1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây

92 526 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Với lý do đó, đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây” được lựa chọn nghiên cứu không ngoài mục tiêu ph

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH

NĂM 2013 CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY

LÊ THỊ THANH NGA

Khóa học: 2009 - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH

NĂM 2013 CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thị Thanh Nga PGS.TS Mai Văn Xuân Lớp: K43A KHĐT

Niên khóa: 2009 - 2013

Huế, tháng 05 năm 2013

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất

cả những cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu đề tài

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo đã giảngdạy giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo, PGS.TS Mai VănXuân – người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp giúp đỡ tôi một cách tận tình, đầy tráchnhiệm để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế;các khoa, phòng ban chức năng đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cám ơn đến các ông (bà), anh (chị), cán bộ công nhân viêncủa công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, cán bộ phòng Kế Toán, cán bộ phòng Kếhoạch – Khai thác, cán bộ phòng Thương vụ - Tiếp thị, cán bộ phòng Kỹ thuật đã nhiệttình giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc cho tôi trong quá trình thực tập, đồng thờicung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Xin chân thành cám ơn những tình cảm, sự động viên và giúp đỡ của bạn bè vàgia đình trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài

Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạnchế Kính mong quý thầy cô, các bạn học viên và những người quan tâm đến đề tàitiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 4

MỤC LỤC

NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3.1 Đối tượng nghiên cứu 1

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 2

6 Kết cấu của luận văn 2

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh 3

1.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh 3

1.1.3 Tổng quan về kế hoạch kinh doanh và vai trò của lập kế hoạch kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp 4

1.1.3.1 Khái niệm 4

1.1.3.2 Phân loại kế hoạch kinh doanh 5

1.1.4 Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh 7

1.1.5 Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 8

1.1.6 Các bước soạn lập kế hoạch 10

1.1.7 Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch 13

1.2 Cơ sở thực tiễn 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2011 VÀ 2012 15

2.1 Giới thiệu chung về Cảng Chân Mây, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 15 2.1.1 Vai trò của Cảng Chân Mây 15

2.1.2 Phạm vi hấp dẫn của Cảng Chân Mây 16

2.2 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây 17

2.2.1 Giới thiệu Công ty 18

2.2.1.1 Một số thông tin chung 18

2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 18

2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức 20

Trang 5

2.2.2 Tình hình hoạt động của công ty 30

2.2.2.1 Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp 30

2.2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 30

2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 35

2.3.1 Kế hoạch doanh thu 36

2.3.2 Kế hoạch doanh thu theo mặt hàng, dịch vụ 38

2.3.3 Kế hoạch doanh thu theo hoạt động kinh doanh 44

2.3.4 Kế hoạch sản lượng 47

2.3.5 Kế hoạch chi phí 51

2.3.5.1 Kế hoạch chi phí theo giá vốn bán hàng 51

2.3.5.2 Kế hoạch chi phí theo biến phí, định phí 52

2.3.6 Kế hoạch lợi nhuận 58

2.3.7 Kế hoạch lao động 61

2.4 Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty trong 2 năm qua .63 2.4.1 Những thành tựu đã đạt được 63

2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại 64

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH KINH DOANH 2013 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2013 CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY 66

3.1 Phân tích kế hoạch kinh doanh năm 2013 66

3.1.1 Đánh giá chung về công ty năm 2013 66

3.1.1.1 Điểm mạnh và điểm yếu 66

3.1.1.2 Cơ hội và thách thức 67

3.1.2 Đánh giá bản kế hoạch kinh doanh của công ty năm 2013 69

3.1.2.1 Kế hoạch kinh doanh 2013 của công ty 69

3.1.2.2 Đánh giá bản kế hoạch 2013 71

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 73

PHẦN III: KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1: Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 9

Sơ đồ 1.2: Các bước soạn lập kế hoạch 10

Sơ đồ 1.3: Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch 13

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây 20

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng, dịch vụ năm 2011 và 2012 42

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản lượng xếp dỡ thực tế năm 2011 và 2012 48

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Báo cáo nhanh tình hình sản lượng, doanh thu và lượng tàu ra vào giai đoạn

2003 - 2012 32

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo mặt hàng, dịch vụ năm 2011 và 2012 38

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 44

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2011 và 2012 47

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí theo giá vốn bán hàng 51

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí theo biến phí, định phí năm 2011 và 2012 52

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2011 và 2012 58

Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động năm 2011 và 2012 61

Bảng 3.1: Đơn giá xếp dỡ các mặt hàng của công ty năm 2013 67

Bảng 3.2: Kế hoạch sản lượng của công ty năm 2013 70

Bảng 3.3: Dự báo sản lượng doanh thu bằng phương pháp trung bình động có trọng số 72

Trang 9

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Cảng Chân Mây được đánh giá hiện là một doanh nghiệp vừa đang trên đà pháttriển, chuyên cung cấp các dịch vụ ngành hàng hải, đã đạt được hiệu quả tài chínhtrong vài năm gần đây và có hiệu quả xã hội rất cao, góp một phần vào công cuộc giảiquyết nhu cầu việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế, tăng ngân sách của tỉnh và quantrọng là thay đổi được bộ mặt phát triển của địa phương Để có thể phát triền được nhưngày hôm nay, mỗi năm công ty đã phải đầu tư nghiên cứu thị trường, đánh giá các tácđộng để dự báo sản lượng, doanh thu và chi phí, xác định lợi nhuận cho năm sau Bàikhóa luận này nhằm để nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch của công ty và nhậnđịnh bản kế hoạch kinh doanh năm 2013, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caotình hình thực hiện cho năm 2013 Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu mà cung cấp

về các chỉ tiêu kế hoạch trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và các con số mà công ty đãthực hiện được 2 năm trước Với các phương pháp được sử dụng trong bài là phươngpháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ qua lại; phươngpháp điều tra thu thập số liệu; phương pháp thống kê mô tả, so sánh; phương pháp dựbáo; đánh giá, nhận định khách quan, chủ quan trên cơ sở biện chứng và khoa học Kếtquả cuối cùng của bản nghiên cứu cũng chỉ là đưa ra các giải pháp để có thể nâng caohiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty

Trang 10

NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, với xu thế hội nhập và cạnh tranh cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ,cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn tồn tại trên thị trường khốc liệtnày phải xây dựng được cho mình một định hướng chiến lược thật tốt, chuẩn bị các kếhoạch thật chu đáo và chi tiết nhằm đối phó với các diễn biến khó đoán trên thị trường

Để làm được điều đó chỉ có một cách duy nhất đó là xây dựng được một bản kế hoạchkinh doanh chính xác ngay từ đầu Lúc đó, doanh nghiệp sẽ không bao giờ gặp phảitình trạng đi “trật đường ray” so với mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp sẽ có thể điềuchỉnh kịp thời để phù hợp với sự thay đổi bất ngờ của bối cảnh thị trường hiện tại,đồng thời khi có một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ góp phần tìm kiếm được nguồntài trợ bởi sức thuyết phục cao và là đó chính là công cụ quản lý tốt nhất của mỗidoanh nghiệp Tuy nhiên, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng coi trọng vàlàm được điều đó, khi lập bản kế hoạch các doanh nghiệp vẫn tồn tại một số nhược

điểm nhất định Với lý do đó, đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây” được lựa chọn nghiên cứu không ngoài mục tiêu phân tích tình hình thực hiện

kế hoạch của công ty trong 2 năm trước từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây nóiriêng và các doanh nghiệp nói chung

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty trong 2 năm

2011 và 2012

 Phân tích, nhận định bản kế hoạch kinh doanh năm 2013của quý công ty

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinhdoanh năm 2013

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty trong 3 năm

2011, 2012, 2013

3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: Cảng Chân Mây, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

 Thời gian: do bị giới hạn về thời gian, trình độ và số liệu nên trong bài khóaluận này tôi xin nghiên cứu các bản kế hoạch kinh doanh từ năm 2011 - 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng cácphương pháp sau:

 Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan

hệ qua lại

 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh

 Phương pháp dự báo

 Đánh giá, nhận định khách quan, chủ quan trên cơ sở biện chứng và khoa học

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao không chỉ riêng đối với bản thâncông ty TNHH MTV Cảng Chân Mây mà còn đối với các doanh nghiệp trong ngànhvận tải cảng biển Từ những phân tích trong luận văn mà công ty có thể rút ra nhữngkinh nghiệm để việc lập kế hoạch cho những lần sau tốt hơn Bên cạnh đó còn có thamkhảo được một số giải pháp để có thể hoàn thành hay vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch

6 Kết cấu của luận văn

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Phần III: KẾT LUẬN

Trang 12

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh

1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạncủa quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trườngnhằm mục đích sinh lợi Bao gồm: đầu tư, sản xuất, chế biến, các hoạt động thươngmại gắn liền với sản xuất và chế biến, các hoạt động thương mại thuần túy và các hoạtđộng cung cấp dịch vụ

Nếu được hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp baogồm toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi thương mại sản phẩm hàng hóa và dịch

vụ Quá trình hoạt động kinh doanh sáng tạo ra đồng thời tiêu phí giá trị Yêu cầu đặt

ra cho hoạt động kinh doanh là phải tạo ra giá trị gia tăng và thu được nhiều lợi nhuận

Hoạt động kinh doanh có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳnghạn như:

 Theo tính chất của hoạt động, chúng ta có hoạt động sản xuất (sản phẩm hoặcdịch vụ) và hoạt động thương mại

 Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp,thương nghiệp, nông nghiệp, tài chính

1.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xãhội và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh Bản chất củahoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm và dịch vụ Giá trị của sảnphẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử dụng cho phép thỏa mãn những nhucầu khác nhau của khách hàng Những nhu cầu này có thể mang tính hữu hình (làmsạch quần áo, vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm khác ) và cũng cóthể là vô hình (mang lại danh tiếng cho người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ ) Dùcho hoạt động kinh doanh có phục vụ nhu cầu nào của khách hàng đi chăng nữa, thìnhiệm vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh là phải gia tăng thêm giá trị cho sản

Trang 13

phẩm và dịch vụ Bởi vì giá trị gia tăng (đạt được khi giá trị đầu ra lớn hơn giá trị đầuvào) là nguồn gốc của mọi của cải vật chất xã hội.

Giá trị gia tăng cho phép doanh nghiệp trả thù lao cho người lao động, yếu tốquan trọng hàng đầu để tạo nên một xã hội Giá trị gia tăng cũng cho phép doanhnghiệp bù đắp những hao mòn (hữu hình và vô hình) của các máy móc thiết bị và tàisản cố định mà nó sử dụng, qua đó bảo toàn năng lực sản xuất của doanh nghiệp vàrộng hơn là của toàn bộ nền kinh tế Giá trị gia tăng cũng cho phép doanh nghiệp thựchiện các nghĩa vụ khác nhau đối với Nhà nước, thông qua các đóng góp về thuế và cáchình thức khác theo luật định Cuối cùng người chủ doanh nghiệp sẽ không thể có lợinhuận (mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư) nếu như doanh nghiệp của họ không tạo rađược giá trị, hay ngược lại là phá hủy giá trị Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu chính là tạo

ra giá trị, đó là nhiệm vụ sống còn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.3 Tổng quan về kế hoạch kinh doanh và vai trò của lập kế hoạch kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp

1.1.3.1 Khái niệm

 Kế hoạch kinh doanh (business plan), dùng để xác định và phát triển các ýtưởng kinh doanh, tương tự như bản thiết kế trong lĩnh vực xây dựng Lập kế hoạch vàxây dựng lộ trình cho một dự án kinh doanh có thể ngăn chặn những sai lầm nghiêmtrọng và phát hiện ra các khuyết tật Các sai lầm trên giấy gây tổn hại ít hơn và thường

có thể dễ dàng sửa chữa Còn những sai sót xảy ra trong quá trình kinh doanh thực tế

có thể là nguyên nhân cho việc chấm dứt hoạt động của việc kinh doanh này

Kế hoạch kinh doanh xác định vị trí hiện tại của công ty, phác thảo đích đếntrong tương lai và con đường để đạt được mục đích đó Kế hoạch sẽ vạch ra chi tiết ai

sẽ là người chịu trách nhiệm cho các quyết định trong công ty, mô tả những sản phẩm,dịch vụ công ty sẽ cung cấp Đưa ra bối cảnh chung về lĩnh vực mà công ty tham gia,

mô tả quy mô và hướng phát triển của thị trường tiềm năng, phân loại đối tượng kháchhàng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh, phương thức phân phối sản phẩm, xácđịnh chiến lược về giá và khuyến mãi sẽ được áp dụng Kế hoạch kinh doanh cũng chitiết hóa các thông tin về các nhà cung cấp nguyên vật liệu công ty sẽ chọn, quy trình

Trang 14

sản xuất, các giấy phép theo yêu cầu, vốn tài chính cần có, quyền sở hữu, đặc điểm kỹthuật của các thiết bị và các thông tin liên quan đến nghiên cứu và phát triển.

 Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập

kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đốivới mỗi nhà quản lý bởi nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hànhđộng trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằmđảm bảo được các mục tiêu đề ra

Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì: “Lập kế hoạch là một loại ra quyết địnhđặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn tổ chức củahọ” Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.Lập kế hoạch có thể được ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi lớn, rồi từ đó mọclên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Xét theo quan điểm này thì lập kếhoạch chính là chức năng khởi đầu và trọng yếu đối với mỗi nhà quản lý

1.1.3.2 Phân loại kế hoạch kinh doanh

 Xét theo góc độ thời gian: có 3 loại kế hoạch

Kế hoạch dài hạn: bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm Quá trình

soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi:

- Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã cómặt

- Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhucầu, giá cả và hành vi cạnh tranh

- Chủ yếu nhấn mạnh về các ràng buộc về tài chính

- Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo

Cần lưu ý rằng kế hoạch dài hạn không đồng nghĩa với kế hoạch chiến lược vì

kế hoạch chiến lược bao trùm nội dung khác không phải chỉ đứng trên góc độ thờigian

Kế hoạch trung hạn: cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các

khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm

Kế hoạch ngắn hạn: thường là các kế hoạch hằng năm và các kế hoạch tiến độ,

hành động có thời hạn dưới 1 năm như: kế hoạch quý, tháng Kế hoạch ngắn hạn bao

Trang 15

gồm các phương pháp cụ thể sự dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạtđược mục tiêu trong trung và dài hạn.

Tuy nhiên, việc phân chia thời hạn của các kế hoạch chỉ mang tính tương đối,nhất là đối với những điều kiện thị trường hiện nay thay đổi với tốc độ nhanh hơnnhiều so với cách đây vài thập kỷ do vậy, trong những lĩnh vực mà điều kiện thịtrường biến động nhiều (chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng nhanh, vòng đời sảnphẩm ngày càng ngắn ) thì những kế hoạch cho từ 3 đến 5 năm cũng có thể coi là rấtdài hạn

Ba loại kế hoạch ngắn, trung, dài hạn cần phải được liên kết chặt chẽ với nhau

và không được phủ nhận lẫn nhau Để thực hiện được mối quan hệ đó, các nhà lãnhđạo chủ chốt các doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét và sửa đổi các quyết địnhtrước mắt xem chúng có phục vụ các chương trình dài hạn hay không và các nhà quản

lý cấp dưới nên được thông báo một cách thường xuyên về kế hoạch dài hạn củadoanh nghiệp sao cho các quyết định của họ phù hợp với các mục tiêu dài hạn củadoanh nghiệp

 Xét theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch: có 2 loại

Kế hoạch chiến lược: áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho

phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và nhữngphương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó Soạn lập kế hoạch chiến lược khôngphải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà là xuất phát từ khả năngthực tế của doanh nghiệp và như vậy nó là thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệp đốivới hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài của hoạt động doanh nghiệp

Thường thì kế hoạch chiến lược được soạn thảo cho thời gian dài, tuy vậy nókhông đồng nghĩa với kế hoạch dài hạn Nhiều doanh nghiệp đã dựa vào những kếhoạch chiến lược ngắn hạn Nói đến kế hoạch chiến lược không phải là nói đến góc độthời gian của chiến lược mà nói đến tính chất định hướng của kế hoạch và bao gồmtoàn bộ mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp Trách nhiệm trước hết thuộc vềlãnh đạo doanh nghiệp vì kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rất cao, quy mô hoạtđộng rộng lớn của các nhà quản lý

Trang 16

Kế hoạch tác nghiệp (chiến thuật): là công cụ cho phép chuyển các định hướng

chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trongkhuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kếhoạch chiến lược Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể cụ thể ở những bộ phận kếhoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh như: kế hoạch sản xuất, kế hoạchmaketing, kế hoạch tài chính, nhân sự của doanh nghiệp

Kế hoạch chiến lược được tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đếntương lai của doanh nghiệp, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quan đến tất cả cáclĩnh vực và tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, quy trình kế hoạch hóa chiến lược đòihỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạo trong khi kế hoạch hóa tác nghiệp huyđộng tất cả các cán bộ phụ trách bộ phận

1.1.4 Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh

 Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trongnhững công cụ điều tiết chủ yếu của nhà nước Còn trong phạm vi một doanh nghiệphay một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quátrình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạtđược mục tiêu đề ra

Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phươnghướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môitrường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêu chuẩnthuận tiện cho công tác kiểm tra Hiện nay, trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kếhoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp Bao gồm:

- Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phốihợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp Lập kế hoạch cho biết mục tiêu

và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Khi tất cả nhân viên trong cùng mộtdoanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi về đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì

để đạt được mục tiêu đó thì chắc chắn họ sẽ phối hợp cùng nhau, hợp tác và làm việcmột cách có tổ chức Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp

sẽ là đường ziczac phi hiệu quả

Trang 17

- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổchức Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trởthành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý Lập kế hoạchbuộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trongnội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng củachúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.

- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phínguồn lực của doanh nghiệp Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định,những phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đã đạt được lựa chọn nên sẽ

sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hóa chi phí bởi vì nó chủ động vàocác hoạt động hiệu quả và phù hợp

- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công táckiểm tra đạt hiệu quả cao Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu ko có kế hoạch thì giốngnhư là một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian Một khi doanh nghiệp không xácđịnh được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào, thì đương nhiên sẽkhông thể xác định được liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa, và cũngkhông thể có những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra Dovậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra

 Như vậy, có thể thấy tuy kế hoạch kinh doanh không phải là phép thuật đểđảm bảo việc thành công nhưng nó là công cụ giúp cho việc xác định tính khả thi củamột công cuộc làm ăn mới, hay triển vọng mở rộng của việc kinh doanh hiện tại, hoặc

là xác định việc triển khai một sáng kiến hay sản phẩm mới có mang đến lợi nhuận haykhông Nó giúp doanh nghiệp ứng phó với những bất định và đổi thay của thị trườngđồng thời tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu

đã đề ra trong bản kế hoạch Và quan trọng nhất đó chính là sự định hướng, địnhhướng mục tiêu, định hướng cách thức thực hiện, định hướng thời gian, chu kỳ thựchiện

1.1.5 Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp

Trang 18

Sơ đồ 1.1: Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp

Theo sơ đồ, quy trình gồm 4 bước là:

 Bước 1: Soạn lập kế hoạch, đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kếhoạch hóa với nội dung chủ yếu là xác định các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, cácchương trình và các chỉ tiêu kế hoạch tác nghiệp, soạn lập ngân quỹ cũng như cácchính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ kế hoạch của doanh nghiệp để thực hiệncác mục tiêu đặt ra Trong điều kiện kinh tế thị trường, soạn lập kế hoạch thường phải

là quá trình xây dựng nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra các sự lựa chọnchiến lược và các chương trình hành động, nhằm mục đích đảm bảo sự thực hiện cáclựa chọn này Kế hoạch sẽ chỉ có nghĩa khi chúng ta tính đến một tổng thể gồm nhiềuvấn đề ràng buộc lẫn nhau

 Bước 2: Các hoạt động triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch Kết quả hoạtđộng của quá trình này được thể hiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạt động doanhnghiệp Đây là khâu mang tính quyết định đến việc thực hiện những chỉ tiêu đặt ratrong các kế hoạch Nội dung bao gồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố nguồn lựccần thiết, sử dụng các chính sách, các biện pháp cũng như các đòn bẩy quan trọng tácđộng trực tiếp đến các cấp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,

Thực hiện các điều chỉnh cần

thiết

ĐIỀU CHỈNH (ATC)

LẬP KẾ HOẠCH (PLAN)

THỰC HIỆN (DO)KIỂM TRA

(CHECK)

Trang 19

nhằm đảm bảo các yêu cầu tiến độ đặt ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả vềthời gian, quy mô và chất lượng công việc.

 Bước 3: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch Nhiệm vụcủa quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi, phát hiệnnhững phát sinh không phù hợp với mục tiêu Khi phát hiện những phát sinh khôngphù hợp, điều quan trọng là cần phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó.Những nguyên nhân này có thể thuộc về các cấp thực hiện kế hoạch, ý thức chủ quancủa các nhà lãnh đạo, quản lý hay những phát sinh đột xuất nảy sinh trong quá trìnhtriển khai kế hoạch

 Bước 4: Điều chỉnh thực hiện kế hoạch Từ những phân tích về hiện tượngkhông phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch đưa ra các quyết định điều chỉnh kịpthời và cần thiết Có thể là: thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức, hoặc thực hiện sựthay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mục tiêu đặt ra ban đầu nhưng cũng

có thể là quyết định chuyển hướng sản xuất kinh doanh trong những điều kiện bất khảkháng

1.1.6 Các bước soạn lập kế hoạch

Sơ đồ 1.2: Các bước soạn lập kế hoạch

Chương trình,

dự án

Kế hoạch tác nghiệp

và ngân sách

Đánh giá

và hiệu chỉnh các pha của

kế hoạch

Trang 20

 Bước 1: Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét, đánh giá môi trường bên trong vàmôi trường bên ngoài doanh nghiệp, xác định thành phần cơ bản của môi trường tổ chức,đưa ra các thành phần có ý nghĩa thực tế đối với doanh nghiệp, thu nhập và phân tíchthông tin về thành phần này Tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xem xét mộtcách toàn diện, rõ rang, biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếucủa mình Hiểu rõ tại sao chúng ta phải giải quyết những điều không chắc chắn và biếtchúng ta hy vọng thu được gì Việc đưa ra các mục tiêu thực hiện của doanh nghiệp trongthời kỳ kế hoạch phụ thuộc và phân tích này.

 Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các đơn vịcấp dưới Các mục tiêu sẽ xác định kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúctrong các việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái gì cần hoànthành bằng 1 hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân quỹ, cácchương trình

 Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược Doanh nghiệp so sánh các nhiệm vụ, mụctiêu (yếu tố mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài(yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn) Xác định sự cách biệt giữa chúng và bằng việc

sử dụng những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra các phương án kế hoạchchiến lược khác nhau Lập kế hoạch chiến lược phác thảo hình ảnh tương lai của doanhnghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và các năng lực có thể khai thác Baogồm các khâu như: xác định các phương án kế hoạch chiến lược, sau đó đánh giá cácphương án lựa chọn cuối cùng sẽ lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược

 Bước 4: Xác định các chương trình, dự án.Đây là phân hệ của kế hoạch chiếnlược Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặt hoạt độngquan trọng của đơn vị kinh tế như: chương trình hoàn thiện công nghệ, chương trìnhkiểm tra chất lượng sản phẩm, chương trình tính toán dự trữ còn các dự án thườngđịnh hướng đến một mặt hoạt động cụ thể hơn như dự án phát triển thị trường, đổi mớisản phẩm Các dự án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương trình, nó baogồm các thông số về tài chính và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và

sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính

Trang 21

 Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng (tác nghiệp) và ngânsách Các kế hoạch chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mật thiết vớinhau và cần phải thồng nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng

bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế thịtrường hiện nay, khả năng nắm bắt nhu cầu sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định sự thànhcông của các kế hoạch doanh nghiệp cũng như việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.Lúc này, kế hoạch Marketing sẽ là trung tâm và cơ sở của mọi kế hoạch tác nghiệpkhác Ngân sách sẽ trở thành một phương tiện để kết hợp các kế hoạch chức năng vớinhau, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự thăng tiến của kế hoạch

 Bước 6: Đánh giá, hiệu chỉnh các pha của kế hoạch Đây có thể coi là bướcthẩm định cuối cùng trước khi cho ra một văn bản kế hoạch Các nhà lãnh đạo doanhnghiệp cùng với các nhà chuyên môn kế hoạch cũng như các chức năng khác, có thể sửdụng thêm đội ngũ chuyên gia, tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạchchức năng, ngân sách, các chính sách phân định kế hoạch theo các pha có liên quanđến tổ chức thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó tiến hành các phê chuẩn cần thiết để chuẩn

bị chuyển giao nội dung kế hoạch cho các cấp thực hiện

Trang 22

1.1.7 Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch

Sơ đồ 1.3: Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch 1.2 Cơ sở thực tiễn

Việc lập kế hoạch kinh doanh hiện nay là việc gần như phải có trong mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp kể cả trọng nước lẫn nước ngoài Tùyvào đặc điểm của nền kinh tế và hình thức kinh doanh mà mỗi bản kế hoạch phải điềuchỉnh sao cho thật sự phù hợp với điều kiện thực tại và phù hợp với mục tiêu Ví dụnhư để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Trực, thành phố Nam Định; ủy bannhân dân huyện Nam Trực đã cho nghiên cứu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xãhội một cách kỹ càng, rồi bắt đầu nghiên cứu và dự báo, sau đó lập các kế hoạch mụctiêu, chọn các phương án để thực hiện các mục tiêu đó để có thể tạo ra một bản kếhoạch nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội Từ các bản kế hoạch nhằm phát triểnnhân lực ngành nội vụ của tỉnh Đắk Lắk cũng được lên một bản kế hoạch chi tiết, rõràng, đến các bản kế hoạch về giáo dục cá nhân dành cho trẻ em chậm phát triển củaQuận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, hay kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp, doanh

Quan điểm của nhà lập

kế hoạch

Cấp quản lý Hệ thống

thông tin

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ thống mục tiêu

chiến lược của

doanh nghiệp

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP

KẾ HOẠCH

Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh

kế hoạch đạt kết quả cao và hiệu quả

Năng lực của

các chuyên gia

lập kế hoạch

Sự hạn chế của các nguồn lực

Trang 23

nghiệp như công ty Cổ phần may Thăng Long cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về bản

kế hoạch kinh doanh ngắn hạn

Đối với Thế Giới và Việt Nam nói chung thì ở Thừa Thiên Huế nói chung, cácdoanh nghiệp cũng đã rất chú trọng và tập trung xây dựng một bản kế hoạch thật sựhoàn chỉnh nhất trước khi đưa vào hoạt động Từ các bản kế hoạch kinh doanh của cácngân hàng thương mại: Ngân hàng An Bình (ABBank), Ngân hàng Liên Việt , cácbản kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần Long Thọ, đến các bản kế hoạch kinhdoanh dịch vụ của Cảng Chân Mây, công ty thiết kế lữ hành VDoTour

Trang 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2011 VÀ 2012

2.1 Giới thiệu chung về Cảng Chân Mây, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1 Vai trò của Cảng Chân Mây

Cảng Chân Mây nằm trên địa phận thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế,nằm gần sát chân đèo Hải Vân, gần các trục giao thông rất quan trọng: trục xuyên quốcgia Bắc Nam và trục Đông – Tây qua nước bạn Lào Chân Mây là cảng biển tổng hợpphục vụ phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ cho tỉnh Thừa Thiên Huế vàvùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đặc biệt các nước láng giềng, CHDCND Lào

và Đông Bắc Thái Lan Cảng Chân Mây nằm giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung(Huế - Đà Nẵng), khu du lịch trọng điểm của quốc gia (Cảnh Dương – Lăng Cô – HảiVân – Non Nước, vườn quốc gia Bạch Mã) và các khu công nghiệp Tứ Hạ, Phú Bài,Chân Mây, Đà Nẵng; trung điểm của các di sản văn hóa Thế Giới đã được UNESCOcông nhận: Cố đô Huế - Nhã nhạc Cung đình Huế - Phố cổ Hội An – Thánh địa MỹSơn; cách sân bay Quốc tế Phú Bài 40km và sân bay Quốc tế Đà Nẵng 35km CảngChân Mây là cửa ngõ ra Biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với hành lang kinh

tế Đông Tây, kết nối miền Trung Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma

Hiện nay, Cảng Chân Mây có Bến số 1 với chiều dài 420m, độ sâu nước bến là12.5m đủ khả năng đón tàu có trọng tải đến 50,000DWT và tàu du lịch quốc tế cóchiều dài đến 300m Cảng Chân Mây có kinh nghiệm xếp dỡ các cấu kiện siêu trường,siêu trọng, đặc biệt xếp dỡ hàng rời như than cám, cát silic, titan, clinker, với năngsuất cao, có thể đạt 16,000T/24 giờ

Năm 2006, tập đoàn Alcan – nhà khai thác và chế biến quặng nhôm hàng đầuThế Giới đã chọn Cảng Chân Mây để gia công, lắp ráp xuất khẩu các cấu kiện siêutrường, siêu trọng

Để phục vụ nhu cầu phát triển, Cảng Chân Mây đang lập dự án đầu tư xây dựngbến số 2, khu dịch vụ cho khách du lịch và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang xúc tiếnđầu tư Đê chắn sóng Cảng Chân Mây là thành viên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam,được Cục Hàng hải Việt Nam chứng nhận phù hợp an ninh cảng biển theo công ước

Trang 25

SOLAS 74 và Bộ luật ISPS; Cảng Chân Mây đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với nhiềukhách hàng, chủ hàng, chủ tàu, đại lý hàng hải trong nước và nước ngoài Với vị trí địa

lý thuận lợi và tiềm năng phát triển rộng mở, Cảng Chân Mây có trang thiết bị hiệnđại, đồng bộ, đội ngũ kỹ sư, công nhân trẻ, năng động đã cung ứng các dịch vụ cảngbiển đảm bảo chất lượng được khách hàng tín nhiệm Cảng luôn trong tư thế đón nhậnnhững sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà đầu tư và quý khách hàng, là động lực để pháttriển và cải thiện chất lượng phục vụ

2.1.2 Phạm vi hấp dẫn của Cảng Chân Mây

 Trên đất Việt Nam: hiện nay Cảng Chân Mây đã và đang chiếm ưu thế số 1trong suốt dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế Với lợi thế về vị tríđịa lý và độ sâu khu nước, Chân Mây là cảng nước sâu đầu tiên trong khu vực có khảnăng tiếp cận được các tàu có trọng tải lớn Chính vì vậy, vùng hấp dẫn của cảng ChânMây trên đất Việt Nam là toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận như QuảngBình, Quảng Trị

 Đối với các nước láng giềng:

Thừa Thiên Huế cũng như toàn khu vực miền Trung Việt Nam có một vị tríchiến lược về thương mại và vận tải quá cảnh của tiểu vùng Cụ thể là: vận tải quácảnh và song phương hàng hóa xuất nhập khẩu từ Lào và Đông Bắc Thái Lan

CHDCND Lào: do không có biển nên thương mại hướng ngoại của CHDCND

Lào không còn cách chọn lựa nào ngoài việc sử dụng các tuyến quá cảnh qua ViệtNam hoặc Thái Lan Trong các thập kỷ trước đây, phần đảm nhận hàng hóa quá cảnhqua Việt Nam và Thái Lan vô cùng bấp bênh Việt Nam cung cấp các cảng biển vớikhoảng cách bằng ½ của Băng Kốc tới hầu hết các vùng của CHDCND Lào như sau:

 Viên Chăn cách Băng Kốc 680 km trong khi đó chỉ cách Cửa Lò 380 km.Các tỉnh Xiêng Khoảng, Bolikhamsang và Khăm Muộn của CHDCND Lào cách biêngiới Việt Nam từ 100 – 400 km

 Savannakhet, Salavan và Nam Lào đang thực hiện phát triển kinh tế xã hộinhờ vào các nguồn tài nguyên ở địa phương và điều kiện ưu đãi hiện đang thịnh hànhtrong khu vực cao nguyên Boloven

Trang 26

Các khu vực này được coi là vùng ảnh hưởng của các cảng miền Trung ViệtNam như Chân Mây, Đà Nẵng với cự li vận chuyển bằng đường bộ tới các cảng nàyrất gần hơn nhiều so với các cảng của Thái Lan.

Thái Lan và Campuchia:khác với Lào, Thái Lan và Campuchia sử dụng các

mạng lưới vận tải xuất nhập khẩu và cảng biển của chính nước họ Do đó tuyến đườngphía Đông qua Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các tuyến này Một điểm hạn chế nữa

là khoảng cách từ Campuchia và Thái Lan đến cảng biển Việt Nam lớn hơn từ Lào

Có thể xem xét đến 2 khu vực ở Đông Bắc Thái Lan làm vùng hấp dẫn cho cáccảng Việt Nam:

 Khu thứ nhất: gồm 3 tỉnh Nông Khai, Sakhon Nakhon và Nakhon Phanom.Khu vực Đông Bắc Thái Lan này cách khá xa với các tỉnh khác của đất nước và trungtâm kinh tế Băng Kốc/ Laem Chabang Việc kéo dài tuyến đường sắt của khu vực nàynối với mạng lưới GTVT chưa được lập quy hoạch trong thời gian tới Nếu so sánh vớicác tỉnh khác của đất nước thì thông tin liên lạc còn nghèo nàn lạc hậu Khoảng cáchngắn với các cảng Việt Nam (từ 200 – 300 km) là một điều hấp dẫn

Khi tổ chức tốt vận tải quá cảnh, cụ thể là các tổ chức giao nhận hàng hóa ởViên Chăn lựa chọn các tuyến đường biển qua các cảng thuộc Khu vực miền Trungcủa Việt Nam Đây thực sự là một lợi thế cho các nước đi – đến ở Viễn Đông nhưHồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó làPhilippines Có thể ước tính khoảng cách đường biển từ Băng Kốc đến các nước Bắc

Á sẽ giảm được 1,200 dặm nếu như hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển ViệtNam

 Khu vực phía Đông Uban Rachatani cũng có thể được coi là vùng hấp dẫncủa Đà Nẵng, Chân Mây Tuy nhiên, sự thu hút đường bộ và đường sắt Thái Lan ởUbon đặt ra cho nó nhiều vấn đề Khoảng cách tới Băng Kốc và Laem Chabang (645km) ngắn hơn so với tuyến đường qua CHDCND Lào và Việt Nam đi qua Pắc Xế vàQuảng Nam Hiện tại, các tuyến đường tới hầu hết các tỉnh Đông Bắc Thái Lan đều đãđược rải mặt Duy chỉ có khu vực gần biên giới (Chong Mek) phía Đông Ubon có khảnăng sẽ sử dụng hành lang vận tải Phía Đông qua Đà Nẵng/ Chân Mây

2.2 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây

Trang 27

2.2.1 Giới thiệu Công ty

2.2.1.1 Một số thông tin chung

Tên công ty:Công ty TNHH 1 Thành Viên Cảng Chân Mây

Giám Đốc: Nguyễn Hữu Thọ

Địa chỉ công ty: Xã Lộc Vĩnh, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế, ViệtNam

Điện thoại: (84)(54) 3876 096 - Fax: (84)(54) 3891 838

Email:info@chanmayport.com.vn

Văn phòng giao dịch tại Huế

Địa chỉ: Tầng 02 - 23 Nguyễn Văn Cừ - Thành phố Huế

Điện thoại: (84)(54) 3820 449 - Fax: (84)(54) 3833 577

Quyết định số 3128/QĐ-CNT-TCCB-LĐ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷViệt Nam về việc thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng ChânMây

2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Được bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 25/3/2001 Sau hơn 2 năm khẩntrương thi công, vào ngày 19/5/2003, công trình Bến số 1 - Cảng Chân Mây được CụcHàng hải Việt Nam công bố hoàn thành và cho phép đón tàu biển trong và ngoài nước

có trọng tải lên đến 30.000DWT Để kịp thời vận hành, quản lý cảng ngay sau khi

Trang 28

hoàn thành bước xây dựng, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế có Quyết định số 1048 QĐ/

UB ngày 22/4/2003 giao cho Ban Quản lý dự án Chân Mây trực tiếp điều hành CảngChân Mây với tổng số cán bộ công nhân viên 70 người, chủ yếu hình thành từ việc đàotạo, thực tập tại Cảng Sài Gòn Đến nay, tổng số nhân sự nòng cốt có hợp đồng dài hạncủa Cảng Chân Mây tới 225 nhân viên

Thực hiện chủ trương của UBND Tỉnh và trong khi chờ làm thủ tục thành lậpdoanh nghiệp, Ban quản lý dự án Chân Mây đã lập và trình UBND Tỉnh Đề án thànhlập Cảng Chân Mây theo Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ.Ngày 07/12/2006 UBND Tỉnh đã ra Quyết định số 2789/QĐ-UB về việc chuyển đổiBan Quản lý dự án Chân Mây thành Cảng Chân Mây Theo đó Cảng Chân Mây hoạtđộng theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

Ngày 12/01/2007, căn cứ thông báo số 10/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ

đồng ý chuyển giao Cảng Chân Mây cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,

dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và UBNDTỉnh Thừa Thiên Huế, Cảng Chân Mây đã hoàn thành các thủ tục cần thiết để ngày28/09/2007 Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã có quyếtđịnh số 3128/QĐ-CNT-TCCB-LĐ ngày 28 tháng 9 năm 2007 về việc thành lập Công

ty TNHH một thành viên Cảng Chân Mây

Trang 29

KỸ THUẬT

PHÒNG

KẾ TOÁNTÀI VỤ

PHÒNGHÀNH CHÍNH

TỔNG HỢP

PHÒNGTHƯƠNG VỤ

XÍ NGHIỆPCUNG ỨNGDỊCH VỤ

XÍ NGHIỆPXẾP DỠ

THỦY ĐỘI

TỔ

VỆ SINHCÔNG NGHIỆP

ĐỘIBẢO VỆ ĂN CANHÀ

GIÁM ĐỐC KIÊM CHỦ TỊCH CÔNG TY

2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức

2.2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẢNG CHÂN MÂY

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây

2.2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

1 Chủ tịch kiêm Giám đốc:

Giám đốc có các quyền hạn và nhiệm vụ chính được ghi tại điều 16 Chương IVĐiều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênCảng Chân Mây Ngoài trách nhiệm lãnh đạo chung, Giám đốc phân công một số lĩnhvực hoạt động cho các Phó Giám đốc giúp phụ trách, chịu trách nhiệm trước Giám đốc

và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện Giám đốc trực tiếp đảmnhiệm:

- Tổ chức bộ máy, tuyển chọn nhân viên xây dựng chiến lược cán bộ và nguồnlực lao động đáp ứng với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh

Trang 30

- Chiến lược đầu tư và định hướng đầu tư công nghệ phát triển Cảng.

- Chiến lược kinh doanh tiếp thị mở rộng thị trường hợp tác quốc tế và liêndoanh liên kết

- Trực tiếp Phụ trách các phòng: Hành chính - Tổng hợp, Kế toán - Tài vụ, Độibảo vệ, Xí nghiệp cung ứng tàu biển

- Chỉ đạo công tác thương vụ, nghiệp vụ pháp chế, cước phí qua Cảng, các hợpđồng kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán tài sản của Cảng

- Chủ tài khoản của doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng, kỷluật, Hội đồng khoa học kỹ thuật Chủ trì lễ sơ, tổng kết, đại hội công nhân viên chức,giao ban sản xuất

- Tiếp công nhân giải quyết khiếu tố, khiếu nại

- Trong trường hợp Giám đốc Cảng vắng mặt tại trụ sở, không thể trực tiếp điềuhành hoạt động của Cảng thì Giám Đốc có thể uỷ quyền cho một trong các Phó Giámđốc thay mặt Giám đốc quản lý điều hành Cảng và chịu trách nhiệm cá nhân về mọihoạt động của Cảng trong thời gian được ủy quyền

2 Phó Giám đốc sản xuất:

- Tổ chức điều hành hoạt động xếp dỡ hàng hóa

- Nghiên cứu cải tiến các qui trình xếp dỡ, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá vàcác dịch vụ khác phục vụ yêu cầu khách hàng Nghiên cứu đề xuất cước phí phù hợpvới thực tế

- Chỉ đạo công tác tiếp thị mở rộng quan hệ đối tác, khách hàng trong và ngoàinước để tạo nhiều cơ hội làm ăn với Cảng

- Trực tiếp phụ trách phòng Thương vụ - Tiếp thị, Xí nghiệp xếp dỡ, tàu ChânMây 01 và Chân Mây 02

- Chịu trách nhiệm về công tác phòng chống lụt bão, an toàn hàng hải của đơnvị

- Được Giám đốc uỷ quyền ký Hoá đơn GTGT xuất cho khách hàng và một sốcông việc được phân công cụ thể bằng văn bản

3 Phó Giám đốc Khai thác - Kỹ thuật:

Trang 31

- Tổ chức điều động phương tiện bố trí tàu bè ra vào Cảng đảm bảo khoa học,

an toàn và hiệu quả sử dụng cầu bến

- Nghiên cứu tư vấn các dự án đầu tư kỹ thuật trang thiết bị công nghệ mới vàđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng phát triển cảng

- Chỉ đạo xây dựng các qui trình, kỹ thuật xếp dỡ, qui trình an toàn lao động,quy trình khai thác cầu bến, qui trình bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật, quitrình vận hành cho người và phương tiện, các định mức kỹ thuật của các trang thiết bị,phương tiện và xây dựng cơ bản

- Chỉ đạo Đội bảo trì, Xí nghiệp cơ giới phục vụ sản xuất kinh doanh và côngtác nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trang thiết bị ở Cảng

- Phụ trách trực tiếp các Phòng: Kế hoạch - Khai thác, Kỹ thuật, Xí nghiệp cơgiới, Đội bảo trì

- Tham gia hội thảo khoa học và chuyên ngành

4 Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng có nhiệm vụ thực hiện công tác liên quan đến hoạt động tàichính, kế toán của Công ty, giúp Chủ tịch, Giám đốc giám sát hoạt động tài chính củaCông ty theo quy định của pháp luật về tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước phápluật, Chủ tịch và Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung côngviệc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán

- Kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính của Cảng, phát hiện, ngăn ngừa cáchành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụyêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Cảng

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật và của cấptrên Lập và nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn quy định

- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện theo quy chế tài chính của Cảng trên cơ sở chitiêu tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm làm căn cứ để giám sát, đánhgiá kết quả quản lý và điều hành hoạt động của Cảng

Trang 32

5 Phòng Hành Chính Tổng Hợp:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ quy chế tổ chức hoạt động của Cảng

- Góp ý sửa đổi, bổ sung và trình Giám Đốc xem xét chức năng nhiệm vụ, quichế tổ chức, hoạt động Xí nghiệp, Phòng, đội của Cảng

- Sắp xếp, giải thể, thành lập mới các phòng ban tham mưu phù hợp với yêu cầunhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Phối hợp cùng các phòng chức năng định biên bộ máy quản lý, điều hành cácphòng ban tham mưu cho Giám đốc

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn cán bộ, tiêu chuẩn các chức danh, đào tạo

và đào tạo lại cán bộ kinh qua hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu phát triển của sảnxuất kinh doanh

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao tay nghề chocông nhân viên chức, người lao động trong các cơ quan

- Xây dựng kế hoạch và qui chế tuyển dụng cán bộ nhân viên hàng năm

- Xây dựng hệ thống định mức lao động gồm: định mức bốc xếp, cơ giới, vậntải sửa chữa, cơ khí, thuỷ bộ, định mức tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ Lao độngthương binh xã hội và Tập đoàn đã phê duyệt

- Phân phối tiền lương cho công nhân viên trong khối sản xuất chính Đề xuấtcho Giám đốc điều tiết thu nhập cho xí nghiệp, phòng, đội kinh doanh ngoài định mứcthu nhập thấp Phân phối tiền thưởng ngày lễ và thưởng cuối năm trích từ lợi nhuậncho toàn Cảng

6 Phòng Kế Hoạch - Khai Thác:

- Phòng Kế hoạch - Khai thác là phòng tham mưu cho Giám đốc về công tác kế

hoạch, khai thác và thống kê Chịu trách nhiệm đảm bảo cho công tác kế hoạch, khaithác và thống kê của Cảng hoạt động theo đúng những qui định của hệ thống

- Tổ chức và khai thác có hiệu quả cầu bến, phao neo buộc làm hàng, kho bãi,các loại cẩu nặng, cẩu chuyên dùng, phương tiện cơ giới, nguồn công nhân hiện cótrong Cảng Chân Mây

- Đối ngoại với các chủ hàng, chủ tàu và đại lý có liên quan đến xếp dỡ, giảiphóng tàu Thông báo các chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc Cảng đến các Xí nghiệp,

Trang 33

đội trực thuộc, hướng dẫn các biện pháp thực hiện, giám sát việc thực hiện và báo cáokết quả cho lãnh đạo.

- Trực tiếp theo dõi quá trình bốc xếp liên tục 24/24 giờ cho các tàu để khai tháctối đa năng suất bốc xếp bằng nguồn nhân lực, thiết bị của các Xí nghiệp xếp dỡ, Xínghiệp cơ giới theo nhu cầu của chủ hàng

7 Phòng Kế Toán Tài Vụ:

- Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực kịp thời, đầy đủtoàn bộ tài sản, toàn bộ các nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCảng theo đúng các chế độ qui định của Nhà nước

- Tổ chức kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định

- Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoảnnộp cấp trên, các quỹ để lại cho doanh nghiệp và thanh toán đúng các khoản vay, cáckhoản công nợ phải thu, phải trả

- Tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ và phản ánh chính xác, kịp thờiđúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục và tài liệucần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và các trường hợp xâmphạm, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý

- Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán của cơquan theo quy định của Nhà nước và Tập đoàn

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán, giữ gìn bí mật các số liệu, tài liệu

kế toán phục vụ kịp thời cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng

- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính củaNhà nước và các qui định của cấp trên liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và quản lý tài chính phù hợp với kếhoạch đó

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện đúng quy trình thủ tục đầu tưmua sắm tài sản, các gói thầu XDCB và thực hiện chế độ thanh toán tạm ứng các góithầu đó đúng quy định

- Giúp Giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, nhằm đánh giá chính xáctình hình, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn, phát hiện những việc làm không có hiệu

Trang 34

quả, những lãng phí thiệt hại đã xảy ra để có các biện pháp khắc phục, đảm bảo kếtquả hoạt động kinh doanh và doanh lợi của cơ quan ngày càng tăng.

- Lập kế hoạch hàng năm, các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn nhằm thựchiện nhiệm vụ sản xuât kinh doanh của Cảng, bao gồm:

a Phối kết hợp với các xí nghiệp, phòng, đội có liên quan và chủ trì xây dựng

kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm theo khả năng và thực tế nguồn hàng với cácchỉ tiêu sản lượng, lao động tiền lương, thu chi tài chính, quan hệ ngân sách kể cả các

kế hoạch kinh doanh ngoài cơ bản

b Phối hợp và chủ trì xây dựng các chiến lược phát triển, chiến lược kinhdoanh về đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triểnCảng (kể cả các dự án trong và ngoài nước) gồm kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

8 Phòng Kỹ Thuật:

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, hưóng dẫn kiểm tra và chỉ đạo

các xí nghiệp, phòng, đội sử dụng các công trình, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất

và kinh doanh đúng với công năng thiết kế, kéo dài tuổi thọ công trình và phục vụ sảnxuất có hiệu quả nhất Tham mưu cho Giám đốc trong việc liên doanh liên kết trong vàngoài nước nhằm mở rộng phát triển Cảng đạt hiệu quả đầu tư cao, tuân thủ các thủ tục

và trình tự xây dựng cơ bản theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước

- Tư vấn các đề án về đầu tư, nâng cấp, cải tạo, xây dựng Cảng cũng như mua

sắm các trang thiết bị mới, hợp lý hoá sản xuất phù hợp theo kế hoạch, chiến lược pháttriển Cảng trong tương lai

- Quản lý, kiểm tra các thiết bị, phương tiện xếp dỡ và các thiết bị phương tiện

khác thuộc Cảng Chân Mây thông qua hệ thống sổ sách thống kê báo cáo và kiểm trathực tế

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc mua sắm, sử dụng có hiệu quả các thiết

bị, phương tiện hiện có trong toàn Cảng

9 Phòng Thương vụ - Tiếp thị:

Phòng Thương vụ - Tiếp thị là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc tronglĩnh vực thương vụ và tiếp thị nhằm:

Trang 35

- Thu hút được nhiều khách hàng, hãng tàu có quan hệ làm ăn với Cảng trongchiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Cảng.

- Tạo ra nhiều hình thức kinh doanh mới cho Cảng và quan trọng là ngày càngnâng cao thị phần của Công ty TNHH một thành viên Cảng Chân Mây qua đó củng cốđược vị trí cạnh tranh cho Cảng

- Nắm vững chủ trương, phương hướng chiến lược phát triển kinh doanh củaCảng, nghiên cứu tìm kiếm đối tác thu hút khách hàng, hãng tàu về với Cảng

- Nắm được nhu cầu và thị trường xuất nhập khẩu đặc biệt là thị trường vận tảinhằm đưa ra phương hướng đầu tư, dịch vụ hoạt động, khai thác Cảng đáp ứng đượcnhu cầu của xu thế và triển vọng đó

- Nắm bắt nhanh chóng và chính xác các thông tin về nhu cầu của khách hàng,thông tin về giá cả, chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Tổ chức nghiên cứu thị trường hoạt động Cảng biển trong và ngoài nước, đánhgiá được những mặt mạnh, mặt yếu, đánh giá được các cơ hội cũng như những điếmbất lợi đối với Cảng Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường lợi thế cạnhtranh cho Cảng

10 Xí nghiệp Cung Ứng dịch vụ tàu biển:

Xí nghiệp tham mưu chính cho Giám đốc trong việc kiểm đếm hàng hoá, quản

lý và giám sát hàng hoá kho, bãi; thống kê các hoạt động khai thác, sản xuất của Cảng

Tổ chức kinh doanh dịch vụ xăng dầu và các hoạt động dịch vụ cung ứng khác cho tàubiển:

- Tổ chức kinh doanh dịch vụ xăng dầu và các hoạt động dịch vụ cung ứng kháccho tàu biển đảm bảo đúng quy định, hiệu quả và nguồn vốn của Công ty giao

- Trực tiếp theo dõi quá trình xếp dỡ hàng hoá, cùng với trực ban hiện trường, Xínghiệp xếp dỡ lập các chứng từ pháp lý đối với những tranh chấp về hàng hoá

- Kết hợp với Đội bảo trì trong công tác cung cấp dịch vụ điện cho các tàu

- Kết hợp với phòng Kế hoạch - Khai thác, Phòng Thương vụ - Tiếp thị, phòng

Kế toán - Tài vụ để theo dõi tình hình thu cước phí xếp dỡ và các chi phí phát sinhtrong quá trình tác nghiệp với khách hàng

Trang 36

- Chịu trách nhiệm theo dõi phương tiện, thiết bị và nhân lực thuê ngoài phục

vụ cho hoạt động sản xuất của Cảng, xác nhận với chủ phương tiện, người lao động vềkhối lượng hoặc thời gian làm việc ca máng sản xuất

11 Xí nghiệp Cơ Giới:

- Tổ chức quản lý thiết bị cơ giới và bố trí nhân lực để phục vụ cho công tácvận hành các thiết bị cơ giới như: cần cẩu Gottwald, xe nâng, xe reachstacker, xe san

ủi, xe xúc lật,

- Chịu trách nhiệm điều động phương tiện cơ giới kịp thời thuộc trách nhiệmquản lý của Xí nghiệp khi nhận được giấy yêu cầu điều động của Phòng Kế hoạch -Khai thác

- Tham gia công tác bảo dưỡng định kỳ và theo yêu cầu của Phòng Kỹ thuật

- Kiểm tra và báo cáo kịp thời các sự cố liên quan hoặc các thiết bị sản xuấtkhông đảm bảo an toàn với Phòng Kỹ thuật Thực hiện nghiêm túc các qui trình vậnhành các thiết bị do Phòng kỹ thuật đề ra

- Mở sổ ghi chép về lượng nhiên liệu, số giờ, số km hoạt động của các thiết bị

và tình trạng xe máy, thiết bị, các sự cố thường xảy ra với từng loại thiết bị Kiểm tramức nhiên liệu, nước làm mát, dầu nhớt,… và các thiết bị an toàn trước khi đưa thiết

- Thống kê tình hình nhiêu liêu tiêu thụ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý đốivới từng loại thiết bị

Trang 37

- Điều hành hoạt động hiện trường trong ca Triển khai tổ chức các dây chuyềnxếp dỡ để thực hiện các phương án khai thác đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Trực tiếp làm việc với chủ tàu và chủ hàng về nội dung và mục đích hoạt độngtrong ca Tiến hành lập biên bản các thoả thuận trong phương thức khai thác như:đóng, mở hầm hàng hoặc chuyển hàng từ hầm này sang hầm khác… để làm cơ sở tínhtoán các loại phí phát sinh trong quá trình tác nghiệp

- Tổ chức bố trí người neo buột tàu thuyền đảm bảo an toàn trong quá trình tàucập cảng để xếp dỡ hàng hoá

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hệ thống cầu bến khi tàu ra vào cập cảng.Tiến hành phối hợp các phòng, đội liên quan lập biên bản hiện trường khi có sự cố xảy

ra đối với hệ thống cầu bến của Cảng Chân Mây

- Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.Đồng thời, tuân thủ nghiêm các mức độ an ninh của Kế hoạch an ninh cảng biển đãđược lập theo Bộ luật ISPS

13 Đội Bảo Trì:

Đội Bảo trì là bộ phận trực tiếp duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện,trang thiết bị hạ tầng của Cảng; quản lý vận hành máy phát điện, phối hợp cung cấpdịch vụ điện, nước

- Triển khai công tác kiểm tra thực tế sự cố của các phương tiện, trang thiết bị

và báo cáo tình trạng hư hỏng cho Phòng Kỹ thuật để đề ra các phương án sửa chữa cụthể

- Tiến hành kiểm tra, khảo sát vật tư, phụ tùng cần thay thế để trình phòng Kỹthuật và Phòng Kế toán - Tài vụ thẩm tra báo cáo Ban Giám đốc mua sắm theo đúngquy trình

- Công tác bảo dưỡng, thay thế các chi tiết, chất bôi trơn phải tuân thủ theohướng dẫn về công tác bảo dưỡng của nhà sản xuất

- Tuyệt đối tuân thủ nội quy về an toàn lao động khi thực hiện công tác bảo trì,bảo dưỡng thiết bị

Trang 38

- Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng các công cụ xếp dỡ; theo dõi việc mượn và trảcông cụ xếp dỡ của các Xí nghiệp có liên quan; tiến hành phân loại công cụ xếp dỡtheo mức độ an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình xếp dỡ.

- Kiểm tra những hư hỏng của mặt bằng bến bãi, cầu cảng, kho hàng báo cáoBan Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối thiểu những hư hỏngdây chuyền

- Quản lý sửa chữa hệ thống điện, nước của Cảng nhằm phục vụ kịp thời chohoạt động sản xuất, kinh doanh của cảng

14 Đội Bảo Vệ:

Đội bảo vệ là đội tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực hoạt độngbảo vệ an ninh chính trị, tài sản và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cho các hoạt độngsản xuất kinh doanh trong Cảng được thuận lợi

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án qui chế bảo vệ, Kếhoạch an ninh cảng biển, phòng cháy chữa cháy tại khu vực Cảng

- Phối hợp với các lực lượng liên ngành chức năng (Hải quan, Biên phòng,Công an) kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành nội qui, thể lệ quy định đối với người,phương tiện, hàng hoá ra vào Cảng

15 Bộ phận Thủy Đội (tàu Chân Mây 01, Chân Mây 02)

Bộ phận Thủy đội (tàu Chân Mây 01 và Chân Mây 02) có chức năng chínhtrong việc thực hiện nhiệm vụ lai dắt tàu thuyền ra vào Cảng

Nắm vững thông tin tàu ra vào cảng để có kế hoạch, phương án bố trí đúng và đầy

đủ định biên theo quy định nhằm phục vụ công tác lai dắt tàu thuyền ra vào Cảng

- Xác nhận số liệu và thời giờ hoạt động để làm cơ sở tính toán các loại phí đốivới Chủ tàu

- Trực tiếp làm việc với Hoa tiêu về nội dung và mục đích, phương thức lai dắttàu thuyền ra vào Cảng Tiến hành lập biên bản hoặc kháng cáo hàng hải khi công táclai dắt gặp sự cố để làm cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp về sau

- Tổ chức bố trí thuyền viên neo buột tàu thuyền đảm bảo an toàn trong quátrình tầu lai cập cảng cũng như trong quá trình tác nghiệp

Trang 39

- Tổ chức và lên phương án di chuyển tàu lai neo đậu tại khu vực an toàn trongmùa mưa bão.

2.2.2 Tình hình hoạt động của công ty

2.2.2.1 Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp

 Vận tải hành khách ven biển và viễn dương;

 Bốc xếp, kho bãi và lưu giữ hàng hóa;

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho đường thủy;

 Đại lý, điều hành tour du lịch du lịch;

 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;

 Cho thuê xe có động cơ;

 Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn;

 Sửa chữa máy móc, thiết bị;

 Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ôtô, môtô, xe máy và xe cóđộng cơ khác);

 Sửa chữa thiết bị khác;

 Sản xuất, truyền tải, phân phối điện;

 Khai thác, xử lý và cung cấp nước;

 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;

 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;

 Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao;

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp;

 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng

xe buýt)

 Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh

 Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (Dịch vụ cung ứng tàu biển)

2.2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Tuy rằng đến 2007 mới có quyết định chính thức công ty TNHH một thành viên

ra đời nhưng vào năm 2003 Cảng Chân Mây đã chính thức đưa vào hoạt động Kể từ

Trang 40

đó đến nay đã hoạt động được 10 năm, càng ngày công ty đã trưởng thành, vững mạnh

và phát triển đúng với xu thế của thị trường cũng như các chính sách vi mô và vĩ môcủa đất nước, của tỉnh và của ngành hàng hải Qua bảng Báo cáo nhanh tình hình sảnlượng, doanh thu và lượng tàu ra vào sau, chúng ta sẽ dễ thấy tình hình hoạt động củacông ty trong 10 năm qua:

Ngày đăng: 23/04/2014, 16:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ThS. Bùi Đức Tuấn (2005), Giáo trình KẾ HOẠCH KINH DOANH, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
2. Harold koontz, cyril odonnell, Heinz weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
3. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà – Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Khoa học quản lý tập 1 – NXB KH & KT 2004 Khác
4. Khoa học quản lý tập II – Khoa học quản lý – NXB Khoa học và Kỹ thuật 2004 Khác
5. TS Nguyễn Thị Hồng Thủy – Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1997) – Lý thuyết quản trị kinh doanh – NXB KHKT Khác
6. Báo cáo nhanh tình hình sản lượng, doanh thu và lượng tàu ra vào trong 10 năm, giai đoạn 2003 - 2012 Khác
7. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 Khác
8. Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 – 2015 Khác
9. Báo cáo chi tiết doanh thu – sản lượng năm 2011 và năm 2012 Khác
10. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 Khác
11. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 Khác
12. Luận văn Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần may Thăng Long Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây
Sơ đồ 1.1 Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp (Trang 18)
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch 1.2 Cơ sở thực tiễn - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây
Sơ đồ 1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch 1.2 Cơ sở thực tiễn (Trang 22)
2.2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây
2.2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 29)
Bảng 2.1: Báo cáo nhanh tình hình sản lượng, doanh thu và lượng tàu ra vào giai đoạn 2003 - 2012 - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây
Bảng 2.1 Báo cáo nhanh tình hình sản lượng, doanh thu và lượng tàu ra vào giai đoạn 2003 - 2012 (Trang 41)
22. Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo mặt hàng, dịch vụ năm 2011 và 2012 - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây
22. Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo mặt hàng, dịch vụ năm 2011 và 2012 (Trang 47)
123. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây
123. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w