Trình tự, thủ tục giải quyết, khiếu nại hành chính, thực trạng và, những giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết, khiếu nại, hành chính
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT - -
NIEĐN LUAÔN
TRÌNH TÖÏ, THỤ TÚC GIẠI QUYEÂT KHIEÂU NÁI HAØNH CHÍNH, THÖÏC TRÁNG VAØ NHÖÕNG GIẠI PHAÙP NHAỈM NAĐNG CAO HIEÔU QUẠ
GIẠI QUYEÂT KHIEÂU NÁI HAØNH CHÍNH
Sinh vieđn thöïc hieôn:
Hoă Ñình Cöôøng Lôùp: Luaôt K34C
Trang 2Lời Cảm Ơn
Để có thể hoàn thành được bài niên luận này tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa luật - đại học huế đã truyền thụ cho tôi kiến thức và lòng say mê học tập.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Duy Phương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành bài viết này.
Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng để bài viết đạt hiệu quả cao nhất song do kiến thức có hạn nên bài viết sẽ gặp không ít khiếm khuyết vì thế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn.
một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Huế, ngày 20 tháng 02
năm 2013 Sinh viên Hồ Đình Cường
Trang 4ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT - - NIEĐN LUAÔN
CHUYEĐN NGAØNH: HAØNH CHÍNH NHAØ NÖÔÙC
KHOÙA: 2010 - 2014
TRÌNH TÖÏ, THỤ TÚC GIẠI QUYEÂT KHIEÂU NÁI HAØNH CHÍNH, THÖÏC TRÁNG VAØ NHÖÕNG GIẠI PHAÙP NHAỈM NAĐNG CAO HIEÔU QUẠ
GIẠI QUYEÂT KHIEÂU NÁI HAØNH CHÍNH
Giạng vieđn höôùng daên:
Sinh vieđn thöïc hieôn:
TS Nguyeên Duy Phöông Hoă Ñình Cöôøng
Lôùp: Luaôt K34C
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích, ý nghĩa của niên luận 3
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục 3
CHƯƠNG I CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN, CÁC PHƯƠNG CHÂM CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH 4
I.1 Khái niệm khiếu nại 4
I.2 Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính 7
I.3 Các phương châm chủ yếu chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành 8
CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH 10
1 Tiếp công dân và xử lý đơn, thu khiếu nại 10
2 Chuẩn bị giải quyết khiếu nại 12
2.1 Nghiên cứu sơ bộ vụ việc 12
2.2 Thụ lý giải quyết vụ, việc 12
2.3 Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ, việc 13
2.4 Tập hợp và nghiên cứu tài liệu liên quan 13
3 Thẩm tra, xác minh vụ việc 13
3.1 Vận dụng các biện pháp nghiệp vụ cơ bản 13
3.2 Báo cáo thẩm tra, xác minh 14
4 Ra quyết định và công bố quyết định 14
4.1 Tổng hợp báo cáo, chuẩn bị tài liệu 14
4.2 Dự kiến và hoàn chỉnh phương án giải quyết 15
4.3 Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại 15
5 Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ, việc 16
Trang 65.1 Thi hành quyết định giải quyết 16
5.2 Hoàn chỉnh hồ sơ vụ, việc 16
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 17
III.1 Thực trạng về giải quyết khiếu nại trong những năm gần đây 17
III.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại 19
III.2.1 Một số giải pháp lâu dài 19
III.2.2 Các giải pháp trước mắt 24
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khiếu nại là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội Bởi lẽ, trong xãhội nói chung, và trong quá trình quán lý nhà nước nói riêng không thể tránh khỏitình trạng những vi pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợiích hợp pháp của công dân hay tổ chức Vấn đề này có ý nghĩa lớn khi nước ta làNhà nước của dân, do dân và vì dân Bảo đảm công bằng xã hội luôn là mục tiêucủa chế độ, phát huy dân chủ XHCN vừa là một phương tiện thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân, vừa là con đường bảo đảm cho sự công bằng xã hội.
Chính vì lẽ này nên công tác giải quyết khiếu nại hành chính luôn được Đảng vànhà nước ta quan tâm
Bên cạnh đó, Khiếu nại vừa là vấn đề chính trị, vừa là vấn đề pháp lý Giảiquyết khiếu nại của cá nhân, tổ chức không chỉ liên quan đến quyền, tự do, lợiích của công dân, mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, đến ổn địnhchính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng
Giải quyết khiếu nại đúng quy định của pháp luật thể hiện bản chất tốt đẹpcủa Nhà nước ta Những quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán bộ,công chức nhà nước hoặc công dân được xử lý nghiêm minh thì quan hệ giữanhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố ngày càng vững chắc, dân chủđược phát huy, tính tích cực của nhân dân được nâng cao
Vì vậy, việc giải quyết khiếu nại của công dân một cách kịp thời, đúng đắn,
nó thể hiện bản chất chế độ xã hội XHCN, thể hiện trách nhiệm của Nhà nướcvới công dân Đồng thời, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nướcđiều chỉnh lại các hoạt động để tổ chức bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trịngày càng hoàn thiện, phục vụ lợi ích của công dân ngày càng tốt hơn
Cũng chính vì nhận thức sâu sắc những ý nghĩa trên đây, từ khi lãnh đạonhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng ta, mà đi đầu là Chủ tịch HồChí Minh luôn chú trọng đến vấn đề khiếu nại hay tố cáo của nhân dân Hơn 60năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu
Trang 8nại, tố cáo với những định hướng cụ thể phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế,
xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước
Trong những năm đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng hộinhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu quantrọng: kinh tế, xã hội phát triển; an ninh, quốc phòng được bảo đảm; đời sốngnhân dân từng bước được cải thiện; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngàycàng được nâng cao Tuy nhiên, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa cũng làm nảy sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp Tệ nạn tham nhũng, quanliêu, tiêu cực ngày càng nghiêm trọng là một nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếunại, tố cáo của cán bộ, đảng viên Hơn 20 năm kể từ công cuộc đổi mới đất nước
1986, dân chủ được mở rộng và ngày càng thể hiện sâu sắc trong đời sống xã hội
là một thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Không chỉ ý thứccao về dân chủ, về trách nhiệm công dân, mà còn nhiều cơ chế pháp lý tương đốithuận lợi đã giúp cho nhân dân chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình và góp phần xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh
Trong thời gian tới, khi Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN thì sẽ nảy sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là những khiếu nại liên quanđến đất đai, nhà ở; những tố cáo cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham nhũng Khiếunại không được giải quyết đúng đắn, kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế, đến anninh chính trị, trật tự ân toàn xã hội, đến lòng tin của nhân dân đối với chế độ ta Chính vì những lý do trên đây và để công tác giải quyết khiếu nại một cách
có hiệu quả, thoả mãn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cơ quan, tổ chức,công dân, thì việc tuân thủ theo quy định của pháp luật, các nguyên tắc vàphương châm về giải quyết khiếu nại có ý nghĩa hết sức quan trọng, bên cạnh đóbản thân cũng mong muốn được hiểu rõ hơn về vấn đề khiếu nại hành chính nên
tôi chọn đề tài: “Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, thực trạng
và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính” làm chủ đề viết niên luận của mình.
Trang 92 Mục đích, ý nghĩa của niên luận
Mục đích, ý nghĩa của niên luận là làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản vềkhiếu nại hành chính, những quy định của pháp luật về trình tự , thủ tục giảiquyết khiếu nại; đưa ra thực trạng và từ đó kiến nghị những phương hướng vàgiải pháp sát thực để nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại củacông dân, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân trongđiều kiện xây dựng pháp quyền ở nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề khiếu nại của nước ta hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Niên luận vận dụng các phương pháp triết học Mác- Lê nin: phương phápduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có sử dụng tổng hợp các phươngpháp phân tích - tổng hợp, phương pháp diễn giải, thống kê
Chương II: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính
Chương III: Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thựchiện giải quyết khiếu nại hành chính
C KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Trang 10CHƯƠNG I CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN, CÁC PHƯƠNG CHÂM CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
I.1 Khái niệm khiếu nại
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhậntại điều 74 của Hiến pháp năm 1992 Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống
xã hội như là một phản ứng cảu con người trước một quyết định, một hành vi nào
đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp vớicác quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợiích hợp pháp của mình
Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “ việc công dân, cơ quan, tổchức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hànhchính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quanhành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứcho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi íchhợp pháp của mình” (khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại 2011)
Từ khái niệm trên có thể thấy rằng: Khiếu nại là hoạt động đề nghị của cánhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hayhành vi hành chính hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếpcủa quết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại
Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họcho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hànhchính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chỉ có thể kết luận là có sự vi phậm hay không sau khi đã xem xétmột cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu vàchứng cứ có liên quan
Như vậy, khiếu nại là quyền, là hành vi của các chủ thể như cơ quan nhànước, tổ chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mang
Trang 11tính quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong cơquan hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Quyềnkhiếu nại của công dân xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước Quá trình công dân thực hiện quyền khiếu nại hành chính
là quá trình cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ
về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan và người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
Bởi người khiếu nại không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnhvực giải quyết khiếu nại nên họ không thể tự mình khôi phục lại những quyền vàlợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, do đó họ phải đề nghị cơ quan nhà nước hoặcngười có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành giải quyết khiếu nại của họtheo thủ tục mà pháp luật quy định Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại một mặt sử dụng tài liệu, chứng cứ tiếp nhận từngười khiếu nại; mặt khác thu thập, xác minh thêm thông tin, tài liệu từ nhữngnguồn khác để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại một cách chính xác.Theo khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại, chủ thể của việc khiếu nại bao gồmcông dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức Cá nhân, tổ chức nước ngoàicũng được quyền khiếu nại, tuy nhiên công dân Việt Nam là chủ thể sử dụngquyền khiếu nại thường xuyên và tích cực nhất Chủ thể thực hiện quyền khiếunại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ và phải tự mình thực hiện quyềnkhiếu nại Việc ủy quyền cho người khác chỉ thực hiện trong những trường hợp
do pháp luật quy định như trong trường hợp công dân là người chưa thành niên,người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức hoặclàm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo pháp luật đểthực hiện quyền khiếu nại Và khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải
có giấy tờ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diệnhợp pháp của mình Còn trường hợp người ốm đau, già yếu, người có nhượcđiểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nạithì có thể ủy quyền cho người đại diện là cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con
đã thành niên hoặc người khác để thực hiện việc khiếu nại, việc ủy quyền khiếu
Trang 12nại phải được lập thành văn bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp
xã nơi người có ủy quyền hoặc người được ủy quyền cư trú
Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp làthủ trưởng, cơ quan đó, thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diệntheo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại Người được ủy quyền
có nghĩa vụ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền
Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đứng đầu tổ chức Phápluật thừa nhận sự ủy quyền của người đứng đầu tổ chức cho người đại diện theopháp luật để thực hiện quyền khiếu nại
Về đối tượng của khiếu nại, theo Luật khiếu nại 2011 bao gồm: Quyết địnhhành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
Quyết định hành chính là đối tượng khiếu nại, được hiểu là: “ quyết địnhbằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đốitượng cụ thể” trong hoạt động quản lý hành chính (Khoản 8, Điều 2) Như vậy,quyết định hành chính là đối tượng của khiếu nại hành chính chỉ bao gồm quyếtđịnh hành chính cá biệt, được thể hiện thành văn bản và do cơ quan hành chính,người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành Tuy nhiêntrong thực tiễn, quyết định hành chính do người có thẩm quyền trong các cơ quannhà nước khác ban hành cũng là đối tượng khiếu nại, mặc dù chưa được quyđịnh trong luật khiếu nại (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) Chẳng hạnviệc Tòa án nhân dân ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tựphiên tòa hoặc các quyết định liên quan tới việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ,công chức cũng là đối tượng khiếu nại… Việc xác định một quyết định hàn chính
có phải đối tượng khiếu nại hay không, không chỉ giúp người khiếu nại thực hiệnquyền khiếu nại đúng pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình mà còn giúp cho các cơ quan giải quyết khiếu nại giải quyết nhanh chóng,kịp thời, đúng pháp luật
Hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại, được hiểu là: “hành vi của cơquan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chínhnhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
Trang 13pháp luật” (Khoản 9, Điều 2) Hành vi hành chính đó thực hiện hoặc không thựchiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân Chẳng hạn như việc cơ quan công chứng từ chối côngchứng trước yêu cầu công chứng hợp pháp của công dân thì hành vi không thựchiện nhiệm vụ của cơ quan công chứng là đối tượng khiếu nại.
Quyết định kỷ luật cũng là đối tượng của khiếu nại, được hiểu là: “quyếtđịnh bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trongcác hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mìnhtheo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức” (Khoản 10, Điều 2) Nhữngquyết định này không bao gồm quyết định kỷ luật đối với người lao động làmcông ăn lương theo quy định của Bộ luật lao động, quyết định kỷ luật trong cơquan, đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng nhưquyết định kỷ luật của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội…
I.2 Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính
Nguyên tắc là tập hợp những quy định, quy tắc chỉ đạo hành động, nhữngyêu cầu nền tảng đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằm đạt đượcmục đích đề ra một cách tối ưu nhất Việc giải quyết khiếu nại hành chính phảiđảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Giải quyết khiếu nại hành chính phải thực hiện theo quy
Trang 14Nguyên tắc 2: Giải quyết khiếu nại hành chính phải bảo đảm tính công
Dân chủ trong giải quyết khiếu nại đòi hỏi trước hết các ý kiến của côngdân phải được tôn trọng
Nguyên tắc 3: Giải quyết khiếu nại hành chính phải thể hiện bằng văn bản
Nguyên tắc thể hiện bằng văn bản nhằm bảo đảm tính nhất quán và tínhpháp lý của quá trình giải quyết khiếu nại Đây là yếu tố pháp lý ban đầu làm căn
cứ thụ lý, giải quyết vụ, việc Quá trình thụ lý, thu thập thông tin, đánh giá chứng
cứ vụ việc đều phải lưu giữ thông qua mẩu biểu, biên bản, báo cao mang đầy đủcác yếu tố pháp lý
Kết thúc giải quyết vụ, việc khiếu nại phải bằng quyết định giải quyết của
cơ quan có thẩm quyền Đây là quy định bắt buộc đối với quá trình giải quyếtkhiếu nại
Nguyên tắc thực hiện theo quy định của pháp luất; bảo đảm tính công bằng,dân chủ; thể hiện bằng văn bản là các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình giảiquyết từ khâu bắt đầu tiếp nhận đơn thư, thụ lý vụ, việc đến khâu ra quyết địnhgiải quyết và đơn đốc, theo dõi thi hành Trong đó, nguyên tắc thực hiện theo quyđịnh của pháp luật là nguyên tắc bao trùm, chi phối các nguyên tắc còn lại
I.3 Các phương châm chủ yếu chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành
Phương châm 1: Kịp thời, khách quan, toàn diện
Kịp thời là thể hiện sự quan tâm của chế độ xã hội đối với quyền, lợi íchhợp pháp của công dân Tính kịp thời còn được nhấn mạnh ngay cả trong phòngngừa, sữa chữa các sai phạm của các cấp thẩm quyền nhằm tránh phát sinh cáckhiếu nại
Trang 15Tính khách quan, toàn diện đòi hỏi giải quyết khiếu nại phải đánh giá trungthực tình hình vụ, việc; xem xét một các toàn diện các khía cạnh kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội của vụ, việc Phải đề cập đến ý nghĩa tác dụng tích cực, tiêucực của vụ, việc được giải quyết.
Phương châm 2: Quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể
Việc khiếu nại có thể liên quan đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xãhội Mỗi vụ, việc khiếu nại đề cập đều gắn với một cơ quan, tổ chức hoặc cánhân với những đặc thù về địa lý, đời sống dân chủ, phong tục, tập quán
Bởi vậy, trên cơ sở những nguyên tắc chung của pháp luật, đòi hỏi khi giảiquyết khiếu nại phải quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể Phải xem xét đến nhữngyếu tố văn hóa, xã hội cụ thể ở từng nơi, từng vùng, từng việc, tìm ra đượcnguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến khiếu nại Căn cứ vào điều kiện kinh
tế, trình độ dân trí, đặc điểm vùng lảnh thổ, tập quán, phong tục địa phương và
có phương thức tiến hành giải quyết phù hợp
Phương châm 3: Thận trọng, trách nhiệm, cầu thị
Xem xét giải quyết khiếu nại hành chính là giải quyết mối quan hệ giữa Nhànước với công dân nhưng mang tính xã hội sâu sắc Vì vậy, quá trình giải quyếtkhiếu nại đòi hỏi người thụ lý giải quyết phải có thái độ thận trọng, trách nhiệm cao.Mỗi vụ, việc phản ánh một khía cạnh riêng của đời sống xã hội và công dân
Mỗi công dân đến khiếu nại đều có cách thể hiện thái độ, cử chỉ riêng đểđạt được mục đích của mình Do đó, khi tiếp nhận, xem xét giải quyết khiếu nạiphải hết sức thận trọng, có trách nhiệm cao trong giao tiếp ứng xử với công dân.Muốn vậy, người giải quyết khiếu nại phải hiểu biết về thực tế văn hóa, xãhội, biết ứng xử, luôn luôn cầu thị để nâng cao trình độ nghiệp vụ
Phương châm 4: Khuyến khích hòa giải, công khai, đối thoại
Tư tưởng khuyến khích hòa giải ở cơ sở là rất quan trọng, việc làm này cótác dụng giảm phát sinh khiếu nại, nhằm ngay từ đầu phòng ngừa, tránh phát sinhmâu thuẫn, tạo thuận lợi cho nội bộ nhân dân tự nguyện giải quyết các tranhchấp, hạn chế sự can thiệp giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hơnthế nữa, hòa giải đạt kết quả nó sẽ làm cho cộng đồng dân cư ổn định, phù hợptập quán, truyền thống của người Việt Nam
Trang 16CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính là thứ tự công việc phảilàm để giải quyết vụ việc khiếu nại trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc cơ bản vàvận dụng các phương châm chủ yếu
Khi xem xét trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, cần phân biệtvới trình tự thẩm quyền giải quyết khiếu nại Trình tự, thủ tục giải quyết khiếunại hành chính gồm các bước sau:
1 Tiếp công dân và xử lý đơn, thu khiếu nại
a Tiếp công dân:
Tiếp công dân là bước đầu giải quyết khiếu nại, là khâu quan trọng đầu tiêntrong quá trình giải quyết khiếu nại, giải pháp không nhỏ vào việc nâng cao chấtlượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại
- Tiếp công dân là công tác mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiệnquan điểm của Đảng và Nhà nước ta là “dân là gốc”, nhân dân trực tiếp tham giaquản lý Nhà nước, xã hội theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.Theo Khoản 2,Điều 59 – Luật khiếu nại quy định như sau:
Người đứng đàu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tiếp dân; bảo đảmcác điều kiện cần thiết để tiếp dân; bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình
độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm côngtác tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Nội dung của công tác tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan, tổchức bao gồm:
- Thứ nhất: Bố trí nơi tiếp công dân ở địa điểm thuận lợi, bảo đảm các điềukiện vật chất cần thiết và bảo đảm an toàn khi tiếp công dân
- Thứ hai: Bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chínhsách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm trong công tác tiếp dân
- Thứ ba: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời việc tiếpcông dân của cơ quan, tổ chức