1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM và HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU 2015

23 312 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 145,11 KB

Nội dung

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU 2015Thứ bẩy ngày 1 tháng 12 năm 2012 5:58 PM PGS.TS Đỗ Ngọc Thống Ngữ văn là cách gọi tên môn học hiện hà

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU 2015

Thứ bẩy ngày 1 tháng 12 năm 2012 5:58 PM

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống

Ngữ văn là cách gọi tên môn học hiện hành của Việt Nam

(từ THCS đến THPT) và Trung Quốc (cả ba cấp) Thực ratrên thế giới và cả ở Việt Nam, từ trước đến nay, tên mônhọc này khá phức tạp, có nhiều cách gọi khác nhau[1]

Chúng tôi lấy tên Ngữ văn vì cho rằng nó có thể bao quát

chung cho cả ngữ và văn; hơn nữa đây cũng chỉ là quy ướcmang tính tương đối Điều quan trọng là cấu trúc bêntrong, nội hàm của thuật ngữ chứ không phải là tên gọi.Trong thực tế từ trước tới nay, dù các văn bản chương

trình có nhiều cách gọi như Văn học, Ngữ văn hay Văn học và Tiếng Việt… thì nó vẫn thường được gọi tắt là môn Văn Và cho dù tên gọi thế nào thì cấu trúc nội dung của môn học này vẫn là 3 phần: tiếng Việt, văn học và làm văn Trong đó tiếng Việt là phần cung cấp những kiến thức công cụ nền tảng để hình thành và phát triển năng lực đọc văn (tiếp nhận văn bản)

và năng lực làm văn (tạo lập văn bản).

Để xác lập định hướng phát triển chương trình môn học này cho nhà trườngphổ thông sau những năm 2015, một mặt cần xem xét lịch sử phát triển củamôn học này, chỉ ra các yếu tố ổn định nên tiếp tục kế thừa; mặt khác cầnxuất phát từ những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, trong đó có

yêu cầu hiện đại hóavà hội nhập quốc tế Từ cách tiếp cận như thế, bài viết

này thử nêu lên định hướng phát triển CT môn Ngữ văn trong nhà trường PTViệt Nam sau 2015

I NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ MÔN NGỮ VĂN HIỆN HÀNH

1 Mục tiêu môn học

Chương trình Ngữ văn hiện hành nêu lên 03 mục tiêu, trong đó mục tiêu đầu

tiên là “cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm

là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[2] Mục tiêu thứ hai là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ… Mục tiêu thứ ba là bồi

Trang 2

dưỡng tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia

đình, lòng tự hào dân tộc…

Có thể thấy rõ cấu trúc nội dung của mục tiêu môn học này gồm 3 yếu tố:

kiến thức, năng lực (kỹ năng) và thái độ Đây chính là cấu trúc “kinh điển”

của mục tiêu GD trong nhà trường PT từ trước đến nay Tuy nhiên, so vớiyêu cầu và xu thế mới có thể thấy một số bất cập trong cách xác định mụctiêu trên

Thứ nhất: việc cung cấp kiến thức được coi là mục tiêu số một cho thấy

chương trình tập trung nhấn mạnh kiến thức chứ không phải kỹ năng, nănglực

Thứ hai: các khái niệm “cơ bản, hiện đại” và nhất là “tính hệ thống về ngôn ngữvà văn học”đã tạo điều kiện cho các tác giả chương trình và sách giáo

khoa nghiêng về trang bị các tri thức mang tính hàn lâm và xây xựng mônNgữ văn trong nhà trường tương ứng với toàn bộ khoa học Ngữ văn Kết

quả là HS được học tất cả từ ngôn ngữ học, Việt ngữ học, lý luận văn học, lịch sử văn học…trong đó có một số kiến thức quá cao sâu chưa cần đối với

HS phổ thông

Chúng tôi cho rằng khi xác định mục tiêu môn Ngữ văn sau 2015, cần điềuchỉnh sự bất cập vừa nêu trên, theo hướng:

- Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết

là năng lực giao tiếp với việc sử dụng thành thạo 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói Sau đó mới là các kỹ năng khác… Cũng cần chú ý đến mục tiêu giúp HS hình thành và phát triển các năng lực chung.

- Việc lựa chọn kiến thức (văn học, tiếng Việt…) tất nhiên cần cơ bản, hiện đạinhưng phải hướng tới phục vụ cho yêu cầu phát triển năng lực, tránh

kinh viện, không thiết thực và không quá chú trọng tính hệ thống (hệ thốnglịch sử văn học, hệ thống ngôn ngữ…)

- Vừa chú ý mục tiêu GD theo yêu cầu của xã hội; vừa quan tâm đến nhucầu, sở thích của cá nhân người học và người dạy để xác định nội dungchương trình học tập (GV và HS mong đợi dạy và học những gì?)

2 Về cấu trúc nội dung chương trình môn Ngữ văn

Cấu trúc chương trình Ngữ văn hiện hành được thực hiện theo nguyên tắctích hợp Với môn Tiếng Việt ở Tiểu học, chương trình tập trung vào hai

Trang 3

thành phần: kiến thức và kỹ năng, trong đó kiến thức gồm tiếng Việt và văn học; kỹ năng gồm đọc, viết, nghe, nói Đến THCS và THPT chương trình lại được cấu trúc theo ba phần:Tiếng Việt, Tập làm văn và Văn học Mỗi phần

có các nội dung riêng, theo hệ thống của mỗi phân môn khá độc lập… Chonên nhiều nội dung rất khó tích hợp

Nhìn chung cấu trúc của CT và nhất là SGK Ngữ văn hiện hành vẫn chủ yếulấy trục nội dung (tiểu học theo hệ thống chủ đề, còn Trung học lấy lịch sửvăn học) Thêm vào đó do làm CT tách rời các cấp nên cấu trúc CT các cấpthiếu tính thống nhất; một số đơn vị kiến thức lặp lại, một số nội dungkhông cần thiết phải học cả 3 cấp, hoặc lặp lại mà không phát triển, nângcao…Văn bản đọc hiểu còn nhiều, một số văn bản dài, chưa chọn lọc, thiếuhấp dẫn…

Có thể nói xây dựng CT và SGK Ngữ văn theo hướng tích hợp là đúng, là mộtbước tiến trong việc phát triển CT, nhưng vẫn còn bất cập Chương trìnhNgữ văn sau 2015 đòi hỏi nhiều vấn đề cần thay đổi, trước hết là xác địnhtrục chính của CT Cấu trúc nội dung CT phải tập trung vào mục tiêu pháttriển năng lực và vì thế trục chính của CT ngữ văn, như nhiều nước đã làm

phải là trục kỹ năng: đọc, viết, nghe, nói Việc trang bị kiến thức văn học

và tiếng Việt, ngôn ngữ… vẫn cần thiết nhưng cần thông qua rèn luyện kỹnăng, liên quan mật thiết và phục vục trực tiếp cho rèn luyện kỹ năng

3 Về phương pháp dạy học Ngữ văn

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển năng lực tạo lập văn bản cho HS - một nhiệm

vụ mà CT truyền thống vẫn chú ý, môn Ngữ văn hiện hành có nhiệm vụ pháttriển năng lực đọc văn, và rộng hơn là năng lực tiếp nhận văn bản Nhiệm

vụ này đòi hỏi thay đổi phương pháp dạy và học một cách mạnh mẽ

Tư tưởng quan trọng của CT Ngữ văn sau 2000 là chuyển từ phương phápgiảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản Đó là một bước tiến trongphương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông Theo định hướng này,dạy văn thực chất là dạy cho học sinh cách thức khám phá, giải mã văn bản– tác phẩm, từ đó hình thành năng lực tự học, tự đọc, tự tiếp nhận văn họcnói riêng và văn bản nói chung Các mục tiêu cao đẹp khác đều thông quamục tiêu trực tiếp này, tức thông qua đọc hiểu mà đạt được

Tuy nhiên tư tưởng và phương pháp đọc hiểu nhìn chung mới dừng lại ởnhận thức là chính Trong thực tế dạy học tư tưởng vừa nêu chưa đượchiện thực hóa một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả Có nhiều nguyên

Trang 4

nhân: một số tác giả chưa nắm vững và chưa thể hiện được tư tưởng nàytrong biên soạn SGK; công tác đào tạo, bồi dưỡng GV về phương pháp mớichưa cập nhật, kiểm tra đánh giá chưa đổi mới, chưa đồng bộ…

4 Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Với chương trình Ngữ văn sau 2000, công tác kiểm tra đánh giá đã có nhữngchuyển biến tích cực; chẳng hạn định hướng ra đề mở, tăng cường nghị luận

xã hội, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm…Tuy nhiên việc kiểm trađánh giá Ngữ văn hiện hành vẫn còn hạn chế Hạn chế lớn nhất là chưađánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức một cách sáng tạo; đề thi Ngữvăn chủ yếu vẫn là kiểm tra kiến thức, trí nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại…học tác phẩm nào thi đúng tác phẩm đó; chỉ được kiểm tra vào đúng những

gì GV đã dạy, trừ một số đề về nghị luận xã hội

Chương trình Ngữ văn sau 2015 cần thay đổi theo hướng: khuyến khích sựsáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học cả nội dung lẫn phương pháp

để giải quyết một nhiệm vụ tương tự, trong một tình huống mới

HS giỏi Họ theo học ban này, chẳng qua vì không đủ lực theo học các bankhác, chứ chẳng phải vì say mê văn học Có rất nhiều HS học ban khoa học

tự nhiên (thi khối A và D) rất giỏi văn Như thế gần 100% học sinh THPT chỉcần học văn để thi đỗ tốt nghiệp mà thôi

Ngay cả với HS các trường chuyên, trừ một số ít các em vẫn còn giữ đượclòng say mê văn chương thực sự, số còn lại cũng không tránh khỏi những ámảnh của tương lai không sáng sủa đối với ngành học mà họ sẽ theo đuổi.Công việc, lương bổng và các điều kiện cho một cuộc sống bình ổn phíatrước rất bấp bênh đối với những HS theo học các ngành xã hội nhân văn

Hệ quả là việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông nói chung không mấykhởi sắc, nhất là khu vực phía Nam HS không học văn, không chịu đọc tácphẩm, ngay cả các trích đoạn ngắn trong SGK Tình trạng nhiều HS trốnkhông muốn vào đội tuyển tỉnh và quốc gia ở môn học này là khá phổ biến.Các em muốn có thời gian để đầu tư cho các môn thi đại học…

Trang 5

Trong khi đó, bối cảnh xã hội và đối tượng người học đã thay đổi Ngườilàm chương trình, người viết SGK và tất cả GV dạy Ngữ văn đều đang đứngtrước những thách thức rất lớn Trong phạm vi bài này chỉ xin nêu lên vàiđiểm liên quan đến dạy và học Ngữ văn.

a) Về bối cảnh xã hội: Một trong những đặc điểm nổi bật của xã hội hiện

đại là sự thay đổi quá nhanh chóng Những biến động mạnh mẽ và khôngngưng nghỉ của mọi yếu tố cấu thành đời sống, nhất là khoa học kỹ thuật vàcông nghệ, đang là thách thức lớn nhất đối với mọi xã hội Đặc điểm đó chiphối tất cả các ngành, các tổ chức và cá nhân trong xã hội Ngành giáo dụckhông thể là ngoại lệ mà ngược lại, với vị trí, chức năng của mình GD cómột vai trò và nhiệm vụ hết sức to lớn trong việc tạo ra một lớp người năngđộng, sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp, hiện đại vàbắt kịp với nhịp độ tăng tốc như vũ bão của thế giới đương đại

Chính vì thế các quốc gia đều tiến hành thay đổi, đổi mới, thậm chí cải cáchchương trình liên tục Hàn Quốc từ 1955 đến 1997 thay đổi 7 lần[3] CT lầnthứ 7 mới thực hiện từ 2000 - 2006 thì 2007 đã làm lại chương trình CT nàymới được hoạch định thì năm 2009, Tổng thống mới đắc cử Lee Myung-Baklại yêu cầu thay đổi CT ở bậc THPT[4] Hiện nay ở nhiều nước, “tuổi thọ”của một CT chỉ còn 5-7 năm[5], có khi chỉ 2-3 năm như trường hợp CT củaHàn Quốc vừa nêu

Có thể nói bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra rất nhanh, đang làm phẳng

thế giới, tạo ra môi trường học tập khác hẳn truyền thống và ảnh hưởng rất

lớn đến phương pháp học tập của thế hệ HS thời hiện đại

Thế giới phẳng sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người Khi

đó, chỉ cần có Internet thì HS Lai Châu, Mường Tè, Mù Căng Chải hay tậnmũi Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đều có được những thông tin như nhau, các

cơ hội học tập như nhau Sẽ không có sự phân biệt giữa quốc gia này vàquốc gia khác về thông tin và sự hiểu biết nguồn tri thức chung của nhânloại Đúng như Doc Searld đã nhận xét: “Trong một thế giới phẳng có vô vàn

cơ hội học hỏi cho dù không có sự trợ giúp của nhà trường, chính phủ, giáohội hay các doanh nghiệp Phần lớn những điều bạn cần biết đã được đăngtải trên mạng Internet Dĩ nhiên không phải nơi nào cũng có Internet SongInternet có ở tất cả những nơi phẳng và những nơi đó đang ngày càng mởrộng về quy mô.”[6]

b) Về đối tượng người học: có một sự khác biệt khá lớn về đối tượng

người học đã được tạo ra và không thể không chú ý Người học bây giờ là

Trang 6

những HS phát triển khá đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần Về cơ bản vấn

đề ăn và mặc không còn là sự trăn trở, thậm chí bị de dọa như trước Ước

mong “ăn no, mặc ấm” về căn bản đã đạt được Một bộ phận khá lớn HS, thanh, thiếu niên đã hướng tới mức sống “ăn ngon- mặc đẹp”, một bộ phận

nhỏ khác, chủ yếu ở các đô thị lớn, có điều kiện hơn, đã hướng tới mức

“ăn lạ, mặc mốt” Do điều kiện vật chất trên nên sức khỏe của HS cũng đã

được cải thiện nhiều Đại bộ phận phát triển bình thường về cân nặng vàchiều cao; ở những thành phố lớn đã xuất hiện hội chứng béo phì Do sựphát triển nhanh, đủ chất dinh dưỡng nên cơ thể sinh lý và tâm lý của HScũng thay đổi Tuổi dậy thì sớm hơn Vấn đề tình yêu, tình dục trong nhàtrường phổ thông, nhất là giai đoạn cuối cần được chú ý Văn hóa nghenhìn, các phương tiện thông tin liên lạc, giải trí trên mạng internet sẽ đadạng, tiện nghi và hiện đại hơn nhiều Việc học ở trường với SGK và bàigiảng của thầy chỉ là một trong nhiều nguồn thông tin khác GV nếu khôngđược bồi dưỡng, nâng cao sẽ lạc hậu hơn HS rất nhiều về thông tin và cậpnhật thông tin; kỹ năng vận dụng và sử dụng công nghệ thông tin và các

phương tiện nghe nhìn hiện đại Quan niệm thẩm mỹ, sự nhận thức về cái thiện, cái cao cả, cái hài, cái bi, tính nhân đạo, lòng thương người, niềm tin có thể khác nhiều so với thế hệ 8x- 9x của thế kỷ XX.

Học sinh thời trước, quanh năm học bị giam trong bốn bức tường, ngồi yênnghe GV giảng, công cụ dạy và học chủ yếu là bảng đen, phấn trắng và mấycuốn SGK Học sinh thời đại số, thời mạng, quen làm nhiều việc một lúc,đồng thời nghe nhạc, nói điện thoại và dùng máy tính Học mang tính chất

tự học và tự tìm hiểu vấn đề nhiều hơn Học và chơi trò chơi trên máy tínhthực tế trở thành một phần của việc giáo dục con người Cũng như nhiềunước phát triển tình trạng HS ít đọc các tác phẩm cổ điển, ham mê các tròchơi điện tử trên mạng thích bày tỏ quan niệm, thái độ, suy nghĩ trên diễnđàn mạng, đặc biệt với sự phát triển của blog, facebook

Có thể thấy HS thời nay được xuất phát từ một mặt bằng văn hóa tổng hợpkhá cao Những HS giỏi có tư chất tốt lại được sống và học tập, làm việctrong bối cảnh văn hóa đa dạng với công cụ và phương tiện giao tiếp hiệnđại; biết ngoại ngữ, cập nhật thông tin thường xuyên hơn Điểm mạnh nàycủa HS sẽ là một thách thức với GV Nếu người GV không chịu vươn lên,chắc chắn sẽ tụt hậu so với HS Rất nhiều cản trở do tuổi tác: trí nhớ khókhăn hơn, kỹ năng chậm hơn, tiếp cận với cái mới, với công nghệ hiện đạikhó hơn Trong trường hợp này, người thầy cần tìm cách vượt HS để trởthành bậc thầy ở nhiều bình diện, nhất là về phương pháp, cách nghĩ, cáchtiếp cận và xử lý vấn đề Đối với việc dạy học Ngữ văn; HS có thể nhiều

Trang 7

thông tin hơn người thầy, nhưng cách đọc, cách tiếp nhận, giải mã thế giớinghệ thuật, khám phá văn học người thầy cần là bậc thầy của HS.

Bối cảnh đã nêu trên là rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc xác định mộtchiến lược dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng Cụ thể là:

a) Người GV cần biết tự thay đổi liên tục để thích nghi với những biến độngcủa xã hội Tự học và học suốt đời là một yêu cầu thực sự đối với mọingười, nhất là trí thức, những người thầy đứng trên bục giảng

b) Dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng cần tập trung hình thànhcho HS phương pháp học và học phương pháp học PPDH phải tạo cho HS

tính hiếu kỳ, tò mò (curiosity) và sự đam mê (passion) để tự họ đi tìm và tự

lý giải, qua đó mà hình thành năng lực Không nhồi nhét kiến thức, khôngbắt nhớ máy móc, cần biết quên cái cụ thể, chi tiết; chỉ nhớ cách làm, cách

xử lý vấn đề giúp HS tự học, tự khám phá, kích thích sáng tạo Hãy truyềncho HS niềm yêu thích, say mê văn chương, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cáihay, cái đẹp của thế giới nghệ thuật; rồi sau đó mới là những yêu cầu khác.c) Nhà trường PT trong giai đoạn tới không chỉ chú ý khả năng tư duy lo-gic,biện chứng mà cần lưu ý hình thành “khả năng suy tưởng, sự mẫn cảm”,những “vẻ đẹp thẩm mĩ và xúc cảm” Trong thế giới hiện đại, điều đó cònquan trọng hơn cả tư duy phân tích - logic Yêu cầu này là hết sức đúng vớibản chất của môn Ngữ văn

II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM SAU 2015 [7]

Xây dựng và phát triển CT môn Ngữ văn, không thể không dựa vào những

định hướng lớn của chương trình GDPT nói chung Dự thảo Đề án Phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015, bước đầu đã nêu lên

07 định hướng sau:

1 Phát triển năng lực người học

a) Chương trình được xây dựng hướng tới phát triển những năng lực chung

mà mọi học sinh đều cần để có thể tham gia hiệu quả nhiều loại hoạt độngtrong đời sống xã hội và cho học suốt đời (ví dụ năng lực nhận thức, nănglực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học v.v ) Đồng thờihướng tới phát triển những năng lực chuyên biệt, liên quan đến một mônhọc hoặc một lĩnh vực hoạt động cụ thể phù hợp với khuynh hướng nghềnghiệp tương lai mỗi cá nhân (ví dụ năng lực cảm thụ văn học, năng lực

Trang 8

diễn kịch v.v ) Chú trọng xây dựng các mức độ khác nhau của cả năng lựcchung, năng lực chuyên biệt ở từng cấp học, môn học.

b) Khi xây dựng chương trình (xác định phạm vi và cấu trúc nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá kết quảgiáo dục) và biên soạn sách giáo khoa đều phải xuất phát, đều phải hướngtới phát triển các năng lực chung và năng lực cá nhân cho học sinh

2 Điều chỉnh cân đối “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp

Chương trình, sách giáo khoa phải tạo điều kiện cho học sinh được phát

triển cả thể chất và tinh thần, được phát triển toàn diện các mặt giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động, hướng nghiệp, từ đó

dần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Vì vậy cần

thực hiện cân đối dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp để “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”[8]

3 Nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa

và hội nhập quốc tế

a) Lựa chọn nội dung giáo dục là những tri thức cơ bản của nhân loại,những thành tựu khoa học công nghệ và những giá trị lịch sử, tinh hoa vănhóa dân tộc phải đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn kết với thực tiễnnước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nội dung được thiết

kế theo hướng giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành và ứng dụng vào giảiquyết các vấn đề trong thực tiễn để tạo điều kiện phát triển các năng lựcchung, năng lực riêng biệt cho HS; dung lượng học tập phải phù hợp vớithời lượng học tập

b) Chú trọng giáo dục những giá trị nhân bản, phổ quát của dân tộc và nhân

loại cho học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động giáo dục và hoạt

động xã hội Cải tiến nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục thể chất vàgiáo dục thẩm mỹ theo hướng coi trọng tính trung thực, tự

chủ, ý thức trách nhiệm và phát huy nội lực cá nhân học sinh

4 Chương trình, sách giáo khoa được cấu trúc như một chỉnh thể, linh hoạt và thống nhất trong đa dạng

Trang 9

a) Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo vừa tiếp nối chương trình giáo dụcmầm non, vừa tạo nền tảng cho sự phát triển chương trình giáo dục

nghề nghiệp và giáo dục đại học Đồng thời đảm bảo liên thông giữa các cấphọc, lớp học, giữa các môn học và trong mỗi môn học, mỗi hoạt động giáodục

b) Chương trình, sách giáo khoa được xây dựng là một chỉnh thể nhất quán

từ lớp 1 đến lớp 12, từ cấp học đến các môn học nhằm đảm bảo tính thốngnhất và hệ thống Chương trình được thiết kế theo hai giai đoạn, giáo dục

cơ bản (tiểu học, THCS) mang tính phổ cập và sau giáo dục cơ bản (THPT)mang tính định hướng nghề nghiệp

c) Chương trình, sách giáo khoa được xây dựng theo hướng tích hợp cao ởcác lớp dưới, phân hóa rõ dần từ tiểu học đến THCS và sâu hơn ở THPT.Giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng cácmôn học, các chủ đề tự chọn đáp ứng nhu cầu, năng khiếu và định hướngnghề nghiệp của học sinh

d) Kế hoạch giáo dục và cấu trúc nội dung được thiết kế với thời lượng:Cấp tiểu học là 2 buổi ngày và hướng dẫn vận dụng cho những cơ sở giáodục chỉ có điều kiện dạy 1 buổi ngày; Cấp THCS, THPT là 1 buổi ngày vàhướng dẫn vận dụng cho những cơ sở giáo dục có điều kiện dạy 2 buổi ngày

e) Trên cơ sở chương trình chung quốc gia, địa phương được quyền điềuchỉnh và bổ sung một phần nội dung, lập kế hoạch dạy học chi tiết và vậndụng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nhu cầu,điều kiện cụ thể của mình

5 Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển năng lực cho học sinh

a) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các phương pháp giáo dục phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh như giải quyết vấn đề, dạyhọc kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học theo dự án,…; chú trọng bồidưỡng phương pháp tự học, chiến lược học tập, khả năng hợp tác, kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn,… nhằm hình thành và phát triển các nănglực chung, năng lực chuyên biệt cho học sinh

b) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục trong và ngoài lớp học, trong

và ngoài nhà trường; cân đối giữa dạy học và hoạt động giáo dục, giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn,… để đảm bảo

Trang 10

vừa phát triển các năng lực cá nhân, vừa nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi học sinh.

Chú trọng các hình thức tổ chức giáo dục như tập dượt nghiên cứu khoahọc, giao lưu và trao đổi học thuật, sinh hoạt câu lạc bộ “thắp sáng tàinăng”,… cho đối tượng học sinh năng khiếu để phát triển những năng khiếuđặc biệt đó và góp phần phát hiện, bồi dưỡng tài năng tương lai Ở nhữngnơi có điều kiện, tổ chức dạy học và hoạt động GD theo lớp học hoà nhậpcho đối tượng HS thiệt thòi để đảm bảo quyền được đi học và học tập cóchất lượng cho mọi trẻ em

c) Tăng cường, nâng cao hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt làứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phươngpháp dạy học Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận các nguồn học liệu mở,khai thác thông tin trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thôngphong phú, đa dạng để xây dựng các chủ đề học tập theo sở thích, pháttriển năng lực tự học theo tốc độ, cách học cá nhân

6 Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực

a) Đánh giá kết quả giáo dục nhằm: cung cấp thông tin chính xác, kháchquan để điều chỉnh hoạt động dạy và học nâng cao dần năng lực cho họcsinh; xác định năng lực của HS dựa theo chuẩn cấp học, chuẩn môn họcthống nhất trên toàn quốc

b) Để đánh giá đúng năng lực HS ở mỗi lớp học và sau cấp học cần phải:

- Thực hiện đa dạng các phương pháp như quan sát, vấn đáp, kiểm tra trêngiấy, trình diễn, dự án học tập, hồ sơ HS,…; phối hợp chặt chẽ nhiều hìnhthức như đánh giá chẩn đoán, quá trình và tổng kết, đánh giá của GV và tựđánh giá của HS, đánh giá của nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội

- Sử dụng đa dạng công cụ đánh giá như câu hỏi phát vấn, đề kiểm tra, bàiluận, bài tập lớn, báo cáo thực hành, dự án học tập, mẫu biểu quan sát, tựđánh giá,… đảm bảo đo lường phổ năng lực từ thấp đến cao trong tìnhhuống thực tiễn Chú trọng phát triển các kỹ thuật đánh giá như thiết kế đềkiểm tra theo chuẩn năng lực, nhận xét định tính, xử lý định lượng, phảnhồi điểm mạnh, điểm yếu,…

- Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp cấp THPT theo hướng kết hợp cả kết quả đánhgiá môn học với kết quả thi, kết quả đánh giá quá trình với đánh giá tổngkết

Trang 11

c) Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia để đánh giá chất lượng giáo dục mỗi

cơ sở giáo dục, từng địa phương và cả nước Tham gia một số đánh giáquốc tế nhằm xác định mặt bằng chất lượng giáo dục quốc gia so với khuvực và trên thế giới, làm căn cứ đề xuất chính sách nâng cao chất lượnggiáo dục quốc gia

d) Đảm bảo kết quả đánh giá ở nhà trường phổ thông toàn diện, tin cậynhằm tạo cơ sở đổi mới kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học

7 Xây dựng một chương trình, biên soạn một số bộ sách giáo khoa và các tài liệu hỗ trợ dạy học

a) Bộ GD&ĐT tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành một chương trìnhquốc gia được sử dụng thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáodục phổ thông Các tổ chức, cá nhân có thể tổ chức biên soạn nhiều bộ sáchgiáo khoa hoặc một số quyển sách giáo khoa theo chương trình quốc gia BộGD&ĐT sẽ xem xét, phê duyệt cho phép thử nghiệm và thẩm định, pháthành để sử dụng trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông.b) Phát triển nhiều loại tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hỗ trợdạy và học để đáp ứng sự đa dạng vùng miền, nhu cầu các đối tượng họcsinh Đặc biệt chú trọng các tài liệu hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, họcsinh sống ở các vùng khó khăn

c) Địa phương được quyền xây dựng các tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợpvới đặc điểm người học và đặc thù riêng địa phương Các tài liệu này cầnđược thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp địa phương và được Bộ GD&ĐTphê duyệt

III ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG SAU 2015

1 Cơ sở đề xuất

 Lịch sử phát triển chương trình tiếng Việt Ngữ văn của Việt Nam

 Những ưu điểm và nhược điểm của CT hiện hành

 Định hướng đổi mới căn bản toàn diện GD và phát triển CTGDPT sau

2015 ( gồm Chiến lược GD 2010-2020; Đề án đổi mới căn bản toàn diện, Đề

án đổi mới CT và SGK sau 2015)

 Xu thế quốc tế về môn học/ lĩnh vực tiếng mẹ đẻ - văn học trong nhàtrường phổ thông

Ngày đăng: 14/12/2018, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ 2011- 2020 (dự thảo lần 26) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triểngiáo dục Việt Nam từ 2011- 2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
2. Bộ GD&ĐT (2006), CTGD phổ thông: CT môn Ngữ văn, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: CTGD phổ thông: CT môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
3. Hoàng Hoà Bình CN (2008), So sánh chương trình dạy học môn tiếng mẹ đẻ của một số nước. – Đề tài cấp Bộ - Mã số B2005 - 80 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh chương trình dạy học môntiếng mẹ đẻ của một số nước
Tác giả: Hoàng Hoà Bình CN
Năm: 2008
4. Cho Jae Hyun và Bùi Mạnh Hùng (2008), SGK Ngữ văn của Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam- Tạp chí Ngôn Ngữ và đời sống, số 2 ( 158) Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Ngữ văn của HànQuốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam"- Tạp chí "Ngôn Ngữ vàđời sống
Tác giả: Cho Jae Hyun và Bùi Mạnh Hùng
Năm: 2008
5. Nguyễn Thị Hạnh (2009), Xu thế phát triển giáo dục tiểu học của một số nước. Đề tài cấp Bộ - B2009-37-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển giáo dục tiểu họccủa một số nước
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Năm: 2009
6. Đỗ Ngọc Thống (2003), Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành năng lực văn học cho HS - Tạp chí Giáo dục 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Ngữ văn THPT và việchình thành năng lực văn học cho HS
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Năm: 2003
7. Đỗ Ngọc Thống (2009), Đánh giá năng lực đọc-hiểu của HS – Nhìn từ yêu cầu của PISA - Tạp chí Khoa học giáo dục, số 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá năng lực đọc-hiểu của HS –Nhìn từ yêu cầu của PISA" - Tạp chí "Khoa học giáo dục
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Năm: 2009
8. Đỗ Ngọc Thống (2011), Xây dựng CTGDPT theo hướng tiếp cận năng lực-Khoa học giáo dục, số 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng CTGDPT theo hướng tiếp cậnnăng lực-Khoa học giáo dục
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w