1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

114 444 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài luận văn là “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, để nhận diện các yếu tố tác động đến

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu và khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến Sĩ Lê Thu Huyền

Các số liệu, những kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ kinh tế nông nghiệp”

Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam kết trên

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Trang

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Tiến Sĩ Lê Thu Huyền, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, cô trong trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang để em tiếp tục sự nghiệp học tập và nghiên cứu khoa học sau này

Xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, UBND huyện Đồng Hỷ, sở NN-PTNT, sở Công thương, Cục thống kê, UBND thành phố Thái Nguyên đã cho phép thu thập thông tin số liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài

Trân trọng cảm ơn bà con nông dân huyện Đồng Hỷ, đặc biệt là các xã Hòa Bình, Khe Mo, Văn Hán đã nhiệt tình giúp đỡ để thu thập số liệu thực tế trong quá trình sản xuất

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ 3

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất chè 3

1.1.1 Lý luận về hộ và kinh tế hộ nông dân 3

1.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế của sản xuất chè 8

1.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất chè 27

1.2.1 Tổng quan những công trình đã nghiên cứu 27

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 28

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 34

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ 38

2.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của huyện giai đoạn 2011-2013 41

2.1.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ 43

2.2 Phương pháp nghiên cứu 45

Trang 4

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 45

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 47

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

3.1.Tình hình sản xuất chè của huyện Đồng Hỷ 49

3.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất chè các hộ vùng nghiên cứu 61

3.2.1 Đặc điểm chung các hộ vùng nghiên cứu 61

3.2.2 Thực trạng sản xuất chè của các hộ nghiên cứu 65

3.2.3 Kết quả sản xuất chè của các nhóm hộ 73

3.2.4 Hiệu quả sản xuất chè của hộ nghiên cứu 74

3.2.5 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè 76

3.3 So sánh hiệu quả sản xuất chè và cây trồng khác 78

3.4 Đánh giá tác động của phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 80

3.5 Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của huyện Đồng Hỷ 3.5.1 Mô hình SWOT 82

3.5.2 Thành công đạt được của huyện Đồng Hỷ 83

3.5.3 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 83

3.6 Những quan điểm, phương hướng, mục tiêu của sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè tại Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 92

3.6.1 Những quan điểm, phương hướng, mục tiêu của sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè tại Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 92

3.6.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ 92

3.6.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ 93

3.7 Một số giải phápchủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè tại Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 93

3.7.1 Giải pháp tăng cường quy hoạch, cải tạo và mở rộng diện tích trồng chè 94

Trang 5

3.7.2 Giải pháp cơ cấu giống chè 95

3.7.3 Giải pháp về nguồn vốn đầu tư 95

3.7.4 Giải pháp đầu tư máy móc thiết bị 96

3.7.5 Giải pháp cho khâu chế biến chè 97

3.7.6 Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ chè 98

3.7.7 Giải pháp về công tác khuyến nông 99

3.7.8 Giải pháp tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng 100

3.7.9.Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của huyện Đồng Hỷ

3.9 Chi phí sản xuất chè tính trên 1 sào năm 2013 70

3.11 Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất chè theo loại hình sản xuất năm

3.14 So sánh hiệu quả kinh tế cây chè với một số loại cây ăn quả 79

3.16 Sản lượng chè của hộ nghiên cứu năm 2013 87

Trang 8

3.9 Thu nhập bình quân đầu người huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2011-2013 80

3.11 Đánh giá nhu cầu về sử dụng máy móc cải tiến 91

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chè là một trong những loài cây sử dụng rất phổ biến trong xã hội ngày nay và là cây công nghiệp dài ngày được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới Sản xuất chè có giá trị hàng hoá cao, thị trường tiêu thụ ổn định và ngày càng được mở rộng về diện tích cũng như phạm vi tiêu thụ

Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh chè Từ lâu đời chè được trồng, chè biến, thưởng thức rất đa dạng, phong phú ở nhiều địa phương Sản phẩm chè Việt Nam ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng lên, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đến

110 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa nước ta đứng thứ 5 thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu Chè Thái Nguyên nổi tiếng ở trong và ngoài nước vì hương

vị đậm đà khác biệt mà không nơi nào sánh được Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai nơi đây thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển cây chè

và trở thành vùng chè nổi tiếng trong cả nước

Đồng Hỷ là một huyện nằm phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích trồng chè tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc và phía Nam của huyện Theo đánh giá về hiệu quả kinh tế của huyện thì cây chè là cây cho thu nhập tương đối

ổn định so với các cây trồng khác Cây chè được xem là cây trồng mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Tuy nhiên, diện tích trồng chè của huyện chưa được mở rộng như tiềm năng đất đai vốn có, năng suất, chất lượng, giá cả chè của huyện còn chưa cao, chưa xứng với tiềm

năng của huyện Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài luận văn là “Đánh giá hiệu quả

kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, để nhận diện các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất – chế

biến – tiêu thụ chè của các hộ nông dân nhằm tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ chè của vùng

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về

hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu đề tài:

+ Về nội dung: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân được nghiên cứu theo các khía cạnh : Kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất

+ Về không gian: Địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

+ Về thời gian: Đề tài sử dụng những số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2011 – 2013 và các số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện năm 2013 do các năm trước đó người nông dân không thể nhớ được các thông tin về sản xuất nên không thể thu thập số liệu chính xác qua các năm

4 Nội dung nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế của sản xuất chè

- Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các nông hộ trên địa bàn huyện Đồng

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ KINH TẾ

SẢN XUẤT CHÈ 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất chè

1.1.1 Lý luận về hộ và kinh tế hộ nông dân

1.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân

Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình,

sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” [13]

Nhà khoa học Traianop cho rằng “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và ông coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt với để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp” [6,8,20]

Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển Đồng tình với quan điểm trên của Traianop, hai tác giả Mats Lundahl và TommyBengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản” Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”[16] Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn

Trang 12

năm 2001 cho rằng “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt đông trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật ) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp” [5]

Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo nhận thức cá nhân:

Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ) ở mức độ khác nhau

Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa

là một đơn vị tiêu dùng Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân Khi trình độ phát triển lên mức sống cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay

1.1.1.2 Khái niệm kinh tế hộ nông dân

Hộ nông dân là thực thể kinh tế văn hoá xã hội chủ yếu ở nông thôn, vì vậy cần phải hệ thống lý thuyết về phát triển kinh tế hộ nông dân làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông thôn

Sau các công trình nghiên cứu về kinh tế nông dân của Các Mác và V.I.Lê Nin đã xuất hiện một xu hướng nghiên cứu về sự phát triển kinh tế hộ nông dân

Theo Hemery, Margolin (1988) thì “Xã hội nông dân lạc hậu không nhất thiết phải đi lên chủ nghĩa tư bản, mà có thể phát triển lên chế độ xã hội khác bằng con đường phi tư bản chủ nghĩa” [6,21]

Trang 13

Các tác giả của thuyết dân tuý cho rằng có nhiều con đường phát triển của lịch sử, lịch sử không phải chỉ có một con đường phát triển mà nó tiến hoá bằng các chu kỳ, mang tính chất vùng, có các thời kỳ trị trệ và tiến lên Do đó các nước đi sau có thể đuổi kịp, thậm chí có thể vượt các nước đi trước Phải đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phục hồi nền văn minh nông dân, chủ yếu là cộng đồng nông thôn và hợp tác xã thủ công nghiệp Chỉ có bằng cách này mới tránh được các nhược điểm của chủ nghĩa xã hội

Theo Frank Eliss: “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình

có quyền sống trên mảnh đất sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình Sản xuất của họ nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo và hoạt động của thị trường”.[13]

K.Max và PL.Anghen lúc đầu nghiên cứu hộ các ông cho rằng: “Kinh tế

hộ nông dân vốn bị hạn chế nên cần được cải tạo nó mới có thể phát triển nông nghiệp xã hội ngày càng cao” Lúc đầu các ông dự toán kinh tế hộ nông dân hoàn toàn bị phá bỏ trong điều kiện phát triển nền đại công sau đó các ông thừa nhận Ở Anh cho thấy phát triển nông nghiệp không giống phát triển công nghiệp trong đó phát triển nông nghiệp họ tỏ ra ưu thế hơn

Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất kinh tế xã hội, trong đó các nguồn lực đất đai, lao động tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là chung để tiến hành sản xuất: Có chung ngân quỹ, ở chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển

Do vậy tự những thành viên trong hộ lao động nên không có khái niệm tiền lương Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế

Đó là sản xuất lương thực thu được hàng năm của hộ trừ đi chi phí mà họ đã bỏ

ra để phục vụ cho quá trình sản xuất

1.1.1.3 Đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân

Phát triển kinh tế hộ nông dân rất đa dạng nhưng tựu chung lại kinh tế hộ nông dân có nhưng đặc điểm cơ bản sau:

Trang 14

Sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất cả mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có cũng như những tài sản khác của hộ Mặt khác dựa trên cơ sở kinh tế chung và có chung ngân quỹ nên các thành viên của hộ thường có ý thức trách nhiệm cao và bố trí sắp xếp công việc cũng rất linh hoạt, hợp lý Vì thế hiệu quả sử dụng lao động trong kinh

tế hộ nông dân là cao

Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống, kinh tế hộ nông dân lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác cho nên sự việc điều hành sản xuất

và quản lý cũng đơn giản hơn Trong hộ nông dân vừa làm quản lý sản xuất vừa

là lao động trực tiếp sản xuất nên tình thống nhất giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp rất cao

Kinh tế hộ nông dân có khả năng thích nghi và điều chỉnh cao Do kinh

tế hộ nông dân có quy mô nhỏ nên sự thích ứng dễ dàng hơn so với doanh nghiệp quy mô lớn Khi gặp phải điều kiện bất lợi thì có khả năng duy trì bằng cách thu hẹp sản xuất về quy mô tự cung tự cấp

Sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất có lợi ích của người lao động Trong kinh tế hộ nông dân mọi người gắn bó với nhau, cùng nhau phát triển kinh tế nên có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích lao động và lợi ích kinh tế đã trở thành động lực thúc đẩy của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả Quy mô nhỏ không có nghĩa là lạc hậu và năng suất thấp Kinh tế hộ vẫn có khả năng cho năng suất cao hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh tế hộ nông dân vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao

Trang 15

Kinh tế hộ nông dân sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu, song kinh tế hộ nông dân cũng có giới hạn nhất định đó là trong sản xuất các hộ cần phải có sự hợp tác, đoàn kết để giải quyết các vấn đề thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng phương pháp kỹ thuật vào sản xuất Và không thể thiếu được sự cần thiết của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cùng nhiều nhân

tố khác trong việc hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế hộ nông dân phát triển Vì thế khi nghiên cứu kinh tế hộ nông dân cần phải nắm rõ đặc điểm cơ bản của nó cũng như thấy được sự khác nhau giữa kinh tế hộ với các loại hình kinh tế

1.1.1.4 Phân loại kinh tế hộ nông dân

Kinh tế nông hộ được chia thành bốn loại căn cứ vào tính chất, đặc điểm sau:

a Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động:

Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không phản ứng với thị trường: Loại hộ này có mục tiêu tối đa hoá lợi ích, tự cấp tự túc những sản phẩm cần thiết để phục vụ trong gia đình

Hộ nông dân bắt buộc có phản ứng với thị trường: Loại hộ này còn gọi là

“nửa tự cấp”, ở đây hộ có phản ứng với thị trường, giá cả nhưng ở mức độ thấp

Hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Loại hộ này mục tiêu là tối

đa hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường bốn, đất đai, lao động

b Theo tính chất sản xuất

Nông hộ kiêm: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp hay kiêm các loại cây trồng khác nhau và không coi loại cây trồng nào là sản xuất chính

Nông hộ chuyên: Là loại hộ làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp hay là loại hộ chỉ chuyên trồng một loại cây trồng nhất định (chuyên lúa, chuyên chè, chuyên cà phê )

Nông hộ buôn bán: Loại hộ tập trung ở nơi dân đông, họ có quầy hàng riêng hoặc bán buôn ở chợ

Trang 16

c Căn cứ vào mức thu nhập của hộ

Sự phân biệt này dựa vào quy định chung hoặc quy định riêng ở từng địa phương.Theo chỉ thị số 1752/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành cùng với Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành hộ chuẩn nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống và hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm)

d Căn cứ vào tính chất ổn định của tình trạng ăn ở và canh tác

Sự phân loại này tổn tại ở các huyện vùng cao phía Bắc, ở Tây Nguyên +Hộ du canh du cư : Là hộthường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó, chủ yếu là người đồng dân tộc thiểu số

+Hộ định canh du cư : Là hộ thường xuyên thay đổi nơi ở, không ổn định chỗ ở nhưng nơi canh tác thì không thay đổi

+Hộ du canh định cư : Là hộ có nơi ở ổn định nhưng nơi canh tác thay đổi liên tục

+Hộ định canh định cư: Là hộ có nơi ở và nơi canh tác ổn định, không thay đổi trong một thời gian dài

1.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế của sản xuất chè

1.1.2.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế

a Quan điểm về hiệu quả kinh tế

Dựa trên các cách tiếp cận về hiệu quả kinh tế khác nhau có những quan

điểm về hiệu quả khác nhau

Trang 17

Theo quan điểm của Các Mác hiệu quả kinh tế là việc: Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý về thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành và đó cũng chính là quy luật “Tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay

là hiệu quả C.Mac cũng cho rằng “Nâng cao năng suất lao động là cơ sở của tất

cả mọi xã hội” Để đạt hiệu quả bằng cách thức lao động chính là một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá mà

với số lượng ít hơn mà tạo được ra nhiều giá trị sử dụng hơn

Một số các nhà kinh tế khác cho rằng “Hiệu quả của nền sản xuất xã hội là tăng năng suất lao động” Hay có quan điểm lại khẳng định rằng “Hiệu quả kinh

tế được biểu hiện là mối quan hệ tương quan so sánh kết quả sản xuất đạt được

và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” được nhìn nhận trên cả hai mặt tương

đối và tuyệt đối có thể nhận thất quan điểm nảy như sau:

Hiệu quả trước hết được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được

và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Với cách tiếp cận này quan điểm mới chỉ tiếp cận về hiệu quả trên giác độ về quy mô của hiệu quả Với quan điểm này vẫn chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả vì trong điểu kiện nguồn lực

khan hiếm các đơn vị phải sản xuất làm sao cho đạt hiệu quả tối đa nhất

Hiệu quả được đo thể hiện bằng số tương đối của tỷ lệ giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Với mức hiệu quả này cho thấy mức độ hiệu quả của các nguồn lực sản xuất nhưng lại không so sánh được quy

mô của các đơn vị kinh tế với nhau

Theo quan điểm và nhận xét của các nhà kinh tế khác: “Những cách tiếp cận về hiệu quả kinh tế nêu trên mới chỉ được nhìn nhận ở những góc độ và khía cạnh trược tiếp, nó chưa toàn diện nó mới chỉ đề cập tới hiệu quả về mặt kinh tế” Tức là khi đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cần phải đặt nó trên toàn bộ nền kinh tế hay cần phải quan tâm đến các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung Đây là quan điểm toàn diện vì nó thể hiện được mối quan hệ về kinh tế vi mô và

kinh tế vĩ mô đồng thời nó phù hợp với xu hướng phát triển vủa thế giới

Trang 18

Ở nước ta thì quan điểm về hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với nhu cầu của xã hội đồng thời đáp

ứng được đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế và là đặc trưng của mọi hình thái kinh tế - xã hội Do đó,

để có một quan điểm hoàn chỉnh về hiệu quả kinh tế, cần xuất phát từ luận điểm kinh tế học của Các Mác “Quy luật tiết kiệm thời gian trong khi sử dụng các nguồn lực xã hội” và những luận điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người và con người trong quá trình sản xuất

b.Nội dung bản chất của hiệu quả kinh tế

Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến

bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế Kết quả của các hoạt động

đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội của con người Những kết quả đó là: Cải thiện điều kiện sống và làm việc, cải tạo môi trường, môi sinh, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho nhân dân, tức là đạt được hiệu quả xã hội

Căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế các cấp, các ngành hiệu quả chia thành: Hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ, hiệu quả kinh tế của khu vực sản xuất và vật chất, chi phí vật chất và hiệu quả kinh tế

xí nghiệp, doanh nghiệp Hoặc nếu căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất

và phương hướng tác động vào sản xuất và căn cứ vào hiệu quả sản xuất và sử dụng sản phẩm xã hội Hiệu quả được chia làm nhiều loại

Đối với các nông hộ, hiệu quả kinh tế căn cứ theo các yếu tố cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bao gồm: Hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả về

sử dụng vốn, máy móc, thiết bị, hiệu quả của các biện pháp khoa học kỹ thuật

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh mặt chất của các hoạt động sản xuất kinh doanh và là đặc trưng cho mọi hình thái xã hội Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:

Trang 19

+ Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai,vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý )

đề tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn

+ Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế phải lượng hoá cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn

vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp với mục đích là tiết kiệm, lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hoá nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất Do đó, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất Tuy nhiên, việc lượng hoá cụ thể các yếu tố này để xác định hiệu quả kinh tế là

vấn đề gặp nhiều khó khăn (đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp)

Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh – mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

c.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Phương pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả

đó, hay nó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng Có thể biểu hiện chỉ tiêu hiệu quả bằng 4 công thức sau:

Công thức 1: H = Q – C

Trong đó: H là HQKT

Q là kết quả thu được

C là chi phí bỏ ra

Trang 20

Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng cao Tuy nhiên ở cách tính này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ chưa được tính đến, không so sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau Hơn nữa chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô của hiệu quả chứ không chỉ rõ được mức

độ HQKT, do đó chưa giúp người sản xuất tác động cụ thể đến các yếu tố đầu vào để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao HQKT

Công thức 2: H = Q/C hoặc H = C/Q

Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó nói lên mặt chất lượng của hiện tượng Cách tính này có ưu điểm là phản ảnh được mức độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực mang lại hiệu quả là bao nhiêu Vì vậy nó giúp cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản xuất một cách rõ nét Tuy nhiên cách tính này cũng có nhược điểm là chưa thể hiện được quy mô HQKT vì trên thực tế những quy mô khác nhau nhưng lại

có hiệu quả sử dụng vốn như nhau

Trong thực tế khi đánh giá HQKT người ta thường kết hợp giữa công thức

1 và 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó đánh giá được HQKT một cách sâu sắc toàn diện

Công thức 3: H = ∆Q - ∆C

Trong đó H là HQKT tăng thêm

∆Q là kết quả tăng thêm

∆C là chi phí tăng thêm

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao Công thức này thể hiện rõ mức độ hiệu quả của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với công thức 4 để phản ánh toàn diện HQKT hơn

Công thức 4: + H = ∆Q/∆C hoặc + H = ∆C /∆Q

Trang 21

Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tư hay tăng thêm chi phí,

nó thường được sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu hoặc của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa lợi nhuận để đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa phân tích được tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu

Trong thực tế sản xuất khi đánh giá HQKT ta thường kết hợp các công thức lại với nhau để chúng bổ sung cho nhau Như vậy việc đánh giá HQKT sẽ chính xác và toàn diện hơn Tuỳ thuộc từng trường hợp mà ta lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện sản xuất

1.2.2.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất chè

a Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây chè

- Đặc điểm sinh học và vai trò của cây chè

Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên chỉ có một thân chính, trên

đó phân ra các cấp cành Do đặc điếm sinh trưởng và do hình dạng phân cành khác nhau người ra chia thân chè ra làm ba loại : Thân gỗ, thân nhỡ và thân bụi Thân bụi có đặc điểm là cây không có thân chính rõ rệt, tán cây rộng thấp, phân cành nhiều Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây Với số lượng càng thích hợp và cân đối trên tán, cây chè cho sản lượng cao, vượt quá giới hạn đó sản lượng không tăng và phẩm cấp giảm xuống Vì thế trong sản xuất cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụng biện pháp đốn, hái hợp lý tạo tán chè nhiều búp giúp tăng sản lượng cây chè

Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu: Trung Quốc

là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới Ngày nay chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao Không những thế nó còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và đã được các nhà khoa học kiểm chứng

Trang 22

- Giá trị kinh tế của cây chè

Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có chu kỳ kinh tế từ 30 – 40 năm hoặc có thể lâu hơn Do những biện pháp cơ bản từ khâu trồng mới như làm đất, bón phân, thiết kế mật độ cây trồng, bảo vệ chống xói mòn và quá trình đầu tư chăm sóc sẽ có tác động rất lớn đến khả năng cho năng suất, chất lượng cao ở mỗi vụ hái và ảnh hưởng tới chu kỳ kinh doanh của cây chè

Một năm chè có thể cho thu hoạch từ 7 – 8 lứa chè và chia làm hai vụ là

vụ mùa và vụ đông, giá cả chè khô được tính tuỳ theo chất lượng, giống chè và tuỳ thuộc vào vụ đông hay vụ mùa Vụ đông giá cả cao hơn nhưng năng suất kém hơn vụ mùa và ngược lại Để phát triển sản phẩm chè trở thành hàng hoá đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng kỹ thuật, có những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu , để tạo ra được những sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước Nếu coi cây chè là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn hoá để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng chè

Vùng Trung du miền núi với những đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình rất phù hợp với sự phát triển cây chè Những nơi đất chua, dốc thoải, dễ thoát nước, đất đổ mùn sâu hoặc cát pha thích hợp cho sự phát triển cây chè Chè trồng được

ở những nơi có độ cao hơn so với mức nước biển có chất lượng tốt hơn chè trồng ở vùng thấp

Sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu trồng mới, chăm sóc, chế biến và có chiến lược maketing tiêu thụ sản phẩm thích hợp

Trang 23

b Quy trình sản xuất chè

- Sản xuất chè

Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hoặc để trao đổi buôn bán hay cũng có thể nói cách khác rằng sản xuất chính là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ

Cũng như vậy sản xuất chè chính là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào (con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật, vốn, giống, đất đai, phân bón…) để tạo

ra sản phẩm chè nguyên liệu hoặc qua quá trình chế biến tạo ra chè thành phẩm

- Quy trình sản xuất chè của các hộ nông dân:

Hình 1.1: Quy trình sản xuất chè xanh thành phẩm

Dựa sơ đồ quy trình sản xuất chè ta thấy được các giai quan trọng để tạo

ra chè thành phẩm như sau: Giai đoạn kiến thiết cơ bản (trồng mới, chăm sóc cây con), giai đoạn chè sản xuất (chăm sóc chè sản xuất và thu hoạch) và giai đoạn cuối cùng là chế biến để tạo ra chè thành phẩm

Chè thành phẩm

Trang 24

Giai đoạn đầu là giai đoạn khó khăn nhất, người nông dân phải bắt đầu

từ việc trồng chè, chăm sóc nương chè con

Trồng chè để thu hoạch búp và lá non làm nguyên liệu chế biến chè thương phẩm Ngoài yếu tố giống và địa hình, mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sản xuất chè đều có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất chè nguyên liệu, dẫn đến ảnh hưởng đến phẩm chất chè thành phẩm Đó là một đặc điểm trong sản xuất chè khác với các cây trồng khác

Đất trồng chè thường ở vùng Trung du và miền núi có độ dốc cao, địa hình phức tạp cho nên vấn đề cơ giới hóa và sử dụng những công cụ cải tiến trong canh tác thường gặp nhiều khó khăn Song nghiên cứu cơ giới hóa trong sản xuất chè nhằm giảm bớt lao động là một vấn đề rất cần thiết, nhất là trong điều kiện sản xuất lớn Mặt khác, chè thường trồng ở đất đồi núi có độ dốc cao nên phải chống xói mòn và rửa trôi đất Biện pháp canh tác không hợp lý không chú ý tới vấn đề bảo vệ đất chống xói mòn, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây về sau Biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, phải là biện pháp canh tác tổng hợp có hệ thống, lâu dài và phải thấy trước

Giống chè ảnh hưởng đến năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

và cạnh tranh trên thị trường Mỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc một số giống chè Vì thế, để góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh thái cần đòi hỏi một tập đoàn giống thích hợp với điều kiện mỗi vùng

Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ giốc,điều kiện cơgiới hóa Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán,

Trang 25

không tận dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ chè cho hợp lý

Thời kỳ chè con (còn gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản) là thời kỳ sau khi chè được gieo trồng, qua chăm sóc, đốn tạo hình, bắt đầu bước vào thời kỳ thu hoạch Trong điều kiện của ta, thời kỳ kiến thiết cơ bản vào khoảng 4 năm Công tác quản lý chăm sóc nương chè con có tác dụng rất cơ bản nhằm làm cho cây mọc khỏe, mọc đồng đều, tạo cho cây có một bộ khung tán to, đặt cơ sở tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong cả thời kỳ sản xuất lâu dài về sau Ở giai đoạn này tiến hành bón lót khi trồng cho cây chè các loại phân hữu

cơ và NPK bằng cách trộn đều phân với lớp mặt đất, lấp hố trước khi trồng 1-2 tuần và bón theo tỉ lệ 20-10 tấn phân hữu cơ và 100-150 kg NPK/ha chè Người dân tiến hành bón thúc cho chè vào cuối năm thứ 2 sau khi đốn tạo hình lần 1 theo tỷ lệ 15-20 tấn phân hữu cơ, 150kg NPK, bón cách gốc 20-40 cm kết hợp xới đất để vùi lấp phân

Quản lý chăm sóc nương chè còn bao gồm những công việc chính là giặm chè, xới xáo giữ ẩm, bón phân cho chè con và đốn tạo hình cho chè con khi cây chè 2-3 tuổi Đốn hợp lý, tạo hình tốt và quản lý chăm sóc tốt qua 3 lần đốn cây chè chính thức bước vào thời kỳ kinh doanh

Giai đoạn chè sản xuất là thời kỳ sau khi kết thúc đốn tạo hình và bắt vào bước vào thời kỳ thu hoạch búp Thời kỳ sản xuất của chè rất dài: 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa Tất cả các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quản lý đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, do đó có quan hệ trực tiếp đến năng suất và chất lượng chè Ở giai đoạn này người nông dân cần trừ cỏ xới xáo cho chè, bón phân cho chè Xây dựng một quy trình bón phân hợp lý cho chè cần phải căn cứ vào điều kiện đất đai cũng như điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm sinh lý của cây

Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè Trong quá trình sinh

Trang 26

trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng phân rất cao ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi, núi cao, dốc, nghèo dinh dưỡng Cho nên, lượng dinh dưỡng trong đất trồng chè ngày càng bị thiếu hụt

Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể thiếu được Đạm và Lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn vai trò của tổ hợp Đạm và Kali Bón phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ bón Đạm và Kali hoặc chỉ bón mỗi đạm Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh sự sinh trưởng tán chè tiếp tục đòi hỏi đủ phân P, K nên cơ sở bón đủ đạm Như vậy, cây chè cần được cung cấp N, P, K với lượng cân đối hợp lý và thường xuyên Tuy nhiên, mỗi giai đoạn cây cần với liều lượng khác nhau với nguyên tắc: Từ không đến có, từ ít đến nhiều, bón đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng và kịp thời

Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng năng suất

Đốn chè trong thời kỳ sản xuất (chè kinh doanh) là một khâu kỹ thuật đặc biệt so với một số cây trồng khác Đốn chè có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và phẩm chất Đốn chè ở thời kỳ này có tác dụng loại trừ cành già, yếu không có khả năng phát sinh và nuôi búp mới, tạo tán to, tăng mật độ búp, giúp cây chè có độ cao thích hợp dễ hái và đặc biệt là ở những nương chè búp bắt đầu giảm thấp do cành già cỗi thì việc đốn chè giúp thay thế tán cũ nhằm tăng cường sức sống cho cây

Ở giai đoạn này cây chè bắt đầu có nhiều sâu bệnh, biện pháp được người nông dân áp dụng là sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc BVTV Việc sử dụng thuốc trừ sâu và BVTV phải tuân thủ đúng theo quy định mới tiến hành thu hái chè

Có như vậy mới đem lại chất lượng chè tốt và đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng Ở khâu thu hái chè cần lượng lao động tập trung nhiều nhất nên

Trang 27

chi phí lao động ở khâu này cũng tăng lên, ở khâu này cần chú ý không hái khi trời mưa, tán chè bị ướt sương, không để lẫn tạp chất vào chè, không làm giập nát búp chè Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn từ chè búp tươi đến chè thành phẩm Muốn tạo ra chè thành phẩm yêu cầu cần phải có nơi chế biến riêng đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát Dụng cụ chế biến sử dụng thùng quay, máy vò, máy sao và các dụng cụ khác theo quy trình: Nguyên liệu tươi – Bảo quản kết hợp héo nhẹ – Sao dệt men – Làm nguội – Vò – Sấy–Sàng phân loại – Thành phẩm – Đóng gói bảo quản

Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu hái có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá 10 tiếng

do nhà máy chế biến ở xa hoặc công suất máy thấp Do vậy khi thu hái không để dập nát búp chè

Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế thành phẩm

Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng rất phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm các công đoạn: Từ chè búp xanh (1 tôm 2 lá) sau khi hái về đưa vào chảo quay xử lý ở nhiệt độ 1000 C với thời gian nhất định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ lệ nước trong chè Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ cho đến khi chè khô hẳn (chú ý nhiệt độ phải giảm dần) Sau khi chè khô ta có thể đóng bao bán ngay hoặc sát lấy hương rồi mới bán, khâu này tùy thuộc vào khách

Trang 28

hàng Đặc điểm của chè xanh là có màu nước xanh óng ánh, vị chát đậm, hương

vị tự nhiên, vật chất khô ít bị biến đổi Các hộ nông dân chủ yếu là chế biến chè xanh bởi nó đem lại hiệu quả cao hơn, quy trình chế biến không gặp khó khăn như các loại chè khác

Chế biến chè đen: Chè đen là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo công nghệ: Làm héo – Vò – Phân loại chè vò – Lên men – Sấy khô

và phân loại,

Chế biến chè đỏ: Là loại chè trung gian giữa chè đen và chè xanh, có đặc tính gần với chè đen hơn Sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ

đồ công nghệ, làm héo và lên men kết hợp cùng một lúc (khi làm héo có định

kỳ, lắc nhẹ, làm dập tế bào để khi tiếp tục làm héo thì phần lá bị dập được lên men) sau đó dệt men, vò, sấy khô và phân loại

Chế biến chè vàng: Là loại chè trung gian giữa chè xanh và chè đen có đặc tính gần chè xanh hơn Sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ

đồ công nghệ: Làm héo – Dệt men – Vò phơi nắng hoặc sấy sơ bộ – Ủ nóng – Sấy khô – Giữ nhiệt chè bán thành phẩm và phân loại

c.Hiệu quả kinh tế sản xuất chè

Đối với cây chè tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên góc

độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính toán được đầu ra Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được đó chính là lợi nhuận Hiệu quả kinh tế sản xuất chè được đánh giá thông qua trình độ sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, đất đai, trình độ văn hoá, máy móc thiết bị )

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất chè

Gồm các chỉ tiêu: Năng suất, giá, giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), công lao động (CLĐ)

GO = ∑Pi.Qi

Trang 29

Cây chè là cây cho thu hoạch nhiều lần, khi chè trưởng thành 1 năm có thể thu hoạch được 7-8 lứa chè Giá trị sản xuất của cây chè được xác định chính là tổng doanh thu của cây chè, bằng giá bán của cây chè nhân với sản lượng chè

Giá cả chè thay đổi tùy thuộc vào mùa vụ (vụ mùa và vụ đông) Giá cả vụ mùa rẻ hơn giá cả vụ đông và đối với các nông hộ trồng, sản xuất chè cành sẽ bán được giá cao hơn so với trồng chè Trung du Mặt khác, giống chè Cành đem lại sản lượng cao hơn giống chè Trung du Chính vì vậy khi tính giá trị sản xuất của chè Cành sẽ cao hơn giá trị sản xuất của chè Trung du

Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên

và dịch vụ sản xuất Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản như : Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, củi, điện…

Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất

ra một đơn vị diện tích (chè thường tính trong 1 năm)

VA = GO – IC Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần túy của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất trên một đơn vị diện tích (chè thường tính cho 1 năm) Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức:

MI = VA – [A + T] – Giá trị lao động thuê ngoài (nếu có) Trong đó: A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

T là các khoản thuế phải nộp cho nhà nước

Ở sản xuất chè giá trị lao động thuê ngoài được thể hiện qua việc thuê hái, thuê phun thuốc và thuê đốn chè

Cách xác định khấu hao cho 1 ha chè tính theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian: Việc lựa chọn chu kỳ kinh doanh cho cây chè của đề tài dựa theo chất đất và giống chè, với đất tốt và những giống mới cây chè có chu kỳ kinh doanh từ 40 đến 60 năm Đối với đất trồng chè chủ yếu là đất vườn

Trang 30

đồi, vườn Đất này phù hợp với sự phát triển của cây chè Vì vậy, ở Đồng Hỷ tôi chọn chu kỳ kinh doanh của cây chè là 30 năm là phù hợp với giống chè, chất đất và khả năng thâm canh

Các chỉ tiêu bình quân

Công thức tính số bình quân: 𝑋 = ∑ 𝑋𝑖

𝑛𝑖=1𝑛Các số bình quân như: Thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè

Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế được tính toán dựa vào bản chất của hiệu quả Đó là quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra hay giữa chi phí và kết quả thu từ chi phí đó

Công thức : Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

= GO - TC Hoặc sử dụng công thức : Hiệu quả = Kết quả thu được / Chi phí sản xuất Trong đó: H: Là hiệu quả

GO: Là giá trị sản xuất của cây chè TC: Tổng chi phí sản xuất của cây chè Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư:

+ Giá trị sản xuất trên chi phú trung gian: GO/IC

+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian: VA/IC

+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian: MI/IC

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng sức lao động

+ Giá trị sản xuất trên lao động: GO/lao động

+ Giá trị gia tăng trên lao động: VA/lao động

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: MI/lao động

Trang 31

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè

a Nhân tố khách quan

- Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu:

Sự biến đổi khí hậu khiến cho hiệu quả kinh tế của cây chè cũng bị ảnh hưởng Với những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa không chỉ làm thay đổi hương vị, mùi thơm, và lợi ích sức khỏe tiềm năng của loại đồ uống phổ biến này mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của những người nông dân trồng chè sống dựa vào cây trồng này Bởi vì thời tiết mưa nhiều sẽ gây ra tình trạng úng lụt, đất trồng chè bị xói mòn, rửa trôi, cây chè thiếu chất dinh dưỡng khiến năng suất, hiệu quả kinh tế giảm Thời tiết rét đậm rét hại, sương muối vào mùa đông cũng khiến cho năng suất cây chè giảm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của các

hộ dân trồng chè Vì vậy việc chính quyền địa phương đưa ra các giải pháp ngăn ngừa sự rửa trôi của đất là rất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân

- Giá cả thị trường

Giá cả quyết định đến việc cung và cầu sản phẩm chè Khi giá cao người sản xuất có xu hướng cung nhiều hơn nhưng cầu giảm thì ngược lại Tuy nhiên sản phẩm chè có hạn sử dụng, bảo quản ngắn nên có thời điểm người bán phải chấp nhận giao dịch ở mức giá do người mua áp đặt Mặt khác khi sản xuất ở quy mô hộ người nông dân chủ yếu sử dụng quy mô tự cung tự cấp và chưa phải

là kênh phân phối cuối cùng đến người tiêu dùng khiến cho giá cả của chè bị giao động nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của họ

- Chính sách của Nhà nước

Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây, từ việc xác định cây chè là cây xóa đói giảm nghèo trở thành cây chủ lực trong xuất khẩu nông sản Nhà nước đầu tư cho các hoạt động

Trang 32

nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu chè Việt Nam, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và các chính sách về hỗ trợ giống, vốn, khoa học kỹ thuật, các hoạt động xúc tiến thương mại Chính sách “Bốn nhà” Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông đã đem lại hiệu quả cho ngành chè, do có sự

hỗ trợ và điều tiết các khâu sản xuất chế biến và tiêu thụ chè Phải nói rằng chính sách của Nhà nước và của chính quyền địa phương có vai trò tích cực cho hoạt động của ngành chè, đem lại hiệu quả kinh tế và hướng ngành chè tiếp tục phát triển hơn trong giai đoạn tới

- Cơ sở hạ tầng

Chủ yếu trong sản xuất chè bao gồm đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nông nghiệp Đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế hộ nông dân Thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển, nơi đó có sản xuất chè phát triển, thu nhập tăng, đời sống các hộ nông dân được cải thiện Vì vậy muốn phát triển kinh tế các hộ nông dân trồng chè thì các cấp chính quyền cần phải xem xét để nâng cao cơ sở

hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế các hộ nông dân

b Nhân tố chủ quan

- Giống chè:

Chọn giống tốt luôn là mục tiêu sản xuất nông nghiệp, giống tốt làm tăng sản lượng, tăng phẩm chất nông sản, tăng năng suất lao động Chè là cây giao phấn, cây con biến dị lớn, những nương chè trồng bằng hạt (chè Trung du) thường không đồng đều, khác nhau về hình thái cũng như nội chất Sử dụng các giống chè mới (chè Cành) có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt Như vậy, để các hộ nông dân có được hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tăng thì chính quyền địa phương cần có giải pháp khuyến khích các hộ nông dân chuyển giống chè cũ sang giống chè mới năng suất cao hơn

Trang 33

- Nhu cầu và khả năng huy động vốn

Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng thì vốn là điều đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm

Đối với sản xuất chè vốn là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất Nếu không có vốn người nông dân không thể mua máy móc thiết bị, giống, phân bón, thuê lao động hay trang trải các chi phí sản xuất trong suốt quá trình sản xuất để thu được sản phẩm cuối cùng

Nguồn vốn phục vụ sản xuất chè cho các hộ nông dân có thể từ nguồn vốn mà các hộ tự có và nguồn vốn đi vay Nguồn vốn tự có của người nông dân

là nguồn vốn rất quan trọng vì nó giúp cho họ chủ động trong đầu tư, quản lý và

họ tự ý thức được trách nhiệm và coi trọng đồng tiền họ bỏ ra Tuy nhiên, nhu cầu vốn vay đối với các hộ trong sản xuất chè cũng rất lớn, đặc biệt khi họ có cần phải đầu tư máy móc thiết bị trong quá trình chăm sóc cây chè và chế biến

Vì vậy, ngoài tiềm lực tài chính của từng gia đình thì khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, đặc biệt nguồn tín dụng ưu đãi có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương về vốn đầu tư cho người dân trồng chè là hết sức cần thiết

- Phân loại sản xuất

Nhóm hộ nông dân sản xuất chè chia thành hai loại đó là hộ kiêm và hộ chuyên Hộ kiêm là các hộ mà vừa sản xuất chè vừa kinh doanh dịch vụ hay kiêm trồng loại cây khác nữa Hộ chuyên là là hộ mà hoạt động của hộ chỉ tập trung vào trồng và sản xuất chè Từ đó có thể thấy rằng năng suất chè có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ này dẫn đến hiệu quả kinh tế về sản xuất chè của hai nhòm hộ này sẽ

bị ảnh hưởng Đối với những hộ kiêm chè và loại cây khác mà loại cây đó không

Trang 34

đem lại hiệu quả kinh tế cao thì việc khuyến khích các hộ chuyển đổi sang chuyên chè là một giải pháp giúp các hộ nâng cao hiệu quả kinh tế hơn

- Chất lượng lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất Nếu không có lao động thì không có các hoạt động nông nghiệp Sản xuất, chế biến chè là hoạt động nông nghiệp cần nhiều lao động Ngoài việc sử dụng tối đa lao động gia đình thì các hộ trồng chè thực hiện việc đổi công hoặc thuê ngoài, nhất là công đoạn đốn chè và thu hái chè

Chất lượng lao động ở đây được thể hiện qua kinh nghiệm trồng chè, kỹ thuật canh tác chè Kinh nghiệm lâu năm cộng với kỹ thuật canh tác tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè Việc mở các lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng chè sẽ giúp cho họ mở rộng hiểu biết, có thêm kinh nghiệm để phát triển sản xuất chè, tác động đến hiệu quả kinh tế của họ

- Quá trình canh tác:

Quá trình canh tác chè cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây chè Đặc biệt trong quá trình chăm sóc cây chè việc bón phân phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây chè và sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV đúng quy định để có chất lượng chè tốt nhất và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Hướng dẫn người dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng cách với chi phí hợp lý sẽ giúp họ có hiệu quả kinh tế cao hơn

- Quy trình chế biến

Quy trình chế biến là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của chè Vì vậy, chính quyền địa phương đưa ra các tiêu chuẩn bắt buộc các hộ gia đình sản xuất chè thực hiện: Nhà xưởng sản xuất dùng để chế biến cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đúng tiêu chuẩn lớn hơn hoặc bằng 25m vuông, chè được chế biến phải đúng quy trình kỹ thuật, theo đúng phương thức chế biến bằng cách sử dụng các máy móc chế biến, các kỹ thuật chế biến phù hợp nhất

Trang 35

Có như vậy mới mang lại chất lượng chè tốt, đạt hiệu quả cao nhất cho người trồng chè

- Đầu tư máy móc thiết bị

Mặc dù đã có kinh nghiệm trồng chè lâu năm nhưng những tồn tại trong khâu sản xuất, chế biến vẫn mắc phải do điều kiện không cho phép các ứng dụng tiến bộ khoa học nên kỹ thuật chế biến của dân ta còn lạc hậu, thủ công, các máy móc thiết bị tân tiến được người dân trồng chè sử dụng còn hạn chế dẫn đến năng suất lẫn chất lượng chưa cao

Tóm lại: Từ những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân,

có thể khẳng định: Hộ nông dân sản xuất chè muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn hơn Mặt khác thấy rõ được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất chè thì mới đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những người dân trồng chè

1.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất chè

1.2.1 Tổng quan những công trình đã nghiên cứu

Trong những năm qua ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã có rất nhiều cá nhân, tập thể, các nhà khoa học nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển và hiệu quả sản xuất của cây chè đối với đời sống con người Cuốn “Giống chè, kỹ thuật trồng và chăm sóc” của tập thể các tác giả nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chè đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất cùng những kinh nghiệm tốt trong sản xuất chè ở Việt Nam, cung cấp những kỹ thuật chủ yếu nhất cho việc chuyển giao giống mới, đồng thời giúp nâng cao trình độ cho người sản xuất chè Hay các tài liệu khác Viện nghiên cứu chè – Những nghiên cứu kỹ thuật và ứng dụng trong ngành chè; 1991, Viện nghiên cứu chè – Tổng quan chiến lược phát triển chè 1997 – 2000; Bộ NN và PTNT, Ngô Hữu Hợp – Bảo quản chè – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội; 2001, Đặng Hạnh Khôi – Chè và công dụng; NXB KHKT; Hà Nội; 1983, Đỗ Ngọc

Trang 36

Quý – Nguyễn Kim Phong – Cây chè Việt Nam, NXB KHKT;1998, Đỗ Ngọc

Quý – Cây chè – Sản xuất – Tiêu thụ; Nghệ An, 2003

Các tác phẩm này đều đề cập đến vị trí, lợi ích, công dụng cũng như các phương thức sản xuất tiêu thụ của cây chè ở Việt Nam Đồng thời đưa ra những thuận lợi và khó khăn mà cây chè gặp phải đặc biệt là các vấn đề về giống chè,

kỹ thuật, ứng dụng Các tác giả đều cố gắng gợi mở và nêu lên những kinh

nghiệm có thể vận dụng cho việc phát triển sản xuất ngành chè tại Việt Nam

Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích các quy trình sản xuất chè một cách cụ thể và chi tiết, phân tích khái quát những thuận lợi và khó khăn

mà ngành chè Việt Nam đang gặp phải, đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản giúp ích cho người dân trồng chè đạt hiệu quả kinh tế cao, chất lượng chè tương

xứng với tiềm năng của vùng

Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu quan trọng cho việc phát triển sản xuất cây chè Tuy nhiên các công trình ấy không đi sâu nghiên cứu về vấn đề hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân ở khu vực miền núi trung du nói chung và huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên của Việt Nam nói riêng Trong nội dung đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế và các yếu tố tác động đến quả trình sản xuất – chế biến – kinh doanh chè của các hộ nông dân làm ảnh hưởng

tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng chè nơi đây

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó phát triển ra các nước Đông Nam Á và phía Bắc Ấn Độ rồi từ đó sang các nước Châu Phi và Châu Mỹ La tinh Sản phẩm chè bắt đầu được buôn bán trên thế giới vào thế kỷ thứ 17 Khi

đó các công ty của Hà Lan, của Anh mua chè từ Trung Quốc và Nhật Bản đưa sang thị trường Châu Âu Lúc này thị trường xuất khẩu chè chưa rộng lớn nhưng

ở đây sản phẩm chè đã tự khẳng định được vị trí và chỗ đứng của mình

Trang 37

Hiện nay đã có hơn 100 quốc gia tiêu thụ chè trong đó Châu Âu chiếm 24%, Châu Mỹ chiếm 17%, Châu Á chiếm 25%, Châu Phi chiếm 30% và 4% còn lại là Châu Đại Dương Mức tiêu thụ bình quân là 0.19kg/người/năm

Từ mức giá trung bình 2,38 USD/kg năm 2008, giá chè hảo hạng BP1s của Kenya đã tăng lên 2,74 USD/kg vào đầu năm 2009, tiếp tục tăng lên 3,18 USD/kg vào tháng 9/2009 và kết thúc năm 2009 ở mức 5,45 USD/kg

Sản lượng chè của Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, đã giảm 9% xuống còn 278 triệu kg trong 11 tháng đầu năm Sri Lanka, nước sản xuất chè lớn thứ 4 thế giới, đã sản xuất 263,8 triệu kg chè trong 11 tháng đầu năm 2009, cũng giảm 12% so với cùng kỳ năm trước đó Theo thống kê chính thức trong giai đoạn tháng 1 - 8, sản lượng chè thế giới đạt 1275,5 triệu kg, giảm khoảng 89 triệu kg so với cùng kỳ năm ngoái

Nhu cầu chè cao ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nhất là với các loại chè chế biến Giá chè tăng đã không ảnh hưởng nhiều tới tiêu thụ ở các nước phát triển bởi sức cạnh tranh của mặt hàng này rất cao trên thị trường đồ uống nói chung Còn tại các nước đang phát triển, các nhà chế biến chè chắc chắn gánh phần tăng giá nhiều hơn so với người tiêu dùng, bởi giá thu mua chè chiếm phần lớn nhất trong giá bán lẻ Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Irag nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng

Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền

và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam

Cây chè là loại cây gần gũi với đời sống con người Việt Nam, tuy không thiết thực như cây lúa nhưng nó gắn liền với đời sống văn hóa, sinh hoạt của người Việt Nam, góp phần tạo nên phong cách đẹp trong kho tàng văn hóa

phong phú của người Việt Nam từ xa xưa với đời sống hiện tại ngày nay

Trang 38

Vùng sản xuất chè chủ yếu ở nước ta là vùng Miền núi – Trung du phía Bắc là một trong những vùng thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây chè Đặc biệt phải kể đến các vùng như Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La Ngoài ra còn ở các địa bàn khác như các tỉnh thuộc Hà Sơn Bình cũ, Hà Nam cũ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lạng

Sơn Ở miền Nam thì tập trung phần lớn tại Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum

Chè của Việt Nam được nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá là có hương vị đặc trưng, thơm ngon Ngoài ra, sản phẩm chè của cùng Mộc Châu – Hà Giang được đánh giá là có chất lượng tương đương vùng chè Dafeling của Ấn Độ, một vùng chế biến nổi tiếng trên toàn thế giới về chất lượng Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo ra một đặc phẩm có hương vị đặc trưng và

chất lượng hàng đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây chè đã phát triển khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam trên 6 vùng kinh tế sinh thái với 32 tỉnh sản xuất chè Trong đó, tập trung ở 24 tỉnh trung du miền núi phía Bắc với diện tích 32.273 ha, chiếm 68% diên tích và 66,7% sản lượng chè

nguyên liệu cả nước Ở miền Nam sản xuất chè chủ yếu tập trung tại Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè khá lớn của nước ta, với khoảng 23,9 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nước; sản lượng chè búp tươi đạt gần 172 ngàn tấn, sản lượng xuất khẩu gần 10.000 tấn Thu nhập từ một ha chè

của Lâm Đồng cao nhất nước, trên 280 triệu đồng/ha, đứng đầu về giá xuất khẩu

Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo chuyển đổi từ những giống chè hạt già cỗi, năng suất thấp, chất lượng không ổn định sang những giống chè cành như TB14, LĐ97 và một số giống chè nhập từ Đài Loan như Kim Tuyên, Tứ Quý… Việc chuyển đổi giống chè là yếu tố quan trọng, quyết định nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè của địa phương và qua đó, cải thiện đời sống của người

trồng chè

Trang 39

Cùng với việc chuyển đổi bộ giống, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong ngành chè, chất lượng nguồn nguyên liệu sẽ không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè chế biến, nghĩa là ảnh hưởng đến giá đầu ra của sản phẩm trên thị trường nếu như quy trình thu hái không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, Lâm Đồng cũng đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khâu thu hái Tỉnh đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Nông thôn Miền núi đồng ý cho triển khai dự án “Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cơ giới hóa trong khâu thu hoạch chè búp tươi” nhằm khắc phục bài toán thiếu nhân công,

góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Chỉ sau hai năm thực hiện mô hình, vườn chè phát triển tốt và cho năng suất cao Năng suất thực tế đạt được là 22,1 tấn/ha (yêu cầu là 20 tấn/ha) dẫn đến sản lượng tăng 213 tấn Búp chè non, mềm, đủ tiêu chuẩn chế biến và được

Sở NN-PTNT tỉnh chứng nhận mô hình đủ điều kiện sản xuất chè an toàn

Đặc biệt, nhờ áp dụng máy hái trong khâu thu hoạch và quản lý tốt dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng nên số lần phải phun thuốc trừ sâu còn 4-5 lần/năm Một ngày hái chè bằng máy được từ 350-525 kg dẫn đến năng suất lao động tăng từ 4-6 lần, vì thế người trồng chè có thêm thời gian chăm sóc vườn chè cũng như các công việc khác để tăng thu nhập cho gia đình Nguyên liệu chè búp tươi thu hoạch bằng máy có tỷ lệ búp loại 1, 2 cao hơn so với cách thu hoạch thông thường của người dân Chất lượng nguyên liệu khá tốt và ổn định, dẫn đến hơn 494 tấn chè sản phẩm chế biến có chất lượng đen, sạch sơ, màu nước vàng sánh, hương thơm đặc trưng, vị ngọt có hậu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn

Trang 40

Những con số ghi nhận hiệu quả kinh tế của mô hình khá ấn tượng Năng suất tăng khoảng 10% so với ngoài mô hình; doanh thu đạt 120 triệu đồng/ha, mang lại lợi nhuận gần 44 triệu đồng/ha/năm Đến nay, thời gian thực hiện dự án

đã kết thúc nhưng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật cơ giới hóa trong khâu thu hoạch chè búp tươi vẫn được duy trì và là điểm đến tham quan, học tập của các doanh nghiệp, người trồng chè trên địa bàn; giúp các doanh nghiệp và người trồng chè có cái nhìn mới trong việc thay đổi tập quán sản xuất, chế biến cũ, mạnh dạn chuyển sang đầu tư thâm canh và ứng dụng máy móc vào quy trình thu hái để thu

được giá trị sản phẩm cao nhất, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững

Tại Phú Thọ: Với nhiều chính sách được ban hành nhằm khuyến khích,

ưu đãi đầu tư phát triển chè, đến nay, diện tích chè toàn tỉnh đạt gần 16.000 ha,

là một trong 5 tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước Năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha, sản lượng thu hoạch đạt gần 128.000 tấn, bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm chè Phú Thọ không chỉ đến với người tiêu dùng trong nước mà đã có mặt ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có truyền thống dùng trà trên thế giới như Ấn Độ, Srilanka,

Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, EU, Mỹ, Canada…

Việc nâng cao chất lượng, sản xuất chè theo hướng an toàn nhằm tăng giá trị của chè cũng được tỉnh chú trọng và xem là hướng đi bền vững cho cây chè Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tập huấn và xây dựng mô hình khuyến nông, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm chè xanh Phú Thọ Diện tích chè cũ dần được thay thế bằng các giống mới như LDP1, LDP2, chè Ấn Độ; các loại chè chất lượng cao như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Ô Long, Bát Tiên… chiếm trên 50% diện tích Cùng với đưa giống chè mới vào sản xuất, nhiều lớp tập huấn về phương pháp phòng ngừa dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trong khâu đốn chè, hái chè, bón phân cũng đã được triển khai Số doanh nghiệp, công ty, nhà máy chế biến trong tỉnh có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày là 63 đơn vị và hàng trăm cơ sở chế biến nhỏ lẻ khác nằm trên địa bàn

Ngày đăng: 31/08/2017, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, (1997), Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1997
4. Nguyễn Sinh Cúc (2000), Những thành tự nổi bật của nông nghiệp nước ta, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tự nổi bật của nông nghiệp nước ta
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2000
8. Nguyễn Văn Huân (1993), Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng, Tạp trí Nghiên cứu kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng
Tác giả: Nguyễn Văn Huân
Năm: 1993
9. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2005
13. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa
Tác giả: Lê Đình Thắng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
16. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia"
Năm: 1997
20. Trần Đức Viên (1995), Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm năng, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm năng
Tác giả: Trần Đức Viên
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
21. Đặng Thọ Xương (1996), Kinh tế VAC trong quá trình phát triển Nông nghiệp, nông thôn. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế VAC trong quá trình phát triển Nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Đặng Thọ Xương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Một số chủ trương, chính sách mới về công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Khác
3. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên Khác
5. Nguyễn Sinh Cúc (2001), Phân tích điều tra nông thôn năm 2000 Khác
10. Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ Khác
11. Phòng NN&PTNT huyện Đồng Hỷ (2013), Báo cáo tình hình quy hoạch diện tích cây nông nghiệp huyện Đồng Hỷ Khác
12. Đỗ Thị Thuý Phương (2011), Quan điểm và định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè tại Thái Nguyên Khác
14. Trần Chí Thiện (2007), Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên Khác
15. Thủ tướng chính phủ (2011),Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn Khác
17. UBND tỉnh Thái Nguyên (2013), Dự thảo báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên Khác
18. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định 3130/QĐ-UBND, Phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến 2020 Khác
19. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định 2214/Qđ-UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w