1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

MỨC độ TƯƠNG tác GIỮA GIẢNG VIÊN và SINH VIÊN TRONG dạy học THEO học CHẾ tín CHỈ ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM TỈNH KIÊN GIANG

147 784 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Sự hình thành và phát triển tâm lí của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố khách quan, chủ quan, trong đó tính tích cực hoạt động của cá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ BẢY

MøC §é T¦¥NG T¸C GI÷A GI¶NG VI£N Vµ SINH VI£N

TRONG D¹Y HäC THEO HäC CHÕ TÝN CHØ

ë TR¦êNG CAO §¼NG S¦ PH¹M TØNH KI£N GIANG

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60.31.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG THỊ DIỆU HOA

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TS Dương Thị Diệu Hoa, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tậntình chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành luận văn Thạc sĩ.

Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em sinh viên trường Cao đẳng

Sư phạm Kiên Giang đã tạo điều kiện cho em trong quá trình điều tra vànghiên cứu tại trường

Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện và khả năng còn hạn chế nênluận văn không tránh khỏi thiếu sót Em kính mong nhận được sự bổ sung,đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Hà nội, 20/6/ 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Bảy

Trang 3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Các phương pháp nghiên cứu 3

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .5

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.2 Một số khái niệm công cụ cơ bản của đề tài 12

1.2.1 Khái niệm về tương tác 12

1.2.2 Tương tác tâm lí – xã hội 15

1.2.3 Tín chỉ 32

1.2.4 Hoạt động dạy học 35

1.2.5 Hoạt động học tập 36

1.3 Hoạt động học tập của sinh viên 37

1.3.1 Đặc điểm chung của hoạt động học tập của sinh viên 37

1.3.2 Động cơ hoạt động học tập của sinh viên 38 1.3.3 Các quá trình nhận thức diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên

Trang 5

1.3.4 Vấn đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên 40

Trang 6

1.4 Đặc điểm cá nhân và dạy học 42

14.1 Một số đặc điểm cá nhân của sinh viên 42

1.4.2 Lựa chọn phương án dạy học phù hợp với đặc điểm cá nhân và kiểu nhận thức 44

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 45

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 46

2.2 Tổ chức nghiên cứu 49

2.2.1 Nghiên cứu lý luận 49

2.2.2 Nghiên cứu thực trạng 50

2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu 53

2.2.4 Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên 54

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 58

2.3.1 Nhóm phương pháp thu thập thông tin 58

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê 73

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74

Chương 3: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG CĐSP KIÊN GIANG 75

3.1 Thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học tín chỉ ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 75

3.1.1 Hiểu biết lẫn nhau trong tương tác giữa giảng viên và sinh viên .75

3.1.2 Sự tương hợp tâm lý trong tương tác giữa giảng viên và sinh viên 81

3.1.3 Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình tương tác 85 3.1.4 Cảm nhận về nhau giữa giảng viên và sinh viên trong tương tác

Trang 7

theo học chế tín chỉ 88

Trang 8

3.1.5 Đánh giá chung về sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên 89

3.2 Mức độ khó khăn của sinh viên và của giảng viên trong quá trình tương tác 90

3.3 Các nguyên nhân của thực trạng tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ 92

3.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên 98

3.5 Phân tích hai trường hợp điển hình 101

3.5.1 Chân dung thứ nhất 102

3.5.2 Chân dung thứ hai 105

3.6 Kết quả bài luận của sinh viên 106

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Mẫu khách thể nghiên cứu là sinh viên 52Bảng 2.2 Mẫu khách thể nghiên cứu là giảng viên 52Bảng 3.1 Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên

(xét chung) 76Bảng 3.2 Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên (xét

theo khóa học – tính theo phần %) 78Bảng 3.3 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn về sự tương hợp tâm lý

giữa giảng viên và sinh viên (theo ý kiến GV) 82Bảng 3.4 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn về sự tương hợp tâm lý

giữa giảng viên và sinh viên (theo ý kiến SV) 83Bảng 3.5 Mức độ tương hợp tâm lý trong tương hợp tâm lý giữa

giảng viên và sinh viên (theo ý kiến GV) 84Bảng 3.6 Mức độ tương hợp tâm lý trong tương hợp tâm lý giữa

giảng viên và sinh viên (theo ý kiến SV) 84Bảng 3.7 Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên

trong quá trình tương tác 85Bảng 3.8 Ảnh hưởng giữa giảng viên và sinh viên đến một số yếu tố

tâm lý trong tương tác 86Bảng 3.9 Cảm nhận về nhau giữa giảng viên và sinh viên trong tương

tác theo học chế tín chỉ 88Bảng 3.10 Mức độ tương tác giữa GV và sinh viên (xét theo chung các

tiêu chí) 90Bảng 3.11 Mức độ khó khăn của GV và SV trong quá trình tương tác

theo học chế tín chỉ 91Bảng 3.12 Đánh giá của GV và SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

93Bảng 3.13 Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ tương tác của giảng

viên đến sinh viên 95Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ tương tác của sinh

viên đến giảng viên 95Bảng 3.15 Kết quả tác động vào sự hiểu biết của sinh viên về GV 99Bảng 3.16 Kết quả tác động vào sự tương hợp tâm lý của SV với GV

99Bảng 3.17 Kết quả tác động vào sự ảnh hưởng lẫn nhau của SV đến GV

100

Trang 10

Bảng 3.18 Cảm nhận về nhau của sinh viên về giảng viên 101

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa GV và SV 76

Biểu đồ 3.2 Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa GV và SV theo từng khóa học 78

Biểu đổ 3.2a Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa GV và SV năm thứ 1 80

Biểu đổ 3.2b Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa GV và SV năm thứ 2 81

Biểu đổ 3.2c Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa GV và SV năm thứ 3 81

Biểu đồ 3.7 Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa GV và SV 85

Biểu đồ 3.9 Mức độ cảm nhận về nhau giữa GV và SV 88

Trang 12

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sự hình thành và phát triển tâm lí của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố khách quan, chủ quan, trong đó tính tích cực hoạt động của cánhân với thế giới đồ vật và sự tương tác với người khác, với xã hội là yếu tốquyết định Tương tác là nguyên lí phát triển của mọi sự vật và hiện tượngtrên thế giới, trong đó có con người

Sư phạm tương tác nói chung và dạy học tương tác nói riêng là vấn đềđang được nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học và giáo dục họcquan tâm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu và thực tiễn đã cho thấy rằng: Chấtlượng và hiệu quả dạy học phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và hiệu quảtương tác giữa thầy và trò Đây là loại tương tác tâm lí – xã hội đặc trưngtrong nhà trường Thông qua quá trình tương tác, giảng viên tiến hành giảngdạy và giáo dục sinh viên Cũng thông qua quá trình tương tác, sinh viên lĩnhhội, tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các yêu cầu giáo dục… nhằm phát triểnnhân cách của mình

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong bảy bước đi quan trọng của lộtrình đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 Việc áp dụngphương thức theo học chế tín chỉ trong giáo dục là một chủ trương lớn củaĐảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong môi trườngđại học và cao đẳng Cùng với một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước,trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang với chức năng, nhiệm vụ đào tạo đangành, đa hệ, đã bắt đầu thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, áp dụng đốivới hệ Cao đẳng chính quy khóa 32 (K32) năm học 2009 Phương thức đàotạo tín chỉ là một hình thức đào tạo khá mới mẻ đối với nền giáo dục Việt nam

và phương thức này cũng là lần đầu tiên được áp dụng ở trường Cao đẳng sưphạm Kiên Giang

Trang 13

Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ điện tử và viễn thông không phảicon người chỉ trực tiếp gặp nhau mới tương tác với nhau được Người ta cóthể tương tác với nhau qua các phương tiện rất phong phú và tiện lợi nhưemail, yahoo, chat, wetcam, Websie, facebook, các trang mạng xã hội… Vìvậy, nếu giảng viên và sinh viên có ý thức tương tác với nhau thì thời gian vàkhông gian không làm hạn chế mức độ cũng như chất lượng tương tác Tráilại, việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên có thể diễn ra phong phú, đadạng và đạt hiệu quả hơn Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện chấtlượng và hiệu quả tương tác giữa giảng viên và sinh viên, thông qua đó để cảithiện chất lượng đào tạo? Hình thức dạy học theo tín chỉ có ảnh hưởng đếnquá trình tương tác giữa giảng viên và sinh viên không? Đây là những vấn đềđặt ra cần được giải quyết một cách khoa học để góp phần cải thiện chấtlượng đào tạo.

Xuất phát từ những đòi hỏi về lí luận và thực tiễn nói trên chúng tôi chọn

đề tài nghiên cứu: “Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ của sinh viên trường CĐSP Kiên Giang”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên vàsinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Sư phạm KiênGiang và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác này Từ đó đề xuất một sốbiện pháp tác động nhằm cải thiện mức độ tương tác giữa giảng viên và sinhviên, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình đào tạotheo học chế tín chỉ

Trang 14

3.2 Khách thể nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 154 sinh viên K33, K34 và K35 thuộckhoa Tiểu học – Mầm non, cùng với 25 giảng viên đang giảng dạy tại trườngCao Đẳng Sư phạm Kiên Giang

4 Giả thuyết khoa học

Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên của trường Cao đẳng Sưphạm Kiên Giang trong dạy học theo học chế tín chỉ chỉ đạt mức trung bình.Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên chịu sự chi phối của nhiều yếu

tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó hình thức đào tạo là một yếu

tố quan trọng

Có thể cải thiện mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên bằngcác biện pháp tác động tâm lí như cải thiện nhận thức của sinh viên về tươngtác, về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi sinh viên, xây dựng bầu không khí sưphạm ở trên lớp học, giáo dục động cơ học tập đúng đắn cũng như tinh thần,thái độ học tập của sinh viên…

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những vấn đề lí luận liên quan đến đề

tài nghiên cứu như tương tác, tương tác giữa giảng viên và sinh viên, học chếtín chỉ v.v…

5.2 Khảo sát thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên ở

trường CĐSP Kiên Giang và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó

5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm cải thiện mức

độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên

6 Các phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp thu thập thông tin

6.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

6.1.2 Phương pháp chuyên gia

Trang 15

6.1.3 Phương pháp quan sát

6.1.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

6.1.5 Phương pháp phỏng vấn sâu

6.1.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

6.1.7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

6.1.8 Phương pháp thực nghiệm

6.2 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Tương tác là lĩnh vực tâm lí rất phong phú, đa dạng và phức tạp, trongkhuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mức độ tương tácgiữa giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy và hoạt động học thông quaphân tích các khía cạnh biểu hiện như: sự hiểu biết lẫn nhau trong tương tác,

sự tương hợp tâm lí trong tương tác, sự ảnh hưởng lẫn nhau và kết quả họctập, năng lực tương tác, nhu cầu tương tác…

7.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu sinh viên năm thứ 1,2,3 hệ cao đẳng chính quythuộc ngành Sư phạm mầm non trường Cao Đẳng Sư phạm Kiên Giang

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên

trong dạy học theo học chế tín chỉ

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên

trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường CĐSP Kiên Giang

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA GIẢNG VIÊN

VÀ SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Tương tác là vấn đề được đề cập từ lâu trong tâm lí học, đặc biệt là tâm

lí học phát triển và tâm lí học xã hội Chúng ta có thể khái quát thành cáchướng nghiên cứu chính về tương tác như sau:

- Thứ nhất là nghiên cứu của các nhà Tâm lí học hành vi.

Các nhà Tâm lý học hành vi là những người nghiên cứu nhiều về sựtương tác của cá nhân với môi trường dưới dạng tác động qua lại giữa kíchthích của môi trường bên ngoài với các phản ứng của cá thể theo sơ đồ chung:

S -> R Mối quan tâm của các nhà Tâm lý học hành vi là tìm hiểu bảnchất, cơ chế và vai trò của sự tác động qua lại giữa kích thích từ bên ngoàivới phản ứng của cá thể trong quá trình phát triển Quan điểm chủ đạo trongcác nghiên cứu của họ là các kích thích từ bên ngoài qui định sự hình thànhcác phản ứng Kết quả, các nhà Tâm lý học hành vi đã xác định được nhiều

mô hình tương tác điển hình giữa cá thể với môi trường trong quá trình hìnhthành và phát triển các hành vi của động vật và người: Đó là mô hình cổđiển của J Watson; mô hình của Tolman; mô hình do B.Skinner đề xuất; môhình của A.Bandura về sự điều khiển hành vi học tập nhận thức xã hội [Dẫntheo 48] Các mô hình học tập theo cơ chế tương tác giữa cá thể với kíchthích của môi trường là cơ sở tâm lý học của nhiều phương pháp dạy học vàgiáo dục hiện đại

- Thứ hai là nghiên cứu của các nhà Tâm lí học nhận thức.

Những người đại diện cho trường phái TLH nhận thức là: J Piaget và

Trang 17

các cộng sự của ông là B Inheder, Vĩnh Bang v…v rất quan tâm nghiên cứu

sự tương tác giữa trẻ em với thế giới đồ vật và tương tác với kinh nghiệm vănhóa của loài người trong quá trình hình thành và phát triển các cấu trúc nhậnthức, trí tuệ của trẻ em Các nhà nghiên cứu Tâm lý học nhận thức đã xác địnhđược cơ chế phát triển các cấu trúc nhận thức và trí tuệ của trẻ em qua cácgiai đoạn lứa tuổi là kết quả của sự tương tác giữa trẻ em với thế giới đồ vật

và xã hội [51,52]

- Thứ ba là nghiên cứu của các nhà Tập tính học.

Thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay đã xuất hiện và ngày càng phổbiến một xu hướng nghiên cứu mới trong tâm lý học phát triển: Nghiên cứu

sự phát triển các hành vi có tính loài và hành vi mang tính cá thể ở trẻ emtrong sự tương tác với người khác, đặc biệt là với người lớn thông qua cơ chếhọc tập, tiếp nhận các kích thích từ người lớn Những hành vi của trẻ em đượcnghiên cứu nhiều là các hành vi mang tính xã hội như hành vi hung tính, sợhãi, gây hấn, cô đơn và gắn bó

Các quan sát và thực nghiệm hành vi của động vật còn non và của trẻmới sinh của K Lorenz đã phát hiện ra vai trò của các kích thích sớm, tạo ra

ấn tượng ban đầu trong việc hình thành hành vi cá thể Một hướng quan tâmkhác của K Lorenz là đi tìm và xác định thời điểm nhạy cảm của việc hìnhthành các hành vi của trẻ em trong sự tương tác với người lớn [Dẫn theo 46]

Từ các quan sát và thực nghiệm phong phú của mình, Eibl – Eibesfedt

đã khái quát các dạng thức tương tác giữa trẻ en với người khác: Tương tácbằng xúc giác (đụng chạm cơ thể), mùi vị, thị giác, bằng điễu bộ, cử chỉ vàbằng ngôn ngữ Eibl – Eibesfedt đồng thời cũng nghiên cứu các hành vi mangtính nghi lễ như săn sóc, gặp gỡ, chào đón, trao đổi, quà tặng và các trò chơitrong việc tạo ra sự cố kết giữa các cá nhân và làm giảm các hành vi hung tính

và cô đơn ở trẻ em Một nghiên cứu khác của Eibl – Eibesfedt là kiểu học tập

Trang 18

chuyên biệt của mỗi loài động vật và của con người qua quá trình tương tác.Đối với con người, các cá nhân trong các cộng đồng khác nhau, các nền vănhóa khác nhau sẽ có kiểu tiếp nhận, học tập đặc trưng khác với các cá nhântrong các cộng đồng văn hóa – xã hội khác Điều này cũng được chứng minhtrong các nghiên cứu của Annis và của Nicky Hayes v…v… về các kiểu nhậnthức của các cá nhân trong các cộng đồng văn hóa khác nhau [Dẫn theo 38]

Một trong những thành tựu của tập tính học người là các công trìnhnghiên cứu của J Bowlby và đặc biệt là của Klaus và Kennell, hai bác sĩ nhikhoa người Mĩ về sự gắn bó giữa mẹ và con trong quá trình phát triển của trẻ,đặc biệt trong năm đầu, bao gồm quan hệ da kề da, thịt kề thịt cũng như tâm

lí Đây là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất tạo điều kiện cho sự pháttriển sau này của trẻ Thiếu đi sự gắn bó mẹ - con này, trẻ sẽ khó phát triểnbình thường ngay cả sự sống cũng gặp nhiều khó khăn Những quan sát vàthực nghiệm của các nhà Bác học này về đứa bé bị tách khỏi mẹ trong thờigian dài đã đi đến kết luận là: Sự “gắn bó” xã hội quyết định sự phát triển tâm

lý bình thường của trẻ Một quan hệ đứt đoạn giữa mẹ với con thường dẫnđến sự chống đối của trẻ, rồi đến sự thất vọng xa rời và cuối cùng một sốtrường hợp đã dẫn tới tâm bệnh [66]

- Thứ tư là nghiên cứu của các nhà Tâm lí học xã hội.

Các nhà Tâm lí học xã hội, xã hội học như G Mead, Ch H Cooley…

đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân

và giữa cá nhân với nhóm xã hội

Ch H Cooley đã quan tâm nghiên cứu sự hình thành hành vi cá nhântrong mối tương tác xã hội; nghiên cứu vai trò của tương tác xã hội nhiều chiềugiữa các cá nhân đối với sự hình thành các nhóm xã hội từ gia đình, nhóm bạn

bè, đến lớp học và sự tương tác của các nhóm xã hội tới sự hình thành hành vicủa cá nhân Từ các quan sát và thực nghiệm về sự tương tác xã hội giữa các cá

Trang 19

nhân và giữa cá nhân với nhóm, Ch H Cooley đã hình thành lý thuyết tương

tác nổi tiếng: “Tôi soi gương” hay là“Cái tôi nhìn trong gương” Theo đó, sự hình thành “cái tôi”, tức là ý thức bản ngã của mỗi người là kết quả của sự

tương tác với người khác, của sự tri giác người khác [Dẫn theo 37 ]

Geogre Herbert Mead, nhà tâm lí học hành vi xã hội người Mĩ là mộttrong những người sáng lập ra thuyết “tương tác biểu trưng” Ông đã xâydựng và phát triển khái niệm “cái tôi”, “nhân cách”, “tương tác”, “biểutượng” để nghiên cứu về đặc điểm, tính chất đặc thù của mối quan hệ giữa cánhân và xã hội Theo hướng nghiên cứu này, G Mead đã phát hiện ra vai tròcủa tương tác biểu trưng đối với sự hình thành và phát triển hành vi cá nhân;

đã xác định được cơ chế hình thành và phát triển ý thức bản ngã (cái tôi)thông qua sự tương tác xã hội với người khác [68]

Ứng dụng các nguyên tắc tương tác vật lý vào nghiên cứu hành vi củacon người, nhà tâm lí học K Lewin đã phát hiện và đề xuất học thuyết độcđáo về sự hình thành hành vi của cá nhân trong mối tương tác với người khác

và với nhóm xã hội: Lý thuyết về trường vật lý, lý thuyết về động thái nhóm.Trong đó ông khẳng định sự hình thành các hành vi cá nhân không phải theo

cơ chế phát triển từ các đặc tính bên trong, mà là do sự tương tác với các cánhân khác [67]

Phát triển hướng nghiên cứu động thái nhóm, các công trình thựcnghiệm của G Moreno về vai trò của sự tương hợp tâm lý đối với tăng năngxuất lao động trong các ê kíp làm việc của công nhân; thực nghiệm của EltonMayo ở Harvard về các nhóm tích cực mà ở đó các thành viên được tăng cườngcác cảm giác về sự gắn bó, gần gũi và chia sẻ với nhau; các nghiên cứu của G

C Homans, của Perter Blau về sự trao đổi giữa các cá nhân, của S A.Asch về

sự thống nhất nhận thức và tình cảm trong các thành viên của nhóm làm việcv…v… các công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm của các nhà

Trang 20

khoa học này đã làm sáng tỏ vai trò và cơ chế của sự tương tác và sự tương hợptrong tương tác của các cá nhân trong nhóm và giữa các cá nhân trong nhóm;các quy luật tự nhiên ảnh hưởng đến tương tác giữa các cá nhân trong nhóm;mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhóm với các cá nhân; mối quan hệ tácđộng qua lại lẫn nhau của các động cơ cá nhân với mục đích nhóm.

- Thứ năm là nghiên cứu của các nhà Phân tâm học.

Các nhà Phân tâm học nghiên cứu tương tác theo góc độ riêng, thể hiện rõtrong các công trình nghiên cứu và quan niệm của S Freud và Erik Erikson.S.Freud quan tâm nghiên cứu sự hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý – tínhdục cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi Từ các nghiên cứu của mình, ông đãkhẳng định sự hình thành và phát triển “cái tôi” ở trẻ em thực chất là sự tươngtác giữa “cái ấy” với sự đáp ứng của môi trường cụ thể là “cái tôi” sinh ra do cácđòi hỏi mang tính bản năng của trẻ không được đáp ứng để thỏa mãn ngay mộtcách trực tiếp mà phải cần cơ chế trì hoãn, gián tiếp [18] [19]

- Thứ sáu là nghiên cứu của các nhà Tâm lý học hoạt động.

Một trong những người có công đầu trong nghiên cứu tương tác pháttriển là L X Vưgotxki, nhà tâm lý học vĩ đại với học thuyết lịch sử - văn hóa

về các chức năng tâm lý cấp cao ở người Trong tác phẩm này ông đã chỉ ratương tác xã hội mà trước hết là tương tác giữa trẻ em với người lớn là quy luậttất yếu của sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý cấp cao ở trẻ em.Tất nhiên, theo L X Vưgotxki, sự tương tác này phải hướng vào vùng pháttriển gần nhất của trẻ mới thực sự là tương tác phát triển Lý thuyết của L.X.Vưgotxki đặt nền tảng cho hàng loạt nghiên cứu về hoạt động và giao tiếp,trong dạy học và sự phát triển tâm lý cá nhân ở nhiều nước trên thế giới [64]

Các nghiên cứu của A N Leonchiev, hướng vào hoạt động (mà thựcchất tương tác) của cá nhân với đồ vật và với người khác Các kết quả nghiêncứu của A N Leonchiev đã hình thành nên lý thuyết về hoạt động tâm lý Sự

Trang 21

hình thành và phát triển tâm lý cá nhân thực chất là hình thành hệ thống cáchoạt động, trong đó tại mỗi thời điềm có hoạt động đóng vai trò chủ đạo, tức

là hoạt động giúp trẻ tương tác mạnh nhất với nền văn hóa xã hội mà cá nhân

đó đang sống và hoạt động [41]

Phát triển lý thuyết hoạt động của A N Leonchiev, A A Leonchievquan tâm tới khía cạnh hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân Hoạt độngcùng nhau giữa các cá nhân tạo thành hoạt động của nhóm xã hội với các quy

mô khác nhau Trong quá trình đó diễn ra theo hai chiều hướng: Sự tương tácgiữa các chủ thể khi tiến hành hoạt động chung, thông qua các hoạt động khácnhau và hoạt động của các chủ thể được triển khai trong khuôn khổ của hoạtđộng nhóm Giá trị của sự tương tác giữa các chủ thể đã được đặt ra và được

đề cao trong các công trình nghiên cứu sau này Đặc biệt A N Leonchiev khiđịnh nghĩa về giao tiếp đã xem giao tiếp như là một hệ thống những quá trình

có mục đích, có động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người kháctrong hoạt động tập thể [42]

Khi nghiên cứu về giao tiếp B Ph Lomov đã cho rằng giao tiếp thựcchất là hình thái đặc trưng của sự tác động qua lại giữa người này với ngườikhác Trong quá trình tương tác đó, diễn ra sự trình diễn “Thế giới nội tâm”của chủ thể cho các chủ thể khác và đồng thời chính hành vi trình diễn đó đòihỏi sự tồn tại của thế giới nội tâm này Theo B Ph Lomov, cùng với hoạtđộng có đối tượng, sự tương tác giữa chủ thể với chủ thể diễn ra trong giaotiếp là hai phương thức tồn tại và biểu hiện lối sống của mỗi cá nhân [44]

- Các hướng nghiên cứu tương tác trong dạy học

Tại trung tâm nghiên cứu giáo dục quốc tế (CERI) – Paris nhóm nghiêncứu của tác giả Jean Mare Denomine và Madelaine Roy đã nghiên cứu vàthực nghiệm thành công đường hướng tổ chức dạy học mới trong hoạt động

sư phạm gọi là “Sư phạm tương tác” Các tác giả theo hướng này nhìn nhận

Trang 22

hoạt động dạy học như là một quá trình tương tác giữa ba yếu tố: Người dạy –Người học – Môi trường [8].

Bên cạnh quan điểm sư phạm tương tác của Roy, nhóm tác giả GuyBrouseau và Clowde Comiti… thuộc Viện đào tạo giáo viên IUSM ở Grenoble(Pháp) quan niệm: Dạy học là hoạt động tương tác giữa 4 yếu tố: Người dạy –Người học - Nội dung-Môi trường [7]

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề tương tác tâm lý- xã hội được đề cập trong các tàiliệu, các đề tài nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học và xã hội học

- Nghiên cứu ở góc độ Xã hội học

Các tác giả Phạm tất Dong, Lê Ngọc Hùng, trong tác phẩm xã hội học,

đã đề cập đến vấn đề tương tác xã hội và giới thiệu nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề này trên thế giới Theo các tác giả này thì tương tác xã hội cóthể được coi là quá trình hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủthể khác [9]

- Nghiên cứu ở góc độ Tâm lý học – Giáo dục học

Trong các tài liệu giáo khoa Tâm lý học đều đề cập tới sự tương tác xãhội dưới góc độ hoạt động cùng nhau của các cá nhân, hoạt động giao tiếp

Các tác giả cho rằng, ở một góc độ nào đó giao tiếp cũng là tương tác.Mặt khác, sự tương tác này còn được thể hiện rõ nét ở chức năng giao tiếp,đặc biệt là chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau trong quá trình giaotiếp

Ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX, tác giả Vũ Dũng đã nghiên cứuvấn đề cơ sở tâm lý học của ê kíp lãnh đạo [12] Tác giả đã xác định được haithành tố cơ bản của một ê kíp lãnh đạo là sự tương hợp tâm lý và sự phối hợphành động giữa các thành viên cửa nhóm lãnh đạo, mà thực chất là các tiêuchí quan trọng để đánh giá sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm [11]

Trang 23

Tác giả Phan Trọng Ngọ khi nghiên cứu vấn đề học tập đã cho rằng

“học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường”, tức là “có sự tác độngqua lại tương ứng giữa các kích thích từ bên ngoài với các phản ứng đáp lạicủa cá thể” [46, Tr.15]

Gần đây, tác giả Trần Thị Minh Đức, trong cuốn “Các thực nghiệmtrong tâm lí học xã hội” [17] đã dẫn ra các nghiên cứu của mình, đồng thời giớithiệu và phân tích nhiều công trình thực nghiệm nổi tiếng của các nhà tâm líhọc trên thế giới về những vấn đề liên quan trực tiếp với sự tương tác tâm lí –

xã hội như vấn đề về “Cái tôi” và quá trình xã hội hóa; liên hệ xã hội; tri giác

xã hội; giao tiếp xã hội; ảnh hưởng xã hội; nhóm xã hội v.v… Có thể nói tácphẩm trên của Trần Thị Minh Đức cung cấp rất nhiều thông tin quý và bổ ích

về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan với tương tác tâm lí – xã hội

Tác giả Lê Minh Nguyệt khi nghiên cứu về “Mức độ tương tác giữa cha

mẹ và con ở lứa tuổi thiếu niên” đã đề cập đến mối quan hệ tương tác giữacha mẹ và con cái là mối quan hệ tác động hai chiều; sự tác động thể hiện quathái độ, hành vi, cử chỉ, các phản ứng của cha mẹ hay con cái trong các lĩnhvực khác nhau trong cuộc sống Các tiêu chí đánh giá là tần số; nhu cầu, kĩnăng tương tác… và tác giả cũng đề ra 5 mức để đánh giá [48]

Tóm lại, từ trước tới nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã cónhiều nghiên cứu về tương tác tâm lí, tương tác xã hội Các kết quả nghiêncứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn để mang tính lý luận về tương tác tâm lí nóichung Tuy nhiên, cũng từ các công trình hiện có cho thấy vấn đề tương tácgiữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ chưa đượcnghiên cứu ở Việt Nam

1.2 Một số khái niệm công cụ cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm về tương tác

1.2.1.1.Định nghĩa

Trang 24

Trong tiếng Anh, từ tương tác là Interaction, được ghép bởi hai từ đơnInter và Action Từ “Inter” mang nghĩa là sự liên kết cùng nhau, nối liền, kếtnối với nhau [45, Tr 1061], còn “Action” nghĩa là sự tiến hành làm điều gì,hoạt động, hành động, là việc làm, ứng xử, là ảnh hưởng, tác động [46, tr 46].Theo đó, từ “Interaction” được hiểu là sự hợp tác, tác động, ảnh hưởng qualại, cuộc phối hợp [ 45,Tr 1061].

Theo “Đại từ điển tiếng Việt” [65], tương tác được hiểu là sự tác độngqua lại lẫn nhau, … có mối liên hệ trao đổi thông tin với nhau

Theo “Từ điển mở Online” (Bách khoa toàn thư mở) thì tương tác(Interaction) có nghĩa là “hành động tương hỗ giữa các đối tượng hoặc hànhđộng dựa trên một đối tượng khác, là một cuộc thảo luận hay trao đổi giữangười này với người khác”

Trong “Từ điển Tâm lí”, Tương tác một khái niệm thuộc về ứng xử:

“Cái này tác động lên cái kia, cái kia tác động trở lại cái này, hai cái ảnhhưởng lẫn nhau, chứ không thể ảnh hưởng một chiều” [63, Tr 353]

Theo “Từ điển tâm lí học” (Vũ Dũng chủ biên) “Tương tác là sự tácđộng qua lại, tác động lên nhau” [13, Tr 973]

Như vậy về nguyên nghĩa và ở mức khái quát nhất, tương tác là sự tácđộng qua lại tương ứng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện tượngkhách quan, dẫn đến ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng đó Sựtương tác giữa các sự vật hiện tượng có thể được diễn ra qua sự tương tác củacác lực cơ học (tương tác giữa cái búa với thanh sắt, giữa hai viên đá tạo racác tia lửa…), sự tác động của năng lượng (năng lượng vật chất giữa các hạt,năng lượng sinh học của các sinh thể hữu cơ và năng lượng tâm lí) và sự tácđộng của các thông tin (điệu múa của con ong trước tổ báo hiệu nguồn hoa, sựtrao đổi thông tin của con người…), sự tác động giữa các biểu tượng của cácchủ thể Tuy có sự khác nhau về hình thái tác động nhưng chúng đều cóchung bản chất là sự tác động qua lại tương ứng giữa các sự vật, hiện tượng

Trang 25

và con người đẫn đến sự thay đổi của cả hai phía.

Dấu hiệu cơ bản để xác định sự tương tác giữa các sự vật, hiện tượng là

sự tác động qua lại giữa chúng Tương tác chỉ có thể xảy ra khi có sự tác

động ở cả hai phía Trong trường hợp chỉ có sự tác động từ một sự vật, hiệntượng này đến sự vật, hiện tượng kia (tác động một chiều) thì không thể làtương tác, mà là sự tác động, sự ảnh hưởng từ vật này đến vật khác Sự tácđộng qua lại giữa hai vật, hiện tượng dẫn ra theo xu thế cân bằng, mất cânbằng và lặp lại Chính sự mất cân bằng làm cho quá trình tương tác luôn biến

đổi và tạo ra đặc tính thứ hai của tương tác: Sự ảnh hưởng lẫn nhau, làm biến

đổi cả hai phía

Từ những phân tích trên chúng tôi cho rằng: Tương tác là quá trình tác

động qua lại giữa các sự vật hiện tượng với nhau, trong đó diễn ra sự trao đổi và biến đổi giữa các sự vật, hiện tượng đó.

1.2.1.2 Phân loại tương tác

Có rất nhiều loại tương tác tùy theo các tiêu chí phân loại khác nhau.Nếu căn cứ vào các hình thức vận động của vật chất thì có thể chia thành cácloại tương tác sau đây

* Tương tác vật lý: Là tác động giữa các lực, năng lượng: Điện năng,

nhiệt năng, cơ năng, quang năng…Tương tác vật lý diễn ra giữa các hiệntượng vật lý, từ tương tác giữa các vi hạt trong thế giới vi mô, giữa các hànhtinh trong thế giới vĩ mô, tương tác nhiệt điện, hóa, cơ, v…v…

* Tương tác sinh lý: Là sự tác động qua lại giữa các cơ thể hữu cơ.

Trong tương tác sinh lý diễn ra những biến đổi chức năng của một cơ quanphân tích dưới tác động ảnh hưởng của một hay nhiều cơ quan phân tích khác

Sự tác động qua lại của các cơ quan phân tích cũng còn biểu hiện ra trongnhững trường hợp chúng hoạt động cùng nhau, đem đến cho chủ thể mộtthông tin đầy đủ, nhiều chiều về thế giới khách quan mà trong cùng một điều

Trang 26

kiện hoạt động, một cơ quan phân tích không thể đạt được Chẳng hạn, sự tácđộng qua lại tương ứng của các bộ phận trong cơ thể con người tạo ra sựsống; sự tác động qua lại của cây với ánh sáng và các chất hữu cơ; sự tácđộng qua lại giữa các yếu tố trong cơ thể con người với môi trường sống…

* Tương tác tâm - vật lý: Ngay từ thế kỷ XVII, dưới ảnh hưởng của cơ

giới luận đã xuất hiện hai cách lý giải về mối quan hệ tâm – vật lý R.Đêcactơ cho rằng, vật bên ngoài tác động lên ý thức làm nảy sinh các hiệntượng tâm lý như cảm giác, tri giác Quan điểm thứ hai là: “Song hành tâm –vật lý” Cái tâm lý và cái vật lý đồng thời diễn ra

* Tương tác tâm lý: Là sự tiếp xúc, tác động về phương diện tâm lý

giữa hai hay nhiều cá nhân, kết quả là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hànhvi… của các cá nhân đó Tương tác tâm lý là sự tác động về mặt tâm lý giữacác cá nhân với nhau Đây không phải tác động bằng lực, bằng năng lượngnhư trong tương tác vật lý, tương tác sinh lý mà là sự tác động bằng các thôngtin, các cảm xúc, hình ảnh tâm lý v…v… giữa các cá thể Tương tác tâm lý có

cả ở con vật và con người

* Tương tác xã hội: Là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa

con người với con người với tư cách là các thành viên xã hội tương tác xã hộichỉ có ở con người, trong xã hội người Tâm lý, ý thức của con người đượchình thành, phát triển thông qua các tương tác tâm lý và tương tác xã hội.Trong đề tài, tương tác được nghiên cứu là tương tác tâm lý – xã hội nên đượcchúng tôi phân tích sâu hơn ở phần sau

1.2.2 Tương tác tâm lí – xã hội

Trang 27

phương diện tâm lí giữa hai hay nhiều cá nhân hoặc tương tác giữa các thànhphần tâm lí trong một cá nhân, dẫn đến sự ảnh hưởng và làm biến đổi về mặttâm lí giữa các cá nhân đó Tương tác tâm lí có thể được coi là quá trình tácđộng và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác, là sựtương tác giữa các hiện tượng tâm lí để tạo ra các hiện tượng tâm lí mới Biểuhiện dễ thấy nhất về sự tương tác tâm lí là sự tiếp xúc cảm xúc giữa người mẹvới trẻ sơ sinh, qua đó tạo cảm giác an toàn cả về phía trẻ và người mẹ hay sựlây lan nhau về tâm trạng giữa các thành viên trong nhóm, cộng đồng trướcmột sự kiện nào đó Sự tác động tâm lí giữa các cá nhân có thể diễn ra theonhiều cách thức, bằng nhiều phương tiện phong phú: Qua giao tiếp trực tiếpbằng lời nói, chữ viết hay các phương tiện phi ngôn ngữ, qua trao đổi vậtphẩm và thông tin, qua quà tặng hay sắm vai v.v… Sự tương tác tâm lí diễn rahằng ngày trong đời sống của mỗi cá nhân Các cá nhân thay đổi các đặc điểmtâm lí của mình nhờ có sự tương tác tâm lí với người khác (tăng vốn hiểu biết

về thế giới, thay đổi các nét tính cách, thái độ hay điều chỉnh các hành vi theohướng có lợi cho bản thân v.v…) Một phương thức tương tác tâm lí đặctrưng giữa các cá nhân là tương tác liên nhân cách

Tương tác liên nhân cách là các tương tác tâm lí giữa các cá nhân đượcxét dưới góc độ các quy chiếu giá trị, chuẩn mực của hệ văn hóa – Xã hội nhấtđịnh, dẫn đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhân cách Tương tác liên nhâncách thực chất là tương tác tâm lý giữa các cá nhân, trong đó sự tương tác qualại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân được diễn ra theo các chuẩn mực,các quy định, các giá trị của nhóm, cộng đồng mà họ tham gia với tư cách làthành viên Nhiều khi tương tác liên nhân cách được hiểu như là tương tác liên

cá nhân Chẳng hạn, theo Vũ Dũng: Tương tác liên cá nhân hiểu theo nghĩarộng là sự tiếp xúc tâm lý của hai hay nhiều người, kết quả là làm thay đổi hành

vi, hoạt động, thái độ, tâm thế của các bên Còn hiểu theo nghĩa hẹp, tương tác

Trang 28

liên nhân cách là hệ thống các hoạt động của các cá nhân do có sự tiếp xúc tâm

lý của các bên Quan hệ liên nhân cách ở nghĩa hẹp nhấn mạnh đến phươngthức thực hiện hành động cùng nhau, đến mục đích của hoạt động đó như làyêu cầu khách quan đề ra việc phân chia chức năng, nhiệm vụ, cũng như sựhợp tác với nhau trong hoạt động của các bên tham gia [10]

Khác với tương tác tâm lý giữa các cá nhân là sự tác động về mặt tâm

lý giữa các cá nhân và khác với tương tác liên nhân cách, là sự tác động qualại về mặt tâm lý của các cá nhân (hoặc của các cá nhân) được xét theo hệ quichiếu giá trị xã hội,, tương tác xã hội là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫnnhau giữa các nhân vật, các chủ thể xã hội, có các vai trò, vị thế xã hội khác

nhau Theo Vũ Dũng: Tương tác xã hội là quá trình tác động qua lại trực tiếp

hoặc gián tiếp giữa các chủ thể xã hội, từ đó phát sinh ra các mối liên hệ, quan hệ xã hội gắn kết các con người với nhau [ 10, Tr.975].

Đặc trưng của tương tác xã hội là sự tương tác của các cá nhân đóngcác vai trò xã hội khác nhau Chẳng hạn, tương tác giữa giáo viên với họcsinh; giữa thủ trưởng với nhân viên; tương tác giữa cha mẹ với con cái v…v… Trong các mối tương tác này, diễn ra sự tiếp xúc trao đổi và tác động lẫnnhau về phương diện các chuẩn mực, các giá trị, các khuôn mẫu các quy định

xã hội được xã hội gán cho mỗi cá nhân, thông qua các hành vi xã hội tươngứng với vai trò mà các cá nhân đó đang mang (như người thầy/ cô giáo, người

bố, mẹ, người sinh viên, học sinh…) Cụ thể, tương tác xã hội là tương táccủa các chủ thể đóng các vai trò xã hội khác nhau Trong quá trình này, diễn

ra sự tác động qua lại của của các vai trò xã hội, đồng thời diễn ra sự thíchứng của chủ thể này với chủ thể khác Trong tương tác giữa các chủ thể với tưcách là tương tác xã hội có thể diễn ra sự tiếp xúc và tác động tâm lý lẫn nhaugiữa các cá nhân, nhưng cũng có thể chỉ diễn ra sự tiếp xúc và tác động qualại giữa các vai trò xã hội Chẳng hạn, trong hầu hết trường hợp, tương tác

Trang 29

giữa cha mẹ với con cái vừa là tương tác tâm lý (như tình cảm, thái độ, nhậnthức, hành động) vừa là tương tác xã hội (Như vai trò của cha mẹ đối với concái) Như vậy, khi nói tới tương tác tâm lý – xã hội là muốn nói tới sự tươngtác kép giữa các cá nhân có vai trò xã hội khác nhau, mà ở đó vừa diễn ra sựtác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau về phương diện tâm lý, vừa có sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa các vai trò xã hội của các chủ thể.

Tương tác tâm lý – xã hội không phải là sự tác động và phản ứng mộtchiều của các cá nhân với tư cách là cá thể người mang tâm lý, mà đó là sựtác động lẫn nhau của hai chủ thể có vị thế, vai trò xã hội nhất định Qua đó

họ đạt tới sự hiểu biết nhau về tình huống, ý nghĩa hành động của nhau

Tóm lại: Có thể hiểu tương tác tâm lý – xã hội là sự tiếp xúc, tác động

qua lại của các chủ thể với tư cách là thành viên có vai trò xã hội khác nhau trong nhóm, cộng đồng, dẫn tới sự ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý và xã hội giữa các chủ thể.

Tương tác tâm lý – xã hội có thể diễn ra thông qua quá trình giao tiếp

trực tiếp hằng ngày giữa các chủ thể Đây là hình thức tương tác mạnh và đạt

hiệu quả cao Vì quá trình giao tiếp mặt đối mặt thường diễn ra theo nguyêntắc “tôi soi gương” Người khác là tấm gương soi của mình Vì thế mà Nô vi

côp cho rằng: “ không có gì tác động lên tâm hồn con trẻ bằng quyền lực

của sự làm gương Còn giữa muôn vàn tấm gương, không có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc, bền chặt bằng tấm gương ông – bà, cha – mẹ và thầy

cô giáo”[Dẫn theo 1]

Tương tác tâm lý – xã hội cũng có thể diễn ra dưới hình thức thể hiệnvai trò xã hội của chủ thể với người khác Trong cuộc sống của cá nhân tồn tạihai mặt: Một mặt, luôn phải đóng vai trò xã hội khác nhau (nhà quản lý- nhânviên; vợ - chồng…) Mặt khác, phải luôn duy trì, thể hiện và phát triển cái tôi,cái bản sắc riêng của mình Để đạt được điều này cá nhân phải học cách nhập

Trang 30

các vai khác nhau trong từng cảnh (ở nhà, cơ quan, trên lớp….), học cách bộc

lộ khả năng của mình tương ứng với các vai; tìm hiểu và lưu ý đến phản ứngcủa người khác Mặt khác, xuất hiện xu hướng kiềm chế các biểu cảm của cánhân Trong quá trình thực hiện các vai trò xã hội, cá nhân thường cố gắngtạo ra và duy trì các biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể; luôn phải kiềmchế các biểu cảm của mình Đó chính là quá trình học hỏi cách kiểm soát cácbiểu cảm và hành vi của cá nhân trên cơ sở quan sát và phân tích thái độ vàứng xử của người khác về vai trò của mình

Tương tác tâm lý – xã hội cũng có thể diễn ra dưới các hình thức traođổi như quà tặng Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cao hình thức nàynhư Fischer, Vũ Dũng, Trần Thị Minh Đức, v…v…

Chẳng hạn, theo Fischer tương tác xã hội được hiểu là sự trao đổi (cho

và nhận) Ông cho rằng trao đổi là một hình thức tương tác tâm lý – xã hội mà

ở đó các chủ thể tác động lẫn nhau thông qua quà tặng Trong tương tác theohình thức quà tặng thường diễn ra theo xu hướng người cho nhiều có thể nhậnđược nhiều từ phía người được họ cho nhiều và ngược lại Sự nhận đượcnhiều là một củng cố tích cực hành vi chia sẻ tiếp theo [20]

Tương tác tâm lý – xã hội cũng có thể thông qua trò chơi Trò chơi mộtmặt góp phần giúp cá nhân tiếp cận, hình thành và phát triển những khuôn mẫu

về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, mặt khác còn là phương thứcphát triển các yếu tố “phi khuôn mẫu” xã hội Bởi lẽ trò chơi cũng có cácnguyên tắc nhất định, bản chất của trò chơi là sự tự do và sáng tạo Vì vậy, tròchơi chính là phương thức tốt nhất để cá nhân bổ sung các thành phần mềmmại, uyển chuyển, tự do và sáng tạo vào cấu trúc tâm lý của mình, bên cạnh cácyếu tố tâm lý khuôn mẫu, tạo thành đời sống tâm hồn phong phú

1.2.2.2 Phân loại tương tác tâm lý – xã hội

Có nhiều cách phân loại tương tác tâm lý – xã hội, dưới đây là một số

Trang 31

cách phân loại tương đối phổ biến.

Thứ nhất: Phân loại theo mức độ tiếp xúc tâm lý – xã hội giữa các chủ thể có các loại sau:

- Sự tiếp xúc tâm lý giữa các cá nhân: Đây là mức độ sơ khai của tương

tác tâm lý xã hội Sự tiếp xúc tâm lý giữa các cá nhân có thể diễn ra trong điềukiện các chủ thể cùng sống trong một không gian hẹp, hoặc làm việc trong điềukiện có mặt của người khác (hoạt động cùng nhau) Các cá nhân thực hiện hoạtđộng riêng trong cùng khoảng không gian nhất định sẽ tạo ra sự ảnh hưởng lẫnnhau Nghiên cứu Triplett về lao động của trẻ em khi làm một mình và khi làmvới sự có mặt của nhóm bạn; hay nghiên cứu của Allport về việc giải các bàitập của sinh viên trong điều kiện có và không có mặt của người khác đều chothấy, trong điều kiện có mặt của người khác thì các đối tượng thực nghiệm làmviệc với năng suất cao hơn nhiều so với làm việc một mình [Dẫn theo 30]

B.Ph Lomov cho rằng quá trình tiếp xúc xã hội trong hoạt động cùng

nhau giữa các cá nhân, có sự bắt chước, ám thị, lây lan cảm xúc giữa các cánhân, tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh, sự điều chỉnh hành vi của cá nhân, sựtiếp xúc tâm lý (các chủ thể có sự quan tâm, để ý đến nhau) [44]

- Sự tương tác tâm lý – xã hội: Các chủ thể có hệ thống hành động ổn

định, nhằm mục đích tạo ra các phản ứng tương ứng từ phía đối tác Tươngtác giữa các chủ thể sẽ tạo ra sự thay đổi cả hai bên

Phân loại theo chủ thể tác động trong tương tác.

- Nội tương tác: Là tương tác giữa ý thức của chủ thể với các yếu tố

tâm lý của chính mình Trong loại tương tác này ý thức của chủ thể hướngvào trong, nhận thức và đánh giá các yếu tố tâm lý của chính mình Đó lá quátrình tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân

- Ngoại tương tác: Là tương tác giữa các chủ thể với nhau Ý thức của

chủ thể hướng đến chủ thể khác để nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi

Trang 32

của mình cho phù hợp với tác động của chủ thể khác Ngoại tương tác cónhiều loại: Tương tác liên cá nhân là tương tác giữa các cá nhân với nhautrong nhóm hay trong cộng đồng…; Tương tác cá nhân – xã hội: (cá nhân

phục tùng hay cưỡng lại các tác động nhóm và của xã hội); Tương tác

nhóm-nhóm (như giữa các lớp, khoa trong trường có sự thi đua, liên kết, trao đổi vềcác vấn đề học tập…); Tương tác cộng đồng – xã hội (như tương tác giữa các

tổ chức xã hội, các dân tộc, vùng miền, giai cấp, quốc gia… với nhau)

Phân loại theo mức độ tham gia của ý thức chủ thể vào quá trình tương tác.

Theo cách này có hai loại như sau:

- Tương tác phi biểu trưng: Là sự tương tác được nảy sinh do sự phản

ứng trực tiếp của cá nhân này với cá nhân kia mà không có sự lí giải ý nghĩahành động của nhau

Cháu bé 6 tháng tuổi bắt chước mẹ cười, nhăn mũi; cháu bé 2-3 tuổi bắtchước ngôn ngữ của người lớn trong gia đình… là những biểu hiện của tươngtác phi biểu trưng Tương tác phi biểu trưng cũng có thể diễn ra ở người lớnkhi mất khả năng kiểm soát của ý thức như phản ứng của người đang quá tứcgiận, của người say rượu hay của người bị ám thị, thôi miên…

Công thức chung của tương tác phi biểu trưng là S – R Trong đó S làcác kích thích, còn R là các phản ứng của cá thể

- Tương tác biểu trưng: Là sự tương tác giữa người với người, trong đó

các cá nhân phải thường xuyên hiểu, lí giải, định nghĩa, xác định ý nghĩa tâm

lí - xã hội trong các hành động của nhau

Tương tác biểu trưng không phải là tổng số các phản ứng riêng lẻ của

cá nhân mà là một quá trình, một hình thức xã hội được tạo thành từ các hànhđộng của các nhân, mà mỗi hành động đó được thực hiện trên cơ sở sự lí giải

ý nghĩa và động cơ của người khác, được thể hiện thông qua các biểu tượng,

Trang 33

đưa ra được định nghĩa về hành động đó Các trò chơi đóng vai của trẻ (đóngvai bà mẹ, bác sĩ, anh bộ đội v.v…); sự bắt chước các động tác múa của diễnviên; hành vi theo mốt của một số thanh niên v.v…, là những ví dụ đơn giản

về tương tác của biểu trưng

Công thức chung của tương tác biểu trưng là S – I – R Trong đó S làcác kích thích còn I là biến số trung gian, là sự lí giải của chủ thể về các kíchthích, S và R là các phản ứng của cá thể Ở đây chủ thể phản ứng gián tiếp đốivới các kích thích từ môi trường thông qua khâu trung gian là các biểu tượng,được hình thành từ sự phân tích ý nghĩa do các kích thích mang lại

Theo G Mead, trong tương tác tâm lí – xã hội, các cá nhân không phảnứng trực tiếp với các hành động, mà “đọc” và lí giải chúng, luôn tìm ra những

ý nghĩa được gắn cho mỗi hành động và cử chỉ, để có thể hiểu được những ývào vai trò xã hội của người đó Chỉ khi đặt mình vào đối tượng tương tác, tamới có thể hiểu hết nghĩa và ý của các phát ngôn, những cử chỉ, những hànhđộng của họ Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhâncách cá nhân [68]

Trong quá trình hình thành phát triển tâm lí – xã hội của cá nhân tồn tại

cả tương tác phi biểu trưng và tương tác biểu trưng Tuy nhiên, tương tác biểutrưng phổ biến và có vai trò quan trọng hơn

1.2.2.3 Phân biệt tương tác tâm lý – xã hội với giao tiếp và quan hệ xã hội.

Phân biệt tương tác tâm lý – xã hội với giao tiếp:

Giao tiếp được hiểu là sự tiếp xúc tâm lí, là sự trao đổi thông tin, qua đógây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể Các dấu hiệu cơ bản để xác định giữacác cá nhân có sự giao tiếp đó là sự tiếp xúc tâm lí, sự trao đổi thông tin và gâyảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành vi Mặc dù đượcnhìn nhận từ hai góc độ khác nhau, nhưng giữa tương tác và giao tiếp có nhiềuđiểm chung, khác nhau và giao thoa nhau Điểm chung là cả hai đều nói lên sự

Trang 34

tác động qua lại, sự trao đổi giữa hai hay nhiều người với nhau, dẫn đến sự ảnhhưởng lẫn nhau, làm biến đổi cả hai Điểm riêng, là khái niệm giao tiếp nhấnmạnh tới sự trao đổi thông tin qua đó gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhâncòn tương tác nhấn mạnh đến sự tác động gây ảnh hưởng qua lại giữa hai haynhiều sự vật, hiện tượng, trong đó có con người Về phương diện này, kháiniệm tương tác rộng hơn giao tiếp tương tác có cả ở thế giới hữu sinh và thếgiới vô cơ, có cả ở sự vật và hiện tượng Còn giao tiếp chỉ diễn ra trong xã hộiloài người, giữa con người với nhau Mặt khác, cũng giống khái niệm quan hệ,giao tiếp có phạm vi rộng hơn tương tác, xét cả về không gian, thời gian và tínhchất Giao tiếp giữa các chủ thể có thể diễn ra không cần có sự khớp nhau vềthời gian và không gian và có thể không cần diễn ra sự tác động tương ứnggiữa các chủ thể, có thể diễn ra trực tiếp, cũng có thể gián tiếp giữa các cánhân, thông qua nhân vật thứ ba Tương tác là khái niệm có tính xác định hơn,phản ánh quá trình tác động qua lại của hai chủ thể diễn ra đồng thời trongkhông gian, thời gian nhất định Khi nói tương tác giữa các cá nhân này với cánhân khác nhất thiết phải là sự tác động có thực, trao đổi thực và sự tác độngqua lại đó phải tương ứng Như vậy, trong những phạm vi nhất định, giao tiếptrực tiếp giữa các cá nhân và tương tác có nhiều điểm trùng nhau.

Phân biệt tương tác tâm lý – xã hội với quan hệ xã hội:

Quan hệ là khái niệm được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khácnhau như triết học, toán học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học… Mỗi khoahọc khác nhau đều đưa ra những khái niệm “quan hệ” khác nhau tùy vàophương diện khoa học đó xem xét

Trong ngôn ngữ thường ngày, quan hệ được hiểu là sự gắn kết về mặtnào đó giữa những người hay những vật với nhau hoặc giữa người và vật khiếncho mỗi chuyển biến ở một bên gây ra sự biến đổi ở bên kia và ngược lại

Dưới góc độ tâm lý học, quan hệ xã hội là tính chất lựa chọn của con

Trang 35

người đối với người khác hoặc đối với sự vật, hiện tượng có liên quan trongcông việc, trong cộng đồng hay giữa các thành viên là một bộ phận của xãhội Đối với cá nhân, nếu bị phá vỡ hay thiếu vắng quan hệ đầy đủ, chặt chẽthì có thể bị tác động về hệ thần kinh, sức khỏe.

Vậy có thể nói, quan hệ xã hội và tương tác xã hội là hai khái niệm vừa

có điểm chung và có điểm riêng Điểm chung là cả hai đều nói lên sự tác độngqua lại giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tượng với nhau Điểm riêng, là kháiniệm quan hệ nhấn mạnh sự ràng buộc lẫn nhau, có quan hệ phụ thuộc, cóquan hệ bình đẳng, trong quan hệ liên nhân cách còn có sự lựa chọn… Tươngtác nhấn mạnh đến sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa hai hay nhiều sự vật,hiện tượng Quan hệ là khái niệm có phạm rộng hơn tương tác, xét cả vềkhông gian, thời gian và tính chất Tương tác là khái niệm có tính xác địnhhơn, phản ánh quá trình tác động tương ứng của hai chủ thể diễn ra trongkhông gian, thời gian nhất định Sự phát triển liên tục của các quá trình tươngtác giữa các chủ thể dẫn đến sự thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ mớigiữa các chủ thể hoặc hoặc phá hủy các quan hệ đã có Theo nghĩa đó, tươngtác là điều kiện của quan hệ Ngược lại, dựa trên nền tảng các quan hệ đã có(tích cực, tiêu cực; chặt chẽ, lỏng lẻo…) sẽ giúp cho quá trình tương tác cóhiệu quả (hoặc ít hiệu quả) hơn, thuận lợi/ khó khăn hơn

1.2.2.4 Vai trò của tương tác tâm lý – xã hội trong sự hình thành và phát

triển tâm lý cá nhân.

Tương tác là nguyên lí phát triển của mọi sự vật và hiện tượng, trong

đó có sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân Nói cách khác, qúa trình pháttriển tâm lí cá nhân diễn ra trong sự tương tác giữa hoạt động và giao tiếp của

cá nhân với các yếu tố của môi trường (môi trường tự nhiên và môi trườngvăn hóa - xã hội) Điều này đã được làm sáng tỏ qua các thực nghiệm và đượckhẳng định trong các học thuyết lớn về sự phát triển tâm lí người

Trang 36

Theo các nhà tâm lí học hành vi, sự hình thành và phát triển tâm lí củacác cá nhân được xác định qua việc hình thành và phát triển các hành vi của

cá nhân đó Cơ chế hình thành các hành vi của cá nhân là sự tương tác giữa

cá nhân với các kích thích giữa môi trường Sự tương tác đó có thể được diễn

ra theo cơ chế trực tiếp giữa kích thích của môi trường với phản ứng của cáthể (S -> R); cũng có thể được diễn ra theo cơ chế gián tiếp thông qua khâutrung gian là các yếu tố chủ quan của chủ thể như nhu cầu, động cơ, tâm thếhay mục đích của chủ thể, v.v… theo mô hình: S -> O -> R; cũng có thể đượcdiễn ra theo cơ chế chủ thể chủ động tác động lại môi trường nhằm tạo ra vàcủng cố các hành vi có lợi cho mình theo mô hình S ->r->s->R Có thể nóicác mô hình tương tác giữa cá thể với kích thích của môi trường do tâm lí họchành vi đề xuất là cơ sở tâm lí học của nhiều phương pháp dạy học và giáodục hiện đại, nhằm phát triển tối đa các yếu tố tâm lí của trẻ em, đặc biệt là trẻ

em nhỏ tuổi [ Dẫn theo 47],[55]

Theo J Piaget và các nhà tâm lí học nhận thức, sự phát triển các cấutrúc nhận thức và cấu trúc trí tuệ của trẻ em từ sơ sinh đến trưởng thành đượcdiễn ra trong quá trình tương tác giữa trẻ em với thế giới đồ vật và tương táccủa trẻ em với người lớn và với các khuôn mẫu văn hóa Nhờ tương tác vớithế giới đồ vật mà trẻ hình thành và phát triển các kinh nghiệm nhận thức vật

lí, còn tương tác xã hội đem lại cho trẻ em các khuôn mẫu tư duy, nhận thứcmang tính xã hội Theo J Piaget, khi trẻ em tác động vào thế giới đồ vật nhằmtrả lời câu hỏi “nó là gì?”, thì đồng thời đồ vật cũng tác động trở lại trẻ em.Nhờ quá trình đó mà trẻ em một mặt đi sâu khám phá thế giới đồ vật, hìnhthành hiểu biết về sự vật và thế giới Mặt khác, các em hình thành được hànhđộng khám phá ra chúng Sự tương tác và chuyển giao xã hội trong quá trìnhphát triển trí tuệ trẻ em cũng có tính hai mặt Thứ nhất, sự xã hội hóa là quátrình sơ đồ hóa, trong đó cá nhân nhận thức được những khuôn mẫu trí tuệ xã

Trang 37

hội tương ứng với sự tương tác của trẻ với xã hội trong từng lứa tuổi Thứ hai,tác động của xã hội chỉ có tác dụng khi có sự đồng hóa tích cực của trẻ em(quá trình tác động của xã hội về phía cá nhân)[52],[53],[54].

L.X Vưgotxki, với học thuyết lịch sử - văn hóa về sự phát triển cácchức năng tâm lí cấp cao đã phân biệt hai chức năng tâm lí ở trẻ em: Chứcnăng tâm lí tự nhiên (chức năng tâm lí cấp thấp) và chức năng tâm lí cấp cao(chức năng tâm lí văn hóa) Sự phát triển người là sự hình thành và phát triểncác chức năng tâm lí văn hóa Cơ chế của quá trình hình thành tâm lí này là sựcải tố, tổ chức lại các chức năng tâm lí tự nhiên, biến chúng thành chức năngtâm lí văn hóa Quá trình này diễn ra trong sự tương tác của chủ thể với ngườikhác, với các mối quan hệ cụ thể, mang tính lịch sự, xã hội Sau đó chúng mớichuyển vào bên trong, cấu trúc lại ở bên trong [64]

Trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm của mình, K Lewin đãphát hiện ra sự phát triển của cá nhân không phải theo các đặc tính vốn có của

cá nhân đó như S Freud hay như nhiều nhà tâm lí học khác vẫn quan niệm

mà theo nguyên lí hoạt trường, giống như sự tác động của trường vật lí lênmột vật do Galileo phát hiện Nói cách khác, một cấu trúc tổng thể giữa cáclực tác động của kích thích bên ngoài với lực tác động của chủ thể tại mộtthời điểm nhất định là yếu tố quy định sự phát triển hành vi cá nhân Theo K.Lewin hành vi của mỗi cá nhân được quyết định bởi không gian sống củariêng cá nhân đó Không gian sống chính là một cấu trúc cơ động bao gồm cánhân và môi trường tâm lí bao quanh nó tại một thời điểm nhất định Lýthuyết về không gian sống đã mở đường cho các nghiên cứu về nhóm xã hội,

sự năng động nhóm, sự tương hợp và xung đột giữa các cá nhân trong nhóm

Một phát hiện quan trọng của K Lewin liên quan đến sự tương tác tâm lí

là ảnh hưởng của các phong cách tương tác đến sự phát triển tâm lí cá nhân trongnhóm, điển hình là ảnh hưởng của các phong cách tương tác của giáo viên đến

Trang 38

học sinh Theo K Lewin trong tương tác, có ba nhóm phong cách điển hình:Phong cách độc đoán, phong cách dân chủ và phong các tự do K Lewin chorằng, giáo viên nên theo phong cách dân chủ trong quá trình tương tác với trẻ em

vì phong cách này, sự phát triển của trẻ em được thuận lợi hơn [67]

G Mead và các nghiên cứu khác của trường phái tương tác biểu trưngnhư CH H Cooley, G H Goffmen, H Blumer cho rằng sự hình thành vàphát triển nhân cách cá nhân được thực hiện trong quá trình tương tác xã hội,

cụ thể là tương tác biểu trưng, thông qua các mối tương tác: 1) giữa cá nhânvới chính bản thân mình; 2) cá nhân với người khác; 3) cá nhân với xã hội

Trong quá trình tương tác, mọi hành vi của cá thể thường bắt đầu với tưcách là cái tôi chủ thể (I), là cái tôi mang tính bản năng vốn có ở mỗi cá nhân.Khi cái tôi (I) tác động với người khác làm nảy sinh cái tôi khách thể (Me), tức

là các hành vi của người khác như là một phần của xã hội, vì nó chịu ảnhhưởng của các yếu tố văn hóa xã hội Đó chính là toàn bộ tâm thế, hành vi củangười khác được nội tâm hóa Tức là toàn bộ các hình dung về bản thân mình

mà cá nhân học được quan sát và giải nghĩa các hành vi của người khác, là sựhình dung bản thân mình qua con mắt của người khác Khi cái tôi khách thể(Me) được hình thành ở cá nhân sẽ hướng cái tôi chủ thể (I), quay trở lại để tựnhìn nhận và đánh giá chính bản thân mình theo các chuẩn mực văn hóa nhấtđịnh Ở đây xuất hiện sự so sánh giữa các chuẩn (hệ quy chiếu) với các kinhnghiệm của cá nhân Từ đó hình thành cái tôi liên kết hay cái tôi tự mình (Self)

Khả năng hình thành ý thức (hay là sự phát triển của cái tôi văn hóa)không phải ngay từ đầu đã xuất hiện ở trẻ em mà phải đến độ tuổi nhất định

Ví dụ; theo G Mead, quá trình này ở trẻ em diễn ra theo ba giai đoạn: Giaiđoạn 1: Bắt chước Đây là giai đoạn trẻ em chơi một mình trực tiếp bắt chướchành vi của người xung quanh nhưng không hiểu ý nghĩa của những hành vi

đó Giai đoạn 2: Đóng vai Giai đoạn này trẻ đã biết có những hành vi tương

Trang 39

ứng với các vai trò nhất định, đặc biệt là hành vi của bố mẹ và người xungquanh (Trẻ đóng vai mẹ cho búp bê ăn, âu yếm búp bê hoặc quát mắng búp

bê Sau đó, lại đóng vai búp bê tự trả lời với mẹ v v) Giai đoạn 3: Trò chơiđóng vai Ở giai đoạn này trẻ em không chỉ cảm nhận và thực hiện được cáchành vi của người khác mà phải thực hiện được các vai diễn với những quytắc mang tính xã hội (Là bác sĩ thì phải làm gì ? Cô giáo thì phải làm gì ?Người mẹ thì phải làm gì ?) Việc đảm nhận vai trò của người khác giúp trẻhọc được cách điều khiển hành vi của mình theo các khuôn mẫu vai trò xãhội Kết quả là, trẻ nắm vững được các quy tắc, các hành vi của tương tác xãhội Ở trẻ xuất hiện sự nội tâm hóa các chuẩn mực, các khuôn mẫu hành vi,các chế tài xã hội, những cái đã được biến thành các giá trị cá nhân và hòavào cái tôi [6],[37],[38],[68]

Sự phát triển tâm lí cá nhân là kết quả của quá trình tương tác giữa cánhân với thế giới xung quanh, đặc biệt là với người khác trong xã hội Sự pháttriển đó nhanh hay chậm, tốt hay xấu… là biểu hiện của hiệu quả tương tác

1.2.2.5 Các yếu tố tâm lý cá nhân trong tương tác tâm lý xã hội

Các yếu tố tâm lí hiện diện trong quá trình tương tác tâm lí – xã hội rấtphong phú Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ phân tích một số yếu tốsau: Sự hiểu biết lẫn nhau, sự tương hợp tâm lí, sự ảnh hưởng lẫn nhau trongtương tác Đây vừa là các yếu tố tham gia vào quá trình tương tác vừa là khíacạnh biểu hiện của sự tương tác vừa là yếu tố phản ánh hiệu quả tương tác.Quá trình tương tác có hiệu quả cao sẽ làm tăng nhu cầu tương tác, tăng sựhiểu biết lẫn nhau, làm cho chủ thể và đối tượng tương tác có sự tương hợptâm lí cao hơn…

Sự hiểu biết lẫn nhau trong tương tác

Trong tương tác giữa con người với con người cần có sự thống nhấthành động để đạt mục đích chung, đạt hiệu quả hành động Muốn vậy con

Trang 40

người phải có sự hiểu biết lẫn nhau Do đó, sự hiểu biết lẫn nhau là yếu tốkhông thể thiếu trong tương tác Hiểu biết lẫn nhau trong quá trình tương tác

là nắm được bản chất của nhau, đánh giá được nhau là tốt hay xấu để có cáchứng xử phù hợp [1, Tr.7]

Sự hiểu biết lẫn nhau làm cho quá trình tương tác đạt hiệu quả Ngượclại, nếu không hiểu biết lẫn nhau sẽ xuất hiện xúc cảm âm tính, làm cho tươngtác không đạt được hiệu quả mong muốn

Tương tác và sự hiểu biết lẫn nhau vừa là tiền đề, điều kiện vừa là kếtquả của nhau Thông qua tương tác sẽ làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa cácchủ thể và sự hiểu biết lại làm tăng hiệu quả tương tác

Sự hiểu biết lẫn nhau thường được chia thành 3 cấp độ: Thứ nhất: Cácthông tin thu nhận từ các giác quan Đó là quá trình phản ánh của các giácquan mà kết quả là chủ thể thu nhận được các thông tin (hình ảnh) về ngônngữ, điệu bộ cử chỉ và các hành vi khác của đối tượng Đây là cấp độ thấpnhất của sự hiểu biết, tức là hiểu các sự vật cụ thể, cảm tính Cấp độ thứ hai:Hiểu nghĩa của các thông tin, tức là các tri thức về bản chất các thông tin thunhận được Cấp độ thứ ba: Hiểu ý cũng như động cơ, thái độ của chủ thể đượcgửi vào các thông điệp, tức là sự thấu hiểu Ở cấp độ thứ ba, chủ thể khôngchỉ lĩnh hội được bản chất, ý nghĩa khác quan của các hành vi cử chỉ của đốitượng mà còn thấu hiểu dụng nghĩa của chúng Nhờ đó, điều chỉnh nhận thức,thái độ và hành vi của mình cho phù hợp với mục đích và nội dung tương tác

Nói cách khác, hiểu biết lẫn nhau trong tương tác tâm lí – xã hội khôngphải đơn giản là hiểu biết về các động tác có tính chất vật lý bên ngoài nhưngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ, các hành vi khác v.v… từ phía đối tượng, mà chủyếu là hiểu các biểu tượng xã hội và hiểu hậu quả tâm lí – xã hội của các biểutượng do tác động vật lý đó gây ra

Hiểu biết lẫn nhau là một quá trình nhận thức phức tạp, trong đó có cả

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2004), Giáo trình tâm lí học giao tiếp, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học giao tiếp
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm Hà Nội
Năm: 2004
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Vụ Đại học (1994), Về hệ thống tín chỉ học tập, Tài liệu sử dụng nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hệ thống tín chỉ học tập
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo- Vụ Đại học
Năm: 1994
4. Chủ nghĩa Mác- Lê nin, Cơ sở phương pháp luận của tâm lí học (1997), Viện triết học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở phương pháp luận của tâm lí học
Tác giả: Chủ nghĩa Mác- Lê nin, Cơ sở phương pháp luận của tâm lí học
Năm: 1997
5. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa họcgiáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1982
6. Capitonov. E. A (2000), Xã hội học thế kỉ 20 – Lịch sử và công nghệ, NXB Đại học Quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học thế kỉ 20 – Lịch sử và công nghệ
Tác giả: Capitonov. E. A
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà nội
Năm: 2000
7. Denomine và Madeline (2005), Lí thuyết sư phạm tương tác, Tài liệu tập huấn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết sư phạm tương tác
Tác giả: Denomine và Madeline
Năm: 2005
8. Denomine J.M – Roy Madeline (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới một phương pháp sưphạm tương tác
Tác giả: Denomine J.M – Roy Madeline
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2000
9. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1999), Xã hội học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
10. Vũ Dũng (2000), Tâm lí học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học xã hội
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
11. Vũ Dũng (2008), Giáo trình tâm lí học quản lí, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học quản lí
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạmHà Nội
Năm: 2008
12. Vũ Dũng (1995), Cơ sở tâm lí học của ê kíp lãnh đạo, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tâm lí học của ê kíp lãnh đạo
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1995
15. Ngô Doãn Đãi (1997), Viện đại học và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, Báo cáo tại Hội thảo về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện đại học và tổ chức đào tạo theo học chế tínchỉ
Tác giả: Ngô Doãn Đãi
Năm: 1997
16. Ngô Doãn Đãi (2006), Về việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 180/ 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
Tác giả: Ngô Doãn Đãi
Năm: 2006
17. Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội.NXB Đại học học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại học học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
18. Freud. S (2002), Nhập môn phân tâm học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tâm học
Tác giả: Freud. S
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
19. Freud. S (2002), Bệnh lí học tinh thần về sinh hoạt đời thường, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lí học tinh thần về sinh hoạt đời thường
Tác giả: Freud. S
Nhà XB: NXBVăn hóa thông tin
Năm: 2002
20. Fischer (1992), Những khái niệm cơ bản của tâm lý xã hội. NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản của tâm lý xã hội
Tác giả: Fischer
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 1992
21. Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn Tâm lí học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1980
22. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
23. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lí học, T1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học, T1
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1988

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w