1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phân tích diễn ngôn (sẽ viết tắt là PTDN) là một bộ phận trong ngôn ngữ học ứng dụng và nghiên cứu ngôn ngữ đang được truyền bá ngày càng rộng rãi trong công việc dạy học tiếng trên thế giới. Thực tế phát triển của nó cho thấy sự kế thừa có phê phán và sáng tạo giai đoạn ngôn ngữ học văn bản thứ nhất và mở ra giai đoạn phát triển thứ hai – giai đoạn mà De Beaugrande (1990) mệnh danh là giai đoạn Các ngữ pháp văn bản 132. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về PTDN bắt đầu từ bản dịch Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, năm 1997 của Hồ Mĩ Huyền và Trúc Thanh, do Diệp Quang Ban hiệu đính 102. Cũng từ đó PTDN ngôn thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn PTDN còn là một mảnh đất chưa trở thành quen thuộc ở Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn chọn cách làm việc của PTDN vào việc nghiên cứu các diễn ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về vấn đề giáo dục, dưới tên đề tài: “Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục từ cách tiếp cận của Phân tích diễn ngôn. 1.2. Một lí do khác thúc đẩy việc chọn đề tài này là các nội dung trong tuyển tập Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục liên quan đến thực tiễn giáo dục của Việt Nam. 1.3. Mặt khác, nhiều diễn ngôn trong tuyển tập Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa của một số cấp học như: bài thơ: Tặng cháu (Nông Thị Trưng), Tiếng Việt lớp 1, tập 2; Thư Trung Thu, Tiếng Việt lớp 2, tập 2; Thư gửi các học sinh, Tiếng Việt lớp 5, tập 1… Các lí do thứ hai và thứ ba cho thấy việc tìm hiểu đề tài này sẽ có tính ứng dụng thực tiễn khá cao.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đóng góp của luận án 3
6 Cấu trúc của luận án 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.1.1 Về Phân tích diễn ngôn và Phân tích diễn ngôn phê phán 4
1.1.2 Về mạch lạc 7
1.1.3 Về liên kết 9
1.1.4 Về lập luận 10
1.1.5 Về tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 12
1.2 Cơ sở lí luận 12
1.2.1 Văn bản và diễn ngôn 12
1.2.2 Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn" và "Phân tích diễn ngôn phê phán" 13
1.2.2.1 Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn" 13
1.2.2.2 Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn phê phán" 14
1.2.3 Mạch lạc trong văn bản 17
1.2.3.1 Khái niệm mạch lạc 17
1.2.3.2 Biểu hiện của mạch lạc 18
1.2.3.3 Vai trò của mạch lạc trong việc tạo lập văn bản 18
1.2.4 Liên kết trong văn bản 18
1.2.4.1 Khái niệm liên kết 18
1.2.4.2 Các phép liên kết 19
1.2.4.3 Vai trò của liên kết đối với nội dung của một văn bản 25
Trang 21.2.5.2 Cấu tạo của lập luận 28
1.2.5.3 Các kiểu lập luận 28
1.2.5.4 Vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận 31
1.2.5.5 Mạng lập luận 32
1.2.6 Sơ lược về tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 33
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: MẠCH LẠC THỂ HIỆN THÔNG QUA QUAN HỆ LIÊN KẾT TRONG CÁC DIỄN NGÔN TRONG TUYỂN TẬP "HỒ CHÍ MINH – VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC" 35
2.1 Phép nối trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 35
2.1.1 Quan hệ bổ trợ 35
2.1.2 Quan hệ nghịch đối 37
2.1.3 Quan hệ chuyển đổi 39
2.1.4 Quan hệ không gian-thời gian 40
2.1.5 Quan hệ nguyên nhân-hệ quả 41
2.1.6 Quan hệ mục đích 42
2.2 Phép quy chiếu trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" .43 2.2.1 Quy chiếu chỉ ngôi 43
2.2.1.1 Các vai nói (ngôi thứ nhất và thứ hai) 43
2.2.1.2 Các vai khác (ngôi thứ ba) 46
2.2.2 Quy chiếu chỉ định 49
2.2.2.1 Dùng (cụm) danh từ + từ chỉ định 49
2.2.2.2 Dùng từ nhân xưng + "ấy" và từ nhân xưng + "ta" 52
2.2.3 Quy chiếu so sánh 52
2.2.3.1 So sánh khái quát 53
2.2.3.2 So sánh cụ thể 53
2.3 Phép tỉnh lược và phép thế trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 54
2.3.1 Phép tỉnh lược trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục".55 2.3.1.1 Yếu tố tỉnh lược là danh từ (cụm danh từ) / đại từ 55
Trang 32.3.2 Phép thế trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 59
2.3.2.1 Yếu tố được thế là danh từ (cụm danh từ) 60
2.3.2.2 Yếu tố được thế là động từ / tính từ (cụm động từ / cụm tính từ) 61
2.3.2.3 Yếu tố được thế là mệnh đề (còn gọi là kết cấu chủ-vị, hay cú) 62
2.4 Phép liên kết từ vựng trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 63
2.4.1 Lặp từ ngữ trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 63
2.4.1.1 Lặp đồng chiếu 65
2.4.1.2 Lặp không đồng chiếu 67
2.4.1.3 Lặp không xác định về quy chiếu 70
2.4.2 Dùng từ ngữ đồng nghĩa, từ ngữ gần nghĩa và từ ngữ trái nghĩa trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 71
2.4.2.1 Dùng từ ngữ đồng nghĩa 71
2.4.2.2 Dùng từ ngữ gần nghĩa 79
2.4.2.3 Dùng từ ngữ trái nghĩa 81
2.4.3 Phối hợp từ ngữ trong các diễn ngôn ở tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 86
2.4.3.1 Dùng các từ ngữ có quan hệ về loại 87
2.4.3.2 Dùng các từ ngữ có quan hệ về đặc trưng 89
2.4.3.3 Dùng các từ ngữ có quan hệ định vị 90
2.4.3.4 Dùng các từ ngữ có quan hệ nhân-quả 91
Tiểu kết chương 2 93
Chương 3: MẠCH LẠC THỂ HIỆN THÔNG QUA QUAN HỆ LẬP LUẬN TRONG CÁC DIỄN NGÔN TRONG TUYỂN TẬP "HỒ CHÍ MINH – VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC" 94
3.1 Lập luận trong thể loại thư từ trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 95
3.1.1 Thư gửi cho thiếu nhi 96
3.1.1.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Thư Trung thu gửi các nhi đồng" 96
3.1.1.2 Cấu trúc lập luận của diễn ngôn "Thư Trung thu gửi các nhi đồng" 98
3.1.2 Thư gửi cho thanh niên 102
3.1.2.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Thư gửi các bạn thanh niên" 102
Trang 43.1.3.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Thư gửi các cụ "phụ lão diệt dốt" xã Nam Liên
huyện Nam Đàn Nghệ Tĩnh" 109
3.1.3.2 Cấu trúc lập luận của diễn ngôn "Thư gửi các cụ "phụ lão diệt dốt" xã Nam Liên huyện Nam Đàn Nghệ Tĩnh" 110
3.1.4 Thư gửi cho học sinh, sinh viên 111
3.1.4.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Thư gửi cho học sinh" 111
3.1.4.2 Cấu trúc lập luận của diễn ngôn "Thư gửi cho học sinh" 112
3.1.5 Thư gửi cán bộ làm công tác giáo dục 116
3.1.5.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Thư gửi các đồng chí cán bộ và giáo viên bổ túc văn hoá" 117
3.1.5.2 Cấu trúc lập luận của diễn ngôn "Thư gửi các đồng chí cán bộ và giáo viên bổ túc văn hoá" 117
3.1.6 Thư gửi bộ đội 120
3.1.6.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Thư gửi toàn thể bộ đội khu II và khu III" 120
3.1.6.2 Cấu trúc lập luận của diễn ngôn "Thư gửi toàn thể bộ đội khu II và khu III" 121
3.2 Lập luận trong các bài nói chuyện trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 125
3.2.1 Nói chuyện với thiếu nhi 127
3.2.1.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Nói chuyện trung thu với các em nhi đồng" 127
3.2.1.2 Cấu trúc lập luận của diễn ngôn "Nói chuyện trung thu với các em nhi đồng" 128
3.2.2 Nói chuyện với thanh niên 130
3.2.2.1 Cấu trúc nội dung của "Bài nói tại lễ kỉ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam" 130
3.2.2.2 Cấu trúc lập luận của "Bài nói tại lễ kỉ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam" 132
3.2.3 Bài nói chuyện với học sinh, sinh viên 136
3.2.3.1 Cấu trúc nội dung của "Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam" 136
3.2.3.2 Cấu trúc lập luận của "Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam" 137
3.2.4 Bài nói chuyện với cán bộ làm công tác giáo dục 141
Trang 53.2.5 Bài nói chuyện với các cán bộ Đảng 148
3.2.5.1 Cấu trúc nội dung của diễn ngôn "Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm" 148
3.2.5.2 Cấu trúc lập luận của diễn ngôn "Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm" 150
Tiểu kết chương 3 155
KẾT LUẬN 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC
Trang 6CDA : Phân tích diễn ngôn phê phán
Trang 7Bảng 2.1: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu quan hệ trong phép nối trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 36 Bảng 2.2: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức liên kết quy chiếu trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 44 Bảng 2.3: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức tỉnh lược trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 55 Bảng 2.4: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu phép thế trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 59 Bảng 2.5: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức liên kết lặp từ ngữ trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 65 Bảng 2.6: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức liên kết dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 72 Bảng 2.7: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu quan hệ trong phép phối hợp từ ngữ trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"
87
Bảng 3.1 Bảng số liệu khảo sát lập luận trong thể loại thư từ trong tuyển tập
"Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 95 Bảng 3.2 Bảng số liệu khảo sát lập luận trong các bài nói chuyện trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" 126
Hình 3.1 Sơ đồ lập luận về cảm tưởng của Bác khi đọc thư của các cháu nhi đồng 98 Hình 3.2 Sơ đồ lập luận về lời khuyên của Bác đối với các cháu nhi đồng 102 Hình 3.3 Sơ đồ lập luận trong diễn ngôn "Thư gửi cho học sinh" 116 Hình 3.5 Sơ đồ lập luận về sự tiến bộ của các em nhi đồng từ trung thu trước đến trung thu này 129 Hình 3.6 Sơ đồ lập luận về những điều các bạn sinh viên nên làm 139
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Phân tích diễn ngôn (sẽ viết tắt là PTDN) là một bộ phận trong ngônngữ học ứng dụng và nghiên cứu ngôn ngữ đang được truyền bá ngày càng rộngrãi trong công việc dạy học tiếng trên thế giới Thực tế phát triển của nó cho thấy
sự kế thừa có phê phán và sáng tạo giai đoạn "ngôn ngữ học văn bản" thứ nhất và
mở ra giai đoạn phát triển thứ hai – giai đoạn mà De Beaugrande (1990) mệnhdanh là giai đoạn "Các ngữ pháp văn bản" [132] Ở Việt Nam, việc nghiên cứu
về PTDN bắt đầu từ bản dịch "Dẫn nhập phân tích diễn ngôn", năm 1997 của Hồ
Mĩ Huyền và Trúc Thanh, do Diệp Quang Ban hiệu đính [102] Cũng từ đóPTDN ngôn thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn PTDN còn là một mảnh đất chưa trở thành quenthuộc ở Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn chọn cách làm việc của PTDN vào việcnghiên cứu các diễn ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về vấn đề giáo dục,
dưới tên đề tài: “Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" từ cách tiếp cận của Phân tích
diễn ngôn"
1.2 Một lí do khác thúc đẩy việc chọn đề tài này là các nội dung trongtuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" liên quan đến thực tiễn giáo dụccủa Việt Nam
1.3 Mặt khác, nhiều diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề
giáo dục" đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa của một số cấp học như:
bài thơ: "Tặng cháu (Nông Thị Trưng)", Tiếng Việt lớp 1, tập 2; "Thư TrungThu", Tiếng Việt lớp 2, tập 2; "Thư gửi các học sinh", Tiếng Việt lớp 5, tập 1…
Các lí do thứ hai và thứ ba cho thấy việc tìm hiểu đề tài này sẽ có tính ứngdụng thực tiễn khá cao
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Việc ứng dụng PTDN vào các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh –
Về vấn đề giáo dục" sẽ được thực hiện theo các hướng sau đây trong quá trìnhtìm hiểu tính mạch lạc trong các diễn ngôn được chọn:
Trang 10– Phân tích các phương thức liên kết được sử dụng.
– Phân tích các lập luận được sử dụng
Các đối tượng nghiên cứu này giúp làm bộc lộ các đặc điểm trong sáng,giản dị và tính thuyết phục trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận
án này là:
– Xác định nội dung lí thuyết của các thuật ngữ cơ sở được sử dụng trongluận án
– Phân tích tính mạch lạc thông qua hiện tượng liên kết
– Phân tích tính mạch lạc thông qua các lập luận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm 148 diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ
Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" được Nxb Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1990.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" được
nghiên cứu theo các mặt sau đây của PTDN:
– Các hiện tượng thuộc liên kết văn bản
– Các hiện tượng thuộc về lập luận trong các diễn ngôn được nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp PTDN
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp PTDN theo ba chiều đocủa N Fairclough: miêu tả (phân tích văn bản), tìm hiểu (thực hiện quá trìnhphân tích), giải thích (phân tích mặt xã hội)
Phương pháp ba chiều đo này được dùng xuyên suốt các diễn ngôn trongtuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục":
– Phương pháp mô tả dùng trong việc phát hiện những từ ngữ có tác dụngliên kết và các cấu trúc của những lập luận hiện diện trong ngữ liệu
Trang 11– Phương pháp tìm hiểu được dùng trong quá trình phân tích các quan hệliên kết và trong các quan hệ lôgic giữa các mệnh đề trong lập luận.
– Phương pháp giải thích dùng trong việc xử lí các mối quan hệ giữa cáchiện tượng thuộc liên kết và thuộc các lập luận cụ thể
4.2 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê có tác dụng cung cấp những dữ liệu với số liệu xácđịnh, tạo cơ sở thực tiễn đáng tin cậy cho việc phân tích Để có cơ sở làm việc, côngtác thống kê tần số sử dụng các phương thức liên kết và các kiểu lập luận trong các
diễn ngôn ở tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" cũng là cần thiết.
Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi cũng vận dụng các thủ phápphân loại và hệ thống hóa, thủ pháp so sánh, đối chiếu
5 Đóng góp của luận án
5.1 Về mặt lí luận
Các kết quả nghiên cứu của luận án này xác nhận tính hữu ích và tầmquan trọng của các luận điểm về liên kết và mạch lạc trong PTDN và tác dụngcủa chúng đối với việc phân tích các diễn ngôn cụ thể
5.2 Về mặt thực tiễn
Việc ứng dụng các vấn đề lí thuyết của PTDN vào việc phân tích ngônngữ trong tác phẩm của Hồ Chí Minh giúp làm bộc lộ các nội dung trong nhữngdiễn ngôn được phân tích theo phong cách ngôn ngữ giản dị, trong sáng, dễ hiểu,
dễ dùng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận
án gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cở sở lí luận
Chương 2 Mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ liên kết trong các diễnngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"
Chương 3 Mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ lập luận trong các diễn
ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Về Phân tích diễn ngôn và Phân tích diễn ngôn phê phán
Diễn ngôn đã được đề cập dưới một hình thức khác từ xa xưa, về sauthông qua cầu nối “ngôn ngữ học đích thực” (hiểu theo kiểu của Saussure và củamiêu tả luận) và cuối cùng, bằng các truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ, hiệp lựcvới các ngành Khoa học Xã hội khác trong giai đoạn phát triển hiện đại để hìnhthành một phân môn mới – Phân tích diễn ngôn
PTDN là một chuyên ngành khoa học khá mới mẻ, mặc dù tên gọi “diễnngôn” thì vốn có từ xa xưa và không phải là chưa ai để ý khai thác nó Người đầutiên đề cập đến và đưa ra cái tên “Phân tích diễn ngôn” là Z Harris (1952) – nhànghiên cứu trong giai đoạn cuối cùng của ngôn ngữ học miêu tả luận (Mĩ) [143],người thứ hai được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực này là T F Mitchell (1957)[144]; còn công truyền bá PTDN cùng với tên gọi của nó trên bình diện thế giớilại thuộc về T A Van Dijk (1972) [136]
Về sau, tên gọi “Phân tích diễn ngôn” được nhiều người dùng làm đầu đềcho các công trình nghiên cứu của họ Trong số đó, có thể kể đến công trìnhnghiên cứu năm 1983 của G Brown và G Yule [134] Trong cuốn sách này, hainhà nghiên cứu đã đề cập đến một số nội dung như: vai trò của ngữ cảnh tronggiải thuyết diễn ngôn, chủ đề và biểu hiện của nội dung diễn ngôn, "phân đoạn"
và biểu hiện của cấu trúc diễn ngôn, cấu trúc thông tin, bản chất quy chiếu trongdiễn ngôn, tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn ngôn Với phạm vi bao quát,các đề tài cụ thể được chọn làm đối tượng nghiên cứu, từ công trình nghiên cứunày, “Phân tích diễn ngôn” đã thực sự được thừa nhận rộng rãi như tên gọi chínhthức tiếp theo sau giai đoạn “các ngữ pháp văn bản” Công trình của hai nhànghiên cứu này cũng được nhiều người dẫn như là những cơ sở lí thuyết khi bànđến PTDN Nội dung công trình nghiên cứu này cũng là cơ sở lí thuyết giúpchúng tôi thực hiện đề tài này
Trang 13Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về PTDN bắt đầu từ bản dịch "Dẫn nhập phântích diễn ngôn", năm 1997 do Hồ Mĩ Huyền và Trúc Thanh dịch, Diệp Quang Banhiệu đính [102] Cũng từ đó PTDN thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiêncứu Tài liệu vừa nêu dưới hình thức dung dị, đề cập đến một số nội dung như sau:định nghĩa về PTDN, các yếu tố ngôn ngữ hiện diện trong diễn ngôn (liên kết, cấutrúc tin, cấu trúc đề-thuyết, thể loại); tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa (mạch lạcdiễn ngôn, hành động ngôn ngữ, hiểu biết cơ sở, phân tích hội thoại, thương lượngnghĩa, giao tiếp liên văn hóa); phát triển năng lực diễn ngôn.
Trong số các công trình nghiên cứu về PTDN ở Việt Nam, phải kể đến một
số công trình nghiên cứu của Nguyễn Hòa Công trình nghiên cứu đầu tiên của tácgiả là "Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị-xã hội (trên tư liệu báo chí tiếng Anh vàtiếng Việt hiện đại", luận án Tiến sĩ [66], tiếp theo là cuốn "Phân tích diễn ngôn:Một số vấn đề về lí luận và phương pháp" [67], đây là công trình chuyên sâumang tính hệ thống, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp đã nhận xét
"Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề này Tác giả đã cung cấp mộtkhối lượng tri thức khá lớn về lí luận và thực tiễn" [67, 8]
"Trong dòng chảy của PTDN và muộn hơn một chút, xuất hiện phân tíchdiễn ngôn phê bình (Critical Discourse Analysis – CDA) Từ khi xuất hiện, phânmôn này đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản vớinhững tên tuổi khả kính" (Dẫn theo Diệp Quang Ban, [68, 8]), trong số đó phải
kể đến công trình "Phân tích diễn ngôn phê phán: Lí luận và phương pháp" của
Nguyễn Hòa [68] CDA được Nguyễn Hòa dịch là "Phân tích diễn ngôn phêphán", là "một lĩnh vực liên ngành, sử dụng những thành tựu và lí luận của khoahọc xã hội phê phán, triết học, ngôn ngữ học Được hình thành vào những năm
1970 trên nền tảng ngữ pháp chức năng của Halliday, CDA đã nhanh chóng pháttriển và hình thành nên một số đường hướng nhất định" [68, 14] Trong côngtrình nghiên cứu này, Nguyễn Hòa đã giới thiệu khá hoàn chỉnh đường hướng vàphương pháp phân tích CDA cùng với những mẫu thực thi CDA cụ thể Tác giảcho rằng CDA đặt mối quan tâm chủ yếu đến quan hệ quyền lực, quan hệ xã hội
và sự tác động của thực tại xã hội đến ngôn ngữ Ngôn ngữ đã được sử dụng như
Trang 14một phương tiện tư tưởng, điều khiển và làm thay đổi xã hội Tác giả cũng chỉ
ra rằng CDA mà công trình đề cập đến khác với lí thuyết phê phán ở chỗ nó đượcđặt trên căn cứ của ngôn ngữ học [68, 14-16] Những đường hướng và phươngpháp phân tích CDA Nguyễn Hòa giới thiệu là cơ sở để chúng tôi lựa chọn hướng
ứng dụng PTDN vào phân tích tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục".
Trong cuốn: "Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản" (2009), nhà nghiêncứu Diệp Quang Ban cũng dành trọn một chương để bàn về PTDN Đặc biệt, tácgiả đã đưa ra một hướng ứng dụng PTDN vào việc phân tích ngôn ngữ nghệthuật "Phân tích diễn ngôn không phải là phân tích bất kì diễn ngôn nào, người
ta chỉ phân tích những diễn ngôn có những hiện tượng cần xem xét, với nhữngmục đích nhất định Để phân tích một văn bản (viết) thông thường người ta đọctoàn văn bản để nắm ý tổng thể của nó Tiếp theo là công đoạn đọc từ câu nàyđến câu khác, rồi đọc từ từ này đến từ khác Chính công đoạn này giúp nhận ranhững điều cần quan tâm Việc đọc từ câu này đến câu khác giúp nhận biếtnhững khối ý lớn nhỏ và cách sắp xếp chúng trong văn bản Việc đọc từ từ nàyđến từ khác giúp nhận ra kiểu nghĩa được dùng của chúng và vị trí của chúngtrong từng ngữ cảnh cụ thể (trong quan hệ với các từ khác trong văn bản) Cầnchú ý rằng việc người tạo văn bản chọn từ này, tổ hợp từ này, tổ hợp câu nàyv.v… mà không chọn cái khác tương ứng với chúng, cũng như dùng cách sắp xếpnày mà không dùng cách khác tương ứng, đối với phân tích diễn ngôn là điều có
ý nghĩa (không phải tuỳ tiện)" [16, 173] Người viết còn đưa ra một số ví dụ gợi
ý về cách vận dụng PTDN để tìm hiểu cái hay, cái tài của người sử dụng ngônngữ trong một số hiện tượng ngôn ngữ cụ thể Chính những gợi ý này giúp chúngtôi lựa chọn hướng nghiên cứu cho đề tài của mình là PTDN
Trong lí thuyết chung của PTDN chúng tôi sử dụng một số nội dung lí
thuyết thích hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài, các nội dung có tác dụngtrực tiếp đối với việc dạy và học về sử dụng ngôn ngữ Việt Nam trong nhàtrường Đó là những vấn đề liên quan đến việc hiểu và giải thích các diễn ngôn
và cách tạo lập diễn ngôn theo yêu cầu chung Trên cơ sở đó, tiêu điểm nghiên
Trang 15cứu của luận án là mạch lạc thể hiện qua quan hệ liên kết và quan hệ lập luậntrong các diễn ngôn được chọn.
1.1.2 Về mạch lạc
Mạch lạc là một vấn đề khá phức tạp Vấn đề này đã được ngôn ngữ họctrên thế giới chính thức đề cập từ những năm 60 của thế kỉ XX với những côngtrình nghiên cứu của các tác giả như: A J Greimas (1966), M A K Halliday và
R Hasan (1976), H G Widdowson (1978), G M Green (1989), D Nunan(1993), D Togeby (1994), K Wales (1994), G Brown và G Yule (2002),…Trong các công trình nghiên cứu này, vấn đề mạch lạc đã được hiểu theo nhiềucách khác nhau từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, như tâm lí học, văn học,PTDN
Trong các nghiên cứu về ngôn ngữ học của các nhà Việt ngữ học, ngườiđầu tiên quan tâm đến quan hệ nối kết giữa các bộ phận trong văn bản là nhànghiên cứu Trần Ngọc Thêm với công trình nghiên cứu "Hệ thống liên kết vănbản tiếng Việt" (1985) Trong sách này, tuy mạch lạc chưa được nêu ra như mộtđối tượng nghiên cứu trực tiếp nhưng nhiều hiện tượng thuộc về mạch lạc vănbản đã được xem xét trong phần liên kết nội dung
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã nhận định một cách xác đáng rằngliên kết nội dung là một khái niệm không những trừu tượng mà còn rất phức tạp:
"Tất cả các câu trong đó đều phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung chonhau để cùng thể hiện một nội dung" [118, 24] và "Khái niệm liên kết nội dungrộng hơn khái niệm liên kết ngữ nghĩa… nó nhấn mạnh nhiều hơn đến nhữngnhân tố ngoài ngôn ngữ" [118, 24] Liên kết nội dung chỉ được nhận ra trong mốiquan hệ với liên kết hình thức: "Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệthống các phương thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng đểdiễn đạt sự liên kết nội dung" [118, 24] Với "liên kết nội dung", các hiện tượngthuộc về tổ chức nghĩa của văn bản bao gồm "liên kết chủ đề" và "liên kết lôgíc"cũng đã được đề cập Chính phần "liên kết lôgíc" trong công trình nghiên cứunày là một phần quan trọng của mạch lạc theo cách hiểu của việc phân tích theolôgíc học và phần nào thuộc tâm lí học Cũng cần ghi nhận rằng cuốn sách này ra
Trang 16đời vào thời điểm (1985) khi mà người viết chưa có điều kiện tiếp xúc với cáchnhìn mạch lạc theo quan điểm của PTDN (thời đó quan điểm này vẫn đang trêncon đường hình thành).
Đến năm 1998, vấn đề mạch lạc được nhà nghiên cứu Diệp Quang Bantrình bày một cách khá đầy đủ và tương đối chi tiết trong công trình nghiên cứu
"Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" [7], căn cứ vào các kết quả nghiên cứu củacác nhà nghiên cứu nước ngoài mà ông tiếp nhận được Trong [7] và các cuốntiếp theo [11], [12], [16], Diệp Quang Ban ghi nhận: "Mạch lạc là một khái niệm
có ngoại diên bao quát rất rộng, nó bao gồm tất cả các kiểu cấu trúc có bản chấtkhác nhau, liên quan đến mặt nghĩa và mặt sử dụng văn bản" [16, 293] Đặc biệttrong đó còn có sự phân biệt "mạch lạc" và "liên kết" như là hai phương diệnkhác nhau Mạch lạc là 'sợi dây nối' nối các yếu tố mang nghĩa trong văn bản, kể
cả bên trong một câu, nối từ ngữ trong văn bản với tình huống hữu quan, và gắnvăn bản với cách dùng văn bản Liên kết là một bộ phận trong hệ thống cácphương tiện của một ngôn ngữ với chức năng nối nghĩa của câu với câu trongvăn bản, theo những cấu hình nghĩa xác định […] Liên kết chỉ góp phần tạo ramạch lạc trong một văn bản vốn chứa mạch lạc" [16, 294] Ngoài ra trong sáchcũng nêu ra tám kiểu biểu hiện của mạch lạc, trong số đó kiểu mạch lạc biểu hiệntrong quan hệ lập luận được chúng tôi khai thác để ứng dụng vào luận án này
Mạch lạc trong diễn ngôn còn được đề cập với tư cách vấn đề hữu quantrong một số công trình nghiên cứu của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Đinh Văn Đức,Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thị Việt Thanh Đây cũng là những kiến thức líthuyết hữu ích đối với việc phân tích tính mạch lạc trong các diễn ngôn trongtuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"
Vấn đề mạch lạc còn được trình bày trong một số bài báo của Diệp QuangBan [10], [15], Nguyễn Thị Thìn [119], Thanh Thảo-Nguyễn Mậu Tú [113], BùiThị Lân [86], Phạm Thị Ninh [101] in trong tạp chí "Ngôn ngữ" Các bài viếtnày chủ yếu nêu việc ứng dụng mạch lạc trong phân tích một số tác phẩm cụ thểhay ứng dụng vào việc dạy ngôn ngữ trong nhà trường
Trang 17Trong nhiều khóa luận, luận văn thạc sĩ, vấn đề mạch lạc cũng được cáctác giả Đặng Thị Thu Hà [52], Vũ Thị Hà [55], Nguyễn Mậu Tú [126], Lê ThịKim Dung [43], Hà Văn Hậu [58], Bùi Hải Bình [18], Lê Thị Xuân Hường [77],Đặng Thị Thu Hiền [59] đề cập, xem xét, phân tích trong một hoặc một vài tácphẩm cụ thể.
Luận án tiến sĩ của Trần Thị Vân Anh [1] và Nguyễn Thị Hường [78]cũng đã nghiên cứu về mạch lạc trong Truyện Kiều và mạch lạc trong thể loạibáo cáo và tờ trình
Song về mạch lạc trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về
vấn đề giáo dục" thì cho đến nay chưa ai đề cập Chính vì vậy chúng tôi mạnh
dạn chọn đối tượng nghiên cứu là mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ liên kết
và thông qua quan hệ lập luận trong các diễn ngôn này
lí và cách miêu tả khá đầy đủ các phương thức liên kết.[…] Tác giả không chỉcung cấp những kiến thức chung bổ ích mà còn nêu lên được thực trạng của ngônngữ, cho thấy phần nào cách tổ chức khá phức tạp, đồng thời khá quy củ của hệthống ngôn ngữ nhất là ở những chỗ mà ngữ pháp về câu không cho phép đề cậphoặc chưa nói tới" [2, 57]
Kết quả nghiên cứu trên đã được áp dụng khá phổ biến trong việc nghiêncứu ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ học văn bản nói riêng Cũng cần nói thêmrằng "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" của Trần Ngọc Thêm nghiên cứu văn
Trang 18bản từ quan điểm liên kết thuộc hệ thống-cấu trúc của ngôn ngữ Vì vậy, đối với
đề tài của chúng tôi, công trình nghiên cứu nói trên cũng có tác dụng chỉ dẫn rấtnhiều về các phương tiện liên kết cụ thể của tiếng Việt và việc lí giải các quan hệ
ý nghĩa giữa các bộ phận liên kết với nhau trong diễn ngôn
Quan niệm thứ hai xuất hiện từ giữa những năm 70 và ngày càng phổ biếnrộng khắp Những người chủ trương quan điểm liên kết phi cấu trúc tính là hainhà ngôn ngữ học M A K Halliday và R Hasan [148] Theo quan niệm này,liên kết cũng lấy nghĩa làm cơ sở, nhưng xếp vào mặt cấu trúc của ngôn ngữ vàchỉ xem xét các phương tiện hình thức của ngôn ngữ trong các hệ thống con vớinhiệm vụ liên kết câu với câu Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò làyếu tố quyết định "tư cách" của văn bản, mà nó góp phần làm hiểu rõ tính mạchlạc khi cần thiết
Ở Việt Nam, người có công đầu tiên du nhập hướng liên kết phi cấu trúctính là nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban Trong các công trình nghiên cứu: [7],[11], [12], [16], nhà nghiên cứu đã giới thiệu các vấn đề của liên kết theo quanđiểm của M A K Halliday và R Hasan trên cứ liệu tiếng Việt như các phép liênkết: phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lược và phép thế, phép liên kết từ vựng.Đây là những cơ sở lí luận quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài
Nghiên cứu về liên kết phi cấu trúc tính còn được một số tác giả luận án,luận văn như Hoàng Kim Ngọc [96] , Bùi Thị Lí [87], Phạm Thu Trang [128],Phan Thị Thu Hà [54], Hoàng Thị Hiền [61], Phạm Thị Thuỳ Linh [88], Lê ThịNhư Hoa [64], Bùi Thị Ánh Hồng [69], Phạm Thị Hương [76] lựa chọn vậndụng vào các ngữ liệu cụ thể là các văn bản đọc trong sách giáo khoa Ngữ vănlớp 6, 7, 8, 9 hay các truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tuân
Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên về cácphương tiện liên kết trong các tác phẩm của Hồ Chủ tịch Trên cơ sở đó, chúngtôi chọn mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ liên kết trong các diễn ngôn có mặt
trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" làm đối tượng nghiên cứu
để khai thác
1.1.4 Về lập luận
Trang 19Cho đến nay, quá trình nghiên cứu lập luận chủ yếu trải qua hai giai đoạn.
Ban đầu, lập luận được nghiên cứu trong lôgíc học và tu từ học Khi đó, lập luậnchỉ được xem là có tác dụng làm tăng thêm giá trị của thông tin miêu tả cho lờinói Nhưng đến khi hai nhà ngôn ngữ học người Pháp O Ducrot và J Anscombrecoi lập luận là yếu tố thứ nhất trong sự nói năng thì nó trở thành một vấn đềnghiên cứu của ngữ dụng học
Tiếp thu những thành quả của ngôn ngữ học thế giới, lí thuyết lập luậncũng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam quan tâm Năm 1993, lầnđầu tiên lí thuyết lập luận được giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết trong công trìnhnghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Châu [31] Tiếp đó là công trình của tác giảNguyễn Đức Dân [41] Và tác giả Diệp Quang Ban [12] cũng đề cập tới lí thuyếtlập luận trong khi nghiên cứu về biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập luận
Sự gặp nhau trong quan điểm của các nhà nghiên cứu là: trong một lậpluận có ba bộ phận: luận cứ, kết luận (hay luận đề) và quan hệ lập luận; luận cứ
và kết luận có thể tường minh, có thể hàm ẩn; có những lập luận giản đơn nhưngcũng có những lập luận phức tạp; các luận cứ trong lập luận đơn có thể có quan
hệ với nhau theo hai cách là đồng hướng và nghịch hướng Những điều này đãtrở thành cơ sở lí thuyết cho rất nhiều công trình nghiên cứu về lập luận sau này.Càng ngày lí thuyết lập luận càng được nghiên cứu sâu hơn với nhiều khía cạnh
cụ thể hơn Đến nay đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu liên quan đến vấn
đề này, và chủ yếu tập trung ở hai mảng: chỉ dẫn lập luận và lập luận trong cáckiểu văn bản
Nghiên cứu về chỉ dẫn lập luận có các đề tài của Trần Thị Lan [84], KiềuTập [109], Kiều Tuấn [127], Phan Thanh Hải [57] Bên cạnh đó một số luận vănhướng vào việc tìm hiểu lập luận trong một kiểu văn bản cụ thể như: Vũ ThịNhin [100], Quách Phan Phương Nhân [99], Vũ Thị Hà [56], Lưu Thị Thanh Mai[92], Trương Công Nghị [98], Trần Thị Tuyết Lan [85], Nguyễn Mai Lan [83],Dương Thị Thanh Thuỷ [120], Phạm Thị Huệ [70], Vũ Như Nguyệt [97], …Trong các luận văn này, lập luận được tìm hiểu ở các văn bản tự sự, tục ngữ, cadao, cả ở văn bản chính luận, và có cả văn bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chủ
Trang 20tịch Song cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về lập luận trong cácdiễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" Chính vì vậy,chúng tôi chọn nội dung mạch lạc, trong đó có mạch lạc thể hiện thông qua quan
hệ lập luận, trong các diễn ngôn bàn về vấn đề giáo dục của Hồ Chí Minh làmđối tượng nghiên cứu
1.1.5 Về tuyển tập " Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"
Nghiên cứu, phân tích về các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việclàm đã diễn ra từ khá lâu, có cả một viện chuyên nghiên cứu về con người vàsáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mọi lĩnh vực: Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh Song, việc tìm hiểu về ngôn ngữ trong các bài nói và viết củaChủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục là một đề tài cho đến nay chưa đượckhai thác Vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu của chúng tôi hi vọng có thể góp thêm mộthướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong các tác phẩm của Người
Ngoài ra, những lời khuyên thiết thực của Hồ Chủ tịch về cách sử dụngngôn ngữ trong giao tiếp sao cho hiệu quả có quan hệ mật thiết với chuyên ngànhPTDN Điều này đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp ghi nhận: "Đọc lạinhững lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn tronggiao tiếp, cần phải nói, phải viết như thế nào cho có hiệu quả Đồng thời nhữnglời dạy của Người cũng rất thiết thực và bổ ích đối với việc phân tích diễn ngôn –một xu hướng nghiên cứu hiện nay đang được nhiều người theo đuổi" [50, 192]
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Văn bản và diễn ngôn
Trong ngôn ngữ học đang tồn tại hai thuật ngữ "văn bản" và "diễn ngôn".Tuỳ theo từng giai đoạn nghiên cứu mà hai thuật ngữ này được sử dụng khác nhau
– Quan niệm không có sự phân biệt "văn bản" và "diễn ngôn"
Đây là giai đoạn đầu của việc nghiên cứu văn bản Giai đoạn này, cả "vănbản" và "diễn ngôn" đều được dùng để chỉ những bài trình bày bằng chữ viết vànhững bài nói miệng có mạch lạc và liên kết Tuy nhiên các cuộc nghiên cứu thườnglấy bài viết làm đối tượng Cho nên thời kì đó chủ yếu sử dụng thuật ngữ "văn bản"
– Quan niệm phân biệt "văn bản" và "diễn ngôn"
Trang 21Thời kì thứ hai có sự phân biệt "văn bản" và "diễn ngôn" "Văn bản" là bàitrình bày bằng chữ viết Còn "diễn ngôn" là bài nói miệng Theo đó, hai thuậtngữ này cùng được song song sử dụng.
– Quan niệm "diễn ngôn" bao gồm "văn bản"
Sự phân biệt ngôn ngữ viết – ngôn ngữ nói có những chỗ không thể rànhmạch được Vì thế "diễn ngôn" được dùng để chỉ chung cho cả bài nói miệng lẫnbài trình bày bằng chữ viết Cách hiểu này cho thấy "diễn ngôn" bao gồm "vănbản" Tuy vậy khi cần thì những bài nào được ghi bằng chữ viết hoặc bằng cácphương tiện kĩ thuật như ghi âm thì gọi là "văn bản", bài nào được trình bàymiệng thì gọi là "diễn ngôn"
Trên thực tế, hiện nay các nhà PTDN dùng thuật ngữ "diễn ngôn", chỉdùng thuật ngữ "văn bản" khi thật sự cần thiết phải phân biệt Vì vậy, trong luận
án này, chúng tôi theo cách dùng không phân biệt "văn bản" với "diễn ngôn"
1.2.2 Sơ lược về " Phân tích diễn ngôn" và " Phân tích diễn ngôn phê phán"
1.2.2.1 Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn"
Hiểu một cách ngắn gọn, PTDN là "một cách tiếp cận phương pháp luậnđối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tínhkết nối, hiện tượng hồi chiếu, v.v…" (Dẫn theo [16, 158])
Định nghĩa trên được hiểu một cách cụ thể hơn như sau: PTDN là đườnghướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từtính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống,với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sứcphong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chứcnăng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hoá, dân tộc)
Trong cách diễn giải này có nhắc đến ba yếu tố quan trọng:
(a) Đối tượng khảo sát: tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễnngôn hay văn bản)
(b) Đối tượng nghiên cứu: tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ đó.(c) Phương pháp tiếp cận là phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử dụng)
Trang 22Yếu tố thứ nhất liên quan đến các dạng tồn tại của ngôn ngữ (với cáchhiểu văn bản và diễn ngôn) được dùng làm đối tượng nghiên cứu.
Yếu tố thứ hai có nội dung phong phú, gồm những yếu tố nhỏ hơn:
(i) Mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống được hiểu qua hai khía cạnh:– Ý nghĩa của các từ ngữ trong văn bản/ diễn ngôn xét trong quan hệ giữachúng với nhau (ngữ cảnh trong văn bản) và trong quan hệ với ngữ cảnh bên ngoài
– Các hiện tượng thuộc liên kết (giữa các từ ngữ trong văn bản) và mạchlạc (giữa các từ ngữ trong văn bản và quan hệ với những cái hữu quan bên ngoàivăn bản)
(ii) Những cái hữu quan bên ngoài văn bản được gọi chung bằng kháiniệm "ngôn vực" "Ngôn vực" được hiểu rộng hơn phong cách học, nó bao gồmcác thể loại trong văn học, các phong cách chức năng; nó thể hiện trong tất cả các
"dấu vết" của âm thanh, từ ngữ, chữ viết, những dấu vết có khả năng mang nghĩahoặc mang một giá trị nào đó có thể nhận biết được (suy diễn được), mặc dù cóthể không được hiển ngôn nêu lên, cho nên chúng được gọi chung là các "dấunghĩa tiềm ẩn" Các dấu nghĩa này thuộc về ba mặt với cách hiểu vắn tắt như sau:
Trường: là sự kiện tổng quát trong diễn ngôn / văn bản hành chức, cùng
với tính chủ động có mục đích của người nói / người viết, gồm cả để tài-chủ đề,nói vắn tắt, trường là tính chủ động xã hội được thực hiện;
Thức: là chức năng của văn bản trong sự kiện hữu quan, gồm nói và viết,
ứng khẩu và có chuẩn bị, các thể loại của diễn ngôn / văn bản, các phép tu từv.v…, nói vắn tắt, thức là vai trò của ngôn ngữ trong tình huống;
Không khí chung: phản ánh các kiểu trao đổi theo vai, gồm các quan hệ xã
hội thích ứng với các vai, quan hệ lâu dài hay nhất thời, giữa những người tham
dự cuộc tương tác, nói vắn tắt, không khí chung là các vai xã hội được trình diễn
Yếu tố thứ ba nói về cách xem xét, đó là "đường hướng tiếp cận" cho thấy
là theo cách "phân tích" và chủ yếu là để hiểu (lí giải) cách sử dụng ngôn ngữtrong thực tế [16, 158 - 159]
1.2.2.2 Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn phê phán"
Trang 23Theo Nguyễn Hòa, Phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) là một đườnghướng phân tích diễn ngôn được hình thành như một chuyên ngành từ nhữngnăm 70 của thế kỉ XX Các nhà ngôn ngữ có đóng góp quan trọng đối với CDA
là Kress & Hodge (1979), Fowler và các cộng sự (1979), Van Dijk (1985),Fairclough (1989) và Wodak (1989) CDA là một lĩnh vực liên ngành, dựa trêncác nghiên cứu trong dụng học, nhân chủng học, lịch sử, ngữ văn, ngôn ngữ học,tâm lí học Có hai tên gọi là ngôn ngữ học phê phán và phân tích diễn ngôn phêphán, song hiện nay, thuật ngữ phân tích diễn ngôn phê phán được nhiều người
sử dụng hơn và đã trở thành tên cho đường hướng phân tích này CDA nhìn nhậnngôn ngữ như một tập quán và thực tiễn xã hội, và hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ
có một vai trò cốt yếu Với tinh thần như vậy, CDA đặc biệt quan tâm đến mốiquan hệ giữa ngôn ngữ và quyền lực, các vấn đề xã hội, và là một đường hướngcoi diễn ngôn không chỉ là một quá trình tương tác mà thực chất là tập quán, thựctiễn xã hội và sự phản ánh tập quán này [68, 19-24]
"Vấn đề đặt ra là CDA là gì? và CDA khác với các đường hướng phân tíchdiễn ngôn khác ở điểm nào?, và khái niệm "phê phán" cần được hiểu như thế nào?Nói chung, để trả lời các câu hỏi trên, cần phải đặt chúng trên cơ sở nghiên cứumối quan hệ giữa diễn ngôn, quyền lực, và sự bất bình đẳng xã hội Chúng ta cũngnên nhớ rằng chính quyền lực đã tạo ra không khí bất bình đẳng về văn hóa, giớitính, chủng tộc, sắc tộc, giai cấp, chính trị mà còn cả sự thống trị của một cá nhânhay nhóm người hay giai cấp này đối với các cá nhân, nhóm người hay giai cấpkhác Sự khác biệt cơ bản là mục tiêu chính của các phân tích diễn ngôn là miêu tả
sự hoạt động của ngôn ngữ trong các hoàn cảnh xã hội, song vẫn chưa quan tâmgiải thích được sự tác động của các định tố văn hóa với diễn ngôn" [68, 37]
Với quan niệm coi diễn ngôn như một quá trình mà còn là sự thể hiện củatương tác xã hội và là một tập quán xã hội, và xuất phát từ góc độ ngôn ngữ học,Nguyễn Hòa cho rằng đối tượng chính của CDA phải là diễn ngôn, chứ không phải làquan hệ xã hội Như vậy, việc phân tích hình thức của ngôn ngữ được sử dụng trongquá trình này sẽ là tiêu điểm của CDA Nói một cách cụ thể hơn, tác giả quan niệmrằng nhà phân tích CDA phải quan tâm đến việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ, cấu
Trang 24trúc và sự tổ chức ở mọi cấp độ như ngữ âm & âm vị học, từ vựng-ngữ nghĩa, cúpháp, và các dạng tổ chức ở cấp độ cao như cấu trúc diễn ngôn với mục đích lột tảxem chúng đã được sử dụng như thế nào trong các tập quán tạo và hiểu diễn ngôn, vàtập quán văn hóa – xã hội để xác lập, duy trì, hay bảo vệ quyền lực và quan hệ xã hội,
để ảnh hưởng và dẫn đến thay đổi thực tại xã hội [68, 40-41]
Theo Nguyễn Hòa, có các đường hướng và phương pháp Phân tích diễn ngônphê phán chính sau đây:
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán Duisburg
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán nhận thức-xã hội
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán theo quan điểm lịch sử.– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán xã hội học vi mô
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán tích hợp
Dựa trên sự tích hợp các tư tưởng về phân tích diễn ngôn phê phán của các tácgiả đi trước, Nguyễn Hòa đã đề xuất một mô hình phân tích diễn ngôn tích hợp, gồmcác yếu tố chính như sau:
(a) Căn cứ tiếp cận Đường hướng này chủ trương dựa trên hai nguyên lí quantrọng của chủ nghĩa Mác, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử CDA phải xem xét diễn ngôn như là giao điểm của nhiều lực các tác động qualại với nhau và trong những hoàn cảnh xã hội, trật tự xã hội, thiết chế xã hội cụ thểtrên hai phương diện đồng đại và lịch đại
(b) Hoàn cảnh văn hóa – xã hội Đây là một phạm trù rộng lớn bao trùm lêntoàn bộ xã hội Gắn với nó là các quan hệ xã hội, quan hệ quyền lực trong mốiquan hệ tương tác biện chứng Các quan hệ xã hội vừa tác động và chịu sự tácđộng của ngữ cảnh tình huống và phương tiện ngôn ngữ sử dụng
(c) Ngữ cảnh tình huống Mỗi văn bản là một sự cụ thể hóa của thể loại vàngữ cảnh tình huống Do đó, mỗi khi diễn ngôn được kiến tạo thì nó nằm trongmột mối quan hệ không gian – thời gian rất cụ thể, với sự tương tác của tất cả cácbiến của hoàn cảnh văn hóa – xã hội Có thể xem xét ngữ cảnh tình huống quacác phạm trù như thời gian, không gian của sự kiện diễn ngôn, qua trường diễn
Trang 25ngôn, cách thức diễn ngôn và bầu không khí của diễn ngôn Ứng mỗi kiểu tìnhhuống điển hình ta có một thể loại điển hình.
(d) Phương tiện ngôn ngữ sử dụng Theo mô hình ngữ pháp chức năng hệthống của Halliday, có thể miêu tả theo sự tương ứng giữa nội dung của diễnngôn với chức năng ý niệm (ideation) qua chuyển tác; tương ứng giữa mối quan
hệ xã hội giữa người tham gia diễn ngôn với chức năng liên nhân qua phạm trùthức và tình thái; và tương ứng cách thức tạo diễn ngôn, tạo văn bản với cấu trúcđề/thuyết và liên kết hình thức
(e) Giao diện Có hai bậc giao diện là nhận thức và hành động giữa quan
hệ xã hội và thực tại diễn ngôn
(f) Miêu tả, giải thích và tường giải Đây là ba thao tác đã được Faircloughtrình bày rõ trong "Language and Power" Đây thực chất là các bước tiến hànhphân tích CDA Quá trình phân tích CDA cần phải hướng đến cả khía cạnh cấutrúc (tức nguồn lực ngôn ngữ) và chức năng (tức tương tác) Từ góc độ cấu trúc,cần phải quan tâm đến không chỉ các hệ thống ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp-ngữ nghĩa, mà còn cả các thể loại diễn ngôn ứng với một loạt hành động xã hộinhất định (cấu trúc xã hội) Trên phương diện chức năng, mối quan tâm là cáchthức diễn ngôn đã sử dụng các nguồn lực ngôn ngữ, thể loại như thế nào trongviệc thể hiện và thực thi quan hệ xã hội [68, 170-173]
1.2.3 Mạch lạc trong văn bản
1.2.3.1 Khái niệm mạch lạc
Từ khi ra đời, thuật ngữ mạch lạc đã có nhiều định nghĩa không hoàn toàntrùng khớp nhau Tuy nhiên, trong phạm vi trường học, có thể định nghĩa nhưsau: "Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và về mặt chứcnăng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể,một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kếtvới nhau hơn là sự liên kết câu với câu" [16, 297]
Định nghĩa này có phần nêu được đặc trưng vốn có của mạch lạc, đó làmặt nghĩa, mặt chức năng đối với việc hình thành văn bản và sử dụng văn bản,đồng thời cũng có sự phân biệt mạch lạc với liên kết
Trang 26Mạch lạc cần được phân biệt với liên kết: "một chuỗi câu có liên kết vẫn
có thể không mạch lạc và không làm thành một văn bản; trái lại, một chuỗi câukhông có liên kết vẫn có thể mạch lạc, và vẫn đủ tư cách "là một văn bản" Điềuquan trọng hơn là mạch lạc thuộc về mặt cấu trúc (nối kết tuyến tính), liên kết làmột bộ phận trong hệ thống của một ngôn ngữ, trong hợp phần từ vựng và từvựng-ngữ pháp của hệ thống ngôn ngữ đó" [16, 341]
1.2.3.2 Biểu hiện của mạch lạc
Mạch lạc trong văn bản là một hiện tượng có thực nhưng rất mơ hồ và cómức độ (tức là có thể nhiều hay ít, chứ không phải chỉ có hai cực có mạch lạc vàkhông mạch lạc) Biểu hiện của mạch lạc rất đa dạng Các biểu hiện thực tế dễnhận biết của mạch lạc gồm có:
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu (thuộcmạng mạch)
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài-chủ đề của các câu(thuộc hệ thống đề trong mạng mạch)
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở nhữngcâu có quan hệ nghĩa với nhau (thuộc hệ thống tin trong mạng mạch)
– Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu hay các mệnh đề(thuộc mạng mạch)
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với tình huốngbên ngoài văn bản, hay là mạch lạc theo quan hệ ngoại chiếu (thuộc mạng mạch)
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói(không thuộc mạng mạch)
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận (không thuộc mạng mạch) [16, 298 - 299]
1.2.3.3 Vai trò của mạch lạc trong việc tạo lập văn bản
Mạch lạc được xem là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản Đây là yếu
tố làm cho chuỗi câu-phát ngôn trở thành một văn bản Mạch lạc giúp tạo nênmạng các mối quan hệ nghĩa, quan hệ lôgic, quan hệ chức năng trong văn bản, trên
cơ sở đó tạo nên một đề tài (chủ đề) thống nhất cho văn bản Một chuỗi câu chỉ cóthể trở thành một văn bản khi chuỗi câu đó có một đề tài hay chủ đề xác định Nhưthế mạch lạc là yếu tố quyết định đối với việc hình thành một văn bản
Trang 271.2.4 Liên kết trong văn bản
1.2.4.1 Khái niệm liên kết
"Liên kết, xét tổng thể, là một bộ (tập hợp) các hệ thống ngữ pháp-từ vựngphát triển một cách chuyên biệt thành một nguồn lực có thể vượt qua các biêngiới của câu, giúp cho các câu trở thành một chỉnh thể" [16, 347]
"Liên kết, xét cụ thể, là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằmtrong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho nhau Nói rõ hơn, liênkết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốnhiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên
cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được với nhau" [16, 347]
Liên kết đặt trên cơ sở nghĩa, do quan hệ ý nghĩa và quan hệ đó phải đượcdiễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ Ví dụ về liên kết:
[1]: Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết
chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc Phải sẵn sàng mà chống
quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân [148, 37]
Trong ví dụ này từ chúng (ở câu thứ hai và thứ ba) là từ chỉ ngôi thứ ba,
số nhiều có nghĩa chưa cụ thể, tổ hợp từ quân giặc cướp nước ở câu thứ tư cũng
có phạm vi biểu vật rất rộng, muốn biết chúng và quân giặc cướp nước là ai cần tìm cơ sở nghĩa ở câu thứ nhất Từ giặc Pháp ở câu thứ nhất có tác dụng cụ thể hoá nghĩa cho từ chúng ở câu thứ hai và câu thứ ba và tổ hợp quân giặc cướp nước ở câu thứ tư Mối quan hệ giải thích nghĩa này giúp cho câu thứ hai, thứ ba,
thứ tư liên kết với câu thứ nhất
1.2.4.2 Các phép liên kết
"Phép liên kết (phương thức liên kết) là cách sử dụng các phương tiện liênkết có đặc tính chung vào việc liên kết câu với câu Các phương tiện dùng trongmột phép liên kết đều có một đặc tính chung giúp chúng tập hợp lại với nhautrong một hệ thống con, nhưng giữa chúng có thể có những nét riêng phân biệtđược với nhau để sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể khác nhau" [16, 351]
Trang 28Các phép liên kết ở đây trình bày theo hệ thống liên kết của M A K.Halliday và R Hasan 1976 [141] với sự điều chỉnh theo Halliday và Matthiessen
2004 [142] và ứng dụng vào các phương tiện ngôn ngữ cụ thể của tiếng Việt
Việc liên kết câu với câu có thể thực hiện bằng các phương thức liên kếtsau đây: phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lược và phép thế, phép liên kết từ vựng
Trong các phép liên kết trên, phương thức đầu thuộc thuộc về cấp độ ngữpháp-từ vựng, phương thức thứ hai thuộc cấp độ nghĩa (hoặc nghĩa-ngữ pháp),phương thức thứ ba thuộc về cấp độ ngữ pháp, phương thức thứ tư thuộc về cấp
độ từ vựng Có thể thấy ba phương thức đầu đều có quan hệ với ngữ pháp, trườnghợp cuối cùng xa ngữ pháp hơn cả Mỗi phương thức lại căn cứ vào các phươngtiện cụ thể, các quan hệ cụ thể để chia thành những phương thức nhỏ hơn Sựphân chia các cấp độ cùng với sự phân biệt các phương tiện và các quan hệ khácnhau bên trong mỗi cấp độ cho thấy sự phân loại các phương thức này cùng mộtlúc chú ý đến những mặt khác nhau có liên quan đến liên kết trong văn bản củangôn ngữ
Bốn phép liên kết (phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lược và phép thế, phépliên kết từ vựng) sẽ được sử dụng trong công trình nghiên cứu này
a Phép nối
Phép nối là "việc tạo các kiểu quan hệ nghĩa-lôgic giữa các câu có quan hệnghĩa với nhau bằng các phương tiện từ ngữ có tác dụng nối" (Dẫn theo [16, 352])
"Từ ngữ thuộc phương tiện nối không làm thành một bộ phận trong mệnh
đề cùng có mặt trong câu chứa nó, tức là nó không phải là thành phần cú pháptrong mệnh đề đó Điều kiện này giúp phân biệt phương tiện thuộc phép nối vớiphương tiện thuộc phép thế Do vậy, phương tiện nối thường đứng đầu câu, bênngoài mệnh đề trong câu đó, đôi khi nó cũng được đặt chen giữa chủ ngữ và vịngữ của mệnh đề, trong trường hợp này trên chữ viết thường có dấu phẩy ở haibên nó" [16, 353] Như ví dụ sau:
[2]: Ở nước Việt Nam ta, thì vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó
đốt nhà, giết người cướp của Vì vậy người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng
phải kháng chiến [148, 100]
Trang 29Từ vì vậy ở đây không nằm trong mệnh đề người lớn… cũng phải kháng chiến và nó chỉ là liên tố nối câu chứa nó với câu trước Phân biệt với phép thế cũng chứa từ vậy, như ví dụ sau:
[3]: Đi đường xa phải chuẩn bị chu đáo Ai cũng vậy cả (Dẫn theo Diệp
Quang Ban [16, 353])
Từ vậy ở đây thế cho phải chuẩn bị chu đáo và cùng với cũng giữ chức
năng cú pháp vị ngữ của câu thứ hai
b Phép quy chiếu
Phép quy chiếu trong việc liên kết câu với câu là "những nguồn lực tạonên hiện trạng của văn bản, những hiện trạng này là những giá trị được ấn địnhcho các yếu tố của diễn ngôn chỉ dẫn cho người nói và người nghe trong quátrình hoạt động của các yếu tố đó Hiện trạng của văn bản trong hệ thống quychiếu là khả năng đồng nhất Đó là hiện tượng người nghe có thể đồng nhất cáiđang được nhắc đến ở câu này với cái đang được nói đến ở một câu nào đó Do
đó phép quy chiếu xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ có nghĩa chưa cụ thể ở một câunào đó và quy chiếu nó đến yếu tố ngôn ngữ có thể đồng nhất được với nó, haygiải thích được nó, trong một câu khác; trên cơ sở đó hai câu liên kết với nhau"(Dẫn theo Diệp Quang Ban [16, 365])
Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ dùng ở vị trí yếu tố có nghĩa chưa
cụ thể, người ta chia phép quy chiếu thành ba trường hợp: quy chiếu chỉ ngôi,quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh
– Quy chiếu chỉ ngôi là "trường hợp sử dụng các yếu tố chỉ ngôi (ngôi thứnhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba) với tư cách là những yếu tố có nghĩa chưa cụ thể
ở câu này xét trong mối quan hệ với yếu tố có nghĩa cụ thể tương ứng ở câu khác,trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết với nhau" [16, 366] Ví dụ như sau:
[4]: Đặc biệt, sinh viên đã tỏ ra rất tích cực Khi toàn quyền Varen (đảng
viên Đảng xã hội Pháp) đến, họ tổ chức các cuộc biểu tình mang khẩu hiệu "Nhà
xã hội Va -ren muôn năm!"; "Thả Phan Bội Châu!"; "Đả đảo chủ nghĩa thực dân tàn ác!" [148, 28-29]
Trang 30Trong ví dụ trên, từ họ là từ chỉ ngôi thứ ba số nhiều và có ý nghĩa chưa
cụ thể, phải tham khảo hai câu trước để biết họ là những sinh viên Nhờ vậy mà
hai câu liên kết với nhau
"Các từ chỉ ngôi được phân biệt thành hai lớp nhỏ: lớp thứ nhất gồm từ chỉngôi là người nói / người viết, tức là ngôi thứ nhất, và người nghe / người đọc,tức là ngôi thứ hai; lớp thứ hai là những từ chỉ ngôi khác, tức là thuộc ngôi thứ
ba Các từ chỉ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai bao giờ cũng chỉ người (hay giốngnhư người), còn ngôi thứ ba thì có khi chỉ người, con vật, có khi chỉ đồ vật
Để tiện cho sự xếp loại, các từ chỉ ngôi có tác dụng liên kết sẽ xếp vào
phép liên kết chỉ ngôi (Các đại từ thay thế đó, đấy,… dùng tương đương ngôi thứ
ba sẽ xếp vào phép thế)" [16, 369-370]
– Quy chiếu chỉ định là "trường hợp sử dụng các tổ hợp gồm danh từ có
nghĩa cụ thể cũng như danh từ chỉ loại cùng với các chỉ định từ này, kia, nọ, ấy,
… để tạo ra những tổ hợp có tính chất xác định (hiểu trong thế đối lập với phạm trù phiếm định của danh từ), nhưng nghĩa chưa cụ thể như bà ấy, anh kia, cái bàn ấy, em học sinh này…, cái đó, con ấy, việc này…, và đặt chúng trong mối
quan hệ nghĩa với những yếu tố có nghĩa cụ thể trong câu khác; trên cơ sở đó tạođược tính liên kết giữa hai câu chứa chúng" [16, 371] Như ví dụ sau:
[5]: Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một
người yêu nước Việc đó không tốn kém, khó khăn gì [148, 47]
Trong ví dụ này, tổ hợp có chứa chỉ định từ việc đó có nghĩa chưa cụ thể
(chưa biết được là việc gì), phải tìm biết nghĩa của nó bằng cách chiếu về các tổ hợp
luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe trong câu trước Vì thế hai câu liên kết với nhau.
– Quy chiếu so sánh là "trường hợp sử dụng trong câu những tổ hợp có
nghĩa không cụ thể và có chứa các từ ngữ mang nghĩa so sánh, như cái tương tự, cái bàn lớn hơn, cái đồng hồ khác, (làm) cách khác, tốt hơn, đẹp bằng…, và đặt
chúng trong mối quan hệ nghĩa với những yếu tố có nghĩa cụ thể trong câu khác.Những yếu tố ngôn ngữ nằm trong câu khác và có nghĩa cụ thể liên quan đếnnhững yếu tố kể trên, có tác dụng giải thích cho những yếu tố kể trên Trên cơ sở
đó hai loại yếu tố ngôn ngữ đang bàn tạo liên kết cho những câu chứa chúng theo
Trang 31cách: những tổ hợp yếu tố có nghĩa chưa cụ thể phải được quy chiếu đến các yếu
tố có nghĩa cụ thể mới có thể biết được nghĩa thực có của chúng Các yếu tố cónghĩa cụ thể và các yếu tố mang nghĩa so sánh có thể có quan hệ đồng nhất, hoặctương tự, đối với nhau" [16, 373] Ví dụ như sau:
[6]: Trước đây, Đảng ta tổ chức đánh Tây, đánh Nhật rất gian nan cực
khổ Nhưng so với trước, công việc bây giờ khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp
hơn [148, 212]
Các tổ hợp khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp hơn trong câu sau có nghĩa chưa cụ thể, cần đặt nó trong quan hệ với cụm chủ vị Đảng ta tổ chức đánh Tây, đánh Nhật rất gian nan cực khổ trong câu trước mới biết mức độ khó khăn, to
lớn, phức tạp của công việc bây giờ bằng chừng nào Các yếu tố này là phươngtiện liên kết câu và chúng thuộc kiểu quy chiếu so sánh hơn kém
c Phép tỉnh lược và phép thế
''Phép tỉnh lược chỉ ra tính nối tiếp giúp người nói và người nghe chú ýnhững điểm đối chiếu trong lời nói, tức là chỗ lẽ ra phải có mặt yếu tố ngôn ngữnào đó mà nó bị bỏ trống khiến phải tìm đến yếu tố tương đương với chỗ bỏtrống trong phần lời nói đã qua (thực hiện sự hồi chiếu) Tỉnh lược góp phần vàoviệc cấu trúc nghĩa của diễn ngôn bằng những quan hệ từ vựng-ngữ pháp, vì nóvừa liên quan đến yếu tố từ vựng được lược bỏ vừa được phát hiện do vị trí bỏtrống trong cấu trúc cú pháp của câu" (Dẫn theo Diệp Quang Ban [16, 376])
[7]: Lao động trí óc là ai? (O) Là thầy giáo, thầy thuốc, kĩ sư, những nhà
khoa học, văn nghệ, những người làm bàn giấy v.v [148, 105]
Trong ví dụ trên, chỗ bị tỉnh lược được thay bằng (O) Tại vị trí của yếu tố
tỉnh lược có thể thêm cụm từ danh từ lao động trí óc tìm thấy ở câu trước Nhờ
vậy mà hai câu liên kết chặt chẽ với nhau
"Phép thế là việc sử dụng ở câu này các đại từ thay thế như đó, đây, kia,… thế cho danh từ (cụm danh từ), vậy, thế, đó,… thế cho động từ (cụm động từ),
tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cấu trúc chủ-vị, hay cú) tương ứng có mặt trongcâu khác; trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau Tất nhiên, các
Trang 32đại từ thay thế là những từ có nghĩa không cụ thể, và nghĩa cụ thể của chúng cóthể tìm được ở những từ, tổ hợp từ mà chúng thay thế" [16, 378].
[8]: Bác thấy nhiều cháu nói chữ như ông già Như thế là không tốt.
[148,70]
Tổ hợp từ như thế ở câu 2 thay thế cho mệnh đề nhiều cháu nói chữ như ông già Tổ hợp từ như thế giữ vai trò chủ ngữ trong câu chứa nó và là phương
tiện để liên kết câu
"Điều cần chú ý là sự phân biệt đại từ thay thế với chỉ định từ và với từ chỉngôi thứ ba Đại từ thay thế được dùng để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ(và các cụm từ tương ứng), và cả mệnh đề Chỉ định từ được dùng kèm với danh
từ như cái đó, việc này, Từ chỉ ngôi thứ ba trong tiếng Việt là những từ như
nó, chúng nó , và những từ chỉ quan hệ thân tộc, chỉ chức vị được dùng tương
đương các từ chỉ ngôi, nghĩa là có thể tạm thay bằng từ chỉ ngôi tương ứng.Trường hợp dùng chỉ định từ và từ chỉ ngôi thứ ba xếp vào phép quy chiếu, dạngquy chiếu chỉ ngôi" [16, 378-379]
"Những trường hợp đại từ thay thế như thế, vậy và tổ hợp quan hệ từ với đại từ thay thế như vì vậy, nếu thế, tuy vậy, đứng đầu câu, hoặc đứng sau chủ
ngữ và trước động / tính từ ở vị ngữ và trong những trường hợp đó chúng khôngđảm nhiệm chức năng cú pháp trong mệnh đề chứa chúng, thì chúng được xếpvào phép nối" [16, 381]
d Phép liên kết từ vựng
"Phép liên kết từ vựng đề cập vấn đề lựa chọn những từ ngữ từ vựng tính(có tính chất thực từ) có quan hệ như thế nào đó với những từ ngữ từ vựng tính
đã có trước, và trên cơ sở đó làm cho câu chứa từ ngữ có trước với câu chứa từngữ mới được chọn này liên kết với nhau Phép liên kết từ vựng bao gồm ba phépnhỏ là: lặp từ ngữ, dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa, phối hợp từ ngữ"(Dẫn theo Diệp Quang Ban [16, 381])
Ví dụ về lặp từ ngữ:
Trang 33[9]: Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao
nhiêu đồng bào các em Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền
bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà [148, 37]
Đối tượng được nói đến trong ba câu văn trên là các em (tức các em học
sinh) với tư cách là từ chỉ loại Sự lặp lại này có tác dụng duy trì đề tài được nóiđến trong bức thư, đối tượng gửi thư là các em học sinh Việt Nam Nhờ việc lặplại này mà các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau
Ví dụ về dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa:
[10]: Việc nên làm (như ủng hộ kháng chiến, tăng gia sản xuất) thì ta không chờ ai nhắc nhủ.
Việc nên tránh (như tự tư tự lợi) thì ta không đợi ai ngăn ngừa [148, 45]
Ngoài lặp từ ngữ (việc, nên, thì, ta, ai), Hồ Chí Minh còn sử dụng cặp từ trái nghĩa làm >< tránh và từ cặp đồng nghĩa hoàn toàn chờ và đợi trong hai
đoạn văn trên để liên kết các đoạn văn với nhau
Ví dụ về phối hợp từ ngữ:
[11]: Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập Nhưng giặc Pháp còn lăm
le quay lại Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta.(…) Phải sẵn sàng mà
chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân [148, 37]
Trong ví dụ trên, các phát ngôn được liên kết với nhau nhờ sự phối hợpcác từ ngữ có quan hệ nhân-quả với nhau Ở đây, nguyên nhân là sự kiện dẫn đếnkết quả, vì giặc Pháp còn lăm le quay lại, còn gây sự với ta cho nên chúng ta phảisẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước
Trên đây là bốn phép liên kết được sử dụng trong văn bản theo quan điểmcủa M A K Halliday và R Hasan Ở mỗi phép liên kết, căn cứ vào phương tiện
sử dụng lại có thể chia thành các dạng nhỏ hơn nữa Phần này chúng tôi sẽ trìnhbày cụ thể ở chương 2, khi vận dụng quan điểm liên kết của của M A K.Halliday và R Hasan vào phân tích các phương tiện liên kết trong các diễn ngôn
ở tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"
Trang 341.2.4.3 Vai trò của liên kết đối với nội dung của một văn bản
Theo nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban, "giá trị của các phép liên kếtkhông chỉ ở khả năng làm rõ mạch lạc giữa các câu xác định mà còn ở khả nănggiải thích sức diễn đạt của chúng về những phương diện diễn đạt khác nhau.Chúng có thể tạo nên những giá trị tu từ (như trong việc khắc hoạ tính cách nhânvật), những giá trị về phong cách chức năng (như trong sự phân biệt các văn bảnthuộc các phong cách chức năng khác nhau v.v…) Trong số đó, rõ nhất là tácdụng đối với cấu trúc nội dung của văn bản" [16, 395]
a Khả năng của liên kết trong việc tạo cấu trúc nghĩa cho văn bản
"Trong một văn bản có thể có những phương tiện liên kết giúp làm rõ cáctuyến nghĩa trong văn bản và cho thấy cách chúng phối hợp với nhau, tạo nêntính hoàn chỉnh về nội dung cho văn bản và chúng cũng có thể có tác dụng tạo ra,hoặc góp phần tạo ra, những ấn tượng nhất định đối với nội dung văn bản Sauđây là ví dụ về hiện tượng phương tiện liên kết giúp nhận ra cấu trúc nội dungcủa văn bản (hay chuỗi câu)" [16, 395-396]:
[12]: Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân
cần mong mỏi các em được giỏi giang(1) Trong năm học(2) tới đây, các em hãy
cố gắng, siêng năng(1) học tập, ngoan ngoãn(1), nghe thầy yêu bạn(1) Sau 80
năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp
các nước khác trên hoàn cầu Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông
mong chờ đợi ở các em rất nhiều Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập(2) của các em [148, 37]
Trong đoạn văn trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liên kết từ vựng: lặp
từ vựng (các em), dùng các từ đồng nghĩa (nước nhà – non sông – dân tộc; xây dựng – kiến thiết; mong mỏi – trông mong – chờ đợi; hoàn cầu – năm châu; nước – cường quốc, theo kịp – sánh vai), dùng các từ trái nghĩa (yếu hèn >< tươi đẹp – vinh quang), phối hợp từ ngữ (giỏi giang – siêng năng – ngoan ngoãn –
Trang 35nghe thầy, yêu bạn; năm học – học tập) một mặt có tác dụng liên kết, mặt khác
còn tránh lỗi lặp từ ngữ; tạo ra những thông tin bổ sung; tạo sự cân đối, nhịpnhàng cho câu văn và đặc biệt góp phần làm rõ cấu trúc nghĩa của phần văn bản.Tất cả các tác dụng trên phối hợp, đan xen, hòa quyện với nhau góp phần thểhiện tính biểu cảm và giá trị thẩm mĩ của bức thư, khiến nội dung bức thư vừa làlời tâm tình, trò chuyện của một người anh, lại vừa có giá trị khuyên nhủ, độngviên, khích lệ các em học sinh hãy cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nướcViệt Nam ngày một giàu mạnh
b Khả năng của liên kết trong việc tạo giá trị tu từ
Trong văn bản "tồn tại những phép liên kết có hình thức giống như mộtbiện pháp tu từ (phương thức tu từ) hay một thủ pháp tu từ nào đó, chẳng hạnphép liên kết lặp nhắc lại có thể trùng với biện pháp điệp ngữ, phép dùng từ tráinghĩa có phần trùng với biện pháp đối tu từ" [16, 399] Như ví dụ sau:
[13]: Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh [148,
90]
Ở hai phát ngôn trên, ngoài dùng phương thức lặp từ ngữ, Hồ Chí Minh đã
sử dụng 2 cặp từ trái nghĩa: thiện>< ác, làm >< tránh để liên kết các câu văn.Ngoài tác dụng liên kết, việc sử dụng những cặp từ trái nghĩa ở đây còn có giá trịnhấn mạnh sự phân biệt rạch ròi, dứt khoát trong hành động, tạo sự đối xứngnhịp nhàng cho các câu văn
1.2.5 Quan hệ lập luận
1.2.5.1 Khái niệm lập luận
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, "Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằmdẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy màngười nói nuốn đạt tới" [31, 155]
Nguyễn Đức Dân định nghĩa: "Lập luận là một hành động ngôn từ Bằngcông cụ ngôn ngữ người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một
hệ thống xác tín nào đó rút ra một hay một số kết luận hay chấp nhận một (mộtsố) kết luận nào đó." [42, 196]
Trang 36Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban cho rằng: "Trong việc trình bày các ýkiến, người ta có thể từ ý kiến này rút ra ý kiến khác bằng những suy lí Việc đưa
ra những luận cứ (căn cứ để lập luận) nhằm đạt đến một kết luận nào đó (mangtính thuyết phục) được gọi là lập luận" [16, 321-322]
Như vậy, dù diễn đạt bằng cách nào thì bản chất của lập luận vẫn là đưa ra
lí lẽ để người cùng giao tiếp đi đến kết luận hoặc chấp nhận kết luận
1.2.5.2 Cấu tạo của lập luận
Trong một lập luận có ba bộ phận: luận cứ (sẽ viết tắt là LC), kết luận (sẽviết tắt là KL) và quan hệ lập luận
a Luận cứ là "những căn cứ để từ đó rút ra kết luận Luận cứ có hai loại: lí
lẽ và bằng chứng" [16, 322]
b Kết luận là "mệnh đề (dưới hình thức câu) hay lí thuyết được bảo vệbằng các luận cứ Trong các bài thuộc kiểu văn nghị luận (như trong khoa học xãhội và nhân văn), cái tương đương với kết luận còn được gọi là luận đề và đượchiểu là mệnh đề hay lí thuyết cụ thể mà người ta lấy làm đúng và người ta đưa ra
để bảo vệ nó bằng các luận cứ Nói cách khác, luận đề là ý kiến, lí thuyết cụ thểđược nhận là đúng và được đưa ra làm đề tài bàn luận, nó được chứng minh bằngcác luận cứ" [16, 322]
c Quan hệ lập luận là "quan hệ giữa luận cứ với kết luận Một kết luậnđúng phải dựa trên những luận cứ đúng và được rút ra bằng những quan hệ lậpluận đúng Ngoài quan hệ lập luận, trong một lập luận có nhiều luận cứ, giữa cácluận cứ cũng có những kiểu quan hệ cần xem xét" [16, 322]
1.2.5.3 Các kiểu lập luận
Hai kiểu lập luận khái quát khác nhau về độ phức tạp thường gặp là lậpluận giản đơn và lập luận phức tạp
a Lập luận giản đơn
Lập luận giản đơn "là lập luận trong đó chỉ có một luận cứ hay có một sốluận cứ đồng hạng với nhau (không phân biệt lớn hay nhỏ) và một kết luận" [16, 324]
Trang 37[14]: Vì kém lí luận, cho nên gặp một việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo, không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy [148, 63]
Trong lập luận [14] có một luận cứ (kém lí luận) và một kết luận (gặp một việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo, không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy), đây là
một lập luận giản đơn
"Một suy lí giản đơn, rõ nhất là suy lí có nhiều luận cứ, có thể được trìnhbày hoặc theo lối diễn dịch hoặc theo lối quy nạp Trình bày các ý theo lối diễndịch là trình bày ý chỉ cái chung trước, ý chỉ cái riêng sau, trình bày theo lối quynạp là trình bày những ý chỉ cái riêng trước, ý chỉ cái chung sau" [16, 337]
[15]: (1) Thanh niên phải có đức, có tài (2) Có tài mà không có đức ví
như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn hại cho xã hội nữa (3) Nếu
có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi
gì cho loài người [148, 167]
Trong đoạn văn trên, câu (1) nêu ý chung, các câu (2), (3) chỉ cái riêng.Đây là kiểu trình bày theo lối diễn dịch
[16]: (1) Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi lam không cho phép xem lâu (2)
Vì vậy cho nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy [148, 116]
Trong đoạn văn vừa dẫn, ý chung nêu ở câu (2), các ý cụ thể nêu ở câu(1) Đây là kiểu trình bày theo lối quy nạp
Lập luận đơn cũng có thể có một, hai hoặc hơn hai luận cứ Và giữa cácluận cứ cũng như giữa luận cứ và kết luận luôn có những mối quan hệ xác định.Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận tức là các luận cứ được đưa ra
để hướng tới việc rút ra một kết luận nào đó Các luận cứ trong lập luận đơn cóthể quan hệ với nhau theo hai cách:
– Luận cứ đồng hướng là các luận cứ cùng hướng về một kết luận.
Trang 38Như ở lập luận trong ví dụ [16] có ba luận cứ đồng hướng:
LC1: Trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài LC2: Điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài
LC3: Thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm không cho phép xem lâu
cùng hướng tới kết luận: viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy.
– Luận cứ nghịch hướng là các luận cứ dẫn đến những kết luận trái
ngược nhau Có nghĩa là trong một lập luận có một luận cứ hướng về phía kếtluận khẳng định, còn luận cứ kia thì hướng đến kết luận phủ định Trong hai luận
cứ đó có một luận cứ có lực lập luận mạnh hay luận cứ có tác dụng lập luận đốivới kết luận, luận cứ còn lại không có lực lập luận
[17]: … Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc
có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù.
Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp
và thương nghiệp của chúng ta là một con số không [148, 18]
Ba câu trong ví dụ trên làm thành một lập luận Hai câu đầu chứa ba luận
cứ, câu cuối là kết luận Hai luận cứ ở câu thứ nhất đồng hướng với nhau, hailuận cứ này lại nghịch hướng với luận cứ thứ ba, hai luận cứ ở câu thứ nhấthướng đến phía phủ định kết luận, luận cứ ở câu thứ hai hướng đến phía khẳngđịnh kết luận Luận cứ ở câu thứ hai có "lực lập luận"
"Về thực chất, lập luận có luận cứ nghịch hướng là sự kết hợp của hai lậpluận trái ngược nhau, trong đó vắng mặt kết luận của một lập luận, ở đây là lập luậnthứ nhất" [16, 330] Có thể xếp hai lập luận này thành hình vuông lập luận như sau:
Chúng ta có hải cảng, hầm mỏ, NHƯNG Chúng ta thiếu tổ chức đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; và thiếu người tổ chức chúng ta có những người lao động
khéo léo và cần cù
Công nghiệp và thương nghiệp
Trang 39Công nghiệp và thương nghiệp phát triển của chúng ta là một con số không
b Lập luận phức tạp
Lập luận phức tạp là "lập luận trong đó hai luận cứ không ngang nhau vềtính khái quát: một luận cứ chỉ cái chung làm tiền đề lớn thường được gọi là đạitiền đề, một luận cứ chỉ cái riêng làm tiền đề nhỏ thường được gọi là tiểu tiền đề
và một kết luận (về cái riêng) Kiểu lập luận này gồm có ba "đoạn" như vậy, nên
nó được gọi tam đoạn luận" [16, 325]
"Quan hệ giữa các tiền đề với nhau và giữa các tiền đề với kết luận trongmột tam đoạn luận rất chặt chẽ" [16, 331]
Một suy lí tam đoạn luận luôn xuất phát từ cái chung đi đến kết luận vềcái riêng Quá trình suy lí bắt đầu từ cái chung nêu ở đại tiền đề (sẽ viết tắt làĐTĐ), thông qua việc xem xét cái riêng ở tiểu tiền đề (sẽ viết tắt là TTĐ) và kếtthúc bằng kết luận về cái riêng đó Vì vậy cách trình bày tam đoạn luận là thuộc
về phép diễn dịch Và bản chất suy lí diễn dịch này của tam đoạn luận là khôngthay đổi trong mọi trường hợp sử dụng Như ví dụ sau đây:
[18]: Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế Được thời
và có thế, thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành to; mất thời và không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ trong khoảng trở bàn tay mà thôi Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen, há chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện binh được (Nguyễn Trãi) (Dẫn theo [16, 332])
Trong đoạn văn trên có một tam đoạn luận và tam đoạn luận này được trình bàytheo chuẩn quy ước như sau:
ĐTĐ Người giỏi dùng binh hiểu biết thời thế.
KL Các người không giỏi dùng binh (sao đủ nói chuyện
binh được).
1.2.5.4 Vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận
Trong một lập luận, kết luận có thể đứng ở đầu, ở giữa hay ở cuối luận cứ.Sau luận cứ là vị trí thường gặp nhất của kết luận
– Kết luận đứng ở đầu:
Trang 40[19]: Lí luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta
trong công việc thực tế [148 ,63]
– Kết luận đứng ở giữa:
[20]: Hôm nay em bị mệt nên em không đi tham quan được, vả lại em
còn hai bài kiểm tra chưa làm.
– Ẩn luận cứ:
[22]: Chiếc xe này rẻ nhưng tôi không mua.
Câu trên có một luận cứ là "Chiếc xe này rẻ" và kết luận là "tôi không mua"
tường minh, nhưng còn ẩn một luận cứ khác (chất lượng không tốt) Và đây làmột luận cứ có lực lập luận mạnh
– Ẩn kết luận:
[23]: A: Tối nay mình đi uống cà phê nhé!
B: Sáng mai em phải thi rồi.
Trong đoạn hội thoại trên thì kết luận đã được ẩn đi (Tối nay em bận ônthi không đi uống cà phê được) Kết luận hàm ẩn này được suy ra dựa trên một lẽthường là tối hôm trước ngày thi thì học sinh, sinh viên phải bận ôn bài
1.2.5.5 Mạng lập luận
"Mạng lập luận là chuỗi các lập luận nối tiếp nhau theo quan hệ chuyểntiếp Có nghĩa là kết luận của lập luận thứ nhất trở thành luận cứ cho lập luận thứhai, và có thể tiếp tục như thế cho đến kết luận cuối cùng" [16, 334] Như ví dụsau đây:
[24]: Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có: người xã hội chủ nghĩa Muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa.