1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC1.1.1. Về khái niệm phương pháp và phương pháp luận Có thể nói chưa bao giờ vấn đề phương pháp luận lại được bàn đến nhiều như hiện nay, nhất là từ khi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và ngày nay là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung thì việc nghiên cứu vấn đề phương pháp luận là một trong những nhiệm vụ quan trọng.Cho đến nay, khái niệm phương pháp luận còn đang được dùng theo nhiều nghĩa rất khác nhau. Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu; b tổng hợp những cách, những phương pháp tìm tòi dùng trong một ngành khoa học nào đó hay phương pháp luận... là học thuyết triết học về các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào quá trình nhận thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung và vào thực tiễn Bất cứ một chuyên ngành khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu riêng và có hệ thống tri thức riêng. Không có đối tượng thì không có và không thể có bất cứ khoa học nào vì không có đối tượng thì không xác định được phải nghiên cứu cái gì. Sau khi xác định được đối tượng nghiên cứu, mỗi chuyên ngành khoa học còn phải tìm ra được những phương pháp nghiên cứu thích ứng. Việc tìm tòi những phương pháp nghiên cứu thích ứng với mỗi khoa học nhất định, xác định xem những phương pháp đó là những phương pháp nào, nội dung của mỗi phương pháp là gì, cách áp dụng nó ra sao, phạm vi áp dụng của nó đến đâu v.v. do lý luận về phương pháp của khoa học này giải quyết. Lý luận về phương pháp đó chính là phương pháp luận.Phương pháp nghiên cứu của mỗi khoa học đều phụ thuộc vào bản chất và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của khoa học đó, nên muốn tìm ra được các phương pháp nghiên cứu thích ứng cần phải xuất phát từ bản thân đối tượng. Nhưng đối tượng nghiên cứu của mỗi khoa học cụ thể chỉ là một bộ phận nhỏ, một mảnh” nhỏ của thế giới hiện thực. Bộ phận nhỏ ấy, mảnh nhỏ ấy nằm trong một mối liên hệ qua lại chằng chịt hết sức phức tạp với các bộ phận khác, với các mảnh khác. Vì vậy, để xác định được hướng đi và cách đi thích ứng, để khỏi bị lạc trong mớ quan hệ chằng chịt các hiện tượng ấy, để luôn luôn xác định đúngđối tượng nghiên cứu, trước hết cần dựa vào các nguyên lý thế giới quan. Là những quan điểm khái quát của con người về thế giới nói chung và về vị trí của con người trong thế giới ấy, các nguyên lý thế giới quan có tác dụng định hướng cho người nghiên cứu, không những định hướng trong quá trình tìm ra phương pháp mà còn định hướng ngay cả trong quá trình vận dụng phương pháp.
Trang 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC VÀ VẬN DỤNG
VÀO CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã học phần: LSPP
Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁPLUẬN SỬ HỌC VÀ VẬN DỤNG VÀO CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tiếng Anh: Basic issues on historical methodology and its application
to the major History of the Communist Party of Vietnam
- Mã số học phần:
Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Chuyên đề thuộc học phần bắt buộc
- Số giờ tín chỉ của học phần:30 tiết
Bao gồm:
+ Giảng dạy lý thuyết: 20 tiết
+ Thảo luận:10 tiết
+ Viết tiểu luận: 7 tiết
+ Thi viết: 3 tiết
+ Tư tưởng: học viên học tập và nghiên cứu học phần một cách nghiêmtúc để có thể vận dụng tốt trong nghiên cứu và giảng dạy
Trang 2Tóm tắt nội dung học phần: Khái quát một số vấn đề lý luận sử học:
đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử nói chung và khoa họcLịch sử Đảng nói riêng Làm rõ những phương pháp nghiên cứu Lịch sử vàLịch sử Đảng như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc; phương phápđồng đại, lịch đại; nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên cứuLịch sử Đảng, sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng trong nghiêncứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nội dung chi tiết học phần
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀPHƯƠNG PHÁPLUẬN SỬ HỌC
1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
1.1.1 Về khái niệm phương pháp và phương pháp luận
Có thể nói chưa bao giờ vấn đề phương pháp luận lại được bàn đếnnhiều như hiện nay, nhất là từ khi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
và ngày nay là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Đối với nhữngngười làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung thì việc nghiên cứu vấn
đề phương pháp luận là một trong những nhiệm vụ quan trọng
Cho đến nay, khái niệm phương pháp luận còn đang được dùng theonhiều nghĩa rất khác nhau Phương pháp luận là "khoa học về phương pháp,
về những phương pháp nghiên cứu; b/ tổng hợp những cách, những phươngpháp tìm tòi dùng trong một ngành khoa học nào đó"1 hay "phương phápluận là học thuyết triết học về các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện
1 Từ điển Triết học,Hà Nội, 1960, tr 648
Trang 3thực; là sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào quá trình nhận thức,vào sự sáng tạo tinh thần nói chung và vào thực tiễn"2
Bất cứ một chuyên ngành khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiêncứu riêng, có phương pháp nghiên cứu riêng và có hệ thống tri thức riêng.Không có đối tượng thì không có và không thể có bất cứ khoa học nào vìkhông có đối tượng thì không xác định được phải nghiên cứu cái gì Sau khixác định được đối tượng nghiên cứu, mỗi chuyên ngành khoa học còn phảitìm ra được những phương pháp nghiên cứu thích ứng
Việc tìm tòi những phương pháp nghiên cứu thích ứng với mỗi khoahọc nhất định, xác định xem những phương pháp đó là những phương phápnào, nội dung của mỗi phương pháp là gì, cách áp dụng nó ra sao, phạm vi
áp dụng của nó đến đâu v.v do lý luận về phương pháp của khoa học nàygiải quyết Lý luận về phương pháp đó chính là phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu của mỗi khoa học đều phụ thuộc vào bản chất
và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của khoa học đó, nên muốn tìm rađược các phương pháp nghiên cứu thích ứng cần phải xuất phát từ bản thânđối tượng Nhưng đối tượng nghiên cứu của mỗi khoa học cụ thể chỉ là một
bộ phận nhỏ, một "mảnh” nhỏ của thế giới hiện thực Bộ phận nhỏ ấy,
"mảnh" nhỏ ấy nằm trong một mối liên hệ qua lại chằng chịt hết sức phứctạp với các bộ phận khác, với các "mảnh" khác Vì vậy, để xác định đượchướng đi và cách đi thích ứng, để khỏi bị lạc trong mớ quan hệ chằng chịtcác hiện tượng ấy, để luôn luôn xác định đúngđối tượng nghiên cứu, trướchết cần dựa vào các nguyên lý thế giới quan
Là những quan điểm khái quát của con người về thế giới nói chung và
về vị trí của con người trong thế giới ấy, các nguyên lý thế giới quan có tácdụng định hướng cho người nghiên cứu, không những định hướng trong quá
2 Bách khoa triết học của Liên Xô, t.3, tr.420
Trang 4trình tìm ra phương pháp mà còn định hướng ngay cả trong quá trình vậndụng phương pháp.
Xuất phát từ những nguyên lý thế giới quan nhất định, những nguyên
lý gắn liền với bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, người nghiên cứu xácđịnh được những phương pháp nghiên cứu thích hợp Vì vậy, các nguyên lýthế giới quan chính là cơ sở của các phương pháp, có tác dụng soi sáng chocác phương pháp, đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động nhận thức và hoạt độngcải tạo thực tiễn Thế giới quan đúng sẽ đảm bảo tìm ra các phương phápnghiên cứu đúng Ngược lại, nếu thế giới quan sai lầm thì các phương phápnghiên cứu tìm được để nghiên cứu đối tượng đó cũng sẽ sai lầm
Chẳng hạn, xuất phát từ luận điểm cho rằng, lịch sử phát triển của xãhội là lịch sử đấu tranh giai cấp, những người mác xít đòi hỏi khi nghiên cứucác hiện tượng xã hội cần áp dụng phương pháp phân tích giai cấp, cần đứngvững trên quan điểm giai cấp Ngược lại những người theo trường phái tâm
lý trong xã hội học lại xuất phát từ chỗ cho rằng, kinh nghiệm tâm lý vànhững xúc cảm của con người tạo nên bản chất của các hiện tượng và cácquá trình xã hội Vì vậy, họ đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng xã hộibằng các phương pháp của tâm lý học và việc nghiên cứu phải được bắt đầu
từ tâm lý cá thể là những đơn vị quan sát cơ bản Rõ ràng là xuất phát từnhững nguyên lý thế giới quan khác nhau, người ta đã đi đến khẳng địnhnhững phương pháp nghiên cứu khác nhau và tính chất đúng đắn hay sai lầmcủa thế giới quan có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại củaviệc tìm tòi và vận đụng các phương pháp Vì vậy, các nguyên lý thế giớiquan tạo nên bộ phận quan trọng nhất trong nội dung của phương pháp luận.Tuy nhiên, không phải toàn bộ các nguyên lý thế giới quan đều nằmtrong nội dung phương pháp luận của một khoa học cụ thể nhất định Nộidung phương pháp luận của mỗi bộ môn khoa học chỉ bao gồm những
Trang 5nguyên lý thế giới quan nào trực tiếp hay ít nhiều trực tiếp liên quan đến đốitượng nghiên cứu mà thôi
Ngoài các nguyên lý thế giới quan, trong nội dung phương pháp luậncủa mỗi chuyên ngành khoa học còn có một loạt nguyên lý khác Đó là cácnguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, là các nguyên tắcchung về sự vận dụng các phương pháp, về việc sử dụng các tài liệu, sự kiệnv.v trong một ngành khoa học nhất định Những nguyên lý và nguyên tắcchung này xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Chúngkhông phải là những nguyên lý thế giới quan nhưng cũng không trực tiếpnằm trong nội dung của các phương pháp Các nguyên lý thế giới quan cũngnhư các nguyên lý và nguyên tắc chung trên đây mới chỉ là những căn cứnhững cơ sở cho các phương pháp và cho việc vận dụng các phương pháptrong một ngành khoa học nhất định Để có thể thực sự sử dụng được cácphương pháp ấy còn cần vạch rõ nội dung cụ thể của chúng, vạch rõ cách ápdụng, phạm vi áp dụng và mối quan hệ qua lại giữa chúng v.v Tóm lại, cần
có lý luận trực tiếp về bản thân các phương pháp nữa
Như vậy,phương pháp luận là lý luận về phương pháp Đó là một hệ
thống lý luận chặt chẽ với những loại nguyên lý nhất định gắn bó hữu cơ vớinhau:các nguyên lý thế giới quan gắn liền với bản chất của đối tượng nghiêncứu;các nguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, cácnguyên tắc chung về việc vận dụng các phương pháp, về sự sử dụng tài liệu,
sự kiện trong một ngành khoa học nhất định; các nguyên lý và nguyên tắcchung này gắn liền với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Tất cả các bộphận này gắn bó mật thiết với nhau tạo nên một hệ thống lý luận chặt chẽ,thống nhất và là một thành phần không thể thiếu được của bất cứ bộ mônkhoa học nào
Trang 6Vì vậy, phương pháp luận không phải là một tập hợp lý luận tuỳ tiện,càng không phải chỉ là một tập hợp đơn thuần các phương pháp được dùngtrong một ngành khoa học nào đấy, nhưng đồng thời nó cũng không phải làmột khoa học riêng biệt đứng độc lập như các khoa học khác
Phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được của mỗi bộmôn khoa học, là học thuyết về các phương pháp Chính vì thế, phương phápluận không phải chỉ là một học thuyết triết học về các phương pháp như một
số tác giả khẳng định
Do vậy, cần phân biệt “phương pháp luận” với “phương pháp”.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là học thuyết về phương pháp.
Phương pháp là “một hình thức quán triệt hiện thực về mặt lý luận và thực
tiễn xuất phát từ những quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu;
là một hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh của hoạt động cải tạo, thực tiễn hay hoạt động nhận thức, lý luận"3
Phương pháp là cách thức mà theo đó, người ta hành động hay nhờ đó
mà người ta nghiên cứu ra một hệ thống kiến thức về một đối tượng nhấtđịnh Do đó, sẽ rất sai lầm khi khẳng định rằng phương pháp luận - đó làphương pháp biện chứng, rằng phương pháp luận khoa học tổng quát - đó làphương pháp triết học để nhận thức và cải tạo hiện thực Ở đây các tác giả
đã lầm lẫn giữa lý luận về phương pháp với bản thân phương pháp Thực rachỉ có triết học với tư cách là một hệ thống lý luận về phương pháp mới cóthể là cơ sở phương pháp luận của khoa học, hay nói chính xác hơn, làphương pháp luận chung nhất của khoa học, còn phương pháp triết họckhông hoàn thành được chức năng đó vì bản thân phương pháp triết học chỉ
là sự vận dụng lý luận triết học vào hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn,chỉ là một công cụ để nhận thức mà thôi
3 Bách khoa triết học của Liên Xô, t.3, tr.420.
Trang 7Cần phân biệt rõ“lý luận về phương pháp” với “lý luận được tóm tắttrong phương pháp”, vì thực chất thì phương pháp - đó chính là lý luận đãđược thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu
Lý luận đúng đắn được nghiên cứu đầy đủ đều hoàn thành hai chứcnăng:là sự phản ánh một lĩnh vực thực tại nhất định;có thể được dùng vớitính cách là phương pháp Lý luận đó sẽ được dùng với tính cách là phươngpháp khi nào nó được dùng làm phương tiện để đi từ cái đã biết đến cái chưabiết, là phương tiện giải thích các sự kiện và quy luật mới phát hiện được, làcông cụ để hoạt động thực tiễn Trong những trường hợp ấy bao giờ lý luậncũng phải được thể hiện ra bằng hệ thống các quy tắc và các biện pháp nhấtđịnh.Chẳng hạn:bản thân trithức về các quy luật chung của sự phát triển củathế giới khách quan được diễn đạt trong chủ nghĩa duy vật biện chứng dướidạng các quy luật, các phạm trù v.v chưa phải là phương pháp biện chứng
Đó mới là lý luận Lý luận này trở thành phương pháp khi nào nó được ứngdụng vào thực tiễn nhận thức và cải tạo hiện thực Lêmn viết: "Cái mà Mác
và Ăngghen gọi là phương pháp biện chứng - để đối lập với phương phápsiêu hình - chẳng qua chỉ là phương pháp khoa học trong xã hội học, phươngpháp coi xã hội là một cơ thể sinh động, phát triển không ngừng (chứ khôngphải là một cái gì được kết hợp một cách máy móc và do đó có thể tuỳ ýphối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được); mà muốn nghiên cứu cơthể đó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuấtcấu thành một kết cấu xã hội nhất định, và cần phải nghiên cứu những quyluật hoạt động và phát triển của kết cấu xã hội đó"4 Như vậy, quan điểm coi
xã hội là một cơ thể sinh động, phát triển không ngừng chứ không phải làmột cái gì được kết hợp một cách máy móc, tuỳ tiện, là lý luận biện chứng.Khi lý luận ấy được vận dụng vào việc nghiên cứu xã hội thì nó biến thành
4 V I Lênin Bút ký triết học Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963, tr 384.
Trang 8phương pháp biện chứng trong xã hội học với tất cả những yêu cầu, nhữngquy tắc cụ thể của phương pháp ấy: phải phân tích một cách khách quannhững quan hệ sản xuất cấu thành một kết cấu xã hội nhất định, phải nghiêncứu những quy luật hoạt động và phát triển của kết cấu xã hội đó v.v
Vì phương pháp, về thực chất, là lý luận đã được kiểm nghiệm và đượcthể hiện ra bằng hệ thống những quy tắc và trình tự các biện pháp nhất định,trong khi đó phương pháp luận ngoài lý luận về bản thân phương pháp lạicòn bao gồm những nguyên lý thế giới quan và những nguyên tắc chung vềcác cách xem xét, nghiên cứu sự vật nên việc sử dụng phương pháp bao giờcũng phải đưa vào phương pháp luận
Phương pháp là công cụ ở trong tay nhà nghiên cứu, còn phương phápluận thông qua nhà nghiên cứu mà điều khiển công cụ ấy Chính vì thế,trong mối quan hệ qua lại giữa phương pháp luận và phương pháp, phươngpháp luận đóng vai trò chỉ đạo, chi phối đối với phương pháp Phương phápluận trực tiếp ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng và phương phápnghiên cứu, đến cách chọn lọc tài liệu ban đầu, đến việc phân định cái chủquan và cái khách quan trong các hiện tượng, đến phương thức kết hợp cácphương pháp nghiên cứu v.v Tóm lại, nó trực tiếp chi phối việc lựa chọn vàvận dụng các phương pháp Bản thân các phương pháp có thể được sử dụngmột cách có hiệu quả với điều kiện là người nghiên cứu phải đứng trên lậptrường đúng đắn, có phương pháp luận đúng đắn
Trong phương pháp luận, các nguyên lý thế giới quan được vận dụngvới tư cách là những nguyên lý hướng dẫn cho việc vận dụng các phươngpháp, cho việc xác định các con đường nghiên cứu Với tư cách là nhữngnguyên lý chung, các nguyên lý thế giới quan có thể chỉ ra về đại thể phươnghướng giải quyết các vấn đề trước khi các vấn đề này được giải quyết cụ thểbằng những phương tiện cụ thể của một ngành khoa học nhất định
Trang 9Cho nên chỉ có thể hiểu luận điểm nói rằng phương pháp luận thựcchất là sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào trong hoạt động nhậnthức và cải tạo thực tiễn theo nghĩa đó chứ không thể theo nghĩa vận dụngchúng như một công cụ Khi đã được vận dụng như một công cụ thì chúng
đã biến thành phương pháp
Vì các nguyên lý thế giới quan đóng vai trò chỉ đạo rất lớn đối với cáchoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn nên bất cứ phương pháp luận nàocũng phải dựa trên nền tảng thế giới quan nhất định, đều phải xây dựng từnhững luận điểm thế giới quan nhất định Song, thế giới quan có thể đúng,cũng có thể sai, có thể khoa học, cũng có thể không khoa học Tính chấtđúng đắn hay sai lầm, khoa học hay không khoa học này của thế giới quanquyết định tính chất đúng đắn hay sai lầm, khoa học hay không khoa học củaphương pháp luận và do đó có ảnh hưởng quyết định đến thành công haythất bại của việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp
Vì vậy, nhiệm vụ của những người nghiên cứu là phải biết lựa chọn vàvận dụng một cách có ý thức phương pháp luận nào khoa học nhất, đúng đắnnhất để tránh được những sai lầm, tránh phải đi đường vòng trong cácnghiên cứu khoa học cụ thể của mình
Vì phương pháp luận không phải là một khoa học riêng biệt đứng độclập như các khoa học khác mà là một bộ phận không thể thiếu được của mỗi
bộ môn khoa học, là lý luận về các phương pháp được sử dụng trong bộ mônkhoa học ấy nên có thể nói rằng mỗi khoa học đều có phương pháp luận củamình Song điều đó không có nghĩa là phương pháp luận của các khoa họchoàn toàn tách biệt với nhau và không tồn tại một phương pháp luận chungcho mọi khoa học
Cũng tương tự như với các phương pháp, phương pháp luận có nhiềuloại: có phương pháp luận riêng, chỉ đúng cho từng bộ môn khoa học nhất
Trang 10định, có phương pháp luận chung áp dụng được cho một số môn khoa học
và có phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất, áp dụng được cho mọi
bộ môn khoa học
Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học, vì, mộtmặt, triết học là bộ phận quan trọng nhất của thế giới quan, mà thế giớiquan, như ta đã biết, lại tạo nên phần quan trọng nhất trong nội dung củaphương pháp luận; mặt khác triết học nghiên cứu và xây dựng căn cứ lý luậncho các loại phương pháp nhận thức - các phương pháp triết học chung nhấtcũng như các phương pháp khoa học cụ thể.Triết học Mác - Lênin đangđóng vai trò là phương pháp luận phổ biến, đồng thời là phương pháp luậnphổ biến duy nhất đúng đắn của khoa học hiện đại vì nó được xây dựng vàđược khái quát hoá lên từ những thành tựu của khoa học và của thực tiễn.Triết học Mác - Lêninvạch ra những quy luật phát triển chung nhất của thếgiới, và do đó,vũ trang cho con người phương pháp đúng đắn nhất để nhậnthức và cải tạo hiện thực
Tuy nhiên, phải nhận thức rõ rằng,không thể đồng nhất với triết học nóichung, dù triết học là cơ sở lý luận của phương pháp luận khoa học của cácgiai cấp, các thời đại Đối với khoa học hiện nay, triết học Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận Song, phương phápluậnkhoahọc bao gồm không chỉ các cơ sở lý luận thuộc về triết học mà còn có nhữngvấn đề về nhận thức, về lôgíc học, và những vấn đề không nằm trong phạm
vi của triết học, nó còn liên quan đến nội dung của từng khoa học cụ thể
1.1.2 Phương pháp luận sử học mác xít
Ngay trong tác phẩm“Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen đã trình bàymột cách hệ thống quan điểm duy vật lịch sử của mình Chủ nghĩa duy vậtlịch sử khẳng định rằng, lịch sử không phải do một cá nhân, một lực lượngsiêu nhiên nào sáng tạo, mà lànhững hoạt động của con người theo đuổi mục
Trang 11đích của mình Sự phát triển ấy trải qua các hình thái kinh tế xã hội khácnhau, kế tiếp trong lịch sử một cách hợp quy luật, theo tác động của quầnchúng nhân dân- nhân tố quyết định của sự phát triển của xã hội Nhân tốtích cực nhất đối với với sự phát triển lịch sử xã hội là lưc lượng sản xuất vàtrong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp còn là động lực phát triển lịch sử.Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin đã cho chúng takim chỉ nam để tìm ra những quy luật trong tình trạng rối rắm và hổn độn vẻ
bề ngoài của xã hội Nhờ vậy, sử học mácxít vượt lên, khác với sử họctrước đó; bởi vì, khoa học xã hội và khoa học lịch sử trước Mác thì nhiềulắm cũng chỉ tích luỹ được những sự kiện, góp nhặt một cách tình cờ và chỉtrình bày một số mặt nào đó của quá trình lịch sử Chủ nghĩa Mác “mởđường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, pháttriển, và sụp đổ của các hình thái kinh tế- xã hội Phương pháp luận sử họcmácxít được V.I Lênin phát triển khi Người bảo vệ những quan điểm duyvật về lịch sử Lênin còn phân tích sâu hơn vấn đề về phương pháp nghiêncứu lịch sử mà Mác đã xây dựng Người chỉ rõ: Phương pháp của Mác trướchết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thờiđiểm lịch sử nhất định, và trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định, tìm hiểuxem trước hết hoạt động của giai cấp nào là động lực chính của sự tiến bộ cóthể xảy ra trong hoàn cảnh cụ thể ấy
V.I Lênin đã nhấn mạnh một nguyên tắc rất quan trọng đối với việcnghiên cứu lịch sử là phải có “ một thói quen thật sự đối với vấn đề này(tức là quan điểm lịch sử của Mác –chúng tôi chú thích - Phan Ngọc Liên)một cách đúng đắn mà không lạc vào đống chi tiết vụn vặt trong muôn vàn ýkiến xung đột nhau Điều quan trọng nhất để có một lập trường khoa học đốivới vấn đề này là “không quên mối liên hệ lịch sử cơ bản, xem xét mỗi vấn
đề trên quan điểm là một hiện tượng nào đó trong lịch sử đã ra đời như thế
Trang 12nào, những giai đoạn chủ yếu trong sự phát triển của nó mà xem một vậtnhất định hiện nay trở thành cái gì”5
Có nhiều ý kiến khác nhau, song các nhà sử học đều nhất trí cho rằng,cần phải xuất phát từ định nghĩa có tính nguyên tắc của V I Lênin vềphương pháp luận sử học mácxít Theo Lênin, phưong pháp luận sử họcmácxít là sự thống nhất lý luận mácxít về quá trình lịch sử và phương phápnghiên cứu quá trình đó
Do đó, nội dung phương pháp luận sử học bao gồm các vấn đề cơ bảnsau:
-Đặc trưng của quá trình phản ánh hiện thực trong lịch sử
-Bản chất của khái niệm lịch sử, đặc trưng của việc hình thành các khái niệm.-Các phạm trù triết học, kinh tế học và các khoa học khác có liên quanđược sử dụng trong việc nghiên cứu lịch sử
-Phép biện chứng của cái chung, cái riêng trong nhận thức lịch sử.-Những nguyên tắc lý luận của việc lựa chọn, phân tích, đánh giá cácnguồn tư liệu lịch sử
-Những cơ sở khoa học, những nguyên tắc tiêu chuẩn của việc phân kỳlịch sử (các vấn đề về hinh thái kinh tế xã hội, thời đại, thời kỳ )
-Tương quan giữa khách thể và chủ thể trong quá trình lịch sử
Trang 13Trong việc nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học lêninnít có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử (nội dungkhoa học và phương pháp nghiên cứu) cũng như phương pháp dạy học lịch
mácxít-sử Không nắm được phương pháp luận sử học, các nhà nghiên cứu lịch sửmất phương hướng hoạt động, không có khả năng giải quyết những vấn đềlịch sử đặt ra
Vì vậy, có thể nói rằng, đối với người làm công tác sử học, những vấn
đề phương pháp luận là những vấn đề rất quan trọng Nó đáp ứng yêu cầunghiên cứu, học tập, giảng dạy lịch sử và trang bị những lý luận cơ bản đểtích cực chống lại phương pháp luận sử học tư bản
Trong cuộc đấu tranh chống sử học mácxít, các sử gia tư sản vẫn tiếptục xuyên tạc sự kiện lịch sử cụ thể và mở rộng các chiến dịch trực tiếp hoặcgián tiếp chống những cơ sở lý luận, nhận thức lịch sử của sử học mácxít.Cho nên, để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở của phương pháp luận sửhọc mácxít – lêninnít, chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu và vận dụng sángtạo những nguyên lý của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vềlịch sử
1.2 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤCỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ
Mỗi một ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng và chức năng,nhiệm vụ được xác định Khoa học lịch sử (sử học) đạt được những thànhtựu quan trọng là dựa trên phương pháp luận đúng đắn Phương pháp luận
(Methodology) đúng đắn là làm rõ đối tượng nghiên cứu (Object), chức
năng (Duty), nhiệm vụ (Mission) và phương pháp nghiên cứu (Method)
đồng thời tuân thủ những nguyên tắc cơ bản (Principle) Những yếu tố củanhận thức lịch sử đã có từ lâu, từ lúc con người mới xuất hiện; bởi vì “lịch sử bắt
Trang 14đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy”1 Sự nhận thức lịch sử phát triểntheo trình độ nhận thức con người nói chung, đặc biệt từ khi lịch sử trở thành mộtkhoa học, thì lý luận sử học cũng dần dần phát triển.Dĩ nhiên, nội dung giải quyếtcác vấn đề này khác nhau, thậm chí trái ngược nhau ở các thời kỳ lịch sử, ởcác giai cấp
1.2.1 Đối tượng của khoa học lịch sử
Vấn đề quan trọng trước hết là phải xác địnhđối tượngcủa khoa học lịch
sử là gì, cần trả lời câu hỏi cụ thể“lịch sử nghiên cứu cái gì?”, để xác địnhmục đích, nội dung và phạm vị nghiên cứu không trùng lặp với các khoa họckhác Giải quyết đúng các vấn đề như vậy, các nhà sử học cần xác định đúngquan niệm về đối tượng nghiên cứu
Quan niệm của sử gia thời cổ đại, phong kiến và tư bản về đối tượng của sử học
Trong xã hội chiến hữu nô lệ, các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứucủa con người thời cổ đại đều phụ thuộc vào quan niệm nhận thức của giaicấp thống trị (chủ nô), được thể hiện trong các loại biên niên sử, tiểu sử, tựtruyện, biện luận lịch sử … trung tâm nghiên cứu của sử học thời cổ đại làđời sống chính trịcủa giai cấp chủ nô Các tài liệu về tình hình đời sống củagiai cấp nô lệ, nông nô rất hiếm có trong thời kỳ lịch sử này
Trong xã hội phong kiến,sử họcxem hiện tượng lịch sử là kết quả sựcan thiệp sức mạnh của Trời vào đời sống cong người: quá trình lịch sử do ýTrời định đoạt Theo thuyết « thiên mệnh » này, đối tượng của sử học là vuachúa - những kẻ “con trời”- vua quan phong kiến Các nội dung chủ yếutrong các biên niên sử thời trung đại là việc ghi chép về đời sống của các vuachúa, các tầng lớp trên của giai cấp phong kiến, về cuộc đấu võ của kị sĩ,cuộc tranh giành của phong kiến,… Đối tượng nghiên cứu của sử học phong
1 C Mác Ph Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1962,tr.304
Trang 15kiến chỉ hạn chế trong phạm vi những sự việc xảy ra trong đời sống chính trị, chiếntranh, bang giao, việc thay đổi triều đại
Thời Phục hưng nước Pháp, sử học của giai cấp tư sản lúc này đã quan niệmđược “đối tượng đặc biệt của lịch sử là con người và những sự vật quan hệ đến conngười” Makiavenli đã đưa cái nhìn thế tụcvề khoa học vào lịch sử, tìm cách giảithích lịch sử ở bản thân hoạt động của con người; Mabiông (thế kỉ XVII) tìm cáchnâng lịch sử thành một khoa học (về tính chân thực và đáng tin của sử liệu ) Bêncạnh việc lấy các hoạt động chính trịcủa loài người trong lịch sử làm đối tượngnghiên cứu, các nhà nghiên cứu lịch sử còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh tế, vănhoá, xã hội,… Đếnthế kỉ XVIII, các nhà sử học đã chú ý đến việc giải thích nguyênnhân của các sự kiện lịch sử, nêu khái niệm “tiến bộ” và tìm hiểu động lực củasựphát triển và tiến bộ của lịch sử
Đầu thế kỉ XIX, các nhà sử học phương Tâyđã bắt đầu phát hiện ra giai cấp vàvai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội (đặc biệt là xã hội Pháp cận đại) và lấy nólàm đối tượng nghiên cứu của lịch sử,nhấn mạnh vai trò của các quan hệ sở hữu,hoạt động kinh tế và đấu tranh giai cấp, vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động
và biến đổi của lịch sử loài người
Tuy nhiên, sử học tư sản thời kì này quan niệm về đối tượng nghiên cứu
là :xem lịch sử là lịch sử của trí tuệ, của văn minh, của thời kì có chữ viết và bỏ rangoài đối tượng của sử học cả thời kì nguyên thuỷ dài dằng dặc của loài người ;sửhọc tư sản xem lịch sử chỉ là lịch sử của cá nhân xuất chúng Toàn bộ những hoạtđộng của quần chúng nhân dânlao động bị gạt ra ngoài đối tượng của sử học
Như vậy, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ quan niệmgiai cấpchủ nô là đối tượngnghiên cứu của sử học,xã hội phong kiến quan niệm vua quan là đối tượng nghiêncứu của sử học Đến xã hội tư sản, những thương nhân, nhà kinh doanh là nhân vậttrung tâm của sử học tư sản Các nhà sử học tư sản phương Tây coi thường lịch sửcác nước phương Đông; theo họ, chỉ có nền văn minh phương Tây mới xứng đáng
Trang 16là nền văn minh thế giới Họ đưa ra thuyết “châu Âu là trung tâm”, xem lịch sử cácnước châu Âu là đối tượng sử học chủ yếu Thuyết “châu Âu là trung tâm” chỉ làsản phẩm để phục vụ mục đích củagiới tư sản xâm lược, biện hộ cho quan điểm củachủ nghĩa thực dân.
Đến giữa thế kỉ XIX,khi chủ nghĩa Mác ra đời, đặc biệt từ sau thắng lợi củacách mạng Tháng Mười Nga, bên cạnh sự phát triển của dòng sử học mác xít, giới
sử học tư sản đã tạo ra rất nhiều trường phái lịch sử khác nhau nhằm chống lại chủnghĩa Mác và sử học mác xít Một số sử gia tư sản chống cộng muốn thủ tiêu khoahọc lịch sử và dĩ nhiên thủ tiêu cả đối tượngsử học; muốn thay thế khoa học lịch sử
cũ bằng các khoa học lịch sử mới , như “sử học cơ học lượng tử”, “khoa học lịch sửkinh tế”,… Họ ra sức tuyên truyền và chứng minh cho cái gọi là “hình thái tiền tưbản chủ nghĩa”, “chủ nghĩa tư bản vĩnh cửu” Và xem đó là những đối tượng thực
sự của sử học, còn chủ nghĩa cộng sản, theo họ chẳng qua cũng là chủ nghĩa tư bản,chỉ có điều “thủ đoạn sản xuất là do chiếm hữu xã hội” mà thôi.Những quan niệmtrênnhằm phủ nhận các lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật xã hội,
về đấu tranh giai cấp, về vai trò của quần chúng trong lịch sử
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đối tượng của sử học
Cuộc cách mạng trong khoa học lịch sử thực sự được bắt đầu khiMác
và Ăngghen đã hoàn thành quan niệm duy vật về lịch sử Bởi vì “việc pháthiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, hay nói đúng hơn, sự áp dụng và mởrộng chủ nghĩa duy vật một cách triệt để vào lĩnh vực những hiện tượng xãhội đã loại bỏ được hai khuyết điểm cơ bản của những lí luận lịch sử trướckia
Một là, những lí luận lịch sử này giỏi lắm thì cũng chỉ nhìn đến động cơ
tư tưởng trong hoạt động lịch sử của người ta, chứ không tìm xem cái gì sinh
ra trong động cơ ấy, không nắm lấy những quy luật khách quan chi phối sự
Trang 17phát triển của hệ thống quan hệ xã hội và không thấy rằng trình độ phát triểncủa sản xuất vật chất là nguồn gốc của những quan hệ ấy.
Hai là,những lí luận trước kia đã bỏ quên chính ngay hoạt động củaquần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử thì lần đầu tiên đã giúpchúng ta có thể nghiên cứu với sự chính xác của khoa học tự nhiên, nhữngđiều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của điều kiệnấy”6
Đó là quan niệm:lịch sử xã hội bắt đầu khi con người và tập đoàn ngườiđầu tiên xuất hiện trên quả đất và cũng từ đó lịch sử xã hội là lịch sử conngười Nội dung của lịch sử xã hội là hoạt động của con người theo đuổi mộtmục đích nhất định Con người là chủ thể của lịch sử Con người tạo ra mọigiá trị vật chất và tinh thần, đấu tranh chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đấutranh chống mọi áp bức bất công trong xã hội Vì vậy, các nhà kinh điển chủnghĩa Mác-Lênin đã nhiều lần chỉ rõ: lịch sử của xã hội loài người là lịch sửcủa quần chúng nhân dân, lịch sử của những phương thức sản xuất kế tiếpnhau và từ khi xã hội phân chia thành giai cấp thì lịch sử còn là đấu tranhgiai cấp Nguyên lí này trở thành cơ sở khoa học cho việc xác định đúng đốitượng sử học
Những quan điểm mácxít về lịch sử đã vạch ra con đường nghiên cứulịch sử một cách khoa học, “đã khai sinh một nền sử học thực sự khoa học”
và đối tượng của nó là quá trình phát triển lịch sử của xã hội loài người, và
“là một quá trình thống nhất và bị chi phối, mặc dầu qúa trình đó cực kìphức tạp và có rất nhiều mâu thuẫn”7
Như vậy, đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triểncủa xãhội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống
6 Lênin, Toàn tập, tập 4,tr 19
7V.I.Lênin, Mác - Ăngghen, chủ nghĩa Mác Sđd, tr 20
Trang 18nhất, tính phức tạp, tính muôn màu, muôn vẻ của nó Đó là sự chuyển biến
cụ thể của các phương thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng dântộc, là sự biểu hiện cụ thể, phong phú cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử,
là sự thể hiện một cách sinh động vai trò sáng tạo, quyết định của quầnchúng nhân dân lao động đối với lịch sử
Sử học là một khoa học và việc nhận thức quy luật là cơ sở của mọikhoa học Khoa học phải đi vào bản chất của sự vật, phảiphát hiện nhữngquy luật khách quan phát triển của thế giới về tự nhiên và xã hội, sử dụngnhững quy luật khách quan đó vào lợi ích của loài người một cách thích hợpnhất Cho nên, khoa học lịch sử, mặc dầu đối tượng của nó là những hiệntượng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội rất phức tạp, nhưng một khi đãtrở thành một khoa học thì cũng giống như những khoa học khác, cũng cóthể và cần phải phát hiện và sử dụng quy luật phát triển của xã hội vào thựctế
Khoa học lịch sử cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác đềunghiên cứu một khách thể chung là xã hội loài người Nếu đối tượng của mỗimột bộ môn khoa học xã hội là một mặt cụ thể riêng rẽ nào đấy của đời sống
xã hội, thì đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển xã hội nóichung, là toàn bộ những hiện tượng của đời sống xã hội, là tất cả các mặtcủa đời sống xã hội trong mối liên hệ và tác động lẫn nhau của chúng Cầnphải xác định rõ đối tượng cụ thể của các chuyên ngành chuyên ngành khoahọc nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người; ngoài lịch sử dân tộc vàthế giới còn có lịch sử Đảng, dân tộc học, khảo cổ học và các ngành hỗ trợ
Từ quan niệm mác xít - lêninnít về đối tượng sử học như trên, chúng ta tiếp tụccuộc đấu tranh phê phán những quan điểm sai lầm, phản động về đối tượng sử họcViệt Nam của sử gia tư sản thời thuộc Pháp, của sử gia đế quốcvà tay sai thời Mĩ -nguỵ thống trị ở miền Nam (1954 - 1975) và những kẻ đang tiếp tục xuyên tạc lịch
Trang 19sử để chống cách mạng Việt Nam, chống chủ nghĩa Mác - Lênin và hoà bình, tiến
bộ thế giới Ngày nay, trong nghiên cứu lịch sử hiện đại, cuộc đấu tranh cho hoàbình, tiến bộ và văn minh của nhân loại, sự phát triển của khoa học công nghệ, vănhọc nghệ thuật, sựvươn lên mạnh mẽ của các nước độc lập dân tộc, công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những vấn đề về đổi mới, về giai cấp côngnhân,… là những đề tài quan trọng và cấp thiết của giới sử học Việt Nam
Nhiều nhà sử học tư sản đang điên cuồng chống chủ nghĩa cộng sản,chống chủ nghĩa Mác- Lênin- cơ sở của sử học mácxít - lêninít, đặc biệt cáchọc thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, về đấu tranh giai cấp Học ra sứcxuyên tạc lịch sử để phủ nhận sự tồn tại của các nước xã hội chủ nghĩa, “tiênđoán về sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản cùng với sự kết thúc của thế kỷ XX”1
Sử học mácxít –lêninnít ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu trước đây, ở Trung Quốc, Việt Nam có nhiều thành tựu to lớn, đã đấutranh mạnh mẽ, có hiệu quả chống những khuynh hướng sai lầm, phản động
ở các nước tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, sử học mácxít- lêninít ở các nướcnày cũng phạm những sai lầm về chủ nghĩa giáo điều, công thức, biệt lập vớithành tựu tiến bộ của các nước, nên cũng hạn chế nhiều sự phát triển của sử học.Cùng với sự cải cách, đổi mới, sử học mácxít cũng “đổi mới”, “cảicách” trên ơ sở bảo vệ, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin, phù hợpvới tình thình, điều kiện mới của thế giới Ví như ở Trung Quốc, sử họcnước này “đã đẩy nhanh tiến trình cận đại hơn của minh bằng việc vận dụngphương pháp và lý luận nhân loại học, xã hội học của chủ nghĩa Mác đượctruyền vào phương Tây từ thế kỷ XIX và không còn nghi ngờ gì nữa khi màngày nay, sử học Trung Quốc muốn phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu
1
Trang 20mới cũng vẫn phải được thực hiện trên cơ sở quan điểm sử học của chủ nghĩaMác”1
Sử học Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, do Đảng Cộng sảnViệt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đứng vững trên quan điểm chủ nghĩaMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu di sản sử học của tổ tiên vànhân loại để xây dựng một nền sử học mácxít hiện đại Việc đổi mới đượcthể hiện trong quan điểm, phương pháp luận, nội dung của nghiên cứu vàdạy học lịch sử Các cuộc hội thảo về “Đổi mới nghiên cứu lịch sử”, “Đổimới dạy học lịch sử”, nhiều bài nghiên cứu, đánh giá lại một số sự kiện lịch
sử Việt Nam và thế giới “chúng tỏ chúng ta cởi mở” hơn trong tư duy khinhì lại những vấn đề, những con người mà từ lâu nay vẫn bị xem là tiêu cực,thậm chí phản động nữa, thanh minh cho họ hoặc đôi lúc lật ngược lại cáchđánh giá cũ Tuy vậy, những biểu hiện mới đó vẫn không ngăn cản được
“xuống cấp” đáng buồn của môn lịch sử, trước hết là trong lĩnh vực giáo dụctrong nhà trường”
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử
Bất cứ khoa học nào muốn tồn tại và phát triển đều phải phục vụ lợi íchcủa con người của xã hội Trong lịch sử thế giới, nhiều nhà chính trịđồngthời cũng là nhà sử học và hầu hết các nhà chính trịđều sử dụng tri thức lịch
sử để “kinh bang tế thế”.Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng, vừa làphương tiện bồi dưỡng kiến thức, vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tìnhcảm Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nềnvăn hoá nhân loại, không hiểu biết lịch sử thì không thể xem là con người cóvăn hoá toàn diện, sâu sắc và không thểxem việc giáo dục con người là hoànthiện và đầy đủ
1
Trang 21Lịch sử quá khứ gắn với hiện tại; kinh nghiệm, bài học của quá khứ rấtquý báu và bổ ích cho cuộc sống ngày nay và mai sau Song phải biết sửdụng những hiểu biếtvề quá khứ cho thực tiễn sinh động, phong phú và đadạng Muốn bắt quá khứ trả lời và góp phần giải quyết những vấn đề hiệntại, trước hết phải nhận thức rõ chức năng và nhiệm vụ của khoa học lịch sử.
Chức năng của khoa học lịch sử
Lịch sử là một khoa học có sứ mệnh thiêng liêng là làm cho con ngườibiết quá khứ, trên cơ sở đó hiểu sâu sắc hiện tại, tăng sức mạnh cho hiện tại
và tiên đoán được sự phát triển của tương lai, để từ đó có hành động đúngphù hợp với quy luật Do vậy, khoa học lịch sử có những chức năng cụ thể :
- Chức năng nhận thức: hiểu biết quá khứ, phản ánh khoa học hiện thựckhách quan, nhận thức quy luật
- Chức năng giáo dục: nêu gương, giáo dục đạo đức, lý tưởng cáchmạng, rèn luyện phẩm chất Giáo dục truyền thống của dân tộc
- Chức năng dự báo: dự báo chiều hướng phát triển của lịch sử
Nhiệm vụ của khoa học lịch sử :
Do chức năng của khoa học lịch sử và tình hình nhiệm vụ chính trị cụthể của mỗi giai đoạn lịch sử quy định mà sử học có những nhiệm vụ cụ thể.Đặc điểm của khoa học mác xít là không những giải thích thế giới mà còngóp phần xác định con đường cải tạo thế giới như các khoa học khác Nhiệm
vụ cụ thể của khoa học lịch sử là :
- Dựng lại tiến trình phát triển lịch sử (của từng quốc gia dân tộchoặccủa toàn nhân loại)một cách trung thực, khách quan, sinh động, phongphú, có sức thuyết phục Trước hết là sự nhận thức về thời gian về con người
và sự kiện xảy ra ở một không gian nhất định Đó là sự nhận thứcvề một quátrình xảy ra từ cái đã qua (quá khứ) đến cái đang diễn ra ở hiện tại sẽ tiếp tục
ở tương lai
Trang 22-Mô tả một cách khoa học hiện thực quá khứ khách quan và trên cơ sở
sự mô tả này mà phân tích, giải thích tính phong phú và đa dạng các hìnhthức cụ thể của quá trình lịch sử để rồi phát hiện những quy luật về lịch sử
xã hội loài người
-Trên cơ sở mô tả và phân tích hiện thực lịch sử khách quan, khoa họclịch sử có thể phát hiện những quy luật chung của sự phát triển xã hội,những quy luật cá biệt và đặc thù của một giai đoạn lịch sử, một hình tháikinh tế - xã hội Nhận thức các quy luật chung để hiểu rõ toàn bộ xã hội loàingười Nghiên cứu những quy luật cá biệt và đặc thù sẽ giúp con ngườinhậnthức được sâu sắc hơn quy luật phát triển chung nhất và ngược lại
-Trên cơ sở hiểu biết quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại, khoa học lịch sửgiúp cho con người đúc kết nghững kinh nghiệm từ bản thân lịch sử ( lịch sửtừng quốc gia, lịch sử toàn thế giới), từ đó có chương trình hành động tíchcực trong hiện tại, tiên đoán sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho sựthắng lợi tất yếu của tương lai Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “…Chúng tanên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và
ấn định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giànhlấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa”8
- Nhiệm vụ của khoa học lịch sử còn cung cấp tri thức lịch sử góp phầngiáo dụcvà củng cố cho nhân dân niềm tin vào chính nghĩa, vào chân lí,niềm tin vào khả năng sáng tạo vôtận của quần chúng nhân dân; góp phầngiáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng, yêu hòa bình, yêu laođộng và xây dựng, rèn luyện bản lĩnhđấu tranhvới những tiêu cực, cái xấu… Trong thời đại ngày nay, khi khoa học lịch sử được vũ trang bằng líluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì sử học càng có ýnghĩa quan trọng trong việc giáo dục đối với quần chúng Nhân dân lao động
8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Sđd, tr 7
Trang 23ngày càng tham gia đông đảo và có ý thức rõ rệt về sự nghiệp cách mạng,cần có nhu cầu hiểu biết về lịch sử Việc phổ biến kiến thức lịch sử trongđông đảo quần chúng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của những người làmcông tác sử học Do đó, đồi hỏi những nhà sử học phải nâng cao trách nhiệmcủa mình, góp phầnvũ trang thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ vănhoá chung của nhân dân qua việc phổ biến, giảng dạy các tri thức lịch sử Đối tượng nghiên cứu của sử học là những sự kiện của quá khứ, lànghiên cứu quá khứ, nghiên cứu toàn bộ sinh hoạt xã hội trong quá trìnhphát triển của nó với lịch sử sản xuất kinh tế, đấu tranh giai cấp, lịch sửchính trị Từ đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ của sử học Chức năng chủ yếu
là nhận thức và cải tạo xã hội, giáo dục con người Nhiệm vụ của sử học làkhôi phục sự thật lịch sử, làm sáng tỏ quy luật lịch sử, tổng kết kinh nghiệmlịch sử và tổng kết lý luận từ thực tiễn lịch sử
Nắm vững những nguyên tắc trong nghiên cứu lịch sử Những nguyêntắc đó được hiểu là những nguyên lý cơ bản có tính chất thế giới kháchquan Đó là nguyên tác tính lịch sử và nguyên tắc tính đảng Nắm vững vàvận dụng đúng đắn những nguyên tắc đó không chỉ là sự cần thiết đối vớingười nghiên cứu lịch sử mà còn đặt ra những đòi hỏi rất cao về kiến thức vàphương pháp về thế giới quan và nhân sinh quan của nhà sử học, của mỗingười đi vào nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử
Ở đây đòi hỏi phải nắm vững những quan điểm cơ bản về nhận thứclịch sử
- Tính đảng và tính khoa học trong sử học
- Tính hiện thực khách quan của quá khứ và khả năng nhận thức lịchsử
- Sự kiện lịch sử và quy luật lịch sử
- Quan điểm về phân kỳ lịch sử
Trang 241.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH
SỬ
1.3.1 Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử
Trong nghiên cứu lịch sử, tính khoa học và tính đảng là hai phạm trùquan trọng, song nhận thức và vận dụng cụ thể thì rất khó khăn và phức tạp,đặc biệt là thực hiện thống nhất hai phạm trù này trong quá trình nghiên cứu.Điều này đỏi hỏi ý thức, lập trường, trách nhiệm của nhà khoa học
1.3.1.1.Tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử
Trong xã hội có giai cấp, việc nghiên cứu khoa học, nhất là trong khoahọc xã hội bao giờ cũng gắn với lợi ích của giai cấp và quan hệ giữa các giaicấp Trong quá trình vận dụng lí luận Mác - Lênin, các nhà khoa học mác xítbao giờ cũng tôn trọng sự thật khách quan, chân lí khoa học chứ không phảitiến hành một cách giáo điều, áp đặt một cách máy móc Chính V I Lêninkhi nghiên cứu chủ nghĩa Mác cũng đã từng chỉ rõ: “Chúng ta không coi líluận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm Tráilại, chúng ta tin rằng lí luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mànhững người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu
họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống.”9
Tính khoa học là sự phản ánh kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượngphải đạt đến chân lí khách quan Khoa học không phải là sự minh hoạ, nêumột cách công thức lí tưởng chính trị mà phải dựa vào kết quả nghiên cứukhoa học, đi tới phản ánh sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng và rút
ra những khái quát lí luận và tìm ra chân lí Tính đảng dựa vào hệ tư tưởng,
lí tưởng, mục đích của một giai cấp trong xã hội, đối với những nhà khoahọc mác xít, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa là cơ sở tư tưởng cho nghiên cứukhoa học Vì vậy, phải chú trọng đến tính khoa học để có cơ sở vững chắc
9 V I Lênin, Toàn tập, T4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr 232
Trang 25cho việc nhận thức và thực hiện lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng thời phảinắm vững tính đảng thì mới đạt đến khoa học thực sự
Để đạt được tính khoa học trong quá trình nghiên cứu, phải có ba yếu
tố: sự kiện là cơ sở phản ánh hiện thực khách quan; kết luận khoa học đượcrút ra từ nghiên cứu sự kiện cụ thể và cuối cùng là việc vận dụng kết quảnghiên cứu phục vụ cho việc đấu tranh thực hiện lí tưởng của giai cấp mình.Như vậy, nhất định phải dựa trên cơ sở một hệ thống phương pháp luậnđúng đắn, trong đó triết học Mác - Lênin không chỉ thể hiện lí tưởng, ngọn
cờ chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn là cơ sởphương pháp luận cho các khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, trong đó cókhoa học lịch sử
1.3.1.2.Tính đảng trong khoa học lịch sử
Trong xã hội có giai cấp, bất cứ nội dung của một khoa học nào đềucũng chịu ảnh hưởng thế giới quan, quan điểm và lợi ích của giai cấp mà nóphụ thuộc Nhà khoa học thuộc giai cấp nào thường phục vụ lợi ích cho giaicấp ấy V.I Lênin đã từng chỉ rõ: “ Không có một người nào đang sống màlại có thể không đứng về phía giai cấp này hay giai cấp nọ ( một khi họ đãhiểu được những quan hệ giữa các giai cấp đó), mà lại có thể không vuisướng về thắng lợi của giai cấp ấy, đau buồn về những thất bại của nó, tứcgiận đối với kẻ thù của nó, đối với những kẻ đã lấy những sự truyền bánhững quan điểm lạc hậu mà làm trở ngại sự phát triển của nó”10
Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã nhấn mạnh rằng ngoài tính chất phongphú, đa dạng của đời sống tinh thần xã hội ra, trong mỗi thời đại của lịch sử,tất cả các hình thái của ý thức xã hội đều liên hệ mật thiết với quan hệ kinh
tế và giai cấp thống trị lúc bấy giờ và chịu ảnh hưởng của nó Vì vậy, trong
xã hội có giai cấp, những nhà khoa học đứng trên lập trường của giai cấp
10V.I Lênin, Toàn tập, T1, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1982, tr312
Trang 26công nhân - giai cấp tiến bộ nhất trong xã hội, đại diện chân chính nhấtquyền lợi và nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động - đã phản ánhđúng hiện thực khách quan của quá trình phát triển của xã hội, phù hợp vớitiến trình phát triển của lịch sử Giai cấp công nhân không có lợi ích nàokhác ngoài việc phát hiện và tìm hiểu sự thật khách quan để phục vụ chocuộc đấu tranh cách mạng của mình Vì vậy, những người làm công tác khoahọc muốn nhận thức được chân lí khách quan dứt khoát phải đứng trên lậptrường của giai cấp vô sản, thể hiện rõ tính giai cấp vô sản, không có sự lựachọn nào khác Từ khi đảng cộng sản ra đời, đảng trở thành lực lượng tiênphong, cách mạng nhất và biểu hiện đầy đủ nhất những lợi ích, quan điểm, lítưởng của giai cấp vô sản Chính trong quá trình đấu tranh cách mạng quyếtliệt của giai cấp vô sản do đảng mác xít lãnh đạo, khái niệm “tính đảng” rađời Các nhà sử học tư sản từ trước đến nay đã tìm mọi cách xuyên tạc kháiniệm “tính đảng”, phủ nhận tính đảng tư sản của mình bằng “tính phi đảng”
để che đậy bản chất giai cấp trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp vô sản.Đối với chúng ta, tính đảng ở đây là tính đảng mác xít, tính đảng cộng sản.Tính đảngthể hiện việc công khai bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản -giai cấp tiên tiến nhất và của quần chúng nhân dân lao động Tính đảng mácxít là cơ sở cho phép các nhà khoa học xã hội, trong đó có các nhà sử họcnhận thức được một cách khách quan, đầy đủ mối quan hệ giữa các thời kì,phân tích lịch sử một cách sâu sắc, đúng đắn nhất
Tính đảng trong sử học mác xít được thể hiện trên một số mặt:
Các nhà nghiên cứu sử học phải đứng trên lập trường của giai cấp vôsản Đòi hỏi phải nhận đúng lập trường, quan điểm, mục tiêu đấu tranh củagiai cấp công nhân; phải trung thành với lí tưởng cộng sản chủ nghĩa và đấutranh chống mọibiểu hiện, xu hướng xuyên tạc, bóp méo lịch sử Tuy nhiên,
Trang 27nhà khoa học cũng phải biết tiếp thu có lựa chọn những thành tựu di sản vănhoá của nhân loại.
Phải nhận thức và vận dụng đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu lịch sử
- Nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng trong từngthời kì lịch sử nhất định để vận dụng vào nghiên cứu lịch sử
- Phải thể hiện tính chiến đấu của khoa học lịch sử mác xít trong cuộcđấu tranh trên lĩnh vực sử học
- Phải có tinh thần sáng tạo thể hiện ở việc lựa chọn, kế thừa, tiếp thunhững di sản văn hoá tiến bộ của nhân loại, của dân tộc nhưng không rậpkhuôn, giáo điều, công thức trong nghiên cứu lịch sử …
1.3.1.3 Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, các khoa học xã hội đều có tínhđảng Chúng ta công khai nói rõ tính đảng của mình trong nghiên cứu lịch
sử, ngược lại, sử học tư sản thì che dấu tính đảng của mình V.I.Lênin nóitính đảng là tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, còn tính phi đảng của giai cấp tưsản là tư tưởng tư sản Bởi vậy, tính khoa học và tính đảng trong sử học mácxít luôn thống nhất với nhau Đây là sự thống nhất biện chứng của tính khoahọc, thuộc hình thái ý thức xã hội và tính đảng, thuộc hệ tư tưởng Về mặtnội dung, hai khái niệm “ý thức xã hội” và “hệ tư tưởng” không phải là đồngnhất với nhau, mà là những phạm trù độc lập, mặc dù giữa chúng có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau ý thức xã hội là tất cả các hình thứcphản ánh thế giới hiện thực vào trong tư duy của con người, chẳng hạn nhưchính trị và pháp quyền, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, triết học vànghệ thuật, tôn giáo và đạo đức,… Hệ tư tưởng bao gồm toàn bộ những quanđiểm phản ánh lợi ích căn bản của một giai cấp xã hội nhất định
Trang 28Trong sử học mác xít, mối quan hệ giữa tính đảng và tính koa học thểhiện ở chỗ tính đảng Cộng sản là cái bản chất tư tưởng -chính trị, có ý nghĩachỉ đạo phương hướng, bảo đảm cho khoa học phục vụ lợi ích của dân tộc vàgiai cấp vô sản Tuy nhiên, ở đây, tính đảng không chỉ giới hạn trong phạm
vi xác định lập trường, quan điểm của giai cấp vô sản, mà còn gắn liền vàtác động đến các vấn đề nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học.Chúng ta không thể tách rời tính khoa học ra khỏi tính đảng và ngược lại,bởi vì làm như vậy thì bản thân khoa học sẽ mất hiệu lực và không thể giảiquyết những vấn đề quan trọng mà khoa học lịch sử đặt ra Kết hợp thốngnhất tính đảng và tính khoa học sẽ làm cho việc nghiên cứu lịch sử có hiệuquả hơn Song không phải thừa nhận có tính đảng, vận dụng một cách rậpkhuôn máy móc một vài nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là đạt được kết quả khoa học Từ sự nhận thức mối quan hệtrên đòi hỏi người nghiên cứu phải đồng thời rèn luyện lập trường quan điểmcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt cácnguyên tắc mác xít - lêninnít với nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên mônkhoa học
1.4 MỘT SỐPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KHOA HỌC LỊCH SỬ
1.4.1 Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Để hiểu thế nào là phương pháp lịch sử, trước hết, cần làm rõ khái niệmthế nào là lịch sử và lôgic Chủ nghĩa Mác - Lênin coi lịch sử là bản thânhiện thực khách quan, tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan,độc lập với ý muốn chủ quan của con người Lịch sử là phạm trù để chỉnhững quá trình phát triển của các hiện tượng, các sự vật trong thế giớikhách quan, với những biểu hiệnmuôn màu muôn vẻ, với những bước đườngđầy quanh co, phức tạp qua nhiều giai đoạn…
Trang 29Phương pháp lịch sử là các con đường, cách thức tìm hiểu và trình bày
quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng nói chung, của lịch sử loàingười nói riêng với đầy đủ tính cụ thể, sống động và quanh co của chúng Sửdụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu đòi hỏi phái coi trọng tính lịch
sử, tôn trọng hiện thực lịch sử, tính khách quan của lịch sử, không hiện đạihóa lịch sử, không được tô hồng, bóp méo hoặc xuyên tạc, phủ định lịch sử
Vì vậy, phương pháp lịch sử mang những đặc điểm sau:
-Đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử, tìm ra cái đặc thù, cái
cá biệt ở trong cái phổ biến và trên cơ sở nắm được những đặc thù, cá biệt
đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lịch sử
-Tìm hiểu cái không lắp lại bên cái lắp lại Các hiện tượng lịch sửthường hay tái diễn, nhưng không bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ Phươngpháp lịch sử là chú ý tìm ra cái khác trước, cái không lắp lại để thấy nhữngnét đặc thù lịch sử
-Theo dõi những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời của quátrình lịch sử
-Đi sâu vào ngõ ngách của lịch sử, đi sâu vào tâm lí, tình cảm của quầnchúng, hiểu lịch sử cả về điểm lẫn diện, hiểu từ cá nhân, sự kiện, hiện tượngđến toàn xã hội
-Chú ý đến những tên người, tên đất, không gian, thời gian cụ thể,nhằm dựng lại quá trình lịch sử dúng như nó đã diễn ra
Như vậy, phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại tiến trình phát triển củalịch sử với muôn màu muôn vẻ, nhằm thể hiện cái lịch sử với tính cụ thểhiện thực, tính sinh động của nó Phương pháp lịch sửgiúp người nghiên cứunắm vững được cái lịch sử để có cơ sở nắm cái lôgic được sâu sắc Nhưngnếu tách riêng phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic thìkhông thể nắmđược cái bản chất, cái chân lí khách quan F Ăng nghen nói rõ sự hạn chế
Trang 30đó: “Lịch sử thường phát triển qua những bước nhảy vọt và những bướckhúc khuỷu quanh co,và nếu nhất định bất cứ chỗ nào cũng đều phải đi theo
nó, thì không những sẽ phải nêu lên nhiều tài liệu không quan trọng, màthường thường còn phải ngắt đoạn tiến trình tư tưởng nữa Hơn nữa, khôngthể viết lịch sử kinh tế chính trị học mà lại bỏ qua lịch sử xã hội tư sản, vàđiều đó sẽ làm cho công việc trở nên vô cùng tận, bởi vì tất cả mọi công việcchuẩn bị đều thiếu”11
Phương pháp lôgic
Lôgic là phạm trù phản ánh cái chung, cái bản chất, cái tất yếu của quá
trình phát triển lịch sử của sự vật, hiện tượng khách quan
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người ngày càng nhận thứcđược sâu sắc hơn thế giới khách quan, càng thấy được lôgic phát triển của sựvật, nắm được lôgic đó thông qua việc xây dựng một hệ thống khái niệm,phạm trù, quy luật Những khái niệm, phạm trù, quy luật đó là những bậcthang của nhận thức lí tính, là sự phản ánh lôgic khách quan của hiện thựcvào trong ý muốn chủ quan của con người Lênin coi lôgic là học thuyết vềnhận thức, là lí luận về nhận thức, đó là “sự tổng kết, sự tổng cộng, kết luận ,rút ra từ lịch sử của sự nhận thức về thế giới”12
Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng lịch sử,
qúa trình lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất,quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng Phương pháplôgíc có nhiệm vụ làm rõ vai trò của từng yếu tố của hệ thống trong mộtchỉnh thể đã phát triển, là cách tìm kiếm để đi đến chân lý khoa học Dựavào nghiên cứu tư liệu lịch sử cụ thể, phương pháp lôgíc phát hiện quy luật
11 C.Mác,Ăng ghen,Toàn tập, tập 13,NXBCTQG,H,1993, tr614
12 V.I.Lênin, Bút kí triết học,NXB ST,H,1963,tr99
Trang 31(xu hướng, bản chất) của hiện tượng được nghiên cứu Các quy luật lịch sửđược phát hiện và nhận thức nhờ vận dụng phương pháp lôgíc.
Phương pháp lôgic có những đặc điểm:
- Phương pháp lôgic nhằm đi sâu vào tìm hiểu cái bản chất, cái phổbiến, cái lắp lại của các hiện tượng, các sự kiện Muốn vậy, nó phải đi vàonhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp v.v để tìm ra bản chất củacác sự kiện, hiện tượng đó
- Phương pháp lôgic có thể bỏ qua những bước đường quanh co ,thụtlùi tạm thời của lịch sử, chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu, những cốt lõicủa quá trình vận động của lịch sử, tức là nắm lấy quy luật của nó
- Nếu phương pháp lịch sử phải nắm lấy từng sự việc cụ thể, thời gian,tên người, tên đất cụ thể, phương pháp lôgic chỉ cần đi sâu nắm lấy nhữngnhân vật, sự kiện ,giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luậtnhất định
Chính nhờ những đặc điểm đó mà phương pháp lôgic đã giúptrong quátrình nghiên cứu là:
- Lôgic là sự phản ánh của thế gới khách quan vào ý thức con người
mà thế giới khách quan thì không ngừng phát triển, cái mới luôn nảy sinh
Do luôn chú ý đến cái phổ biến cái bản chất cho nên tư duy lôgic dễ nhìnthấy những bước phát triển nhảy vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và pháttriển như thế nào
- Do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp lôgic có thểgiúp ta thấy được trước hướng đi của lịch sử, nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạothế giới
- Nhờ nắm được những quy luật khách quan, phương pháp lôgic giúpngười nghiên cứu tác động tích cực vào hiện thực, chủ động cải tạo, cải biếnlịch sử
Trang 32Sự cần thiết phải kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic trong nghiên cứu lịch sử
Mối quan hệ giữa lịch sử và lôgic là mối quan hệ giữa hiện thực vànhận thức, giữa tồn tại và tư duy, giữa khách quan và chủ quan.Trong mốiquan hệ đó: lịch sử là tính thứ nhất, lôgic là tính thứ hai, lịch sử quyết địnhlôgic, lôgic là phản ánh của lịch sử Điều này có ý nghĩa quan trọng trongviệc dịnh hướng phương pháp tư duy, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việctrình bày lịch sử trước hết phải xuất phát từ chứng cứ lịch sử, tức là từ cácnguồn sử liệu phong phú, đa dạng ,đã được nghiên cứu, sàng lọc cẩn thận,chứ không phải xuất phát từ những tiên đề lí luận, từ những suy luận “có lí”,như trong các ngành khoa học về tư duy Cần tránh sai lầm đồng nhất lôgicvới lịch sử, lấy lôgic thay thế cho lịch sử, bắt lịch sử phải phục tùng,phảituân theo những cái khung dựng sẵn của lôgic
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đều là “quá trình vận độngbên trong của nội dung” để đi tới nhận thức đúng đắn khách thể, ngày càngtiệm cận với chân lí khách quan Cả hai phương pháp đều là công cụ nhậnthức, đều do tư duy chủ quan vận dụng
Trong thực tế nghiên cứu, không bao giờ có phương pháp lịch sử hayphương pháp logic thuần túy tách rời nhau Trong phương pháp lịch sửkhông thể không dùng phương pháp logic để làm nổi bật sợi dây logic chủyếu của sự phát triển lịch sử Và ngược lại, phương pháp lôgic không phảichỉ phản ánh một cách thụ động có tính chất chụp ảnh hiện thực khách quan
mà là sự phản ánh biết rút ra từ trong lịch sử cái chủ yếu, làm cho cái chủyếu ấy thể hiện được bản chất của quá trình lịch sử Khi nói về phương pháplôgic,F.Ăng ghen đã từng chỉ rõ :“ về thực chất, phương pháp này (tức làphương pháp lôgic- tác giả) chẳng qua cũng là phương pháp lịch sử, có điều
Trang 33là đã thoát khỏi hình thái lịch sử và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên gâytrở ngại mà thôi”.13
Phương pháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình của lịch sử, diễn lạinhững bước đường quanh co, dích dắc của lịch sử nhưng không phải miêu tảmột cách giản đơn mà phải làm nổi bật sợi dây lôgic chủ yếu của sự pháttriển của lịch sử, để làm được điều đó không thể không dùng phương pháplôgic Do đó, cũng có thể nói rằng trong phương pháp lịch sử đã có phươngpháp lôgic Ngược lại, phương pháp lôgic không phải chỉ phản ánh một cáchthụ động có tính chất chụp ảnh hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh biếtrút ra từ trong lịch sử cái chủ yếu, làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện được bảnchất của quá trình lịch sử
Phương pháp lịch sử phải gắn với phương pháp lôgíc mới phản ánhđược bản chất, chân lí khách quan của lịch sử Ph.Ăngghen nói: “Lịch sửthường phát triển qua những bước nhảy vọt và những bước khúc khuỷuquanh co, và nếu nhất định bất cứ chỗ nào cũng đều phải đi theo nó, thìkhông những sẽ phải nêu lên nhiều tài liệu không quan trọng, mà thườngthường còn phải ngắt đoạn tiến trình tư tưởng nữa Hơn nữa, không thể viếtlịch sử kinh tế chính trịhọc mà lại bỏ qua lịch sử xã hội tư sản, và điều đó sẽlàm cho công việc trở nên vô cùng tận, bởi vì tất cả mọi công việc chuẩn bịđều thiếu”
Như vậy, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc có tính thống nhất
và đều nhằm giúp người nghiên cứu tìm đến chân lí khách quan của sự pháttriển lịch sử Bởi vì, lịch sử tồn tại và phát triển trong tổng hòa các mối quan
hệ xã hội, trong thư gửi H.Stáckenbua, Ăngghen nhấn mạnh rằng: “Chính conngười sáng tạo ra lịch sử của mình nhưng là sáng tạo trong một hoàn cảnh nhấtđịnh, mà con người phải thích ứng, và trên cơ sở những quan hệ thực tế đương
13 C.Mác,Ăng ghen,Toàn tập, tập 13, sđd, tr614
Trang 34tồn tại, trong đó quan hệ kinh tế, mặc dù có thể bị những quan hệ khác - nhữngquan hệ về chính trị và tư tưởng - ảnh hưởng đến đâu chăng nữa, nhưng xét chocùng, nó vẫn là những quan hệ nhất định, hình thành sợi dây chỉ đạo xuyên quatoàn bộ sự phát triển, sợi dây duy nhất làm cho ta hiểu được sự phát triển”14.
Do đó, trong công tác nghiên cứu lịch sử, không nên chỉ dừng lại ở mộtphương pháp riêng rẽ, mà cần phải vận dụng đúng đắn cả hai phương phápthì mới có hiệu quả và tính thuyết phục cao
Ngoài hai phương pháp chủ yếu,trong nghiên cứu lịch sử còn vậndụng những phương pháp khác như phương pháp lịch đại, phương phápđồng đại, phương pháp phân kỳ lịch sử
1.4.2 Phương pháp đồng đại, phương pháp lịch đại và phân kỳ lịch sử
Phương pháp đồng đại
Phương pháp đồng đại nghiên cứu mặt cắt ngang của xã hội Đó là
phương pháp nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng khác nhau trong xãhội xảy ra trong cùng một thời gian
Trong đời sống xã hội, trong cùng một thời gian thường xảy ra rấtnhiều sự kiện, hiện tượng khác nhau, giữa các hiện tượng, sự kiện đó có liênquan chằng chịt với nhau, cần thiết phải phân tích, đánh giá mối liên hệ bảnchất giữa các sự kiện, hiện tượng đó
Phương pháp này lànhằm làm rõ các mối liên hệ trong các sự kiện,hiện tượng để từ đó rút ra bản chất, quy luật vận động
Phương pháp lịch đại
Phương pháp lịch đại nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng lịch sửtrong sự vận động và biến đổi của chúng theo trình tự thời gian lịch sử Theotrình tự thời gian, các sự kiện tạo nên quá trình nối tiếp nhau và trong sự vận
14 C Mác, Ph Ăngghen: Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr 826.
Trang 35động của quá trìnnh đó bộc lộ những nội dung mang tính quy luật Đó là sựnghiên cứu quá trình phát sinh, vận động và phát triển của các sự kiện, hiệntượng lịch sử.
Phương pháp phân kỳ lịch sử
Phương pháp phân kỳ lịch sử: nghiên cứu những giai đoạn phát triểnnhất định hoặc những hiện tượng hay quá trình riêng lẻ, đó chính là phânchia thời kỳ còn gọi là phương pháp phân kỳ
Phân kỳ lịch sử nghĩa là dựa vào sự kiện và tiêu chí khoa học để chialịch sử loài người từ trước tới nay thành những thời kỳ, những giai đoạnkhác nhau, nối tiếp nhau nói lên quá trình phát triển không ngừng của xã hội Những nguyên tắc phân kỳ lịch sử:
- Phân kỳ lịch sử phải thể hiện được tiến trình phát triển chung của xã hộiloài người hay của cả một dân tộc
- Phân kỳ lịch sử phải thể hiện được quy luật khách quan cơ bản của sựphát triển xã hội, quy luật về sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội
-Lịch sử loài người cũng như lịch sử dân tộc rất phong phú, đa dạng Sựphát triển của xã hội loài người cũng không đồng đều, đơn tuyến, do đó cácnhà sử học thường khẳng định phân kỳ lịch sử mang tính quy ước
Phân kỳ lịch sử không chỉ thực hiện đối với lịch sử thế giới nói chung
mà cần được thực hiện ở lịch sử dân tộc, khu vực và cả ở các lĩnh vực hoạtđộng riêng của con người.Phân kỳ lịch sử không chỉ giúp cho nhà nghiêncứu đạt đến mục tiêu khoa học thực tiễn của mình mà còn giúp cho việcgiảng dạy các môn khoa học xã hội nói chung vượt qua được sự chi phối củachủ nghiã chủ quan, nâng cao giá trị khoa học của các đánh giá, nhận định.1.5 SỬ LIỆU HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
1.5.1 Khái niệm sử liệu học và quá trình hình thành sử liệu học
Trang 36Sử liệu học là một ngành của khoa học lịch sử chuyên nghiên cứu về cácquy luật hình thành, phản ánh của các nguồn sử liệu và về các phương phápsưu tầm, phân loại, chọn lọc và sử dụng chúng trong các công trình nghiên cứulịch sử.
Quá trình hình thành sử liệu học như một khoa học :Nếu coi sử liệu họcnhư là môn học về các nguồn sử liệu, về các quá trình sưu tầm, chọn lọc, xác minh
và sử dụng tư liệu lịch sử thì có thể nói những mầm mống của nó đã xuất hiện ngay
từ thời cổ đại.Đến thời trung đại, nhất là trong thời kì văn hoá Phục hưng, sử liệuhọc có điều kiện phát triển hơn mặc dù nó xuất hiện và phát triển hoàn toàn dựa trên
cơ sở kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu - Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX,với sự xuất hiện các công trình nghiên cứu của E.Bécgâyma, Langloa, Xennhôbox,Maixtera v.v nhiệm vụ của sử liệu học được nêu lên như là một ngành khoa họcriêng biệt Họ đã coi tư liệu lịch sử là đối tượng của nhận thức, đồng thời nêu lêncấu trúc của tư liệu, khả năng trừu tượng hoá khi nghiên cứu các nguồn sử liệu.Những công trình nghiên cứu này đã đặt nền móng cho ngành sử liệu học
Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ XX, sử liệu học đã trở thành một khoahọc độc lập; hầu hết các phạm trù, các khái niệm, những nguyên tắc cơ bản của sửliệu học hiện đại đều đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của nhiềutác giả.Cũng từ những năm 50 của thế kỉ XX, sử liệu học mác xít dần dần đượchình thành
Sử liệu học là môn học về các nguồn sử liệu Song đối tượng nghiên cứu của
sử liệu học không phải là những tư liệu lịch sử cụ thể mà là những quy luật hìnhthành các tư liệu lịch sử và phản ánh quá trình lịch sử khách quan trong đó
Khi nói về nhiệm vụ của sử liệu học, cần phải nhận thấy hai mặt của chúng:
Trang 37Thứ nhất, nó biểu hiện ở chỗ xây dựng, đề xuất hệ thống các nguyên
tắc, phương pháp và cách sử dụng tư liệu lịch sử Đó chính là sử liệu học líluận
Thứ hai, thể hiện trong công tác tư liệu, trong việc tìm kiếm, chọn lọc,
phân tích… tư liệu để nghiên cứu các mặt khác nhau của quá trình lịch sử,trong việc kiến trúc tổng thể sự kiện khoa học từ các tư liệu Đó chính lànhiệm vụ của sử liệu học ứng dụng hay thực tiễn công tác tư liệu
Từ đó hình thành cơ cấu của sử liệu học bao gồm cả sử liệu học lí luận và sửliệu học ứng dụng Chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau
1.5.2 Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu trongnghiên cứu lịch sử
Khoa học lịch sử có điểm khác với các ngành khoa học khác ở chỗ nền tảngkhoa học của nó được xây dựng, kiến lập nên qua các sự kiện lịch sử Các sự kiệnlịch sử chỉ có trong các tư liệu lịch sử Do đó, không có tư liệu lịch sử thì không cókhoa học lịch sử và ngược lại
Nhu cầu xã hội luôn đặt ra những vấn đề mà khoa học lịch sử phải giải quyết.Song vấn đề đó có được giải quyết hay không hoàn toàn phụ thuộc vào một điềukiện tiên quyết là có tư liệu lịch sử về vấn đề đó hay không Khi đã có tư liệu lịch sửthì việc giải quyết vấn đề lại phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của nguồn tưliệu, vào trình độ chuyên môn, vào quan điểm và phương pháp nghiên cứu, khaithác tư liệu của nhà sử học
Muốn hiểu thế nào là tư liệu lịch sử, trước hết ta cần phân biệt các khái niệm
“sự kiện lịch sử” và "sự kiện tư liệu"
"Sự kiện lịch sử" là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ mà nhiều nhànghiên cứu thường gọi là sự kiện hiện thực và “sự kiện tri thức” - là những sự kiệnlịch sử được nói tới trong các sách nghiên cứu, giáo trình, sách giáo khoa
Trang 38“Sự kiện tư liệu” là những sự kiện lịch sửchứa đựng trong các tư liệu lịchsử.
Tư liệu lịch sử chứa đựng các sự kiện tư liệu Tư liệu lịch sử cũng là nhữngsản phẩm hoạt động của con người; nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội phục
vụ cho một mục đích, một nhu cầu nào đó của xã hội đương thời và tồn tại nhưnhững di tích, dấu vết của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua Từ đó ta có thể hiểu tưliệu lịch sử là những ditích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hộinhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp vàtrừu tượng một mặt hoạt động nào đấy của con người
Tư liệu lịch sử được hình thành không phải một cách ngẫu nhiên mà theo cácquy luật của nó Các quy luật đó là:
- Quy luật tư liệu phản ánh quan điểm giai cấp của tác giả và ảnh hưởng củaquan điểm ấy đối với nội dung của tư liệu
- Quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và mục đích
ra đời của tư liệu đối với nội dung và hình thức của tư liệu
- Quy luật phản ánh sự phù hợp tính đúng đắn, đầy đủ của tư liệu với khả năngchủ quan, khách quan của tác giả tư liệu khi phản ánh các sự kiện, với địa điểm, thờigian có trong tư liệu
- Quy luật liên quan và phụ thuộc lẫn nhau củatư liệu này đối với các tư liệukhác
Tuỳ thuộc nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu, người ta thường chia tưliệu lịch sử thành 7 nhóm: - Tư liệu thành văn; - Tư liệu vật chất;- Tư liệu truyềnmiệng dân gian;- Tư liệu ngôn ngữ;- Tư liệu dân tộc học;- Tư liệu phim ảnh, băngghi hình ;- Tư liệu băng ghi âm
1.5.3.Công tác sưu tầm, khai thác, phân loại và chọn lọc tư liệu
Công tác chuẩn bị tư liệu vừa có nhiệm vụ xác định vấn đề nghiên cứu, vừanhằm cung cấp cơ sở cho việc giải quyết vấn đề Nó bao gồm các bước:
Trang 39- Sưu tầm tư liệu : xác định tất cả những tư liệu có liên quanđến vấn đề nghiêncứu.
- Phân loại tư liệu : Có thể phân loại theo thể loại, phân loại theo thời gian,phân loại theo nội dung ( vấn đề cần nghiên cứu)
- Chọn lọc tư liệu : Chọn lọc những tư liệu có liên quan trực tiếp, giải quyếtnhững nội dung cơ bản của công trình
- Xác minh và phê phán tư liệu : Đây là công đoạn quan trọng, liên quan đếnchất lượng, đóng góp mới của công trình nghiên cứu
Quá trình xác minh, phê phán tư liệu có hai giai đoạn và cũng là hai nộidung lớn, hai phương pháp khác nhau, là phê phán phân tích và phê phán tổnghợp:
Phê phán phân tích có đối tượng nghiên cứu là một tư liệu riêng biệt, do đó làmột sự kiện riêng biệt Nhiệm vụ cuối cùng của phê phán phân tích là nhằm đánhgiá sự đúng đắn, đầy đủ và giá trị khoa học khách quan của một tư liệu cụ thể Phê phán tổng hợp có đối tượng là một tập hợp tư liệu và vì thế làmột hệ thống các sự kiện với tất cả các mối quan hệ cơ cấu và ditruyền của chúng Phê phán tổng hợp là một phương pháp nghiên cứu
có chức năng là làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các mặt khácnhau của một cái toàn vẹn, giữa các bộ phân của nó để tìm ra tínhtương tác bên trong, bản chất và quy luật của các hiện tượng
Khoa học lịch sử, với tư cách là một bộ môn của khoa học xã hội, đốitượng nghiên cứu của nó là quá khứ của xã hội do con người tổ chức Đặctrưng rất cơ bản của đối tượng nghiên cứu lịch sử như đã nêu trên, không thểtrực tiếp quan sát Lịch sử đối với nhận thức của con người như là một quátrình phát triển với nhiều sự kiện, hiện tượng, nhân vật Quá trình này đượccon người gián tiếp thu được từ các nguồn tư liệu Phần lớn những tư liệulịch sử lại được ghi lại trong trí óc của người đương thời và để lại cho đời
Trang 40sau bằng nhiều hình thức khác nhau - truyền miệng, thành văn - và các hiệnvật còn lại Nhà nghiên cứu tiếp nhận, giám định, phân tích những tư liệulịch sử thông qua hiểu biết, suy nghĩ của mình Do đó, việc nhận thức quákhứ cũng mang dấu ấn của ý thức chủ thể của bản thân họ Vì vậy, tất cảnhững nhận thức lịch sử từ quá trình lịch sử với các sự kiện, hiện tượngkhách quan đến sự nhận thức lịch sử đều trải qua ý thức chủ thể của conngười Sự nhận thức hiện thực lịch sử ít nhất đã trải qua hai lần trở lên, chứađựng lập trường quan điểm giai cấp, ý thức dân tộc, tính cách của người ghichép đầu tiên đến những người nhận thức sự kiện đó Cho nên tất cả nhữngnhận thức lịch sử, tất cả các tác phẩm lịch sử đều là lịch sử của chủ thể hoá.Chính do đặc thù này của đối tượng nhận thức của khoa học lịch sử màLênin đã nhấn mạnh: “Khi phân tích vấn đề của bất cứ xã hội nào, yêu cầutuyệt đối của lý luận mácxít là vấn đề phải được đặt trong phạm vi lịch sử xãhội nhất định”15 Đây là một nguyên tắc quan trọng đối với việc nhận thứcnhững vấn đề lịch sử xã hội.
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ
ĐẢNG
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học
lịch sử Vì vậy, nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn các công trình lịch sử Đảng
15 Lênin: Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1964, tr 512.