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanhnghiệp Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanhnghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường củamình

 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi củadoanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn cómặt ở thị trường nước ngoài

 Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đónâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển

 Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiệncông tác quản trị kinh doanh

 Xuất khẩu tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, buộc cácdoanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuấtkhẩu, hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nóicách khác tiết kiệm các nguồn lực

 Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều laođộng, tạo ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ, công nhân viên

 Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan

hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bêncùng có lợi

Trang 17

1.3 Đánh giá về lợi thế so sánh của Việt Nam theo các quan điểm trên

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì hoạt động ngoại thươngkhông thể thiếu Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khuvực và trên thế giới đã không những kích thích nền sản xuất trong nước pháttriển mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhànước, đặc biệt là nguồn ngoại tệ Vì thế, Việt Nam cần xác định rõ những mặthàng có lợi thế của mình trên thị trường quốc tế, từ đó tăng cường sản xuấtnhằm phục vụ cho mục đích xuất khẩu

Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, Việt Nam đãxác định được lợi thế của mình là trong sản xuất nông nghiệp và sản xuấtnhững mặt hàng sử dụng nhiều lao động Việt Nam chủ yếu tâp trung xuấtkhẩu những mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, những mặt hàng thô

sơ chưa qua sơ chế (dầu thô, than đá ) và sau này là những mặt hàng sử dụngnhiều lao động như dệt may, giầy dép… Xuất phát từ những lợi thế rất rõ màViệt Nam đang có là vị trí địa lý thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với trên 9triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùngđồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúađược xếp vào loại tốt nhất của thế giới; có vùng đất đồi núi bao la có thể pháttriển cây công nghiệp và rừng; có bờ biển dài tới 3.200 km, cùng với diện tíchmặt nước lớn khác có thể phát triển thuỷ sản Ngoài ra, Việt Nam còn có lợithế về tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tài nguyên đất, nước, biển,rừng, sinh vật, khoáng sản và du lịch, lợi thế về nguồn lao động trẻ dồi dào,giá rẻ Tuy nhiên, những lợi thế so sánh Việt Nam hiện có chỉ là lợi thế “tĩnh”hay còn gọi là lợi thế cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố laođộng, giá trị gia tăng thấp)

Hiện tại, lợi thế so sánh cấp thấp đang là một nhân tố quan trọng hấpdẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựavào lợi thế này thì Việt Nam khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu

Ngày đăng: 03/03/2017, 04:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Mai Ngọc Cường, Giáo trình “Lịch sử học thuyết kinh tế”, NXB Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử học thuyết kinh tế
Nhà XB: NXBLý luận chính trị
2. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩuhttp://voer.edu.vn/c/ly-luan-chung-ve-hoat-dong-xuat-khau/64ee38b2 Link
3. Mô hình đàn nhạn bayhttps://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4_h%C3%ACnh_%C4%91%C3%A0n_nh%E1%BA%A1n_bay Link
4. Mô hình Heckscher – Ohlinhttps://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4_h%C3%ACnh_Heckscher-Ohlin Link
5. Tổng quan về tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản Việt Nam năm 2013http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2861/tong-quan-ve-tinh-hinh-xuat-khau-nhom-hang-nong-san--thuy-san-viet-nam-nam-2013.aspx Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w