1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIAO VÀ PHÁP GIA THỜI TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

15 665 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 52,73 KB

Nội dung

Tuy nhiên, nền triết học Trung Hoa không chỉ quan tâm giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức mà nó còn đặt ra và giải quyết những vấn đề của triết học như vấn đề bản nguyê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH- VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐAI HỌC

SO SÁNH SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIAO VÀ PHÁP GIA

THỜI TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thảo STT: 94 Nhóm:12 Lớp: CH Đêm 1 Khóa:

23 Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa

TP HỒ CHÍ MINH

4

Trang 2

A GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo, Pháp gia Tìm hiểu về sự tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái triết học Nho giáo và Pháp gia để thấy được những ưu

và nhược điểm của mỗi trường phái là mục tiêu chính của đề tài tiểu luận này

B NỘI DUNG:

I Bối cảnh lịch sử ra đời: thời kỳ Trung Hoa thời cổ đại

Trung Hoa thời cổ có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ thứ III tr.CN kéo dài tới tận cuối thế kỷ III tr.CN, với sự kiện Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa bằng uy quyền bạo lực mở đầu thời kỳ Trung Hoa phong kiến Trong khoảng 2000 năm đó, lịch

sử Trung Hoa được phân chia làm hai thời kỳ lớn :

1 Thời kỳ thứ nhất (từ thế kỷ IX tr.CN trở về trước): những tư tưởng triết học ít nhiều đã xuất hiện, nhưng chưa đạt tới mức là một hệ thống

2.Thời kỳ thứ hai (từ thế kỷ VIII tr.CN đến cuối thế kỷ III tr.CN) còn gọi là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc là giai đoạn chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ (với các sứ quan cát cứ khắp nơi) sang giai đoạn hình thành quốc gia phong kiến tập quyền Nhà Chu

bị phân rã làm 7 quốc gia khác nhau : Tần, Sở, Tề, Ngụy, Hàn, Triệu, Yên Tần Thuỷ Hoàng - vua nước Tần đã tiêu diệt 6 nước thống nhất giang sơn hình thành nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên Dưới thời thịnh vượng của nhà Chu, đất đai thuộc về nhà Vua thì nay quyền sở hữu tối cao về đất đai ấy bị một tầng lớp mới, tầng lớp địa chủ chiếm làm tư hữu Một sự phân hoá sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện Xã hội lúc này ở vào tình trạng hết sức đảo lộn Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã

Trang 3

đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên Trong tình hình đó, một loạt học thuyết chính trị - xã hội và triết học đã xuất hiện và hầu hết đều có

xu hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội Điều đó trở thành nét đặc trưng chủ yếu của triết học Trung Hoa cổ đại Chính trong thời kỳ loạn lạc này đã xuất hiện những nhà tư tưởng vĩ đại, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh, được tồn tại và phát triển theo suốt bề dầy lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa Có hàng trăm học giả với hàng trăm tác phẩm ra đời, cho nên thời này còn được gọi là thời Bách gia chu tử Trong hang trăm học phái đó có 6 học phái lớn là : Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc Gia, Pháp Gia, Danh Gia Tuy nhiên, nền triết học Trung Hoa không chỉ quan tâm giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức mà

nó còn đặt ra và giải quyết những vấn đề của triết học như vấn đề bản nguyên thế giới, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề con người; đặc biệt là vấn đề tính người, vấn đề sự biến dịch của vạn vật và một số vần đề thuộc lý luận nhận thức Trong nội dung của bài tiểu luận này, với chủ đề chính là là so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và Pháp gia trong thời kỳ cổ đại cho nên chúng ta sẽ tập trung vào hai trường phái triết học lớn này: Nho Gia và Pháp gia

II Những nội dung cơ bản của triết học Nho Gia:

Nho gia là một trường phái triết học lớn được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng, của nhiều quốc gia phương Đông nói chung Khổng Tử sáng lập ra Nho gia vào cuối thời Xuân Thu rất quan tâm đến các vấn đề đạo đức-chính trị-xã hội Ông coi hoạt động đạo đức là nền tảng của

xã hội, là công cụ để giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người Tư tưởng Nho gia được phát triển thêm bởi Tuân Tử, Khổng Cấp và Mạnh Tử Mạnh Tử đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyên thủy, ông

đã khép lại một giai đoạn quan trọng- giai đoạn hình thành Nho gia, vì vậy Nho gia thời Trung Quốc cổ đại là Nho gia Khổng –Mạnh, còn được gọi là Nho gia nguyên thủy hay Nho gia tiền Tần

Trang 4

Kinh điển của Nho Gia gồm hai bộ là Bộ Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu)

và Bộ Tứ Thư ( Luận Ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử) Nho giáo nguyên thủy là

triết lý của Khổng Tử và Mạnh Tử về đạo làm người quân tử, cách cai trị đất nước Nó được trình bày trong một hệ thống các tư tưởng về đạo đức- chính trị-xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau

Nho gia nguyên thủy cho rằng, nền tảng của gia đình-xã hội là những quan hệ đạo

đức –chính trị , đặc biệt là ba quan hệ vua- tôi , cha-con, chồng-vợ Các quan hệ này

được Nho Gia gọi là đạo, khi các quan hệ này chính danh (vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ) thì xã hội ổn định, gia đình yên vui và ngược lại… Vì vậy trong thời xã hội loạn lạc, muốn cải loạn thành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại ba mối quan hệ đó Để chấn chỉnh ba mối quan hệ đó, Nho

gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làm cứu cánh

Khổng Tử và Mạnh Tử đều xây dựng thuyết thiên mệnh để làm chỗ dựa vững chắc

cho lý luận đạo đức cuả mình Xuất phát từ vũ trụ quan của Kinh Dịch, Khổng Tử cho rằng, vạn vật biến hóa không ngừng theo một trật tự không gì ngăn cản được, mà nền tảng tận cùng của trật tự đó là thiên mệnh Sự hiểu biết được thiên mệnh là điều kiện tiên quyết để trở thành con người hoàn thiện “Không hiểu được mệnh trời thì không trở thành người quân tử, đã biết có mệnh trời thì phải sợ và thuận mệnh Đó là cái đức của người quân tử Sống chế có mệnh, giàu sang tại trời….” (Khổng Tử) Dựa trên thuyết thiên

mệnh, Khổng Tử cho rằng: Thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị

giáo, và Tính tương cận, tập tương viễn Nghĩa là: con người có tính người, tính người do

trời phú, sự phú cái tính ấy cơ bản là đồng đều ở mỗi con người Nhưng trong cuộc sống,

do điều kiện, hoàn cảnh , môi trường sống khác nhau làm biến tính ở mỗi con người , làm con người không giữ được tính do trời phú, trở nên vô đạo rồi cả nước, cả thiên hạ vô đạo Vì vậy, muốn giữ được tính cho con người phải lập đạo, nghĩa là phải giáo dục cho

cả nước, cả thiên hạ hữu đạo Đạo phải có giáo mới sâu sắc, vững chắc và rộng khắp Giáo làm cho mọi người, mọi nhà, cả thiên hạ hữu đạo Hữu đạo là thể hiện mối quan hệ giữa người với người, giữa người với trời đất-vạn vật một cách đúng đắn, nghĩa là phù

Trang 5

hợp với thiên mệnh Khổng Tử cho rằng, nếu lập đạo của trời, nói về âm dương, lập đạo

về đất, nói về cương nhu, thì lập đạo của người, phải nói về nhân và nghĩa Nhân và nghĩa

là quan niệm trung tâm trong hệ thống phạm trù đạo đức: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng… của Nho gia nguyên thủy

Nhân là lòng thương người (Khổng Tử) hay là lòng trắc ẩn (Mạnh Tử) Muốn thực

hiện đạo làm người, thực hiện đức nhân cần phải: ngoài xã hội luôn cung, khoan, tín,

mẫn, huệ, bên trong gia đình luôn hiếu, đễ… Quan điểm về nhân của Khổng Tử có nội

dung giai cấp rõ ràng, ông cho rằng chỉ có người quân tử , tức kẻ cai trị, mới có đức nhân, còn người tiểu nhân, tức nhân dân lao động , không thể có được đức nhân Đạo nhân chỉ

là đạo của người quân tử, của giai cấp thống trị

Quan niệm về nghĩa: Nghĩa là dạ thủy chung, đức nghĩa dùng để đối xử với chính mình và tạo ra ta Nghĩa được hiểu là những gì hợp đạo lý mà con người phải làm , bất kể làm điều đó có đem lại cho người thực hiện nó lợi ích gì hay không Khổng Tử cho rằng, con người muốn sống tốt phải biết lấy nghĩa để đáp lại lợi, chứ không nên lấy lợi đáp lại lợi, vì lấy lợi đáp lại lợi sẽ sinh ra oán trách… Song do hạn chế bởi lập trường giai cấp,

mầ Khổng Tử cho rằng, bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa, kể tiểu nhân rành rẽ về việc lợi Tiểu nhân và quân tử là hai loại người đối lập nhau không phải chủ yếu về địa vị xã hội mà chủ yếu về phẩm chất đạo đức

Quan điểm về lễ: lễ xác định được vai trò vị trí của từng người, phân định được trật

tự, kỷ cương trong gia đình và ngoài xã hội, loại trừ những tật xấu và tạo ra những phẩm chất cá nhân mà xã hội đòi hỏi Ở Khổng Tử, lễ được hiểu là lễ giáo phong kiến, là luân

lý đạo đức Do nhận thấy tác dụng to lớn của lễ mà Khổng Tử đã dốc sức san định lại lễ Nhân và lễ có quan hệ rất mật thiết Nhân là nội dung bên trong của lễ, còn lễ là hình thức biểu hiện nhân ra bên ngoài Khổng Tử cho rằng, trên đời không hề tồn tại người có nhân

mà vô lễ Vì vậy, ông khuyên chớ xem điều trái lễ, chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái

lễ va chớ làm điều trái lễ

Trang 6

Quan điểm về trí-sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề, hiểu thấu đạo trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp nhân Trí là điều kiện để có nhân Muốn có trí thì học Khi học cần liên hệ mối liên hệ mật thiết giữa các khâu: Tư- tập, hành

Quan điểm về tín- lòng dạ ngay thẳng, lời nói và việc làm nhất trí với nhau “Giao kết với người, cốt ở chữ tín” (Sách Đại Học) Khổng Tử cho rằng, đối với người trị nước, trị dân, nếu dân không tin thì không thể cai trị được

Quan điểm về dũng- sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, biết xấu hổ vì cái sai cái xấu

để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa Khổng Tử thường gắn dũng với nghĩa để kết luận người quân tử coi trọng điều nghĩa, gắn dũng với trí để chỉ dũng không thể không có trí soi sáng, gắn dũng với lễ để cho thấy người quân tử ghét những kẻ có dũng ma không

có lễ, không có trí…

Quan niệm về các mối quan hệ xã hội: Nho gia đặt con người trong 5 mối quan hệ

ngũ luân với những lập luận khá chặt chẽ, trong đó có 3 mối quan hệ chính- tam cương là

vua tôi, cha-con, chồng-vợ Trong tam cương, có hai mối quan hệ mấu chốt là vua-tôi, biểu hiện bằng đức trung, cha-con biểu hiện bằng đức hiếu, giữa trung và hiếu thì trung

đứng đầu Những mối quan hệ này là cơ sở cho mục tiêu phấn đấu va nội dung tu dưỡng của con người

Khổng Tử và Mạnh Tử đều xây dựng các phạm trù đạo đức trên hình mẫu người quân tử, đều nhất trí coi chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn của người quân tử Người quân

tử phải tu thân để đạt đạo (đạo quân-thần, phụ-tử, phu-phụ) và đạt đức, đồng thời phải

biết thi, thư, lễ, nhạc.Lấy tu thân lầm gốc nhưng quân tử phải biết hành động tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Để hành động hiệu quả người quân tử phải thực hành theo đường lối nhân trị và chính danh Chỉ có như vậy thì người quân tử- giai cấp cai trị mới xây dựng

được một xã hội đại đồng.

III Những nội dung cơ bản của triết học Pháp Gia:

Pháp gia là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư tưởng và chính trị trong xã hội Trung Hoa cổ đại, trong đó Hàn Phi là đại điện xuất sắc

Trang 7

nhất trong trường phái Pháp gia Hàn Phi đã tổng hợp quan điểm về pháp, thế, thuật của

ba nhà triết học Thận Đáo (thế), Thân Bất Hại (thuật), Thương Ưởng (pháp) thành một học thuyết có tính hệ thống mà còn kết hợp ba học thuyết Nho, Lão, Pháp lại với nhau trong đó, Nho gia được coi là “ vật liệu xây dựng xã hội”, Đạo gia là “Kỹ thuật thi công”, còn Pháp gia là “bản thiết kế”

Mỗi trường phái triết học đều có những cơ sở lý luận riêng, vậy cơ sở của thuyết Pháp trị Hàn Phi là gì? Hàn Phi dựa trên ba cơ sở như sau:

Một là: thừa nhận sự tồn tại của lý – tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội Ông yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp

Hai là: thừa nhận sự biến động của đời sống xã hội Do không có chế độ xã hội nào

là bất di bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội Theo ông, người thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử , dựa vào đặc điểm của thời thế mà lập

ra chế độ, đặt ra chính sách , vạch ra cách cai trị nước sao cho thích hợp Ông cho rằng không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại Pháp luật mà chuyển biến được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn

Ba là: thừa nhận bản tính con người là ác: Do bản tính con người là ác và do trong xã hội người tốt cũng có nhưng ít , còn kẻ xấu thì rất nhiều nên muốn xã hội yên bình thì không nên trông chờ vào số ít, mong họ làm việc thiện (thực hành nhân trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chặn không cho họ làm điều ác ( thực hiện pháp trị) Hàn Phi quan niệm nền tảng của quan hệ giữa con người với con người là tư lợi, ai cũng muốn giành cái lợi cho mình “Ông thầy thuốc khéo hút mủ ở vết thương người ta, ngậm máu người

ta không phải vì có tình thương cốt nhục, chẳng qua làm thế thì có lợi Cho nên, người bán cỗ xe làm xong cỗ xe thì muốn người ta giàu sang Người thợ mộc đóng xong quan tài thì muốn người ta chết non Đó không phải vì người thợ đóng cỗ xe có lòng nhân, còn người thợ đóng quan tài không phải ghét người ta, nhưng cái lợi của anh ta là ở chỗ người

ta chết”(1) Luật pháp đặt ra thì cái lợi của nó phải lớn hơn cái hại

Trang 8

Thuyết pháp trị của Hàn phi nói riêng và của Pháp gia nói chung chủ trương lấy pháp luật làm căn bản trong việc cai trị đất nước, chủ trương nhà cầm quyền không phải chú trọng nhiều đến việc tu thân, theo nghĩa là, đặt ra pháp luật cho rõ ràng và ban bố cho mọi người cùng biết để tuân theo nghiêm chỉnh Hàn Phi quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình, ổn định và công bằng: “Bậc thánh nhân hiểu rõ cái thực tế của việc phải và trái, xét rõ thực chất của việc trị và loạn, cho nên trị nước thì nêu rõ pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ bỏ cái họa trong thiên hạ Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm

số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau”(2) Hàn Phi đã đề

xuất tư tưởng “trị nước bằng luật pháp” (dĩ pháp trị quốc), chủ trương “luật pháp không phân biệt sang hèn” (pháp bất a quý), “hình phạt không kiêng dè bậc đại thần,

tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” (hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu) Ông hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy “pháp” làm hạt nhân, kết hợp chặt chẽ “pháp”, “thuật” với “thế”

Pháp được hiểu là quy định luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân theo, là tiêu chuẩn khách quan để định rõ danh phận, trách nhiệm con người trong xá hội Ông đòi hỏi, bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp

Thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến

người ta triệt để thực hành mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào Thuật bao gồm ba mặt là bổ nhiệm, khảo hạch, và thưởng phạt Hàn Phi Tử đòi hỏi vua

phải dùng pháp như trời, dùng thuật như quỷ Và nếu như pháp được công bố rộng rãi trong dân, thì thuật là cơ trí ngầm, là thủ đoạn của vua được giấu kín Nhờ thuật mà vua

chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ quyền hạn, và loại được kẻ bất tài

Ngoài “pháp” và “thuật”, Hàn Phi đặc biệt coi trọng “thế” “Thế” còn được gọi là

“quyền thế”, “uy thế”, “thế trọng”, nó chỉ một sức mạnh quyền uy tuyệt đối, cũng chính

Trang 9

là quyền thống trị tối cao của ông vua, bao gồm quyền sử dụng người, quyền thưởng phạt Trong thiên “Bát kinh”, ông viết: “Cái thế là cơ sở để thắng đám đông”(3) (Thế giả, thắng chúng chi tư dã) Để yên ổn trị nước, bậc quân chủ tất phải nắm giữ quyền thế Hàn Phi quan niệm rất rõ ràng những điểm trọng yếu về thế: 1/Vua không được cho bề tôi mượn quyền thế 2/ Vua không được dùng chung quyền thế với bề tôi 3/ Cần sử dụng thuật thưởng phạt để củng cố quyền thế 4/ Vua phải duy trì địa vị độc tôn của mình, không được để bề tôi quá quý hiển, đề phòng đại thần tiếm quyền Vì vậy, nếu chỉ xét về bản thân vị vua, thì “thế” là cái cốt lõi nhất, quan trọng nhất, còn “pháp” và “thuật” chỉ là công cụ

Sử dụng “pháp”, “thuật”, “thế” cốt yếu là để tăng cường sức mạnh của tập quyền quân chủ, tạo nên bối cảnh chính trị “việc tuy ở bốn phương song then chốt ở tại trung ương, thánh nhân nắm giữ cái chủ yếu, bốn phương đến phục dịch” (sự tại tứ phương,

yếu tại trung ương, thánh nhân chấp yếu, tứ phương lai hiệu “Hàn Phi tử Dương

quyền”); từ đó, góp phần tạo ra một xu thế lịch sử cho việc xây dựng một nhà nước trung

ương tập quyền phong kiến thống nhất

IV.So sánh các đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia:

1 Những đặc điểm tương đồng giữa hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia:

Cả Nho gia và Pháp gia trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại đều tập trung giải quyết những vấn đề do thực tiễn đạo đức-chính trị-xã hội của thời đại đặt ra Đó là làm thế nào

để cải biến xã hội thời Xuân Thu- Chiến Quốc từ loạn thành trị, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn Tuy nhiên, cơ sở của việc xây dựng xã hội lại chủ dựa trên các mối quan hệ đạo đức - chính trị - xã hội chứ không xuất phát từ việc xây dựng nền sản xuất vật chất

Cả Nho Gia và Pháp gia đều bàn nhiều về vấn đề con người, đặc biệt là nguồn gốc, bản tính, số phận ….của con người, giúp con người định hướng hoạt động trong điều kiện

xã hội phức tạp và đầy biến động Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu: hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con

Trang 10

người và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên Tuy nhiên, quan điểm

cụ thể về con người ở mỗi trường phái lại hoàn toàn khác nhau

Cả Nho Gia và Pháp gia đều đề cao tuyệt đối vai trò và sức mạnh của giai cấp thống trị, mà đại diện cao nhất là vua Trong Nho Gia tư tưởng đó được thể hiện trong thuyết

“Chính danh” “Thiên mệnh” và hình tượng người quân tử: Nói đến nước là nói tới vua, vua có sứ mệnh lớn là cai trị đất nước Còn với thần dân, số phận của họ là hết lòng phụng sự, nên sống yên phận, phục tùng, sẵn sang xả thân bảo vệ vua (tôi trung) Thiên

hạ (dưới gầm trời) luôn gắn với sự ngự trị của một bậc thiên tử, nhận mệnh trời đứng ra bình thiên hạ, quyết định vận mệnh thiên hạ Còn trong Pháp gia thể hiện trong phép

“thế” Thế được hiểu là địa vị, thế lực, quyền lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn (Tôn quân quyền) Hàn Phi quan niệm rất rõ ràng những điểm trọng yếu về thế: 1/Vua không được cho bề tôi mượn quyền thế 2/ Vua không được dùng chung quyền thế với bề tôi 3/ Cần sử dụng thuật thưởng phạt để củng cố quyền thế 4/ Vua phải duy trì địa vị độc tôn của mình, không được để bề tôi quá quý hiển, đề phòng đại thần tiếm quyền

2 Những đặc điểm khác biệt giữa hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia:

a Quan điểm về con người và đường lối cai trị:

Nho gia: Nhân chi sơ tính bản thiện (Mạnh Tử) Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người Như vậy, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh Nhân và nghĩa vốn có sẳn trong lương tâm của người Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa Chính vì quan điểm đó, Nho gia chủ trương quản lý xã hội theo phương pháp nhân trị, nghĩa là phải giáo dục cho cả nước, cả thiên hạ hữu đạo Đạo phải có giáo mới sâu sắc, vững chắc và rộng khắp Giáo làm cho mọi người, mọi nhà, cả thiên hạ hữu đạo Hữu đạo là thể hiện mối quan hệ giữa người với người, giữa người với trời đất-vạn vật một cách đúng đắn, tức là là phù hợp với thiên mệnh

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w