1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án một số tác phẩm của nam cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học

34 810 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

VỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN LĂNG MỘT SỐC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC chuyên ngành : Ngôn ngữ học ứng dụng Mã số: 62 22 01 05 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Diệp quang Ban Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp học viện , họp tại Học Viện khoa học Xã hội Số 477 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi…… giờ… ngày ……. Tháng … Năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia Hà nội - Thư viện học viện khoa học xã hội-Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việc chọn đề tài này trước hết là do sự chuyển hướng trong ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học. Ngôn ngữ học trong từ nửa sau thế kỉ XX đã chuyển mạnh sang nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ, và xuất hiện các lí thuyết mới: Dụng học, Phân tích Diễn ngôn, Phân tích diễn ngôn phê bình, mở ra con đường mới cho nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật. Về nghiên cứu văn học, từ trước tác phẩm văn học thường được quan tâm theo quan điểm cấu trúc luận và kí hiệu học. Gần đây người ta đã nói đến sự nối kết giữa ngôn ngữ học và văn học thông qua tên gọi là Phê bình ngôn ngữ học (đặt trong quan hệ với tên gọi quen thuộc Phê bình văn học). Sự nối kết này đòi hỏi người phân tích tác phẩm văn học phải chứng minh các nhận xét của mình bằng những chứng cứ có mặt hoặc có thể suy diễn (discursive) được từ ngữ liệu cụ thể, cùng với sự chú ý thích đáng đến ngữ cảnh, gồm ngữ cảnh vật lí (không gian, thời gian, đồ vật ) và ngữ cảnh xã hội-văn hoá (tính cộng đồng, tập tục, thể chế ). Sự chuyển hướng kể trên thúc đẩy việc tìm hiểu có cơ sở ngôn ngữ học vững chắc đối với 2 tác phẩm được chọn của Nam Cao. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (hay Lịch sử nghiên cứu vấn đề) 2.1. Các công trình nghiên cứu lí thuyết có nguồn gốc nước ngoài Về mặt lí thuyết trên bình diện quốc tế, các vấn đề cơ sở của ba bộ phận Dụng học (DH), Phân tích diễn ngôn (PTDN), Phân tích diễn ngôn phê bình (PTDNPB) đã được khai phá từ nửa sau thế kỉ XX và đầu XXI. 2.2. Các công trình nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam Ở Việt Nam, DH ra đời được du nhập vào Việt Nam cuối những năm 70 đầu 80 với loạt bài của nhà nghiên cứu Hoàng Phê, và nở rộ vào thập niên 90 với hai nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân; tiếp theo, PTDN và PTDNPB xuất hiện vào đầu thế kỉ XXI. Công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ (không kể bậc thạc sĩ) liên quan đến DH đã khá nhiều về số lượng và rộng về đề tài. Công trình nghiên cứu liên quan đến PTDN và PTDNPB thuộc bậc tiến sĩ còn ít. 1 3. Phạm vi và đối tượng khảo sát 3.1. Phạm vi các vấn đề được khảo sát DH và PTDN (kể cả PTDNPB) lấy mọi diễn ngôn (nói và viết) làm đối tượng, nên đề tài và vấn đề rất rộng. Về DH có những vấn đề liên quan đến hội thoại như hành động nói, cộng tác trong cuộc thoại, các kiểu nghĩa trong lời thoại, phép lịch sự, những vấn đề liên quan đến văn hoá. Về PTDN có những vấn đề về tính liên kết, tính đa dạng của hiện thực được phản ánh, ngữ cảnh tình huống, thể loại diễn ngôn, phong cách chức năng, phong cách cá nhân, các hiện tượng thuộc xã hội, văn hoá, dân tộc. 3.2. Đối tượng khảo sát Tác giả Nam Cao là người đã được đánh giá cao thống nhất trên văn đàn. Tác phẩm truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn được chọn do: (a) cả hai đều có vị trí thích đáng trong Văn học của nhà trường, kể cả bậc đại học; (b) đề tài có giá trị về xã hội-văn hoá của thời đại (nông dân và giáo chức tiểu tư sản ở Việt Nam đầu thập kỉ 40 thế kỉ XX), không gian là thôn và ngoại thành Hà Nội, thời gian là ngay trước Cách mạng 1945); (c) có giá trị về sử dụng ngôn ngữ: Chí Phèo, với tư cách truyện ngắn (ngôn ngữ súc tích, nhiều đối thoại, nhiều hành động vật lí, kịch tính cao), Sống mòn, với tư cách một tiểu thuyết (nhiều chương hồi, nhiều lớp nhân vật, tâm lí nhân vật phức tạp, tính triết lí cao ) 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là góp phần gợi mở cách thức cụ thể trong việc ứng dụng các thành tựu của vài bộ môn lí thuyết mới như PTDN và DH vào việc phân tích ngôn ngữ văn chương tại Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: (a) Cố gắng chứng minh với cơ sở ngôn ngữ học tính đúng đắn của những nhận định đã có về các tác phẩm được khảo sát. (b) Hơn nữa, bằng các chứng cứ ngôn ngữ có trong tác phẩm, phát hiện những điểm mới trong nội dung tác phẩm và ngôn ngữ của tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu Phân tích một diễn ngôn cụ thể đề cập tất cả những gì xuất hiện trong diễn ngôn (nói hay viết). (Bao gồm cả thế giới vật chất lẫn thế giới tinh thần có mặt trong diễn ngôn và cả của người tạo ra diễn ngôn). Với phạm vi rộng lớn như vậy, phương pháp của phân tích diễn ngôn được ví như “chiếc ô” che trùm lên nhiều phương pháp cụ thể hữu quan khác, trong đó có Dụng học. Sau đây là một số phương pháp cụ thể (X. chi tiết tại Chương 1). 2 (1) Hướng dụng học: Đối tượng: ý nghĩa, ngữ cảnh, giao tiếp. (2) Hướng biến đổi ngôn ngữ: Coi trọng mặt “phong cách chức năng” của diễn ngôn, và chính tình huống giao tiếp quy định nó. (3) Hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác: Tập trung ở quan hệ tác động lẫn nhau giữa ngôn ngữ, văn hoá và xã hội. (4) Hướng dân tộc học giao tiếp (cũng được gọi là dân tộc học nói năng. Theo D. Hymes 1972, hướng này gồm 8 đề mục (x. Chương 1) (5) Hướng phân tích hội thoại: Cách tiếp cận sử dụng hệ thống thuật ngữ của phân tích hội thoại. Có 2 khuynh hướng được giới thiệu ở Việt Nam: (a) khuynh hướng Mĩ-Anh, có trước; (b) khuynh hướng Thuỵ Sĩ-Pháp, có sau. Khuynh hướng (b) được giới thiệu vào Việt Nam trước. Luận án này theo cach phân tíh của khuynh hướng (a). (6) PTDN trong tâm lí học xã hội: Ứng dụng PTDN vào việc nghiên cứu tâm lí xã hội để tìm hiểu các ý tưởng của PTDN trong nghiên cứu tâm lí xã hội. (7) Hướng giao tiếp giao văn hoá: Có nhiều ý nghĩa và ứng dụng đối với việc học và dạy ngôn ngữ thứ hai, đối chiếu ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ. (8) Phương pháp PTDN tích hợp: Hợp nhất các phân tích của từng hợp phần có thể phối hợp tốt với nhau vào việc phân tích một diễn ngôn cụ thể. Hai tác phẩm được chọn từ Nam Cao sẽ được phân tích theo kiểu tích hợp này. 7. Giả thuyết nghiên cứu Ứng dụng các phương pháp của PTDN và DH sẽ xác định được: (a) bố cục của tác phẩm; (b) xác lập quan hệ giữa các nhân vật từ quan điểm ngữ cảnh xã hội-văn hoá; (c) chức năng của các nhân vật theo cách hiểu của Propp; (d) các kiểu quan hệ nghĩa giữa các bộ phận trong từng tác phẩm; (e) các lời thoại cuộc thoại (theo hướng của Mĩ); (f) một số lập luận trong lời thoại của nhân vật; (g) các ngôn từ giữ vai trò ‘kí hiệu học xã hội’; (h) những cách sử dụng ngôn ngữ có nhiều giá trị của tác giả 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận án gồm ba chương: Chương 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC Chương 2: TRUYỆN CHÍ PHÈO TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC 3 Chương 3: TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC Chương 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC Với tên gọi có chứa từ phân tích, vấn đề chủ yếu của Phân tích diễn ngôn (PTDN) là phương pháp phân tích ngữ liệu, và đây cũng là đường lối lí thuyết của PTDN. Cách tiếp cận diễn ngôn từ PTDN và Dụng học (DH) (nhất là Phân tích hội thoại), cũng được gọi là những đường hướng làm việc với diễn ngôn. Hiện nay, PTDN và DH có không ít phần vay mượn của nhau, như trong PTDN có “ngôn ngữ học xã hội tương tác”, “dân tộc học giao tiếp”, “phân tích hội thoại” của DH; trong DH không tránh được vấn đề về ngữ cảnh vật lí, xã hội-văn hoá, nhất là phối cảnh (5) (x. dưới). 1.1 Phương pháp nghiên cứu của Phân tích diễn ngôn Giai đoạn gần đây, bên cạnh PTDN, còn xuất hiện một bộ phận mới là Phân tích diễn ngôn phê bình liên quan đến cả ngữ liệu văn chương. 1.1.1. Phương pháp nghiên cứu của PTDN Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoà 2003 đã ghi lại 8 cách tiếp cận, được gọi là “đường hướng”, trong PTDN như sau (lược dẫn theo [52, 79-148]) (1) Đường hướng dụng học: “Đối tượng của dụng học là ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp”, sử dụng các lí thuyết về hành động nói, về nguyên tắc cộng tác và hàm ý hội thoại, và cả phép lịch sự. (2) Đường hướng biến đổi ngôn ngữ (language variation): Đường hướng này coi trọng mặt “phong cách chức năng” của diễn ngôn, và chính tình huống giao tiếp bên ngoài quy định sự lựa chọn kiểu ngôn ngữ thích hợp. Kiểu ngữ cảnh được M.A. K. Halliday gọi bằng “ngôn vực”: “Phạm trù ngôn vực được đưa ra để giải thích cho việc sử dụng ngôn ngữ. Khi hoạt động trong các ngữ cảnh khác nhau, ngôn ngữ sẽ biến đổi cho phù hợp với tình huống”. 4 (3) Đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác (interactional socio-linguistics): Đường hướng này tập trung ở mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa ngôn ngữ, văn hoá và xã hội. Hiểu là ngôn ngữ được dùng trong một xã hội (lớn hoặc nhỏ) xác định gắn bó chặt chẽ với nó và nền văn hoá của nó, cho nên ngôn ngữ chịu sự chi phối về xã hội-văn hoá của nó. (4) Theo đường hướng dân tộc học giao tiếp (dân tộc học nói năng), D. Hymes 1972 đã xây dựng lược đồ về quá trình cuộc giao tiếp gồm 8 yếu tố: (a) Môi trường (Setting), (b) Tham thể (Participants), (c) Điểm đến (Ends) của việc giao tiếp của từng bên tham dự giao tiếp, như hỏi, sai khiến, chào , (d) Chuỗi các hành động nói nối tiếp giữa các người tham dự trong một cuộc giao tiếp, (e) Chìa khoá (Key), (f) Những gì có tư cách là công cụ (Instrumentalities) của cuộc giao tiếp, (g) Các chuẩn của sự tương tác và của cách lí giải, như hệ thống các tín điều về văn hoá (phong tục, tập quán, tín ngưỡng), giúp cho người phát và người nhận có được “cái chung” để hiểu nhau, (h) Thể loại là các phong cách của diễn ngôn dùng trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau Tám chữ cái in đậm trên ghép lại thành SPEAKING (sự nói năng). (5) Đường hướng phân tích hội thoại (conversation analysis) là cách tiếp cận trong đó sử dụng hệ thống thuật ngữ của phân tích hội thoại theo hướng Mĩ. Theo hướng này, tổ chức của cuộc thoại gồm các bậc sau đây: - Cuộc thoại hay cuộc tương tác (conversation/ interaction) - Phiên giao dịch (transaction) - Trao đáp (exchange) - Lượt lời (turn at talk) (cũng gọi là bước thoại (move)) - Hành động nói (act), được coi là đơn vị cơ sở của cuộc thoại). (6) PTDN trong tâm lí học xã hội là hướng nghiên cứu với mục đích “ ứng dụng những ý tưởng của phân tích diễn ngôn trong nghiên cứu tâm lí xã hội”, hay “ sự phân tích hành động của con người” – J. Potter. (7) Đường hướng giao tiếp giao văn hoá có nhiều ý nghĩa đối với việc học và dạy ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ. N. Fairclough nhận xét: “Hầu hết những hiểu lầm của chúng ta do một khó khăn rất cơ bản là chúng ta thường không hiểu được ý định giao tiếp của người nói”. (8) Phương pháp PTDN tích hợp (integrated) là hợp nhất các phân tích của từng hợp phần (component) có khả năng phối hợp tốt với nhau thành một chỉnh thể đối với diễn ngôn cụ thể được phân tích. 5 1.1.2. Phương pháp nghiên cứu của Phân tích diễn ngôn phê bình Tên gọi Phân tích diễn ngôn phê bình (PTDNPB) do G. Kress đưa ra năm 1991 và nó liền thu hút chú ý của giới nghiên cứu. PTDNPB có đối tượng rộng lớn, và phương pháp của nó cũng dùng cho PTDN. Thomas Huckin 1997 nêu 6 mặt khác nhau sau đây giữa PTDNPB và PTDN: (a) PTDNPB có tính nhạy cảm rất cao; (b) PTDNPB làm rõ 3 bậc phân tích là văn bản, hoạt động thực tế suy diễn được, ngữ cảnh xã hội rộng lớn; (c) PTDNPB liên quan nhiều đến các vấn đề lớn của các tầng lớp xã hội; (d) Nhà thực hành PTDNPB phải có một thế đứng đạo đức, tức là có quan điểm vững chắc và có thiện chí; (e) PTDNPB các khái niệm về hiện thực của nhân dân không được coi là “bất biến”, chúng biến đổi theo hướng “có thể được làm cho tốt hơn”; (f) PTDNPB đến với người đọc rộng rãi, không chỉ dành cho người làm chuyên môn. N. Fairclough cho rằng PTDNPB “được hội kết (consolidated) như một bộ khung gồm ba chiều đo (phân tích ngôn ngữ các văn bản (nói hoặc viết), phân tích thực tế diễn ngôn (các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ), và phân tích các sự kiện suy diễn được như là những trường hợp cụ thể của thực tế xã hội-văn hoá”. Cách phân tích như thế được ông gọi là cách tiếp cận theo ba chiều đo (three-dimentional approach), và có thể tóm tắt ba chiều đo đó như sau: Văn bản, Thực tế của diễn ngôn, Thực tế xã hội-văn hoá cần được giải thích. Ngoài ra, PTDN có tính đến “tư tưởng hệ” (ideology) hay thế giới quan và nhân sinh quan của người tạo diễn ngôn. Đây cũng là đường lối được sử dụng trong việc khảo sát hai tác phẩm được chọn từ Nam Cao. 1.2. Phương pháp nghiên cứu của DH Phương pháp nghiên cứu của DH liên quan đến các nội dung: (a) Quy chiếu (hay chiếu vật) và chỉ xuất; (b) Hành động nói (hay hành vi ngôn ngữ); (c) Lí thuyết lập luận; (d) Lí thuyết hội thoại; (e) Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh. Chúng cũng được kết hợp sử dụng trong luận án này. Chương 2 TRUYỆN CHÍ PHÈO TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC Truyện Chí Phèo được phân tích lần lượt theo các đề tài sau đây. 2.1. Chí Phèo bắt đầu từ đâu và các sự kiện diễn biến thế nào? 6 Truyện Chí Phèo đã có nhiều ý kiến xác nhận là bắt đầu từ “giữa truyện”, nhưng hình như chưa ai nêu rõ là từ giai đoạn cụ thể nào. Truyện Chí Phèo được chia thành 6 phần nhỏ có đánh dấu phân cách. Trong phần 1, truyện bắt đầu từ “cuộc chửi” của Chí vào một buổi chiều. Lúc ấy Chí đã “Bốn mươi hay ngoài bốn mươi?”, tức là hơn 10 năm sau khi Chí trở về làng. Các sự kiện sau cuộc chửi đó được kể ở phần 5. Từ cuộc chửi đầu truyện đến khi Chí và bá Kiến chết trải ra chỉ trong khoảng bảy ngày cuối đời Chí. Về liên kết, tiếng chiều nay trong “cũng như chiều nay hắn chửi” ở phần 5 thuộc kiểu hồi chiếu, chỉ về lần chửi ở đầu truyện. Phần 5 kể tiếp câu chuyện sau bài chửi ở phần 1. Đây là câu chuyện 10 năm sau khi Chí có nhà ở. Có tiền có nhà Chí say triền miên, và hễ “cứ rượu xong là hắn chửi”, “như chiều nay hắn chửi”, đây chính là cuộc chửi được kể ở đầu truyện. Nhưng không ai chửi lại, đây là “một cớ để mà tức tối để hắn có thể hùng hổ đi báo thù”. Trên đường đi, hắn ghé nhà Tự Lãng, họ uống say đến mức không còn biết gì. Ngứa ngấy quá, Chí định ra sông tắm và về cái nhà bên bờ sông ngủ. Ra đến bờ sông Chí thấy Thị Nở đang ngủ ngồi hớ hênh dưới ánh trăng trong và những gì phải xảy ra đã xảy ra. Sau đó, họ ở với nhau trọn 5 ngày đêm và “nhất định là lấy nhau”. Nhưng rồi thị Nở bị bà cô cản, thị đến từ chối Chí. Vì thế Chí lại uống say và lấy dao để “Tao phải đâm chết nó!”. Khi đi Chí lại đến thẳng nhà bá Kiến. Lúc đó đang giữa trưa và bá Kiến đang bực mình vì ghen bà Tư đi đâu mà lâu không về. Rồi hai “cơn điên” dẫn đến hai cái chết. Phần 6 nói về dư luận ở làng Vũ Đại về “vụ án” Chí Phèo-bá Kiến, trong đó có lời những người kình địch với bá Kiến, có lời nói đến Chí Phèo, nhất là việc thị Nở lo mang thai và nghĩ cái viễn cảnh lặp lại quá khứ của Chí Phèo. Đáng chú ý là việc thị Nở lo “Nói dại, nếu mình chửa thì làm ăn thế nào?”. Và: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người đi lại” (một hư cấu của Nam Cao). Phần 2 nêu lai lịch Chí Phèo, việc hắn đi tù về đến nhà bá Kiến ăn vạ, và cách bá Kiến đối phó với Chí lúc đó, với Năm Thọ, binh Chức trước kia. Phần 3 trình bày các sách lược “trị dân” của bá Kiến, và bá Kiến kết luận: dân lành làm nuôi lí hào, nhưng lí hào nhiều khi phải ngầm nuôi những thằng liều lĩnh, vì lúc nào chúng cũng có thể giết người, kể cả mình. Phần 4 tả vụ Chí mua nợ rượu uống say để đến nhà bá Kiến vòi tiền. Bá Kiến dở bài “không trị được thì dùng”, sai Chí đi đòi tiền đội Tảo nợ. Bá Kiến trả công Chí 5 đổng và cắt cho 5 sào vườn ở bãi sông. Như vậy, phần 2, 3, 4 là chuyện xảy ra trước cuộc chửi đầu truyện. 7 [...]... cách nhìn của Nam Cao rõ ràng là bán tín bán nghi, hay nước đôi, chẳng khác với nhiều người hiện nay bao nhiêu! KẾT LUẬN Luận án Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của Phân tích diễn ngôn và Dụng học , ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm có ba chương Trong phần MỞ ĐẦU, việc chọn nhà văn Nam Cao được xác định bởi văn tài được thừa nhận rộng rãi của ông, truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn... [138 và 296] * Luận án này là một số kết quả nghiên cứu hai tác phẩm của Nam Cao theo đường hướng của PTDN và DH Hi vọng rằng các kết quả tìm được có thể góp thêm vào việc tìm hiểu giá trị của hai tác phẩm, tài sử dụng ngôn ngữ nghệ 30 thuật của Nam Cao và hữu ích cho việc giảng dạy Mặt khác, đây cũng là một gợi ý đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn chương, và cũng hữu ích đối với việc tìm tác. .. đời sống” của Hội Ngôn ngữ Việt Nam, số 10 (180) 2010 3 Lập luận trong văn chương qua đoạn văn ngắn… Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống” của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, số 3 (185) 2011 31 4 Phân tích một số hiện tượng liên quan đến xã hội-văn hóa trong “Chí Phèo” và “Sống Mòn” của Nam Cao Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống” của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, số 6 (212) 2013 ... tránh kích động Chí Cụ liền dùng cái kết luận không nói ra này làm luận cứ để đưa ra một kết luận giả định mới cho lập luận 2: “Lại say rồi phải không?” Hai lập luận này kết lại làm thành mạng lập luận (mạng lập luận là một chuỗi lập luận chuyển tiếp: kết luận của lập luận trước trở thành luận cứ của lập luận sau): L cứ (1): Chúng tôi chẳng làm gì khiến anh phải chết vì chúng tôi L cứ (2) Mạng sống của. .. giả cho tác phẩm khuyết danh thông qua cách đối chiếu bút pháp DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1 Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ gốc tiếng Anh trên văn bàn báo chí tiếng Việt ( Từ năm 2000-2008) Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, tháng 10/2009 trường HĐKHXH&NV Tp.HCM 2 Tình yêu của cái” giống người” trong hiện tại và tình yêu triết lí Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống” của Hội Ngôn ngữ Việt Nam, số 10 (180)... đậu phụ để bán, họ sống một cách hồn nhiên Hai nhà giáo nho nhã đến ở trọ khiến cho bà vợ “xấu hỗ”, cho nên họ không vui vẻ như trước Nhân việc này, Thứ phàn nàn cho những người thất học như ông Học “sống một cuộc đời gần như súc vật” Thế là giữa Thứ và San nổ ra cuộc tranh luận về sự học Họ so sánh kết quả học tập của họ với cuộc sống của ông Học, San thấy cuộc sống của ông Học vững chắc hơn họ Thứ... trên thực tế a Buổi sáng đẹp trời nói ở đầu Chương I của Sống mòn là lúc nào? Trang đầu Chương I đã ghi nhận “Y dạy học đã hai năm” Vậy có thể xác định buổi sáng đó là buổi sáng đầu tiên của năm học thứ ba trong thời gian Thứ dạy học Buổi sáng đó thuộc vào Thời kì 4, Giai đoạn 3 trong đời Thứ (x BẢNG 3.1) b Thứ cưới Liên vào lúc nào? Thứ nhớ lại khi Thứ vừa qua một trận ốm dài” và đang dưỡng bệnh ở... mình ốm” và “chồng mình có nợ người ta hẳn hoi”, để trên cơ sở đó đưa tiền trả nợ bá Kiến qua tay Chí Phèo, mà không lo bị đội Tảo mắng sau này b Lập luận trong Sống mòn Lập luận trong Sống mòn tập trung ở phần bàn về việc học và về quan hệ nam nữ của thời ấy Trong việc học hành các lập luận thuộc về Thứ, San và Đích, xoay quanh mục đích và tác dụng của việc học Rõ nhất là việc cha mẹ cho con đi học “như... Kết luận: Muốn quỵt nợ phải ánh thắng đối thủ “chồng mình đang ốm” (= không có người ánh thắng) Không thể quỵt nợ (bà đội phải đưa tiền trả nợ) Bà còn nghĩ chồng bà “có nợ hẳn hoi”, “lôi thôi lại chả tốn đến ba lần” 50 chục đồng, đây là các tiền đề trong 2 tam đoạn luận khác, và cùng có kết luận “phải trả nợ” (x Diệp Quang Ban, 2010, tr 333) 2.5 Phân tích một số cách sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao. .. Trong luận án có nêu 3 cách dùng ngôn ngữ rất nghệ thuật của Nam Cao: có / không dùng quan hệ từ; trật từ từ trong liệt kê; cách viết câu 2.6 Một số dấu hiệu kí hiệu học xã hội trong truyện Chí Phèo “Kí hiệu học xã hội là việc sử dụng kiến thức về kí hiệu học ứng dụng vào các vấn đề xã hội, ” [13, 6] 2.6.1 Tệ “mua quan bán chức” Tệ “mua quan bán chức” do chính bá Kiến cho biết: “ Thuế mỗi năm có một . KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN LĂNG MỘT SỐC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC chuyên ngành : Ngôn ngữ học ứng dụng Mã số: 62. CẬN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC 3 Chương 3: TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC Chương 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC Với. có nhiều giá trị của tác giả 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận án gồm ba chương: Chương 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC Chương 2: TRUYỆN

Ngày đăng: 24/12/2014, 18:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w