1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA

81 219 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA Họ và tên sinh viên : Trần Thị Minh Trang Mã sinh viên :1111110595 Lớp : Anh 17 - Khối 5 KT Khóa : 50 Người hướng dẫn khoa học : ThS Đinh Khương Duy Hà Nội, tháng 5 năm 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI 6 1.1 Khái quát về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers To Trade – TBT) 6 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm 6 1.1.2 Quy định quốc tế về hàng rào kỹ thuật trong thương mại .11 1.1.3 Các hình thức của hàng rào kỹ thuật 21 1.1.4 Mục đích áp dụng 23 1.2 Tác động của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế .23 1.2.1 Đối với nước xuất khẩu 23 1.2.2 Đối với nước nhập khẩu .24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM .26 2.1 Thị trường Mỹ và cơ hội xuất khẩu nông sản của Việt Nam 26 2.1.1 Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ 26 2.1.2 Đặc điểm của thị trường Mỹ 30 2.1.3 Khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 32 2.2 Hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với mặt hàng nông sản .33 2.2.1 Các quy định về hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với nông sản .34 2.2.2 Hình thức của hàng rào kỹ thuật Mỹ đối với nông sản 37 2.3 Thực trạng sử dụng hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với nông sản Việt Nam……………………………………………………………………………… 38 2.3.1 Một số hình thức áp dụng phổ biến 38 2.3.2 Một số trường hợp điển hình 41 2.3.3 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật của Mỹ 45 2.4 Đánh giá về hàng rào kỹ thuật đối với nông sản Việt Nam của Mỹ và các biện pháp vượt qua của Việt Nam 47 2.4.1 Đối với việc Mỹ áp dụng hàng rào kỹ thuật với nông sản Việt Nam .47 2.4.2 Đối với các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VƯỢT QUA HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ .51 3.1 Xu hướng nhập khẩu nông sản và sử dụng hàng rào kỹ thuật của Mỹ .51 3.1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản của Mỹ 51 3.1.2 Xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật trên thế giới .52 3.1.3 Xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật của Mỹ .54 3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt qua hàng rào kỹ thuật Mỹ áp dụng đối với nông sản Việt Nam 55 3.3 Giải pháp giúp Việt Nam vượt qua hàng rào kỹ thuật đối với nông sản tại thị trường Mỹ .56 3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 56 3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô 64 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .72 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt APHIS Animal and Plant Health Inspection Services Cục kiểm định Y tế động thực vật BTA The US – Vietnam Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ FAO Food and Agricuture Organization Tổ chức Liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp FDCA Federal Food, Drug and Cosmetic Art Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm FDA Food and Drug Administration Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (Mỹ) FSMA Food Safety Modernization Act Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn ISO International Standard Organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật USDA United States Department of Agricuture Bộ Nông nghiệp Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng, biểu đồ Nội dung bảng, biểu đồ Sơ đồ 1.1 Quy chuẩn kỹ thuật 7 Bảng 1.1 Nội dung trong các tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật 9 Sơ đồ 1.2 Các mục tiêu hợp pháp 13 Sơ đồ 1.3 Quy trình triển khai ISO 9001:2008 19 Sơ đồ 1.4 Quy trình cấp nhãn sinh thái 22 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Mỹ giai đoạn 2007 – 2014 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ở một số thị trường Biểu đồ 2.2 quý I/2015 Danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Bảng 2.1 Mỹ của Việt Nam năm 2014 Khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trên thị trường Bảng 2.2 giai đoạn 2006 – 2012 Biểu đồ 2.1 Trang 27 28 29 33 Bảng 3.1 Xu hướng nhập khẩu nông sản 52 Bảng 3.2 Số lượng TCVN và tiêu chuẩn về nông sản 58 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, đặc biệt là với các nước đang phát triển, những nước nghèo mà phần đông dân số sống nhờ nghề nông Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó, nhu cầu về lương thực của con người cũng tăng cao, không chỉ về mặt số lượng mà còn về chất lượng, chủng loại Về mặt hàng nông sản, đây là hàng hóa thiết yếu với đời sống và sản xuất, cũng là một trong những mặt hàng chiến lược, mang tính dài hạn Chính phủ các nước đều trực tiếp hoạch định chính sách nhằm can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu nông sản Đây là mặt hàng có tính nhạy cảm cao, chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, thời tiết,… Chất lượng nông sản là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm, các quốc gia trước khi nhập khẩu đều phải có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ Bên cạnh đó, việc vận chuyển và bảo quản mặt hàng này cũng có những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe Đó là một khâu quyết định đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu Hàng nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014, đóng góp vào 150,19 tỉ USD tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13,7% so với năm 2013 phải kể đến nhiều mặt hàng như hàng thủy sản, rau quả, gạo, cà phê, cao su, than đá, hàng dệt may… Trong đó, các sản phẩm nông nghiệp chiếm một tỷ trọng cao Cà phê đạt 3,6 tỷ USD (tăng 32,6%), rau quả đạt 1,47 tỷ USD (tăng 34,9%), hạt tiêu 1,2 tỷ USD (tăng 34,1%) Gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt 3 tỷ USD, dù giảm 1,9% so với năm 2013, Việt Nam tụt xuống vị trí thứ ba (sau Thái Lan và Ấn Độ) về xuất khẩu gạo Về thị trường Mỹ, đây được xem là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng Việt Nam nói chung, hàng nông sản nói riêng Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam năm 1994 Sau hơn 20 năm, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có nhiều bước tiến quan trọng, Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu nông sản số 1 trong khối ASEAN vào thị trường Mỹ Tính riêng 3 tháng đầu năm 2015, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê vào Mỹ đạt 2 350.000 tấn với giá trị 734 triệu USD, chiếm 17,95% thị phần Trong tháng 4/2015, Việt Nam xuất khẩu 112 nghìn tấn cà phê với giá trị 229 triệu USD, trong đó riêng sang thị trường Mỹ chiếm tới 12,54% Ngày 13/11/2010, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán hiệp định TPP – Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Mỹ là nước lớn nhất, là nền kinh tế có ảnh hưởng nhiều nhất tới tiến trình, phạm vi và kết quả của vòng đàm phán Việc tham gia vào TPP sẽ giúp cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận với thị trường các nước đối tác thuận lợi và bình đẳng hơn, hưởng mức thuế suất thấp hơn và tự do cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác Tuy nhiên, khó khăn thực sự đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ không nằm ở hàng rào thuế quan mà ở các hàng rào phi thuế quan (NTB – Non Tarriff Barrier), đặc biệt là ở hàng rào kỹ thuật (TBT – Technical Barriers to Trade) Mỹ luôn áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật chặt chẽ, thỉnh thoảng có thêm quy định mới khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường này luôn khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các lợi ích từ TPP cũng vì thế mà khó được sử dụng hiệu quả Khó khăn đó lại không ngừng tăng cao khi các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trở nên khắt khe hơn không chỉtrở thành một rào cản thương mại mà còn nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Xu hướng toàn cầu hóa trở thành động lực thúc đẩy các quốc gia, trong đó có Việt Nam không ngừng mở rộng thị trường Tận dụng lợi thế là nước phát triển nông nghiệp, có nền văn minh lúa nước lâu đời, Việt Nam tiếp tục vươn lên trở thành quốc gia với những thành tích xuất khẩu nông sản đáng nể Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Nhà nước, có sự cải tiến khoa học, công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do cấp phải những trở ngại từ hàng rào kỹ thuật Dự kiến tới năm 2018, hầu hết các nước sẽ áp mức thuế 0% đối với mặt hàng nông sản sau khi các hiệp định ký kết song phương, đa phương bắt đầu có hiệu lực Tới thời điểm đó, hàng rào phi thuế quan trong đó tiêu biểu nhất là hàng rào kỹ thuật sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để các quốc gia khác bảo vệ nền sản xuất trong nước 3 Với mong muốn phần nào hiểu hơn về thực tế xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, đồng thời muốn tìm hiểu về hàng rào kỹ thuật cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, trong khóa luận tốt nghiệp, em lựa chọn đề tài “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với nông sản Việt Nam và giải pháp vượt qua” 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Về các hàng rào phi thuế quan nói chung và hàng rào kỹ thuật nói riêng, trước nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học Tổ chức thương mại thế giới WTO có Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade) nhằm đảm bảo các kết quả đàm phán, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các quy trình kiểm tra sự phù hợp, cấp giấy phép không tạo nên những rào cản không cần thiết trong thương mại Ở Mỹ, hàng năm, Quốc hội yêu cầu văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC) gửi báo cáo thường niên để nắm bắt tình hình thực thi luật và các chính sách thương mại, trong đó USTR đưa ra báo cáo đánh giá thương mại quốc tế về các rào cản kỹ thuật Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại Nguyễn Hữu Khải với cuốn Hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế, Đinh Văn Thành với cuốn Nghiên cứu rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất giải pháp đối với Việt Nam(2005, NXB Lao động xã hội), nhóm tác giả Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Đỗ Ngọc Kiên với Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn (NXB Bách khoa Hà Nội),… Có thể thấy, các nghiên cứu kể trên đã nêu lên một cách có hệ thống, chi tiết về hàng rào phi thuế quan song chưa đi sâu cụ thể vào hàng rào kỹ thuật; hoặc nếu có khung lý thuyết về hàng rào kỹ thuật nhưng lại chưa tập trung vào mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với thị trường Mỹ nói riêng Thực tế hiện nay, nhiều lô hàng của Việt Nam sang Mỹ bị trả lại do không đáp ứng được những quy chuẩn kỹ thuật: lô hàng rau quả bị dính sâu đục quả, hồ tiêu đối mặt với những quy định khắt khe về chỉ số an toàn, vệ sinh thực phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ, sản xuất thương mại bền vững cho 60 chuyên môn trực tiếp tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp, trong trường hợp cần tháo gỡ những khó khăn từ hàng rào kỹ thuật Về mặt tài chính, Nhà nước nên có những hình thức hỗ trợ để doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm ra cách giải quyết, tránh những thiệt hại về mặt uy tín của doanh nghiệp, mặt hàng nông sản cũng như các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam 3.3.1.5 Gia tăng các biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững, trợ giúp người nông dân * Kinh nghiệm từ nông nghiệp Mỹ Chính phủ đã ban hành luật đất đai vào năm 1862 quy định phát không đất đai cho những người đến sống và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây nước Mỹ, tạo điều kiện cho một số nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng Vào năm 1914, Quốc hội Mỹ đã lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp, tuyển dụng đội ngũ cán bộ để cố vấn cho các hộ nông dân từ bước sử dụng phân bón cho đến các khâu sau của quy trình sản xuất nông nghiệp Bộ Nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, cho ra đời những loại phân bón làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khoẻ hơn, các phương pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật, và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại Ngoài ra, chính phủ còn đề ra chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ Sự can thiệp với quy mô lớn vào ngành nông nghiệp Mỹ được kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990 Sau đó, chính sách trợ giá nông nghiệp chỉ duy trì ở mức thấp, chính phủ tập trung vào chương trình dự trữ chiến lược, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, để phục vụ hiệu quả cho ngành nông nghiệp Mỹ Hiện nay, chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm đến tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp Thượng viện thông qua dự luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm cần thiết cho xuất khẩu Đạo luật này cũng mở đường cho những người làm việc trong ngành nông nghiệp Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào Mỹ * Bài học cho Việt Nam 61 Việt Nam nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, năng suất lao động lại thấp trong khi ở Mỹ, theo tính toán của bộ nông nghiệp Mỹ, đầu thế kỷ XX, một nông dân Mỹ có thể sản xuất nông phẩm đủ nuôi 10 người, đến năm 2014, một nông dân Mỹ có thể cung cấp lương thực cho 100 người Mỹ và 32 người đang sống ở những nơi khác trên thế giới Theo Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), giá trị gia tăng nông nghiệp trên mỗi lao động của Việt Nam năm 2011 đạt chưa tới 400 USD/người, thấp hơn Lào và Campuchia Mặc dù nông nghiệp luôn được ưu tiên phát triển, tăng trưởng đều đặn dù nền kinh tế có những chuyển biến không tích cực nhưng tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng chững lại và năng suất lao động giảm xuống Như vậy, bài học kinh nghiệm rút ra là cần phải có những biện pháp thiết thực nhằm phát huy tác dụng của các chính sách, gần gũi với những khó khăn của người nông dân để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Năm 2014, nông nghiệp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 3,3%, cơ cấu dịch chuyển theo hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông – lâm – thủy sản năm 2014 đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013 Hướng phát triển tiếp theo trong giai đoạn 2015-2020, nông nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng Cụ thể, nhà nước nên có những biện pháp nhằm khuyến khích việc hình thành chuỗi giá trị nông sản dựa trên đặc trưng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng loại nông sản Việc kết hợp giữa đầu tư hạ tầng với ứng dụng khoa học kỹ thuật cần được tiến hành đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp quy hoạch nông nghiệp, không nên vì bảo tồn diện tích đất trồng lúa mà bỏ đi cơ hội phát triển nông sản khác Việc quy hoạch đất nông nghiệp cũng như phương hướng để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là một kế hoạch trung và dài hạn, song song với đó là việc tạo điều kiện để người dân tự chủ động sử dụng diện tích đất nông nghiệp theo những nhu cầu của thị trường Để chủ động, nên có những bộ phận hỗ trợ đắc lực cho người nông dân như bộ phận dự báo biến đổi khí hậu và rủi ro liên quan đến 62 thời tiết, sâu bệnh,… Ngoài ra, Chính phủ cũng cần chú ý công tác quản lý nước thải công nghiệp, tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường , phát triển tư duy kinh tế xanh hướng tới tăng trưởng xanh 3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô 3.3.2.1 Giải pháp đối với các hiệp hội Ở Việt Nam các hiệp hội là tập hợp các nhà sản xuất lớn trong nước ở một ngành hàng nhất định Riêng ở lĩnh vực nông nghiệp có một số hiệp hội tiêu biểu như hiệp hội lương thực Việt Nam, hiệp hội sắn Việt Nam, chè Việt Nam, hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam,… Mỗi hiệp hội là tiếng nói chung của tập thể các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong mặt hàng đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có xu hướng liên kết lại để tạo thành một cộng đồng doanh nghiệp có tiếng nói chung, cùng giải quyết những vấn đề chung trong đó có việc đối mặt và vượt qua các hàng rào kỹ thuật Mỹ áp dụng với nông sản Việt Nam  Hỗ trợ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp Bằng việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, tọa đàm và hội thảo chuyên ngành, hiệp hội không chỉ mang những thông tin cập nhật về tình hình Mỹ áp dụng hàng rào kỹ thuật mà còn mang đến những giải pháp nhằm giúp cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có định hướng phát triển tốt hơn nhằm khắc phục những rào cản này Doanh nghiệp có thể cùng chia sẻ những khó khăn gặp phải, những kinh nghiệm giúp doanh nghiệp vượt qua Thực tế, những biện pháp rào cản kỹ thuật Mỹ áp dụng đối với nông sản xuất khẩu Việt Nam đã có những quy định trong các quy định và văn bản luật chuyên ngành, tuy nhiên, vẫn có những thay đổi, những diễn biến mới đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật không ngừng Về tần suất, có thể tổ chức hội thảo 1 tháng 1 lần, nên thành lập một cơ quan thông tin chung về hàng rào kỹ thuật Mỹ áp dụng Các ngành hàng cũng cần liên kết với nhau để có thể học hỏi và cùng sẻ chia kinh nghiệm Các buổi tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thâm nhập thị trường, bí quyết tìm hiểu quy định các hàng rào kỹ thuật nên được tiến hành thường xuyên, liên tục Hiệp hội sẽ phụ trách việc cập nhật thông tin về hàng rào kỹ thuật áp dụng với nông sản ở thị trường Mỹ, đồng thời phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp tới với doanh nghiệp Hiệp hội chính là cầu nối 63 giữa Nhà nước với doanh nghiệp, tích cực tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp với các đơn vị quản lý Nhà nước Thông tin truyền tới doanh nghiệp không chỉ nhanh, cập nhật mà hiệp hội còn phải đảm bảo việc doanh nghiệp tiếp nhận và phản ứng trước những diễn biến mới Bên cạnh đó, hiệp hội cũng nên trở thành tổ chức phát huy được vai trò của cá nhân, hộ gia đình đối với xuất khẩu nông sản Hiệp hội có thể tổ chức các cuộc tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm hoặc các cuộc thi nhằm phát huy hơn khả năng sáng tạo, cải thiện chất lượng nông sản trong mỗi hộ gia đình  Chia sẻ rủi ro khi doanh nghiệp khởi kiện, kháng kiện Trước hết, hiệp hội phải chủ động nắm được thông tin về thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường của các nước phát triển khác, cụ thể hơn là các thông tin về các vụ kiện liên quan tới mặt hàng nông sản không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước khác Hiệp hội cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thành lập các quỹ nhằm theo đuổi vụ kiện, cung cấp thông tin về thủ tục cũng như giới thiệu các luật sư uy tín giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi và thương hiệu của mình Các hiệp hội cần phải phát huy vai trò của tiếng nói chung, nhằm kêu gọi sự đồng thuận từ nhiều phía, tự bảo vệ, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nghiên cứu những thông tin về thị hiếu, giá cả, định hướng phát triển thị trường, nhập khẩu nông sản Hiệp hội nên cùng với doanh nghiệp chủ động hơn để không chỉ trong công tác kháng kiện mà còn có thể khởi kiện vì mục tiêu không làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, nâng cao khả năng tự vệ thương mại còn kém của các doanh nghiệp Việt Nam Muốn vậy, các hiệp hội cần phải phối hợp với các cơ quan nhà nước, thành lập ban điều phối cho từng ngành hàng, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp ở thị trường Mỹ 3.3.2.2 Giải pháp đề xuất với các doanh nghiệp  Trang bị kiến thức về hệ thống pháp luật thương mại quốc tế, các quy định về hàng rào kỹ thuật Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kiến thức đầy đủ về pháp luật quốc tế cũng như những quy định chung của WTO Việc xây dựng đội ngũ tư vấn pháp luật, xây dựng pháp chế cần chọn những công ty am hiểu luật pháp thương mại quốc tế 64 Ngoài ra, việc tận dụng các kênh thông tin từ văn phòng TBT Việt Nam, Tổng cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng, bộ khoa học công nghệ, phòng thương mại Việt Nam đặt tại Mỹ sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin cập nhật về hàng rào kỹ thuật áp dụng với nông sản xuất khẩu Thực tế hiện nay, các quy định, văn bản luật của Việt Nam đưa ra còn chưa sát với thực tế, do đó, muốn nâng cao khả năng vượt hàng rào kỹ thuật Mỹ áp dụng với nông sản nói riêng và với các mặt hàng khác nói chung, doanh nghiệp cần phải tự trang bị những kiến thức cần thiết về các quy định, hệ thống luật pháp của các nước nhằm chủ động nắm bắt diễn biến áp dụng hàng rào kỹ thuật Cụ thể, doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên trách, theo dõi quá trình ban hành luật, dự thảo luật để tham vấn tích cực cho Nhà nước cũng như hiệp hội Doanh nghiệp nắm chắc các nguyên tắc, quy định của WTO cũng như pháp luật các nước có thể khởi kiện nếu như hàng hóa xuất khẩu phải chịu những cản trở thương mại không cần thiết do mục tiêu bảo hộ quá mức của nước nhập khẩu Thống kê của ủy ban hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO cho thấy, năm 2014, có 85 biện pháp của hàng rào kỹ thuật được dựng lên phi lý, xấp xỉ con số kỷ lục 88 biện pháp của năm 2013 Như vậy, nếu như không có hiểu biết sâu sắc về các quy định về hàng rào kỹ thuật tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đơn phương phải chịu những hàng rào phi lý, gây cản trở không cần thiết trong thương mại, dẫn tới những thiệt hại kinh tế và uy tín không nhỏ  Tập hợp thông tin về hàng rào kỹ thuật của Mỹ, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn ổn định, uy tín Muốn vượt qua được hàng rào kỹ thuật, đặc biệt đối với thị trường tiềm năng như Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhìn nhận rõ một thực tế: vượt rào cản kỹ thuật chính là một cú hích cho tiêu chuẩn sản phẩm được nâng cao Muốn vậy, chất lượng sản phẩm phải được nâng cao, các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường phải được đảm bảo Mỹ đã có bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chi tiết Các doanh nghiệp Việt Nam đã trả lời được câu hỏi, sản phẩm Việt Nam, cụ thể hơn là nông sản Việt Nam cần phải đạt được kết quả gì Muốn thế, doanh nghiệp cần phải đầu tư thiết bị, học hỏi theo quy trình, công nghệ tiêu chuẩn của các nền kinh tế tiên tiến, có hệ thống 65 quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp rõ ràng, chi tiết, được công nhận rộng rãi Một trong những nguyên tắc của Hiệp định TBT là công nhận lẫn nhau, nghĩa là khi hàng hóa đạt được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm ở quốc gia này cũng được công nhận ở quốc gia khác xuất khẩu khác Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn một bộ tiêu chuẩn uy tín trên thế giới, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và định hướng phát triển của Việt Nam để làm thước đo giá trị sản phẩm Các nước Mexico, Canada có thể tham khảo bộ tiêu chuẩn của Mỹ; Anh, Pháp, Đức có thể theo bộ tiêu chuẩn của EU Các doanh nghiệp Việt Nam có thể dựa theo bộ tiêu chuẩn của Nhật Bản Đối với mặt hàng nông sản, doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản JAS (Japanese Agricuture System) do bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) xây dựng dựa theo Luật Tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn mác riêng cho sản phẩm nông nghiệp Với mục tiêu xây dựng các tiêu chuẩn thích hợp cho các sản phẩm nông lâm nghiệp và thông qua việc phổ biến các tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn sẽ cải tiến chất lượng của nông lâm sản, hợp lý hoá sản xuất, phân phối và tiêu dùng, đồng thời đảm bảo ghi nhãn riêng cho nông lâm sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn của người tiêu dùng Đối với các tiêu chuẩn môi trường, người viết đề xuất, muốn thiết lập được tiêu chuẩn ISO 14000, tại mỗi doanh nghiệp nên có một ban chuyên môn riêng về kiểm tra chất lượng – ban ISO, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện trong 4 – 6 tháng Chuyên viên của ban ISO sẽ đi thực tế vào các bộ phận của doanh nghiệp để tư vấn hỗ trợ kết hợp với việc thông tin về tiêu chuẩn nhằm thay đổi nhận thức của các cá nhân Tùy vào thực trạng hệ thống quản lý môi trường, mục tiêu của doanh nghiệp và nhận thức của các cá nhân để có thay đổi phù hợp  Nghiên cứu kỹ về thị trường Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hiện nay Mỹ nhập khoảng 15% hàng thực phẩm, riêng rau quả tươi 50% và thủy sản 80% Việt Nam là một trong 15 nước xuất khẩu nông sản nhiều nhất vào Mỹ Sau thanh long, gần đây vải, măng cụt, hồng xiêm, vú sữa và chôm chôm được đánh giá là những sản phẩm xuất khẩu có triển vọng lớn đối với hầu hết các thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ Hiện 66 thanh long vẫn là mặt hàng có số lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long đã đạt 624.800 USD, tăng 170,9% Tiếp đến là dứa với các sản phẩm dứa khoanh đóng lon và nước dứa cô đặc Gần đây nhất, là nước lạc tiên, với đạt kim ngạch 107.000 USD, tăng 193,8% (số liệu của Tổng cục thống kê, 2012) Mỹ đã tăng nhập khẩu các sản phẩm rau, quả tươi và giảm dần các sản phẩm rau, quả đóng hộp, nhiều mặt hàng rau tươi và hoa quả sấy khô của Việt Nam cũng đã thâm nhập được vào thị trường Mỹ Thống kê mới nhất của bộ NN&PTNN cho biết đã có 36 loại rau của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ với tổng kim ngạch đạt 1,1 triệu USD, trong đó nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon đạt kim ngạch cao nhất Dưa chuột là một trong những mặt hàng rau xuất khẩu mạnh nhất của Việt cùng với các sản phẩm như khoai lang, củ hành, tỏi, nghệ, gừng, củ từ cũng đang được người Mỹ ưa chuộng Xoài, thanh long, chuối, mãng cầu, đu đủ là những mặt hàng nông sản của chúng ta đang được các nước trên thế giới tiêu thụ mạnh Tuy nhiên, doanh nghiệp đang khó tìm nguồn nguyên liệu, thì hầu như chưa có vùng trồng chuyên canh đủ lớn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu Mỹ đã tạo điều kiện cho Việt Nam xuất sang nước này thanh long, chôm chôm, đã cấp giấy phép nhập khẩu cho vải thiều và nhãn Doanh nghiệp cần có sự hiểu biết sâu rộng về nhu cầu của thị trường, xu hướng biến động nhập khẩu, tác động của nền kinh tế để có những ứng phó kịp thời Trên cơ sở những thông tin thu thập được, doanh nghiệp sẽ triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, mở kênh phân phối bán hàng Trong thị trường nội địa, doanh nghiệp Việt Nam cần thẳng thắn nhìn nhận vào sự hạn chế về vốn cũng như trình độ quản lý kinh doanh của mình, tích cực học hỏi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia Mỹ là thị trường rất dễ tiêu thụ hàng hóa, bởi có nhiều mức tiêu thụ hàng cho những người thu nhập cao, thu nhập trung bình và những người thu nhập thấp Vấn đề cốt lõi là cần phải giữ ổn định thị trường: khối lượng hàng, về chất lượng và thời gian giao hàng Việc nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng cao có thể khiến cho các cơ quan chức năng hoặc các doanh nghiệp nội địa quy kết cho mặt hàng này biện pháp 67 bán phá giá Thực tế là, mặt hàng nào của Việt Nam có được mức độ tăng trưởng cao, được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng thì ngay sau đó, hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng đó được nâng cao hơn, gây nhiều khó khăn hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu Như vậy, hiểu biết về thị trường nghĩa là doanh nghiệp cần phải khôn khéo, cần có chiến lược tăng trưởng bền vững  Tạo vùng nguyên liệu trong nước, hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, chủ động hình thành chuỗi giá trị nông sản Việt Nam là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo nhưng mỗi năm ngành sản xuất chăn nuôi phải nhập gần 3 triệu tấn nguyên liệu, tính riêng ngô là 500.000 đến 1.000.000 tấn, 2.000.000 đến 2.500.000 tấn khô dầu đậu này để chế biến thức ăn chăn nuôi Việc số lượng nguyên liệu nhập khẩu tăng đều qua các năm làm giá mặt hàng nông sản bị tăng cao, gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh trên các thị trường Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có quy định cụ thể nhằm kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu nhập khẩu, do đó, điều mà các doanh nghiệp cần làm chính là việc tự tạo dựng các vùng nguyên liệu dưới sự hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các hiệp hội Doanh nghiệp nên tận dụng các cơ hội hỗ trợ vốn của Nhà nước cũng như các bộ ban ngành nhằm đầu tư, phục vụ sản xuất Doanh nghiệp nên cùng với Sở công thương, các hiệp hội ngành hàng tìm hiểu nhu cầu nguyên liệu đặc trưng của ngành, kết nối với các nhà cung cấp từ các địa phương hoặc các quốc gia khác, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN để chủ động nguồn nguyên liệu Thực tế hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chương trình liên kết bốn nhà còn thiếu toàn diện và thực tế, chưa đáp ứng được độ sâu và chất lượng để đạt được việc liên kết chuỗi giá trị nông sản Tạo vùng nguyên liệu ổn định trong nước chính là quá trình liên kết mạnh mẽ bốn nhà: Nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học và nhà nông Ngày 22/01/2015, Bộ công thương đã ban hành quyết định số 606/QĐ-BCT, có hiệu lực từ ngày 01/03/2015, về việc ban hành lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh giai đoạn 2015-2020 Quyết định nêu cụ thể các phương thức nhằm thực thi dự án hoặc phương án cánh đồng lớn, ký các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc Vùng nguyên liệu sẽ thuộc quyền quản 68 lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất được Nhà nước giao, cho thuê… theo quy định hiện hành Rõ ràng, muốn mô hình liên kế này thành công, doanh nghiệp cần phải hiểu và chia sẻ lợi ích với nông dân  Chuẩn bị phương án đối phó cần thiết Về trang thiết bị sản xuất: để hàng hóa có thể cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, nông sản Việt Nam có thể vượt qua những hàng rào kỹ thuật khắt khe của Mỹ, doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở vật chất với những dây chuyền hiện đại có sự ứng dụng cao của khoa học kỹ thuật và đặc biệt, phải đảm bảo yêu cầu không gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu đảm bảo chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm Về đào tạo nhân lực: đầu tư trang thiết bị phải đi kèm với đầu tư nguồn nhân lực để vận hành, cải tiến và sáng tạo Muốn có một nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần phải có một đội ngũ nhân công có trình độ, có thể tiếp thu những thành tựu khoa học, tận dụng những khóa đào tạo, hỗ trợ chuyên môn của Chính phủ Một trong những phương án khả thi là cử cán bộ sang chính thị trường Mỹ để học hỏi kinh nghiệm, tích cực mời các chuyên gia về tiêu chuẩn xuất khẩu, tiêu chuẩn môi trường sang tư vấn, truyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm Về vấn đề khởi kiện hoặc kháng kiện: ngay khi gặp những khó khăn về hàng rào kỹ thuật, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thông báo và kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Hiệp hội chuyên ngành Doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với hiệp hội cũng như các cơ quan chuyên môn của Nhà nước để có những biện pháp đối mặt nhanh chóng, chính xác Nếu doanh nghiệp phát hiện các biện pháp của hàng rào kỹ thuật được đưa ra vô lý, doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ chứng minh bằng các bằng chứng khoa học việc đưa ra yêu cầu sản phẩm cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng nước đó Nếu không, doanh nghiệp Việt Nam có thể yêu cầu nước nhập khẩu nới lỏng quy định đối với hàng nông sản cũng như đền bù những tổn thất doanh nghiệp phải gánh chịu KẾT LUẬN 69 Quan hệ thương mại với những chuyển biến tích cực giữa Việt Nam và Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, nông sản nói riêng phát triển Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là sử dụng hàng rào kỹ thuật như một biện pháp hữu hiệu nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp không ít những khó khăn trong việc vượt qua những hàng rào kỹ thuật này Trong bài khóa luận của mình, người viết đã hệ thống được những khái niệm chung về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, cụ thể hóa các đặc điểm và quy định pháp lý đối với hàng rào phi thuế quan này Việc đưa ra các hình thức của hàng rào kỹ thuật đã giúp người viết phần nào đánh giá được những tác động của TBT đối với nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu Trong chương 2, bằng việc xem xét thực trạng việc Mỹ sử dụng hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung và với hàng nông sản Việt Nam nói riêng, người viết đã đánh giá được bước đầu những ảnh hưởng cụ thể của hàng rào kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam Sau khi đưa ra một số trường hợp điển hình, bài khóa luận đã có những đánh giá chung những vướng mắc từ quy định về hàng rào kỹ thuật của Mỹ mà doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam thường gặp phải Từ đó, người viết đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và giải pháp cho các hiệp hội, doanh nghiệp nhằm nỗ lực cải thiện hơn khả năng vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong thương mại Mặc dù đã rất cố gắng nhưng người viết nhận thấy, việc đánh giá tác động cụ thể của hoạt động áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với nông sản Việt Nam còn chưa sáng tỏ Qua các trường hợp điển hình được đưa ra chỉ xác định được mức độ thiệt hại của doanh nghiệp xuất khẩu Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo, người viết đề xuất nên có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, đi vào thực tế các doanh nghiệp đã vấp phải hàng rào kỹ thuật và lượng hóa để xác định biện pháp nào hay được Mỹ áo dụng nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước tốt hơn Việc định lượng mức độ ảnh hưởng này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ thị trường cũng như các quy định về hàng rào kỹ thuật hơn, đồng thời có những biện pháp thiết thực hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1 Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (WTO) 2 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (2006) 3 Phạm Thị Thanh Huyền, 2006, Các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 4 Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Đỗ Ngọc Kiên, NXB Bách Khoa – Hà Nội, Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn 5 Bùi Thị Lý (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế 6 Đinh Văn Thành, NXB Thống kê, 2005, Rào cản trong thương mại quốc tế 7 Trần Thanh Long, 2010, Thực trạng và giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản thương mại quốc tế, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 4/2010, p21-28 8 Đào Ngọc Tiến, 2013, Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 54/2013 9 Tổng cục Hải quan, Đôi nét về quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ, truy cập ngày 15/01/2015, xem chi tiết tại: 10 VCCI, Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Các hiệp định và nguyên tắc WTO, truy cập ngày 15/01/2015, xem chi tiết tại: < http://chongbanphagia.vn/files/1-6%20raocankt.pdf> 11 Quy định mới của FDA về xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ, truy cập ngày 20/01/2015, xem chi tiết tại 12 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Một số luật bảo vệ người tiêu dùng, truy cập ngày 19/02/2015, xem chi tiết tại: 71 13 WTO nới lỏng thương mại cho nước đang phát triển, truy cập ngày 20/02/2015, xem chi tiết tại: 14 Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á: điểm sáng nông nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 25/04/2015, xem chi tiết tại: 15 Hội thảo về việc nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin TBT, truy cập ngày 15/03/2015, xem chi tiết tại: 16 Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, truy cập ngày 01/04/2015, xem chi tiết tại: 17 Rau quả ngoại xâm nhập ồ ạt, truy cập ngày 10/04/2015, xem chi tiết tại: 18 Mỹ - thị trường lớn cho nông sản Việt, truy cập ngày 05/05/2015, xem chi tiết tại: 19 Điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 05/05/2015, xem chi tiết tại: Tài liệu tham khảo tiếng Anh 20 World Trade Organiztion, Agreement on Technical Barriers to Trade 21 United States Department of Agriculture < http://www.usda.gov/wps/portal/usda/usdahome> 22 United States Department of Agriculture, February 2015, USDA Long term Projections, Agriculture Trade 72 23 Importing into United States – Guide for exporters 24 Donna Roberts, Timothy E Josling, 1999, A framework for analyzing technical trade barriers in agricultural markets, market and trade economics division, economic research service 25 United States Department of Agriculture: Fruit and vegetables import requirements, detail in: ... biện pháp Việt Nam áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật Mỹ 45 2.4 Đánh giá hàng rào kỹ thuật nông sản Việt Nam Mỹ biện pháp vượt qua Việt Nam 47 2.4.1 Đối với việc Mỹ áp dụng hàng rào kỹ. .. hàng rào kỹ thuật với nông sản Việt Nam .47 2.4.2 Đối với biện pháp Việt Nam áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VƯỢT QUA HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NÔNG SẢN XUẤT KHẨU... dụng hàng rào kỹ thuật Mỹ .54 3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến khả vượt qua hàng rào kỹ thuật Mỹ áp dụng nông sản Việt Nam 55 3.3 Giải pháp giúp Việt Nam vượt qua hàng rào kỹ thuật nông sản

Ngày đăng: 31/03/2019, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w