Các yếu tố kèm lời và phi lời Các quy tắc hội thoạiCác vận động hội thoại Thương lượng hội thoại Ngữ pháp hội thoại Khái niệm hội thoại Nguyên tắc luân phiên lượt lời Nguyên tắc liên kết
Trang 1LÝ THUYẾT HỘI THOẠI
Trang 2Các yếu tố kèm lời và phi lời Các quy tắc hội thoại
Các vận động hội thoại
Thương lượng hội thoại
Ngữ pháp hội thoại
Khái niệm hội thoại
Nguyên tắc luân phiên lượt lời Nguyên tắc liên kết hội thoại Các nguyên tắc hội thoại
Tổ chức các hoạt động ở lời trong hội thoại Chức năng của các đơn vị hội thoại
Trao lời Trao đáp Tương tác Đối tượng thương lượng Phương thức thương lượng
Trang 3I.KHÁI NIệM HộI THOạI
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xuyên,căn bản,phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ
khác Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này.
Trang 4I.2.Số lượng người tham gia
Song thoại (Tay đôi)
Tam thoại (Tay ba)(trilogue)
Đa thoại (tay tư hoặc nhiều hơn nữa)
Nên lưu ý rằng, dạng cơ bản của hội thoại là
dạng song thoại(dialogue), tức là dạng diễn ra giữa hai nhân vật đối đáp Tuy nhiên, hội thoại có thể có dạng tam thoại và nói chung là đa thoại
Lý thuyết hội thoại thế giới đang bắt đầu nghiên cứu các dạng đa thoại của hội thoại Ở đây,
chúng ta chỉ làm quen với dạng song thoại đối mặt của hội thoại.
Trang 5
I.3.Cương vị và tư cách của những người
tham gia hội thoại.
Tính chủ động hay bị động của các đối tác.
Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội
-Các cuộc hội thoại còn được phân biệt theo tính chất được điều khiển hay không được điều khiển.
VD:Các cuộc đại hội được diễn ra theo sự điều
khiển của đoàn chủ tịch.
Trang 6I.4.Tính có đích hay không có đích
Những cuộc hội thoại như thương thuyết,ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định một cách rõ
ràng; trong khi những cuộc chuyện trò tán gẫu thường là không có đích.
I.5.Tính có hình thức hay không có hình thức. Những cuộc hội nghị thương thảo…là những cuộc hội thảo mà hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ Còn những chuyện trò đời thường
không cần một hình thức tổ chức nào cả.
Trang 7II.CấU TRÚC HộI THOạI
Chuỗi những đơn vị ngôn ngữ được thoại nhân nói ra trong một cuộc thoại được gọi là một lượt lời Đằng sau vẻ tuỳ tiện của các lượt lời kế tiếp nhau, trong hội thoại vẫn tồn tại cấu trúc của những đơn vị hội thoại xác định.
Có 3 trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại Đó là:
+Trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ
+Trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh
+Trường phái lý thuyết hội thoại Thuỵ Sỹ-Pháp
Trang 8Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại
Cặp kế cận Cặp kế cận
Chêm xen
Đơn vị hội thoại
Sự kiện lời nói
Cuộc thoại
Đoạn thoại
Cặp thoại
Tham thoại
Cặp thoại tối thiểu
Cặp thoại hẫng
Cặp chủ hướng
Cặp phụ thuộc
Trang 9II.1.Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại.
-Lượt lời do những hành động ở lời tạo
nên.Trước khi xem xét cấu trúc của hội thoại,cần xem xét cách tổ chức nói chung của các hành động ở lời trong hội thoại.
-Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại bao gồm: +Cặp kế cận.
+Cặp kế cận chêm xen.
+Sự kiện lời nói
+Đơn vị hội thoại.
Trang 10
nó lập thành một cặp kế cận
+ Cặp kế cận tích cực: là cặp có hành động hồi đáp thoả mãn đích của hành động dẫn nhập VD:-Đi chơi đi!
-Sẵn sàng!
+Cặp kế cận tiêu cực: là cặp có hành động ở lời không thoả mãn đích của hành động dẫn
nhập
VD:-Đi chơi đi!
-Không được!Tớ phải làm bài tập đã.
Trang 11-Các cặp kế cận tích cực và tiêu cực đều được gọi là cặp kế cận được ưa thích Ở các cặp
được ưa thích,ta có cấu trúc (hành động ở lời) được ưa thích Như thế,hành động hồi đáp dù thoả mãn hay không thoả mãn đích của hành động dẫn nhập, nhưng nếu nó vẫn liên kết với hành động ở lời dẫn nhập, ta vẫn có một cấu trúc được ưa thích Chúng ta có một cấu trúc không được ưa thích khi hành động hồi đáp
không liên kết gì với hành động dẫn nhập hoặc
“lửng lơ”.
VD:-Đi chơi đi!
-Cái cặp này mày mua bao nhiêu tiền đấy? -Để xem đã!
Trang 12II.1.2.Cặp kế cận chêm xen
-Có khi giữa hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp của một cặp kế cận lại có một (một số) cặp kế cận khác chêm xen vào giữa.
VD1: -Đi chơi đi!
-Tiền đâu mà đi?
-Tớ vừa được mẹ cho đây này.
-Thế à! Vậy đi thôi!
VD2: -Cậu sửa giúp mình cái điện thoại di động với nhé!
- Ái chà! Cậu cũng có điện thoại cơ à?
-Thời buổi này cũng phải cố mà mua kẻo các em lại chê cho là quê một cây Sửa giúp tớ với nhé!
-Ừ! Cứ để đấy lát nữa tớ sửa cho!
Trang 13
II.1.3.Sự kiện lời nói.
-Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện lời nói Ở đây ta quan niệm rằng một sự kiện lời nói là một hoạt động,trong
đó những người tham gia (những người giao tiếp) dùng
những hành động ở lời tác động lẫn nhau nhằm đạt đến một mục đích nào đấy Mỗi sự kiện lời nói được tạo nên bởi một cặp thoại trung tâm, trong cặp thoại đó đích của hành động ở lời dẫn nhập quyết định đích của sự kiện lời nói
chứa nó Tên gọi của hành động ở lời dẫn nhập của cặp thoại trung tâm cũng là tên gọi của sự kiện lời nói đó.
VD:-Thưa cô,tuần này cô có bận gì không ạ?
-Tuần này tôi có vài việc bận.Có việc gì thế?
-Chúng em muốn học bù vào ngày mai.
-Ngày mai là thứ mấy?
-Mai là thứ năm ạ!
-Thôi được! Mai chúng ta sẽ học bù
-Sự kiện lời nói tối thiểu chỉ có một cặp kế cận.Sự kiện lời nói
mở rộng là sự kiện lời nói ngoài cặp trung tâm còn có
những cặp làm thành phần thứ nhất và thành phần thứ
hai.Trong phần thứ nhất đáng chú ý là cặp tiền dẫn nhập, trong phần thứ hai là cặp kết thúc.
Trang 14
-Ở sự kiện lời nói tối thiểu,người nói đưa ngay đích của mình ra bằng hành động dẫn nhập.Tuy nhiên do lịch
sự, người nói hành động dẫn nhập trung tâm của
mình ngay có thể làm tổn hại đến thể diện của người nhận và cũng sợ mình sẽ bị “mất mặt” nếu bị từ chối nên thường dùng những hành động tiền dẫn nhập
hành động trung tâm,gọi tắt là tiền dẫn nhập, để thăm
dò phản ứng của người nhận trước khi nói ra hành động dẫn nhập trung tâm.
-Có các hành động tiền dẫn nhập như:
+Tiền-thỉnh cầu +Tiền-hỏi
+Tiền-mời +Tiền-trao tặng
+Tiền-trần thuật………
-Cặp kế cận và sự kiện lời nói đi vào hội thoại sẽ trở
thành những đơn vị hội thoại.
Trang 15II.1.4 Đơn vị hội thoại.
-Hội thoại cũng có cấu trúc,tôn ti tương tự như một đơn
vị cú pháp.Các đơn vị của cấu trúc hội thoại là:
-Lượt lời không phải là đơn vị hội thoại.Một lượt lời có thể bằng hoặc lớn hơn,hoặc nhỏ hơn một tham thoại.
Trang 16a.Cuộc thoại (cuộc tương tác)
Cuộc thoại là đơn vị lớn nhất bao trùm, tính từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu nói cho đến lúc chấm dứt.
bộ phận (có kết luận tường minh hoặc hàm ẩn) góp phần vào lập luận chung của cuộc thoại
-Trong một cuộc thoại có cấu trúc tổng quát: đoạn mở thoại-thân thoại-kết thoại.
-Đoạn mở và kết thoại có cấu trúc tương đối ổn định,dễ nhận ra hơn các đoạn thoại tạo nên thân thoại.
Trang 17
c Cặp thoại
-Định nghĩa:cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất tạo nên đoạn thoại và qua đoạn thoại mà góp phần tổ chức nên cuộc thoại -Các loại cặp thoại:+Cặp thoại tối thiểu.
+Cặp thoại một tham thoại.
+Cặp thoại chủ hướng.
+Cặp thoại phụ thuộc.
Cặp thoại tối thiểu tương đương với sự kiện lời nói tối thiểu, tức
là tối thiểu cặp thoại phải là một cặp kế cận với hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp.
VD:-Này,cậu làm bài tập chưa?
-Tớ làm xong rồi!
-Cậu lúc nào cũng chăm chỉ!
Cặp thoại một tham thoại xảy ra khi:
-Người nghe thực hiện một hành động vật lý (gật đầu, lắc
đầu,xua tay…) thay cho hành động ngôn ngữ
-Người nghe im lặng,không có hành động gì cả (cặp thoại hẫng) VD:-Cậu làm bài tập chưa?
-(gật đầu)
Trang 18
-Hành động chủ hướng của một tham thoại hoặc đòi hỏi hành động chủ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại hồi đáp hoặc hồi đáp cho hành động chủ hướng của tham thoại ấy Không nên đồng nhất lượt lời và tham thoại.Lượt lời có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn một tham thoại.
VD:-Chào!
-Chào!
-Thế nào? Dạo này vẫn khoẻ chứ?
- Cảm ơn! Tớ vẫn khoẻ! Thế còn cậu?
-Cảm ơn! Tớ cũng thế! Đi đâu mà ăn mặc chỉn chu thế? -Tớ đi họp lớp.
Trang 19II.2.Chức năng của các đơn vị hội thoại
-Chức năng là vai trò mà các đơn vị hội thoại đảm nhiệm trong diễn tiến của hội thoại.
-Đơn vị hội thoại có 3 chức năng cơ bản:
+Chức năng dẫn nhập và hồi đáp.
+Chức năng triển khai cuộc thoại.
+Chức năng điều chỉnh
Trang 20Chức năng của các đơn
Chức năngđiều chỉnh
Chức năng củng cố
Chức năng sửa chữa
Chức năng gây chú
ý hoặc chuyển hướng
đề tài
Trang 21II.2.1.Chức năng dẫn nhập và hồi đáp.
Giữa các tham thoại trong cặp thoại có chức năng dẫn nhập và hồi đáp Cần chú ý, trong cặp thoại ba tham thoại, chỉ tham thoại thứ nhất mới duy nhất có chức năng dẫn nhập và tham thoại thứ ba kết thúc mới duy nhất có chức năng hồi đáp.
VD:-Thưa bác, bé Trang có nhà không ạ?
-Trang đi mẫu giáo rồi cháu ạ!
-Thế ạ? Thảo nào dạo này không thấy bé sang nhà cháu chơi.
II.2.2.Chức năng triển khai cuộc thoại
Mở thoại,kết thoại,triển khai thân thoại, tiền dẫn nhập là những chức năng của tham thoại và của cặp thoại trong cuộc thoại
Trang 22II.2.3.Chức năng điều chỉnh
-Điều chỉnh là chức năng của tham thoại và của cặp thoại có tác dụng điều chỉnh quan hệ liên cá nhân hoặc điều chỉnh sự trục trặc trong vận hành các đơn vị hội thoại về hình thức hoặc nội dung.
-Chức năng điều chỉnh bao gồm:
+Chức năng củng cố: là chức năng của tham thoại hay cặp
thoại nhằm thiết lập và duy trì sự hài hoà của các quan hệ liên
cá nhân để cuộc thoại tiến hành thuận lợi.
VD:-Thế nào? Tối nay bận không?
-Bận!
+Chức năng sửa chữa: nhằm sửa chữa những sai phạm mà thoại nhân mắc phải trong cuộc thoại, những sai phạm đối với
cơ thể, thức ăn, đồ dùng, đối với lời nói của mình hay của
người, nói chung đối với những điều mà theo tập tục, văn hoá của dân tộc mà người mắc lỗi cho là không phù hợp với phép tắc cần phải tôn trọng trong hội thoại Đó là những lời xin lỗi, thanh minh thường gặp.
+Chức năng gây chú ý hoặc chuyển hướng đề tài
VD:Phải thế không? ; Cậu thấy sao? ; À này,nhân tiện…
Trang 23III.CÁC YếU Tố KÈM LờI VÀ PHI LờI
-Yếu tố kèm lời(paraverbal):là các yếu tố mà mặc dù
không có đoạn tính như âm vị và âm tiết nhưng đi
kèm với các yếu tố đoạn tính.Không một yếu tố đoạn
tính nào được phát âm ra mà không có yếu tố kèm lời
đi theo.
-Yếu tố phi lời(non verbal):là những yếu tố không phải là
những yếu tố kèm lời được dùng trong đối thoại mặt
đối mặt Thuộc yếu tố phi lời là:cử chỉ,khoảng không
gian,tiếp xúc cơ thể,tư thế cơ thể và định hướng cơ
thể,vẻ mặt, ánh mắt(gesture,proxemics,body contact,
posture and body orientation,facial
expression,gaze…) Cũng được tính là tín hiệu phi lời
là những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ,tiếng kéo
bàn,xô ghế…Có thể kể cả vào đây trang phục,bài trí
của thoại trường,tức là những tín hiệu âm thanh
không nằm trong hệ thống ngữ âm-âm vị học của một
ngôn ngữ
Trang 24-Các yếu tố cơ thể-vận động được tiếp nhận bằng thị
giác và những yếu tố tĩnh như diện mạo,trang phục
bước đầu là những thông tin tạo ra thiện cảm,hấp dẫn hoặc gây ra phản ứng chối bỏ hội thoại.
-Những tín hiệu cơ thể-vận động là những tín hiệu xuất hiện trong hội thoại, chúng có thể chậm từ từ như sự thay đổi dần khoảng cách,tư thế ngồi của những người trò chuyện Chúng có thể nhanh như điệu bộ,cử
chỉ,nét mặt thay đổi tuỳ theo từng lượt lời,từng đoạn lời,thậm chí từng từ ngữ được dùng.
-Những tín hiệu phi lời tuy là thứ yếu nhưng rất quan
trọng.Thiếu chúng,cuộc trò chuyện sẽ tẻ nhạt,thậm chí phải chấm dứt
-Có những tín hiệu phi lời làm thành những điều kiện tiên khởi cho hội thoại, đó là những tín hiệu cung cấp
những thông tin về thoại trường.
-Các tín hiệu về không gian tương tác như tư thế của
những người hội thoại, khoảng cách của họ cũng quan trọng với diễn biến của cuộc tương tác.
Trang 25-Cùng với không gian tương tác là những điệu bộ,cử chỉ xuất hiện trong quá trình hội thoại.Những điêụ bộ cử chỉ này mang tính dân tộc và được những người hội thoại theo dõi một cách khá chặt ché để mỗi người
thay đổi điệu bộ cử chỉ(tự hoà phối) của mình cho
thích hợp.
- Các tín hiệu phi lời đóng vai trò nhất định trong việc lý giải nghĩa của lời nói.
-Qua các tín hiệu phi lời,chúng ta(người ngoài cuộc
thoại) có thể nhận ra quan hệ thức giữa những người đối thoại.
-Nói một cách tổng quát,ta không thể loại bỏ các tín hiệu kèm lời và phi lời khi giao tiếp bằng lời.Ngay cả khi nói chuyện bằng điện thoại(không đương diện với người đương thoại),không ít người vẫn khoa chân múa
tay…
-Những sự kiện kèm ngôn ngữ (paralinguistic) xuất hiện song song với ngôn ngữ nói,hoà lẫn vào ngôn ngữ nói hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn.
Trang 26IV.QUY TắC HộI THOạI
Quy tắc hội thoại
Nguyên tắc
luân phiên
lượt lời
Nguyên tắc liên kết hội thoại
Các nguyên tắc hội thoại
Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Lý thuyết quan yếu của Wilson
và Sperber
Phép lịch sự
Trang 27IV.1.Nguyên tắc luân phiên lượt lời.
- Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau.Vì thế,khi hai người hội thoại, người kia phải nói khi người này nhường lời theo cách lời người này kế tiếp lời người kia.
-Ta có những dấu hiệu nhất định,báo một cách tự động cho người kia biết rằng họ có thể nói Đó là những dấu hiệu như sự trọn vẹn về ý nghĩa,sự
trọn vẹn về cú pháp,ngữ điệu,các câu hỏi,các hư từ….
Trang 28IV.2.Nguyên tắc liên kết hội thoại
-Nguyên tắc liên kết hội thoại không chỉ tri phối các diễn ngôn đơn thoại mà tri phối cả các lời tạo thành một cuộc thoại.
-Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một
phát ngôn,giữa các phát ngôn,giữa các hành động ở lời,giữa các đơn vị hội thoại.
-Tính liên kết hội thoại không chỉ thuộc lĩnh vực nội dung và thể hiện bằng các dấu hiệu ngữ
pháp hiểu theo nghĩa truyền thống mà nó còn thuộc các lĩnh vực hành động ở lời,còn thể hiện trong quan hệ lập luận
Trang 29IV.3.Các nguyên tắc hội thoại
Hội thoại một cách chân thực đòi hỏi người tham gia phải tôn trọng một số nguyên tắc.Những nguyên tắc này không chặt chẽ như những
nguyên tắc ngôn ngữ học thuần tuý.
Các nguyên tắc hội thoại:
Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Lý thuyết quan yếu của Wilson và
Sperber Phép lịch sự
Trang 30IV.3.1.Nguyên tắc cộng tác hội thoại.
-Nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice đề ra năm
1967.Nguyên tắc được phát biểu tổng quát như sau: “ Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.”
-Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm:
Phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm quan hệ Phương châm cách thứac
Trang 31 Phương châm về lượng:
Phương châm này được chia làm hai vế:
-Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích của hội thoại.
-Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu
mà nó được đòi hỏi.
Phương châm về chất:
Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:
-Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng.
-Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng
chứng.”