Chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình như: luận văn Phân tích diễn ngôn ứng dụng vào việc nghiên cứu nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 2009 của Lê Thùy Giang với n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS TS DIỆP QUANG BAN
Trang 2HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Diệp Quang Ban,
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thựchiện luận văn
Tôi xin cảm ơn sự dạy bảo nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữ văn - trường ĐHSP Hà Nội, các thầy cô từ các đơn vị khác đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi hoàn thành các chuyên đề của khóa đào tạo
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoahọc bảo vệ luận văn đã góp ý, bổ sung cho luận văn được hoàn thiện
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Học viên
Lương Thị Nghĩa
Trang 46 PTDNPB Phân tích diễn ngôn phê bình
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Kết cấu của luận văn 8
Chương 1: CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN 9
1.1 Sơ lược về phân tích diễn ngôn 9
1.1.1 Cách hiểu về “Diễn ngôn” 9
1.1.2 DN trong ngôn vực văn chương nghệ thuật 15
1.2 Sơ lược về PTDN (Discourse Analysis) 17
1.2.1 Cách hiểu về PTDN - một số đường hướng PTDN 17
1.2.2 Vai trò của ngữ cảnh (Context) trong PTDN 22
1.3 Sơ lược về PTDNPB (Critical Discourse Analysis) 24
1.3.1 Cách hiểu về PTDNPB 24
1.3.2 Khả năng vận dụng PTDNPB 29
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2: BỐ CỤC- THỜI GIAN- NHÂN VẬT- LẬP LUẬN- CÁCH DÙNG NGÔN NGỮ- KÍ HIỆU HỌC XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM "NGƯỜI NGỰA VÀ NGỰA NGƯỜI" 32
2.1 Bố cục của tác phẩm "Người ngựa và ngựa người": truyện bắt đầu từ đâu? 33
2.2 Thời khắc năm cũ đang qua, năm mới đang đến trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" 42
2.3.1 Thời gian tần số đơn ứng 45
2.3.2 Thời gian tần số trùng ứng 45
Trang 62.3.3 Thời gian tần số hội ứng 47
2.4 Nhân vật trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" 48
2.4.1 Mạng lưới nhân vật 48
2.4.2 Bậc của tầm quan trọng của các nhân vật và cách đánh dấu chúng để phân tích 49
2.4.3 Mô hình cấu trúc chung của các nhân vật trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" 50
2.5 Phân tích lập luận trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" 60
2.5.1 Lập luận của anh phu xe 61
2.5.2 Lập luận của khách-cô gái ăn sương 63
2.6 Phân tích cách dùng ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" 67
2.6.1 Phân tích nhịp điệu câu văn 67
2.6.2 Phân tích cách dùng từ ngữ 68
2.6.3 Phân tích cách sắp xếp trật tự từ ngữ 72
2.6.4 Phân tích từ ngữ chỉ quan hệ 75
2.6.5 Phân tích việc dùng từ ngữ này, không dùng từ ngữ kia 77
2.7 Kí hiệu học xã hội trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" 80
2.7.1 Nạn mại dâm 81
2.7.2 Tục đốt pháo 81
2.7.3 Tệ lãng phí 82
2.7.4 Tệ môi giới 83
2.7.5.Tục mở hàng 83
2.7.6 Tục xông nhà 84
2.7.7 Một số dấu hiệu kí hiệu học liên quan cách nhìn của tác giả 84
Tiểu kết chương 2 89
Chương 3: MẠCH LẠC TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI NGỰA VÀ NGỰA NGƯỜI 91
3.1 Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa đề tài - chủ đề 91
3.1.1 Khái niệm đề tài và chủ đề 91
Trang 73.1.2 Mạch lạc trong tính thống nhất đề tài và chủ đề 93
3.1.3 Mạch lạc thể hiện trong việc duy trì đề tài 95
3.2 Mạch lạc trong mối quan hệ nghĩa của nội dung DN 96
3.2.1 Mạch lạc trong triển khai mạch DN 96
3.2.2 Mạch lạc trong xây dựng tính cách nhân vật 99
3.3 Mạch lạc trong sự tương hợp giữa các hành động ngôn ngữ 102
3.3.1 Mạch lạc trong sự tương hợp HĐNN trần thuật 102
3.3.2 Mạch lạc trong sự tương hợp HĐNN hỏi 107
3.3.3 Mạch lạc trong sự tương hợp HĐNN cầu khiến 112
3.3.4 Mạch lạc trong sự tương hợp HĐNN cảm thán 117
Tiểu kết chương 3 121
KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Bảng
Bảng 2.1: Thống kê các từ ngữ dùng theo phong cách khẩu ngữ trong tác phẩm
"Người ngựa và ngựa người" của Nguyễn Công Hoan 69
Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trực quan về các bậc quan hệ của các nhân vật 50
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mạng lưới quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" 49
Sơ đồ 3.1 Các phương diện triển khai đề tài của tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" của Nguyễn Công Hoan 94
Sơ đồ 3.2: Mạch DN "Người ngựa và ngựa người" của Nguyễn Công Hoan 97
Sơ đồ 3.3: Mạch Lạc trong xây dựng tính cách nhân vật trong "Người ngựa và ngựa người" của Nguyễn Công Hoan 100
Hình Hình 1.1 VB là bề mặt của ngôn từ, DN thuộc về nghĩa-logicvà chức năng 10
Hình 1.2 Tất cả đều là DN, cái nào được ghi lại thì gọi là VB 13
Hình 1.3: Lược đồ cách tiếp cận ba chiều đo của N Fairclough 28
Hình 2.1: Bố cục tác phẩm "Người ngựa và ngựa người"của Nguyễn Công Hoan 41
Trang 9Hướng nghiên cứu “ngôn ngữ để làm gì?” và việc quan tâm đến cách dùng
ngôn ngữ như thế nào để đạt được ý định của người dùng nó có ý nghĩa quan trọngđối với việc nghiên cứu DN, kể cả DN nghệ thuật Vì điều đó dẫn tới sự chuyển
hướng nghiên cứu từ việc xem “DN có ý nghĩa gì?” đến việc xem xét “DN có ý
nghĩa đó bằng cách nào?”
Hướng nghiên cứu này đòi hỏi người phê bình không chỉ xem xét DN như làmột chỉnh thể trọn vẹn, trong mối quan hệ nội tại, mà còn phải xem xét đến nhữngyếu tố bên ngoài như ngữ cảnh tình huống, phương diện vật lí, xã hội, văn hóa
1.3 " Người ngựa và ngựa người" là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan được đánh giá là một nhà văn lớn Tuy nhiên, nói đến tàinăng và phong cách Nguyễn Công Hoan, trước hết người ta nhớ đến ông như nhớđến một cây bút truyện ngắn trào phúng bậc thầy Ông viết rất nhiều, có tới trên haitrăm truyện ngắn - một con số kỷ lục trong văn học Việt Nam Và chính ở truyệnngắn, vị trí vẻ vang trong văn học sử của ông mới thật sự được khẳng định
Trang 10Nguyễn Công Hoan có nhiều truyện ngắn xuất sắc, trong đó "Người ngựa vàngựa người" là một truyện ngắn tiêu biểu Trong truyện, tác giả đã tạo dựng xung đột bihài kịch của anh phu xe, đồng thời dẫn dắt các tình tiết nhằm phóng đại xung đột đó lêntheo lối tăng cấp Truyện kể cứ như "bịa" nhưng đây là "chuyện bịa có thật" bởi mọi chitiết, tình tiết được tác giả sắp xếp, dẫn dắt theo một mạch kể hợp lôgic Tất cả đều thamgia vào việc tăng cấp xung đột trào phúng để cuối cùng bộc lộ xung đột ấy một cách độtngột, bất ngờ khi cô gái giang hồ "chuồn" mất Tiếng cười đã bật ra Nhưng đó là tiếngcười đau xót cho những kiếp người cùng khổ, tiếng cười hoà nước mắt Cái kết thúc thậtđau buồn: anh phu xe bàng hoàng khi biết mình bị lừa, bao nhiêu hy vọng đặt vàochuyến khách đêm tất niên tan thành mây khói, lòng chết cay, chết đắng, anh lủi thủi dắt
xe đi giữa lúc tiếng pháo chào năm mới nổ ran khắp nơi! Trong tiếng cười trào phúng, cóniềm thương cảm chân thành của nhà văn đối với số phận kẻ nghèo
Cái nhìn hiện thực, tấm lòng nhân hậu và sức hấp dẫn của ngòi bút NguyễnCông Hoan đã khiến tác phẩm này nói riêng và truyện ngắn nói chung của ông cómột vị trí lớn trong văn mạch của dân tộc Tác phẩm đã được chuyển thể trong lĩnhvực sân khấu để quảng bá tới quảng đại quần chúng và được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới Tuy nhiên, ý nghĩa của "Người ngựa và ngựa người" trước nay mới
chỉ được tiếp cận dưới góc độ lý luận văn học mà chưa được tìm hiểu ở khía cạnhngôn ngữ, đặc biệt là PTDN
Lựa chọn "Người ngựa và ngựa người", chúng tôi có mong muốn được nhìnnhận tác phẩm dưới góc độ liên ngành: ngôn ngữ và văn học Từ đó, củng cố và bổsung những gợi ý cho quá trình tìm hiểu, PTTP "Người ngựa và ngựa người" Đồngthời, đây cũng là đề tài góp phần làm phong phú thêm hướng tiếp cận tác phẩm từ lý
thuyết PTDN Đó là những động lực để chúng tôi lựa chọn Tác phẩm " Người ngựa và ngựa người" của Nguyễn Công Hoan từ quan điểm của Phân tích diễn ngôn làm đề
tài cho luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu lí thuyết phân tích diễn ngôn
Trên thế giới, PTDN xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX và có rấtnhiều công trình nghiên cứu khó có thể hệ thống hết được trong phạm vi đã tài này
Trang 11Những công trình nghiên cứu có tính cốt lõi của lý thuyết này được du nhập vàoViệt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX, dưới hình thức giới thiệu phần lý thuyếtbằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Việt Để có được thành tựu đáng kể như hiệnnay, PTDN đã trải qua quá trình định hướng, phát triển lâu dài với nhiều khó khăn
và nỗ lực đóng góp của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ PTDN được coi là "giai đoạn
2" của ngữ pháp văn bản (giai đoạn chuyển tiếp từ nghiên cứu câu lên các đơn vị
trên câu) Vì thế, lý thuyết của PTDN có sự kế thừa thành quả của ngữ pháp văn bản(VB) Tuy nhiên, nhiệm vụ của PTDN không dừng lại ở việc nghiên cứu mối quan
hệ nội tại của câu, mà thiên về phân tích mối quan hệ giữa kết cấu ngôn từ bên trong
VB với những yếu tố bên ngoài VB
PTDN lần đầu tiên được Z Harris giới thiệu vào năm 1952 Trong bài báo
của mình, ông đưa ra khái niệm "diễn ngôn" là VB liên kết ở bậc cao hơn câu.
Nhưng ông lại kết luận: tất cả các kết quả trong mỗi ngôn ngữ đều nằm trong câu
Vì thế, quan điểm của Z Harris vẫn chưa thoát khỏi lĩnh vực ngữ pháp VB Đúng
như M Coulthard đã nhận định: "Bài báo của Z Harris, mặc dù có nhan đề đầy
hứa hẹn PTDN, thực ra nó làm ta thất vọng" (Dẫn theo Diệp Quang Ban [9; 14].
Phải qua một thời gian dài cùng với các công trình nghiên cứu của Mitchell 1957,
G Brown và G Yule năm 1983, D Nunan năm 1985, thì PTDN mới trở nên phổbiến, được giới nghiên cứu chấp nhận và thúc đẩy việc tìm hiểu
Ở Việt Nam, PTDN được các nhà ngôn ngữ quan tâm muộn hơn, khoảngnhững năm 80 của thế kỉ XX Tác giả Đỗ Hữu Châu đã sử dụng thuật ngữ "diễn
ngôn" trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb Giáo dục, 1993 Trần Ngọc Thêm đề cập đến PTDN khi nghiên cứu Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt Nhà
nghiên cứu Diệp Quang Ban cũng có nhiều công trình nghiên cứu về DN như bàibáo "Hai giai đoạn của ngôn ngữ học văn bản và tên gọi phân tích diễn ngôn" trên
tạp chí Ngôn ngữ, số 2/1999, công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản
(2009) Diệp Quang Ban đã chú trọng vào các vấn đề như: khái niệm DN và PTDN,ngữ vực, mạch lạc, liên kết Đặc biệt, trong hệ thống lý thuyết về ngữ vực, nhànghiên cứu đã hướng đến mối quan hệ giữa VB và các yếu tố ngoài VB Nhà nghiên
Trang 12cứu Nguyễn Hòa cũng đóng góp nhiều công trình cho lĩnh vực này như: Phân tích
diễn ngôn, một số vấn đề lí luận và phương pháp (2003), Phân tích diễn ngôn phê phán: Lí luận và phương pháp (2006) Với hai công trình này, tác giả đã đưa ra
một cái nhìn tổng thể về PTDN và PTDN phê phán Tác giả Đinh Văn Đức với
Ngôn ngữ học đại cương- những nội dung quan yếu (2012) cũng đề cập đến các
khía cạnh của bộ môn này trong chương 11 Nguyễn Chí Hòa có công trình Các
phương tiện liên kết và tổ chức văn bản (2006), nghiên cứu về liên kết trong VB, Lê
Thị Thu Bình với Phân tích diễn ngôn đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn (2011)
Những công trình này đều hướng đến cái nhìn bao quát về những vấn đề cốt lõi củaPTDN như tên gọi, ngữ vực, liên kết, mạch lạc, cấu trúc tin, phân loại DN
Ngoài ra, còn có các bài viết như: Bước đầu nhận diện về diễn ngôn, diễn
ngôn văn học, diễn ngôn thơ của Trần Thiện Khanh (2012), Ba cách tiếp cân khái niệm diễn ngôn của Nguyễn Thị Ngọc Minh (2012), Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay của Trần Đình Sử (2013) Phân tích diễn ngôn, ứng dụng vào phân tích một truyện cười của Trần Kim Phượng (2013) Các bài viết này
đã nêu lên cách thức tiếp nhận bộ môn này, ứng dụng các cách thức của bộ môn nàyvào việc tìm hiểu tác phẩm văn chương
Các bài khóa luận, luận văn, luận án cũng ứng dụng PTDN vào việc tìm hiểu
tác phẩm Chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình như: luận văn Phân tích diễn
ngôn ứng dụng vào việc nghiên cứu nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (2009) của Lê Thùy Giang với nội dung chính là phân tích nhân vật Hoạn
Thư trong thực tế DN bằng suy diễn, qua đó tìm thấy dấu ấn thực tế văn hóa- xã hộ;
Luận án Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và
dụng học (2014) của Vũ Văn Lăng tập trung vào khai thác hai tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn dưới ánh sáng của PTDN; Luận văn Tiếp cận tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao từ lý thuyết phân tích diễn ngôn (2014) của Hà Bích Thủy; Tiếp cận tác phẩm
"Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu từ lý thuyết phân tích diễn ngôn
(2014) của Quách Thị Thanh Nhàn; khóa luận Ngôn ngữ quảng cáo nhìn từ góc độ
phân tích diễn ngôn (2014) của Vũ Nguyễn Nam Khuê và Tiếp cận tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân từ lý thuyết phân tích diễn ngôn (2015) của Nguyễn Thị Vân Anh.
Trang 13Các công trình này đã ứng dụng PTDN vào khai thác ngữ liệu trên các mặt ngữ vực,liên kết, mạch lạc cho nhiều kết quả sâu sắc.
Từ những khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy: Về mặt lý thuyết, đã có nhiềucách nhìn về PTDN, như quan niệm của các tác giả về DN, những xu hướng tiếpcận DN theo quan điểm của NNH, phong cách học hay xã hội học Và rất nhiềukhái niệm DN nhìn từ nhiều lĩnh vực khác nhau Về mặt thực tiễn, những năm gầnđây đã xuất hiện những công trình, những bài viết ứng dụng PTDN vào việc phântích một tác phẩm cụ thể Tuy nhiên, đường hướng này vẫn còn là địa hạt mới mẻ
và màu mỡ để chúng tôi tìm hiểu và mở rộng phạm vi của nó
2.3 Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan từ giác độ nghiên cứu văn học
Nguyễn công Hoan là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại Cuộc đời và
sự nghiệp văn học của ông đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Ngay
từ những tác phẩm đầu tay của ông, đã có nhiều bài giới thiệu và phê bình Ông đượcxem xét kỹ ở mỗi giai đoạn sáng tác, ở chân dung con người và cả phê bình, tiểu luận
Chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình như: Nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan trước cách mạng (1997) của Lê Thị Bình; Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao (1999) của Trần Ngọc Dung; Cấu trúc tin và cấu trúc cú pháp trong câu đơn tiếng Việt qua một số truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (2009) của Nguyễn Thị Thu
Dung; Chức năng ngữ nghĩa của từ tình thái đứng đầu phát ngôn trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan (2010) của Võ Thị Dung; Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (2012) của Mai Thị Thanh Huyền; Phân tích hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (2014) của Đặng Thị Thanh
Tâm Tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" cũng đã được tiếp cận ở nhiều góc độ
khác nhau Đặc biệt ở lĩnh vực sân khấu, tác phẩm được đông đảo độc giả đón nhận.Nhưng những bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và tác phẩm củaông đều dưới góc độ phê bình, lý luận văn học Cũng có một số công trình vận dụng lýthuyết PTDN nhưng vẫn ở mức độ khái quát
Vì vậy, chúng tôi hy vọng thông qua đề tài này, có thể vận dụng lý thuyết
Trang 14PTDN nghiên cứu chuyên sâu tác phẩm Người ngựa và ngựa người Đây là hướng
đi mà chúng tôi tin sẽ có những đóng góp hữu ích cho xu hướng nghiên cứu văn họcgắn liền với ngôn ngữ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích ngiên cứu
Đề tài Tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" của Nguyễn Công Hoan từ
quan điểm của Phân tích diễn ngôn nhằm vào các mục đích sau:
Thực thi một hướng tiếp cận mới đối với văn bản nghệ thuật từ góc độNgôn ngữ (cụ thể từ góc độ PTDN) Thông qua đó, làm rõ các giá trị về nội dung vànghệ thuật của tác phẩm
Góp sức vào việc xây dựng một cách nhìn có thêm cơ sở và đáng tin cậyđối với PTDN
Góp phần khám phá tài năng của Nguyễn Công Hoan qua tác phẩm
"Người ngựa và ngựa người"
Có thể làm tư liệu cho các nghiên cứu khác về vấn đề có liên quan tới nộidung luận văn
Góp phần khẳng định thêm vị thế của PTDN trong thực tiễn văn học vàđời sống
Bổ sung kiến thức về tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm "Ngườingựa và ngựa người" cho học sinh phổ thông và đồng nghiệp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên khung lí thuyết chung về PTDN, đặc biệt là những đường hướngPTDN phê bình và các đặc trưng của DN văn chương, để tìm hiểu DN cụ thể về tácphẩm văn học, qua đó làm nổi bật được giá trị của tác phẩm văn học từ quan điểmcủa PTDN
Nhiệm vụ của người nghiên cứu, không chỉ căn cứ vào từ ngữ trong tácphẩm hay dừng lại ở ý nghĩa sẵn có của từ ngữ, mà quan trọng hơn là phải “suydiễn” một cách có cơ sở các từ ngữ có mặt đó, để tìm ra nội dung trên, khi chúngkhông được gọi tên một cách trực tiếp trong tác phẩm Do đó, có thể thu đượcnhững kết quả mới và những kết quả trùng với kết quả đã có của giới phê bình
Trang 15văn học.
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể trong kết quả đạt được từ PTDN: đó làcách phân tích dựa chắc trên cơ sở ngôn từ của tác phẩm trong ngữ cảnh tình huống
cụ thể của chúng và sử dụng cách suy diễn, cách biện luận để tìm đến các nguyên
do vững chắc của các sự kiện Đây chính là cách làm việc của người đọc hiểu, lígiải một DN cụ thể cần phân tích
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" của NguyễnCông Hoan từ giác độ PTDN
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ VB "Người ngựa và ngựa người" củaNguyễn Công Hoan trích trong Tuyển tập Nguyễn Công Hoan truyện ngắn chọnlọc, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội (từ trang 52- 61)
Việc tiếp cận tác phẩm này từ quan điểm của PTDN có rất nhiều khía cạnh
để nghiên cứu, nhưng để đảm bảo tính chuyên sâu và dung lượng của một luận vănthạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung vào các vấn đề: Bố cục - thời gian - nhân vật - lậpluận - cách dùng ngôn ngữ - kí hiệu học xã hội và mạch lạc trong tác phẩm "Ngườingựa và ngựa người"
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp và thủ phápnghiên cứu sau:
- Phương pháp PTDN (nêu trong chương 1: Cơ sở của PTDN), phương phápđược sử dụng trong toàn bộ quá trình tiếp cận tác phẩm
- Phương pháp phân tích, miêu tả: chúng tôi sử dụng phương pháp này trongchương 2 và 3 của luận văn để tìm ra giá trị của DN
- Các thủ pháp nghiên cứu khoa học nói chung: thống kê, phân loại, tổnghợp… chúng tôi sử dụng để xem xét tác phẩm từ góc độ của PTDN
6 Đóng góp của luận văn
a Nội dung cơ bản của PTDN làm cơ sở cho thực hành PTDN
b Vận dụng PTDN để PTTP "Người ngựa và ngựa người", phần trọng tâm
này chứa đựng những đóng góp mới sau đây của luận văn:
Trang 16 PTTP "Người ngựa và ngựa người" trong thực tế DN bằng biện luận Căn cứbiện luận dựa trên những từ ngữ, câu, chữ trên bề mặt tác phẩm và các kiến thức nền vềthực tiễn văn hóa- xã hội, điều kiện kinh tế, lịch sử của thời đại tác phẩm "Người ngựa
và ngựa người" thuộc vào, từ hệ tư tưởng của tác giả
Qua tác phẩm "Người ngựa và ngựa người", có thể biện luận rộng đếnthực tế văn hóa - xã hội thời đại của tác phẩm và Nguyễn Công Hoan sống, cũngnhư biện luận được hệ tư tưởng của tác giả được gửi gắm vào tác phẩm của mình
7 Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
- Chương 1: Cơ sở của PTDN
Chương 2: Bố cục thời gian nhân vật lập luận cách dùng ngôn ngữ
-kí hiệu học xã hội trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người"
- Chương 3: Mạch lạc trong tác phẩm "Người ngựa và ngựa người"
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 17
Chương 1
CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
1.1 Sơ lược về phân tích diễn ngôn
1.1.1 Cách hiểu về “Diễn ngôn”
DN và VB là hai thuật ngữ liên quan chặt chẽ với nhau Do đó, để hiểu
khái niệm DN cần phân biệt nó với VB Cụ thể, theo nhà nghiên cứu Diệp QuangBan, hai khái niệm này đã có quá trình “vận động" gắn với quá trình phát triểnNNH như sau:
Giai đoạn đầu, giai đoạn “ngữ pháp VB”, định nghĩa về VB được đưa ra táchrời với DN Tên gọi VB được dùng để chỉ chung những sự kiện nói bằng chữ viết và
sự kiện nói miệng có mạch lạc và liên kết Tiêu biểu nhất là định nghĩa của Halliday,
M, A, K & Hasan, R (1976): “VB có thể là bất kì đoạn văn nào, nói hay viết, dài hay
ngắn tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh; VB là một đơn vị ngữ nghĩa; và
VB là một đơn vị ngôn ngữ hành chức (dẫn theo Nguyễn Hoà [43; 30]).
Trong giai đoạn thứ hai, cùng với việc cố gắng phân biệt ngôn ngữ viết vớingôn ngữ nói, xu hướng dùng VB để chỉ sự kiện nói bằng chữ viết (lời chữ) đối lại
DN chỉ sự kiện nói miệng (lời âm) chiếm ưu thế
R Barthes 1970 coi DN cũng là VB nhưng VB do “ngôn ngữ học VB” nghiên cứu còn DN do “ngôn ngữ học DN” nghiên cứu với những nội dung nghiên
cứu riêng
I Bellert 1971 viết: "DN là chuỗi liên tục những phát ngôn S1,…,Sn, trong đó
việc lí giải nghĩa của mỗi phát ngôn Si (với 2 < I < n) lệ thuộc vào sự lí giải những phát ngôn trong chuỗi S1,…, Si-1 (dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 199] Với quan
điểm như vậy, tên gọi DN của I Bellert bao gồm cả VB
Và trong nỗ lực phân biệt VB với DN, G.Cook 1989, định nghĩa: VB là một
chuỗi ngôn ngữ lí giải được ở mặt hình thức , bên ngoài ngữ cảnh và DN là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích
(dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 215])
Trang 18Như vậy, cùng một sự kiện nói (bằng chữ hoặc bằng âm) nếu chỉ xét ở mặt từ
ngữ trong nó là phân tích nó như một VB (còn gọi là “phân tích VB” đối với nó),
còn xét nó trong quan hệ ngữ cảnh (hiểu như cách vừa nêu) là phân tích nó như DN(hay phân tích DN đối với nó) Ý tưởng này về sau được nhiều người sử dụng trongPTDN, kể cả trong PTDN phê bình
Cụ thể, trong một tài liệu ngôn ngữ, các từ ngữ (với các nội dung chúng diễnđạt, chưa tính đến mối liên hệ giữa chúng với tình huống bên ngoài), dù bằng âmthanh hay bằng chữ viết, được coi là bề mặt từ ngữ của tài liệu ngôn ngữ đó là VB.Còn những hiện tượng thuộc về nghĩa - logic (xét trong quan hệ với tình huống bênngoài) và chức năng (ý định hay mục đích của người phát) có quan hệ đến tài liệu
đó thì thuộc về DN Và việc phân tích bề mặt từ ngữ với các ý nghĩa vốn có sẵntrong bề mặt ấy kể cả ngữ cảnh bằng từ ngữ của các phương tiện ngôn ngữ có trong
DN, đó là phân tích VB (text analysis) Trường hợp giải thích các từ ngữ bằng mốiquan hệ của chúng với tình huống xã hội bên ngoài VB, việc tìm hiểu ý định củangười phát thuôc về DN và đuợc thực hiện như một phần quan trọng trong PTDN(Phân tích VB cũng là một bộ phận trong PTDN)
G.Cook 1989 đã đưa ra được cái gọi là khác biệt giữa DN và VB gắn với cái đối lập giữa chức năng và hình thức: VB thể hiện mặt hình thức còn DN thể hiện
tính chức năng của ngôn ngữ Do đó, cách nhìn này hiện nay được nhiều nhà nghiêncứu ưa chuộng, nhất là trong PTDN Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban đã đưa ra sơ
đồ cụ thể hóa cách nhìn này như hình vẽ sau (hình 1.1):
Diễn ngôn
(Nghĩa- logic-chức năng)
Hình 1.1 VB là bề mặt của ngôn từ, DN thuộc về nghĩa-logic
và chức năng [11; 215]
Văn bản (bề mặt từ ngữ)
Trang 19D.Crystal 1992 đưa ra quan điểm: “VB là một sản phẩm DN xuất hiện một
cách tự nhiên dưới dạng nói, viết, hoặc một DN bằng kí hiệu, được nhận dạng vì những mục đích phân tích” (dẫn theo Diệp Quang Ban [4; 200] Còn DN là “một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, lời tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể.” (dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 200].
Trong một chiều hướng khác, nổi lên một cách định nghĩa khá đặc biệt về
VB/DN là cố gắng đối chiếu hai đối tượng này như là hai thể trạng, một thể trạng
trong hoạt động, một thể trạng tĩnh tại Cách hiểu mối quan hệ giữa DN/VB với
quá trình/sản phẩm không giống nhau ở một số nhà nghiên cứu Đặc biệt , G.
Brown & G.Yule 1983 cho rằng: “VB là sản phẩm của DN như một tiến trình” (dẫn theo Diệp Quang Ban [17; 48]) Cụ thể, hai ông nhìn nhận các từ, các ngữ và
các câu xuất hiện trong việc ghi lại thành VB của một DN là bằng chứng về việc một người sản xuất (người nói/người viết cố gắng truyền báo thông điệp của anh
ta đến người nhận) (dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 206].
Cùng quan điểm với G Brown & G.Yule về việc phân biệt DN và VB, H.G.Widdowson 1984 coi “DN là một quá trình giao tiếp Kết quả về mặt tình huống
của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể thông tin được chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này là VB (dẫn theo Nguyễn Hòa [43; 32])
Đối với J Lyons 1995, các thuật ngữ quá trình và sản phẩm không được
phân biệt theo kiểu một đối một với DN và VB Ông cho rằng: "DN có cả dạng nói
và dạng viết, và cả hai dạng này của DN đều có ý - sản phẩm và ý - quá trình, trong
đó VB chỉ là ý sản phẩm của DN viết." (dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 210])
Nhiều nhà PTDN sau này chủ yếu theo quan điểm của G Brown & G.Yule
1983 và J Lyons 1995, nhưng VB được hiểu giản dị hơn: “mặt từ ngữ” trong tài liệu ngôn ngữ và từ ngữ đó có thể được diễn đạt bằng chữ viết hoặc âm thanh Theo
cách nhìn này, tài liệu ngôn ngữ được chia thành hai lớp Tuy nhiên, giữa chúng vẫn
có trường hợp không phân định rành mạch được Trường hợp này thuộc về vùngtrung gian giữa DN nói và VB viết: trong VB sẽ có cái thuộc về DN và trong DN sẽ
Trang 20có cái thuộc về VB Do vậy, người ta đã phải từ bỏ quan niệm phân biệt VB với DNcăn cứ vào lời viết hay lời miệng.
Đến giai đoạn sử dụng thứ ba, DN được dùng như VB ở giai đoạn đầu, tức là dùng để chỉ chung cả sự kiện lời nói miệng lẫn sự kiện nói bằng chữ viết có liên kết
ngữ nói được quan tâm nhiều hơn trước, tạo nên thế “cân bằng” với ngôn ngữ
viết, hai tên gọi được dùng bên cạnh nhau Khó khăn trong việc xác định rạch ròigiữa dạng nói và dạng viết trên thực tiễn nghiên cứu đã dẫn đến thời kì thứ ba:
dùng tên gọi DN như đại diện cho tất cả các sự kiện nói ở cả dạng miệng cũng
như ở dạng viết, ngụ ý rằng sự kiện nói miệng là cái có tính nguyên cấp Điềunày cho thấy dường như NNH vẫn phải vượt thêm một chặng đường không nhỏnữa mới có thể đi đến một cách hiểu thống nhất về chúng
D Nunan 1993 đã sử dụng thuật ngữ VB để chỉ bất kì cái nào ghi bằng chữ
viết của một sự kiện giao tiếp [64; 21] Ông phân biệt VB chỉ các ghi chép hoặc ghi
âm một sản phẩm giao tiếp, trong khi đó DN chỉ một sản phẩm giao tiếp trong ngữ cảnh [30; 37]
Do đó, trong NNH hiện nay tồn tại cách hiểu có tính chất quy ước: Tất cả các
sự kiện nói được gọi là DN, trong số đó những sự kiện nào được ghi lại bằng chữ viết hoặc bằng các phương tiện kĩ thuật như ghi âm thì gọi là VB [9; 35] Đây là một giải
pháp để làm việc chứ không dựa trên cơ sở lí thuyết nào
Mối quan hệ giữa DN với VB có thể biểu thị bằng mối quan hệ giữa hai tậphợp giao nhau như trong hình dưới đây (hình 1.2)
Trang 21Hình 1.2 Tất cả đều là DN, cái nào được ghi lại thì gọi là VB [11; 217]
Trong thực tế sử dụng, một số tác giả không phân biệt DN hay VB trừ khi
muốn nhấn mạnh tới mặt hành chức hay mặt hình thức của ngôn ngữ, các nhàPTDN ưa dùng thuật ngữ DN hơn, còn các nhà ngữ pháp thường dùng thuật ngữ
VB Cả hai thuật ngữ này đều được dùng không phân biệt về dạng nói hay dạng viếtcủa sự kiện nói Trong thực tế PTDN hiện nay, cách hiểu theo hình 1.1 được coi làhợp lí và chặt chẽ, được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu, cách hiểutheo hình 1.2 lại được dùng nhiều hơn trong nhà trường do tính giản dị của nó
Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thuật ngữ DN hầu như chưa đượcdùng trong đời thường, còn thuật ngữ VB được sử dụng phổ biến hơn Trong khi
đó, ở các nước có khoa hoc ngôn ngữ phát triển, DN đã trở thành đối tượng trungtâm của việc nghiên cứu Ở đó, sự phân biệt VB và DN không còn quan trọng nữa
Cùng với việc hiểu khái niệm về DN/VB, việc nắm các đặc trưng, tính chấtcác thuật ngữ này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ Ở
phương diện lý thuyết, nêu đặc trưng của VB là nêu cái tính chất quyết định “là
một VB” P Hartmann 1965 cho rằng: "Các thành tố tạo VB được coi là những yếu tố tạo nên đặc trưng cho VB, đó là các yếu tố thông qua khả năng đồng hiện
mà tạo nên “ngữ cảnh”, đó là “sự tổ hợp” xuất hiện trong quan hệ nghĩa nhờ hiện tượng “cùng lệ thuộc” (dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 223]) M A K.
Haliday & R.Hasan 1976 coi VB là đơn vị của nghĩa, thuộc loại khác hẳn đơn vị
câu VB được đặc trưng bằng tổ chức đặc thù của nó trong mạng mạch (dẫn theo
Diệp Quang Ban [11; 229])
Ngoài ra, Nguyễn Hòa còn cho rằng DN có tính kí hiệu và quan yếu.
Diễn ngôn
Văn bản
Trang 22Với tư cách là một đơn vị giao tiếp ở bậc lớn hơn câu, DN tất yếu phải cótính kí hiệu Qua DN, chúng ta chuyển tải các thông điệp hay trao đổi nội dung ýnghĩa của một nền văn hóa Tính chất kí hiệu của DN được thể hiện qua các phạmtrù thể loại DN, DN và VB Thể loại DN là các DN cụ thể được khái quát và quiước qua các tiêu chí tình huống cũng được khái quát và được qui ước hóa Còn các
VB là sự thể hiện của DN Cũng giống như các từ - kí hiệu, DN cũng đồng thờitham gia vào cả hai loại quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ là quan hệ cú đoạn vàquan hệ hệ hình
Tính quan yếu là sự thích hợp về nội dung của các đóng góp trong quá trìnhgiao tiếp Quan yếu được thực hiện hóa bởi các yếu tố quan yếu và các yếu tố nàylại: thường xuyên xuất hiện cùng với nhau tạo nên cấu trúc quan yếu Cấu trúc quanyếu tạo nên mạch lạc cho DN
Theo Diệp Quang Ban, về mặt thực tế, DN / VB có 6 đặc trưng:
Thứ nhất là mục đích sử dụng: mục đích này có quan hệ với đề tài – chủ đề,
lĩnh vực xã hội của việc sử dụng VB (phong cách chức năng), phương tiện truyềntải VB (nói hay viết) và nó chi phối cách cấu tạo VB, hệ quả là nó được phản ánhtrong cấu trúc của VB
Thứ hai là yếu tố nội dung: DN (được dùng để chỉ mọi sự kiện nói và không
phân biệt với tên gọi VB), luôn có đề tài hoặc luôn có chủ đề thống nhất và thường
có thế xác định được Yếu tố này giúp phân biệt giữa VB với chuỗi câu nối tiếp tình
cờ đứng cạnh nhau, tạo ra chuỗi bất thường về nghĩa hoặc cái gọi là phi VB
Thứ ba là cấu trúc DN: cấu trúc là sự tổ chức các yếu tố nội dung theo những
cách thức hay trật tự nhất định phù hợp với các quy định của các phong cách chứcnăng hoặc với với các thể loại văn chương nghệ thuật Cấu trúc có vai trò quantrọng trong việc tạo nên mạch lạc
Thứ tư là yếu tố mạch lạc và liên kết: Mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của
PTDN, là yếu tố quyết định việc tạo thành một DN hay VB, trong đó, nói rõ lênviệc tạo thành tính thống nhất đề tài (chủ đề) của VB Liên kết chỉ là một trongnhững phương thức tạo mạch lạc hoặc hiện thực hóa mạch lạc Mạch lạc có thể
Trang 23không cần dùng đến phương tiện liên kết, và trái lại có khi dùng phương tiện liênkết chưa chắc đã tạo ra được mạch lạc cho VB.
Thứ năm là các yếu tố chỉ lượng: DN (VB) thường được tạo thành từ nhiềucâu, phát ngôn Trong trường hợp chỉ có một câu, phát ngôn thì đó cũng là một DN(khi nó mạch lạc với tình huống sử dụng)
Thứ sáu là yếu tố định biên: DN (VB) có biên giới phía bên trái (đầu vào) vàbiên giới phía bên phải (đầu ra) và nhờ đó có tính kết thúc tương đối trọn vẹn
Việc khám phá đặc trưng của DN (không phân biệt với VB) của một số nhànghiên cứu cho thấy vấn đề này không đơn giản khó tìm được tiếng nói chung, Vìthế, tốt nhất nên nhìn nhận những điểm gặp nhau và bổ sung cho nhau trong nhữngcách quan niệm khác nhau vừa nêu các yếu tố chung nhất (được nhiều người đềcập) đặc trưng cho DN gồm có:
a DN có tổ chức về mặt hình thức và tổ chức về mặt nghĩa
b DN có quan hệ chặt chẽ với tình huống vật lý và văn hóa xã hội
c Cơ sở hình thành DN là mạch lạc gồm: mạch lạc đối với chính DN (liênkết); mạch lạc với ngữ cảnh tình huống và mạch lạc DN
d DN có thuộc tính phong cách (hay ngôn vực)
Thuộc tính phong cách là cơ sở đề tổ chức đúng DN (về hình thức và vềnghĩa) xét trong quan hệ với các lĩnh vực hoạt động xã hội sử dụng DN cũng tức là
cơ sở làm cho DN phù hợp với ngữ cảnh sử dụng nó
1.1.2 DN trong ngôn vực văn chương nghệ thuật
Đối với NNH VB, sự phân loại các VB trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuậtđược coi là một ngoại lệ: các sáng tác nghệ thuật bằng ngôn ngữ từ được phân loạitheo “thể loại văn học”, với sự đề cập các thể loại văn học (như văn xuôi,
thơ,kịch…) và các hình thái thể loại Nguyễn Hòa nhận thấy rằng: "Các nhà phân
tích DN thường ít khi bàn đến DN văn chương Loại DN này thường là đối tượng của tu từ học Bởi DN văn chương có đặc tính nghệ thuật, mang nhiều dấu ấn của tác giả Chẳng hạn, Morohovski đã cho rằng, văn chương tạo nên một kiểu loại ngôn ngữ" [43; 68] Tuy nhiên, càng về sau thì loại DN này càng được chú ý đến,
nhất là với các tác giả của đường huớng PTDN phê bình (PTDNPB)
Trang 24Theo M.A.K Halliday, tác phẩm văn chương cũng là một thứ DN, bên cạnh
các thứ DN khác Ông phân loại DN theo trường DN (không gian, thời gian, nhân vật, đề tài của DN), bầu không khí DN (thái độ của các cá nhân tham gia), và cách
thức DN (phong cách của ngôn ngữ được sử dụng), từ đó phân loại các ngôn vực
(register) - tức các kiểu ngôn ngữ được sử dụng trong các tình huống Theo đó,
ngôn vực văn chương gồm các tiểu ngôn vực như văn xuôi, thơ, văn học dân gian
và các loại cụ thể như: truyện ngắn, tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết lịch sử, thơ ca, kịch…(dẫn theo Nguyễn Hòa [43; 7] Mỗi thể loại có những tác phẩm cụ thể, là
những VB - sản phẩm mà người PTDN có nhiệm vụ phân tích
DN văn chương cũng có những đặc trưng tính chất chung của DN như trên,nhưng nó còn có thêm một số nét riêng biệt khác với các DN thuộc các ngữ vựckhác Đó là tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính biểu cảm…
Một tác phẩm nghệ thuật bằng ngôn ngữ quan trọng ở tính nghệ thuật hơnviệc sử dụng ngôn ngữ Các yếu tố nghệ thuật thể hiện trực tiếp trước hết trong việc
sử dụng ngôn ngữ , từ sắc độ của âm thanh ngôn ngữ, đến từ ngữ, đến việc dùng cáckiểu câu, các cấu tạo lớn hơn câu…
VB văn chương nghệ thuật có cấu tạo riêng và ở thể loại khác nhau thì cócấu tạo VB khác nhau, như truyện khác với thơ, khác với kịch…Tất cả các yếu tốthuộc DN văn chương, thuộc tác phẩm văn học nghệ thuật đều được tạo nên do chủquan của tác giả, theo phương pháp sáng tác nhất định Những vấn đề này thuộc vềlĩnh vực lí luận văn học
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu DN là cái được tạo ra trong sự kiện nói DN
có nội dung và cấu trúc nhất định, có tính quan yếu, có liên kết, yếu tố chỉ lượng,yếu tố định biên Trong đó mạch lạc là yếu tố quan trọng, quyết định việc câuhay một tập hợp các câu trở thành một DN Ở phương diện khác, DN được coi làmột đơn vị có tính kí hiệu Đó là những vấn đề cần được quan tâm trong PTDN
DN thuộc ngôn vực văn chương là một thể loại DN đặc biệt, với những đặc trưngriêng như: tính hình tượng, tính điển hình và tính cá thể hóa cao
Trang 251.2 Sơ lược về PTDN (Discourse Analysis)
1.2.1 Cách hiểu về PTDN - một số đường hướng PTDN
Thuật ngữ PTDN xuất hiện vào thời kì hậu ngữ pháp VB, khi vấn đề mạchlạc và cấu trúc của VB được quan tâm hơn thay vì liên kết như trước Mặc dù làthuật ngữ đã được xuất hiện từ năm 1952 bởi Harris trong bài báo PTDN, song chotới năm 1979 mới có bài nhận định nhằm kết thúc thời kì ngữ pháp VB PTDN sau
đó đã trở thành một thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong nhiều nghành khoa học, do
đó, cũng tồn tại nhiều cách cách hiểu về thuật ngữ tùy vào mỗi chuyên ngành
Với tư cách là một môn học riêng trong NNH, PTDN được M.Stubbs 1983
cho rằng: Thuật ngữ PTDN là rất mơ hồ Tôi sẽ sử dụng nó trong sách này chủ yếu
để chỉ sự phân tích NNH đối với DN nói hoặc viết có nối kết, sự xuất hiện tự nhiên… Theo ông PTDN bao quát được những vấn đề chung cho cả ngôn ngữ quy thức lẫn ngôn ngữ không quy thức, cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết (dẫn theo
Diệp Quang Ban [11; 160]
D Schiffrin 1994 cũng nhận xét rằng: “…PTDN vẫn còn là một tiểu lĩnh vực
mênh mông và ít nhiều còn mơ hồ của NNH” (Dẫn theo Nguyễn Hòa [43; 17]).
Có thể thấy rằng khái niệm PTDN còn mơ hồ như chính những nhận xét về
nó của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ Tuy vậy, có thể hiểu khái niệm này mộtcách đơn giản như những định nghĩa của G Brown & G Yule1983 Hai ông cho
rằng: "Nghành PTDN một mặt bao gồm việc nghiên cứu hình thức ngôn ngữ, tần
suất xuất hiện của chúng; mặt khác tính đến các nguyên lí nhận thức nói chung mà nhờ đó người ta hiểu được điều người ta đọc và nghe” (Samuel Butler [17; 11] và
khẳng định rõ: “PTDN nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức Như vậy,
không thể giới hạn nó trong việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ tách biệt với các mục đích hay chức năng mà các hình thức này được sinh ra để đảm nhận trong xã hội loài người [45; 97]; hay nói khác đi: nhà PTDN xử lí dữ liệu của anh ta như là
dữ kiện (VB) của một quá trình động, trong đó ngôn ngữ được sử dụng như một công cụ giao tiếp trong ngữ cảnh mà qua đó người viết / người nói thể hiện nghĩa
và đạt được ý định (DN) Từ dữ kiện này, nhà PTDN tìm cách mô tả các quy tắc
Trang 26trong ngôn ngữ được mọi người sử dụng để giao tiếp ý nghĩa và ý định [17; 51] Và
khi xem xét các vấn đề chính yếu của PTDN, hai ông tập trung đến những vấn đề
liên quan đến quy chiếu, và các vấn đề khái quát đến tính mạch lạc và tính quan yếu [17; 419].
R Fasold 1990 cho rằng: nghiên cứu DN là nghiên cứu mọi khía cạnh sử
dụng ngôn ngữ (dẫn theo Nguyễn Hòa [43; 26]).
D Numan cũng đưa ra một hướng nghiên cứu: PTDN liên quan đến việc
nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng: Để hiểu được con người có thể giao tiếp với nhau theo một cách thành công như thế nào, cần phải xem xét không những các từ xuất hiện trên mặt giấy, mà còn phải xem xét các kiến thức và các kĩ năng của bản thân người sử dụng ngôn ngữ [30; 134].
Sự phân biệt DN và VB kéo theo sự phân biệt PTDN với phân tích VB(PTVB) Dù có mối quan tâm chung là nhận diện những cái đều đặn và những khuônmẫu trong ngôn ngữ nhưng PTVB chỉ mới làm được một phần việc của PTDN, khi
PTVB đã xong nhiệm vụ thì PTDN vẫn tiếp tục với mục đích sâu hơn là nhằm vừa
chỉ ra vừa giải quyết mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với ý nghĩa và những mục đích được diễn đạt qua DN [30; 22] PTVB là sự nghiên cứu các phương thức
hình thức của ngôn ngữ để chỉ làm rõ đặc điểm hình thức của VB trong nội tại VB màthôi Còn PTDN dù nghiên cứu các phương thức tạo thành VB như thế nhưng mụcđích cuối cùng của công việc này lại là nhằm xem xét những mục đích và những chứcnăng mà vì chúng DN đã được tạo lập, cũng như cái ngữ cảnh mà trong đó DN đượctạo ra
Như vậy, PTVB xem xét các đặc điểm hình thức của ngữ cảnh ngoài ngônngữ, còn PTDN quan tâm tới mặt chức năng (Theo D Numan) Và có thể nói,PTVB là chặng đường đầu trong quá trình tiếp cận DN
Trong các quan điểm đa dạng, có phần phức tạp về PTDN hiện nay, địnhnghĩa theo cách hiểu dựa trên tổng hợp của nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban có thểxem là có nội hàm rõ rệt, tiện dụng nhất Chúng tôi hiểu PTDN theo định nghĩa này
và xin tóm lược lại như sau:
Trang 27PTDN là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói hoặc viết bậc trên câu (DN/ VB) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc
[11; 158])
Định nghĩa này đề cập đến yếu tố quan trọng nhất:
a Đối tượng khảo sát: tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (DN hay VB)
b Đối tượng nghiên cứu: tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ đó.Yếu tố này có nội dụng phong phú gồm những yếu tố nhỏ hơn:
(i) “Mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống” được hiểu qua hai khía cạnh:
- Ý nghĩa của các từ ngữ trong VB/ DN xét trong quan hệ giữa chúng vớinhau (ngữ cảnh trong VB) và trong quan hệ với ngữ cảnh bên ngoài
- Các hiện tượng thuộc liên kết (giữa các từ ngữ trong VB) và mạch lạc(giữa các từ ngữ trong VB và quan hệ với những cái hữu quan bên ngoài VB)
(ii) “Các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực” được giải thích ởphần tiếp theo đó “Ngôn vực” được hiểu rộng hơn phong cách học; nó thể hiệntrong tất cả các dấu vết của âm thanh, từ ngữ, chữ viết, những dấu vết có khả năngmang nghĩa hoặc mang một giá trị nào đó có thể nhận biết được (biện luân được),được gọi chung là các “dấu nghĩa tiềm ẩn” Các dấu nghĩa này thuộc về ba mặt vớicách hiểu vắn tắt như sau:
- Trường (field) là sự kiện tổng quát trong đó DN/VB hành chức, cùng vớitính chủ động có mục đích của người nói/người viết, gồm cả đề tài - chủ đề Nói vắntắt trường là tính chủ động xã hội được thực hiện
- Thức (mode) là chức năng của VB trong sự kiện hữu quan, gồm nói và viết,ứng khẩu và có chuẩn bị, các thể loại DN/VB, các phép tu từ… Nói vắn tắt, thức làvai trò của ngôn ngữ trong tình huống
- Không khí chung (tenor) phản ánh các kiểu trao đổi theo vai, gồm các quan
hệ xã hội thích ứng với các vai, quan hệ lâu dài nhất thời, giữa những người tham
dự cuộc tương tác Nói vắn tắt, không khí chung là các vai xã hội được trình diễn
Trang 28c Phương pháp tiếp cận là phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử dụng) Vàphân tích chủ yếu là đề hiểu (lí giải) cách sử dụng ngôn ngữ trong thực tế.
Cách hiểu trên mới chỉ đề cập đến PTDN như là một phương pháp nghêncứu không bàn đến tư cách “lí thuyết” của nó đề tiện làm việc Cho đến nay, vấn
đề còn lại của PTDN vẫn là sự thảo luận xem về thực chất phân môn mới củaNNH này chỉ là phương pháp nghiên cứu các DN hay là một lí thuyết hoàn chỉnhhay “phương pháp và lí thuyết có thể không tách rời nhau” Và tuy có ngườichuộng người không, trên thực tế PTDN vẫn phát triển và ngày càng được ứngdụng rộng rãi
Paul Gee 1990 nhận xét: “Có nhiều cách tiếp cận ngôn ngữ khác nhau,
không cách nào trong số đó, kể cả cách này (cách của tác giả Diệp Quang Ban) là đúng một cách độc nhất vô nhị” (dẫn theo Diệp Quang Ban [7; 163]) Tựu trung có
thể kể đến các đường hướng cơ bản sau đây:
1.2.1.1 Đường hướng dụng học (Pragmatics)
Đây là một đường hướng có đối tượng gồm ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp.Đường hướng này có hai nhánh Một nhánh dựa trên lí thuyết hành động nói của J
L Austin 1962 và J R Searle 1969 tập trung xem xét đến ý nghĩa của phát ngônnhư là các hành động chứa nội dung giao tiếp Nhánh thứ hai dựa trên tư tưởng của
H P Grice 1967 về hai căn cứ cơ bản của DH là ý nghĩa của người nói và nguyêntắc cộng tác Để giải mã được ý nghĩa của người nói, người nói và người nghe cầntuân thủ quy tắc cộng tác (bao gồm 4 qui tắc: lượng, chất, cách thức, yếu tố)
1.2.1.2 Đường hướng biến đổi ngôn ngữ (Language variation – LA)
Đối tượng chủ yếu của LA là tìm kiếm những đơn vị hay bộ phận của DNnằm trong những mối quan hệ hệ thống và khuôn mẫu với nhau (từ vựng, âm vị hay
cú pháp) Các ngữ vực chính là bằng chứng thừa nhận tính chất khả biến của ngônngữ Đường hướng này thừa nhận việc nhận diện và miêu tả DN hoặc thể loại của
DN không thể tách rời khỏi 3 yếu tố trường, thức và không khí M A K Halliday
là người đã xây dựng và phát triển phương pháp phân tích ngữ vực dựa trên việcmiêu tả hai khía cạnh của ngôn ngữ là người sử dụng và cách thức sử dụng
Trang 291.2.1.3 Ngôn ngữ học xã hội tương tác (Interactional soclo – linguistics – ISL)
Đây là một đường hướng chức năng có nguồn gốc từ cơ sở nhân chủng học,
xã hội học và NNH Đường hướng ISL nhìn nhận DN như là sự tương tác xã hội mà
ở đó việc cấu thành và thương lượng nghĩa được hỗ trợ bởi việc sử dụng ngôn ngữ.Đối tượng cụ thể của ISL là mối quan hệ giữa việc sử dụng ngôn ngữ trong tươngtác xã hội
1.2.1.4 Phân tích hội thoại (Conversation analysis – CA)
Phân tích hội thoại là đường hướng PTDN thông qua việc nghiên cứu cấutrúc của các cuộc hội thoại, tức là phân tích cách thức tổ chức hội thoại với đốitượng là các phát ngôn cụ thể trong giao tiếp CA có thể giúp ta hiểu rõ thêm cơ chếhoạt động của DN (hội thoại)
1.2.1.5 Đường hướng dân tộc giao tiếp (Ethnography of communication – EC)
Được khởi sướng bởi Dell Hymes 1972, đường hướng này có mục tiêu chính
là nghiên cứu năng lực giao tiếp (bao gồm kiến thức về xã hội, tâm lý, văn hóa vàngôn ngữ) thể hiện qua các mô hình hay cấu trúc giao tiếp
1.2.1.6 PTDN trong tâm lí học xã hội (Discourse analysis in social psychology DASP)
Đây là một đường hướng phát sinh từ lĩnh vực tâm lí học xã hội Mục đích củađường hướng này là ứng dụng những ý tưởng của PTDN trong nghiên cứu tâm lí xãhội: ngôn ngữ đã được cấu thành hay sử dụng như thế nào để thực hiện những ý địnhcủa người giao tiếp trong lĩnh vực tâm lí xã hội
1.2.1.7 PTDN phê bình: sẽ được trình bày cụ thể ở mục 1.3
1.2.1.8 Đường hướng giao tiếp liên văn hóa (Inter-cultarul communication-IC)
IC đặt nhiệm vụ nghiên cứu tác động của văn hóa đối với giao tiếp liên vănhóa Đường hướng này có đối tượng là DN của những con người đến từ các nền vănhóa và ngôn ngữ khác nhau
1.2.1.9 Ngoài ra, Nguyễn Hòa còn đề xuất đường hướng chức năng PTDN tích hợp – Integrated (Nguyễn Hòa dịch là tổng hợp)
Phương pháp PTDN tích hợp (Integrated method) phân tích toàn bộ mộtchỉnh thể DN dựa trên mạch lạc Phương pháp đề ra được gọi là tích hợp vì mạch
Trang 30lạc thực sự là một hàm hay tích hợp của rất nhiều biến như tính tổ chức, liên kết vàtính quan yếu, trong đó tính quan yếu rất được coi trọng.
Nhìn chung, các đường hướng PTDN trên được xây dựng trên cơ sở nhữngphương pháp luận hay những khung lí thuyết khác nhau, có những khác biệt nhấtđịnh về tiền đề, khái niệm và phương pháp PTDN trên được sử dụng Tuy vậy,chúng đều nhìn nhận ngôn ngữ như công cụ của một quá trình tương tác tạo nghĩa
Dù có xuất phát trên căn cứ nào đi nữa thì các đường hướng PTDN cũng đặt trọngtâm nghiên cứu là ngôn ngữ hành chức trong quan hệ với ngữ cảnh
Các đường hướng này hoặc lấy cấu trúc làm xuất phát điểm rồi đi đếnchức năng (đường hướng phân tích hội thoại, biến đổi ngôn ngữ) hoặc ngược lại,lấy chức năng làm cơ sở rồi cũng phải giải quyết cấu trúc (dụng học, dân tộc họcgiao tiếp, xã hội học tương tác, giao tiếp liên văn hóa) Sự liên kết giữa chứcnăng và cấu trúc là cần thiết cho lí luận PTDN: sự phân tích cấu trúc DN dẫn đếnviệc xác định chức năng và chức năng được phân tích trong DN được thể hiệnhóa về mặt ngôn ngữ theo những cách thức tạo ra cấu trúc (D.Schiffrin) (Dẫntheo Lê Thùy Giang [17; 24]
Tóm lại, mỗi đường hướng có hệ thống phương pháp đặc thù, song đều phântích việc sử dụng hệ thống và chức năng của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp xãhội trên những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể và có những
ý nghĩa quan trọng trên con đường tiếp cận DN
1.2.2 Vai trò của ngữ cảnh (Context) trong PTDN
Có thể thấy rằng, tất cả các đường hướng PTDN đều coi ngữ cảnh như mộtnhân tố cốt yếu trong việc tạo và hiểu DN Bởi lẽ, chức năng giao tiếp của ngôn ngữkhông xảy ra trong một chân không mà được hiện thực hóa trong một ngữ cảnh nhấtđịnh Tuy nhiên, nội hàm của thuật ngữ này có nhiều điểm còn chưa rõ [24; 1] vàđược hiểu theo nhiều cách mơ hồ
J.C Catford để làm rõ về “ngữ cảnh” đã phân biệt “ngữ cảnh” (context) và
“đồng VB” (co-text): thuật ngữ “ngữ cảnh” dùng để chỉ các yếu tố ngoài ngônngữ có vai trò đối với việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ; Còn các yếu tố ngôn ngữ
Trang 31được gọi là đồng VB mà M A K Halliday gọi là ngôn cảnh (dẫn theo DiệpQuang Ban [17; 80]).
D Numan cho rằng Ngữ cảnh quy chiếu về tình huống gây ra DN và tình
huống trong đó DN được gắn vào [30; 22] Ông chia nghiên cứu thành hai loại: ngữ
cảnh ngôn ngữ - ngôn ngữ bao quanh và đi kèm với sản phẩm DN đang được phântích và thứ hai là ngữ cảnh phi ngôn ngữ hoặc cảnh ngữ thuộc về kinh nghiệm màtrong đó DN xảy ra Các ngữ cảnh phi ngôn ngữ gồm có: kiểu loại của sử dụng giaotiếp; đề tài, mục đích của sự kiện; bối cảnh: vị trí, thời gian trong ngày…
G Brown & G Yule còn gọi ngữ cảnh mà trong đó DN tồn tại là ngữ cảnh
mở rộng Vì nó luôn thay đổi và được tái tạo ra trong quá trình giao tiếp, luôn được
bổ sung thêm các yếu tố mới
Nguyễn Hòa cho rằng khi xét đến các đường hướng PTDN, về cơ bản ngữcảnh là sự tích hợp của 3 yếu tổ: kiến thức, tình huống, VB ở các mức độ khácnhau và không có đường hướng nào có thể thiếu một trong ba yếu tố trên
Tóm lại, ngữ cảnh là một khái niệm rất quan trọng trong lí luận PTDN: nóchính là một trường hoạt động của hệ thống kí hiệu ngôn ngữ Ngữ cảnh có thể làkiến thức nền (văn hóa, xã hội), là tình huống hay chính là VB Ngữ cảnh cũng liênquan đến ba mô hình giao tiếp: mô hình tương tác, mô hình kí hiệu và mô hình suy
ý, gắn với từng đường hướng PTDN cụ thể
Theo Diệp Quang Ban, có thể hiểu chung nhất về ngữ cảnh, xét trong quan
hệ với ba bậc liên quan đến hệ thống ngôn ngữ là:
- Ngữ cảnh ngữ âm là chu cảnh ngữ âm của một yếu tố ngữ âm nào đó
- Ngữ cảnh từ ngữ là những từ ngữ chung quanh từ ngữ đang xét và quyếtđịnh ý nghĩa của từ ngữ đang xét, cho nên nó cũng được gọi là đồng VB (co-text)
- Hai kiểu ngữ cảnh trên đều nằm bên trong lời nói, nên chúng được gọichung là ngữ cảnh (thuộc) phát ngôn để phân biệt với kiểu ngữ cảnh sau đây:Ngữ cảnh (thuộc) tình huống là những gì liên quan đến môi trường bên ngoài ngônngữ của VB (DN, phát ngôn, hoặc những thông tin phi ngôn ngữ, có đóng góp vào ýnghĩa của VB)
Trang 32Ngoài ra, còn có ngữ cảnh văn hóa Việc xem xét ngữ cảnh văn hóa giúp làmsáng tỏ những nét văn hóa như thói quen, thể chế… của cộng đồng, của lớp ngườicủa xã hội trong một miền đất nào đó, ở một thời đại nào đó.
Tóm lại, PTDN là cách thức phân tích ngôn ngữ đối với những cấu tạongôn ngữ lớn hơn câu nhằm giải thích DN từ nhiều phương diện PTDN có nhiềuđường hướng khác nhau như: DH, Phân tích hội thoại, PTDN phê bình,… Cácđường hướng này đều đặt trọng tâm nghiên cứu là ngôn ngữ hành chức trong quan
hệ với ngữ cảnh Ngữ cảnh là yếu tố cực kì quan trọng trong PTDN
1.3 Sơ lược về PTDNPB (Critical Discourse Analysis)
1.3.1 Cách hiểu về PTDNPB
Trước hết, một số nét chính về nguồn gốc, khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ
cụ thể của PTDNPB được khái quát như sau:
Tuy ra đời muộn hơn trong PTDN, vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX,nhưng PTDNPB đã gây được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học trong suốtthập niên qua Các tác giả có nhiều đóng góp là N Fairclough, T van Dijk, R.Wodak và L Chouliaraki PTDNPB được xem là một đường hướng PTDN mới vàrất đáng chú ý vào thời điểm nó ra đời với việc nhận thức DN không những như làthực tiễn và tập quán xã hội mà đồng thời còn là sự phản ánh thực tiễn đó
PTDNPB có nguồn gốc trong hùng biện học cổ điển, trong NNH VB vàNNH – xét trong NNH ứng dụng, trong phê bình ngôn ngữ và DH, trong phê bìnhvăn học, trong triết học mác-xit và trong đường lối Lê-nin-nit về đấu tranh giaicấp…
PTDNPB có cùng quan điểm với triết học Mác về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và tư duy Khi thực hiện, PTDNPB phải đứng vững trên một quan điểm và
Trang 33của con người và của các thể chế đến nghĩa của VB (DN) Và có thể nói PTDNPB
có tính định kiến và không khách quan
Điều kiện đầu tiên của PTDNPB như đã nói là phải có một quan điểm vững
chắc, thích hợp với từng sự việc cụ thể và không kém phần quan trọng là phải có thiện chí [8; 48].
PTDNPB không có một khung lí thuyết xác định và nó: chủ trương sử dụng
các khung lí thuyết đã có, nhất là lí thuyết ngữ pháp chức năng của Halliday (dẫn
theo Nguyễn Hòa [45; 39])
PTDNPB có thể được hiểu là các nghiên cứu có phê bình tức là PTDN với một
thái độ và tập trung vào các vấn đề xã hội, nhất là vai trò của DN trong việc tạo ra và tái tạo sự lạm dụng quyền lực và thống trị (T.van Dijk 2001); và xét về bản chất của
DN với tư cách là ngôn ngữ hành chức, có thể xem PTDNPB cũng là phân tích ngôn
ngữ hành chức trong mối quan hệ với quyền thế, hệ tư tưởng, và các mối quan hệ xã hội khác (dẫn theo Nguyễn Hòa [44; 14]).
Tương tự, N.Fairclough 1995 cho rằng: "về thực chất, PTDNPB sự phân tích
việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ, siêu cấu trúc DN cũng như cách thức tương tác được thực hiện (dẫn theo Nguyễn Hòa [45; 160]).
Về đối tượng của PTDNPB, L.Chouliaraki & N.Fairclough 1999, coi
PTDNPB là một bộ phận của khoa học xã hội phê bình, một số người khác lại coi đó
là vấn đề quyền thế và hệ tư tưởng được thể hiện trong DN (dẫn theo Nguyễn Hòa [43; 19]); Theo Nguyễn Hòa, PTDNPB cần được mở rộng hơn theo hướng nghiên
cứu các mối quan hệ xã hội thường là không bình đẳng như sự phân biệt chủng tộc, giới tính, quan hệ giữa các tầng lớp xã hội [44; 13] Nhưng đối tượng chính của
PTDNPB là DN chứ không phải là quan hệ xã hội
Nói chung, PTDN, nhất là PTDNPB quan tâm là hiệu quả của việc sử dụng
ngôn ngữ trong đời sống xã hội, xác nhận bản thân ngôn ngữ là thực tiễn xã hội, là một bộ phận quan trọng trong đời sống hiện thực của xã hội, gắn liền với các tầng lớp xã hội, các hệ tư tưởng và với quyền lực (theo Diệp Quang Ban [8; 46] Các
kiểu cấu trúc, các từ ngữ, các lời lẽ là cơ sở để người phân tích có thể biện luậnđược thái độ và các quan hệ xã hội
Trang 34Tóm lại, PTDNPB tìm hiểu thái độ và các mối quan hệ của các tầng lớp xã hội,
là những cái có thể biện luận được (có cơ sở logic) từ các cấu trúc, các từ ngữ, các lời
lẽ có mặt trong DN Theo Thomas Huckin, PTDNPB khác với PTDN vốn có từ trước
ở 6 mặt chính sau đây (Dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 47]):
- PTDNPB có tính nhạy cảm ngữ cảnh rất cao
- PTDNPB cho thấy mối quan hệ giữa ba bậc phân tích sau với nhau: 1 VB;
2 Hoạt động thực tế biện luận được dùng được tạo ra và hiểu VB đó; 3 Ngữ cảnh
xã hội rộng lớn bao trùm lên VB
- PTDNPB có đối tượng nghiên cứu hay nội dung nghiên cứu là các vấn đềquan trọng của các tầng lớp xã hội, các mặt văn hóa, chính trị, xã hội… trọng yếu
- PTDNPB không chỉ mô tả các hoạt động thực tiễn xã hội không đẹp màcòn chỉ trích các hiện tượng đó
- PTDNPB cho rằng: các khái niệm của nhân dân về hiện thực là được kiếntạo nên thông qua sự tương tác với những người khác trong việc sử dụng ngôn ngữ
và các hệ thống kí hiệu khác PTDNPB mong muốn đến với người đọc rộng rãi chonên cố gắng tránh những từ ngữ quá hàn lâm, những cách diễn đạt quá rắc rối
- PTDNPB đòi hỏi phải xem xét DN trong quan hệ với ngữ cảnh tình huống(như các yếu tố văn hóa, xã hội và tư tưởng)
Như vậy, PTDNPB thể hiện sự khác biệt với PTDN truyền thống vốn bỏ
qua các khía cạnh hệ tư tưởng, quan hệ, quyền thế thuộc về ngữ cảnh Nói chung,
nếu PTDN chủ yếu đặt mọi hiện tượng ngôn từ vào trong ngữ cảnh tình huống để phân tích, thì PTDNPB không chỉ dừng lại ở ngữ cảnh tình huống mà còn quan tâm đến cả thực tế hoạt động xã hội, các lớp người khác trong xã hội và đòi hỏi ở người phân tích một ý thức xác định và một thiện chí [11; 174]
Bởi lẽ, ngữ cảnh tình huống (bao gồm các yếu tố tâm lí, chính trị, văn hóa, tưtưởng) đóng một vai trò cốt yếu trong lí luận của PTDNPB nên phương pháp củaPTDNPB sẽ mang tính liên ngành
PTDNPB có 5 xu hướng chính:
(1) Đường hướng PTDNPB Duisburg của Đức dựa trên lí thuyết hoạt độngcủa D.Leontjev với đại diện là S Jager;
Trang 35(2) Đường hướng PTDNPB nhận thức - xã hội với đại diện là T van Dijk(3) Đường hướng PTDNPB theo quan điểm lịch sử với đại diện là R.Wodak;(4) Đường hướng PTDNPB xã hội học vi mô với đại diện là R Scollon;(5) Đường hướng PTDNPB dựa trên chức năng hệ thống của M.A.K.Halliday với đại diện là N Fairclough.
Các đường hướng trên về cơ bản có sự thống nhất về cách tiếp cận củaPTDNPB Trong đó, N Fairclough 1989 đưa ra một mô hình sơ khảo được nhiềungười ủng hộ - cách tiếp cận theo “ba chiều đo” đối với DN trên cơ sở quan niệm
DN cũng có “ba chiều đo”
Ngoài ra, Nguyễn Hòa còn đưa ra đường hướng PTDNPB tích hợp dựa trên
sự tích hợp các tư tưởng của các tác giả trên và M.A.K Halliday
PTDNPB mặc dù quan tâm đến các vấn đề xã hội được thể hiện trong DNnhưng nó được tiến hành trên căn cứ NNH Đặt DN với tư cách như hành động xã
hội, thực tiễn xã hội và tập quán xã hội, PTDNPB không chỉ miêu tả DN, mà còn
giải thích DN đã được kiến tạo như thế nào và vì sao nó tồn tại và hoạt động như vậy [44; 13] Theo đó, nhà PTDNPB miêu tả các hình thức ngôn ngữ, cấu trúc và sự
tổ chức ở mọi cấp độ ngôn ngữ như ngữ âm, âm vị học, từ vựng - ngữ nghĩa, cúpháp và cấu trúc DN nhưng với mục đích lột tả xem chúng đã được sử dụng như thếnào trong các tập quán tạo và hiểu DN, và tập quán văn hóa - xã hội để xác lập, duytrì hay bảo vệ quyền lực và quan hệ xã hội, để ảnh hưởng và dẫn đến thay đổi hiệnthực xã hội
Mặt khác, coi trọng tính kí hiệu của DN, PTDNPB tiến hành phân tích ngônngữ - phương tiện thể hiện, hợp thức hóa các vấn đề xã hội
PTDNPB quả thật rất thích hợp để áp dụng triệt để các tư tưởng chính của ngữpháp chức năng hệ thống Do đó, chúng tôi rất quan tâm và đồng tình với phươngpháp PTDNPB dựa trên ngữ pháp chức năng hệ thống của N Fairclough Dưới đây lànội dung tóm lược về phương pháp rất đáng chú ý này:
Ông quan niệm DN có “ba chiều đo” là:
(i) VB (hiểu là sản phẩm ngôn ngữ của các quá trình biện luận được, vô luận
nó thuộc dạng viết hay dạng nói)
Trang 36(ii) Thực tế của DN.
(iii) Thực tế văn hóa - xã hội: bao gồm một số bậc: bậc tình huống trực tiếp,bậc thể chế hay tổ chức rộng hơn và bậc tầng lớp xã hội
Trên cơ sở đó, ông đưa ra cách tiếp cận “ba chiều đo” của PTDNPB Đó là
ba hình thức phân tích tách rời nhau theo kiểu cái nọ lồng vào cái kia:
(i) Phân tích ngôn ngữ các VB (nói hoặc viết)
(ii) Phân tích thực tế DN (các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ).(iii) Phân tích các sự kiện biện luận được như là những trường hợp cụ thể củathực tế văn hóa - xã hội
Cách tiếp cận ba chiều đo của N Fairclough được hình dung như lược đồ sauđây (Hình 1.3):
Hình 1.3: Lược đồ cách tiếp cận ba chiều đo của N Fairclough
(dẫn theo Diệp Quang Ban [11; 68])
Phương pháp PTDN ở đây miêu tả mặt ngôn ngữ của VB bằng ngôn ngữ, tìmhiểu mối quan hệ giữa các quá trình biện luận được (quá trình sản xuất và quá trìnhhiểu) và DN đó và giải thích mối quan hệ giữa các quá trình biện luận được và các
Thực tế văn hóa xã hội
Quá trình sản xuất văn bản
Quá trình tìm hiểu
Thực tế diễn ngôn
Tìm hiểu (Thực hiện quá trình phân tích)
Giải thích (phân tích mặt xã hội)
Trang 37Đóng một vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ ba bước nêu trên là người tạo
DN và tiếp nhận DN Muốn hiểu DN, người tiếp nhận phải sử dụng đến các nguồn lựccủa mình để luận giải xem người tạo DN đã hoạt động như thế nào Tất nhiên là trong
toàn bộ quá trình này, hệ tư tưởng, thái độ và chính kiến của người phân tích là một
yếu tố không thể bỏ qua được [45; 170].
Tóm lại, cách tiếp cận của N Fairclough là một gợi ý quý báu, rất đáng đượccoi trọng đối với những người quan tâm đến PTDNPB Chúng tôi tin rằng vớinhững thao tác khoa học, hợp lí, nó có khả năng mang lại những kết quả nghiên cứu
Thứ hai, là ứng dụng của PTDNPB vào việc giảng dạy ngôn ngữ nhằm nângcao ý thức sử dụng ngôn ngữ cho người đọc PTDNPB giúp cho việc hướng ngườiđọc hiểu và nhận xét những bài viết về những vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội
Trang 38thường nhật trong đời sống cộng đồng.
Đối với người bình thường, PTDNPB giúp nhận ra được cái hay, cái đẹp, cáitinh tế của cái ngôn ngữ phát triển mà họ hằng dùng, trong ý nghĩa đó, PTDNPB làmột công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao văn hóa ngôn ngữ cho cộng đồng
Hơn nữa, hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện rất rõ ràng trong ngônngữ nghệ thuật, và đây chính là chỗ có thể ứng dụng PTDNPB một cách rộng rãi và
có ích đối với việc khai thác ngữ liệu mang tính nghệ thuật dưới mọi thể loại Nói
chung, PTDNPB có tác dụng đáng kể đối với việc hiểu và tạo ngôn ngữ nghệ thuật
một cách vững chắc [8; 52] Chẳng hạn, có thể sử dụng PTDNPB vào việc tìm hiểu
tư tưởng tác giả trong quan hệ với thời đại qua tác phẩm, nhận xét về cách xây dựngnhân vật trong văn chương, những thực thể đậm sắc màu tư tưởng - văn hóa của cáctầng lớp xã hội cụ thể trong một thời đại cụ thể; bình giá về cách sử dụng ngôn từphục vụ tư tưởng nghệ thuật
Như vậy, PTNPB là một lợi khí cho mọi sự hoạt động có sử dụng ngôn từ.Mang nhiều điểm khác biệt so với PTDN truyền thống, PTDNPB là đường hướngPTDN rất đáng được quan tâm với việc phân tích ngữ liệu cụ thể trong VB, hiểu
VB trong mối quan hệ với ngữ cảnh vật lí, ngữ cảnh văn hóa - xã hội Hiện nay, cónăm xu hướng chính trong việc PTDNPB Trong đó, cách tiếp cận theo ba chiều đođối với DN của N Fairclough được tán thành hơn cả PTDNPB sẽ giúp giải mãđược không ít các hiện tượng thú vị, các vấn đề còn “để ngỏ” của các tác phẩmnghệ thuật, giúp đi sâu vào những nội dung tư tưởng - chính trị, đạo đức - văn hóa,trong tác phẩm nghệ thuật bằng con đường biện luận trên cơ sở các kí hiệu biệnluận được, bởi lẽ tác phẩm nghệ thuật không tách rời khỏi đời sống chính trị - xã hội
- văn hóa thực tế của từng giai đoạn lịch sử Tuy nhiên, do PTDNPB là một đườnghướng có thái độ, mang tính chủ quan, để tránh tạo những sản phẩm tư duy lệch lạc,duy ý chí, người phân tích cần đứng trên một lập trường kiên định và có thiện chí,tất nhiên là luôn cần bám sát ngữ cảnh trong quá trình nghiên cứu
Trang 39Tiểu kết chương 1
Tóm lại, để có những cơ sở lí thuyết nền tảng cho quá trình PTDN trong chươngnày, chúng tôi tập trung làm rõ khái niệm DN - đối tượng trực tiếp của việc phân tích,cùng với những đặc trưng cơ bản của nó DN là cái được tạo ra trong sự kiện nói DN
có ngoại biên rộng hơn VB DN có đặc trưng: tổ chức về mặt hình thức và tổ chức vềmặt nghĩa; DN có quan hệ chặt chẽ với tình huống vật lí và văn hóa - xã hội; Cơ sởhình thành DN là mạch lạc và DN có thuộc tính phong cách (hay ngôn vực)
Tác phẩm "Người ngựa và ngựa người" - đối tượng nghiên cứu của luận văn,
thuộc tiểu ngôn vực văn học hiện đại, thể loại truyện ngắn, thuộc về DN văn chương
Do đó, chúng tôi cũng đề cập đến DN thuộc ngôn vực văn chương với những đặcđiểm riêng biệt như tính hình tượng, tính điển hình và tính cá thể hóa cao… Và ngoàinhững đặc trưng chung của DN, "Người ngựa và ngựa người" còn mang đậm dấu ấncủa nền văn hóa, văn học dân tộc, đặc biệt là nền văn hóa Việt Nam giai đoạn đầu thế
kỉ XX và dấu ấn của phong cách tác giả
Xác định trọng tâm luận văn và vận dụng lí thuyết PTDN vào nghiên cứumột vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, chúng tôi cũng đã tậptrung tổng hợp lại một số những nội dung cơ bản về PTDN cần thiết cho việc triểnkhai đề tài; Khi PTDN cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì? Vai trò của ngữ cảnhtrong PTDN… Các đường hướng PTDN như DH, phân tích hội thoại, nghiên cứuvăn hóa, lịch sử cũng được chúng tôi đề cập đến bởi thành tựu của các đường hướngnày cần được vận dụng để PTDN "Người ngựa và ngựa người"
Đặc biệt, với việc dành riêng cho PTDNPB một mối quan tâm đặc biệt, chúngtôi đã hàm ý rằng luận văn này hướng trọng tâm đến cách giải quyết vấn đề của đườnghướng này Đó là cách phân tích mang đậm yếu tố cá nhân của người giải thích trongmột thời điểm cụ thể với một lập trường vững chắc và có thiện chí Ngữ cảnh ở đâycũng được mở rộng, không chỉ là ngữ cảnh tình huống mà là ngữ cảnh văn hóa - xãhội Việc phân tích diễn ra theo ba bước: miêu tả, hiểu và giải thích
Vận dụng những kiến thức tổng quát trên, chúng tôi thực hành PTTP "Người
ngựa và ngựa người" từ góc độ PTDN, chủ yếu là PTDNPB Nội dung cụ thể của
quá trình phân tích sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo của luận văn
Trang 40Chương 2
BỐ CỤC- THỜI GIAN- NHÂN VẬT- LẬP LUẬN- CÁCH DÙNG NGÔN
NGỮ- KÍ HIỆU HỌC XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM "NGƯỜI NGỰA VÀ NGỰA NGƯỜI"
"Người ngựa và ngựa người " là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Công Hoan, đãđược in trong nhiều tuyển tập Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc, thể hiện rõphong cách "truyện ngắn Nguyễn Công Hoan" Truyện viết ngày 11/2/1931 (đúng ngày
24 Tết Canh Ngọ) Có thể hình dung, sau khi tiễn ông Táo về trời, nhà văn xúc động khinhìn thấy những anh phu kéo xe, những chị em buôn thúng bán bưng tất tả chạy hàng tếttrên đường khuya hay mờ sớm mưa lạnh mà viết ra câu chuyện về cuộc “kỳ ngộ” của haicảnh đời bất hạnh: anh phu kéo xe (người ngựa) đêm ba mươi tết, chạy gắng kiếm thêmbát gạo cho vợ con, không ngờ gặp phải “món hàng” là "cô ả ăn sương” (ngựangười) ế khách!
Đêm ba mươi, vào lúc thiên hạ cúng ông bà, tổ tiên, có mấy ai xuất hành vàkhách làng chơi nào lại đi tìm “món hàng” ấy Vậy mà, anh phu xe và cô gái giang
hồ vẫn phải ra đường kiếm miếng ăn! Hai kẻ nghèo cùng đường gặp nhau như là sựtất nhiên chứ chẳng phải do nhà văn sắp đặt Ông chỉ khéo đưa nhân vật dạo quanhkhắp phố phường Hà Nội, để họ dần dần tự bộc lộ hoàn cảnh và tính cách của mình
Anh phu xe từ đầu đã sớm dành được thiện cảm của người đọc bởi cảnh ngộ
thật đáng thương: “Anh ấy vừa mới ốm dậy, một trận ốm tưởng mười mươi chết,
thành ra không những mất một dịp kiếm tiền vào lúc cuối năm, mà bao nhiêu tiền dành dụm trong bấy lâu, sạch sành sanh cả(12)” Vậy mà “từ chiều đến bây giờ, anh ấy mới được có hai hào chỉ!(14)” "Cô ả ăn sương” vào vai bà khách, vốn quen
ngụy trang bằng son phấn và giả dối, nên ra dáng một quý bà, kênh kiệu mà keokiệt; anh phu xe đòi một giờ 6 hào, khách chỉ trả 2 hào; sau khi lòng vòng hết phốnày sang phố khác, mặc dù trong túi không một xu dính túi vẫn khéo lừa được anh
phu xe: “Anh có hào lẻ không, cho tôi vay mấy hào, chốc nữa tôi giả cả đồng cho
tiện(66)” Vay được tiền, “bà khách vào hiệu, mua gói thuốc lá, bao diêm, còn tiền mua cả hạt dưa để cắn(68)” Xem cách cô ả định trả tiền cho anh phu xe về sau thì
không hẳn cô đã có ý lừa gạt; cô hy vọng sẽ gặp khách, sẽ kiếm được tiền bằng cái