IV.3.1.Nguyên tắc cộng tác hội thoại.

Một phần của tài liệu Lý thuyết hội thoại (slide) (Trang 30 - 33)

-Nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice đề ra năm

1967.Nguyên tắc được phát biểu tổng quát như sau: “ Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc

thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.”

-Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm:

Phương châm về lượng

Phương châm về chất

Phương châm quan hệ

Phương châm về lượng:

Phương châm này được chia làm hai vế:

-Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích của hội thoại.

-Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi.

Phương châm về chất:

Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:

-Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng. -Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng

Phương châm quan hệ(phương châm quan yếu). Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan

yếu(pertinent) tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.

Phương châm cách thức.

Dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là:

-Hãy tránh lối nói tối nghĩa.

-Hãy tránh lối nói mập mờ,mơ hồ về nghĩa. -Hãy nói ngắn gọn.

-Hãy nói có trật tự.

Nguyên tắc cộng tác hội thoại và phương châm của Grice đúng cho những cuộc hội thoại chân thực nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu Lý thuyết hội thoại (slide) (Trang 30 - 33)