1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã hùng sơn, huyện thanh miện, tỉnh hải dương

126 688 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

TÓM TẮT KHÓA LUẬNĐề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương” Cây lúa là cây trồng quan trọng trong chiến lược an n

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luậnnày là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ một tài liệu nghiên cứu nào.Các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và chính xác

Tôi xin cam đoan rằng tất cả những sự giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu

và hoàn thành khóa luận đều được cảm ơn chân thành Các trích dẫn trong khóaluận đều được ghi rõ nguồn gốc Đồng thời trong quá trình thực tập tại địaphương tôi luôn chấp hành đúng mọi nội quy, quy chế của địa phương nơi tôithực đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp ViệtNam, đặc biêt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáotrong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,thầy giáo TS.Hồ Ngọc Ninh – giảng viên bộ môn Kế hoạch và đầu tư, KhoaKinh tế và phát triển nông thôn đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện

đề tài tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cám ơn các cô, chú, anh chị cán bộ công tác tại Ủy bannhân dân xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương, các cô chú trongHTX-DV xã Hùng Sơn, bà con nhân xã đã cung cấp các số liệu cần thiết vànhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa phương

Tôi xin cám ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên,ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu, thực tập và viết báocáo không tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô giáo, gia đình, ngườithân và bạn bè thông cảm Kính mong các thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp

ý kiến để nội dung khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã

Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”

Cây lúa là cây trồng quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốcgia, tuy nhiên trồng lúa trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn,thách thức nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa củangười nông dân Xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là xã thuầnnông gắn bó bao đời với cây lúa, xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triểncây lúa nhưng với những khó khăn chung của người dân trồng lúa như hiện nay

đã làm hiệu quả kinh tế cây lúa không được như kỳ vọng Chính vì vậy việcđánh giá lại thực trạng cùng những thuận lợi, khó khăn của người sản xuất lúa làrất cần thiết để đề xuất các giải pháp trong thời gian tới phù hợp với điều kiệncủa địa phương.Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài

“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”.

Đề tài được nghiên cứu với mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu

tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ dân, từ đó đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa góp phần nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trong xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Đề tài chú trọng tới phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong cả năm 2014, so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giữa hai mùa vụ, giữa các giống lúa được sản xuất trong năm 2014

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng bố cục cụ thể

cho việc nghiên cứu bao gồm: tổng quan về đánh giá hiệu quả kinh tế, một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả sản xuất, tính toán các loại chi phí sản xuất lúa, phân tích các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa từ đó đề xuất giải pháp cho địa phương

Trang 4

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc đánh giá hiệu

quả kinh tế sản xuất lúa qua việc điều tra 55 hộ gia đình trong xã thuộc các đội sản xuất điển hình là: Anh Dũng (Thôn Triệu Nội), Quang Trung (Thôn Triệu Nội), Thái Thạch ( thôn Thái Thạch )

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đạt được một số kếtquả như sau:

Thứ nhất, hạch toán được các loại chi phí trong sản xuất lúa bao gồm

chi phí vật chất và chi phí dịch vụ

 Chi phí vật chất bao gồm: chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí phânbón, chi phí thuốc BVTV, chi phí thu hoạch Cụ thể, tại địa phương chi phí thuêmáy làm đất là 130.000 đồng/sào/vụ (nếu phải cấy lại lúa sẽ mất thêm 45.000đồng/sào chi phí thuê máy lồng đất); chi phí giống nằm trong khoảng 16.000-30.000 đồng/kg và tùy thuộc vào từng loại lúa giống; mỗi sào lúa mất khoảng33,5 kg phân bón với chi phí khoảng 246.000 đồng/sào/vụ; chi phí thuốc BVTV

là 168.000 đồng/sào/vụ, chi phí thuê máy tuốt lúa là 45.000 đồng/sào/vụ Nhưvậy tổng chi phí sản xuất lúa bình quân là 646.000 đồng/sào/vụ

 Chi phí dịch vụ tại địa phương hiện nay bao gồm: gieo cấy, gặt lúa daođộng từ 200.000-250.000 đồng/sào/vụ Ngoài ra còn có chi phí thuê đất canh táckhoảng 130.000-227.000 đồng/sào/vụ

Thứ hai, phản ánh được kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa qua hai vụ

lúa năm 2014 Theo đó,do lúa chiêm xuân năm 2014 địa phương có nhiều diệntích lúa phải cấy lại nên làm tăng chi phí và công chăm sóc so với lúa hè thu.Năng suất lúa chiêm xuân của xã đạt 1,82 tạ/sào với giá bán 791.000 đồng/tạnên giá trị sản xuất đạt 1.440.000 đồng/sào, mất 662.000 đồng chi phí trung gian

và 5 công lao động Lúa hè thu do gặp mưa bão bị đổ nên năng suất chỉ đạt 1,78tạ/sào, giá bán 812.000 đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.436.000 đồng/sào, mất630.000 đồng chi phí trung gian và 4 công lao động Chính vì thế sản xuất lúa

Trang 5

chiêm xuân được đánh giá kém hiệu quả kinh tế so với sản xuất lúa hè thu năm2014.

Thứ ba, phản ánh được kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất giữa các giống

lúa tại địa phương Theo đó, tại xã trong vụ chiêm xuân do nhiều diện tích bắcthơm số 7 phải cấy lại nên chi phí và công chăm sóc đều cao hơn so với cácgiống khác Trong vụ chiêm xuân năm 2014, năng suất lúa bắc thơm số 7 của xãđạt 1,75 tạ/sào với giá bán 818.000 đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.435.000đồng/sào, mất 700.000 đồng chi phí trung gian và 4,9 công lao động Các giốnglúa khác trong vụ chiêm xuân đạt năng suất 1,92 tạ/sào với giá bán 750.000đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.447.000 đồng/sào, mất 620.000 đồng chi phítrung gian và 5 công lao động Do đó sản xuất lúa bắc thơm số 7 kém hiệu quảkinh tế hơn các giống lúa khác trong vụ chiêm xuân

Trong vụ hè thu năm 2014, năng suất các giống lúa đều giảm do bị mưabão và lem lép hạt Cụ thể, năng suất lúa bắc thơm số 7 của xã đạt 1,68 tạ/sàovới giá bán 857.000 đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.440.000 đồng/sào, mất635.000 đồng chi phí trung gian và 3,8 công lao động Các giống lúa khác trong

vụ chiêm xuân đạt năng suất 1,89 tạ/sào với giá bán 765.000 đồng/tạ nên giá trịsản xuất đạt 1.427.000 đồng/sào,mất 652.000 đồng chi phí trung gian và 4,2công lao động Do đó sản xuất lúa bắc thơm số 7 hiệu quả kinh tế cao hơn cácgiống lúa khác trong vụ hè thu

Thứ tư, tìm hiểu được các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến kết

quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại Hùng Sơn trong năm 2014 bao gồm:mùa vụ và khí hậu thời tiết, cơ cấu các giống lúa canh tác, các yếu tố kỹ thuật,kênh tiêu thụ sản phẩm, quy mô sản xuất lúa, kinh nghiệm sản xuất, các yếu tốđầu vào-đầu ra Các yếu tố ảnh hưởng này là cơ sở đề xuất các giải pháp nhằmgiải quyết những khó khăn sản xuất lúa trong thời gian tới

Thứ năm, qua nghiên cứu sản xuất lúa tại địa phương , tôi xin được đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa cho các hộ

Trang 6

nông dân trong thời gian tới bao gồm các giải pháp: quy hoạch vùng sản xuất,nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất lúa cho các hộ nông dân, giải pháp về cácgiống lúa, giải pháp về thị trường sản phẩm đầu ra cho nông dân Để các giảipháp này có hiệu quả trong sản xuất lúa tại xã Hùng Sơn cần có sự tham giaphối hợp từ phía các hộ nông dân và các ban ngành địa phương.

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm,nội dung hiệu quả kinh tế 4

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất lúa 8

2.1.1.1 Đặc điểm sinh học 8

2.1.1.2 Đặc điểm sinh thái 10

2.1.1.3.Kỹ thuật canh tác lúa 11

2.1.1.4 Đặc điểm kinh tế sản xuất lúa 14

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa 15

2.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa 19

Trang 8

2.1.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của một số địa

phương ở Việt Nam 19

2.2.1.1 Cải thiện chất lượng các giống lúa nâng cao hiệu quả kinh tế tại tỉnh Tiền Giang 19

2.2.1.2 Tập trung phát triển diện tích canh tác lúa lai trên diện rộng nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trên đất trồng lúa tại tỉnh Bình Định 20

2.1.3Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa cho các hộ nông dân xã Hùng Sơn rút ra từ nghiên cứu thực tiễn các địa phương 22

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

3.3.1.1 Vị trí địa lý 24

3.3.1.2 Địa hình đất đai 24

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn 25

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 25

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 25

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 27

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật 29

3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế 30

3.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã 33

3.1.3.1 Thuận lợi 33

3.1.3.2 Khó khăn 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 34

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 34

3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 35

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 35

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài 36

3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất lúa của hộ 36

Trang 9

3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa 36

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn 38

4.1.1 Thực trạng sản xuất lúa của xã Hùng Sơn 38

4.1.2 Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân 40

4.1.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 40

4.1.2.2 Thực trạng đầu tư cho sản xuất lúa 43

4.1.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân 48

4.1.3.1 Chi phí sản xuất lúa của các nông hộ trong hai mùa vụ 48

4.1.3.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân 50

4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn năm 2014 51

4.2.1 Ảnh hưởng của giống lúa tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân 51

4.2.1.1 Ảnh hưởng của các giống lúa tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trong vụ chiêm xuân năm 2014 51

4.2.1.2 Ảnh hưởng của các giống lúa tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trong vụ hè thu năm 2014 53

4.2.2 Ảnh hưởng của quy mô sản xuất tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân 54

4.2.3 Ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật của chủ hộ tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân năm 2014 57

4.2.4 Ảnh hưởng của kinh nghiệm sản xuất lúa tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân năm 2014 60

4.2.5 Ảnh hưởng của thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân năm 2014 61

Trang 10

4.2.6 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của

các hộ nông dân năm 2014 63

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ dân xã Hùng Sơn.65 4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp và các định hướng 65

4.3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân 66

4.3.2.1Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất 66

4.3.2.2 Nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất lúa cho các hộ nông dân 67

4.3.2.3 Giải pháp về giống 68

4.3.2.4 Giải pháp về thị trường sản phẩm đầu ra 69

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Kiến nghị 72

5.2.1 Đối với các cấp chính quyền địa phương 72

5.2.2 Đối với người nông dân 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA 77

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng Sơn qua 3 năm 2012-2014 26

Bảng 3.2 Dân số và lao động của xã Hùng Sơn trong 3 năm 2012-2014 28

Bảng 3.3 Tổng hợp thu nhập của xã Hùng Sơn qua các năm 2012-2014 31

Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, giá trị sản xuất một số giống lúa trên địa bàn xã trong giai đoạn 2012-2014 39

Bảng 4.2 Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra 41

Bảng 4.3 Chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân trong năm 2014 45

Bảng 4.4.Chi phí lao động sản xuất lúa của các hộ nông dân năm 2014 47

Bảng 4.5 Chi phí sản xuất lúa trong vụ chiêm xuân và hè thu của các hộ nông dân năm 2014 49

Bảng 4.6.Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chiêm xuân của các hộ nông dân năm 2014 50

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các giống lúa tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chiêm xuân của các hộ nông dân năm 2014 52

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các giống lúa tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa hè thu của các hộ nông dân năm 2014 53

Bảng 4.9.Ảnh hưởng của quy mô sản xuất tới chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân năm 2014 55

Bảng 4.10.Ảnh hưởng của quy mô sản xuất tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ năm 2014 56

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật của chủ hộ tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ năm 2014 58

Bảng 4.12 Hiện trạng sử dụng một số yếu tố đầu vào sản xuất lúa của các nông hộ năm 2014 59

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của kinh nghiệm sản xuất tới kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân năm 2014 60

Trang 12

Bảng 4.14 Bảng hạch toán chi phí các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa qua các năm 2012-2014 62Bảng 4.15 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chiêm xuân của các hộ nông dân năm 2014 64

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân xã Hùng Sơn năm 2014 42Biểu đồ 4.2 Chi phí bình quân sản xuất một sào lúa năm 2014 46

Trang 14

TC-CĐ-ĐH Trung cấp-cao đẳng-đại học

Trang 15

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1Tính cấp thiết của đề tài

Gần 3 thập niên qua từ khi Việt Nam có mặt trên bản đồ lúa gạo Thế giới vàđịnh vị được vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế lúa gạo và lương thực Thếgiới, ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách và đứng trướcnhiều vận hội lớn Là vựa gạo vừa có vai trò nuôi sống 90 triệu dân nội địa vừađảm bảo một phần an ninh lương thực Thế giới Như vậy có thể thấy được vaitrò quan trọng của cây lúa đối với nền kinh tế nước nhà Tuy nhiên hiện nayngười nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi trongsản xuất lúa như: thị trường lúa gạo nhiều biến động, khí hậu thời tiết diễn biếnthất thường, chi phí sản xuất lúa cao, đã làm giảm hiệu quả kinh tế từ trồng lúanên nhiều diện tích đất lúa bị thu hẹp Nhu cầu lương thực của con người ngàycàng cao và đa dạng trong khi diện tích đất lúa đang bị giảm đòi hỏi phải có giảipháp mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cho người nông dân

Xã Hùng Sơn là một xã thuần nông thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh HảiDương với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa,gần trung tâm của đồngbằng sông Hồng ,nông dân có nhiều kinh nghiệm ,thuận lợi để phát triển cây lúatrở thành cây trồng thế mạnh của xã Nhưng hiện nay nông dân sản xuất lúa tại

xã đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnhhại, giá các yếu tố đầu vào vẫn ở mức cao, công lao động tăng cao,…đã khiếnlợi ích kinh tế mà cây lúa mang lại cho người nông dân không được như kỳvọng Chính vì vậy, đánh giá lại thực trạng sản xuất lúa tại địa phương, tìm racác yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa từ đó đề ra những giảipháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, nâng cao thu nhập cho người nôngdân tại xã Hùng Sơn là hết sức cần thiết Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa

chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại xã Hùng Sơn,

Trang 16

huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần

ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa cho người nông dân

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các

hộ nông dân trên địa bàn xã Hùng Sơn

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa củacác hộ nông dân trên địa bàn xã Hùng Sơn trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quảkinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn Để đánh giá hiệu quảkinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn, nghiên cứu xác định một

số đối tượng khảo sát phục vụ đề tài cụ thể như các hộ nông dân sản xuất lúa,khuyến nông, và chính quyền địa phương

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung:

+ Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sảnxuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn trong năm 2014

Trang 17

+Xác định các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tếsản xuất lúa trên địa bàn xã

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi địa bàn xã

Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

- Phạm vi thời gian

+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2012-2014 Số liệu sơ cấp được điềutra năm 2015

+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân tại địa phương đang đạt ởmức độ nào ?

Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân tại địa phương?

Đâu là những pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tại địa phương?

Trang 18

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm,nội dung hiệu quả kinh tế

a Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là khái niệm được sử dụng phổ biến trong xã hội, nói đến hiệu

quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt Như vậy hiệu quả là kết quảmong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới Trongnhững lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả được hiểu theo những cách khác nhau.Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là đạt năng suất,hiệu suất Trong kinh doanh,hiệu quả có nghĩa là lựoi nhuận, lãi suất Trong lao động, hiệu quả được hiểu lànăng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ramột đơn vị sản phẩm hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong mộtđơn vị thời gian Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối vớimột lĩnh vực nào đó

Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế xã hội,nó phản ánh về

mặt chất và mặt lượng của các hoạt động kinh doanh và là đặc trưng của mọinền sản xuất xã hội (Vũ Ngọc Trường, 2010) Hiệu quả sản xuất được hiểu làmối tương quan so sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phầngiá trị các nguyên liệu đầu vào Mối tương quan đó được xem xét và so sánh cảtương đối và tuyệt đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đạilượng này

b Quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế

Ở mỗi thời điểm, mỗi lĩnh vực khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quảkinh tế cũng khác nhau do đó có nhiều quan điểm khác nhau, dưới đây là baquan điểm tiêu biểu về HQKT:

Trang 19

+ Quan niệm thứ nhất cho rằng, HQKT được đo bằng hiệu số giữa kết

quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó Theo quan niệm nàythì HQKT đồng nghĩa với lợi nhuận

H = Q – C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

Q là kết quả thu được

C là chi phí bỏ ra

+ Quan điểm thứ hai : HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt

được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó ( H = Q/C ) Quan điểm này phảnánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sửdụng đem lại bao nhiêu kết quả Trên cơ sở đó xem xét đánh giá hiệu quả kinh tếgiữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhautrong một thời điểm xác định

+ Quan niệm thứ ba cho rằng, HQKT là sự so sánh giữa phần kết quả

tăng thêm với phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm

H =MP/MC

Từ nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể khái quát chung khái niệm

về hiệu quả kinh tế như sau ‘’Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác định’’

c.Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển kinhtế- văn hóa- xã hội của mỗi quốc gia, đó là sự thỏa mãn ngày càng tăng về nhucầu vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội Đánh giá kết quả sảnxuất là đánh giá về mặt số lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn đượcnhu cầu xã hội hay không Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh tế là xem xét tới mặtchất lượng của quá trình sản xuất đó Trong quá trình sản xuất có sự liên kết mậtthiết giữa các yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output), là sự biểu hiện kết quảcủa các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả sản xuất Do đó,hiệu quả kinh tế

Trang 20

được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chiphí bỏ ra Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnhquan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chủ yếu quan tâm đến quan hệ tuyệtđối ( phép trừ) cũng chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đạilượng tương đối và đại lượng tuyệt đối Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiệnbằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu nhập,lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Cần phân biệt rõ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hôi Nếu như hiệu quả kinh

tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đã đạt được và lượngchi phí thì hiệu qủa xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội ( kếtquả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xãhội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau, là phạm trùthống nhất Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất vàphát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinhthần của một thành viên trong xã hội Làm rõ hiệu quả ,cần phân định sự khácnhau và mối quan hệ giữa “kết quả” và “hiệu quả”

Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, đượcbiểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào những trường hợp

cụ thể xác định Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhucầu tăng lên của con người làm người ta xem xét kết quả đó được tạo ra như thếnào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu,có đưa lại kết quả hữu ích hay không Chính vìvậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng ở việcđánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuấtkinh doanh để tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh và nội dung đánh giá của hiệu quả Trên phạm vi xã hội của hiệu quảchính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánhgiữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn mụctiêu của hiệu quả là tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiệnnguồn tài nguyên hữu hiệu

Trang 21

Công trình nghiên cứu của Farrell (1957) đã thể hiện bản chất này củaphạm trù hiệu quả kinh tế Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sảnxuất ngang tài, ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt được kết quả khác nhau docách kinh doanh khác nhau và như vậy chỉ có thể ước tính đầy đủ hiệu quả kinh

tế theo nghĩa tương đối Để giải thích cho lập luận này, ông phân biệt hiệu quảkinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối

Hiệu quả kỹ thuật: là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với nhữngyếu tố đầu vào cố định

Hiệu quả phân phối : là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệnhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào

Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật x hiệu quả phân phối

d.Phân loại hiệu quả kinh tế

 Căn cứ vào phạm vi quản lý nền kinh tế, hiệu quả kinh tế được phânchia thành :

 Hiệu quả kinh tế quốc dân : là hiệu quả kinh tê chung trong toàn bộ nềnsản xuất xã hội

 Hiệu quả kinh tế ngành,lĩnh vực : được xem xét đối với từng ngành sảnxuất và từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân

 Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ : được xem xét đối với từng vùng kinh

tế và phạm vi lãnh thổ hành chính

 Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức : phụ thuộc vào quy mô của tổchức kinh tế để phân chia các loại hiệu quả kinh tế cho phù hợp

 Hiệu quả kinh tế dựa vào các biện pháp kỹ thuật

 Căn cứ vào các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, hiệu quả kinh têbao gồm :

Trang 22

 Hiệu quả sử dụng vốn : là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khaithác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm đạtmục tiêu cuối cùng của đơn vị, tổ chức sử dụng vốn

 Hiệu quả sử dụng lao động

 Hiệu quả sử dụng đất

 Hiệu quả sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới,…

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất lúa

2.1.1.1 Đặc điểm sinh học

Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điềukiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống vàthời gian sinh trưởng của từng giống lúa.Quá trình sinh trưởng của cây lúa cóthể chia ra làm hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hìnhthành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…

Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quansinh sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch

Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động cácmen hô hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôiđược cung cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia

Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi

là rễ mộng, rễ này chủ yếu có một cái Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hìnhthành lông rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và đượcthay thế bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây Những

bộ rễ ban đầu chỉ ra được trên dưới năm rễ, nhưng sau có thể đạt tới 3-20 rễ Tậphợp các lớp sẽ tạo thành rễ chùm

Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khihạt nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồiđến lá thật 1,2,3…

Trang 23

Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng.Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân Quá trình hình thành mộtnhánh qua bốn giai đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trongbọc lá và nhánh xuất hiện Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiệnmột lá bao hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá

có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống tự lập

 Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới đượchìnhthành, số lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây Quátrình làm đòng là quá trình phân hoá và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình hình thành năng suất lúa

Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình làmđòng thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng Khi câylúa thoát ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong Cùng với quá trình trổ bao phấn trênmột bông các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa ởgốc bông nở cuối cùng Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên,đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầunhuỵ, đó là quá trình thụ phấn Sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh vàhình thành hạt Trong điều kiện bình thường hạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau

15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt đầu dồn về ống phấn Sauthụ tinh là quá trình phát triển phôi và phôi nhũ

Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba thờikỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn

 Chín sữa: Sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạnglỏng,trắng như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng

Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng vàmàu xanh dần chuyển sang màu vàng

Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọnglượng hạt đạt tối đa

Trang 24

Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ Đây làquá trình quyết định năng suất lúa.

2.1.1.2 Đặc điểm sinh thái

Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưỡng và phát triển của cây lúa

 Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rấtnhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng Nếu thời tiết thuận lợi,nhiệt độtrung bình cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớmhơn tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng và ngược lại Để cho cây lúaphát triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng

Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là 30-350C Nhiệt

độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và quá cao là trên 400C không có lợi cho quátrình nẩy mầm của lúa

 Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh.Nhiệt độ thích hợp là 25-32 0C Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ, đẻnhánh, làm đòng không thuận lợi

 Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự thayđổi của nhiệt độ Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi nhiệt

độ phải ổn định Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không cólợi

 Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiệnquá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu củacây lúa

 Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi ngâmhạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ ẩmcủa hạt đạt 25-28%

Trang 25

 Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây conkhông cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ

từ khi cây được 2-4 lá

 Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa Để tạođiều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm đòngtrổ bông ta cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởngđến quá trình sinh trưởng của cây lúa Để lúa sinh trưởng thuận lợi,đạtnăng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ

2.1.1.3.Kỹ thuật canh tác lúa

Làm đất: Đất sau khi cày ải hoặc cày giòn tiến hành bừa trục san bằng

mặt ruộng, làm sạch cỏ dại, lúa dài,lúa cỏ có thể nhổ bằng tay hoặc dùng mộttrong các loại thuốc trừ cỏ diệt cỏ từ 7-10 ngày trước khi bừa trục lần cuối.Trước khi sạ rút khô nước mặt ruộng

Giống: Chọn những giống lúa sinh trưởng tốt, kháng một số loại sâu bệnh

chính, thích nghi tốt với điều kiện địa phương Hạt giống đã được ngâm ủ vàmọc thành mầm đạt khoảng 80%

Cấy lúa: sau khi gieo sân hoặc mạ dược từ 20-25 ngày tuổi, tùy các giống

lúa mà cấy 2-3 dảnh/khóm ,trung bình lượng thóc giống từ 80-100 kg/ha

(Sạ: tùy từng giống lúa, đất đai, tỷ lệ nảy mầm mà lượng sạ trung bình từ150-200 kg/ha Sau khi rải thật đều tay, bừa lấp hạt để tránh chim, chuột pháhoại và giữ ẩm tốt)

Phòng trừ cỏ dại: Cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp như: chọn giống

sạch hạt cỏ dại, kỹ thuật canh tác (cày, xới phơi đất,gieo thưa vừa phải, bónphân, tưới nước ), luân, xen canh, hóa học, thủ công,…Khi sử dụng thuốc hóahọc cần tuân thủ theo nguyên tắc bốn đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liềulượng, đúng cách phun Làm cỏ bằng tay bổ sung, nhất là vào giai đoạn từ 10-15

Trang 26

ngày sau khi gieo kết hợp với bỏ bớt những chỗ quá dày do sạ không đều –làkhâu kỹ thuật quan trong cần được chú ý thực hiện.

Phân bón và kỹ thuật: Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha: 80-100 kg N

(Đạm nguyên chất ), 60 kg P2O5 (lân nguyên chất), 40-50 kg K2O5 ( Kali nguyênchất) Tùy loại đất, tùy chế độ canh tác mà có thể tăng hoặc giảm lượng phânphù hợp Có thể bón phân urê và NPK (20-20-15) hoặc các loại phân khác đápứng được nhu cầu trên

Phương pháp bón phân: rải đều phân trên ruộng sau khi tưới nước một

ngày Mỗi lần bón, chừa lại một lượng ít để bón dặm những chỗ thiếu phân dobón phân không đều Đối với ruộng sạ hàng, nếu có công lao động có thể hòatan phân tưới hoặc rãi trực tiếp vào các hàng sau đó tưới nước bổ sung

Lưu ý: những chỗ ruộng bị phèn, sạ lan có thể bón lót một lượng phânNPK để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt ngay giai đoạn cây non

Phòng trừ sâu bệnh: Lúa sạ có mật độ dày hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ

phát triển, cần thăm ruộng thường xuyên để phòng trừ đúng lúc, chú ý các đốitương gây hại trong điều kiện ruộng không ngập nước như: dế, chim, chuột

Các bệnh thường gặp ở lúa

Bệnh rầy nâu: tác hại chủ yếu do rầy hút nhựa cây lúa gây cháy cây, con rầy là

môi giới truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá Chỉ cần một con rầy đã nhiễmbệnh là có thể truyền sang cả bụi lúa, rồi đàn rầy lúa lại hút nhựa cây lúa bệnh sẽlan truyền sang cây lúa lành

Biện pháp phòng trừ: Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao Trừ rầy ngay

ở ruộng lúa hay cả ở bờ bụi, ở bất cứ giain đoạn sinh trưởng phát triển nào củacây lúa Hiệu quả trừ rầy bằng thuốc hóa học cao nhất là lúc rầy cám, sẽ giảmnhanh khi rầy trưởng thành

Bệnh cháy lá ( đạo ôn ): Thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến

trổ Bệnh tấn công nhiều nhất ở phiến lá, lúc đầu nhỏ màu nâu, sau vết bệnh có

Trang 27

dạng hình mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra màu xám, chung quanh có viền nâu

và quầng vàng làm lá lúa bị cháy khô

Biện pháp phòng trừ: Diệt sạch cỏ dại trước khi canh tác, xử lý hạt giống.Khi chớm bệnh dùng các loại thuốc trừ nấm phun lên lá lúa

Bệnh cháy bìa lá lúa: Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến

đòng trổ và chín, phát sinh mạnh vào những tháng mưa nhiều, chủ yếu trênphiến lá, đầu tiên xuất hiện trê rìa lá và lan dần vào trong tạo thành các vết dàimàu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám Bệnh nặng lan tới gốc bẹ lá làmgiảm khả năng thụ phấn, hạt bị lép nhiều

Biện pháp phòng trừ: Cần canh tác đúng thời vụ, sạ với mật độ vừa phải

Sử dụng những giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh này Bón phân cânđối giữa các loại phân đạm-lân-kali Khi lúa bị bệnh có thể sử dụng các loạithuốc hóa học để trị bệnh

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn: Bệnh được lan truyền thông qua tuyến nước

bọt của con rầy nâu Lá lúa từ màu xanh chuyển dần sang màu xanh nhạt, vàngnhạt, vàng cam và chết khô Lá dưới gốc bị vàng trước rồi lan dần lên phía trên.Khi bệnh xuất hiện làm tép lúa bị bệnh không phát triển được chiều cao Nếubệnh xuất hiện trễ thì cây lúa bị lùn ít hoặc không bị lùn, về sau cây lúa có thể bịtrổ nghẽn và lép nhiều

Biện pháp phòng trừ: Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị tận gốc, vì vậyphải phòng trừ từ đầu vụ để hạn chế sự tấn công của rầy nâu như: sử dụng giốngkháng bệnh, kháng rầy, gieo cấy với mật độ vừa phải,…

Bệnh đốm vằn: Do nấm trên mặt nước bám vào bẹ lá, lan dần lên phiến lá Lúc

đầu tròn sau đó loang lổ vằn vện, bẹ lá khô tóp lại làm lá bị chết khô ,bông lúa bịnghẽn, làm hạt bị lép nhiều

Biện pháp phòng trừ: Nên sạ, cấy vừa phải ,bón ít đạm, tăng cường phânlân Khi mới chớm bệnh dùng các loại thuốc trừ nấm hại lá

Trang 28

Các loại bệnh thường gặp ở lúa rất dễ phát sinh thậm chí bùng phát thànhdịch lớn khi gặp thời tiết thuận lợi Chính vì vậy các nông hộ cần theo dõi đồngruộng thường xuyên nhằm kịp phát hiện bệnh và cần áp dụng nhiều biện phápđồng bộ từ khâu chọn giống tới phun các loại thuốc để nhằm tiêu diệt, hạn chế

sự sản sinh của các loại sâu bệnh hại

2.1.1.4 Đặc điểm kinh tế sản xuất lúa

Các đặc điểm quan trọng về tự nhiên, khí hậu thì việc sản xuất lúa đạthiệu quả cao không thể thiếu các yếu tố kinh tế như: tình hình kinh tế của địaphương, nguồn vốn đầu tư quy mô, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,… được coi

là những đặc điểm khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ngàynay thì các yếu tố về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại được coi là chìa khóathành công, quyết định đến thành bại của việc sản xuất Rõ ràng trong một nềnkinh tế hiện đại, phát triển thì mọi ngành sản xuất cũng phát triển theo do được

áp dụng các tiến bộ khoa học làm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, đượctiếp cận nguồn vốn và chính sách góp phần nâng cao sản xuất Sản xuất lúa ởViệt Nam cũng vậy Trước khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, xã hội trong chế

độ bao cấp, thiếu thốn hàng hóa, dịch vụ, nhiều ngành sản xuất trì trệ trong đó

có sản xuất lúa Nhưng khi đất nước đổi mới, nền kinh tế hoạt động có hiệu quả

đã mở ra một giai đoan mới cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa

để đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lúa gạo trầm trọng đến nay thành nước dẫn đầutrong xuất khẩu gạo

Trong sản xuất lúa tại các hộ nông dân Việt Nam hiện nay nhìn chung làđạt hiệu quả kinh tế chưa cao do nguyên nhân chính là ở quy mô nhỏ lẻ, manhmún vì thiếu nguồn vốn, chính vì thiếu vốn nên quy mô sản xuất nhỏ, sản lượngthường chỉ đủ tự cung tự cấp cho gia đình Các mô hình sản xuất nhỏ lẻ lại làmhạn chế khả năng tiếp cận với các công nghệ, kỹ thuật hiện đại nên sản phẩmcủa nông dân bị giới hạn về cả số lượng và chất lượng Do đó giá thành sản

Trang 29

phẩm thấp, lợi nhuận của người nông dân cũng rất thấp sau khi đã trừ đi chi phíđầu vào

Qúa trình sản xuất lúa dù đầy đủ tất cả các yếu tố đầu vào như: giống lúa,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, kỹ thuật,…nhưng nếu thiếu sựđồng bộ, hiện đại ở hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống thủy lợi thì việcsản xuất không thể đạt kết quả Hệ thống thủy lợi bao gồm: các kênh, mương,trạm bơm nước, trạm thoát nước,….tất cả đều phục vụ đắc lực cho việc sản xuấtlúa của bà con nông dân đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưViệt Nam, lắm mưa nhiều bão thì hệ thống thủy lợi càng đầy đủ, hiện đại cànglàm giảm được rủi ro đối với người dân trồng lúa Chính bởi vai trò quan trọngcủa hệ thống thủy lợi nên từ xa xưa ông cha ta đã biết đào đắp hàng ngàn km bờ

đê chắn nước, xây dựng nhiều hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

a.Trình độ sản xuất của người nông dân

Các nhân tố thuộc về trình độ của người nông dân bao gồm:

Trình độ, năng lực sản xuất của người nông dân: nó tác động trực tiếptới quá trình tổ chức sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, năng lực của các

hộ nông dân được thể hiện cụ thể qua:

 Trình độ, hiểu biết về khoa học kỹ thuật & tổ chức quản lý của các chủ

hộ

 Khả năng ứng xử trước những thay đổi của điều kiện kinh tế thị trường

và môi trường sản xuất

 Khả năng và trình độ trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của các chủ hộbiểu hiện qua quy mô sản xuất và thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra

 Khả năng tiếp cận các loại giống mới và khả năng tiếp cận các phươngpháp sản xuất tiên tiến

Trang 30

Kinh nghiệm thực tiễn: chính là các kiến thức hiểu biết của người nôngdân về cây lúa,đồng ruộng, về khí hậu, đất đai,…phục vụ cho sản xuất lúa,chúng được tích lũy, học hỏi trong quá trình sản xuất thực tiễn Những kinhnghiệm này của người nông dân có vai trò thực tiễn cao do có thể được truyềnlại qua các thế hệ, có thể do người nông dân tự học hỏi trong quá trình sản xuấtcủa họ.

b Khoa học kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa là vô cùng quan trọngnhằm giảm những tác động tiêu cực từ thời tiết khí hậu Khoa học kỹ thuật đượccho là chìa khóa để nâng cao năng suất và chất lượng lúa, nâng cao hiệu quảkinh tế sản xuất lúa Trong các biện pháp khoa học kỹ thuật thì việc nghiên cứu

và đưa vào sản xuất những giống lúa mới có chất lượng cao, khả năng chốngchịu với thời tiết và sâu bệnh tốt được coi là giải pháp hàng đầu nâng cao hiệuquả kinh tế cho người sản xuất lúa Các giống lúa mới có nhiều ưu việt hơn cácgiống lúa cũ giúp giảm chi phí đầu tư cho thuốc BVTV, giảm rủi ro do thời tiếtbất lợi, năng suất ổn định và quan trọng nhất là chất lượng lúa gạo tốt đáp ứngđược nhu cầu của thị trường nên giá cả cao hơn so với các giống lúa cũ có năngsuất cao Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa cho người nông dân Bên cạnh đó khi đưa các thiết bị máy móc hiện đại vào quá trình sản xuấtlúa sẽ làm giảm công sức của con người, tiết kiệm chi phí đầu tư, sử dụng hiệuquả các nguồn lực đầu vào góp phần tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

c.Mức đầu tư

Mức đầu tư của người nông dân vào quá trình sản xuất lúa được biểu hiện

cụ thể qua: nguồn vốn đầu tư cho diện tích lúa, đầu tư cho các loại giống lúa,đầu tư cho khoa học kỹ thuật áp dụng vào đồng ruộng, các phương pháp sảnxuất mới, đầu tư nguồn nhân công cho sản xuất Trong sản xuất lúa ngày nay,người nông dân cần có sự đầu tư đồng bộ cho tất cả các yếu tố đầu vào này bởimức đầu tư và khả năng của chủ hộ sẽ quyết định tới năng suất và giá trị cây lúa

Trang 31

Nếu đầu tư, quản lý và sản xuất hiệu quả sẽ là cơ sở để tái sản xuất cho các mùa

vụ sau, nếu không có sự đầu tư sẽ không có những thay đổi trong sản xuất vàhiệu qủa kinh tế

d Quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất được cho là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảkinh tế sản xuất bởi khi diện tích sản xuất lớn, người sản xuất sử dụng hiệu quảhơn các yếu tố đầu vào Diện tích lớn dễ dàng áp dụng các máy móc hiện đại và

kỹ thuật vào đồng ruộng bởi tính đồng bộ cao, tiết kiệm sức lao động của conngười Thực tế tại nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật Bản,

Hà Lan, Israel,…đã chứng minh được sự ảnh hưởng của quy mô sản xuất tớihiệu quả kinh tế với các cánh đồng mẫu lớn, những loại máy móc và khoa họctiên tiến nhất, chi phí sản xuất luôn ở mức tối thiểu đã giúp nền nông nghiệp củacác quốc gia này luôn đứng đầu thế giới

e Yếu tố thị trường

Thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra là yếu tố quyết định tới hiệu quảsản xuất Để có thể sản xuất, người nông dân cần có các nguyên liệu đầu vàonhư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,công lao động,…và thị trường đầu

ra để có thể tiêu thụ sản phẩm mà nông dân làm ra Các nguyên liệu đầu vào nàyhầu như nông dân không thể tự cung tự cấp cho sản xuất được mà phải mua từthị trường bên ngoài, chính vì bị phụ thuộc vào thị trường bên ngoài nên khibiến động về giá cả hay số lượng của thị trường này sẽ quyết định tới hiệu quảkinh tế mà người nông dân nhận được từ sản xuất

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân cũng rất quan trọng,một biến động từ thị trường này sẽ làm thay đổi quyết định sản xuất lúa trongnhững mùa vụ sau của người nông dân Bởi người nông dân ngoài sản xuất lúaphục vụ cho nhu cầu gia đình còn cung cấp ra ngoài thị trường người tiêu dùng,đối với nhiều hộ nông dân đây mới là thu nhập chính của họ Khi có biến động

Trang 32

về giá cả, thị hiếu của khách hàng với từng loại gạo sẽ làm thay đổi tới hành visản xuất tiếp theo của người nông dân.

g Yếu tố thuộc cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách từ Nhà nước và địa phương là yếu tố thúc đẩy và hỗ trợngười sản xuất Chính sách của Nhà nước, chính sách của địa phương bao gồmcác chính sách về nông nghiệp nông thôn, chính sách trợ giá, chính sách hỗ trợsản xuất, chính sách ruộng đất, chính sách thuế,…các chính sách này sẽ hỗ trợcho người nông dân trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ lúa gạo Đồngthời cũng chia sẻ rủi ro với nười nông dân khi thị trường biến động hay điềukiện thời tiết không thuận lợi Từ đó tạo điều kiện để người nông dân tiếp tụcsản xuất

h.Nhóm các nhân tố tự nhiên

Bao gồm khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, đất đai thổ nhưỡng, môi trườngsinh thái,…những nhân tố này ảnh hưởng nhiều và thường xuyên đến quá trìnhsinh trưởng và phát triển của cây lúa Thực tế cho thấy năm nào mưa thuận gióhòa thì năng suất và chất lượng cây lúa luôn ở mức cao và ngược lại năng suất,chất lượng lúa giảm tùy thuộc vào mức độ của thời tiết năm đó

Ngoài ra cây lúa còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như vị trí địa lý, địahình, độ màu mỡ của đất đai, khả năng cung cấp và thoát nước tạo nên đặc thùmỗi vùng canh tác lúa Những yếu tố này tác động không nhỏ đến năng suất vàchất lượng lúa, bởi thế mà mỗi vùng trồng lúa lại có năng suất và chất lượng câylúa khác nhau và hiệu quả kinh tế từ cây lúa của mỗi vùng cũng khác nhau

2.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

2.1.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.1.1 Cải thiện chất lượng các giống lúa nâng cao hiệu quả kinh tế tại tỉnh Tiền Giang

Trang 33

Là một trong những địa phương sản xuất lúa lớn nhất của cả nước và đạthiệu quả kinh tế cao, để có được những thành tích này người nông dân TiềnGiang đã có những kinh nghiệm quý giá để nâng cao hiệu quả kinh tế từ sảnxuất lúa đó là “cải thiện chất lượng các giống lúa nâng cao hiệu quả kinh tế sảnxuất lúa ” Đây được coi là biện pháp hữu hiệu để nâng cao thu nhập trồng lúacho người nông dân

Tiền Giang đã nâng tỷ lệ diện tích sử dụng các giống lúa chất lượng cao,lúa thơm lên 75%, hình thành được những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao,tập trung như: 20 quy mô 3.000 – 4.000 ha/vụ tại huyện Gò Công Tây, chuyêncanh nếp bè khoảng 5.000 ha tại huyện Chợ Gạo, trồng lúa thơm Jasmine ở vùngngập lũ thuộc huyện Cái Bè Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên lĩnh vựcgiống đang được áp dụng đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất tại các vùngchuyên canh Trong năm 2013 Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Tiền Giangtiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng trên lĩnh vực giống:

“Đánh giá, tuyển chọn giống lúa cao sản thích nghi với điều kiện canh tác tạivùng nhiễm mặn huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang”, “Khảo nghiệm, chọn lọccác giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt với sâu bệnh, thíchứng với biến đổi khí hậu” Sự chuyển đổi đáng ghi nhận và có ý nghĩa tại tỉnhTiền Giang là nông dân đã thay đổi tư duy, chú ý khâu chọn giống và nhângiống lúa mới có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng đáp ứng nhucầu sản xuất với khoảng 49% diện tích sử dụng giống lúa nguyên chủng và xácnhận, trên 90% tổng diện tích sản xuất mỗi vụ áp dụng lịch thời vụ xuống giốngđồng loạt, né rầy, kiểm soát được bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa

Theo ông Trần Ngọc Ẩn, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnhTiền Giang, ngoài Trại giống Vĩnh Hựu là nơi tập trung trồng, khảo nghiệm vànhân các giống lúa mới chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái: ngọt,nhiễm mặn, vùng ngập lũ Trung tâm còn tổ chức được mạng lưới 19 tổ sảnxuất lúa giống tại các địa bàn trọng điểm thu hút đông đảo nông dân tham gia

Trang 34

Qua đó, cũng tạo thêm kênh khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật nôngnghiệp cho bà con Mỗi năm, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sảnxuất và cung ứng khoảng 1.900 tấn giống lúa mới chất lượng cao các loại chonhu cầu sản xuất Ngoài ra, còn trồng khảo nghiệm trên 300 giống của khoảng

20 bộ giống lúa mới chất lượng cao do các viện, trường, các tổ chức khoa họccung cấp nhằm đánh giá, tuyển chọn những giống mới phù hợp cho nhu cầu sảnxuất của từng vùng sinh thái Từ đó, góp phần cung ứng nguồn nông sản hànghóa chất lượng tốt cho thị trường xuất khẩu

Tiền Giang hiện có trên 82.000 ha đất trồng lúa Mặc dù trong các nămqua, diện tích canh tác lúa có giảm nhưng nhờ tích cực thâm canh theo khoa học,tạo đột phá trong khâu giống lúa, tỉnh vẫn giữ vững được sản lượng mỗi nămtrên 1,3 triệu tấn, lợi nhuận nghề trồng lúa cũng tăng Ước tính thu nhập từ câylúa đạt khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ, cao gần gấp đôi so với những năm cuối thậpniên 90 của thế kỷ XX

2.2.1.2 Tập trung phát triển diện tích canh tác lúa lai trên diện rộng nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trên đất trồng lúa tại tỉnh Bình Định

Là địa phương thuần nông, cây lúa là cây trồng chủ đạo đối với nông dânBình Định Trong những năm gần đây, nông dân sản xuất lúa gặp phải nhiềukhó khăn trong sản xuất lúa làm giảm diện tích lúa trên toàn tỉnh, giảm thu nhậpcủa người nông dân Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nông dân Bình Định vẫn cógiải pháp để tháo gỡ khó khăn, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc trồng lúa

đó là “Tập trung phát triển diện tích canh tác lúa lai trên diện rộng nhằm pháthuy hiệu quả kinh tế ”

Vụ lúa Đông Xuân 2012 - 2013 tại Bình Định cho thu hoach với hơn9.000 ha canh tác các giống lúa lai cho năng suất và hiệu quả cao hơn hẳn cácgiống lúa thuần khác, nông dân trồng lúa lai tại Bình Định vẫn được mùa bội thutrong bối cảnh sản xuất gặp nhiều khó khăn Với năng suất bình quân đạt từ 75 -

80 tấn/ha/vụ, cao hơn năng suất các giống lúa thuần truyền thống từ 15 - 20 tấn/

Trang 35

ha/vụ, các giống lúa lai đã đứng chân được tại Bình Định nhiều năm qua nhưSyn 6, lai ba dòng Đắc ưu 11, Nhị ưu 838… Để phát triển diện tích lúa lai, suốt

5 năm qua, Bình Định đã áp dụng chính sách hỗ trợ giống cho bà con nông dân.Ban đầu, vùng đồng bằng được hỗ trợ 50%, vùng miền núi được hỗ trợ 100%chi phí giống Nhờ đó, diện tích lúa lai được tăng dần, hiệu quả kinh tế, hiệusuất canh tác của nông dân cũng được tăng lên rất cao Đến nay, chính sách hỗtrợ được giảm xuống còn 15% đối với vùng đồng bằng canh tác lúa lai Hiện tại,Bình Định đã nâng diện tích canh tác lúa lai lên trên 9.000ha/năm (2 vụ), sắp đạttới mục tiêu 10.000 ha/năm như kế hoạch đã đề ra Để đưa dần lúa lai vào canhtác tại Bình Định, UBND tỉnh đã có chủ trương và các ngành chức năng đã tiếnhành các bước thận trọng từ khảo nghiệm, sản xuất diện hẹp đến khuyến khíchnông dân mở rộng đại trà, sử dụng giống lúa lai cho các cánh đồng mẫu lớn…Theo đánh giá của tỉnh thì việc canh tác lúa lai đã nâng cao hiệu quả kinh tếnông nghiệp của tỉnh Bình Định một cách rõ rệt Điều khó khăn duy nhất hiệnnay chỉ là giá giống lúa lai khá cao với khoảng trên dưới 120.000 đồng/kg Khinông dân nhìn vào giá lúa giống vẫn còn e ngại tuy nhiên với việc canh tác chỉ 2

- 2,5 kg/sào đất và với năng suất cao đã qua nhiêu năm canh tác, hiệu quả sửdụng lúa lai vẫn cao hơn nhiều so với lúa thuần

2.1.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa cho các

hộ nông dân xã Hùng Sơn rút ra từ nghiên cứu thực tiễn các địa phương

Là xã có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất lúa nhưng trong

những năm gần đây sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn như: nguồn nhân lực tronglĩnh vực nông nghiệp đang giảm, các loại dịch bệnh hại lúa ngày càng phát triểnmạnh, thị trường tiêu thụ gạo nhiều biến động đã gây nên không ít khó khăn chongười nông dân sản xuất lúa, thậm chí nhiều gia đình còn bỏ ruộng không canhtác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hay chuyển đổi nghề nghiệp Tuy gặp

Trang 36

nhiều khó khăn nhưng xã Hùng Sơn đã có những bước đi đúng đắn nhằm duy trì

và phát triển cây lúa

Những năm trước năm 2012, giống lúa Q5, Khang dân 18 là hai giống lúachủ lực của toàn xã mang lại năng suất cao và ổn định nên được bà con nôngdân ưa chuộng Nhưng hai giống này cũng có nhiều nhược điểm như: chất lượnggạo kém, hàm lượng amyloza cao (>23%), chất lượng thương phẩm thấp, khảnăng chống chịu sâu bệnh kém (nhiễm đạo ôn và rầy nâu nặng) Song do nhucầu thị trường đang biến đổi sang các loại gạo chất lượng nên cần phải có nhữnggiống lúa mới thay thế các giống lúa cũ Xuất phát từ thực tế địa phương và nhucầu thị trường, xã Hùng Sơn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi tăng diệntích gieo trồng các giống lúa mới như: bắc thơm số 7, bắc thơm kháng bạc lá,RVT, BC 15,….đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa, giúp duy trìngành sản xuất lúa tại địa phương

Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu các giống lúa, xã Hùng Sơn còn áp dụngnhiều biện pháp kỹ thuật mới giúp nâng cao hiệu quả trồng lúa Tại địa phươngthường xuyên phối hợp với các ban ngành, các công ty chuyên về cung cấp cácsản phẩm nông nghiêp để mở lớp tập huấn định kỳ, tuyên truyền phổ biến tới bàcon nông dân về các kiến thức và kỹ thuật mới áp dụng vào đồng ruộn Thựchiện tốt chính sách xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa lai vàlúa thuần chất lượng hàng hoá tập trung đạt hiệu quả của Tỉnh Hải Dương Hiệnnay vụ chiêm xuân 2015, tại xã đang triển khai mô hình ứng dụng đồng bộ tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa trên các cánh đồng mẫu lớn bước đầu chonhiều kết quả khả quan

2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa luôn là vấn đềnóng hổi với nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học Muốn làm được điều này cần phảinghiên cứu tới các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa, nghiên cứu thịtrường lúa gạo, nguyên nhân nào làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa

Trang 37

hiện nay,…để tìm ra giải pháp tháo gỡ vấn đề Đặc biệt trong tình hình nông dânsản xuất lúa gạo hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thứctrong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Chính vì vậy các nghiên cứu liên quan tới câylúa và phương hướng mới cho người nông dân đang rất được các địa phươngchú ý, đây cũng là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu

Trong số các nghiên cứu ấy phải kể tới các nghiên cứu như:

- Sản xuất lúa gạo Thế giới- hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21 của tác giả TS.Trần Văn Đạt (2005)

- Hiệu quả kinh tế của biện pháp IPM trong sản xuất lúa của các hộ nôngdân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế của tác giả Phan Văn Hòa và BùiDũng Thế (8/2009)

- Hiệu quả kinh tế của một số giống lúa tiến bộ kỹ thuật của tác giả NguyễnTiến Mạnh (2005)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.3.1.1 Vị trí địa lý

Xã Hùng Sơn nằm ở phía Đông Huyện Thanh Miện, cách trung tâm thịtrấn Thanh Miện khoảng 1,5 km, có quốc lộ 38B và đường tỉnh lộ 392 cắt qua

Trang 38

Thuận lợi giao lưu đi tới các vùng kinh tế quan trọng là: TP Hải Dương, HưngYên, đồng thời rất gần với các tuyến quốc lộ 5A, quốc lộ 37 đặc biệt là tuyến caotốc Hà Nội –Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi, giao lưu, buônbán với các thành phố lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình.

So sánh với các xã xung quanh, Hùng Sơn được thiên nhiên ưu đãi hơnnhiều về điều kiện tự nhiên, thuận lợi nhiều về vị trí địa lý Đất đai màu mỡ,hệthống sông ngoại lối, sông nội đồng và thế mạnh về nguồn lao động dồi dào,người dân nơi đây có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có tính cộng đồngcao, đặc biệt chưa có sự đầu tư và phát triển của các khu công nghiệp Do đó sảnxuất nông nghiệp quyết định tới phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội trên địa bànxã

Trên địa bàn xã có nhiều ao hồ ,sông rạch xen lẫn với ruộng canh tác vàtrong các điểm dân cư có nhiều ao, mương, máng, thuận lợi cho tưới tiêu phục

vụ sản xuất nông nghiệp

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Xã Hùng Sơn nằm chung trong vùng khí hậu của tỉnh Hải Dương với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, các thông số chính như sau :

- Nhiệt độ trung bình năm: 22,5- 23,5

- Độ ẩm trung bình năm là : 84 %

- Lượng mưa trung bình năm :1.300 – 1.700

- Hướng gió chủ đạo về mùa hè : Đông Nam

Trang 39

- Gió : tốc độ gió trung bình 2,3m/s ; lớn nhất 40 m/s

Thủy văn : Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của Sông Cửu An ,sông Cửu An làsông nội đồng một phần của hệ thống Bắc Hưng Hải Mực nước sông trung bình: 2,4- 2,8m; mùa khô :1,6-1,7 ;mùa mưa 2-3m

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Là một xã có diện tích không lớn so với nhiều xã khác trong huyện ThanhMiện, với tổng diện tích đất đai là 342,32 ha bao gồm đất nông nghiệp và đất phinông nghiệp Dù trong những năm gần đây có sự phát triển công nghiệp, thươngmại, dịch vụ của các khu vực xung quanh nhưng cơ cấu đất nông nghiệp và đấtphi nông nghiệp của xã không có biến động nhiều (bảng 3.1)

Trang 40

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng Sơn qua 3 năm 2012-2014

Năm Mục dích sử dụng

Diện tích( ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích( ha)

2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,1 0,03 0,1 0,03 0,2 0,06

Nguồn : Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất đai xã qua 3 năm 2012-2014

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w