1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng kinh tế

70 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 885 KB

Nội dung

Một mặt hàng được coi là có lợi thếtương đối so với một quốc gia khác khi nó có chi phí cơ hội thấp hơn mặt hàng kia.Như vậy, nếu xét riêng lĩnh vực nông sản, thì lý thuyết lợi thế so sá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hồng Trà My

Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản Việt Nam và giải pháp để khai thác những lợi thế

so sánh đó trong thời ký khủng hoảng kinh tế

Họ và tên sinh viên : Trương Thị Xuân Quỳnh

Mã sinh viên : 0955010026 Lớp : Anh23 - KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hồng Trà My

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 4

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ SO SÁNH VÀ NÔNG SẢN 4

1.1 Những vấn đề cơ bản của nông sản 4

1.1.1 Thế nào là nông sản? 4

1.1.2 Đặc điểm của nông sản 6

1.2 Những vấn đề cơ bản về lợi thế so sánh 7

1.2.1 Khái niệm lợi thế so sánh 7

1.2.2 Những yếu tố tạo nên lợi thế so sánh (của hàng nông sản xuất khẩu) 10

1.2.3 Các tiêu chí thể hiện lợi thế của nông sản 15

1.3 Những vấn đề cơ bản về khủng hoảng kinh tế 17

1.3.1 Khủng hoảng kinh tế là gì? 17

1.3.2 Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 19

Chương 2 21

LỢI THẾ SO SÁNH CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM 21

2.1 Những lợi thế so sánh chung của Việt Nam trong việc khai thác nông sản .21

2.1.1 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 21

2.1.2 Nguồn nhân lực 25

2.1.3 Khoa học công nghệ 27

2.1.4 Đầu tư cho nông nghiệp 29

2.2 Những lợi thế so sánh của Việt Nam đối với một số loại nông sản cụ thể 31

2.2.1 Đối với gạo 31

2.2.2 Đối với cà phê 32

2.3 Thực trạng phát huy lợi thế của một số nông sản của Việt Nam 37

2.3.1 Mặt hàng gạo 37

2.3.2 Mặt hàng cà phê 39

2.3.3 Mặt hàng cao su 40

Trang 3

2.4.1 Những thành tựu đạt được 43 2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại 46

Chương 3 55

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC LỢI THẾ SO SÁNH CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM 55 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 4

Bảng 2 1: Năng suất của một số cây trồng nhờ áp dụng công nghệ sinh học 28

Bảng 2 2 Diện tích và sản lượng gạo từ năm 1990 đến năm 2011 31

Bảng 2 3 So sánh giá thành sản xuất cà phê Việt Nam với một số đối thủ cạnh tranh 34

Hình 2 1: So sánh tỷ lệ (%) số xã có cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản phân loại theo cơ sở theo 2 thời kỳ TĐT 2006 và 2011 30

Hình 2 2 Diến biến diện tích cà phê Việt Nam từ 1995 - 2011 32

Hình 2 3 Năng suất cà phê thế giới và Việt Nam từ 1961 đến 2010 34

Hình 2 4: Sản lượng cà phê Việt Nam từ 1995 đến 2011 36

Hình 2 5 Vốn tích lũy bình quân 1 hộ (triệu đồng) qua 2 thời kỳ các năm 2006 và 2011 chia theo vùng kinh tế- xã hội 43

Hình 2 6 Vốn tích lũy bình quân 1 hộ (triệu đồng) chia theo loại hộ, thời điểm 01/07/2011 44

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, ngành nông nghiệp vẫn luôn là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhấttrong cơ cấu sản xuất của nước ta Việt Nam đi lên từ nền văn minh lúa nước nên nôngsản cũng chính là một thế mạnh truyền thống của chúng ta chính vì chúng ta có lợi thế

so sánh trong lĩnh vực này Hơn thế nữa, trong những năm tới đối với Việt Nam, nôngnghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng Do vậy, việc phát huy lợi thế trong sảnxuất và xuất khẩu nông sản không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy pháttriển một nền nông nghiệp hàng hóa , đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn làvấn đề có tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nhậnbiết được sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài này nên người viết đã lựa chọn đề tài

“Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản Việt Nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng kinh tế”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Qua khóa luận, người viết mong muốn phần nào làm sáng tỏ những lợi thế so sánhcủa nông sản Việt Nam từ xưa đến nay đồng thời tìm ra những giải pháp để khai thácnhững lợi thế so sánh đó trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Nông nghiệp đã, đang và

sẽ là một ngành thế mạnh và trụ cột của Việt Nam cho nên việc hiểu rõ và nắm vữngđược những thế mạnh đó là rất quan trọng và có ý nghĩa chiến lược lâu dài

3 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứuchủ yếu là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích để làm sang tỏ hơn từngkết luận nghiên cứu

Trang 6

Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống,phương pháp phân tích kinh doanh để tập hợp và phân tích các vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan đến lợi thế và việc phát huy lợi thế của sản phẩm hàng nông sản xuấtkhẩu chủ yếu Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm sáng tỏ hơn các kếtluận trong quá trình phân tích và đánh giá các kết quả nghiên cứu.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng:

Khóa luận tập trung nghiên cứu về lợi thế so sánh của Việt Nam và qua đó tìm raphương pháp để phát huy những lợi thế so sánh đó đặt trong bối cảnh và phạm vinghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài:

+ Không gian:

Chủ yếu đối với vấn đề lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam, ngoài ra còn sosánh với một số quốc gia khác như Thái Lan, Philippine, là những nước có lợi thế vềkhai thác nông sản

- Chương 1: Khái quát chung về lợi thế so sánh và nông sản

- Chương 2: Lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam

Trang 7

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển lợi thế so sánh của Việt Nam

trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 tới nay

Do việc tìm tài liệu tham khảo gặp nhiều khó khăn đồng thời khả năng tư duy viếtbài của người viết còn non nớt nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, người viết rấtmong nhận được ý kiến đóng góp của các Quý thầy cô

Qua khóa luận tốt nghiệp, người viết muốn gửi lời cảm ơn đến trường đại họcNgoại thương, khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế đã cho người viết cơ hội được thựchiện công trình nghiên cứu này Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo đã nhiệttình giảng dạy người viết trong suốt 4 năm học, đặc biệt là cô Nguyễn Hồng Trà My,người đã giúp đỡ và chỉ dẫn người viết trong quá trình thực hiện khóa luận Cảm ơnkhoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, thư viện Quốc gia, thư viện trường đại học NgoạiThương đã giúp đỡ và cung cấp những tài liệu quý báu

Trang 8

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ SO SÁNH VÀ NÔNG SẢN

1.1 Những vấn đề cơ bản của nông sản

1.1.1 Thế nào là nông sản?

“Hàng hóa được chia làm 2 nhóm chính: nông sản và phi nông sản Nông sảnđược xác định trong phụ lục Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từchương I đến chương XXIV (trừ cá và các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc cácchương khác trong Hệ thống thuế mã HS (hệ thống hài hòa hóa mã số thuế)” (WTO,

1995, tr.130) Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loạihàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

 Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, độngvật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, hoa quả tươi,…

 Các sản phẩm phái sinh như: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…

 Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghệp như bánh kẹo, sảnphẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, da động vật thô,

EU không đưa ra một định nghĩa cụ thể về nông sản nhưng lại đưa ra danh sáchchi tiết các mặt hàng được coi là nông sản (Ủy ban Châu Âu, 2011, trích dẫn trongNguyễn Hoa Phượng,2011, tr.67) , bao gồm:

Trang 9

 Rau, rễ và củ, thân củ có thể ăn được

 Quả và quả hạch có thể ăn được

 Cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị

 Các chế phẩm từ rau, hoa quả, quả hạch và thực vật

 Các phụ gia có thể ăn được hỗn tạp

 Đồ uống, rượu mạnh và giấm

 Phần còn lại và phần bỏ đi từ ngành công nghiệp thực phẩm

 Thuốc lá và các sản phẩm tương tự “

 Các sản phẩm khác: mannitol, sorbitol, tinh dầu, anbuminoit, tinh bột và hồ

đã biến đổi, hồ, da, lông,…

Tại Việt Nam, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nôngnghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn, 2005, theo trích dẫn của Nguyễn Minh Sơn,2010, tr.75) Cácngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp

Do đó nông nghiệp theo quan điểm của Việt Nam còn bao gồm một số sản phẩmkhông là nông sản (theo quan điểm WTO) như các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản,nông nghiệp và diêm nghiệp

Cách hiểu trong khóa luận

Trang 10

Vì đề tài được nghiên cứu là “Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản Việt Nam

và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế”nên khái niệm “nông sản” trong bài sẽ được hiểu theo quan điểm của Việt Nam Bàiluận văn chủ yếu nghiên cứu các khía cạnh chung của nông sản và tập trung vào 3 sảnphẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam là gạo, cà phê và cao su

1.1.2 Đặc điểm của nông sản

Nông sản chịu nhiều tác động của yếu tố ngoại cảnh khó kiểm soát

Chất lượng và sản lượng nông sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên đặcbiệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết Các sản phẩm nông nghiệp phản ứngkhá nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì cây trồngsinh trưởng và phát triển bình thường, tỷ lệ sâu bệnh thấp, cho sản lượng và chất lượngcao Ngược lại, khi thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh nhiều sẽ làm giảm năng suất và chấtlượng cây trồng

Khối lượng và chất lượng hàng nông sản phụ thuộc nhiều vào mùa vụ

Mỗi loại cây trồng có một đặc điểm thích nghi riêng với sự biến thiên của điềukiện thời tiết, khí hậu Vào những lúc chính vụ, cây trồng phát triển thuận lợi cho sảnlượng dồi dào, chủng loại phong phú, chất lượng cao và đồng đều Ngược lại nhữngnông sản trái mùa vụ thường cho năng suất thấp hơn và chất lượng, hương vị khôngđược như mong đợi Ví dụ : mùa su hào và bắp cải là mùa đông, nhãn thì lại cho sảnlượng lớn nhất và chất lượng ngon nhất vào mùa hè

Nông sản thuộc nhóm hàng khó bảo quản

Mặt hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên dễ bị biến đổi phẩm chất theo thờigian Theo kinh nghiệm của người viết, thời gian bảo quản hoa quả ở điều kiện thôngthường chỉ khoảng 2-5 ngày, lúa gạo để lâu cũng bị thay đổi phẩm chất, dễ bị mọt, ẩm.Hơn thế nữa, nông sản dễ bị dập nát và giảm giá trị trong quá trình vận chuyển Do đó,việc bảo quản và chế biến nông sản là cực kỳ quan trọng và có thể trở thành thế mạnhcủa một quốc gia

Nông sản có đặc tính hữu cơ, có hàm lượng dinh dưỡng cao

Trang 11

Lúa gạo, lúa mỳ là những nông sản có hàm lượng tinh bột cao nhất, không thểthiếu trong các bữa ăn với hàm lượng tinh bột lên tới 80% (Nguyễn Minh Sơn, 2010,tr.91)

Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin dồi dào và đa dạng nhất (Nguyễn TrungTrực, 2006, tr.455) Cụ thể như sau :

+ Xoài: rất giàu chất chống ôxy hóa, vitamins A,C, kali và chất xơ

+ Đu đủ: rất giàu chất dinh dưỡng, với khoảng 118 calo/ quả Ngoài ra, đu đủcũng rất giàu vitamin C, kali, folat và papain – một loại enzym giúp làm mềm thức ăn

và giúp cơ thể tiêu hóa các chất protein tốt hơn

+ Trái lựu: với ½ cốc nước ép trái lựu chứa khoảng 80 calo Ngoài ra, loại quảnày cũng chứa nhiều thành phần natri, vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi

và photpho

+ Kiwi:Mỗi trái, kiwi chứa khoảng 70 calo và nhiều chất vi lượng tốt cho sứckhỏe như kali, chất xơ, đặc biệt loại trái cây này chứa hàm lượng vitamin C gấp đôimột trái cam

+ Bưởi : Là thành viên của gia đình họ cam quýt, bưởi cũng là một nguồn bổsung vitamin C tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể Bưởi còn là một chấtchống oxy hoá, vitamin C bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hensuyễn và viêm khớp…,

Thịt cá lại là những thực phẩm rất giàu protein và rất quan trọng với sức khỏe củacon người

Các nông sản đều có đặc điểm chung là hữu ích với cơ thể và sức khỏe conngười

1.2 Những vấn đề cơ bản về lợi thế so sánh

1.2.1 Khái niệm lợi thế so sánh

Từ lợi thế tuyệt đối

Trang 12

Nhà kinh tế học cổ điển người Anh Adam Smith đã chỉ ra rằng “ Thương mại quốc

tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công lao động”(Nguyễn Minh Sơn, 2010, tr.44) Là nhà kinh tế đầu tiên trên thế giới nhận thứcchuyên môn hóa mà ông gọi là phân công quốc tế, tiến bộ kinh tế và đầu tư là nhữngđộng lực của phát triển kinh tế Adam Smith cũng đã phê phán những mặt hạn chế vànhững mặt tích cực của thương mại quốc tế đã giúp cho các nước tăng được giá trị tàisản của mình trên nguyên tắc phân công lao động quốc tế Theo Adam Smith, các quốcgia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đóbán những hàng hóa này sang các quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nướcngoài sản xuất có hiệu quả hơn Những tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngànhđược chuyên môn hóa trong phân công quốc tế là những điều kiện tự nhiên về địa lý

và khí hậu mà chỉ nước đó mới có mà thôi Nói cách khác, theo ông, sự khác nhau vềđiều kiện tự nhiên là nguyên nhân của thương mại quốc tế và quyết định cơ cấu thươngmại quốc tế

Theo Adam Smith, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có củamình như: đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm sản xuấtkinh doanh,… Như vậy các quốc gia cần tiến hành sản xuất chuyên môn hóa nhữngmặt hàng nào đó mà họ có lợi thế tuyệt đối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổivới các nước khác thì các bên đều có lợi Ông cho rằng hai quốc gia trao đổi thươngmại với nhau là dựa trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, lợi thế của thương mại bắtnguồn từ lợi thế tuyệt đối của một quốc gia Từ lập luận đó, Adam Smith chủ trương làphải tự do kinh doanh vì mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có mục đích là thu lợinhuận tối ưu Do vậy, việc cho phép tự do kinh doanh sẽ đem lại lợi ích cho toàn xãhội Trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực của các nước sẽ được lựa chọn sửdụng có hiệu quả cao hơn, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tang và bằng cách đómọi người dân của các nước đều được tiêu dung nhiều loại sản phẩm theo mức mongmuốn lớn hơn thông qua thương mại quốc tế Như vậy, sản xuất chuyên môn hóa dựa

Trang 13

vào lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế đảm bảo có lợi cho các nước Chính nhờvậy mà cho đến nay, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam vẫn dựa vào lợi thế tuyệtđối khi xây dựng chiến lược, chính sách thúc đẩy sản lượng cũng như là lợi nhuận từnông sản.

Tuy nhiên lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế Bởi

lẽ trên thực tế, nếu như một vài quốc gia nào đó lại bất lợi vì không có tài nguyên dồidào và không có các tiềm năng to lớn như những nước khác thì những quốc gia đó sẽkhông nên tham gia vào thương mại quốc tế hay sao? Chính vì vậy, việc đẩy mạnhthương mại quốc tế của nhiều nước phát triển vốn dĩ nghèo nàn tài nguyên thiên nhiênnhư: Nhật Bản, Thụy Sĩ, Áo, Singapore, Hàn Quốc,…sẽ không giải thích được bằnglợi thế tuyệt đối Vì sự hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trước tình hình phát triểnmạnh mẽ của thương mại quốc tế nên đã ra đời lý thuyết lợi thế tương đối, còn đượcgọi là lợi thế so sánh

Đến lợi thế so sánh

Năm 1815, nhà kinh tế học R.Forrens đã phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối củaAdam Smith thành tư tưởng “lợi thế tương đối” hoặc “lợi thế so sánh” Năm 1817, nhàkinh tế học David Ricardo lại phát triển tư tưởng “lợi thế so sánh” thành thuyết “lợithế so sánh” còn gọi là quy luật “lợi thế tương đối” Cơ sở của lý thuyết này chính làluận điểm của David Ricardo về sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tựnhiên mà còn về điều kiện sản xuất nói chung nhưng đều có lợi khi chuyên môn hóasản xuất một sản phẩm nào đó và cùng tham gia vào thương mại quốc tế

Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh: một quốc gia, cũng giống như một người, thulợi từ thương mại bằng cách xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có lợithế so sánh lớn nhất về khả năng sản xuất và nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia

đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng cólợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dù quốc gia đó có hay không có các điều kiện

Trang 14

tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các quốc gia khác Một mặt hàng được coi là có lợi thếtương đối so với một quốc gia khác khi nó có chi phí cơ hội thấp hơn mặt hàng kia.Như vậy, nếu xét riêng lĩnh vực nông sản, thì lý thuyết lợi thế so sánh là cơ sở lý luậnquan trọng trong việc xem xét, xây dựng chiến lược xuất khẩu của Việt Nam nóichung và từng mặt hàng cụ thể nói riêng.

1.2.2 Những yếu tố tạo nên lợi thế so sánh (của hàng nông sản xuất khẩu)

Đặc điểm của sản xuất nông sản

Cũng như nhiều hàng hóa khác trên thị trường, quá trình sản xuất nông sản xuấtkhẩu chịu sự tác động của một chuỗi các nhân tố, từ điều kiện tự nhiên, môi trườngchính sách, năng lực của các chủ thể kinh tế, sự biến động của thị trường trong nước

và thị trường nước ngoài Những tác động này vừa có tính thúc đẩy, góp phần phát huynhững lợi thế, vừa gây ra những thách thức đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàngnông sản xuất khẩu

Quá trình tạo ra giá trị sử dụng hàng nông sản xuất khẩu thường trải qua các công đoạnsau:

Đầu vào  San xuất nông sản  chế biến nông sản  xuất khẩu nông sản

Việc tạo ra giá trị sử dụng của hàng nông sản phải trải qua 3 khâu chính, đó là khâusản xuất nông sản (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp), khâu chế biến nông sản(thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp), khâu xuất khẩu hàng nông sản (thuộc khâuthương mại) Ba khâu này liên quan và tương tác lẫn nhau

- Sản xuất: quá trình sản xuất nông sản xuất khẩu có đặc điểm khác biệt so vớinhững ngành sản xuất khác Bởi sản xuất nông sản gắn liền với các điều kiện tự nhiên,bên cạnh đó khi các quốc gia thành viên của WTO cam kết cắt giảm thuế và tiến tớixóa bỏ hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu,v.v thì các quy định

Trang 15

về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng ngày càng khắt khehơn Do đó, xu hướng sản xuất nông sản theo phương thức sản xuất hữu cơ, sản xuấtnông sản theo quy trình sản xuất sạch, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thựcphẩm phải được đặt lên hàng đầu và trở thành lợi thế.

- Lưu thông nông sản:

Đặc điểm của hàng hóa nông sản là tính chất tươi sống của sản phẩm và sản xuất,thu hoạch theo mùa vụ và theo khu vực Mặt khác, mỗi loại nông sản có một hình thứctiêu thụ và chế biến riêng Do đó, quá trình lưu thông nông sản (hệ thống mua) được tổchức tốt, nhanh chóng, thuận tiện sẽ góp phần đảm bảo chất lượng nông sản tốt hơn,quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh hơn Ngược lại, hệ thống mua được tổ chức khôngtốt sẽ làm chậm quá trình lưu thông của nông sản, do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng

và chi phí của hàng hóa

- Chế biến nông sản:

Nông sản là loại sản phẩm khó bảo quản, dễ bị hư hỏng, thối rữa Sự phát triển củacông nghiệp chế biến nông sản tạo ra sự đa dạng của giá trị sử dụng, tăng thời gian bảoquản sản phẩm, giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch Sự phát triển của công nghiệp chếbiến còn làm giảm sự phụ thuộc của sản xuất vào điều kiện tự nhiên, khắc phục nhữnghạn chế của yếu tố về thời gian và không gian đối với việc tiêu dùng sản phẩm nôngsản Sự phát triển của công nghiệp chế biến mang tính quyết định đến việc nâng caochất lượng hàng nông sản, góp phần giảm bớt các chi phí trung gian, nâng cao chấtlượng nông sản và giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu

- Dịch vụ cho nông sản xuất khẩu:

Hệ thống dịch vụ cho nông sản xuất khẩu yếu kém, chưa đồng bộ làm cho nông sảnđược sản xuất ra không đến được với các nhà máy chế biến kịp thời và đầy đủ Nếuđến được thì cước phí vận chuyển sẽ cao, thậm chí nhiều nơi còn để nguyên liệu hưhỏng Những yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng và tính thiếu đồng bộ của các loạihình dịch vụ khác góp phần làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất và sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến khả năng cạnh tranh về giá cả của nông sản trên thị trường

Trang 16

Các khâu trên có liên quan và tương tác lẫn nhau, tác động cùng lúc trực tiếp đếncác chủ thể tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản xuấtkhẩu Để phát huy lợi thế của hàng nông sản xuất khẩu, điều quan trọng là cần phảigắn kết ba khâu trên một cách hiệu quả thông qua các hình thức liên doanh, liên kếttrên cơ sở các bên cùng có lợi.

Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế hàng nông sản xuất khẩu:

Thứ nhất, những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông sản xuất khẩu nói riêng gắn liềnvới các điều kiện tự nhiên, trong đó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như đất đai, khíhậu, thời tiết, nguồn nước, vị trí địa lý,… Khi nghiên cứu về năng suất lao động vàhiệu quả sản xuất nông nghiệp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin khẳngđịnh, trong nông nghiệp, năng suất lao động bao gồm 2 nhân tố cấu thành là năng suấtlao động gắn liền với các yếu tố tự nhiên và năng suất lao động gắn liền với các yếu tốkinh tế- xã hội Vì thế sản lượng nông nghiệp tạo ra trên một đơn vị thời gian lao độnghoặc sản lượng nông sản được tạo ra trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp phụthuộc lớn vào điều kiện tự nhiên

Đất đai

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất.Khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang vào sử dụng để tạo ra sản phẩm chocon người thì ruộng đất đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sảnphẩm của lao động Đất tốt làm cho năng suất cây trồng có thể tăng lên, lượng cungứng sản phẩm trên thị trường cũng được tăng lên tương ứng Không kể các yếu tố khíhậu, sự khác nhau trong mức độ phì nhiêu tự nhiên được quyết định bởi sự cấu thànhhóa học của lớp đất trên mặt hay là sự khác nhau trong dung lượng các chất dinhdưỡng cần thiết cho cây Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng, con người phải

Trang 17

không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất, làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn.Tính chất màu mỡ và dinh dưỡng của đất đai góp phần vào việc tăng năng suất câytrồng, tạo ra các nông sản, đặc sản riêng có của từng vùng, từng quốc gia.

Thời tiết khí hậu

Vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nôngsản nhưng ảnh hưởng của khí hậu cũng rất quan trọng đối với việc phát huy lợi thế.Thời tiết khí hậu tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, góp phần tăng năng suất, chothu hoạch các sản phẩm có chất lượng Trãi lại, nếu gặp thời tiết bất lợi sẽ làm chonăng suất cây trồng giảm, sản lương và chất lượng hàng nông sản giảm xuống, ảnhhưởng đến nguồn cung ứng cho chế biến xuất khẩu Ngoài ra, thời tiết bất lợi cũng làđiều kiện để các côn trùng, các loại bệnh phát sinh, phát triển phá hoại sự sinh trưởng

và phát triển của cây trồng

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và khí hậu giữa các vùng đã làm cho sản xuấthàng nông sản trở nên phong phú và đa dạng cả về số lượng và chủng loại, đáp ứngđược nhu cầu đa dạng của con người Trong cùng một vùng, khí hậu giữa các mùacũng ảnh hưởng và chi phối đến các loại cây trồng Cho nên mỗi vùng, mỗi địaphương, mỗi quốc gia chỉ có thể lựa chọn giống cây trồng phù hợp để sản xuất và xuấtkhẩu những hàng nông sản mà họ có ưu thế về tự nhiên hay lợi thế so sánh thực sự

Thứ hai, khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ không chỉ tạo ra công cụ lao động mới, mà cả phương phápsản xuất mới Hay nói cách khác, việc ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra khả năngmới về kết quả sản xuất và tăng năng suất lao động Các nguồn lực sản xuất được mởrộng, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua khả năng phát hiện, khai thác và đưavào sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cả tái sinh và không tái sinh thông quaviệc đầu tư khoa học công nghệ vào nâng cao chất lượng dinh dưỡng của đất, giống,

Trang 18

phân bón và công nghệ chế biến góp phần tăng năng suất cây trồng và giảm các chi phísản xuất

Thứ ba, vốn

Xác định vai trò của tư bản (vốn) trong quá trình phát triển nông nghiệp “Donhững quy luật tự nhiên chi phối trong nông nghiệp, nên khi việc canh tác đã đạt đếntrình độ nhất định và khi đất đã bị kiệt màu đi một cách tương ứng thì tư bản sẽ trởthành một yếu tố nhất định” (Các Mác, theo trích dẫn của Nguyễn Hoa Phượng, 2011)

Do diện tích canh tác có xu hướng ngày càng bị thu hẹp nên giải pháp đó là thực hiệnthâm canh thông qua đầu tư vào đất, giống hay hệ thống công nghiệp phục vụ sản xuất

và lưu thông nông sản góp phần tăng năng suất và giảm chi phí trong xuất khẩu

Thứ tư, những nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách

Trong khi vốn, khoa học công nghệ là những nguồn lực khan hiếm ở các nướcđang phát triển, vai trò của chính sách đối với phát huy lợi thế xuất khẩu nông sản thểhiện ở chỗ: nó vừa là những nhân tố trực tiếp, vừa là những nhân tố gian tiếp đến việcphát huy lợi thế của nông sản xuất khẩu Bởi chính sách không chỉ giúp khai thác cóhiệu quả các nguồn lực sẵn có mà thông qua việc đầu tư vốn, khoa học công nghệ mở

ra việc khai thác những nguồn lực mới cho xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững

Thứ năm, sự kết hợp xã hội trong sản xuất

Khi nghiên cứu về vấn đề này, bản thân C.Mác cũng cho rằng con người khôngthể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt độngchung và trao đổi hoạt động với nhau Tức là thông qua những mối liên hệ và liênquan chặt chẽ với nhau đó thì mới có sự tác động của họ vào giới tự nhiên và sản xuất

Sự kết hợp có hiệu quả không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sảnxuất, mà còn thuận tiện trong việc ứng dụng những thành tựu mới về khoa học công

Trang 19

nghệ vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuấtsản phẩm.

Thứ sáu, phong tục, tập quán của người tiêu dùng

Việc tiêu dùng hàng nông sản phụ thuộc chủ yếu vào khẩu vị của người tiêu dùngnên nhu cầu về hàng nông sản phụ thuộc lớn vào thói quen cũng như phong tục tậpquán của người tiêu dùng Đặc điểm này đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiêncứu, xác định cơ cấu cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng nông sản tại các khu vựcthị trường khác nhau, đặc biệt khi muốn mở rộng thị trường tiêu thụ chiếm lĩnh thịphần xuất khẩu

Do những điều kiện khác nhau về địa lý , đất đai , nguồn nước, khí hậu lượng mưatrong năm mà năng lực sản xuất trên các khía cạnh quy mô năng suất , sản lượng,chi phí sản xuất và giá thành, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuấtnông nghiệp ở các nước trên thế giới khác nhau.Vì thế đã tạo ra mức giá sản xuất ,năng suất riêng của mỗi quốc gia trong việc sản xuất cùng loại và khả năng tiêu thụtrên thị trường thế giới Những nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến việc hìnhthành và phát huy các lợi thế trong xuất khẩu nông sản.Chính sự khác biệt đó tao ranhững lợi thế riêng cho mỗi quốc gia khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế

1.2.3 Các tiêu chí thể hiện lợi thế của nông sản

Lợi thế của nông sản được thể hiện ở những chỉ tiêu định tính và định lượng nhưsau:

Thứ nhất, năng suất và sản lượng nông sản

Trong nông nghiệp, giải định chi phí sản xuất ngang nhau, năng suất đầu ra trongnông nghiệp nói chung và sản xuất nông sản nói riêng được xác định bằng sản lượngthu hoạch của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thu hoạch được trên một

Trang 20

đơn vị diện tích Để đánh giá mặt hàng có lợi thế hay không, người ta dùng phươngpháp so sánh Khi đạt được sản lượng cao hơn trên một đơn vị so sánh thì mặt hàng đóđược đánh giá là có lợi thế Đối với hàng nông sản, tiêu chí này thường được so sánhvới hàng nông sản cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Thứ hai, chi phí sản xuất và giá cả của nông sản

Thước đo của nó là chi phí và giá cả trên một đơn vị của sản phẩm có tính đếnchất lượng sản phẩm Khả năng cạnh tranh về chi phí của sản phẩm sẽ phụ thuộc vàohiệu quả của tất cả các khâu, bao gồm sản xuất, mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi,cầu cảng, vận chuyển quốc tế để tạo ra và đưa sản phẩm đó đến thị trường quốc tế.Việc so sánh giá thành sản xuất (chi phí) để làm ra sản phẩm giữa các nước cùng sảnxuất trong điều kiện tự do hóa thương mại, loại trừ các rào cản xuất nhập khẩu sẽ giúpđánh giá lợi thế của sản phẩm nước này so với nước khác Quy luật chung là giá thànhsản xuất của một đơn vị nông sản thấp hơn giá thành trung bình của sản phẩm đó trongkhu vực và thế giới chứng tỏ sản phẩm có lợi thế và ngược lại

Thứ ba, chất lượng nông sản

Chất lượng của hàng nông sản thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng củasản phẩm Bao gồm cả chất lượng dinh dưỡng và chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm có tác động trực tiếp tới yêu cầu dinh dưỡng và sức khỏe, tính mạng của người

sử dụng Những yếu tố cấu thành chất lượng của hàng nông sản như: sự tiện lợi trongtiêu dùng, an toàn cho người sử dụng, phù hợp với thị hiếu và văn hóa của mỗi dântộc,… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của người mua

Ngày nay, trên thị trường các nước phát triển, xu hướng cạnh tranh không chỉbằng chất lượng mà còn bằng các yếu tố môi trường và an toàn sử dụng, đặc biệt đốivới hàng nông sản Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng hàng nông sản, các nhà sảnxuất cần phải chú trọng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm

Trang 21

Thứ tư, thị phần và thị trường tiêu thụ

Lợi thế này thể hiện khả năng chi phối thị trường thương mại trao đổi sản phẩmthương mại trên thị trường quốc tế Độ lớn của chỉ tiêu này phản ánh khả năng chiếmlĩnh của quốc gia trên thị trường thế giới Đó cũng là một tiêu chí thể hiện lợi thế củanông sản xuất khẩu Một mặt hàng có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đócàng có lợi thế cạnh tranh lớn

Thứ năm, nhóm chỉ tiêu định lượng, bao gồm:

Hệ số chi phí tài nguyên nội địa (Hay hệ số đo lường lợi thế sản xuất nội DRC Chỉ số DRC cho biết hiệu quả sử dụng các nguồn lực nội địa để tạo ra giá trịxuất khẩu ròng Nói cách khác, DRC cho phép xác định hiệu quả sử dụng tài nguyênnội địa để sản xuất hàng xuất khẩu Đây là chỉ số thường được dùng để đánh giá lợi thế

địa)-so sánh của ngành hàng Nếu chỉ số DRC lớn hơn hoặc bằng 1 tức là việc sản xuấtnông sản không hiệu quả Ngược lại, DRC <1 là sản xuất có hiệu quả, thu được ngoại

tệ, sản xuất với mức chi phí tài nguyên nội địa nhỏ hơn DRC càng tiến về 0 thì sảnxuất và xuất khẩu càng hiệu quả

Hệ số cạnh trah RCA (lợi thế so sánh trông thấy hay lợi thế so sánh hiển thị) Hệ

số này do nhà kinh tế học Balassa công bố năm 1965 và được tính bằng tỷ lệ giữa tỷtrọng kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mộtnước so với tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó của thế giới trong tổng

1.3 Những vấn đề cơ bản về khủng hoảng kinh tế

Trang 22

sản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữacác giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trìnhtích tụ tư bản mới Nhiều nhà quan sát sự áp dụng của học thuyết Mác cho rằng tự bảnthân Mác không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế trongchủ nghĩa tư bản Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau

mà tất cả chúng đều gây tranh cãi Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này làkhủng hoảng không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chấtcủa chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái xã hội

Theo Mác, những biểu hiện của khủng hoảng kinh tế bao gồm :

- Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chungcủa mức độ tập trung tư bản Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãmchủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng

- Tiêu thụ dưới mức Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấpvới mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trịthặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêudùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổngcung

- Sức ép lợi nhuận từ lao động Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tănglên và làm tăng tiền lương Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợinhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế

Về mặt lý luận, ít nhất những quan điểm trên không mâu thuẫn với nhau và có thểđóng vai trò là những nội dung trong một học thuyết tổng hợp về khủng hoảng kinh tế.Khủng hoảng sản xuất thừa là bản chất của khủng hoảng kinh tế Biểu hiện củakhủng hoảng ở một số khía có thể nhận thấy như sau : hàng hóa không tiêu thụ được,

tư bản không tiêu thụ được chi phí sản xuất, nhiều xí nghiệp bị phá sản, đóng cửa, số

Trang 23

người thất nghiệp tăng lên Trong thời kỳ khủng hoảng, sản xuất thừa hàng hóa khôngphải tuyệt đối mà là tương đối Nghĩa là thừa hàng hóa chỉ là thừa so với khả năngthanh toán, chứ không phải thừa so với nhu cầu thực tế của xã hội.

1.3.2 Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007- 2008 là cuộc khủng hoảng tài chính

mà thực chất là sự mất khả năng thanh toán của các tổ chức tài chính, ngân hàng do sự

đổ vỡ bất động sản nhà ở Tiếp theo là sự khan hiếm tín dụng do sự mất khả năngthanh toán đó gây ra Đây là cuộc khủng hoảng có tính thế kỷ, bởi nó không chỉ có quy

mô lớn và tác động sâu rộng khắp thế giới, mà đây cũng là lúc để người ta nhìn lại môhình và các lý thuyết làm cơ sở cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nhữngnăm qua

Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp

đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynhđảo Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chốngchọi với cuộc khủng hoảng Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới cómột lần", theo lời ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đãđược dự báo từ năm 2006 Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh

tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và châu

Âu có biện pháp đề phòng

Những tác động của khủng hoảng kinh tế

Phân tích trọng tâm về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh cho thấy Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số các nền kinh tế đang nổi lên ởkhu vực Đông nam Á không rơi vào tình trạng suy thoái năm 2009 dưới tác động củacuộc khủng hoảng toàn cầu Dẫu vậy, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng đã cho thấy rằngcuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế

Trang 24

Tốc độ tăng GDP của cả năm đã giảm chậm lại từ 8,5% năm 2007 xuống còn 6,0 %năm 2008 và tiếp đó là 5,0 % năm 2009 trước khi hồi phục trở lại mức 6,5% năm

2010 Sự giảm nhịp tăng trưởng đặc biệt diễn ra vào khoảng thời gian giữa quý I năm

2008 và trong năm 2009 Trong khoảng thời gian này, tốc độ tăng GDP chỉ đạt đượcmột nửa so với trước đó, giảm từ 8% xuống còn 4% và quy mô xuất khẩu đến Liênminh Châu Âu (là thị trường số một cùng với Hoa Kỳ) đã thay đổi từ mức tăng trưởng60% trở thành giảm 0% (IMF, 2010) Lạm phát cũng là dấu hiệu báo động với tốc độtăng chỉ số giá tiêu dùng lên đến 28% vào tháng 9 năm 2008 và thậm chí còn lên đến65% đối với nhóm mặt hàng lương thực (gạo và ngũ cốc)

Nhìn chung, với bước tiến về năng suất và sự gia tăng nhanh nguồn lao động doViệt Nam đang tiến gần đến kỷ nguyên “dân số vàng”, tốc độ tăng trưởng 7,5% như đãđạt được trong thời kỳ 2000 - 2008 khó có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp việc làm cholực lượng mới tham gia vào thị trường lao động (Cling, Razafindrakoto and Roubaud,2010a) Ngay cả khi đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy thì cũng có khoảng mộtphần tư số lao động mới gia nhập (quy mô hàng năm lên đến gần một triệu người) phảitham gia vào khu vực phi chính thức Khu vực này do vậy cung cấp việc làm cho bộphận lao động mà khu vực nông nghiệp và khu vực chính thức không thể đáp ứng

Do vậy, sự giảm nhịp tăng trưởng kinh tế năm 2008 - 2009 được dự báo là cótác động mạnh mẽ đến việc làm và thị trường lao động ở Việt Nam, đặc biệt là đến khuvực phi chính thức bởi vì khu vực này có vai trò như một biến số điều chỉnh trên thịtrường lao động Cũng cần lưu ý rằng cơ chế điều chỉnh này ở các nước đang pháttriển như Việt Nam khác với ở các nước phát triển nơi mà hầu hết những tác động củakhủng hoảng kinh tế đến việc làm đã biểu hiện qua sự gia tăng nhanh chóng của tìnhtrạng thất nghiệp

Trang 25

Chương 2

LỢI THẾ SO SÁNH CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.1 Những lợi thế so sánh chung của Việt Nam trong việc khai thác nông sản

2.1.1 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Việc phát huy lợi thế trong xuất khẩu nông sản chịu sự chi phối của nhiều nhân

tố chủ quan và khách quan khác nhau Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc phát huy lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản và là nhân tố mà tất cảcác quá trình sản xuất xét trên phạm vi toàn thế giới đều không thể thiếu được, đặc biệtđối với một nước đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển như Việt Nam

Thứ nhất, đất đai

Đất nước Việt Nam hình chữ S trải dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau vớidiện tích 331.150,4 km2, trong đó miền núi và trung du chiếm gần ¾ diện tích Quỹđất canh tác hiện nay là 8,2 triệu ha và có thể mở rộng diện tích canh tác lên 10 triệu

ha hoặc cao hơn Trong đó, có một phần đất bằng, đa số là đất dốc dưới 15 độ Diệntích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay là 9420,3 nghìn ha, trong đó diện tích đất canhtác lúa đạt 4105,8 nghìn ha, diện tích gieo trồng hàng năm là 2203,8 ha, diện tích trồngcây lâu năm là 3110,7 ha và diện tích nuôi trồng thủy sản là 728,6 ha

Đất đai và nước đa dạng về loại hình và chủ yếu phân thành hai nhóm: nhóm đấtnúi và nhóm đất hình thành trên sản phẩm bồi tụ Nhóm thứ nhất chiếm khoảng ½ diệntích tự nhiên với hơn 16,5 triệu ha, chủ yếu là các loại đất feralit Loại đất này đượchình thành trong quá trình phong hóa nhiệt đới, có tầng đất sâu, dày, ít mùn, chua vàthường có màu vàng đỏ Đất feralit đặc biệt là đất đỏ bazan (có hơn 2 triệu ha ở TâyNguyên và Đông Nam Bộ), thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngàytrong đó có cây cà phê và cao su Nhóm thứ hai tập trung ở các châu thổ và dọc theocác thung lung rộng lớn, đây là loại đất trẻ màu mỡ Trong nhóm này thì phì nhiêu hơn

cả là đất phù sa với diện tích 3,12 triệu ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và

Trang 26

đồng bằng sông Cửu Long Loại đất này có độ pH trung tính, hàm lượng dinh dưỡngkhá thích hợp cho việc trồng lúa và nhiều loại cây khác.

Hiện nay, quỹ đất mà chúng ta đã đưa vào sử dụng (cho mục đích nông nghiệp,lâm nghiệp, chuyên dùng và cư trú) là 18.8818240 ha, chiếm khoảng 57% tổng quỹđất, đất chưa sử dụng là 14.217.845 ha, chiếm 43% Quỹ đất thuận lợi cho việc trồnglúa hầu như đã khai thác hết Để nâng cao sản lượng lúa, nông dân chỉ còn cách tang

vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất và đầu tư thâm canh Quỹ đất thuận lợi cho việctrồng cây công nghiệp dài ngày có hơn 2 triệu ha, song mới khai thác được rất ít chủyếu là trồng cây cao su và cây cà phê

Xét về tổng thể, quỹ đất cho canh tác công nghiệp của nước ta là không lớnnhững quỹ đất mà chúng ta đưa vào sử dụng có nhiều đặc điểm thuận lợi cho sản xuấtnông sản Có một số nhóm đất có chất lượng tốt như đất bazan rất thích hợp để pháttriển cây cà phê, cao su, hồ tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày Nhờ đặc điểm riêngcủa đất đai đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh Trong đó, vùng đồng bằngsông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng được đánh giá vào loại phì nhiêu trên thếgiới Độ màu mỡ và những đặc điểm của thời tiết, khí hậu mùa vụ cho phép đồng bằngsông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa quanh năm trên diện tích rộng

và thích nghi với nhiều giống lúa cao sản, lúa đặc chủng có năng suất cao Nhiềuchủng loại và sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trên thế giới Vùng ĐôngNam Bộ với điều kiện tự nhiên phong phú cho phép sản xuất nhiều cây trồng có hiệuquả kinh tế như cao su, cà phê,… Đặc điểm của đất đai này cho phép Việt Nam pháttriển những loại cây trồng cho năng suất cao, có giá trị kinh tế lớn mà không phải quốcgia nào cũng có được

Thứ hai, khí hậu và nguồn nước

Nước là tài nguyên sống còn của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuấtnông sản nói riêng Tài nguyên nước của Việt Nam khá phong phú bao gồm nước trênmặt và nươc dưới đất Hằng năm, lượng nước mưa cung cấp cho lãnh thổ nước ta trên

900 tỷ m3 nước Lượng mưa lớn đã tạo cho nước ta một mạng lưới sông ngòi dày đặc

Trang 27

với 2345 con sông dài trên 10km, mật độ sông ngòi là 0,5-2,0 km2, trung bình cứ 20

km bờ biển lại có một cửa sông (Tổng cục thống kê, 2011)

Tổng lượng dòng chảy hằng năm phát sinh trên đất nước ta là 317 tỷ m3 Xét vềmặt hóa tính, nước sông ngòi Việt Nam có chất lượng tốt, độ khoáng hóa thấp, ít biếnđổi, độ pH trung tính và hàm lượng chất hữu cơ thấp (Tổng cục thống kê, 2011)

Nguồn nước trên mặt của nước ta khá dồi dào, là cơ sở vững chắc để đảm bảonhu cầu cho sản xuất và đời sống Hiện nay, nông nghiệp là ngành tiêu thụ nước nhiềunhất Tác động của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta trước hết là việc cung cấp mộtbức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng phát triển,đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao Lượng ẩm trong không khí và lượng mưa dồidào tạo điều kiện cho cây trồng tái sinh, tăng trưởng mạnh mẽ Điều kiện sinh tháinóng ẩm giúp cho cây ngắn ngày có thể tăng thêm một đến hai vụ một năm Cây dàingày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa Thời tiết và khí hậu thuận lợi, chấtlượng đất đai tốt là nhân tố tích cực tác động đến năng suất, chất lượng và chi phí sảnxuất của nông sản, làm cho sản xuất đạt năng suất cao, nhưng chi phí sản xuất thấp.Nhiều vùng có đặc điểm khí hậu đặc thù cho phép phát triển một số cây đặc sản

có giá trị xuất khẩu cao mà những nơi khác ít có được, tạo cho nông sản có năng suấtsinh học cao và những đặc trưng về chất lượng và hương vị được thế giới ưa thích.Cũng do đặc điểm đất đai và khí hậu mà cà phê Việt Nam được xếp vào loại cóhương vị đậm đà do trồng ở vĩ độ cao trong vùng thích nghi về sinh thái Với điều kiện

tự nhiên thuận lợi, năng suất cà phê Việt Nam đạt vào loại cao nhất nhì thế giới vàhương vị cà phê được đánh giá không thua kém gì cà phê Brazil

Điều kiện tự nhiên thuận lợi về khí hậu, lượng mưa, độ ẩm trong không khí haynăng lượng bức xạ của mặt trời… phân bố không đều giữa các mùa trong năm đã tạonhững điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo nghĩa rộng và công nghiệpnăng lượng mới (năng lượng sạch) Chính sự khác biệt về thời tiết và khí hậu giữa cácmùa trong năm cùng với thuận lợi về thổ nhưỡng và chất đất ở các vùng khác nhau đãtạo ra các sản phẩm nông sản đặc trưng ở các vùng sinh thái khác nhau Nhiều nông

Trang 28

sản xuất khẩu phát huy được lợi thế đó như : trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng vàđồng bằng sông Cửu Long, rau , màu, hoa quả ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận,Ninh Thuận, cao su, cà phê, hồ tiêu ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Gia Lai,Kon Tum, các tỉnh Bắc Trung Bộ Nhờ đó, chúng ta đã hình thành được một vùngchuyên sản xuất lúa gạo, hoa quả, cây công nghiệp Các vùng sản xuất tập trung này đãtạo ra một khối lượng nông sản hàng hóa lớn đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước

và xuất khẩu Khoảng 90% lúa gạo xuất khẩu được sản xuất tại đồng bằng sông CửuLong, 80% sản lượng cà phê được sản xuất ở Tây Nguyên, 85% lượng cao su sản xuất

và xuất khẩu ở vùng Đông Nam Bộ Nhiều mặt hàng nông sản có sự gia tăng về cả giátrị lẫn chất lượng, một số mặt hàng như : gạo, cà phê, cao su cùng với thủy sản đã trởthành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Những đặc điểm khí hậu, sinh thái chứa đựng những tiềm năng về lợi thế cạnhtranh của nông sản Đó là năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất thấp Do vậy,chúng ta tuy mới chủ yếu sản xuất nông sản ở dạng nguyên liệu thô hoặc sơ chế nhưngvẫn có lãi chính nhờ những đặc thù nêu trên Vấn đề cốt lõi hiện nay là biết phát huynhững lợi thế tự nhiên đó để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sảnxuất khẩu bằng những giải pháp hữu hiệu về khoa học – công nghệ và chính sáchnhằm tạo ra sự biến đổi về chất trong năng suất và chất lượng lao động xã hội Đó là

sự chuyển hướng từ phát huy lợi thế dựa vào tự nhiên là chủ yếu sang lợi thế cạnhtranh mà chủ yếu là dựa trên tiềm lực về khoa học- công nghệ với nhiều sản phẩm chấtlượng và độc đáo

Thứ ba, vị trí địa lý

Việt Nam có vị trí địa lý- chính trị thuận lợi cho giao lưu quốc tế Với vị trí trungtâm của Đông Nam Á, Việt Nam là cửa ngõ nhìn ra Thái Bình Dương Nằm dọc theobán đảo Đông Dương, vị trí địa lý của Việt Nam thuận tiện cho việc sử dụng nhữngcon đường hàng không, đường biển, đường bộ Việt Nam nằm trên tuyến đường giaothông hàng hải quốc tế từ các nước SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các

Trang 29

nước Nam Á, Trung Đông, Châu Phi nên có điều kiện để phát triển giao thông đườngbiển Ven biển Việt Nam, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu, khíhậu tốt, không có bão, sương mù, tàu bè nước ngoài có thể cập bến quanh năm Đường

bộ, đường sắt và đường hàng không cũng đều thuận lợi Hành lang Đông- Tây quađường số 9 và Hành lang Đông- Tây mở rộng sẽ không chỉ là lối thông ra biển Đôngcủa Lào, Đông Bắc Thái Lan và Vân Nam Trung Quốc mà còn nối Ấn Độ Dương vớiThái Bình Dương, tạo ra con đường vận tải biển ngắn nhất từ Tây sang Đông Cácđường bay từ Nhật Bản, Hồng Kong đi Thái Lan đều có đường thuận lợi nhất là ngangqua không phận Đà Nẵng Đường cáp quang quốc tế cũng có mạch nối vào Đà Nẵng.Đây là điều kiện kinh tế thuận lợi so với các nước nằm sâu trong khu vực lục địa,hoặc nằm ở những nơi ít ra hoạt động thương mại quốc tế Lợi thế so sánh về mặt địa

lý đang tạo ra môi trường kinh tế năng động, linh hoạt, giúp việc vận chuyên hàng hóa

từ Việt Nam đến các nước dễ dàng hơn và ngược lại Do đó, lợi thế về mặt địa lý làđiều kiện quan trọng giúp giảm chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng các hoạt độngdịch vụ cần khai thác và phát huy cho xuất khẩu nông sản

2.1.2 Nguồn nhân lực

Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trênthế giới Đến năm 2008, cả nước có 44915,8 nghìn lao động trên tổng số 86210,8nghìn dân, đứng thứ 2 trong khu vực và thứ 13 trên thế giới về quy mô và dân số Sứctrẻ là đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực Việt Nam, là một trong số ít quốc gia trongkhu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động trẻ với khoảng 53-55% tổng

số lao động cả nước là thanh niên trong độ tuổi 16-30 (Tổng cục Thống kê, 2011) Đây

là nguồn nhân lực có lợi thế về thể lực, trình độ học vấn, khả năng tiếp thu nhanh vềkiến thức và kỹ năng lao động

Về đào tạo nghề cho nông dân, Nghị quyết Đại hội X đã nhấn mạnh việc chútrọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và lao động nông thôn, nhất là các khuvực nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở phi nông nghiệp.Thực hiện Nghị quyết Đảng, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính

Trang 30

sách và Chương trình đào tạo nghề cho nông dân Với sự hỗ trợ của Nhà nước trongviệc đào tạo nghề miễn phí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn đãnâng lên Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyênmôn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,2% (năm 2006 đạt 8,2% vànăm 2001 đạt 6,2%), trong đó: trình độ trung cấp lần lượt ở các năm 2011, 2006 và

2001 là 4,3%, 3% và 2,5 %; trình độ đại học là 2,2%, 1,1% và 0,7% trong 3 năm tươngứng Vùng có tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo tay nghề từ trung cấp trở lên caonhất là đồng bằng sông Hồng đạt 12,7%, Đông Nam Bộ đạt 8,9%; Trung du và miềnnúi phía Bắc 7,5% Thấp nhất là Tây Nguyên đạt 5,4% và đồng bằng sông Cửu Longđạt 5% (Tổng cục thống kê, 2011)

So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, người lao động Việt Nam cónhiều phẩm chất vượt trội như thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹnăng lao động đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại tương đối nhanh Đây làlợi thế quan trọng của nguồn nhân lực trong việc hình thành chi phí sản xuất nông sản.Giá nhân công lao động ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khuvực và trên thế giới Một trong số những ưu thế của chúng ta là chi phí lao động thấp

so với các nước trong khu vực Theo kết quả điều tra của Tổ chức xúc tiến thương mạiNhật Bản năm 2005, lương bình quân của lao động Việt Nam là 135USD/tháng/người, còn ở Trung Quốc là 184 và Thái Lan là 146 Đặc biệt đối với sảnxuất nông nghiệp, các công việc chủ yếu do nông dân tự làm nên chi phí đầu vào củamột nhóm hàng nông sản thấp hơn so với sản phẩm cạnh tranh cùng loại của các nước.Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu, gồm cả chất lượng quản lý,điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước và chất lượng lao động trong các doanhnghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cả hệthống phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu Đến nay, tỷ lệ lao động đã quađào tạo ở khu vực nông thôn là 23,3% Nhiều trung tâm khuyến nông quốc gia ở trungương, trung tâm khuyến nông ở các tỉnh, trạm khuyến nông ở hầu hết các huyện vànhiều xã đã có cán bộ khuyến nông chuyên trách

Trang 31

2.1.3 Khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đã trở thành một trong những nhân tố góp phần tăng năngsuất của nông sản xuất khẩu trong những năm qua Trong đó, điển hình là những ứngdụng của khoa học công nghệ trong sản xuất, lai tạo thành công những giống mới chonăng suất cao, có khả năng kháng bệnh và chịu được thời tiết khắc nghiệt, công nghệchế biến và những phương pháp sản xuất mới

Trong gần 10 năm (1992- 2002) do áp dụng công nghệ sau thu hoặc mới, tổn thấtsau thu hoạch của lúa gạo đã giảm từ 13-16% (1991) xuống còn 10- 12 % (2002) Nhưvậy, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đã giảm 3-4% tương ứng với việc tăng thêm 21-28triệu USD Công nghệ chế biến gạo, đặc biệt là công nghệ tách hạt và đánh bóng gạođược đưa vào ứng dụng đã nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu lên rõ rệt Năm 1990, tỷtrọng gạo 40% tấm chiếm 55,5% tổng lượng gạo xuất khẩu, gạo 5% tấm chỉ chiếm3,3% đến nay tỷ lệ gạo 0-10% tấm đã chiếm hơn 46% Thực tiễn chứng minh, khoahọc công nghệ được áp dụng đã mang hiệu quả cao cho ngành nông nghiệp

Trang 32

Bảng 2 1: Năng suất của một số cây trồng nhờ áp dụng công nghệ sinh học

Loại cây trồng Thời kỳ những năm 1980

(chưa áp dụng công nghệ sinh học)

Thời kỳ những năm 1990 (đã áp dụng công nghệ sinh học)

đồng bằng sông Hồng

Về giống, nhiều sản phẩm của việc kết hợp công nghệ sinh học hiện đại được tạo

ra Các giống lúa mới, giống cây công nghiệp dài ngày, giống cây ăn quả có chấtlượng tốt phục vụ xuất khẩu Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm quang hợp của cây lúa,quang hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất làm cơ sở cho các biện pháp thâm canh,

sử dụng các biện pháp điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố khoáng vi lượng làm tangnăng suất cây trồng Các kỹ thuật di truyền như lai tạo, đột biến, đa bội thể đã tạo ranhiều giống cây trồng được ứng dụng vào sản xuất Nhờ đó, nhiều giống mới có năngsuất cao, chất lượng tốt được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp Tỷ lệ diện tích gieocấy bằng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất cao tăng từ 50% thời kỳ 1991- 1995 lên80% thời kỳ 1996- 2000, là yếu tố cơ bản đưa năng suất lúa từ 34,3 tạ/ha lên 52,3 tạ/hanăm 2009 (Tổng cục Thống kê, 2011)

Các thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi hơn, các kết quảnghiên cứu khoa học công nghệ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nhanh hơn vàphổ biến hơn Đặc biệt là những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học,trong đó phải kể đến việc lai tạo thành công các giống mới Đối với lúa và ngô, tỷ lệ ápdụng giống mới tăng lên 70-80% diện tích gieo trồng Trên cơ sở chủ động về nước

Trang 33

tưới và giống, phương thức canh tác của người nông dân cũng thay đổi theo hướngtiến bộ Ví dụ, ở đồng bằng sông Cửu Long, mô hình canh tác “3 giảm 3 tăng” và thựchiện “thâm canh đồng bộ” được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả là giảm chi phí200đ/ kg thóc, tỷ lệ lúa chất lượng tang từ 15% (năm 2000) lên 35% (năm 2005), riêngvùng xuất khẩu đạt tỷ lệ 50% diện tích lúa (Tổng cục thống kê, 2006) Kết quả củaviệc đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ rộng rãi đã tạo ra và phát huylợi thế cho việc sản xuất nông sản xuất khẩu trong những năm qua ở nước ta.

Nhờ có tiến bộ khoa học công nghệ mà năng lực sản xuất nói chung không ngừngđược mở rộng, tạo các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, gia tăng tỷ trọng các nông sảnxuất khẩu qua chế biến, sản xuất sạch, than thiện với môi trường

2.1.4 Đầu tư cho nông nghiệp

Hệ thống thuỷ lợi được chú trọng xây dựng mới và nâng cấp song chưa đồng đều

Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiệnđại hoá nông nghiệp nông thôn, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp

hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản Nhờ đó thêmnhiều diện tích canh tác được tưới, tiêu góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng.Đến năm 2011 cả nước có gần 16 nghìn trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông lâmthủy sản trên địa bàn xã, tăng 7.130 trạm, tăng 81% so với năm 2001 Năm 2011, bìnhquân 1 xã có 1,8 trạm bơm nước (2006 là 1,5 trạm), trong đó: những vùng nhiều nhất

là đồng bằng sông Hồng (3,7 trạm/xã), đồng bằng sông Cửu Long (2,5 trạm/xã), thấpnhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chỉ đạt mức 0,2 trạm/xã Thực hiện chủtrương kiên cố hoá kênh mương, những năm qua, hệ thống kênh mương do xã/hợp tác

xã quản lý đã được kiên cố hóa trên 40 nghìn km, chiếm 23,2% tổng chiều dài kênhmương (năm 2001 là 12,4%, năm 2006 là 18,8%); trong đó một số vùng đạt tỷ lệ caonhư trung du miền núi phía Bắc (gần 42%), Tây Nguyên (41%), Đông Nam Bộ (34,1)(Tổng cục thống kê, 2011)

Trang 34

Cơ sở chế biến

Hệ thống cơ sở chế biến nông lâm thủy sản phát triển cả về số lượng và năng lựcphục vụ, từng bước gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản ở nông thôn

Số lượng cơ sở chế biến nông lâm thủy sản tăng nhanh trong 10 năm qua: Năm

2001 có 252 nghìn cơ sở; năm 2006 có 428 nghìn, tăng 69,9% so với năm 2001; năm

2011 đã lên tới 501 nghìn cơ sở, tăng 17% so với năm 2006 và tăng gấp 2 lần so vớinăm 2001

Năm 2011, cả nước có gần 8,1 nghìn xã có cơ sở chuyên chế biến nông sản, chiếm89,2% số xã (năm 2006 đạt 83,4% và năm 2001 đạt 72,3%) Vùng có tỷ lệ cao nhất làđồng bằng sông Hồng đạt 95,2%, thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc đạt 81% Hình 3 thể hiện sự vượt trội về số lượng xã có các cơ sở chế biến nông sản và cơ sởchế biến lâm sản so với cơ sở chế biến thủy sản ở tất cả các vùng qua 2 kỳ TĐT 2006

và 2011 Xét về góc độ vùng, TDMNPB có tốc độ tăng nhanh đáng ghi nhận về tỷ lệ

% xã có cơ sở chế biến nông sản và xã có cơ sở chế biến lâm sản

Hình 2 1: So sánh tỷ lệ (%) số xã có cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản phân loại theo cơ sở theo 2 thời kỳ TĐT 2006 và 2011

Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011- Tổng cục thống kê

Trang 35

Sự tăng nhanh của các xã có cơ sở chuyên chế biến cũng như số lượng cơ sở chếbiến trong những năm qua đã góp phần phục vụ tốt hơn yêu cầu sơ chế và chế biếnnông, lâm và thuỷ sản, từng bước gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ các sản phẩmnày, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập của hộ gia đình nông dân, ngư dân, phát triểnkhu vực dịch vụ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, phát triểnlàng nghề ở nông thôn Số lượng và chủng loại hàng hoá trên thị trường nông thôn,nhất là chợ nông thôn do đó cũng phong phú và đa dạng hơn.

2.2 Những lợi thế so sánh của Việt Nam đối với một số loại nông sản cụ thể

Trong phần này, tác giả sẽ trình bày về lợi thế so sánh của Việt Nam với hai loại nôngsản chủ đạo, mang lại nguồn lợi và vị thế lớn nhất cho Việt Nam, đó là gạo và cà phê

2.2.1 Đối với gạo

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên

Quá trình phát triển của cây lúa nước bao gồm 5 thời kỳ, tất cả các thời kỳ câylúa đều đòi hỏi nhiệt độ lớn hơn 20oC, được tưới thường xuyên, có nhiệt lượng đủ lớn

để cây đẻ nhánh và làm hạt tốt Điều kiện nước ta hoàn toàn đáp ứng được điều đó.Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thườngxuyên trên 20 oC

Thứ hai, về diện tích và sản lượng gạo

Bảng 2 2 Diện tích và sản lượng gạo từ năm 1990 đến năm 2011

Ngày đăng: 30/10/2016, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013, từhttp://nongthonmoi.gov.vn/default.aspx Link
22. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, truy cập ngày 17 tháng 03 năm 2013, từ http://vicofa.org.vn/ Link
23. Hiệp hội cao su Việt Nam, truy cập ngày 15 tháng 03 năm 2013, từ http://www.vra.com.vn/web/ Link
24. Hiệp hội Lương thực Việt Nam, truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013, từhttp://vietfood.org.vn/vn/ Link
27. Tổng cục Thống kê Việt Nam, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013, từhttp://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 Link
28. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, truy cập ngày ngày 22 tháng 04 năm 2013, từ http://www.vaas.org.vn/images/caylua/index.htm Link
1. Đỗ Văn Nhiệm (2007), Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay : LATS Kinh tế:62.31.01.01 Khác
2. Hoàng Văn Phấn (2000), Những giải pháp kinh tế chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở đồng bằng sông Hồng : LATS Kinh tế: 5.02.05 Khác
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ScardsII) : Nghiên cứu điều kiện hình thành Sàn giao dịch nông sản tại Việt Nam Khác
11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006- 2010 Khác
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Thương mại song phương với Nhật Bản - Triển vọng dài hạn cho ngành nông nghiệp Việt Nam/Báo cáo tổng hợp Khác
13. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc trưng ở các vùng sinh thái Việt Nam Khác
14. Bộ Thương mại (2005), Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số:2004-78-001 Khác
15. Bộ Thương mại (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006- 2010, Hà Nội Khác
16. Tổng cục Thống kê (2006), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 Khác
17. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh (Sách, báo và công trình nghiên cứu) Khác
18. Agricultural trade with developing countries. - Paris : OECD, 1984 19. Agricultural trade liberalization : Implications developing countries / Ian Khác
20. M.Basle-F.Benhamo-B.Havance- A. Geladan (1996), Lịch sử tư tưởng kinh tế tập 1- các nhà sáng lập, NXB Khoa học xã hội Hà Nội;III. Tài liệu tham khảo trên Internet Khác
25. Hội lương thực thực phẩm, truy cập ngày 20 tháng 05 năm 2013 từ www.ffa.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1: Năng suất của một số cây trồng nhờ áp dụng công nghệ sinh học Loại cây trồng Thời   kỳ   những   năm   1980 - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Bảng 2. 1: Năng suất của một số cây trồng nhờ áp dụng công nghệ sinh học Loại cây trồng Thời kỳ những năm 1980 (Trang 31)
Hình 3 thể hiện sự vượt trội về số lượng xã có các cơ sở chế biến nông sản và cơ sở chế biến lâm sản so với cơ sở chế biến thủy sản ở tất cả các vùng qua 2 kỳ TĐT 2006 và 2011 - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Hình 3 thể hiện sự vượt trội về số lượng xã có các cơ sở chế biến nông sản và cơ sở chế biến lâm sản so với cơ sở chế biến thủy sản ở tất cả các vùng qua 2 kỳ TĐT 2006 và 2011 (Trang 33)
Bảng 2. 2. Diện tích và sản lượng gạo từ năm 1990 đến năm 2011 - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Bảng 2. 2. Diện tích và sản lượng gạo từ năm 1990 đến năm 2011 (Trang 34)
Bảng 2. 3  So sánh giá thành sản xuất cà phê Việt Nam với một số đối thủ cạnh  tranh - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Bảng 2. 3 So sánh giá thành sản xuất cà phê Việt Nam với một số đối thủ cạnh tranh (Trang 37)
Hình 2. 3 Năng suất cà phê thế giới và Việt Nam từ 1961 đến 2010 - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Hình 2. 3 Năng suất cà phê thế giới và Việt Nam từ 1961 đến 2010 (Trang 38)
Hình 2. 4: Sản lượng cà phê Việt Nam từ 1995 đến 2011 - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Hình 2. 4: Sản lượng cà phê Việt Nam từ 1995 đến 2011 (Trang 40)
Hình 2. 5 Vốn tích lũy bình quân 1 hộ (triệu đồng) qua 2 thời kỳ  các năm 2006 và 2011 chia theo vùng kinh tế- xã hội - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Hình 2. 5 Vốn tích lũy bình quân 1 hộ (triệu đồng) qua 2 thời kỳ các năm 2006 và 2011 chia theo vùng kinh tế- xã hội (Trang 46)
Hình 2. 6 Vốn tích lũy bình quân 1 hộ (triệu đồng) chia theo loại hộ, thời điểm  01/07/2011 - Lợi thế so sánh các mặt hàng nông sản việt nam và giải pháp để khai thác những lợi thế so sánh đó trong thời ký khủng hoảng  kinh tế
Hình 2. 6 Vốn tích lũy bình quân 1 hộ (triệu đồng) chia theo loại hộ, thời điểm 01/07/2011 (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w