Nhưvậy phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trên kênh hình được các nhàphương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trongviệc tiếp thu kiến thức
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khuvực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đến việc đổi mới nội dung vàphương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học
Các phương pháp dạy học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đangdần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy học sinhlàm trung tâm Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tácgiảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thựchành là các phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm ápdụng Bởi vì:
- Trước đây, các nhà phương pháp dạy học địa lí và các nhà địa lí học nổi tiếngcủa Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov và nhiều người khác chorằng: muốn dạy học địa lí có kết quả tốt thì tính trực quan trong dạy học là điều rất cầnthiết
- Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như: I.I.Alecne,I.D.Dvere và các nhà phương pháp của Việt Nam nói chung, cũng như các nhàphương pháp dạy học địa lí nói riêng, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học tíchcực cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời,phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực quan trong dạy học địa lí Nhưvậy phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trên kênh hình được các nhàphương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trongviệc tiếp thu kiến thức của học sinh Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữdưới dạng các khái niệm, thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất
đa dạng, Số hóa bởi chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượngtrong dạy học địa lí
- Trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, hệ thống kiến thức địa
lí tàng trữ ở kênh hình bao gồm:
+ Các loại hình bản đồ: Quả Địa Cầu, bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa,bản đồ trong át lát, bản đồ câm
+ Các loại tranh ảnh, hình vẽ và bảng biểu
+ Các loại phim ảnh, video clip, phim hình chiếu
Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến thức ởkênh chữ và kênh hình Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức màgiáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp Sự phối hợp biểu hiện kiến thức trên kênh chữ củacác nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt để kiến thức ở kênh chữ và kênhhình của giáo viên và học sinh đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa
lí trực quan sinh động hơn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưugiữ kiến thức trong kí ức bền chặt hơn, chắc chắn hơn
Trang 2Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện nay chothấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơnthuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học sinh khai thác hết nguồntri thức phong phú và bổ ích này Vì vậy, học sinh tiếp thu bài giảng một cách máymóc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế Vì vậy tôi lựa
chọn đề tài : “ Khai thác kênh hình trong dạy học tích cực môn địa lí 10”
2 Mục đích nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí lớp 10 theohướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
- Nêu những nguyên tắc sử dụng kênh hình trong dạy học đia lí
- Xây dựng quy trình sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, hình vẽ và bảng biểu trongviệc hình thành kiến thức địa lí cho học sinh lớp 10, ở trường THPT Chu Văn An
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước để xây dựng cơ
sở lí luận cho đề tài
- Điều tra và khảo sát, xây dựng quy trình sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa
lí 10
- Thực nghiệm sư phạm ở học sinh lớp 10 trường THPT Chu Văn An để khẳng địnhtính đúng đắn và tính khả thi của đề tài
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp phần đổimới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhiều nhà khoa học giáo dục trong vàngoài nước đã nghiên cứu việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí theohướng tích cực:
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa
lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy họcđịa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998
- Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vận dụng phương pháp Graph vào giảng dạy địa lílớp 6 và lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993
- PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trongdạy học địa lí kinh tế- xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1997
Nghiên cứu các đề tài của các nhà khoa học giáo dục, chúng ta nhận thấy rằngviệc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí đã tạo điềukiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan, sinh động hơn, việc tiếp thukiến thức địa lí dễ dàng và khắc sâu kiến thức trong trí nhớ học sinh hơn, giúp họcsinh say mê, hứng thú trong việc học tập môn địa lí
Các công trình nghiên cứu trên đây đã giúp cho tôi về cơ sở lí luận, những địnhhướng, những tư liệu quý giá, những gợi ý để xây dựng và thực hiện đề tài trên cơ sở
kế thừa và phát triển kiến thức của những người đi trước
Trang 35 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, do thời gian hạn hẹp, tôi giới hạnphạm vi nghiên cứu phương pháp sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa lí 10 cơbản nói chung và thực nghiệm ở trường THPT Chu Văn An
6 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, bao gồm việc nghiên cứu hệ thống vàphương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp thực địa, bao gồm việc điều tra và khảo sát tình hình sử dụngkênh hình ở lớp 10, trao đổi với đồng nghiệp về vấn đề này
- Phương pháp thống kê toán học, bao gồm thống kê và xử lí kết quả điều trathực tế, thống kê và xử lí kết quả thực nghiệm phục vụ đề tài
- Phương pháp thực nghiệm nhằm minh chứng tính đúng đắn và tính khả thicủa đề tài
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận dạy học
1.1.1.Khoa học Địa lí - Môn học Địa lí
- Bài học địa lí là một hệ thống khoa học Địa lí ngày nay đã trở thành một hệthống gồm nhiều ngành khoa học có đối tượng và nhiệm vụ khác nhau, trong đó cóhai ngành chủ yếu là Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội Hai ngành này tuy cómục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau nhưngchúng không thể tách rời nhau, vì cùng có đối tượng nghiên cứu chung về mặt khônggian là “sự tổ chức lãnh thổ các cấp” Tương ứng với Khoa học Địa lí là môn học Địa
lí trong nhà trường phổ thông Môn Địa lí phổ thông cũng gồm có hai ngành khoahọc: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội và được phản ánh trong chương trìnhgồm cả hai phần: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội
+ Trong Địa lí tự nhiên, học sinh được học hệ thống kiến thức địa lí tự nhiên + Trong Địa lí kinh tế - xã hội, học sinh được học hệ thống kinh tế - xã hội
- Toàn bộ hệ thống kiến thức địa lí đã được chọn lọc, sắp xếp theo một hệthống trong từng lớp học từ dưới lên trên: từ Địa lí tự nhiên học đến kinh tế - xã hội,
hệ thống kiến thức đại cương được cung cấp làm cơ sở cho địa lí khu vực Hệ thốngkiến thức trong từng lớp học lại được sắp xếp logic trong các bài học địa lí Hệ thốngbài học trong từng lớp và cả chương trình địa lí phổ thông là một hình thức tổ chứcdạy học địa lí Bài học là một đơn vị kiến thức của nội dung dạy học, có vị trí xác địnhtrong hệ thống chương trình, sách giáo khoa và có quan hệ chặt chẽ với các bài họckhác trong mỗi chương trình và trong cả hệ thống chương trình Bài học chứa đựngmột khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định trong chương trình Nó được cấu thànhbởi một hệ thống các khái niệm, được sắp xếp một cách logic, có quan hệ chặt chẽ vớinhau, tác động lẫn nhau để làm rõ một đơn vị kiến thức
1.1.2 Hệ thống bài học là hệ thống phát triển
Nếu như ta coi môn học là một đối tượng nghiên cứu thì cần phải nhìn nhận nộidung môn học được diễn đạt bởi một hệ thống khái niệm Hệ thống này phát triểntheo lôgic của nó Logic nội dung của hệ thống cũng chính là lôgic tiếp thu kiến thứccủa người học Muốn vậy hệ thống khái niệm có trong nội dung môn học phải là hệthống phát triển Nói rộng ra, hệ thống bài học trong môn học và hệ thống bài họctrong cả chương trình Địa lí phổ thông là hệ thống phát triển từ thấp lên cao, từ đơngiản đến phức tạp Để hình thành hệ thống khái niệm địa lí phổ thông, ngoài nội dung,còn cần phải có hệ thống phương tiện dạy học và các phương pháp tương ứng
1.1.3.Nội dung của bài học địa lí là khái niệm
Khoa học Địa lí là một hệ thống khái niệm được xây dựng như một cơ cấu dựatrên một nền tảng thực tế địa lí Môn học Địa lí phổ thông phải lấy Khoa học Địa lílàm cơ sở Các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa đã tìm hiểu những thànhtựu mới nhất, đáng tin cậy của Khoa học Địa lí rồi chuyển hoá nó thành môn học
Trang 5trong nhà trường Như vậy, các nhà sư phạm đã thực hiện chức năng thứ nhất, biếnkhoa học lớn thành môn học, từ đó giáo viên mới thực hiện chức năng thứ hai, biến trithức của môn học ấy thành tài sản riêng của mỗi học sinh
1.1.4 Khái niệm là một hệ thống
Mỗi đối tượng, hiện tượng đều là một khái niệm vật chất, nó có nội dung vàhình thức diễn đạt trong hiện thực Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữahình thức và nội dung của các đối tượng và hiện tương địa lí, đó là lôgic phát triển bêntrong của khái niệm được diễn đạt một cách trung thực qua các hình thức của nó Nộidung và hình thức có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời Trong hiện thực, takhông thể tách nội dung khái niệm ra khỏi hình thức của nó, vì vậy có thể nghiên cứunội dung ấy thông qua việc theo dõi các hình thức tất yếu của nó Đây là sự nhận thứccảm tính đầu tiên Sau đó tiếp tục nhận thức bằng cách phân chia đối tượng làm hai,phần tồn tại trong hiện thực và phần diễn đạt nó trong tư duy, một cách nhân tạo võđoán (võ đoán chính là dùng kí hiệu, ngôn ngữ tổ hợp lại thành khái niệm) Cuốicùng, phải xác định xem bài học thể hiện khái niệm ở hình thức nào Mỗi bài học làmột quá trình hình thành khái niệm Khái niệm là hình thức của tư duy, là cơ sở hoạtđộng của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơnnhất hay lớp các sự vật đồng nhất Trong khái niệm, thứ nhất, bản chất của sự vậtđược phản ánh; thứ hai, sự vật hay lớp sự vật nổi bật trên cơ sở của các dấu hiệu cơbản khác biệt Khái niệm không chỉ là công cụ tư duy mà còn là kết quả của quá trình
tư duy Khái niệm không chỉ là điểm xuất phát trong sự vận động của nhận thức màcòn là sự tổng kết của quá trình vận động đó Nhận thức khoa học càng phát triển thìcác khái niệm khoa học có nội dung ngày càng đổi mới, càng tiếp cận với bản chất của
sự vật, hiện tượng
Trong nghiên cứu khoa học địa lí, mỗi khái niệm luôn gắn liền với một đốitượng, hiện tượng địa lí cụ thể nào đó Để hình thành khái niệm, người ta phải nghiêncứu phân tích đối tượng, tìm ra những dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng đểphân biệt với các đối tượng khác.Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy nhữngđối tượng và hiện tượng địa lí đã được trừu tượng hoá và khái quát hoá, dựa vào cácdấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp ) Khái niệm địa lí cũng giống như tất cả các khái niệm khác, là kết quả của tưduy trừu tượng Nó là đơn vị cơ sở của tri thức địa lí Khái niệm địa lí có tính chấtkhông gian, có quan hệ với sự phân bố không gian Đó chính là dấu hiệu phân biệtchúng với các khái niệm khoa học khác
Khái niệm địa lí được phân ra ba nhóm:
- Khái niệm địa lí chung là những khái niệm chỉ toàn bộ một loạt các sự vật,hiện tượng địa lí cùng loại có những thuộc tính giống nhau
- Khái niệm địa lí riêng là những khái niệm chỉ những sự vật, hiện tượng địa líriêng biệt, cụ thể Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng, phảnánh tính độc đáo của nó
- Khái niệm địa lí tập hợp là khái niệm địa lí trung gian giữa khái niệm địa líchung và khái niệm địa lí riêng
Trang 6Mỗi khái niệm trên đây bao gồm một hệ thống các dấu hiệu, các bộ phận đểchứng tỏ nó là nó chứ không phải cái khác Những dấu hiệu này biểu hiện ra ở cáchình thức diễn đạt có thể bằng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, video clip Khái niệm cónội dung hiện thực tự nhiên, nội dung đó là quy luật tồn tại trong các đối tượng, hiệntượng địa lí, nó tồn tại ở hình thức khái niệm tinh thần, trong đầu và ở bên ngoài, làhình thức vật chất “tàng hình” trong đối tượng, hiện tượng địa lí và hình thức nhân tạo
võ đoán “tàng hình” trong các dạng ngôn ngữ, mô hình, kí hiệu Nhờ có thao tác tưduy mà lôgic tồn tại của các đối tượng, hiện tượng ở “dạng tĩnh, ẩn tàng” chuyểnthành “dạng động, hiện thực” và nhờ tách được nó ra khỏi đối tượng, hiện tượng màchủ thể (học sinh) nạp được chúng vào trong đầu óc của mình (bộ nhớ), để lĩnh
hội (hình thành) khái niệm
1.1.5.Phương pháp hình thành khái niệm địa lí
Quá trình dạy học một bài học địa lí là quá trình hình thành khái niệm và kĩnăng, kĩ xảo tương ứng với nó Đó là quy trình dạy học tích cực, quy trình nhận thức.Đặc điểm cơ bản của quy trình nhận thức là:
- Người học, chủ thể của hoạt động nhận thức, tự mình tìm ra kiến thức bằngchính hoạt động của mình
- Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn học
- Nhà giáo – chuyên gia về việc học – là người tổ chức và hướng dẫn quá trìnhkết hợp cá nhân với xã hội hoá việc học tập của người học
- Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh
Từ đặc điểm nhận thức kiến thức trên đây, có thể nói hoạt động nhận thức làmột loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệ thực…Dưới
sự hướng dẫn của GV, HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triểnnăng lực, hình thành nhân cách Quá trình đó được diễn ra theo con đường nhận thứcchung của loài người, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiệnthực khách quan Muốn vậy đòi hỏi HS phải tích cực hoá hoạt động nhận thức củamình Tích cực hoá là một hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụđộng sang chủ động Từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức đểnâng cao hiệu quả học tập Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động họctập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá, tìm tòi kiến thức không thụđộng trông chờ vào việc truyền thụ của GV
Dạy học chính là quá trình tổ chức cho HS tự lĩnh hội tri thức HS có vai tròchủ động tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, tự khám phá ra “cáichưa biết”, tìm ra kiến thức, tìm chân lí dưới sự chỉ đạo của GV GV không còn làngười truyền đạt tri thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn, điều khiển, chỉ đạohoạt động học tập cho HS chiếm lĩnh tri thức HS tham gia tích cực vào các hoạt độnghọc tập, tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề về lí thuyết cũng như thực hànhtrên các hình vẽ, biến hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chung thành tài sản riêng củamình
Hiện nay, trong chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường nóichung, trong chương trình Địa lí lớp 10 nói riêng, đều có những hình vẽ, tranh ảnh vàbảng biểu Phải làm cho HS hiểu được các hình trong mỗi bài học địa lí đi kèm với
Trang 7kiến thức địa lí là những dấu hiệu, những biểu tượng khác nhau của các kiến thứctrong bài học, do đó cần phải khai thác đầy đủ các hình trong bài học Khi khai tháccác hình trong bài học, một mặt nắm vững kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo;mặt khác, để bồi dưỡng cho HS có được năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễntrong học tập Quá trình thực hiện khai thác kênh hình diễn ra theo hai giai đoạn: trang
bị tri thức về khai thác kênh hình; tổ chức cho HS hoạt động khai thác kênh hình phục
vụ bài học Nói một cách khác, thực chất của quá trình này là thầy tổ chức, trò thicông sử dụng kênh hình địa lí Đó là đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Học sinh
Học sinh nhìn chung năng động, ham học hỏi, phụ huynh quan tâm, đầu tưthích đáng cho việc học của con em mình Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các em tỏ ra cóhứng thú học tập nhưng thiếu say mê với bộ môn địa lí Nhiều học sinh cho rằng “địa
lí là môn học phụ, môn học thuộc lòng”, do vậy các em rất ít đầu tư cho môn học Khigặp các dạng bài đòi hỏi tư duy như : phân tích bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ phầnlớn học sinh rất lúng túng
1.2.2 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học khá đảm bảo, HS trong lớp đều có SGK Bản
đồ giáo khoa treo tường, tập bản đồ và Atlat địa lí đã được trang bị, các thiết bị dạy vàhọc địa lí đã được nhà trường mua sắm Tuy nhiên, vẫn còn thiếu khá nhiều và chấtlượng các thiết bị chưa đảm bảo
1.2.3 Tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở trường THPT
Phần lớn các GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyếttrình, diễn giảng do thiếu phương tiện học nên hiệu quả học tập chưa cao Nhiều GV
và HS chưa tiếp cận được với các thiết bị hiện đại hoặc còn xem nhẹ kênh hình, nênviệc rèn luyện kĩ năng địa lí còn hạn chế so với việc rèn luyện kĩ năng toán, văn có
GV, HS và gia đình các em còn cho rằng môn Địa lí là môn phụ, nên ít đầu tư thờigian học tập
1.2.4 Tình hình thực tế sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 ở trường THPT Chu Văn An
Đại đa số giáo viên và học sinh đều sử dụng kênh hình truyền thống như: lược
đồ, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, tập atlat, tranh ảnh sưu tầm Việc sử dụng CNTT còn hạnchế vì trường chỉ có một phòng dạy CNTT chung cho tất cả các môn học do đó khôngđáp ứng đủ yêu cầu về cách dạy học trực quan của môn Địa Lí
Phần lớn giáo viên sử dụng các kênh hình như: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu mới chỉ dùng ở chức năng trực quan, minh hoạ cho bài giảng chứ chưa khai thác nộidung, chưa hướng dẫn cho học sinh khai thác các kiến thức từ kênh hình đó
Trang 8CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10
2.1 Quan niệm về kênh hình trong các sách giáo khoa địa lí
Trong sách giáo khoa địa lí nói chung và trong sách giáo khoa địa lí lớp 10 nóiriêng, kiến thức được trình bày bằng nhiều loại ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học, ngônngữ đồ hoạ, ngôn ngữ toán học Ngôn ngữ văn học (chữ viết) được trình bày thôngqua kênh chữ, ngôn ngữ toán học được trình bày thông qua công thức, bảng biểu, sốliệu còn các ngôn ngữ khác được trình bày thông qua kênh hình Tất cả các hình vẽ,bao gồm các sơ đồ, lược đồ, bản đồ, và các sản phẩm khoa học của bản đồ, tranh ảnh
và các hình vẽ, các bảng biểu( biểu đồ, đồ thị hoặc bảng sồ liệu gắn với biểu đồ, vớibản đồ hoặc được diễn giải gắn với một quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định,gọi chung là bảng biểu) trong sách giáo khoa được gọi chung là kênh hình Chúngcótính trực quan cao và diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí
Hệ thống các kiến thức chứa đựng trong kênh chữ giúp học sinh hình thànhkiến thức cơ bản , phát triển tư duy địa lí, tư duy trừu tượng, hình thành thế giới quankhoa học và nhân sinh quan cách mạng Hệ thống kiến thức này được xích lại gầnthực tế hơn nếu biết khai thác những kiến thức trong kênh hình phục vụ bài học địa lí.Ngoài kiến thức địa lí minh hoạ cho kênh chữ, những kiến thức tàng trữ trong kênhhình có khả năng nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh mà kênh chữ chưa
đề cập đến hoặc điều kiện thời gian không cho phép
2.2 Các loại hình, tranh ảnh và bảng biểu trong dạy học Địa lí 10
2.2.1 Các loại hình:
- Các hình vẽ, sơ đồ (gồm các sơ đồ có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ hoặc sơ đồkhông có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ), lược đồ, bản đồ và các sản phẩm của khoa họcbản đồ để bàn hoặc treo tường
- Các loại hình trong sách giáo khoa trình bày sự phân bố không gian và cácmối quan hệ của đối tượng, hiện tượng được đề cập đến trong sách giáo khoa màthầyvà trò học tập, nghiên cứu Tuỳ từng qui mô nghiên cứu và tính chất của các đốitượng, hiện tượng mà hình được vẽ theo một tỉ lệ nhất định tương ứng với nội dungđịa lí cần biểu hiện
- Dựa vào tính chất của các hình và cách sử dụng mà chia ra:
+ Các sơ đồ có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các lược đồ và bản đồ treo tườnghoặc để bàn
+ Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các sơ đồ graph và các sơ
đồ khác nhìn gần hoặc nhìn xa
+ Các hình vẽ không theo tỉ lệ, trình bày các mối quan hệ không gian hai chiều,
ba chiều, các mối quan hệ thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai của các đối tượng,hiện tượng; các hình vẽ treo tường hay để bàn
Khi sử dụng các hình vẽ nên phối hợp giữa chúng, phối hợp giữa hình
vẽ với các tranh ảnh và bảng biểu dùng trong chương trình địa lí 10
Trang 102.2.2 Các loại tranh ảnh và bảng biểu
- Nhận rõ được vai trò to lớn của tranh ảnh và bảng biểu, nước ta và
nhiều nước khác đã có quy định số lượng tranh ảnh và bảng biểu cho từng
chương trình địa lí Các loại tranh ảnh treo tường hoặc để bàn( nhìn xa hoặc
nhìn gần; các loại tranh ảnh phản ánh nội dung tự nhiên, kinh tế, xã hội; các
loại tranh ảnh toàn phần hay trích đoạn một phần sự vật, hiện tượng hoặc
phân biệt theo ngôn ngữ đồ họa, hội họa hay nghệ thuật( tranh vẽ, ảnh chụp,
các sơ đồ, mặt cắt )
- Các loại bảng biểu bao gồm: bảng biểu minh hoạ, sơ đồ, đồ thị, mặt cắt, biểu
đồ, số liệu thống kê nằm ở trong sách giáo khoa hay treo ở trên tường dùng cho giáoviên giảng dạy
- Trong sách giáo khoa địa lí 10, tranh ảnh và bảng biểu cũng có đủ loại như đãtrình bày ở trên Song mỗi loại có cách khai thác riêng hoặc khai thác kết hợp với bản
đồ, với hình vẽ, với biểu đồ, sơ đồ, mặt cắt phục vụ từng bài học địa lí
2.3 Ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong dạy học địa lí
- Trong việc dạy học địa lí ở lớp 10, giáo viên đã sử dụng nhiều đồ dùng dạyhọc khác nhau như tranh ảnh, bảng biểu, băng hình, bản đồ, mỗi loại đồ dùng có mộtgiá trị nhất định trong dạy học địa lí Bản đồ giáo khoa, bao gồm các bản đồ giáo khoatreo tường ; bản đồ, sơ đồ, lược đồ trong SGK; các bản đồ câm và át lát địa lí Trong
số các loại hình bản đồ giáo khoa kể trên, các sơ đồ, lược đồ và bản đồ trong sách giáokhoa được học sinh tiếp xúc nhiều nhất và đây cũng là loại hình duy nhất gần như họcsinh nào cũng có thể có, các em thường dùng để học ở nhà, học ở trường (các loạihình treo tường, bản đồ câm, át lát địa lí nhiều học sinh không có) Hơn nữa loại hìnhnày gắn bó với các bài học địa lí rất khăng khít không thể tách rời, nó giúp học sinh tưduy địa lí gắn liền với từng lãnh thổ Các kiến thức địa lí được chọn lọc và trình bàytrong bài học bằng ngôn ngữ viết, còn các sơ đồ, lược đồ, bản đồ phản ánh chúngbằng ngôn ngữ bản đồ Sự phối hợp giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ bản đồ làm choviệc phản ánh thực tế địa lí sinh động hơn, đầy đủ hơn, giúp cho việc nhận thức thực
tế địa lí dễ dàng hơn, sâu sắc hơn Các sơ đồ, lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoacòn giúp học sinh nhìn bao quát được các hiện tượng diễn ra trong các khoảng khônggian rộng lớn trên Trái Đất mà học sinh không thể tri giác trực tiếp được Chúng cũng
mở rộng khái niệm không gian cho học sinh, cho phép các em thiết lập các mối quan
hệ tương hỗ và nhân quả giữa các hiện tượng, trong các quá trình tự nhiên, kinh tế, xãhội phát triển tư duy logic, năng lực quan sát, đồng thời hình thành trong các em thếgiới quan duy vật biện chứng
- Các sơ đồ, lược đồ, bản đồ còn tham gia hình thành trong học sinh các quyluật phân bố của các đối tượng địa lí, quy luật phân bố lực lượng sản xuất, quy luậtphân công lao động theo lãnh thổ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên và chống ônhiễm môi trường Loại hình này nếu được phối hợp sử dụng với các loại hình bản
đồ khác như bản đồ giáo khoa treo tường, át lát, bản đồ câm thì kết quả học tập địa lícòn tăng lên gấp bội
- Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ và các hình vẽ, biểu đồ,tranh ảnh trong SGK có giá trị không nhỏ trong việc hình thành các mối quan hệ địa
Trang 11lí, các biểu tượng và khái niệm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội Các loại đồ dùng trênđây, khi tiến hành giảng dạy nhất thiết phải liên hệ với bản đồ, lãnh thổ có biểu đồ,tranh ảnh, hình vẽ đó tồn tại Không liên hệ với bản đồ thì các phương tiện trên không
có giá trị thực tiễn và các biểu tượng, khái niệm không được củng cố vững chắc tronghọc sinh
2.4 Các phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí 10
2.4.1 Phương pháp khai thác kiến thức trên Quả Địa Cầu
- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất mà trong đó tất cả các yếu tốcủa nó như bán kính Trái Đất, hệ thống kinh vĩ tuyến, diện tích các lục địa, đảo và đạidương đều giảm đi theo một tỉ lệ nhất định Quả Địa Cầu biểu hiện đúng các đốitượng quan trọng trên bề mặt Trái Đất và giữ được tính chất địa lí của chúng Khoảngcách và diện tích, góc và hình dạng đối tượng không có sai số chiếu hình Tỉ lệ củaQuả Địa Cầu như nhau tất cả mọi điểm Quả Địa Cầu cho ta một khái niệm đúng vàtrực quan về hình dạng Trái Đất, về kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của cácphần trên bề mặt Trái Đất; đồng thời cụ thể hoá các yếu tố của Trái Đất- trục quay,các cực và mạng lưới địa lí (thường gọi là hệ thống kinh vĩ tuyến) Trục quay của quả cầu là trục quay tưởng tượng của Trái Đất Cực của quả Địa Cầu là giao điểm giữatrục quay và mặt elipxôit của Trái Đất Kinh tuyến Trái Đất là giao tuyến giữa mặtphẳng đi qua trục và mặt elipxoit trái Đất, biểu hiện trên quả Địa Cầu là đường nối haicực Trái Đất Đường xích đạo có chiều dài L=2πR (R là bán kính Trái Đất được côngnhận bằng 6378, 245 km) tính gần đúng bằng 40.000 km, chia Trái Đất ra làm haiphần bằng nhau Nửa trên có cực Bắc của Trái Đất gọi là Bắc Bán Cầu Nửa dưới cócực Nam của Trái Đất gọi là Nam Bán Cầu Tất cả những đường song song với đườngxích đạo là các đường vĩ tuyến được tính bằng công thức: l=2πr(r là bán kính vĩ tuyến
ở vĩ độ φ) hoặc l=2π RCosφ(r = R.Cosφ) Hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả Địa Cầuvuông góc với nhau
- Nói chung, tỉ lệ quả Địa Cầu dùng trong thực tiễn thay đổi từ 1/100.000.000đến 1/25.000.000.Quả Địa Cầu dùng trong nhà trường thường có tỉ lệ 1/50.000.000,tức là 1cm trên quả Địa Cầu tương ứng với 500 km trên bề mặt Trái Đất Các loại quảĐịa Cầu gồm: quả Địa Cầu tự nhiên, quả Địa Cầu địa hình, quả Địa Cầu chính trị
Sử dụng quả Địa Cầu để hình thành khái niệm cơ bản như kinh, vĩ tuyến, các cực,bán cầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cầu Tây, các đại lục và châu lục trênthế giới
2.4.2 Phương pháp khai thác kiến thức trên một số loại hình bản đồ Địa lí 10
- Trong nhà trường đã dùng các loại phương tiện: bản đồ, sơ đồ và lược đồ cónguồn gốc tài liệu bản đồ, vì vậy trong đề tài này tôi dùng thuật ngữ “bản đồ” để chỉchung cho các phương tiện trên
- Trong chương trình và sách giáo khoa Địa lí 10 đã sử dụng các bản đồ, sơ đồ
và lược đồ sau:
Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện bản đồ
Hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam
Hình 2.3 – Gió và bão ở Việt Nam
Hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á
Trang 12- Hình 2.5 – Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam
- Hình 2.6 – Một số cách khác nhau thể hiện vùng thuốc lá
Bài 5 – Hình 5.3 – Các múi giờ trên Trái Đất
Bài 7 - Hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển
Bài 10 - Hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
Bài 11 - Hình 11.3 – Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đạidương
Bài 12 - Hình 12.2 – Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7
- Hình 12.3 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1
Bài 13 – Hình 13.2 – Phân bố lượng mưa trên thế giới
Bài 14 - Hình 14.1 – Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
Bài 16 - Hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới
Bài 19 - Hình 19.1 – Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới
Bài 28 - Hình 28.2 – Phân bố các cây lương thực chính trên thế giới
- Hình 28.5 – Phân bố các cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới Bài 29 - Hình 29.3 – Phân bố đàn gia súc trên thế giới
Bài 32 - Hình 32.3 – Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thếgiới, thời kì 2000 – 2003
- Hình 32.4 – Phân bố sản lượng điện năng trên thế giới, thời kì 2000 –2003
- Hình 32.5 – Khai thác quặng sắt và sản xuất thép trên thế giới, thời kì
2000 – 2003
- Hình 32.9 – Sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới, năm 2000
Bài 33 - Hình 33 – Sơ đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Bài 35 - Hình 35 – Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước năm 2001 Bài 37 - Hình 37.2 – Số ôtô bình quân trên 1000 dân, năm 2001
- Hình 37.3 – Các luồng vận tải hàng hoá bằng đường biển chủ yếu trênthế giới
Bài 38 - Hình 38.1 – Kênh Xuy-ê
- Hình 38.2 – Kênh Pa-na-ma
Bài 39 - Hình 39 – Bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân, năm 2001
- Các bản đồ, sơ đồ và lược đồ trên đây trong SGK Địa lí 10 đã được sử dụngtriệt để; đồng thời phối hợp khai thác kiến thức ở trên bản đồ treo tường Khi sử dụngtừng bản đồ cụ thể, giáo viên cần thống nhất sử dụng quy trình chung
Trang 13 Đọc tên bản đồ để hiểu ba nội dung:
Nội dung địa lí
Không gian bao quát trên bản đồ
Thời gian thành lập biểu đồ
Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục:
Đối với bản đồ:
Đọc lưới chiếu để hiểu các khu vực biến dạng( sai số) nhiều hay ít
Nhận dạng khung kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản
- Đối với lược đồ, sơ đồ, do chúng không có kinh vĩ tuyến nên đọc tỉ lệ và bốcục để hiểu mục đích cuả chúng có mặt trên lược đồ, sơ đồ mà sử dụng tránh nhữngsai lầm đáng tiếc Do đặc điểm biểu hiện của lược đồ, sơ đồ mà khi sử dụng khôngnên đo đạc trên chúng theo tài liệu ghi trên sơ đồ, lược đồ
Đọc nội dung phụ, xác định mối quan hệ giữa nội dung chính và nộidung phụ Mỗi nội dung phụ thiết kế trên bản đồ nhằm giải thích khíacạnh nào của nội dung? Vì sao?
2.4.3.2 Hiểu bản đồ
- Khi đọc mỗi nội dung trên đây, người đọc đã hiểu các nội dung riêng rẽ biểuhiện ở từng kí hiệu, từng đối tượng, hiện tượng địa lí giống như đọc sách đọc ý nàohiểu ý đó
Ví dụ: Khi đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam Người đọc kí hiệu hìnhtam giác, nếu tam giác đều màu đen hiểu đó là mỏ sắt, đọc kí hiệuhình vuông màu đen hiểu đó là mỏ than, đọc kí hiệu hình chữ nhật màuđen hiểu đó là đồng Sau khi đọc xong cần phải tổng hợp lại xem bản
đồ đã biểu hiện nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta đến đâu, mức
Trang 14độ phân bố các loại khoáng sản như thế nào, số lượng, chất lượng củacác loại khoáng sản đó ra sao và hướng sử dụng chúng Đây cũngchính là ý đồ của người thiết kế muốn truyền đạt nội dung địa lí đếnngười dùng bản đồ
- Trong quá trình đọc và hiểu bản đồ, chúng ta cần chú ý nội dung sâu xa màtác phẩm bản đồ muốn truyền đạt thông qua các phương pháp biểu hiện bản đồ Đểkhai thác đầy đủ lượng thông tin trên bản đồ, người dùng bản đồ cần hiểu “ đằng sau ”mỗi kí hiệu bản đồ có một lượng thông tin ẩn chứa Vì vậy khi đọc một kí hiệu bản đồ(chúng giống nhau về hình thức nhưng bản chất khác nhau ), cần phải xem kí hiệu đónằm trong phương pháp biểu hiện nào, kí hiệu đó phản ánh đối tượng phân bố theovùng, theo đường hay theo điểm; kí hiệu phản ánh cấu trúc, phản ánh số lượng, chấtlượng như thế nào Cùng là kí hiệu biểu đồ (biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường )nhưng nếu chúng nằm trong các phương pháp khác nhau thì mang ý nghĩa khác nhau:
- Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp kí hiệu có thể biểu hiện vị trí đốitượng, số lượng (quy mô lớn, nhỏ), chất lượng, cấu trúc, và động lực phát triển hiệntượng
- Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp bản đồ- biểu đồ lại thể hiện tổng giátrị hiện tượng có trong một lãnh thổ nhất định, hay sự biến đổi của hiện tượng (ví dụ:
sự gia tăng tự nhiên của dân số qua một năm) theo thời gian trên lãnh thổ đó
- Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp biểu đồ định vị lại thể hiện sự biến đổi của hiện tượng trong một thời gian nhất định, trên một vùng rộng lớn
Có thể lấy ví dụ khác: kí hiệu các cây trồng, vật nuôi biểu hiện trên bản
Nếu kí hiệu cây trồng, vật nuôi đặt trong đường viền liền nét thìđiều đó biểu hiện vùng phân bố đã được xác định chính xác trong
tự nhiên
2.4.3.3 Sử dụng bản đồ
- Trên bản đồ tàng trữ một lượng thông tin lớn, lượng thông tin này còn lớn gấpbội khi người dùng nhất thể hóa kiến thức trình bày trên bản đồ với kiến thức địa lí
Do đó mục đích sử dụng bản đồ là đề tài không có giới hạn
- Có thể dùng bản đồ giáo khoa với mục đích đo tính khoảng cách, đo tính độcao, độ dài, đo tính tọa độ, đo tính biểu đồ, … cũng có thể sử dụng bản đồ để phântích một hiện tượng, phân tích hiện trạng, phân tích thông qua biến đổi hiện trạng, kếthợp phân tích các hiện tượng trên nhiều bản đồ được thành lập trên cùng một địaphương,… Dựa vào bản đồ có thể xác định các mối quan hệ địa lí (mối quan hệ tươngtác, mối quan hệ nhân quả) của một hiện tượng, của nhiều hiện tượng trên một bản đồhoặc trên nhiều bản đồ; đồng thời cũng dựa vào bản đồ để giải thích nguyên nhân củacác mối quan hệ đó… và giải thích các hiện tượng có trong thực tế
Trang 15- Căn cứ vào một hoặc nhiều bản đồ và kiến thức đã học để tiến hành :
Phân tích hiện trạng (hoặc mô tả, viết báo cáo đánh giá ) dựa vào bản
đồ
Đo tính trên bản đồ để tìm cứ liệu chứng minh cho việc phân tích bản bồ
Khai thác các biểu đồ trên bản đồ để lấy số liệu và nêu nhận xét hoặcgiải thích hiện tượng
So sánh hai quốc gia khác nhau về một lĩnh vực nào đó (so sánh từngyếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, dân cư, công nghiệp,nông nghiệp )
Nhận xét và giải thích một hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.4.4 Phương pháp sử dụng bản đồ câm
- Bản đồ câm còn được gọi là bản đồ công tua hay bản đồ trống Trên bản đồnày thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng lưới thuỷ văn,các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng Trên bản đồ không ghiđịa danh Bản đồ trống có tỉ lệ lớn hơn thường được giáo viên địa lý dùng trong cácgiờ học; dạy đến đâu giáo viên điền nội dung đã chuẩn bị ở nhà vào đó Đây làphương pháp giới thiệu kiến thức mới độc đáo, hấp dẫn, thu hút học sinh theo dõi bàigiảng mới
- Tương ứng với bản đồ câm treo tường dành cho giáo viên là bản đồ câmdành cho học trò Bản đồ của học trò có tỉ lệ nhỏ hơn, thường được đóng thành tập gọi
là “tập bản đồ bài tập” Trong giờ học, học sinh thường để chúng ở trên bàn Họcsinh vừa nghe thầy giảng bài vừa ghi chép, vừa chuyển những nội dung mà giáo viêntrên bản đồ câm vào bản đồ của mình Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò khi sửdụng các loại bản đồ câm ở trên lớp là phương pháp hình thành biểu tượng và kháiniệm cho học sinh một cách tích cực Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh vềnhà tự làm việc với bản đồ câm, giúp các em có thói quen làm việc với độc lập, nhằmcủng cố kiến thức đã học ở trên lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rènluyện kĩ năng bản đồ cần thiết
- Bản đồ câm có mối quan hệ chặt chẽ với sách giáo khoa, bản đồ trong sáchgiáo khoa, bản đồ treo tường và atlat Nếu giáo viên biết hướng dẫn cho học sinh khaithác các mối quan hệ này thì sẽ tạo điều kiện để các em hoạt động nhận thức tự giác
và tích cực
- Có thể lấy kết quả thực nghiệm khoa học của các nhà tâm lí về hoạt
động nhận thức để minh chứng hiệu quả khai thác mối quan hệ này khi thực
hành trên bản đồ câm: học sinh tự trình bày kết hợp với thực hành trên bản đồ
sẽ lưu giữ được 90% lượng tri thức của bài học
2.4.5 Phương pháp khai thác các loại biểu đồ Địa lí 10
- Trong SGK Địa lí 10 đã sử dụng các biểu đồ sau:
Bài 6 - Hình 6 1 – Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trongnăm
Bài 13 - Hình 13.1 – Phân bố lượng mưa theo vĩ độ
Bài 17 - Hình 14.2 – Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm
Bài 22 - Hình 22.1 – Tỉ suất sinh thô thời kí 1950 – 2005
Trang 16- Hình 22.2 – Tỉ suất tử thô thời kì 1950 - 2005
Bài 23 - Hình 23.1 – Các kiểu tháp dân số cơ bản
- Hình 23.2 – Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn
Độ, Bra-xin và Anh, năm 2000 (%)
Bài 32 - Hình 32.6 – Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%)
- Khi khai thác hình vẽ là biểu đồ thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xétbiểu đồ đó phản ánh cái chung của lãnh thổ hay đi sâu giải thích các khía cạnh khácnhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế của lãnh thổ đó Trên cơ sở đó khắc sâu vào tâm tríhọc sinh các khía cạnh tiêu biểu quan trọng này Nhìn chung, các biểu đồ trong SGKĐịa lí 10, thể hiện một trong số vấn đề sau :
Biểu đồ biểu hiện động thái phát triển (tăng, giảm) của một hiện tượng
Sự tăng giảm này có thể liên tục, có thể gián đoạn, có thể đều đặn hoặckhông đều đặn tùy thuộc vào sự biểu hiện của biểu đồ
Biểu đồ biểu hiện cơ cấu của hiện tượng Các hiện tượng biểu hiện cóthể là cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu GDP, cơ cấu của một thành phầntrong tổng thể…
Biểu đồ biểu hiện các mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lươngthực, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, giữa dân số thànhthị và nông thôn…
Biểu đồ biểu hiện kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính thì cần phântích và so sánh:
Hình dạng của tháp tuổi
Cơ cấu dân số theo độ tuổi, tính số lượng dân cư trong độ tuổi laođộng, dân cư ngoài độ tuổi lao động (tỉ lệ dân cư phụ thuộc)
Nguyên nhân của hiện tượng
Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế đất nước
- Quy trình chung sử dụng biểu đồ:
Đọc biểu đồ: Quan sát hình dạng biểu đồ (dạng hình cột đơn, cột ghéphay cột chồng, biểu đồ hình tròn: có cấu trúc hoặc phi cấu trúc, dạngđường đơn hay nhiều đường biểu hiện nhiều hiện tượng, biểu đồ kết hợpcột và đường, biểu đồ miền, biểu đồ thanh ngang…)
Xem xét nội dung biểu hiện về nông nghiệp, công nghiệp, dân cư,… vàđọc bản chú giải (nếu có)
Xem xét cấu trúc: biểu hiện các thành phần, các bộ phận hay biểu hiện
cơ cấu, biểu hiện một, hai hay nhiều hiện tượng có quan hệ chặt chẽ vớinhau
Xác định quy mô (độ lớn) của các thành phần, tỉ trọng (thị phần) củachúng, xu hướng phát triển (tăng hay giảm) và tầm quan trọng của từngthành phần
Nhận xét và giải thích: Dựa trên phân tích hình dạng, nội dung, cấu trúc,
độ lớn và thị phần của hiện tượng để nêu nhận xét Giải thích nguyênnhân
Kết luận: Nhận thức hiện tượng nghiên cứu
Trang 172.4.6 Phương pháp khai thác hình vẽ, tranh ảnh Địa lí 10
- Trong sách giáo khoa Địa lí 10 có các hình vẽ và tranh ảnh sau:
Bài 1 - Hình 1.1 – Mặt chiếu tiếp xúc với bề mặt Điạ Cầu
- Hình 1.2 – Ba vị trí của mặt chiếu trong phép chiếu phương vị
Bài 5 – Hình 5.1 – Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà
- Hình 5.2 – Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển độngcủa chúng
- Hình 5.4 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TráiĐất
Bài 6 – Hình 6.2 – Các mùa theo dương lịch ở bán cấu Bắc
- Hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa vàtheo vĩ độ
Bài 7 – Hình 7.1 – Cấu trúc của Trái Đất
- Hình 7.2 – Lớp vỏ Trái Đất Thạch quyển
- Hình 7.4 – Hai mảng kiến tạo tách rời nhau
- Hình 7.5 – Hai mảng kiến tạo xô vào nhau Bài 8 – Hình 8.1 – Hiện tượng uốn nếp
- Hình 8.2 – Nếp uốn của các lớp đá trầm tích ở vùng núi
- Hình 8.3 – Địa luỹ và địa hào Bài 9 – Hình 9.1 – Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột
- Hình 9.2 – Hang động – kết quả của sự hoà tan đá vôi do nước
- Hình 11.2 - Phân phối bức xạ mặt trời
- Hình 11.4 – Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi Bài 12 – Hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất
- Hình 12.4 – Gió biển và gió đất
- Hình 12.5 – Quá trình hình thành gió fơn Bài 15 – Hình 15 – Sơ đồ tuần hoàn của nước
Bài 16 – Hình 16.1 – Chu kì tuần trăng
- Hình 16.2 – Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào cácngày “triều cường”
- Hình 16.3 – Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém”
Trang 18Bài 17 – Hình 17 – Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa
Bài 18 – Hình 18 – Các vành đai của thực vật theo độ cao ở núi An-pơ (châuÂu)
Bài 19 – Hình 19.3 – Đài nguyên
Bài 20 - Hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
- Hình 20.2 – Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá Bài 28 – Hình 28.1 – Bông lúa mì và cánh đồng lúa mì
- Hình 28.3 – Cây ca cao và quả ca cao
- Hình 28.4 – Cây củ cải đường
- Hình 28.6 – Thanh niên tích cực tham gia trồng rừng ngập mặn
Bài 29 – Hình 29.1 – Chăn nuôi bò ở Nam Mĩ
- Hình 29.2 Chăn nuôi dê ở châu Phi
- Hình 29.4 – Đồi mồi và trai ngọc Bài 32 – Hình 32.1 – Khai thác dầu trên biển ở Việt Nam
- Hình 32.2 – Nhà máy điện khí đốt ở Ấn Độ
- Hình 32.7 – Sản xuất ôtô ở Hàn Quốc
- Hình 32.8 – Nhà máy hoá dầu ở Nhật Bản Bài 37 – Hình 37.1 – Tầu cao tốc TGV của Pháp, có tốc độ chạy tàu tới260km/giờ
Bài 40 – Hình 40 Tỉ trọng buôn bán hàng hoá giữa các vùng và bên trong cácvùng, năm 2004 (theo WTO)
Bài 41 – Hình 41.1 – Khai thác than
Bài 42 – Hình 42 – Bãi rác ở Ma-ni-la (phi-lip-pin)
- Khi dạy đến các tranh ảnh, các hình vẽ trên đây giáo viên cần dừng lại hướngdẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí tàng trữ ở trong đó:
Đối với hình là tranh ảnh – Những hình ảnh tiêu biểu của một quốc giahay là hiện tượng thiên nhiên, xã hội kì thú đặc biệt thì giáo viên nênkhai thác để các hình ảnh đó, các biểu tượng địa lí, in đậm trong tâm tríhọc sinh trên nền kiến thức chung về lãnh thổ đang học tập, nghiên cứu
- Quy trình chung khái thác một bức tranh ảnh :
Trang 19 Giá trị của bức tranh trong học tập địa lí
bố các đai cao hạ áp, quy luật của gió; quy luật tuần hoàn của nước, quyluật thuỷ triều, các vành đai thực vật và đất trên các núi cao và cấu trúccủa lớp vỏ địa lí của Trái Đất
Quy trình chung khai thác một hình vẽ:
Đọc tên hình vẽ
Xác định hình vẽ đó mô phỏng cái gì ? (Ví dụ: Bài 6 – Hình 6.4 – Môphỏng các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu; Bài 14 – Hình 14.1 –
Mô phỏng sự phân phối năng lượng Mặt Trời; Bài 19 - Hình 19.1 –
Mô phỏng sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất )
Giá trị của hình vẽ đó trong việc diễn giải các dấu hiệu của khái niệmđịa lí tự nhiên hay diễn giải các quy luật địa lí tự nhiên
Giá trị về tự nhiên, danh thắng
2.4.7 Sử dụng phối hợp các loại hình trong việc hình thành kiến thức địa lí 10
đồ Sự phối hợp này diễn ra trong từng bài học địa lí, liên tục xuyên suốt chươngtrình địa lí 10, cũng như sự phối hợp kế tiếp từ lớp dưới lên lớp trên Ngoài ra, cáchình vẽ, tranh ảnh và bảng biểu bao giờ cũng có địa chỉ rõ ràng trên lãnh thổ địa lí màthầy và trò đang giảng dạy và học tập Lãnh thổ này đã được bản đồ phản ánh rất đầy
đủ và rõ ràng Các tác giả viết sách tách tranh ảnh, biểu đồ và các bảng biểu ra mộtcách tương đối để diễn giải các hiện tượng cụ thể, khắc sâu trong kí ức học sinh Do
đó, người giáo viên cần liên kết và phối hợp kênh hình một cách hợp lí, chặt chẽ sẽgiúp học sinh nắm bắt kiến thức hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học chắc chắn Kinhnghiệm cho hay, muốn sử dụng kênh hình thành công người giáo viên phải nhất thểhoá kiến thức trong đầu của mình với kiến thức tàng trữ trong kênh hình để truyền đạtkiến thức cho học sinh
Trang 202.4.7.2 Một số ví dụ phối hợp khai thác kênh hình trong việc dạy học Địa
Đây là bức ảnh thể hiện vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà Thiên
hà chứa Hệ Mặt Trời, được gọi là Ngân Hà đó là một trong hàngtrăm tỉ thiên hà trong khoảng không gian vô cùng vô tận Khoảngkhông gian vô tận mà con người nhận thức được gọi là Vũ Trụ.Trong Dải Ngân Hà, Mặt Trời cũng chỉ là 1 trong khoảng 1, 5 tỉngôi sao phát sáng
Qua hình , chúng ta thấy hệ Mặt Trời chỉ là 1 chấm sáng trong hàng tỉ chấmsáng trong Dải Ngân Hà
Phương pháp sử dụng
Hình 5.1 được sử dụng để giảng dạy mục I – Vũ trụ Học thuyết
về sự hình thành Vũ Trụ Khái niệm "Vũ Trụ", HS đã được học ởlớp 6, ở đây GV cần hướng dẫn HS kết hợp quan sát ảnh và kiếnthức đã học để nắm được nội dung cơ bản của khái niệm này