SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VÊĐANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh. Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh….
Trang 1Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh
Viện Đào Tạo Sau Đại Học
Đề Tài
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VÊĐANTA
Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI
Học viên thực hiện: Võ Trung Nhân STT: 49
Nhóm: 5 Lớp: Ngày 4 Khóa: 22 Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã
và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh… và nó như suối nguồn tuôn chảy bất tận vào hàng triệu triệu trái tim con người trên khắp thế giới Phương đông cũng là nơi cho ra đời nhiều tôn giáo nhất như Phật Giáo, Ấn độ giáo, Đạo giáo, Khổng giáo, Hồi giáo… Nền đạo học ấy
đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội phương đông ngày nay
Nói đến phương đông không thể không nhắc đến Ấn Độ Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền triết học phương đông Và cũng chính nơi đây đã khai sinh ra nhiều trường phái triết học và tôn giáo lớn trên thế giới “một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết học” Triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành
và phát triển, vừa mang tính đa dạng vừa mang tính thống nhất, tạo ra sự sống động ,muôn màu, muôn vẻ của triết học Ấn Độ Trong thời kỳ cổ đại, mặc dù cùng được hình thành và phát triển từ trong truyền thống Vêđa, nhưng các trường phái triết học Ấn Độ lại luôn xung đột lẫn nhau Đó là sự mâu thuẫn giữa hệ thống chính thống và phi chính thống, tiêu biểu là trường phái Vêđanta và trường phái Phật Giáo Vậy thì sự tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái này là gì
? Đây cũng là đề tài cho bài tiểu luận này: “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Phật giáo và triết học Vêđanta ở Ấn Độ thời cổ đại” Bài viết giúp tìm hiểu
một cách sâu rộng hơn về những điểm tương đồng và khác biệt, đồng thời tạo ra cái nhìn đúng đắn, tổng quan hơn về hai trường phái triết học này
Đề tài hoàn thành dựa trên một số tài liệu tham khảo như: Doãn Chính
(2012), Lịch Sử Triết Học Phương Đông, NXB: Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật; Doãn Chính (2011), Veda Upanishad - Những Bộ Kinh Triết Lý Tôn Giáo Cổ Ấn
Độ, NXB: Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật; Bùi Văn Mưa (2011), Triết Học Phần
I – Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học, Lưu Hành Nội Bộ;… và tài liệu ở một số
trang web
Trang 3Chương 1: Khái quát điều kiện lịch sử xã hội và tiền đề khoa học, văn hóa
hình thành và phát triển triết học Ấn Độ thời kỳ cổ đại và các đặc trưng cơ bản
1 Khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội, Ấn Độ thời kỳ cổ đại
Ấn Độ cổ - trung đại là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nám Á (bao gồm cả nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay) có điều kiện tự nhiên và
cư dân rất đa dạng Do tính đặc thù của “phương thức sản xuất Châu Á” mà ở Ấn
Độ không có sự phân chia rõ thời cổ đại với thời trung đại Lịch sử Ấn Độ cổ -trung đại được chia thành bốn thời kỳ: thời kỳ văn minh Sông Ấn, thời kỳ văn minh Vêđa, thời kỳ các vương triều độc lập và thời kỳ các vương triều lệ thuộc
Đây là thời kỳ chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, và chế độ công xã nông thôn ở Ấn Độ đã khá phát triển Các quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ, phân tán, nay có xu hướng tập trung và thống nhất lại, trong đó hưng thịnh nhất là thời
kỳ của các vương triều Magadha và vương triều Maurya
Về kinh tế, do việc cải tiến các phương tiện sản xuất, và việc mở mang các
công trình thủy lợi đào kênh dẫn nước vào ruộng, nên diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng tăng lên Những miền lưu vực các con sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Brahmapoutra,… đều được khai khẩn thành những vùng kinh tế nông nghiệp phát đạt với những ngành trồng trọt, chăn nuôi trù phú, hình thành nên một tầng lớp mới trong xã hội, đó là tầng lớp điền chủ Nhiều con đường thủy bộ đã hình thành, nhất là vùng sông Hằng, đã thúc đẩy việc giao lưu buôn bán hàng hóa trong nước và ngoài nước phát triển Ấn Độ thời đó đã giao dịch buôn bán rộng rãi với các nước trong vùng như Trung Quốc, Ả Rập, Trung Á và
cả với các nước vùng Đông Nam Á… Đó không chỉ là con đường giao lưu kinh
tế mà sâu rộng hơn đó còn là con đường giao lưu, truyền bá văn hóa giữa Ấn Độ với các nước Tuy nhiên, xã hội Ấn Độ vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của
Trang 4phối nặng nề của chế độ phân biệt đẳng cấp rất khắc nghiệt Mọi quyền lợi, địa vị
xã hội đều nằm trong tay giai cấp quý tộc, tăng lữ Các đẳng cấp thấp hèn như tiện dân, nô lệ và những người ngoài lề đẳng cấp bị khinh biệt và đói khổ
Đối với chính trị - xã hội, dưới thời các vua Gupta, để duy trì chế độ trung
ương tập quyền, người ta còn sưu tập những bộ pháp điển ở thời kỳ trước như bộ luật Manu, bộ Thực lợi luận (Arthasastra) đem dung hòa với chính sách đương thời, viết ra các bộ sách chính trị, pháp luật làm tiêu chuẩn áp dụng cho tổ chức
xã hội hiện thời; thần thánh hóa ngôi vương đến tột bậc bằng mọi biện pháp như tuyên truyền, giáo dục; ra các luật lệ, mệnh lệnh, tạo cho nhân dân một niềm tin
và lòng sùng kính tuyệt đối trước quyền uy linh thiên tối cao của quốc vương
2 Sự phát triển của khoa học và văn hóa Ấn Độ thời kỳ cổ điển
Cùng với sự biến đổi, phát triển về chính trị và kinh tế, thì văn hóa, khoa học kỹ thuật Ấn Độ thời kỳ này cũng đạt được những tiến bộ đáng kể:
Trong toán học, người Ấn Độ đã nghĩ ra một hệ thống toán học về mọi
mặt, cao hơn toán học Hy Lạp, ngoại trừ môn hình học Trong hai hệ thống tư tưởng Ấn Độ cổ đã xuất hiện nhiều lý thuyết, phỏng đoán về nguyên tử, là yếu tố cấu tạo nên thế giới vật chất
Về y học, thuật giải phẩu và môn sinh lý học ở Ấn Độ thời kỳ này cũng
đã phát triển Từ thế kỷ thứ VI TCN, họ đã biết mô tả các dây gân, cách chấp xương sọ, thần kinh,… trong giải phẩu sinh lý người
Về điêu khắc và kiến trúc, đến thời vua Asoka, sau một thời gian không
phát triển, nghệ thuật điêu khắc xuất hiện trở lại, gắn liền với sự nghiệp hưng thịnh Phật Giáo của Asoka Người Ấn Độ cổ không để những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim Tự Tháp ở Ai Cập hay Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, nhưng nó đã để lại một phong cách kiến trúc độc đáo, tinh tế, đặc biệt là lối xây dựng đền chùa, tháp Phật theo kiểu hình tháp “topa” hay “stupa” Phong cách
Trang 5kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ đã ảnh hưởng khá đậm nét đến lối kiến trúc của hầu hết các nước Đông Nam Á
Ngôn ngữ và chữ viết, khi người Aryan xâm nhập vào Ấn độ họ đã dùng
tiếng nói của mình để sáng tác ra bộ Kinh Vêđa (ngôn ngữ Vêđa) Đến thế kỷ thứ
IV TCN Panini đã sáng tác ra ngôn ngữ Sanskrit (ngôn ngữ này chỉ sử dụng trong tầng lớp quý tộc) Dân chúng mỗi vùng có một thứ tiếng khác nhau Do vậy
ở Ấn độ có rất nhiều ngôn ngữ bình dân như Pali (ngôn ngữ của Phật Giáo), tiếng Tamin của người Dravidien ở miền Nam Ấn Độ
Thiên văn học, xuất hiện từ thời Vêđa, họ đã quy định được một tháng
gồm ba mươi ngày, một năm gồm có mười hai tháng… và phỏng đoán được trái đất hình cầu và quay quanh trục của nó Cuối thế kỷ thứ V TCN, Thiên văn học
đã giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
Văn học, người Ấn Độ đã sáng tác ra các áng văn chương bất hủ như bộ
Vêđa và các bộ sử thi: Mahabharata, Ramayana… đây là niềm tự hào của nền văn hóa Ấn Độ
3 Quá trình hình thành, phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại và các trường phái triết học tiêu biểu
a Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại
Thời kỳ cổ điển (còn gọi là thời kỳ Bàlamôn – Phật Giáo, khoảng giữa thế
kỷ VI TCN đến thế kỷ thứ VI) gắn liền với những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng làm xuất hiện hai hệ thống triết học Hệ thống chính thống, thừa nhận uy thế của kinh Vêđa, biện hộ cho giáo lý Bàlamôn, bảo vệ chế độ đẳng cấp Hệ thống không chính thổng phủ định uy thế kinh Vêđa, phê phán giáo
lý Bàlamôn, lên án chế độ đẳng cấp Mặc dù, cùng được hình thành và phát triển trừ trong truyền thống Vêđa, nhưng các trường phái triết học Ấn Độ lại luôn xung đột lẫn nhau và sự xung đột này kéo dài cho đến hết thời trung đại
Trang 6b Khái quát các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại
Dưới sự tác động, chi phối, thống trị của triết lý Vêđa, Upanisát, và giáo
lý đạo Bàlamôn được mệnh danh là tư tưởng truyền thống chính thống, chính người Ấn Độ đã phân các hệ thống triết học của họ thành hai loại lớn: hệ thống chính thống (astika): hữu và hệ thống không chính thống (nastika): vô Các trường phái triết học được gọi là hệ thống Bàlamôn chính thống - tức các dashanas – là các trào lưu bằng cách này hay cách khác đều thừa nhận ưu thế mặc phải tối cao của kinh Vêđa và triết lý về tinh thần sáng tạo vũ trụ tuyệt đối tối cao Brahman trong Upanisát, biện hộ cho giáo lý của đạo Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội
Hệ thống triết học chính thống gồm 6 trường phái, gọi là 6 darshanas (quan điểm): Samkhya, Vêđanta, Nyaya, Vaisesika, Mimansa, Yoga
Các trường phái triết học không chính thống, đó là các trường phái có tư tưởng phủ nhận uy thế tối cao của kinh Vêđa và Upanisát, phê phán giáo lý của đạo Bàlamôn, đả phá chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội
Hệ thống triết học không chính thống gồm các trường phái: Phật giáo, Lôkayata, đạo Jaina
Sự phân chia đó có căn cứ lịch sử, cho thấy rõ sự ảnh hưởng thống trị của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo trong thánh kinh Vêđa, Upanisát và đạo Bàlamôn trong sự phát triển tư tưởng ở Ấn Độ cổ đại Song, một trong những đặc điểm và động cơ thật sự của phát triển tư tưởng triết học Ấn Độ đương thời chính là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa vô thần và tư tưởng thần bí tôn giáo Các trường phái triết học được coi là không chính thống tuy cùng có những điểm chung nhưng giữa họ có sự khác biệt nhau trong cả quan điểm về thế giới cũng như quan điểm
về nhân sinh
Phản ánh hiện thực xã hội, triết học tôn giáo Ấn Độ thời kỳ này đã diễn ra quá trình đấu tranh, tranh luận triết lý khá sôi động và gây gắt giữa các trường
Trang 7phái triết học vô thần, “hay những người theo thuyết hư vô”,… với các môn phái triết học duy tâm tôn giáo, đặc biệt là triết lý Vêđa, Upanisát, và giáo lý Bàlamôn, nhằm phủ nhận quan điểm suy tôn thượng đế, chống lại những quan điểm về sự bất tử của linh hồn, về nghiệp báo, luân hồi và sự siêu thoát của linh hồn con người sang “thế giới bên kia”
4 Các đặc trưng cơ bản của triết học Ấn Độ cổ đại
Thứ nhất: do chịu ảnh hưởng bởi tinh thần Vêđa mà triết học Ấn Độ cổ
đại không thể phân chia rõ thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phép biện chứng và phép siêu hình (như triết học phương Tây), mà chủ yếu được chia thành hệ thống chính thống và hệ thống không chính thống Trong các trường phái triết học cụ thể luôn có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình
Thứ hai: do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo mà triết học
Ấn Độ cổ đại thường là một bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nội dung giáo lý của các tôn giáo lớn Tuy nhiên, tôn giáo của Ấn Độ có xu hướng “hướng nội” đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh, tinh thần để phát hiện ra sức mạnh của linh hồn
cá nhân con người; vì vậy triết học Ấn Độ cổ - trung đại mang nặng tính chất duy tâm chủ quan và thần bí
Thứ ba: triết học Ấn độ cổ đại đã đặt ra nhiều vấn đề, song nó rất quan
tâm đến việc giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ của con người) nhằm tìm kiếm phương tiện, con đường, cách thức giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khắc nghiệt
Trang 8Chương 2: Khái quát về triết học Vêđanta và Phật giáo
1 Trường phái Vêđanta
Hình thành vào thế kỷ thứ II TCN, do Badarayana khởi xướng và Sankara phát triển , tiếp nối các tư tưởng của Upanisát, đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trũ và vạn vật)
Vêđanta là học thuyết triết học tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trong hệ thống triết học chính thống ở Ấn Độ cổ đại Nó ra đời từ phong trào tổng thuật, chú giải, khai thác mặt triết lý có tính chất trừ tượng, uyên áo của kinh Vêđa và kinh Upanisát – học thuyết có uy thế nhất trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ cổ đại
Những tư tưởng cơ bản:
Một là, thừa nhận sự tồn tại của Bratman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao, là bản chất là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi
sự sinh thành và hủy diệt của mọi cái trong thế giới
Hai là, coi Atman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của Bratman nơi thể xác trần tục của con người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục dục của thể xác Để giải thoát atman khỏi sự ràng buộc vây hãm này, con người (atman) phải dốc lòng tu luện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính thần thánh của mình mà quay về với Bratman
Bà là, coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang lại
2 Trường phái Phật Giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ V TCN, do Xítđácta Gôtama sáng lập và nhanh chóng được truyền bá ở miền Bắc
Ấn Độ Ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, đạo Phật với triết lý đạo đức nhân sinh sâu
Trang 9sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở Ấn Độ đương thời
Tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan.
Thế giới quan:
Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác, được trình bày trong thuyết duyên khởi thông qua phạm trù vô ngã và vô thường
Duyên khởi có nghĩa là các pháp đều do nhân duyên mà có Pháp là tất cả mọi sự vật, bao gồm cả vật chất và tinh thần, kể cả giáo lý Còn nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện Duyên giúp cho nhân biến thành quả Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành Duyên khởi từ tâm mà ra Tâm là cội nguồn của vạn vật Từ đây, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới Quan niệm
vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường: vô ngã là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả; vô thường là không có cái gì là trường tồn và vĩnh cữu
Nhân sinh quan:
Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy, tư tưởng nổi bật tạo nên cốt lõi của quan niệm nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy là thuyết Tứ diệu đế với bốn bộ phận là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế: khổ đế lý luận về những nỗi khổ ở thế gian; nhân đế là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người; diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nổi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt tới niết bàn, cực lạt; đạo đế
là lý luận về con đường diệt khổ, giải thoát
Trang 10Chương 3: So sánh triết học Phật giáo và triết học Vêđanta
1 Những điểm tương đồng
Căn cứ trên cái nhìn của triết học Phật giáo và Vêđanta với tư tưởng Veda vẫn xứng đáng là nguồn cảm hứng cho sự bộc phát những tư tưởng triết học của dân tộc Ấn Độ Trong một giới hạn nào đó, giữa Vêđanta và Phật giáo đã tìm thấy nhau ở những điểm chung:
a Vấn đề trung tâm
Tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ tuy thiên sai, vạn biệt, song đều đưa đến một điểm then chốt, đó là việc giải quyết vấn đề nhân sinh Những nhà tư tưởng Ấn Độ đi tìm chân lý không phải để triết lý về những điều trừu tượng viển vông và khô khan mà đều tập trung vào một mục đích tối cao là “tìm ra chỗ quy hướng của kiếp người, tìm lấy một phương châm thực tiễn để quyết định cho lẽ sống”(1) và đạo sống của con người Chính ở đặc điểm này tính chất nhân bản của triết học Ấn Độ đã tỏa sáng và luôn luôn là những bài học, những câu hỏi sống động, hấp dẫn làm day dứt bao con tim và khối óc con người trên trái đất này
b Thế giới quan và nhân sinh quan
Hai trường phái triết học này đều cố gắng đi tìm cái chân bản của con người mà về bản chất là đồng nhất với bản thể của vũ trụ hay nguồn sống của vũ trụ tuyệt đối vĩnh hằng, hay tìm ra cái vũ trũ tuyệt đối, sáng suốt, thanh tịnh trong cái ta giả, cái ta hiện tượng đầy hư vọng và tham dục của con người Nó đặt ra những câu hỏi xung quanh vấn đề về bản ngã của con người như: Con người sinh
ra từ đâu? Con người đi về đâu ? Ý nghĩa tối cao của cuộc đời con người là gì ? Làm thế nào để con người đạt tới cõi hạnh phúc lý tưởng vĩnh hằng ? Có thể nói, những vấn đề về bản chất đời sống tinh thần, tâm linh, đạo đức, tâm lý của nhân sinh là những vấn đề cốt lõi nhất của triết học, tôn giáo Ấn Độ Để tìm ra đạo sống của con người và để tinh thần con người vượt qua được sự mê hoặc của thế
1 Kimura Taiken: Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1969, tr.22