Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VÊĐANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh. Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh…. và nó như suối nguồn tuôn chảy bất tận vào hàng triệu triệu trái tim con người trên khắp thế giới. Nói đến phương đông không thể không nhắc đến Ấn Độ.
Trang 1Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh
Đề tài:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VÊĐANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI
TPHCM, tháng 12/2012
Học viên thực hiện: Lâm Thúy Nhi STT: 50 – Nhóm 5
Lớp: Ngày 4 – Khóa: 22 Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa
Viện Đào tạo Sau Đại học
Trang 2Lời mở đầu
Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh… và nó như suối nguồn tuôn chảy bất tận vào hàng triệu triệu trái tim con người trên khắp thế giới Nói đến phương đông không thể không nhắc đến Ấn Độ Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền triết học phương đông Và cũng chính nơi đây đã khai sinh ra nhiều trường phái triết học và tôn giáo lớn trên thế giới “một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết học” Có một điều chúng ta không thể phủ nhận là triết học Vedanta và triết học Phật giáo đều ra đời tại Ấn độ nhưng về tư tưởng cũng như về giáo pháp có nhiều điểm khác biệt
Có thể thấy rằng Đức Phật, giáo chủ khai sáng Đạo Phật, là một người được giáo dục trong môi trường của Veda Từ khi sinh ra, lớn lên và thậm chí cả khi đi xuất gia tu hành, ngài cũng trang bị cho bản thân bằng những kinh nghiệm đã được hấp thu
từ nền giáo dục của truyền thống Veda Sự tham cầu học và đạt được những kết quả tối cao trong phương pháp của hai đạo sĩ A-la-la và Uất-đầu-ca, sự tìm cầu giải thoát bằng đường hướng khổ hạnh , đã cho thấy rõ điều đó Hơn nữa, cùng bắt nguồn trên mảnh đất của triết lý, lẽ tất nhiên Phật giáo và Bà-la-môn giáo không thể nào không có những mối quan hệ nhất định được
Do vậy, để làm rõ mối tương quan này thì cần thiết so sánh những điểm tương đồng và dị biệt của hai khối tư tưởng triết lý và đạo học đã được coi là chủ yếu nhất của Ấn Độ
Trang 3Chương 1: Khái quát về triết học Ấn Độ thời cổ đại
1.1 Bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại
Ấn Độ cổ - trung đại là một đất nước rộng lớn thuộc báo đảo Nam Á có điều kiện tự nhiên và cư dân rất đa dạng Từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng Ấn Độ chia làm hai miền Nam Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới Miền bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng
Cả hai dòng sông này bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này Do đó, yếu tố địa lý
có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại
Tuy nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới là nhân tố kinh tế – xã hội, trong
đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt gọi là “Công xã nông thôn” Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu ruộng đất được là “chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại Chính trong mô hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ
nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô
Thêm vào đó người Ấn Độ cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất phong phú
về các lĩnh vực toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp… Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại
1.2 Triết học Ấn Độ cổ đại
1.2.1 Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại
Thứ nhất, do chịu ảnh hưởng bởi tinh thần Vêđa mà triết học Ấn Độ cổ đại không thể phân chia rõ ràng thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phép biện chứng và phép siêu hình (như triết học phương Tây), mà chủ yếu được chia thành hệ
Trang 4thống chính thống và hệ thống không chính thống Trong các trường phái tiết học cụ thể luôn có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình với nhau
Thứ hai, do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo mà triết học Ấn
Độ cổ đại thường là một bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nội dung giáo lý của các tôn giáo lớn Tôn giáo của Ấn Độ có xu hướng “hướng nội” đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh, tinh thần để phát hiện ra sức mạnh của linh hồn cá nhân con người; vì vậy, triết học Ấn Độ cổ - trung đại mang nặng tính chất duy tâm chủ quan và thần bí
Thứ ba, triết học Ấn Độ cổ đại rất quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ của con người) nhằm tìm kiếm phương tiện, con đường, cách thức giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khắc nghiệt
1.2.2 Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại:
Dưới sự tác động, chi phối, thống trị của triết lý Veda, Upanishad, và giáo lý đạo Bàlamôn được mệnh danh là tư tưởng truyền thống chính thống, chính người Ấn
Độ đã phân các hệ thống triết học của họ thành hai loại lớn: Các hệ thống chính thống,
và hệ thống không chính thống
Các trường phái triết học được gọi là hệ thống Bàlamôn chính thống – tức các darshanas – là các trào lưu bằng cách này hay cách khác đều thừa nhận ưu thế mặc phải tối cao của kinh Veda và triết lý về Tinh thần sáng tạo vũ trụ tuyệt đối tối cao Brahman trong Upanishad, biện hộ cho giáo lý của đạo Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội Hệ thống triết học chính thống gồm có 6 trường phái, gọi là
6 darshanas (quan điểm): trường phái triết học Samkhya, trường phái triết học Nyaya, trường phái triết học Vaisesika, trường phái triết học Mimansa, trường phái triết học Yoga và trường phái triết học Vendata
Trang 5Các trường phái triết học tôn giáo không chính thống có tư tưởng phủ nhận uy thế tối cao của kinh Veda và Upanishad, phê phán giáo lý của đạo Bàlamôn, đả phá chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, bao gồm: Phật giáo, trường phái triết học Jaina và các trường phái triết học duy vật vô thần trong phong trào mới về tự do tư tưởng ở Đông Ấn, gọi là “Lục sư ngoại đạo” (Sat Tirthakarah), trong đó nổi bật nhất là trường phái triết học Lokayata hay còn gọi là Carvaka
Sự phân chia đó có căn cứ lịch sử, cho thấy sự rõ ảnh hưởng thống trị của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo trong thánh kinh Veda, Upanishad và đạo Bàlamôn trong sự phát triển tư tuởng ở Ấn Độ cổ đại Song một trong những đặc điểm và động cơ thật sự của phát triển tư tuởng triết học Ấn Độ đương thời chính là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa vô thần và tư tuởng thần bí tôn giáo Các trường phái triết học đựơc coi là không chính thống tuy cùng có những điểm chung, như không tin có Thượng đế, nghi ngờ và phủ nhận quyền uy của kinh Veda, phê phấn giáo lý đạo Bàlamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, nhưng giữa họ lại có sự khác biệt nhau trong cả quan điểm về thế giới cũng như quan niệm về nhân sinh
Trang 6Chương 2: Khái quát về triết học Phật giáo và triết học Vedanta
2.1 Triết học Phật giáo
2.1.1 Điều kiện ra đời
Trước khi Phật ra đời, xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt của đời sống xã hội Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn được kính trọng, tôn sùng tuyệt đối; bởi họ là những người được coi là có tri thức, có khả năng giảng dạy đạo lý và cúng tế thần linh Còn giai cấp Sát Đế lợi (vua chúa, tướng lĩnh….) thống trị quốc gia, thâu tóm gần như toàn bộ đất đai Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên Chính những lý
do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc và dẫn đến sự phản kháng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đòi quyền tự do, bình đẳng Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã xuất hiện “Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn độ; mặt khác nó phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng giữa con người Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo Bà la môn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người”
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tư tuởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó được viết thành sách, thể hiện trong một khối lượng kinh điển rất lớn Hai thứ văn tự căn bản ghi các sách của Phật giáo là Bắc Phạn ( Sanskrit) và Nam Phạn (Pàli), được tổ chức thành Tam tạng : Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận
Theo kinh phật người sáng lập ra Đạo phật là Xitđácta Gôtama (siddharta Gautama), thái tử của nước Capilavastu, con vua nước Tịnh Phạn thuộc giai cấp Sát
Đế Lỵ, dòng Kiều Tất La là một đại quý tộc ở Ấn Độ, gần dưới chân dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (Bây giờ là nước Népal) Bà Hoàng hậu, vợ của vua Tịnh Phạn là Ma Gia
Trang 7Năm Ngài hai 29 tuổi sau khi đã để lại cho Tịnh Phạn vương một người cháu nội là La Hầu La Thái Tử quyết định rời bỏ Hoàng gia, từ bỏ cuôc đời vinh hoa phú qúy, trốn ra khỏi hoàng thành, cắt tóc vào rừng sâu mong được yên tĩnh để tìm nghĩ phương pháp cứu độ chúng sinh thoát khỏi vòng khổ ải và đưa họ lên bờ giác ngô vĩnh viễn yên vui Đến năm 35 tuổi Ngài đắc đạo thành Phật với danh hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni
Về niên đại của Phật, có người nói Phật sinh năm 563 TCN và mất năm 483 TCN, có người lại cho rằng Phật sinh năm 624 TCN và mất năm 544 TCN Ngày nay, tín đồ đạo Phật lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu kỳ nguyên Phật giáo.Sau đó Đạo phật được truyền bá nhanh chống ở bắc Ân Độ
Từ Thế kỷ IV đến Thế kỷ III TCN, đạo phật đã triệu tập 3 kỳ đại hội ở Magadha Sau kỳ đại hội thứ 3 thì Đạo phật mới được truyền đi các nước khác ngoài
Ấn độ và mang nặng bản sắc của các nước đó, chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á
Sau đó đến khoảng năm 100 Đại hội Phật giáo được triệu tập lần thứ 4 Pasan, người ta có đưa thêm một số giáo lý mới, gọi là phật giáo cải cách và từ đây đạo phật được chia ra 2 phái: tiểu thừa và đại thừa Sau đại hội lần thứ 4 thì Đạo phật đã được truyền bá rộng rãi sang nhiều nước trên thế giới Nhưng lúc này thì Đạo phật đã bắt đầu suy yếu, và đến thế kỉ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ - nơi sản sinh đạo Phật
2.1.3 Các nét đặc trưng
Tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy được trình bày trong tạng Kinh, chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca
2.1.3.1 Thế giới quan: là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần, đồng thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc
Trang 8Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân – quả Điều này được quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: Hạnh phúc, đau khổ, giàu nghèo, thọ, yểu
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật
- Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ vốn không
có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại) Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức) Theo cách phân loại khác-“lục tại”: địa (chất khoảng), thuỷ (chất nước), hoả (nhiệt năng), phong (hơi thở), không (khoảng trống) và thức (ý thức) Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật chất
“sắc” và tinh thần “danh” Như vậy thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã)
- Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã” Vô thường nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ – Dị – Diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hoá hư ảo vô cùng theo luật “nhân quả” “Nhân” nhờ “duyên” mới sinh
ra “quả”, “quả” nhờ “duyên” mà thành “nhân” mới, “nhân” mới lại nhờ “duyên” mà thành “quả “ mới…; cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả
2.1.3.2 Nhân sinh quan:
Là phần trọng tâm của triết học này Cũng như nhiều trường phái khác của triết học ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự
“giải thoát” khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn Tính quần chúng của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà cao
Trang 9hơn nữa là của mọi “chúng sinh” Điều này mang tính nhân bản sâu sắc, vượt qua giới hạn đẳng cấp khắc nghiệt vốn là một truyền thống chính trị ấn Độ cổ đại Nó nói lên khát vọng “tự do cho tất cả mọi người”, không thể là độc quyền của một đẳng cấp nào,
dù đó là đẳng cấp tăng nữ hay quý tộc, bình dân hay tiện nô Nhưng đó không phải kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng về mặt chính trị mà là bình đẳng trong sự mưu cầu cứu cánh giác ngộ Có thể, đây là lời kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng xã hội của Phật giáo, và như vậy Phật giáo thật sự là một trường phái thuộc phái “không chính thống” của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại
Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo tập trung ở bốn luận điểm (gọi là “tứ diện đế”) Bốn luận điểm này được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào
- “Khổ đế”: Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh không có gì khác ngoài sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, không có tự do Đó là 8 nỗi khổ trầm lâm bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Thụ biệt Ly (yêu thương chia lìa), Oán tăng hội (oán ghét nhau mà phải sống với nhau), Sở cầu bất đắc (cái mong muốn mà không đạt được), và Ngũ thụ uẩn (5 yếu tố vô thường nung nấu làm khổ)
- “Nhân đế”: là luận điểm giải thích những nguyên nhân sự thật đau khổ nơi cuộc sống nhân sinh Đó là 12 nguyên nhân (thập nhị nhân duyên): vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh và lão - tử Trong 12 nhân duyên ấy thì
“vô minh” là nguyên nhân thâu tóm tất cả Bở vậy diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc
rễ sự đau khổ nhân sinh Dưới góc độ nhận thức, vô minh là “ngu tối”, “không sáng suốt”, “thiếu giác ngộ chân lý”
- “Diệt đế”: Là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ nơi cuộc sống nhân sinh, đạt tới trạng thái Niết bàn, cứu cánh của hành động tự do Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo của Phật giáo; cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”; khát vọng chân chính của con người tới Chân – Thiện – Mỹ
Trang 10- “Đạo đế”: là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt khổ, đạt tới giải thoát Đó không phải là con đường sử dụng bạo lực mà là con đường “tu đạo” Thực chất của con đường này là hoàn thiện đạo đức cá nhân Đây là nét đặc biệt của “tinh thần giải phóng nhân sinh” của Phật giáo Nội dung cơ bản thể hiện trong “Bát chính đạo” (tám con đường đúng đắn) đưa chứng sinh đến niết bàn, đó là: chính kiến (hiểu biết đúng), chính tư duy (suy nghĩ đúng), chính ngữ (lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính mệnh (sống một cách chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhờ những điều hay lẽ phải), chính định (tập trung tư tưởng vào một điều đúng đắn).Tám nguyên tắc (hay “bất chính đạo”) có thể thâu tóm vào ba đIều học tập, rèn luyện lớn là: Giới - Định – Tuệ (tức là: Giữ giới luật, thực hành thiền đinh và khai thông trí tuệ Bát nhã)
2.2 Triết học Vedanta
2.2.1 Điều kiện ra đời
Vedanta là học thuyết triết học tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trong hệ thống triết học chính thống ở Ấn Độ cổ đại Nó ra đời từ phong trào tổng thuật, chú giải, khai thác mặt triết lý có tính chất trừu tượng, uyên áo của kinh Veda và kinh Upanishad – học thuyết có uy thế nhất torng lịch sử tư tưởng Ấn Độ cổ đại
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trường phái triết học Vedata hình thành vào khoảng thế kỷ IV đến thế kỷ III TCN qua hình thức chú giải, tường thuật Veda và Upanishad của Badayarana trong bộ kinh Bradman-sutras nổi tiếng gồm 555 cách ngôn Sau đó Gaudapada (thế kỷ VII) chú giải các sutra đó, dạy phần bí truyền, tức phần triết lý siêu hình của học thuyết đó cho Govinda, Govinda lại dạy cho Sankara Sau cùng Sankara đã soạn ra bộ chú giải nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, đó là bộ Vedanta, và ông đã trở thành một trong những triết gia lớn nhất Ấn Độ