1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

“BỘ BA NHỎ” của a SÊKHÔP và ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN “NGƯỜI TRONG BAO” TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM

152 1,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 686,5 KB

Nội dung

Trên cái nhìn tổng quát về những tác phẩm của Sêkhôp, nhà vănM.Gorki - “con chim báo bão của thời đại” - người từng say mê Sêkhôp từ khicòn là cậu bé Alêchxây Pescov đã đi từ lòng dũng c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

˜˜˜ PHẠM THỊ LIÊN

“ Bé BA NHá” CñA A.S£KH¤P Vµ §ÞNH H¦íNG TIÕP NHËN

“NG¦êI TRONG BAO” TRONG TR¦êNG PHæ TH¤NG VIÖT NAM

Chuyên ngành: Văn học Nga - Văn học nước ngoài

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Đỗ Hải Phong là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn và các thầy

cô trong khoa Ngữ văn, các cán bộ quản lí đào tạo của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin cảm ơn Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp tại trường THPT Quang Bình - Hà Giang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn khích lệ và động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng, song những thiếu sót trong luận văn là điều không thể tránh khỏi, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tới vấn đề nghiên cứu trong luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Phạm Thị Liên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Cấu trúc của luận văn 12

Chương 1: NHỮNG CÁCH TÂN THỂ LOẠI THỂ HIỆN TRONG “BỘ BA NHỎ” CỦA A.SÊKHÔP 14

1.1 Cốt truyện 14

1.1.1 Khuynh hướng “thủ tiêu cốt truyện” 15

1.1.2 Cốt truyện “cuộc sống trong bao” 17

1.2 Nhân vật 22

1.2.1 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Sêkhôp 22

1.2.2 Kiểu nhân vật “người trong bao” và khuynh hướng “phi trung tâm hóa nhân vật” 25

1.3 Người kể chuyện 34

1.3.1 Điểm nhìn người kể chuyện 35

1.3.2 Thái độ người kể chuyện 42

Chương 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TRONG “BỘ BA NHỎ” CỦA A.SÊKHÔP 50

2.1 Chân dung nhân vật 50

2.1.1 Các kiểu chân dung nhân vật 51

2.1.2 Hiệu quả nghệ thuật của việc miêu tả chân dung nhân vật 59

2.2 Đồ vật trong sinh hoạt đời thường 65

Trang 4

2.2.1 Những vật dụng đời thường 65

2.2.2 Hiệu quả nghệ thuật của việc miêu tả đồ vật 70

2.3 Phong cảnh thiên nhiên 72

2.3.1 Những nét phác họa thiên nhiên 72

2.3.2 Hiệu quả nghệ thuật của việc miêu tả thiên nhiên 77

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN “NGƯỜI TRONG BAO” TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM 84

3.1 Thực trạng dạy học tác phẩm “Người trong bao” 85

3.1.1 Những khó khăn khi dạy học tác phẩm “Người trong bao” 87

3.1.2 Môi trường tiếp nhận 90

3.2 Nguyên tắc tạo lập môi trường tiếp nhận 95

3.2.1 Giờ học chính khóa 95

3.2.2 Giờ học ngoại khóa 108

KẾT LUẬN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC

Trang 5

Antôn Paplôvich Sêkhôp (1860 - 1904)

Trang 6

Những trang văn của Sêkhôp không chỉ luôn đồng hành cùng nhân dânNga mà còn sẻ chia với những con người nhỏ bé trên thế giới Ông sống thếnào thì viết thế đấy, không hoa mỹ, không ồn ào, giả dối Tác phẩm của nhàvăn luôn chứa đựng sự chân thật Mỗi trang viết của ông đều bộc lộ mongmuốn của người cầm bút là làm thức dậy trong tâm trí người đọc khao khátđổi thay, khát vọng về một thế giới đẹp đẽ, công bằng, cao thượng.

Trong sự nghiệp của mình, Sêkhôp dường như đã tìm thấy vẻ đẹp ẩnchứa ngay trong chính cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái cao thượng

và cái thấp hèn, giữa cái chết, tình yêu và sự sống trong tâm hồn mỗi conngười Sêkhôp tiếp bước những nhà văn lớn, chân chính dũng cảm đi theo conđường khám phá sự thật, vươn tới cái đẹp gập ghềnh đầy chông gai

Trang 7

Bằng những cách tân nghệ thuật, Sêkhôp đã tham gia vào mặt trậnkhông có tiếng súng mà đầy cam go, chiến đấu từng giây từng phút với nhữngmầm bệnh của xã hội nước Nga cuối thế kỷ XIX mà ông coi là “thời buổi ốmđau” Ông lên tiếng xóa bỏ những điều ngang trái, đánh bật tận gốc rễ nhữngthành trì ngăn cản con người làm việc tốt, sống tốt, để hướng tới lý tưởng vềcon người hoàn thiện, cao cả, xứng đáng với danh hiệu CON NGƯỜI.

Sêkhôp bước vào làng văn như “đi dạo” (từ dùng của N.Mikhailôpxki)

“Ông Sêkhôp (…) dạo chơi bên cuộc đời và khi đi dạo ông túm lấy khi thì cáinày khi thì cái kia”, bất kỳ cái gì lọt vào mắt, ông đều mô tả “bằng máu lạnh nhưnhau”… Như những mạch ngầm trong từng tác phẩm, Sêkhôp cứ điềm nhiên vàcần mẫn khám phá thế giới riêng của mình Nhà văn lão thành Đ.V Grigôrôvich

đã hân hoan chào đón tài năng của Sêkhôp qua “khả năng phân tích nội tâm rấtsâu, tài tả cảnh điêu luyện (…), khả năng tạo hình…” [17, 1] Và chân tìnhkhuyên Sêkhôp “phải biết quý trọng tài năng” hiếm hoi của mình Từ đó,Sêkhôp coi Grigôrôvích là “người thức tỉnh” giúp mình nghiêm chỉnh tiếp tục sựnghiệp văn chương

L.Tônxtôi gọi Sêkhôp là “một nghệ sĩ vô song”, “nghệ sĩ của cuộc sống”.Với đóng góp lớn về cách tân nghệ thuật “Sêkhôp là con chim linh điểu của buổitịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa, Sêkhôp là cánh diều sáo vĩ đại, trênđôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn Sêkhôp làbậc thầy của tiếng Nga, tên tuổi ông sáng chói trên lâu đài của Chủ nghĩa nhânđạo” [57, 240]

Quan điểm tư tưởng trong các sáng tác của Sêkhôp không phức tạp đếnmức gây nhiều tranh cãi, nhưng giá trị thực sự của những sáng tác ấy luôn làkho tàng ẩn chứa điều bí mật đối với người đọc Hơn một thế kỷ qua đi, đã cóbiết bao công trình nghiên cứu về Sêkhôp và tác phẩm của ông ở nhiều cáchnhìn, góc độ khác nhau Đến nay, biết bao độc giả, bao nhà phê bình vẫn say

mê với thế giới nghệ thuật của ông

Trang 8

Vấn đề nghệ thuật và những cách tân thể loại trong sáng tác củaSêkhôp không phải là vấn đề mới được đặt ra trong quá trình nghiên cứu vềSêkhôp Từ thiên hướng đưa mọi sự vật, hiện tượng trở về đúng với hiệntrạng, bản thể của nó, tác phẩm của Sêkhôp trở thành đối tượng nghiên cứucủa nhiều nhà phê bình, nhiều độc giả Tuy nhiên, khó có thể khẳng định rằngchúng ta đã hiểu hết được những cách tân trong thế giới nghệ thuật củaSêkhôp với nguồn sáng tạo vô bờ bến Thế giới mà chúng ta đang sống phongphú, sinh động bao nhiêu thì tài năng sáng tạo của Sêkhôp hấp dẫn bấy nhiêu.

Với đề tài “Bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp và định hướng tiếp nhận

“Người trong bao” trong trường phổ thông Việt Nam, luận văn của chúng

tôi trở lại với vấn đề nghệ thuật, những cách tân thể loại trong phạm vi ba tácphẩm: “Người trong bao”, “Khóm phúc bồn tử”, “Một chuyện tình yêu” củaSêkhôp với mong muốn tiếp tục khám phá và tìm hiểu thêm tài năng sáng tạocủa người nghệ sĩ bậc thầy

Hơn nữa, tác phẩm “Người trong bao” của Sêkhôp đã được đưa vàogiảng dạy trong trường phổ thông Việt Nam càng chứng tỏ vai trò của tácphẩm đối với việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Tuy tác phẩm đã nhậnđược sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà phương pháp, của giáo viêngiảng dạy nhưng chưa được coi trọng đúng mức Do nhiều nguyên nhânkhách quan và chủ quan, thực trạng dạy văn học nước ngoài nói chung và dạytác phẩm “Người trong bao” nói riêng chỉ dựa vào đoạn trích, thiếu tính hệthống, những mục tiêu trong sách giáo khoa, không hoặc ít tính đến sự hỗ trợquan trọng của các yếu tố khác Điều đó dẫn đến những cách hiểu chưa đúng

và chưa thể tạo ra một giờ học tác phẩm văn chương đích thực

Từ thực trạng và những kinh nghiệm dạy học Ngữ văn của bản thân,chúng tôi tìm một hướng tiếp cận đúng và đầy đủ nhất về tác phẩm “Ngườitrong bao” khi đặt trong hệ thống chỉnh thể ba tác phẩm được Sêkhôp sáng tácnăm 1898 Bên cạnh đó, truyện ngắn “Người trong bao” cùng “Khóm phúc

Trang 9

bồn tử” và “Một chuyện tình yêu” có chung chủ đề là cuộc sống “trong bao”

và có chung những nhân vật, người kể chuyện, có chung âm hưởng bi hài hòatrộn với nhau rất thú vị Những sáng tạo, cách tân về thể loại, thế giới nghệthuật trong “bộ ba nhỏ” sẽ được soi chiếu một cách rõ nét, trở thành nềnmóng để chúng tôi khám phá giá trị tư tưởng, tìm hiểu sâu hơn các tri thứcvăn hóa xung quanh tác giả và tác phẩm “Người trong bao”

Nhìn nhận lại những nghiên cứu về nghệ thuật, cách tân trong thểloại truyện ngắn của Sêkhôp cũng như việc giảng dạy tác phẩm của ôngtrong trường phổ thông là một điều cần thiết, để một lần nữa chúng tôi trởlại vấn đề này Tuy nhiên, do chưa đủ điều kiện để khảo sát những côngtrình nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài, chúng tôi chỉ mạnh dạn ghi nhậnnhững tài liệu nghiên cứu trong nước và những tư liệu dịch Đó là nguồntham khảo quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài của mình

Trên cơ sở khảo sát và hệ thống lại một số vấn đề cơ bản về truyện ngắnSêkhôp đã được các công trình đề cập tới, chúng tôi tập trung vào vấn đề trungtâm của luận văn: cách tân thể loại, nghệ thuật miêu tả trong “bộ ba nhỏ” và vấn

đề định hướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” trong trường phổ thôngViệt Nam

Trước hết cần quan tâm đến những ý kiến đánh giá về tác phẩm Sêkhôpcủa giới nghiên cứu, phê bình văn học ở Nga và các nước phương Tây

Trang 10

Đầu tiên, cần phải kể đến nhà văn lão thành Đ.V.Grigôrôvích là người

đã phát hiện ra tài năng của Sêkhôp, đã hoan nghênh, chào đón một thiên tàinghệ thuật lớn Ông ngưỡng mộ “khả năng phân tích nội tâm rất sâu, tài tảcảnh điêu luyện (…), khả năng tạo hình của Sêkhôp” [17, 1]

Mặc dù ở thời kỳ đầu, là cây bút mới bước vào làng văn nhưng Sêkhôpđược hầu như tất cả các nhà văn nổi tiếng đương thời đánh giá cao và quý mến.Tônxtôi đã nhìn thấy những cống hiến lớn lao của Sêkhôp cho văn học Nga Ông

đã “rất yêu Sêkhôp”, rất thích và đọc đi đọc lại truyện ngắn Sêkhôp nhiều lần.Theo Tônxtôi “Sêkhôp đã tạo ra một hình thái văn chương mới, hoàn toàn mớicho tất cả thế giới, những hình thái văn chương tôi chưa từng thấy đâu cả” [17, 1].Ông đã đánh giá đúng vai trò và vị trí của Sêkhôp trong sự phát triển của văn họcnói chung và của thể loại truyện ngắn nói riêng Điều làm nên giá trị trong tácphẩm của Sêkhôp chính là sự gần gũi, dễ hiểu Cũng chính vì thế mà truyện ngắnSêkhôp đã nhanh chóng vượt ra biên giới nước Nga để đến với bạn đọc khắp nơitrên thế giới

Trên cái nhìn tổng quát về những tác phẩm của Sêkhôp, nhà vănM.Gorki - “con chim báo bão của thời đại” - người từng say mê Sêkhôp từ khicòn là cậu bé Alêchxây Pescov đã đi từ lòng dũng cảm, yêu thương conngười, đến cuộc đấu tranh bền bỉ với cái phàm tục, từ tính “tuệ giác” đếnkhông gian bao trùm truyện ngắn đã đưa ra kết luận: “Thật là sự khoái hoạtkhi tác giả tưởng nhớ đến một con người như thế lập tức ta sẽ vững tâm vàcuộc sống trở nên có hướng nhất định” [14, 279] Bởi M.Gorki đã tìm ra sứcmạnh ẩn chứa dưới ngòi bút của Sêkhôp: “Sự tầm thường ti tiện là kẻ thù củaanh Suốt đời anh, anh đã đấu tranh với nó, anh đã chế giễu nó, bắt nó hiệnnguyên hình, nghiêm khắc qua ngòi bút của anh, suốt đời anh, anh biết moimóc ra vết mốc meo, hôi hám của nó ở ngay chỗ mới nhìn tưởng như mọi vậtđều sắp đặt khéo léo và có vẻ choáng lộn nữa” [14, 279]

Trang 11

Ghi nhận công lao của Sêkhôp trong việc mở rộng quan niệm về truyệnngắn và mở đường cho truyện ngắn một hướng đi mới, hai nhà văn Liên XôI.Olesa và I.Trifonov tuy cách nhau vài thập kỷ nhưng dường như cả hai cùngđánh giá rất cao những truyện “thiếu đi một cốt truyện rắc rối đến vỡ đầu”[40, 128]

Nhà văn Đức Thomas Mann nhận ra tài năng và tấm lòng của Sêkhôpcòn thể hiện qua “sự ngắn gọn tráng lệ” và “âm hưởng sử thi quyến rũ” [40,120] trong thể loại truyện ngắn Thomas Mann thú nhận rằng Sêkhôp đã làmông thay đổi hẳn quan niệm của mình về truyện ngắn: “Bởi vậy tôi khinhthường cái thể tài văn học này, không hiểu được rằng cái nhỏ bé ngắn gọn đócũng có sức chứa nội tại lớn lao, cũng có thể bao quát được toàn bộ đời sống,

có thể đạt tới kích thước anh hùng ca và có được tác dụng nghệ thuật chẳngkhác gì các sáng tác đồ sộ khác… Một trong những người giúp tôi hiểu chính

Và điều đó đã mang lại linh hồn cho mỗi truyện ngắn của Sêkhôp Nhưngcũng nhìn nhận khách quan rằng, để đánh giá một thiên tài văn chươngkhông chỉ dừng lại ở kỹ thuật viết mà cần phải hội tụ tư chất nghệ sĩ và tấmlòng của người cầm bút

Nhà thơ Xô Viết lỗi lạc Maiacovxki đánh giá rất cao “ngữ phápchính xác”, đặc biệt là ngôn ngữ bậc thầy của A.Sêkhôp: “Những hình thức

Trang 12

mới mẻ của một sắc thái tư tưởng, cái quan điểm đúng về những vấn đềchân chính của nghệ thuật cho ta cái quyền nhắc đến Sêkhôp như một bậcthầy về tiếng nói… một bậc thầy về ngữ pháp nhiều sinh lực và giòn tươi”[57, 256] Cũng đứng trên quan điểm đó, đại văn hào L.Tônxtôi đã bày tỏ

sự khâm phục đối với ngữ pháp biến ảo, chất thơ kỳ diệu, chất họa gợi cảmtrong văn Sêkhôp: “Ngữ pháp của Sêkhôp thật là dị thường… tôi cũng khógọi ra được cho rõ, nhưng mà cái ngữ pháp ấy đã thấm vào ngài bằngnhững hình ảnh tuyệt diệu của nó… Sêkhôp, đó là Puskin trong văn xuôi”[57, 257]

Từ việc khảo sát các công trình nghiên cứu ở Nga và các nước phươngTây có thể thấy: Việc A.P Sêkhôp được tôn vinh là nhà cách tân nền văn học cổđiển thế kỷ XIX, người mở đường tinh anh cho văn học nghệ thuật thế kỷ XX làđiều không cần bàn cãi Bởi vậy, việc tìm hiểu chặng đường Sêkhôp đã và đang

có trong đời sống văn học Việt Nam sẽ phần nào hiểu được vì sao bạn đọc yêumến tác phẩm, các nhà văn lớn của chúng ta ngưỡng mộ và chịu ảnh hưởngkhông nhỏ của Sêkhôp

So với thế giới, những sáng tác của Sêkhôp vào Việt Nam có phầnmuộn hơn Tuy nhiên, đánh giá quá trình tiếp nhận Sêkhôp ở Việt Nam nhưmột quy luật tất yếu của quá trình hiện đại hóa văn học các dân tộc ở thế kỷ

XX Nhìn lại công trình nghiên cứu của ta có thể thấy những đóng gópđáng ghi nhận trong việc khám phá sức mạnh bí ẩn trong sáng tác củaSêkhôp, cái sức mạnh đã cuốn hút người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.Điều đó đã lý giải vị trí của Sêkhôp trong lòng độc giả chúng ta Bởi vậy,Nguyễn Tuân đã từng nhận định: “Sêkhôp như một nhà tiên tri, biết mình

và biết đến nhiều độc giả nửa thế kỷ về sau ở Việt Nam này sẽ thưởng thứcmình nữa” [56]

Nhà nghiên cứu về Sêkhôp Nguyễn Hiến Lê đánh giá Sêkhôp là “nhàvăn tiên phong” của dân tộc Nga Phan Hồng Giang nhận định “đối với tôi, sự

Trang 13

nghiệp Sêkhôp là một khu vườn vô tận” và “Đọc Sêkhôp đi vào thế giới củaông là để thấy hết đến kinh sợ, rùng mình, cái thế giới buồn tẻ, bạc ác, xấu xa.Đọc Sêkhôp, đi vào thế giới của ông, là để cùng ông đánh bật tận gốc rễ tất cảnhững gì ngăn cản con người làm việc tốt, sống tốt, là để vươn tới một conngười hoàn thiện, cao cả, xứng đáng với danh hiệu Con người Có lẽ đó làkhát vọng của cả một đời Sêkhôp, cái khát vọng đã biến những dòng chữ củaông trở thành bất tử” [12].

Nhận định tài năng Sêkhôp trên phương diện cái nhìn của nhà văn bác sĩ nhiều nhà phê bình đã khẳng định “tài chẩn bệnh”, “bắt mạch” củaông trước những “con bệnh” của xã hội, thời đại Nhà nghiên cứu Lê HuyBắc cho rằng: “Với tư cách là một nghệ sĩ, bác sĩ, Sêkhôp đã thực sự tạonên phong cách độc đáo của riêng mình Là nhà văn hiện thực, con mắtnghề nghiệp (bác sĩ) đã giúp ông bắt mạch lần tìm và mổ xẻ đúng căn bệnhtrầm kha của thời đại Là nghệ sĩ trác tuyệt, tâm hồn ông vươn tới tận miềnthẳm sâu, đầy bí ẩn trong vô thức trong bản thể con người” [5, 108] Nhậnđịnh trên cho ta thấy mối quan hệ đặc biệt giữa khoa học và nghệ thuật làmnên thành công trong sự nghiệp sáng tác cũng như trong khả năng nhìnnhận đánh giá cuộc sống của Sêkhôp

-Trong cuốn “Văn học Nga trong Nhà trường”, nhà nghiên cứu Hà ThịHòa đã khẳng định Sêkhôp là bậc thầy truyện ngắn với những đột phá lớn

“những cách tân táo bạo có sức mạnh chiếm lĩnh thẩm mỹ đời sống rất hiệuquả không kém gì các thể loại tự sự cỡ lớn khác” [21, 48] Đồng quan điểm

đó, Mai Thúc Luân khẳng định: “Càng đọc truyện của Sêkhôp, những dòngvăn như những viên ngọc đó càng ngời lên một ánh hào quang mới mà nhữnglần đọc trước đó ta không thấy” [34, 23] Điều làm nên sự bất tử trong truyệnngắn Sêkhôp là việc nhà văn đi theo con đường khám phá sự thật, vượt quagập ghềnh chông gai để vươn tới cái đẹp Đỗ Khánh Hoan khẳng định:

Trang 14

“Sêkhôp dùng cái lạnh lùng của mình để lập nên lý thuyết văn chương, mộtthứ văn của biên bản không một lời than vãn” [34, 24].

Với bài viết “Những tín hiệu của mạch ngầm văn bản”, nhà nghiên cứu

Đỗ Hải Phong đã định hướng cho người đọc “cảm nhận được “mạch ngầmtâm trạng” ẩn hiện sau những con chữ kết nối những chi tiết tưởng như ngẫunhiên, tình cờ trong tác phẩm” của Sêkhôp và quan trọng hơn “với những tínhiệu ẩn khuất như vậy tạo nên một hiệu quả gián cách động: người đọc có lúcnhập vào vị thế của nhân vật để cảm nhận chi tiết, có lúc lại phải lùi xa để suyngẫm và cảm nhận tổng thể” [47, 11] Có lẽ, sức hấp dẫn của truyện ngắnSêkhôp, sức bất tử của nhân vật trong truyện ngắn Sêkhôp được tạo nên bởichính tài năng của nhà văn trong việc tạo dựng những mạch ngầm như vậy

Vương Trí Nhàn trong khi phân tích làm nổi rõ những tiêu chuẩn nghệthuật bào trùm các tác phẩm của Sêkhôp đã khẳng định: “Sêkhôp có được cáinghệ thuật là ở chỗ nào cũng phát hiện ra và nêu bật được sự dung tục, mộtnghệ thuật mà chỉ người nào có một khát vọng thiết tha muốn thấy được conngười giản dị, đẹp đẽ, hài hòa mới có thể hun đúc được” [38, 19] Trong bàiviết “Bản dịch truyện ngắn (Sêkhôp) và một giai đoạn giới thiệu văn học nướcngoài ở Việt Nam”, Vương Trí Nhàn tiếp tục khẳng định: “Sự sâu sắc ở ôngthường được giấu kín trong cái vẻ gần như tầm thường, chính vì vậy, khi pháthiện ra, chúng lại có sự hấp dẫn riêng Có thể hình dung Sêkhôp như đi cùngđường với chúng ta, nhìn thấy mọi thứ như chúng ta, nhưng bao giờ cũng đi

xa hơn một đoạn” [37] Tác giả thấy được sự lạc quan, yêu cuộc đời củaSêkhôp, “thế giới dở dang vậy, nhưng theo cách trình bày của tác giả, dù đãtrở thành chán ngấy, nó vẫn đẹp biết bao”

Cả cuộc đời sáng tạo nghệ thuật, Sêkhôp mong muốn dùng văn chươngthức tỉnh mọi người đang từng ngày từng giờ sống thoi thóp giữa cuộc sống

Trang 15

đơn điệu và tẻ nhạt Đánh giá về điều này, nhà nghiên cứu Phan Hồng Giangcho rằng: “Sêkhôp không cường điệu, không tô vẽ, không tỏ ra ướt át, lâm li.Đằng sau giọng mô tả bình thản của ông về những cuộc đời cơ cực vất vưởng,

lê lết, người ta nghe rõ tiếng đập bồi hồi, đau đớn của trái tim ông, trái timchứa đựng niềm đồng cảm sâu xa với nỗi thống khổ của con người” [13, 18].Thống nhất với quan điểm ấy, Nguyễn Tuân cũng đã khẳng định: “Tác phẩmcủa Sêkhôp còn có bao nhiêu cái khía cạnh của ước mơ lành mạnh, có nhữngnhịp thơ, nhạc, nó phác trước tiên cái viễn cảnh rất gần của một cuộc sốngtiến bộ” Từ mối thiện cảm đầy ấn tượng về Sêkhôp, trong các công trìnhnghiên cứu của mình, Nguyễn Tuân cũng đã góp phần đáng kể trong việcđịnh hướng tiếp cận tác phẩm của nhà văn này

Nhìn chung, những đánh giá của các nhà phê bình đã hướng tới sựkhẳng định cách tân trong nghệ thuật, thể loại truyện ngắn Sêkhôp khi đặttrong dòng văn học hiện thực cuối thế kỷ XIX nói riêng và văn học Nga nóichung Dù cho tài năng thực sự của Sêkhôp được khẳng định ở các góc độnhìn nhận khác nhau nhưng đều được tìm thấy ở giá trị hiện thực, chất nhânbản cao cả trong nội dung, phát hiện mới về nhận thức, sự tinh tế và điêuluyện của người cầm bút

Mỗi người một khám phá riêng, các nhà nghiên cứu đã giúp người đọcđến gần hơn với thế giới nghệ thuật của Sêkhôp Đồng thời, những nhận địnhtrên là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn

về những cách tân trong “bộ ba nhỏ” nói chung và định hướng tiếp nhận tácphẩm “Người trong bao” nói riêng

Ngoài ra, hệ thống lại những báo cáo, khóa luận, luận văn đã nghiêncứu về thể loại truyện ngắn của Sêkhôp, chúng tôi nhận thấy: Các công trình

đã đi sâu tìm hiểu những cách tân trong truyện ngắn Sêkhôp ở các góc độkhác nhau Tuy nhiên, việc đề cập đến “bộ ba nhỏ” trong hệ thống chỉnh thể

Trang 16

về chủ đề tư tưởng, cách tân nghệ thuật của A.Sêkhôp thì chưa nhiều, hoặcnếu có chỉ là đánh giá mang tính khái quát, chưa lý giải, chứng minh và nêu

rõ hiệu quả nghệ thuật Việc dạy học tác phẩm “Người trong bao” và địnhhướng tiếp nhận tác phẩm trong nhà trường chưa được nghiên cứu thống nhấtvới chỉnh thể bộ ba tác phẩm của Sêkhôp

Dựa trên những tài liệu nghiên cứu về Sêkhôp, về cách tân trong truyệnngắn Sêkhôp, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài của mình mong đóng gópthêm vào lộ trình khám phá bí ẩn nghệ thuật mà Sêkhôp đã xây dựng hơn mộttrăm năm trước vẫn hấp dẫn đến ngày nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu “Bộ ba nhỏ” của A Sêkhôp và định hướng tiếp nhận

“Người trong bao” trong trường phổ thông Việt Nam” chúng tôi mongmuốn sẽ góp phần xác định đặc trưng truyện ngắn Sêkhôp, góp phầntruyền bá sáng tác của ông tới đông đảo bạn đọc yêu thích văn học Nga.Mặt khác, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần giúp giáo viên, học sinh phổthông tiếp cận tác phẩm của Sêkhôp sâu sắc và toàn diện qua địnhhướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” một cách hiệu quả nhất,kích thích tinh thần tự học, hứng thú trong mỗi học sinh khi học tácphẩm này

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra cho mình những nhiệm vụ cụthể sau:

- Xác định những cách tân thể loại trong “bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp

- Làm sáng tỏ nghệ thuật miêu tả trong “bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp

- Định hướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” trong trường phổthông Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài “Bộ ba nhỏ của A.Sêkhôp và định hướng tiếp nhận “Người trong

Trang 17

bao” trong trường phổ thông Việt Nam” đi vào tìm hiểu những đặc trưngtruyện ngắn của Sêkhôp trong “bộ ba nhỏ” và hướng tiếp nhận tác phẩm

“Người trong bao” trong chương trình Ngữ văn 11

Luận văn tập trung vào ba tác phẩm: “Người trong bao”, “Khóm phúcbồn tử”, “Một chuyện tình yêu” được dịch ra tiếng Việt in trong các tậptruyện đã được xuất bản sau:

- Vương Trí Nhàn (1999), Antôn Sêkhôp – Tuyển tập tác phẩm, Nxb

Văn học, Hà Nội

- Phan Hồng Giang (Tuyển chọn và dịch) (2008), Truyện ngắn A.

Sêkhôp, Nxb Lao động, Hà Nội.

Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu thực trạng của việc dạy - học tácphẩm “Người trong bao” ở nhà trường phổ thông thông qua việc khảo sátsách giáo khoa Ngữ văn 11 (tập 2), sách giáo viên Ngữ văn 11 (tập 2), cáctài liệu tham khảo về tác phẩm “Người trong bao”, giáo án của giáo viên,bài soạn và vở ghi của học sinh cùng phiếu điều tra giáo viên, học sinhthông qua các câu hỏi; từ đó đi đến việc phân tích các dữ liệu khảo sát để

đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn “Người trong bao” trongtrường phổ thông ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháptiếp cận hệ thống và tiếp cận thi pháp học

Để triển khai giải quyết vấn đề chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể như: khảo sát, phân tích, so sánh, đối chiếu

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Những cách tân thể loại thể hiện trong “bộ ba nhỏ” của A.

Sêkhôp

Trang 18

Chương 2: Nghệ thuật miêu tả trong “bộ ba nhỏ” của A Sêkhôp

Chương 3: Định hướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” trong

trường phổ thông Việt Nam.

Trang 19

Chương 1

NHỮNG CÁCH TÂN THỂ LOẠI THỂ HIỆN

TRONG “BỘ BA NHỎ” CỦA A.SÊKHÔP

Văn chương luôn đồng nghĩa với sự sáng tạo, sự thành công hay khôngtrong sự nghiệp mỗi nhà văn tỉ lệ thuận với sự sáng tạo ấy Mỗi nhà văn muốnthành công, muốn khẳng định tên tuổi của mình trên con đường sự nghiệp thìtất yếu phải không ngừng phát hiện, tìm tòi cho mình một con đường riêng,lối viết độc đáo, không lẫn với ai và “không ai bắt chước được” (M.Gorki).Nhà viết truyện ngắn bậc thầy trên thế giới A.P.Sêkhôp là một bằng chứngmẫu mực, hùng hồn cho sự sáng tạo trong văn chương

Sêkhôp lớn lên từ nền văn học cổ điển Nga và chịu ảnh hưởng sâu sắccủa các nhà văn hiện thực đi trước Một mặt, kế thừa truyền thống tốt đẹp củavăn học hiện thực Nga, mặt khác ông đã có những cách tân, tìm tòi, sáng tạokhông ngừng Nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm thuộc thể loại truyệnngắn hết sức đặc sắc Sự xuất hiện của truyện ngắn Sêkhôp đã làm thay đổiquan niệm về truyện ngắn, nâng truyện ngắn từ “thể loại hèn mọn” lên ngangtầm với tiểu thuyết, trường ca và thơ, dành cho mình một chỗ đứng quantrọng trên văn đàn Nga và thế giới Những cách tân thể loại trong truyện ngắncủa Sêkhôp thể hiện rõ trên các bình diện: xây dựng cốt truyện, nhân vật trungtâm và người kể chuyện trong tác phẩm…

1.1 Cốt truyện

Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi tác phẩm văn học, mà chỉtồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyệnngắn, truyện thơ…), kí và các tác phẩm kịch Trong thể loại kí, một số tác phẩmkhông có yêu cầu xây dựng cốt truyện chặt chẽ Còn ở thể loại tác phẩm trữ tìnhkhông có yếu tố cốt truyện vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm

Trang 20

trạng, ý nghĩ, cảm xúc… của tác giả, nó không đòi hỏi nhà văn phải xây dựngnhững sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên tục làm cơ sở cho sựtriển khai tính cách.

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tưtưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọngnhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự vàkịch” [19, 99]

Nói đến những cách tân truyện ngắn Sêkhôp trước hết phải lưu ý đếnbình diện cốt truyện

1.1.1 Khuynh hướng “thủ tiêu cốt truyện”

Đối tượng hướng tới trong các tác phẩm của Sêkhôp là những conngười bình thường với tất cả những điều quẩn quanh, vặt vãnh Những sựkiện, biến cố được nhà văn đưa vào tác phẩm tưởng chừng là bước ngoặtlớn có thể thay đổi cuộc đời nhân vật nhưng cuối cùng vẫn là cuộc sống ấy,con người ấy Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông cókhuynh hướng “thủ tiêu cốt truyện”

Cốt truyện ông hoàn toàn xa lạ với loại cốt truyện hư cấu cầu kì, hoa mĩ,màu sắc sặc sỡ mà nó hết sức gần gũi, giản đơn, dễ hiểu Sêkhôp chủ trương

“cốt truyện càng đơn giản càng tốt” Các sự kiện chính đẩy ra xa trung tâm nhưnhững chi tiết nhất thời, còn cái bình thường trong cuộc sống hàng ngày lặp đilặp lại, cái vốn đang tồn tại quen thuộc với tất cả mọi người trở thành nội dung

cơ bản Sự dịch chuyển trọng tâm điểm nhìn của nhà văn từ hệ thống biến cố

và sự kiện đầy những vận động bên ngoài sang chiều sâu nội tâm và cảm xúc

đã khiến cho cốt truyện, sự kiện và hành động có những thay đổi lớn Nhà vănkhông dùng giọng điệu gay gắt và màu sắc đậm để gây ấn tượng ngay cả ởnhững truyện có biến cố, gay cấn lớn Ông cũng không chú trọng vào xung đột

bề mặt trong truyện mà dụng công xây dựng xung đột chìm bằng cách tăng ý

Trang 21

nghĩa tượng trưng của từng chi tiết, tạo “dòng chảy ngầm”, “mạch ngầm vănbản”, chất trữ tình của văn tự sự “Truyện của ông thường như một lát cắtkhông đầu không cuối của bản thể Mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳngvào khung cảnh của câu chuyện, tâm trạng của nhân vật, kết thúc thường gâycảm giác “chưa có chuyện gì xảy ra cả” tất cả vẫn như đang ở một sự đợi chờkhắc khoải cái tương lai còn chưa đến” [48, 134].

Sự độc đáo và cũng là tài năng sáng tạo trong phần nhiều truyện ngắncủa ông chính là cốt truyện rất đơn giản nhưng sức chứa tinh thần mà ôngđem lại cho người đọc là rất lớn Có thể ví các truyện ngắn của ông nhưnhững “lát cắt tươi rói” trong cuộc sống hoặc nói một cách khác, ông đã đưanhững “mảng sống” ngoài xã hội vào trong truyện của mình, tiêu biểu “Anhbéo, anh gầy”, “Con kì nhông”, “Người trong bao”, “Khóm phúc bồn tử”,

“Một chuyện tình yêu”… Ở những “lát cắt” này, Sêkhôp đã cho độc giả thấytất cả sự khủng khiếp của cuộc sống tù đọng, quẩn quanh, bế tắc của nhữngcon người bị tấm lưới tư hữu giằng buộc, níu kéo đến thảm hại Một mặt,cuộc sống tầm thường đã làm cho nhiều người phải bực bội, khó chịu, mặtkhác có những kẻ không thể nhận ra sự thảm hại của cuộc sống thực tại, thậmchí người ta còn coi thường, khinh rẻ những cái gì là chân chính, vĩ đại ởngay bên cạnh mình để chạy theo những cái hào nhoáng trống rỗng ở một thếgiới hoàn toàn xa lạ

Trong lối sống của xã hội đương thời ấy, tất cả cứ lẫn lộn với nhau, cái

vĩ đại lẫn với cái bé nhỏ, cái sâu sắc lẫn với cái tầm thường, cái bi thảm lẫnvới cái hài hước Ông chỉ muốn thức tỉnh người đọc nhận ra sự tầm thườngtrong cuộc sống hằng ngày, cuộc sống của đám đông những con người trungbình, những con người đang lún sâu trong đầm lầy của cuộc sống tẻ nhạt.Điều đó được thể hiện rất thành công trong “bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp gồm

“Người trong bao”, “Khóm phúc bồn tử”, “Một chuyện tình yêu” Ba thiên

Trang 22

truyện xuất sắc này nói về những ước vọng, lý tưởng tầm thường của nhữngcon người bình thường tiêu biểu cho sự đổi mới về nghệ thuật xây dựng cốttruyện của nhà văn.

Người đọc đôi khi rơi vào trạng thái mong đợi một sự đổi thay lớnlao của nhân vật nhưng đó lại là những “sự kiện giả”, “biến cố giả” Nhữngtưởng rằng mối tình nảy nở với Varenca sẽ lột được cái “bao” vô hình đangbao phủ cuộc đời Bêlicốp nhưng ngược lại điều đó, “quyết định lấy vợ tácđộng lên hắn một cách bệnh hoạn đến mức hắn gầy gò hẳn đi, mặt màynhợt nhạt, và hình như lại càng thu mình sâu hơn vào trong bao của hắn”[51, 277] Hay người đọc tìm thấy niềm hy vọng nhen nhóm thay đổi cuộcsống tù đọng của Aliôkhin khi trong anh nảy nở mối tình với người đàn bàxinh đẹp Anna Alêchxâyepna trong tác phẩm “Một chuyện tình yêu”.Nhưng cuối cùng biến cố ấy đã không thể giúp nhân vật thay đổi, anh vẫn

“sống mòn mỏi ở đây, giữa một trang ấp mênh mông, sống buồn bã, tẻnhạt, không nghiên cứu khoa học hay làm một việc gì để cuộc đời anh tabớt chán chường hơn” [52, 487]

Khuynh hướng “thủ tiêu cốt truyện” mà Sêkhôp đưa vào trong cácthiên truyện của mình đã tạo cho độc giả niềm say mê, yêu thích Nó khiếncho tác phẩm của ông có được chỗ đứng danh dự trong tấm lòng của các thế

hệ bạn đọc

1.1.2 Cốt truyện “cuộc sống trong bao”

Xã hội nước Nga cuối thế kỷ XIX hàng triệu con người đang tự tróibuộc số phận, tự ru ngủ mình trong “thuyết việc nhỏ”, những con ngườiđang hàng ngày, hàng giờ chạy theo lối sống tầm thường, vô nghĩa lý vớitâm lý sợ hãi Họ sống với thiên hướng muốn đẩy lùi hiện tại để quay vềvới quá khứ lạc hậu, tự đóng băng cuộc sống trong không gian “cái bao”chật hẹp, thiếu sự sống Tất cả những câu chuyện ấy được kể dưới sự hồi

Trang 23

tưởng của chính nhân vật trong truyện hay được kể bởi những người kểchuyện đã được chứng kiến cho nên nó hoàn toàn có thật.

Ở “Người trong bao”, Burkin kể về thầy giáo trung học dạy tiếng HyLạp có tên là Bêlicốp Một con người tiêu biểu cho “cái thứ người bản tínhvốn ưa sống đơn độc như con ốc, con sên lúc nào cũng thu mình vào trong cáivỏ” [52, 267] Từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến suy nghĩ, Bêlicốp luôngiấu trong cái “bao” và y luôn tự trói buộc mình trong cái vòng luẩn quẩn bếtắc bởi chính cái bao do y tạo nên Cuộc sống xung quanh này đối với y chứađầy những điều xấu xa, tội lỗi thế nhưng hắn không biết rằng bản thân hắn đãtrở thành một kẻ “dị biệt” gây biết bao phiền toái cho những người xungquanh “Dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bêlicốp trong vòng mươi, mườilăm năm trở lại đây dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả, sợ nói to, sợgửi thư, sợ làm quen…” [52, 270] Cuộc đời Bêlicốp cứ thế trôi đi qua ngàynày sang ngày khác cho đến khi hắn ngoài bốn mươi mà vẫn chưa lấy vợ Mọingười đều nhận thấy rằng hắn cần có một mái ấm gia đình nên đã giới thiệuVarenca cho hắn Thế nhưng y lại cân nhắc, tính toán về nghĩa vụ, phận sựtương lai, sợ “nhỡ lại xảy ra chuyện gì” Điều đó khiến hắn càng chui sâu hơnvào “cái bao” của mình Chỉ vì một bức tranh châm biếm mà hắn ốm liệtgiường Một tháng sau Bêlicốp chết, đến lúc này khi nằm trong quan tài người

ta mới thấy được sự thanh thản trên gương mặt hắn Có lẽ, mục đích của đờihắn chính là được ngủ yên trong chiếc quan tài và chôn sâu dưới nấm mồ

“Khóm phúc bồn tử” là câu chuyện của bác sĩ thú y Ivan Ivanứts kể chohai người bạn của mình nghe về cuộc đời và những ước vọng của em traimình là Nicôlai Ivanứts Nicôlai vốn là một viên chức xoàng ở sở thuế vụ,công việc của anh ta ở sở thuế chẳng có gì là hấp dẫn (theo suy nghĩ của anhta), chỉ là hằng ngày làm đi làm lại những công việc nhàm chán, viết đi viếtlại mấy thứ giấy tờ và gặp những con người nhàm chán Đối với Nicôlai tậu

Trang 24

được một trang trại riêng mới là lẽ sống của đời hắn và nhất thiết ở đấy thếnào cũng phải trồng được một khóm phúc bồn tử Nicôlai nhịn ăn, nhịn mặc,dành dụm từng xu từng đồng lương Đến năm bốn mươi tuổi, hắn lấy một bàgóa già không vì tình yêu mà vì bà ta có một món tiền riêng kha khá Cuộcsống dè xẻn, hà tiện khiến bà vợ bị ốm mà chết đột ngột Sau khi vợ chết hắndùng số tiền dành dụm được mua lại một trang ấp, thực hiện ước mơ của đờihắn mặc dù trang ấp này không được như ý muốn, thế nhưng hắn vẫn cảmthấy hết sức hài lòng Từ đó, hắn sống một cuộc sống an nhàn, nhấm nháp cáithú làm ông chủ một trang trại, anh ta phát phì ra, các đường nét trên mặt đềuchảy xệ xuống Trong trang trại của hắn, người đầu bếp cũng chậm chạp,nặng nề, cả con chó giữ nhà cũng béo tròn như con lợn Ivan Ivanứts đếnthăm em và được mời ăn những trái phúc bồn tử vừa hái trong vườn nhà.Nicôlai thích chí cười rồi im lặng nhìn vào đĩa phúc bồn tử ứa nước mắt rakhông nói được gì vì xúc động Hắn đưa lên miệng một quả và nhai vội vàng,ngấu nghiến, miệng xuýt xoa: “Chà, ngon thật! Anh thử ăn mà xem!” Câuchuyện tiếp tục đưa người đọc vào những dòng suy nghĩ tiếp theo của Sêkhôpqua lời tự bạch của bác sĩ thú y Ivan Ivanứts: “… Sự yên lặng, yên tĩnh, êmthấm chung quanh làm lòng tôi nặng trĩu, tôi sợ hãi không dám nhìn lênnhững khung cửa sổ, bởi vì đối với tôi không có cảnh nào kinh khủng hơn làcảnh gia đình êm ấm ngồi quây quần bên bàn và uống nước chè” [52, 466].Như vậy, không gian truyện có một sự dịch chuyển rất hợp lí, tự nhiên từthành phố đến nông thôn theo diễn biến cuộc đời nhân vật Nicôlai Sự đổithay trong quãng đời của nhân vật gắn với sự đổi thay của không gian sống,không gian sinh hoạt mà cơ sở nảy sinh thành quả đó là những mơ ước tầmthường của một con người tầm thường.

Đến “Một chuyện tình yêu”, Sêkhôp mang lại cho người đọc cảm giác

đó là sự nối tiếp của “Khóm phúc bồn tử” Nhân vật kể chuyện là Aliôkhin,

Trang 25

khi tiếp tục kể câu chuyện tình yêu của cô Pêlaghêa xinh đẹp phải lòng anhchàng đầu bếp Nhikanor “bị thịt” Sau khi rút ra kết luận tình yêu là “một điều

bí ẩn khôn lường” thì Aliôkhin quay trở lại với câu chuyện tình yêu của chínhmình Aliôkhin sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả, từ nhỏ đã khôngphải làm gì, lớn lên học đại học với thiên hướng trở thành anh viên chức bàngiấy ở trên thành phố Mọi việc đang diễn ra hết sức êm đẹp thì trang ấp củagia đình Aliôkhin rơi vào cảnh nợ nần quá nhiều Anh quyết định rời bỏ trang

ấp và sẽ làm việc chừng nào trả hết món nợ Thời gian này Aliôkhin làm mọicông việc vất vả để có thể khôi phục lại cơ ngơi của gia đình Vào những nămđầu Aliôkhin được bầu vào Hội đồng thẩm phán quận, anh thường xuyên rangoài thành phố Ở thành phố, anh vô tình làm quen với Luganôvits, bạn thâncủa ông chánh án tòa án quận Một lần, Luganôvits mời anh về nhà ăn trưa.Trong bữa ăn ấy, Aliôkhin đã gặp Anna vợ của Luganôvits Sự trẻ trung, xinhđẹp, phúc hậu, thông minh, có học thức, đáng yêu đã hút hồn Aliôkhin Từ

đó, Aliôkhin thường xuyên có mặt ở nhà Luganôvits như một vị khách quýcủa gia đình Cả hai âm thầm dành tình yêu cho nhau qua ánh mắt, qua sựquan tâm Nhưng cả hai luôn băn khoăn, day dứt, luôn bị rào cản của cuộcsống êm đềm ngăn trở, khiến họ không dám phá bỏ để đến với nhau Cả hai

đã phải chịu đựng sự im lặng kéo dài trong nhiều năm cho đến khi gia đìnhAnna đi đến thành phố khác vì Luganôvits chồng nàng chuyển công tác, cònAnna đi nghỉ ở Crưm để chữa căn bệnh thần kinh suy nhược Trong giờ phútchia tay, họ đã thổ lộ tất cả những điều sâu kín trong lòng Nhưng rồi mọi thứlại trở về với vị trí cũ của nó, Anna rời xa mãi mãi, Aliôkhin lại trở về trang

ấp của mình với cuộc sống như trước đây, sống một cuộc sống tẻ nhạt vàkhông nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong “bộ ba nhỏ” chúngtôi thấy, câu chuyện được kể ra từ sự tạo dựng bối cảnh nền trước và sau nó

Trang 26

Sêkhôp xây dựng bối cảnh ấy nhằm mục đích nhấn mạnh tính hiện thực vàyếu tố trữ tình của câu chuyện đang kể Nếu ta bóc tách cốt truyện được kể rakhỏi phần ấy thì sức hấp dẫn của câu chuyện sẽ mất đi Nếu đem gộp batruyện này với nhau sẽ có một chùm câu chuyện gắn kết, bổ sung cho nhau.Cũng bởi Sêkhôp đã tạo ra một cốt truyện mới, một cốt truyện lớn hơn cốttruyện sẵn có Đó là cốt truyện về cuộc sống bất tận đang bày ra trước mắtchúng ta Đó là những con người đang tự đẩy mình đến với một cuộc sống tùđọng, quẩn quanh, bế tắc không muốn vượt thoát, không có ý thức đấu tranhnhư Bêlicốp, Aliôkhin và Anna; là những ví dụ điển hình cho vô vàn nhữngcon người mang ước vọng tầm thường, nhỏ bé như Nicôlai Những câuchuyện kể ra khiến cho độc giả nhận thấy cuộc sống ấy đâu phải ở chân trời

xa lạ nào mà nó rất đỗi quen thuộc, bình thường đang diễn ra hằng ngày Songcái tài của Sêkhôp lại ở chính những cái bình thường ấy Thoạt tiên người đọctưởng không có gì nhưng nó lại ẩn chứa sức hấp dẫn, lực hút kì lạ buộc độcgiả phải trăn trở, tự suy ngẫm, phát hiện ra mạch ngầm thông điệp tư tưởng

mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm

Trong văn học truyền thống thể loại truyện ngắn đều là tác phẩm sựkiện - cốt truyện Trong các truyện loại này, cốt truyện đóng vai trò quantrọng, kết cấu truyện được xây dựng theo môtip có mở, thân và kết Khuynhhướng “thủ tiêu cốt truyện” là một cuộc “cách mạng” mà Sêkhôp thực hiệnvẫn còn có ý nghĩa cho đến tận ngày hôm nay Tuy không bỏ qua cốt truyệnnhưng ông đã tạo ra những câu chuyện có trong đời thực của chúng ta, đó là

sự tàn nhẫn, vô nghĩa lý, bất thường, chứa đầy hiểm họa và sẵn sàng kéo conngười xuống vũng bùn của tội lỗi bất cứ lúc nào Chính vì vậy, Sêkhôp đượcxem như là người “sản sinh” ra truyện ngắn hiện đại với sức ảnh hưởng rấtmạnh và lan tỏa khắp nơi Các nhà văn lớn trên thế giới ở thế kỷ XX cũngnhư nhiều nhà văn nổi tiếng đương thời ảnh hưởng kiểu cốt truyện Sêkhôp

Trang 27

Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó, văn học Việt Nam nhiều tác giả nhưNam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân… cũng có nhiều truyện ngắn viết theokiểu cốt truyện này.

1.2 Nhân vật

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩmbằng phương tiện văn học, “là hình thức thể hiện định hướng giá trị đời sống.Đọc tác phẩm, cần khám phá các nội dung đời sống và giá trị tư tưởng thểhiện trong nhân vật” [54, 125] Như vậy, văn học không thể thiếu nhân vật, vì

đó là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới con người một cáchhình tượng “Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiệnđược đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những mô hìnhcủa thực tại” [54, 115]

Cách tân trong nghệ thuật xây dựng và tổ chức hệ thống nhân vật làđóng góp lớn của Sêkhôp ở thể loại truyện ngắn

1.2.1 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Sêkhôp

Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, A.Sêkhôp đã khám phá những điều

bí ẩn trong thế giới tâm hồn con người Bạn đọc khắp nơi trên thế giới đềucảm thấy ấn tượng ở tầm phong phú đồ sộ của hệ thống nhân vật trong cácsáng tác của nhà văn Có đến tám nghìn nhân vật thuộc đủ mọi tầng lớp xãhội xuyên suốt 588 truyện Nhà nghiên cứu văn học Phan Hồng Giang hìnhdung đó là “một thế giới thu nhỏ” rất đa dạng với “hàng nghìn con người,mỗi người một vẻ, lớn bé, già trẻ, nữ, nam, chải chuốt và bê tha, nghèo hèn

và giàu có, đẹp xinh và dị dạng, cao sang và bần tiện, ngu độn và uyênthâm, lạnh lùng và sôi nổi, giễu cợt và buồn bã, giàu đức hi sinh và tínhtoán nhỏ nhen, luồn lọt, uốn éo, mưu đồ thâm hiểm và trong suốt như pha

lê, chán chường, cao thượng, căm giận và yêu thương, khổ đau và sungsướng, an phận thờ ơ và day dứt nghĩ suy về hôm nay, ngày mai” [12] Nhà

Trang 28

văn Nguyễn Tuân nhận xét về thế giới đông đúc của Sêkhôp: “Sêkhôp cómột thế giới nhân vật, có một nhân loại nhân vật” Dịch giả Đỗ KhánhHoan đã từng nhận định: “Truyện ngắn của ông là những “mảng sống”;những “mẩu đời” nhiều đến hàng nghìn, hàng vạn đủ mọi hạng người trong

xã hội;… tạo thành một xã hội phức tạp, một nhân loại nho nhỏ” [34, 105].Nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư cũng khẳng định: Sêkhôp là một cây bútthế sự “mô tả không biết mệt mỏi sinh hoạt hằng ngày của muôn vạn ngườithường bao quanh ông” [11, 149]

Khi đọc truyện Sêkhôp, ta như hòa mình vào một “thế giới đông đúc,sống động, muôn hình, vạn trạng với những con người thuộc đủ các ngànhnghề khác nhau: thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, thương gia, kỹ sư, sinh viên,nghệ sĩ, doanh nhân, quý tộc, địa chủ, quân nhân, thầy tu, viên chức, nôngdân, người lao động…” [24, 97] Thế giới ấy là cả một “cuốn bách khoa thưđích thực về cuộc sống Nga”, “một bức tranh toàn cảnh rộng lớn của nhữngtính cách, những điển hình thuộc các giai tầng khác nhau” [25, 543] Tácphẩm của Sêkhôp không đi vào xây dựng hình tượng con người vĩ đại, nhữngngười anh hùng, hình mẫu lí tưởng của thời đại mà hiện diện trong đó lànhững con người bình thường với cuộc sống nhàm chán, vô vị của họ Trongkhi các nhà văn cùng thời khám phá những vấn đề lớn lao mang ý nghĩa lịch

sử, xây dựng nhân vật đại diện cho lý tưởng của cộng đồng trong các tácphẩm của mình thì Antôn Sêkhôp lựa chọn một công việc lặng lẽ là làm mộtông thầy thuốc vùng ngoại ô, một ông chủ trại nho nhỏ, cho đến khi bệnh tìnhkhông thuyên giảm bắt buộc ông phải lui về sống ở Ianta Một cuộc sống tạmthời đẩy ra xa những vấn đề nóng hổi của thời đại nhưng ngòi bút vẫn khôngngừng tìm kiếm, “mổ xẻ” những căn bệnh đang đe dọa cuộc sống con người,làm cho họ có ý thức chữa trị chúng

Mọi kiểu người xuất hiện trong thế giới nghệ thuật của Sêkhôp đượckết tinh từ khả năng quan sát tinh tế, tài miêu tả điêu luyện, niềm đam mê

Trang 29

sáng tạo và hơn hết là tình yêu của nhà văn với con người, với cuộc đời Bởivậy, nhân vật của Sêkhôp là “một người trong nhiều người” Giúp người đọc

có thể hình dung toàn cảnh xã hội nước Nga thời bấy giờ Sêkhôp đã từng tâm

sự với M.Gorki: “Tôi nói với anh một cách công bằng và chân thành rằngnhững con người này sinh ra trong đầu tôi không phải từ bọt biển, không phải

từ những tư tưởng có trước, không phải từ “trí não”, không phải ngẫu nhiên

Họ là kết quả của sự quan sát và nghiên cứu cuộc sống” [39, 170]

Trước thế giới nhân vật đông đảo về số lượng, đa dạng về tính cáchnhư vậy, “các nhà nghiên cứu đã sắp xếp nhân vật của Sêkhôp theo các kiểuloại: con người nhỏ bé (“Con kì nhông”, “Anh béo, anh gầy”, “Cái chết củamột viên chức”, “Mặt nạ”, “Vanca”, “Niềm sung sướng”, “Cô đào hát”, “Nỗinhớ”…); con người dung tục (“Người trong bao”,“Iônứts”, “Khóm phúc bồntử”…); con người thiếu lý tưởng bế tắc (“Câu chuyện tẻ nhạt”, “Chuyện mộtngười vô danh”); con người bừng tỉnh (“Cây đàn vĩ cầm dành cho Rôtxinđ”,

“Vận xấu”, “Thầy giáo dậy văn”…); con người khát khao thay đổi (“Người

vợ chưa cưới”); loại bệnh nhân tâm thần (“Phòng số 6”, “Tu sĩ mặc đồđen”…)” [24, 97]

“Nếu trong văn học Nga thế kỷ XIX, Tônxtôi và Đôtxtôiépxki như núicao biển rộng, thì Sêkhôp, đó là thảo nguyên vô tận, nó nuốt người ta, làmtiêu tan cuộc đời người ta đang trong sự bằng phẳng đơn điệu cũng như vẻđẹp lạ lùng của nó” [39, 238] Người đọc mong chờ trong những tác phẩmcủa ông sự xuất hiện của những con người có mục đích, lí tưởng sống rõ ràng,mạnh mẽ đấu tranh với cái xấu xa, thấp hèn để vươn tới những điều chânchính Nhưng nằm ngoài sự mong đợi ấy, nhà văn lại đi sâu miêu tả thế giớinhững con người đắm chìm trong kiếp sống nô lệ, bế tắc, tuyệt vọng, không

có ý thức đấu tranh mà luôn quẩn quanh trong không gian tù túng của cuộcsống thường nhật Để rồi, khi miêu tả những “nam vô lại nữ vô lại” nhà văn

Trang 30

gửi gắm niềm tin vào những con người đẹp, những con người bình thườngtrong cuộc sống đời thường nhưng lại chứa đựng phẩm chất tinh thần cao đẹp,xứng đáng với danh hiệu “con người”.

1.2.2 Kiểu nhân vật “người trong bao” và khuynh hướng “phi trung tâm hóa nhân vật”

Khác với các nhà văn vĩ đại đàn anh, Sêkhôp lựa chọn cho mình mộthướng đi riêng, đã khám phá những lớp người mới mẻ trước đây chưa biết tới,chúng trở thành đối tượng nghiên cứu trong thế giới nghệ thuật đa dạng củaông Trung tâm trong các sáng tác của Sêkhôp là cuộc sống đời thường củanhững con người bình thường luôn bận bịu với những trăn trở, những suynghĩ về cuộc sống và công việc của mình Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đãcho rằng, ông có khuynh hướng “phi trung tâm hóa nhân vật”

Chính bản thân nhà văn nói về các nhân vật trong sáng tác của mình:

“Anh và tôi đều yêu quý những con người bình thường Tôi lấy những conngười bình thường làm nhân vật của mình” (Thư gửi X.Xuvôrin) [21, 216] Bởivậy, “giới nghiên cứu gọi nhân vật của ông là “những con người rầu rĩ”(Mikhailôpxki, Briuxôp), “người tri thức sa đọa” (Mêrêgiơcôpxki), “người thừa”(Vôrôpxki) Trong nghiên cứu văn học thế kỷ XX, nhiều tác giả xác định nhânvật của ông là “con người trung bình” (Phortunatôp) hay “con người nhỏ bé”(Nhiều nhà nghiên cứu Nga và Việt Nam) Với nguyên tắc miêu tả đời thường

đã quy định kiểu nhân vật của Sêkhôp Đó không phải là những con người

“khổng lồ” trong sáng tác của L.Tônxtôi hay Ph.Đôtxtôiepxki, mà là những “conngười bình thường” trong cuộc sống sinh hoạt đời thường” [24, 102] “Điều nàytạo cảm giác nhân vật của ông nằm ngoài lề những con đường lớn của lịch sử,những xung đột phức tạp của thời đại, tựa như nhân vật của ông sống trong mộtthời đại hoàn toàn khác với các nhân vật của L.Tônxtôi và Ph.Đôtxtôiépxki” [25,246] như lời nhận xét của Khrapchencô

Trang 31

Lạc vào thế giới nhân vật đa dạng, phong phú về các kiểu người trong

xã hội Nga đương thời, nhà nghiên cứu Truđacôp cho rằng: “Nhân vật củaSêkhôp về nguyên tắc không có tính điển hình” [20, 244] Sêkhôp đã không

đi theo nguyên tắc chủ đạo trong sáng tác của văn học hiện thực thế kỷ XIX làxây dựng “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” mà ông khai tháctrên chất liệu của cuộc sống thường ngày với biết bao điều vặt vãnh, tẻ nhạt.Nhà văn xây dựng những nét tính cách, đặc điểm tâm lí không tiêu biểunhưng lại chứa đầy mâu thuẫn

Nhân vật những con người bình thường trong cuộc sống đời thường ấy

đã được Antôn Sêkhôp sử dụng một cách trọn vẹn, đầy thú vị trong “bộ banhỏ”: “Người trong bao”, “Khóm phúc bồn tử”, “Một chuyện tình yêu”.Người đọc bắt gặp kiểu nhân vật “trong bao” ở ba thiên truyện này “Conngười bình thường” mà Sêkhôp đưa vào tác phẩm là người tri thức tỉnh lẻ ởnước Nga thế kỷ XIX Những con người ấy đi vào tác phẩm với vai trò lànhân tố kết tinh bởi sự hiểu biết, có trình độ văn hóa cao nhất nhưng lại bộc lộ

rõ những điều xấu xa, đồi bại nhất Họ là những người mang tâm lí nô lệ, tựtrói mình vào lối sống đê hèn, sống không mục đích, không tương lai Sêkhôp

đã nhìn nhận Bêlicốp (Người trong bao), Ivan Ivanứts (Khóm phúc bồn tử),Aliôkhin (Một chuyện tình yêu) là những kẻ dung tục, yếu đuối, bi quan, bảothủ và bế tắc Với một thái độ rất khách quan, chừng mực, nhà văn đã thể hiệncái nhìn khách quan nhất về nhân vật của mình Một mặt, nhà văn nhận rõ sựyếu kém của họ, không tin tưởng họ nhưng mặt khác ông vẫn đặt niềm tin ở

họ về một sự vùng thoát Người đọc dễ dàng bắt gặp những mâu thuẫn, xungđột gay gắt giữa con người tự do với khát vọng đổi thay cuộc sống làm cho nótốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn với những con người đắm chìm trong kiếp sống

nô lệ, trì trệ, lạc hậu, không lối thoát

Trang 32

Nhân vật “trong bao” trong “bộ ba nhỏ” của Antôn Sêkhôp được thểhiện dưới dạng thức khác nhau: nhân vật sợ hãi, sợ cuộc sống, sợ sự thay đổi,

sợ tình yêu, hạnh phúc (“Người trong bao”, “Một chuyện tình yêu”), nhân vật

tự thỏa mãn (“Khóm phúc bồn tử”)

Sêkhôp đã xây dựng hình tượng thầy giáo Bêlicốp trong truyện

“Người trong bao” hiện thân cho lối sống hèn nhát, lẩn tránh thực tại vớinỗi “sợ hãi cuộc sống” Qua lời kể trầm buồn của thầy giáo Burkin, hìnhtượng nhân vật Bêlicốp dần hiện ra Mặc dù đến thời điểm kể câu chuyện,Bêlicốp đã qua đời được hai tháng

Nỗi sợ hãi cuộc sống, lẩn tránh thực tại được bộc lộ ngay từ vẻ bềngoài không giống ai của Bêlicốp Lúc nào anh ta cũng đi giầy cao su, mặc áobành tô, đeo kính râm, đội mũ, hai lỗ tai nhét bông, tay cầm ô, ngồi xe ngựacho kéo mui, về nhà thì nằm trong buồng chật như cái hộp, kéo chăn trùm đầukín mít… Các vật dụng đều được để trong bao Cuộc sống hiện thực luôn làmcho Bêlicốp sợ hãi, khó chịu, thường xuyên lo âu nên khiến anh ta phải chechắn mình kỹ lưỡng đến như vậy Hơn bốn mươi năm tồn tại trên cõi đờinhưng Bêlicốp vẫn không thể thích nghi được với hiện thực cuộc sống đangdiễn ra Chỉ còn một cách lựa chọn duy nhất để thoát khỏi thực tại là trốn vàoquá khứ, trốn vào thứ ngôn ngữ anh ta đang giảng dạy Nỗi sợ hãi bao trùmlên cả ý nghĩ của anh ta và ngay cả ý nghĩ anh ta cũng cố giấu vào “bao”.Bêlicốp chỉ tin những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này,điều nọ mới là cái rõ ràng Lúc nào anh ta cũng lo lắng “nhỡ xảy ra chuyệngì” Đi ngủ rồi, nằm trong chăn rồi vẫn chưa yên tâm, vẫn còn “thấy rờn rợn”.Sau đó suốt đêm Bêlicốp nằm mơ toàn những chuyện khủng khiếp Cảchuyện lấy vợ, anh ta cũng băn khoăn, đắn đo, suy tính sợ xảy ra những điềukhông may Việc đó khiến anh ta lo nghĩ đến xanh xao vàng vọt cả người vàhình như càng chui sâu hơn vào cái những bao Cuối cùng Bêlicốp chết và có

Trang 33

lẽ chỉ khi nằm trong quan tài anh ta mới đạt được mục đích cuộc đời là vĩnhviễn được vào trong cái “bao” mà không bao giờ phải chui ra nữa.

Hơn thế, Bêlicốp còn là một bề tôi trung thành của “chủ nghĩa bảothủ”, luôn lên mặt dạy đời Anh ta tự đưa ra quy tắc, luật lệ ép buộc mọingười và chính bản thân anh ta phải tuân thủ theo Hắn không chấp nhậnnổi việc Côvalencô mặc áo thêu ra đường, đi ra phố tay cầm sách này sách

nọ, và nhất là lại đi xe đạp Hắn tự quan niệm rằng cái việc một người giáoviên đi xe đạp là “hoàn toàn không hợp với tư thế của một nhà giáo dụcthiếu niên” [52, 282] Thấy Varenca đi xe đạp, anh ta sợ phát kinh, mắt hoalên, toàn thân run rẩy, sau đó “thảng thốt đến nỗi không muốn đi chơi nữa

và bỏ về nhà” [52, 281] Suốt ngày hôm sau lúc nào hắn cũng bực dọc, xuatay, cảm thấy bất an, bỏ cả cơm trưa, bỏ cả công việc và đến nhàCôvalencô để dạy bảo với tư cách là “bạn đồng nghiệp đi trước… có nghĩa

vụ phải nhắc nhở đôi điều” [52, 282]

Điều đáng nói ở đây, một kẻ như Bêlicốp bị coi thường, khinh bỉ, chếgiễu, một tên nhát gan, một giáo viên gàn dở, kì cục, đáng làm trò cười nhưng

đã chi phối, áp chế ngôi trường trung học, thậm chí cả thành phố suốt mườilăm năm trời Một tên vô lại, “mách lẻo”, vậy có gì mà “bọn giáo viên chúngtôi đều sợ hắn Thậm chí cả hiệu trưởng cũng sợ hắn”, “mà đâu phải chỉ cótrường học! Cả thành phố nữa ấy!” [52, 270] Phải chăng trong mỗi chúng tađều có một phần của Bêlicốp Bêlicốp và những kẻ như Bêlicốp đã kìm hãm

sự tiến bộ, kìm hãm những gì gọi là tốt đẹp trong cuộc sống của con người:

“Trên thực tế, Bêlicốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu người trongbao, trong tương lai sẽ còn bao nhiêu là kẻ như thế nữa” [52, 286]

Bêlicốp là sản phẩm tất yếu của một xã hội đầy rẫy sự bất công, thốinát Không những thế nó sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng, trở thành hệlụy chốn trần gian Bởi số người có tính cô độc như con ốc, con sên, lúc nào

Trang 34

cũng cố thu mình vào trong vỏ đã và đang có mặt khắp nơi Đáng chú ý, trongphần đầu câu chuyện, Ivanứts và Burkin nói đến bà Mavra vợ viên trưởngxóm một người không đến nỗi ngu đần, khỏe mạnh nhưng suốt đời không đi

ra khỏi làng và đến khi kết thúc câu chuyện lại là sự xuất hiện tiếng bướcchân bà Mavra Như vậy câu chuyện bắt đầu bằng bà Mavra, chuyển sangBêlicốp và kết thúc lại thấy Mavra một nhân chứng sống cho kiểu người nhưBêlicốp, đi ngay bên cạnh cuộc sống hàng ngày của hai người Chính vì thế

mà một Bêlicốp chết rồi, bị chôn rồi nhưng cuộc sống “lại diễn ra như cũ,nặng nề, mệt nhọc, vô vị” [52, 286] Những cái bao vô hình đó vẫn đang tồntại, không có hình dáng cụ thể, để người ta chui vào nhưng nó vẫn đang đầuđộc cuộc sống của những con người nơi đây, như lời trăn trở Ivanứts: “Chúng

ta chui rúc ở thành phố này trong không khí ngột ngạt, chúng ta viết nhữngthứ giấy tờ vô dụng, đánh bài, đánh bạc, những cái đó há chẳng phải là mộtthứ bao sao? Chúng ta sống cả đời bên những kẻ vô công, rồi nghề, những kẻxui nguyên giục bị, những mụ đàn bà nhàn rỗi ngu si, chúng ta nói và nghe đủthứ chuyện nhảm nhí, vô nghĩa đó chẳng phải là một thứ bao sao?” [52, 287]

Không chỉ dừng lại ở đó, một dạng thức của lối sống, kiểu người “trongbao” còn được Sêkhôp xây dựng thông qua nhân vật Aliôkhin và AnnaAlêchxâyepna trong “Một chuyện tình yêu” Đó là kiểu người lẩn tránh,không dám đấu tranh vì tình yêu, vì hạnh phúc của chính mình Ngay cả khihai nhân vật đã tự nhận thức tình yêu có một sức mạnh lớn lao giúp họ thoátkhỏi cuộc sống nhạt nhẽo, vô vị để đến với sự ngọt ngào và đầy thi vị thì họvẫn không đủ dũng cảm để phá bỏ những rào cản, luôn bị trói buộc bởi nhữngđịnh kiến xã hội

Aliôkhin bị ấn tượng bởi Anna Alêchxâyepna, vợ một người bạnngay từ lần đầu gặp mặt Tình cảm của anh ngày càng sâu đậm hơn saunhững lần đến chơi nhà gia đình Luganôvíts Đó không phải là thứ tình

Trang 35

cảm trăng gió nông nổi, nhất thời vì nó được nuôi dưỡng bởi thời gian, bởi

vẻ đẹp trong sáng toát lên từ tâm hồn của hai nhân vật Và vì mỗi khiAliôkhin có lao đầu vào công việc quên hết mọi thứ thì “hồi ức về ngườiphụ nữ tóc hung màu sáng, dáng vẻ yêu kiều thì lúc nào cũng còn lại tronglòng tôi, tôi không nghĩ đến nàng, nhưng hệt như là bóng hình nàng luôn

mơ hồ ám ảnh tôi” [52, 477] Còn đối với Anna Alêchxâyepna cũng khôngkém phần mãnh liệt, nàng luôn phải “che giấu tình cảm ấy một cách vụng

về, lúng túng” bởi nàng “nghĩ đến chồng con, đến mẹ mình, người đã yêuchồng nàng như con đẻ” [52, 483] Nhân vật đã ý thức được sự bế tắc củahoàn cảnh: “Nếu nàng buông trôi theo tình cảm của mình, thì nàng sẽ phảidối trá hoặc là phải nói thật, mà ở địa vị của nàng thì cả hai lối thoát đó đều

là kinh khủng và không thể được” [52, 483]

Tình yêu âm thầm nhưng mãnh liệt giữa Aliôkhin và Anna đã bùng cháykhông thể giấu trở thành nỗi đau khổ cho đến giờ phút chia tay: “Sự kiềm chếbấy lâu nay trong lòng chúng tôi không còn nữa, tôi ôm lấy nàng, nàng gục đầuvào ngực tôi, nước mắt giàn giụa, tôi hôn lên mặt nàng, bàn tay, hôn vai, hôn lênđôi mắt nàng đẫm lệ” [52, 486] Mãnh liệt và chân thành đến vậy nhưng rồi cảhai vẫn chấp nhận rời xa: “Tôi hôn nàng lần cuối cùng, nắm chặt tay nàng vàchúng tôi chia tay nhau - mãi mãi” [52, 486] Anna ra đi mang theo cả tình yêu,một sự chấm dứt vĩnh viễn của sự khát khao yêu thương và tiếp tục mang lạinhững chuỗi ngày tẻ nhạt, đơn điệu đến mòn mỏi ở cả hai nhân vật Nàng và mốitình của Aliôkhin đã trở thành quá khứ, kỉ niệm chỉ còn xuất hiện trong hồitưởng của nhân vật Tình yêu của họ không hề có lỗi, chỉ có những yếu đuối vềmặt tinh thần đã chi phối tình cảm là đáng lên án

Một trong những biến dạng của thói tật nô lệ nữa chính là nỗi sợ hãi –

sự bạc nhược Nó khiến cho hai nhân vật Aliôkhin và Anna Alêchxâyepnatrong “Một chuyện tình yêu” của Sêkhôp cam chịu sự chi phối của hoàn cảnh,

Trang 36

để mặc cho điều kiện khách quan bên ngoài điều khiển Rõ ràng, Aliôkhin làmột người có học thức Anh yêu nhưng lại chấp nhận để Anna ra đi mãi mãibởi anh không đủ can đảm đến với thứ tình cảm bị coi là trái với đạo lý thôngthường: “Tôi yêu nàng dịu dàng, thiết tha, nhưng tôi lại cân nhắc đắn đo, tôilại tự hỏi mình rằng tình yêu giữa tôi và nàng sẽ đến đâu, nếu chúng tôi không

đủ sức để kìm nó lại, tôi cảm thấy không thể nào tin được nếu tình yêu lặng

lẽ, đượm buồn của tôi bất ngờ làm đảo lộn tất cả nhịp sống hạnh phúc êm đềmcủa người chồng nàng… Nàng sẽ đi theo tôi, nhưng mà đi đâu? hạnh phúccủa chúng tôi sẽ kéo dài bao lâu?” [52, 482] Hàng loạt những băn khoăn, lolắng cản trở anh đến với hạnh phúc của đời mình Cuối cùng anh đành phảichôn vùi, gặm nhấm tình yêu trong thầm lặng Còn Anna lâm vào hoàn cảnhsống bức bối, sinh ra tính khí mỉa mai, chua chát với tất cả mọi người Khi đãnhận thức ra thì giờ đây Aliôkhin đã hối hận: “Khi yêu thì những suy nghĩ,đắn đo về tình cảm phải bắt nguồn từ một cái gì cao hơn, hệ trọng hơn lànhững suy nghĩ về hạnh phúc và bất hạnh, tội lỗi hay điều thiện với ý nghĩathường tình của nó, hoặc là chẳng cần phải suy nghĩ đắn đo gì hết” [52, 486].Chính sự nhu nhược đã làm cho Aliôkhin đánh mất đi người phụ nữ của đờianh Trong cái bể tăm tối của cuộc sống ngưng đọng, nhàm tẻ là sự mài mòn,thui chột ý thức đấu tranh giành lấy hạnh phúc của con người

Khác với nhân vật Bêlicốp và Aliôkhin sống trong cái “bao” do mình tựđặt ra để trốn tránh cuộc sống, trốn tránh tình yêu, thì nhân vật Nicôlai Ivanứtstrong “Khóm phúc bồn tử” lại rơi vào cuộc sống tầm thường, ti tiện, tự đánhmất chính mình ngay trong chính mơ ước mà anh ta hằng khao khát Thoạt đầu,nhân vật này hiện lên trong câu chuyện của người anh là một nhân cách đứngđắn, đáng mến: “Em tôi là một người tốt bụng, dễ mến, tôi rất yêu cậu ta” [52,456] Nhưng điều đáng tiếc là “cái tốt của họ không có nghĩa lý gì so với cuộcsống đầy rẫy những thói hư, tật xấu bao quanh làm cho họ hư hỏng Chính họ

Trang 37

cũng không biết làm gì để tự gìn giữ Trong xô đẩy của cuộc đời, những sựkiện tầm thường kéo họ đi và chất người trong họ mòn mỏi dần Đối chiếuđiểm đầu tiên và điểm cuối cùng của nhân vật đi tới, người ta nhận thấy trướcmặt mình là một con đường dốc, một buổi chiều tà, ánh sáng thoi thóp dầnsong không chịu tắt hẳn” [39, 42] Khi so sánh Nicôlai Ivanứts và Bêlicốp,Vương Trí Nhàn đã đánh giá: “Nhân vật người em trong “Khóm phúc bồn tử”,chưa chịu chết sớm như thế, song có lẽ vẫn có thể nói một cái gì đã chết trongnhân vật này, khi đã mất đi cả sự nhạy cảm lẫn lòng tự trọng, nhân vật đã rữa ra

về mặt tinh thần và thay vào chỗ con người dịu dàng đáng mến hôm qua là conngười dung tục tầm thường” [39, 42] Anh ta trở thành con người dung tục tầmthường trong chính là cái điều mà nhân vật hằng mơ ước khi còn là một viênchức, nhưng điều đáng tiếc là bản thân anh ta đã không thể nhận ra Nicôlai đãtừng là một viên chức hiểu rõ về sự tẻ nhạt, buồn chán của cuộc sống “nămtháng cứ trôi qua… ngày này qua ngày khác viết đi viết lại một thứ giấy tờ”[52, 456] và anh mong muốn có một sự thay đổi Nhưng điều đáng lên án làanh mong muốn thoát khỏi cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt hiện tại hàng ngày củamình để sa lầy tiếp vào cuộc sống tầm thường đơn điệu khác Một mơ ước vềcuộc sống thôn dã với “viễn cảnh: a) nhà trang chủ; b) nhà cho người làm; c)vườn rau; d) khóm phúc bồn tử” [52, 458] không phải là điều xấu, song cáicách anh ta thực hiện niềm mơ ước ấy đã biến Nicôlai thành một loại người ích

kỷ, lười nhác và hèn mọn Trên thực tế, Nicôlai Ivanứts đã không ý thức đượcsống thế nào cho đáng sống với hai chữ “con người” Anh ta mơ tưởng đến mộtngày sẽ “được ăn đĩa súp bắp cải hái từ vườn nhà mình tỏa mùi thơm phứcngon lành khắp sân, mơ tưởng đến những bữa ăn dọn ngay trên thảm cỏxanh… Ngồi trên ban công uống trà, dưới ao đàn vịt của anh đang bơi lội,hương cây ngào ngạt, và khóm cây phúc bồn tử mỗi ngày một lớn” [52, 457]

Để thực hiện Nicôlai “chi tiêu dè sẻn, ăn không no, uống không đủ, ăn mặc

Trang 38

xoàng xĩnh trông như kẻ hành khất để dành dụm tiền” [52, 458], tính tình trởnên tham lam, keo kiệt Thậm chí, để đạt được mục đích, anh ta “lấy một bàgóa già, xấu xí mà lòng không chút yêu đương nào, chỉ bởi lẽ rằng bà ta có mộtmón tiền riêng kha khá… sống với vợ cũng theo lối dè sẻn, hà tiện, cho bà ta

ăn uống kham khổ” [52, 458] Có thể nói, những gì anh ta đang mơ ước, đanghình dung, đang thực hiện đã đẩy Nicôlai xa rời con người đáng mến trước đây,

xa rời bản chất tốt đẹp vốn có Hình ảnh cuối cùng về anh ta là một anh điềnchủ “no nê, nhàn rỗi”, “cười thích chí, ngồi im lặng nhìn đĩa phúc bồn tử mộtlúc, ứa nước mắt, anh ta không thể nói được câu gì vì xúc động, lát sau anh tađưa lên miệng một quả, nhìn tôi với vẻ đắc thắng của đứa trẻ cuối cùng đã cóđược thứ đồ chơi nó mơ ước” [52, 463] Đó là hình ảnh của một con ngườihạnh phúc, “đạt được mục tiêu trong cuộc sống, đã có được cái mà anh tamuốn, đang thỏa mãn với số phận mình, thỏa mãn với chính bản thân conngười mình” [52, 463] Để rồi những thói xấu ấy cứ tiếp tục sinh sôi, nảy nở,phát triển nhanh chóng, biến anh thành con người khác và khiến người kháckhinh tường lúc nào cũng không biết

Với khuynh hướng “phi trung tâm hóa nhân vật” Sêkhôp đã cho thấynhững kiểu “người trong bao” tồn tại quẩn quanh trong thế giới tù đọng ngaygiữa dòng chảy bất tận của cuộc sống, đồng thời lột tả bản chất đớn hèn, trốngrỗng của họ Đôi khi người đọc nhầm tưởng câu chuyện như đang tập trunglàm nổi bật nhân vật chính trong truyện nhưng thực chất đó lại là những nhânvật nhàm tẻ, mang trong mình nét tâm lý “trong bao” phổ quát với những biếnthể đa dạng và kì quái nhất của nó không chỉ trong thực tại xã hội đương thời,

mà còn mang ý nghĩa thời sự cho đến tận ngày nay Gấp sách lại và suy ngẫm,độc giả chợt giật mình khi nhận ra rằng câu chuyện ấy là một phần cuộc sốngcủa chính mình Những nhân vật ấy như đang hiện hữu một phần trong mỗichúng ta, trà trộn ngay trong cuộc sống của chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải

Trang 39

bừng tỉnh, gợi lên khao khát về một sự đổi thay: “Không, không thể sống nhưthế mãi được” [52,288].

Cách tân trên bình diện xây dựng nhân vật trong thể loại truyện ngắn nóichung và trong “bộ ba nhỏ” của Sêkhôp nói riêng có một ý nghĩa vô cùng

to lớn, theo đúng nhận định của M.Gorki là nó đã “giết chết chủ nghĩa hiệnthực” thế kỷ XIX Với những sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân của mình,Sêkhôp đã phá vỡ nguyên tắc và thi pháp của chủ nghĩa hiện thực thế kỷXIX Trong khi nhân vật trong tác phẩm của những nhà văn hiện thực lớnnhư Banzắc, Victo Huygô… là những con người độc ác xấu xa, bán nhânphẩm cho đồng tiền, thì nhân vật trung tâm của Sêkhôp lại được đặt trongmột dòng thời gian tĩnh tại, bất biến Tác giả cũng không tái hiện những

“nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình” - như nguyên tắc của chủnghĩa hiện thực - ngược lại, nhân vật của Sêkhôp lại “chẳng có gì khácnhau, tất cả họ như những chấm lờ mờ, nhợt nhạt, lẫn vào nhau”(Maugham) Với cảm xúc rất tự nhiên và đầy thuyết phục, trong các sángtác của nhà văn, hiện thực vẫn được phản ánh chân thực và sâu sắc, conngười vẫn được khắc họa sinh động trên cả hai bình diện của văn bảntruyện và mang khuynh hướng “phi trung tâm hóa nhân vật” Do đó, tácphẩm của Sêkhôp vẫn lấp lánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hìnhthành nên giá trị chân chính của thời đại Những thiên truyện của Sêkhôp

có sức hấp dẫn lớn đối với bao nhiêu thế hệ độc giả và nó đã tạo nên mộtchủ nghĩa hiện thực kiểu mới so với chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX

1.3 Người kể chuyện

“Người kể chuyện (người trần thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả

Đó là một người do nhà văn tạo ra để thay thế mình thực hiện hành vi trầnthuật… người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dòng chữ” [54,101] Người kể chuyện trong tác phẩm nghệ thuật vừa là một hình tượng,vừa là một thủ pháp nghệ thuật Với vai trò là người chứng kiến, người

Trang 40

quan sát, người kể chuyện có chức năng miêu tả, kể chuyện, bình luận vềcác biến cố và nhân vật trong truyện Mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm đều cókiểu người kể chuyện của riêng mình “Là một thủ pháp nghệ thuật, người

kể chuyện được xác định theo ngôi kể chuyện (ngôi thứ nhất và ngôi thứba) tương quan giữa tính chủ quan và tính khách quan trong miêu tả vàtương quan giữa ba yếu tố: quan điểm nhân vật, thái độ người kể chuyện vàlập trường nhà văn” [54 102]

1.3.1 Điểm nhìn người kể chuyện

“Người ta không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và khôngbắt đầu từ một điểm nhìn nào” (G.A.Gucôpxki) Khi vẽ một bức tranh,người họa sĩ nào cũng cần lựa chọn cho mình góc nhìn quan sát cố định đểtạo dựng bố cục thích hợp cho sản phẩm của mình Và nhà văn cũng vậy,khi sáng tác một tác phẩm văn học cũng phải thiết lập được chỗ đứng thíchhợp để kể câu chuyện: tham gia trực tiếp vào sự kiện, cốt truyện hay đứngngoài sự kiện, nhìn từ góc độ xa hay gần, cao hay thấp… Bởi thế, bất cứmột nghệ sĩ bậc thầy nào cũng luôn chú ý tới tác dụng điểm nhìn của người

kể chuyện trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và kết cấu tác phẩm

Điểm nhìn người kể chuyện là cơ sở để hình thành ý tưởng trong sángtạo nghệ thuật Nó chi phối nhân vật, lựa chọn chủ đề chính tức là nó có ýnghĩa quyết định đối với toàn bộ các quá trình kiến tạo tác phẩm Hơn nữa,điểm nhìn người kể chuyện là quan điểm, đánh giá, nhận thức hay nói cáchkhác đó là cách nhìn nhận về cuộc sống và con người của nhà văn Chính bởithế, việc vận dụng linh hoạt các điểm nhìn kể chuyện góp phần tạo nên tínhhấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm, đồng thời thể hiện rõ phẩm chất, cá tính sángtạo của người cầm bút

Không nằm ngoài quy luật sáng tạo đó, nhà văn A.Sêkhôp đã thiết lậptrong tác phẩm của mình một điểm nhìn kể chuyện rất linh hoạt và chủ độngkhi tiếp nhận cuộc sống Khi thì từ góc nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Tuấn Ảnh (1990), “Sêkhôp và Nam Cao – một sáng tác hiện thực kiểu mới”, Tạp chí văn học, (1), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sêkhôp và Nam Cao – một sáng tác hiện thựckiểu mới”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 1990
2. Đào Tuấn Ảnh (2004), “Cách tân nghệ thuật của Sêkhôp”, Tạp chí nghiên cứu văn học, tháng 8, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách tân nghệ thuật của Sêkhôp”, "Tạp chínghiên cứu văn học
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2004
3. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1998
4. Lê Huy Bắc (2001), Tuyển tập Antôn Sêkhôp, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Antôn Sêkhôp
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
5. Lê Huy Bắc (2009), Dạy học văn học nước ngoài Ngữ văn 11 cơ bản và nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn học nước ngoài Ngữ văn 11 cơ bảnvà nâng cao
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
6. Bunin I. (2004), “A. P. Trekhov”, Tạp chí văn học nước ngoài, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: A. P. Trekhov”, "Tạp chí văn học nước ngoài
Tác giả: Bunin I
Năm: 2004
7. Đoàn Thụy Bảo Châu (2010), Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngoại khóa văn học ở trườngtrung học phổ thông
Tác giả: Đoàn Thụy Bảo Châu
Năm: 2010
8. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (2012), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
9. Đỗ Hồng Chung (1989), “Mấy nét về Sêkhôp”, Lời giới thiệu tập truyện ngắn Sung sướng, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nét về Sêkhôp”, "Lời giới thiệu tậptruyện ngắn Sung sướng
Tác giả: Đỗ Hồng Chung
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1989
10. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chươngtrong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
11. Phạm Vĩnh Cư (2004), “Trekhov – nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch”, Tạp chí văn học nước ngoài, (4), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trekhov – nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch”,"Tạp chí văn học nước ngoài
Tác giả: Phạm Vĩnh Cư
Năm: 2004
12. Phan Hồng Giang (1979), “Antôn Sêkhôp, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”, Ghi chép về tác giả, tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antôn Sêkhôp, một trái tim lớn, một nghệ sĩlớn”, "Ghi chép về tác giả, tác phẩm
Tác giả: Phan Hồng Giang
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1979
13. Phan Hồng Giang (2001), Sêkhôp, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sêkhôp
Tác giả: Phan Hồng Giang
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2001
14. Gorki M. (1970), Gorki bàn về văn học, tập1,2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gorki bàn về văn học
Tác giả: Gorki M
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1970
15. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga sự thật và cái đẹp
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2002
16. Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hòa, Đỗ Hải Phong (2002), Văn học Nga, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga
Tác giả: Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hòa, Đỗ Hải Phong
Nhà XB: NxbĐại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2002
17. Nguyễn Hải Hà (2004), Cái mới trong truyện ngắn của A. Sêkhôp (Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày mất Antôn Sêkhôp) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái mới trong truyện ngắn của A. Sêkhôp
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Năm: 2004
18. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
20. Hà Thị Hòa (2007), “Ngòi bút chẩn bệnh của A. Sêkhôp”, Tạp chí Khoa học Sư phạm, (6), Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngòi bút chẩn bệnh của A. Sêkhôp”, "Tạp chíKhoa học Sư phạm
Tác giả: Hà Thị Hòa
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w