Nhóm 2 gồm các nhà giáo: thầy Thứ, thầy San đại diện cho phái nam, cô Oanh đại diện cho phái nữ. Thứ hỏi Oanh “Có người đàn bà nào, suốt đời chỉ nghĩ đến một người đàn ông không?”. Câu trả lời “chế nhạo và hơi có vẻ bất bình” của Oanh có dạng lập luận trực tiếp sau đây:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
- Các ông có nhiều vợ, nhiều đàn bà.
- Còn bắt vợ phải trinh tiết cả trong ý nghĩ “Các ông tham quá!”
San nghe Oanh nói liền góp vào rằng cả đàn ông lẫn đàn bà đều ích kỉ, ghen vì yêu vì “Giời sinh ra thế”. Để kết luận vừa rồi thêm vững chắc, San viện thêm các luận cứ: dù “Khoa học có thể tiến, loài người có thể văn minh, luân lí pháp luật có thể ít bó buộc hơn, nhưng về tình yêu thì đến ngàn, vạn năm sau vẫn vậy... thì vẫn thế; con cháu ta, đời ta, đời cha ông ta vẫn ghen vì yêu”. Các ý trên làm thành lập luận trực tiếp sau đây:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
- Khoa học tiến, loài người văn minh, pháp luật ít bó buộc, con người vẫn ghen vì yêu.
- Con cháu ta, đời ta, đời cha ông ta vẫn ghen vì yêu.
“Giời sinh ra thế”
Thứ phản đối San: “Tình yêu đã thay đổi nhiều lần”, và chỉ ra rằng dưới chế độ mẫu quyền các ông chồng của một bà vợ chung không ghen. Thứ tiếp: “Có lẽ ngày nay về bất cứ cái gì, người ta cũng thích co quắp lấy làm của riêng... nên
về tình yêu, người ta cũng muốn có quyền sở hữu”, và kết luận “Chế độ tạo ra lòng người”. Đó là một lập luận có dạng như sau:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
- Dưới chế độ mẫu quyền, các ông chồng của cùng một bà vợ đó không ghen nhau.
- Nay bất cứ cái gì con người cũng muốn sở hữu, lâu rồi đã quen đi, nên sinh ghen trong tình yêu.
“Chế độ tạo ra lòng người”
Dòng suy luận của Thứ tiếp tục: “Chế độ tạo ra lòng người” cũng đồng nghĩa với “Thời thế đổi lòng người đổi”. Vậy thì “Thế kỉ sau sẽ lọc cho máu chúng ta trong trẻo lại”. Đây là một lập luận mới, nó nối kết với lập luận trên qua hai câu đồng nghĩa, làm thành mạng lập luận sau đây.
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
- Dưới chế độ mẫu quyền, các ông chồng của cùng một bà vợ đó không ghen nhau.
- Nay bất cứ cái gì con người cũng muốn sở hữu, lâu rồi đã quen đi, nên sinh ghen trong tình yêu.
“Chế độ tạo ra lòng người”
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
Thời thế đổi, lòng người đổi.
“Thế kỉ sau sẽ lọc cho máu chúng ta trong trẻo lại” (như dưới
chế độ mẫu hệ)
Rồi Thứ lại nghĩ: “... tại sao ta lại không thể nghĩ đến chuyện lọc máu ta ngay từ giờ?”, như vậy, chính Thứ cũng nghi ngờ cách suy nghĩ của mình, vì tính chất không tưởng trong đó.
Quan hệ quy chiếu là mối quan hệ nghĩa giữa “từ ngữ chưa rõ nghĩa” (- nghĩa) với “từ ngữ giải thích nghĩa” (+ nghĩa) cho nó. Xét theo vị trí của chúng trong văn bản, có 2 kiểu là hồi chiếu (anaphora, lùi lại): (- nghĩa) (+ nghĩa), và khứ chiếu (cataphora, tiến tới): (+ nghĩa) (- nghĩa).
Quy chiếu dễ nhận ra, trong Tóm tắt này xin không nêu ví dụ.
3.5.2. Trường hợp sử dụng biện pháp miêu tả “dự báo”
Quan hệ hồi chiếu được Nam Cao dùng làm một biện pháp miêu tả độc đáo, tạm gọi là miêu tả “dự báo” .Phần lớn sự việc quan trọng trong Sống mòn đều được Nam Cao giới thiệu qua một lời “dự báo”, và sau đó, sau một quãng cách đáng kể, chúng mới được triển khai ứng với cái ý dự báo ban đầu. (Tạm gọi là biện pháp miêu tả “dự báo”, nó cũng thuộc về kiểu liên kết “hồi chiếu” nói trên). Trong Tóm tắt chỉ nêu vài hiện tượng sau đây làm ví dụ (x. thêm Luận án).
- Về sự nghiệp Tây học ở quê của Thứ: Dự báo: “Đã bảo rằng làng này không có đất học hành...”. Ứng báo: Về sau, làng này có 3 người được học chữ Tây thất bại cả: Đích chết non, Thứ dở nghiệp, San học dở dang.
- Oanh khoe với Thứ về những lần cô mộng. Lần mộng cuối cùng: Dự báo: Oanh kể: “Đêm hôm qua tôi lại chiêm bao... Tôi chắc rằng Đích sắp về. Chú sắp sửa lại phải mừng đám cưới!”. Ứng báo: Sau đó Đích về thật, nhưng không để chuẩn bị cưới. Đích về vì bệnh lao đã quá nặng, khó sống.
Các dự báo trên, kể cả mộng, đều nằm trong giải pháp nghệ thuật “dự báo” của Nam Cao, thể hiện bề dày kinh nghiệm của ngòi bút Nam Cao.
3.6. Một số dấu hiệu kí hiệu học xã hội trong trong Sống mòn
3.6.1.Tệ “mua quan bán chức”: Đích có lần nói với Thứ: “Chạy chọt để vào làm sở nọ, sở kia thì chúng mình lấy tiền đâu”. tiền đâu”.
3.6.2. Tệ “đa thê”: Cô Oanh: “Các ông lấy hai, ba vợ, có khi cả chục,...”. “Các ông” ở đây là những người có điều kiện làm như vậy. kiện làm như vậy.
3.6.3. Tệ “ghen tuông”: San: “... về tình yêu thì đến ngàn vạn năm sau vẫn vậy: người ta vẫn ích kỉ, vẫn ghen tuông, … giữ độc quyền...”. tuông, … giữ độc quyền...”.
- Ông thân San: “Quan Cử ngài ghét dân làng ở bạc, sai đào cái ngòi chảy qua làng, làm đứt mạch đi rồi...”. Về sau các người có học ở làng đó đều thất bại: Đích ho lao chết đến nỗi chưa kịp cưới được Oanh, Thứ dạy nửa chừng rồi phải về quê thất nghiệp, San học dở dang, dạy nửa chừng rồi cũng về quê. Trường hợp này lấy sự thực làm niềm tin.
- Oanh đã kể ra nhiều lần mộng của cô ta, và cũng theo lời cô, các điều trong mộng đều đúng với hiện thực mà sau đó được nhận ra. Các mộng này có thực hay Oanh bịa, ta không biết hết được. Dẫu sao chúng cũng thuộc phạm trù mê tín dị đoan. Trường hợp này là đặt niềm tin vào mộng ảo.
3.6.5. Tục “vợ không giá thú”: Ông Học nói: “Đã lấy tiền của người ta, đã ngủ với người ta, như thế là vợ chồng rồi”. rồi”.
3.6.6. Cho con đi học là làm một việc buôn bán: Trong lần luận về việc học, Thứ nhắc lại lời Đích: “Gia đình cho y đi học, cũng như làm một việc buôn”, tức là phải có lời. y đi học, cũng như làm một việc buôn”, tức là phải có lời.
3.6.7. Một số dấu hiệu liên quan đến ý thức của tác giả: Trong điểm 3.6.4. Tệ “mê tín dị đoan” có dẫn hai trường hợp. Hai trường hợp kể trên cho thấy rằng trong ý thức của Thứ, mối quan hệ giữa các sự thực dù có màu sắc mê tín cũng hợp. Hai trường hợp kể trên cho thấy rằng trong ý thức của Thứ, mối quan hệ giữa các sự thực dù có màu sắc mê tín cũng đều được ông chấp nhận bằng cách để cho chúng được chứng thực trong truyện (x. trong 3.5.2. về “miêu tả dự báo”). Hai việc trên cho thấy trong vấn đề mê tín dị đoan, cách nhìn của Nam Cao rõ ràng là bán tín bán nghi, hay nước đôi, chẳng khác với nhiều người hiện nay bao nhiêu!
KẾT LUẬN
Luận án “Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của Phân tích diễn ngôn và Dụng học”, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm có ba chương.
Trong phần MỞ ĐẦU, việc chọn nhà văn Nam Cao được xác định bởi văn tài được thừa nhận rộng rãi của ông, truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn đã được giới văn học bình giá cao (có dẫn các ý kiến đánh giá).
Chương 1 của luận án dành bàn về các phương pháp của PTDN và DH, với tư cách là những cách tiếp cận (approaches) ngữ liệu được chọn. Các vấn đề lí thuyết của hai hướng nghiên cứu này vốn là của nước ngoài và đã được một số nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp nhận và phổ biển rộng rãi ở Việt Nam, nên chúng không nhắc lại để khỏi trùng lặp. Điều
cũng được xác nhận trong Chương 1 là hiện nay, PTDN và DH có những phần lí thuyết riêng, nhưng cũng không ít phần có tính chất vay mượn của nhau. Trên cơ sở đó, chúng sẽ được ứng dụng trong luận án này theo kiểu phối hợp.
Chương 2 dành phân tích truyện ngắn Chí Phèo, Chương 3 dành cho tiểu thuyết Sống mòn. Về thời gian, cả hai ra đời vào cùng một thời kì, về xã hội và không gian thì Chí Phèo nói về cường hào và cùng đinh ở nông thôn, Sống mòn
nói về lớp tiểu tư sản giáo chức ở một trường tư ngoại thành Hà Nội. Như vậy, trong mỗi tác phẩm có một hệ thống nhân vật riêng cùng với các mối quan hệ cũng hoàn toàn riêng giữa họ với nhau.
Sau đây là một số phương diện đáng kể phát hiện được bằng cách tiếp cận của PTDN và DH đối với hai tác phẩm này.
1. Về bố cục
Chí Phèo và Sống mòn có phần giống nhau về bố cục, cả hai đều không bắt đầu theo trình tự thời gian nối tiếp trước sau thông thường. Cách gọi thường dành cho kiểu bố cục này của Nam Cao là “bắt đầu ở giữa truyện kể”. Tuy nhiên bắt đầu từ đâu và truyện kể kéo dài trong khoảng thời gian nào của cuộc đời nhân vật chính thì hầu như không được nhắc đến. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho phép kết luận như sau.
a. Chí Phèo (33 trang) có 6 phần, phần 1 và 5 là toàn bộ câu chuyện về bảy ngày cuối đời của Chí Phèo. Các phần 2, 3, 4 bàn về “tài” lí/ bá Kiến trị những người chống đối ông, và tố cáo tội ác của ông đối với dân lành. Phần 6 là Phần kết nói về dư luận làng Vũ Đại về cái chết của bá Kiến và Chí Phèo.
Trong điểm cuối của Phần kết, Thị Nở nói đến việc “làm biên bản... tốn gần một trăm” [27, 100], và Thị Nở nhìn bụng (“nếu mình chửa”) và “thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại...” [27, 101] là hư cấu của Nam Cao nhằm diễn đạt cái thuyết “luân hồi” của tác giả (vấn đề ý thức hệ). Do đó, ông chấp nhận một mâu thuẫn về logic: theo lời của ông, Thị Nở là người có “Cái óc nặng nề... phải lâu mới nhớ ra và lâu mới hiểu” [27, 91], và là “Con người... không hay nghĩ xa xôi” [27, 89], thì làm sao có biết được việc pháp lí và nghĩ về cái tương lai xa xôi đến thế !
b. Sống mòn (hơn 200 trang), có 20 chương và một Phần kết (không đánh số). Chương I bắt đầu với một buổi sáng đẹp trời của ngày đầu năm học thứ ba mà Thứ dạy ở ngôi trường tư tại ngoại thành Hà Nội của Đích (trong Chương này có ghi “Y dạy học đã hai năm”! [28, 132]). Và cái buổi sáng đó rơi vào Giai đoạn thứ 3 (khi mà San và Thứ rời nhà San trọ từ trước để vào ở trong trường cùng với Oanh) trong Thời kì 4 của cuộc đời Thứ (chúng tôi đã phân định được 4
Thời kì trong cuộc đời Thứ, và Thời kì 4 gồm có 7 Giai đoạn, x. BẢNG 3.1. ĐỐI CHIẾU CÁC QUÃNG THỜI GIAN TRONG CUỘC ĐỜI CỦA THỨ.
Lần theo tuyến thời gian, có thể biết Thứ cưới vợ sau khi ốm ở Sài Gòn về quê dưỡng bệnh, và trước khi đi dạy ở trường của Đích (Thời kì 3, BẢNG 3.1). Tổng số thời gian cuộc đời Thứ được kể trong truyện khoảng 15 năm.