1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học tích cực môn địa lí 10

41 699 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Như vậy phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trên kênh hình được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến th

Trang 1

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 1

Các phương pháp dạy học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đang dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy học sinh làm trung tâm Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng Bởi vì:

- Trước đây, các nhà phương pháp dạy học địa lí và các nhà địa lí học nổi tiếng của Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov và nhiều người khác cho rằng: muốn dạy học địa lí có kết quả tốt thì tính trực quan trong dạy học là điều rất cần thiết

- Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như: I.I.Alecne, I.D.Dvere và các nhà phương pháp của Việt Nam nói chung, cũng như các nhà phương pháp dạy học địa lí nói riêng, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực quan trong dạy học địa lí Như vậy phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trên kênh hình được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái niệm, thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất

đa dạng, Số hóa bởi chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí

- Trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, hệ thống kiến thức địa

lí tàng trữ ở kênh hình bao gồm:

+ Các loại hình bản đồ: Quả Địa Cầu, bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ trong át lát, bản đồ câm

+ Các loại tranh ảnh, hình vẽ và bảng biểu

+ Các loại phim ảnh, video clip, phim hình chiếu

Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến thức ở kênh chữ và kênh hình Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp Sự phối hợp biểu hiện kiến thức trên kênh chữ của các nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt để kiến thức ở kênh chữ và kênh hình của giáo viên và học sinh đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa

lí trực quan sinh động hơn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức bền chặt hơn, chắc chắn hơn

Trang 2

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 2

Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện nay cho thấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học sinh khai thác hết nguồn tri thức phong phú và bổ ích này Vì vậy, học sinh tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế Vì vậy tôi lựa

chọn đề tài : “ Khai thác kênh hình trong dạy học tích cực môn địa lí 10”

2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định cơ sở lí luận của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

- Nêu những nguyên tắc sử dụng kênh hình trong dạy học đia lí

- Xây dựng quy trình sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, hình vẽ và bảng biểu trong việc hình thành kiến thức địa lí cho học sinh lớp 10, ở trường THPT Chu Văn An

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tham khảo các tài liệu khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước để xây dựng cơ

sở lí luận cho đề tài

- Điều tra và khảo sát, xây dựng quy trình sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa

lí 10

- Thực nghiệm sư phạm ở học sinh lớp 10 trường THPT Chu Văn An để khẳng định tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhiều nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đã nghiên cứu việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí theo hướng tích cực:

- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa

lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000

- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998

- Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vận dụng phương pháp Graph vào giảng dạy địa lí lớp 6 và lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993

- PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế- xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1997

Nghiên cứu các đề tài của các nhà khoa học giáo dục, chúng ta nhận thấy rằng việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan, sinh động hơn, việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng và khắc sâu kiến thức trong trí nhớ học sinh hơn, giúp học sinh say mê, hứng thú trong việc học tập môn địa lí

Các công trình nghiên cứu trên đây đã giúp cho tôi về cơ sở lí luận, những định hướng, những tư liệu quý giá, những gợi ý để xây dựng và thực hiện đề tài trên cơ sở

kế thừa và phát triển kiến thức của những người đi trước

Trang 3

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 3

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, do thời gian hạn hẹp, tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu phương pháp sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa lí 10 cơ bản nói chung và thực nghiệm ở trường THPT Chu Văn An

6 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, bao gồm việc nghiên cứu hệ thống và phương pháp phân tích hệ thống

- Phương pháp thực địa, bao gồm việc điều tra và khảo sát tình hình sử dụng kênh hình ở lớp 10, trao đổi với đồng nghiệp về vấn đề này

- Phương pháp thống kê toán học, bao gồm thống kê và xử lí kết quả điều tra thực tế, thống kê và xử lí kết quả thực nghiệm phục vụ đề tài

- Phương pháp thực nghiệm nhằm minh chứng tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài

Trang 4

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận dạy học

1.1.1.Khoa học Địa lí - Môn học Địa lí

- Bài học địa lí là một hệ thống khoa học Địa lí ngày nay đã trở thành một hệ thống gồm nhiều ngành khoa học có đối tượng và nhiệm vụ khác nhau, trong đó có hai ngành chủ yếu là Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội Hai ngành này tuy có mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng không thể tách rời nhau, vì cùng có đối tượng nghiên cứu chung về mặt không gian là “sự tổ chức lãnh thổ các cấp” Tương ứng với Khoa học Địa lí là môn học Địa

lí trong nhà trường phổ thông Môn Địa lí phổ thông cũng gồm có hai ngành khoa học: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội và được phản ánh trong chương trình gồm cả hai phần: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội

+ Trong Địa lí tự nhiên, học sinh được học hệ thống kiến thức địa lí tự nhiên + Trong Địa lí kinh tế - xã hội, học sinh được học hệ thống kinh tế - xã hội

- Toàn bộ hệ thống kiến thức địa lí đã được chọn lọc, sắp xếp theo một hệ thống trong từng lớp học từ dưới lên trên: từ Địa lí tự nhiên học đến kinh tế - xã hội,

hệ thống kiến thức đại cương được cung cấp làm cơ sở cho địa lí khu vực Hệ thống kiến thức trong từng lớp học lại được sắp xếp logic trong các bài học địa lí Hệ thống bài học trong từng lớp và cả chương trình địa lí phổ thông là một hình thức tổ chức dạy học địa lí Bài học là một đơn vị kiến thức của nội dung dạy học, có vị trí xác định trong hệ thống chương trình, sách giáo khoa và có quan hệ chặt chẽ với các bài học khác trong mỗi chương trình và trong cả hệ thống chương trình Bài học chứa đựng một khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định trong chương trình Nó được cấu thành bởi một hệ thống các khái niệm, được sắp xếp một cách logic, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau để làm rõ một đơn vị kiến thức

1.1.2 Hệ thống bài học là hệ thống phát triển

Nếu như ta coi môn học là một đối tượng nghiên cứu thì cần phải nhìn nhận nội dung môn học được diễn đạt bởi một hệ thống khái niệm Hệ thống này phát triển theo lôgic của nó Logic nội dung của hệ thống cũng chính là lôgic tiếp thu kiến thức của người học Muốn vậy hệ thống khái niệm có trong nội dung môn học phải là hệ thống phát triển Nói rộng ra, hệ thống bài học trong môn học và hệ thống bài học trong cả chương trình Địa lí phổ thông là hệ thống phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp Để hình thành hệ thống khái niệm địa lí phổ thông, ngoài nội dung, còn cần phải có hệ thống phương tiện dạy học và các phương pháp tương ứng

1.1.3.Nội dung của bài học địa lí là khái niệm

Khoa học Địa lí là một hệ thống khái niệm được xây dựng như một cơ cấu dựa trên một nền tảng thực tế địa lí Môn học Địa lí phổ thông phải lấy Khoa học Địa lí làm cơ sở Các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa đã tìm hiểu những thành tựu mới nhất, đáng tin cậy của Khoa học Địa lí rồi chuyển hoá nó thành môn học

Trang 5

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 5

trong nhà trường Như vậy, các nhà sư phạm đã thực hiện chức năng thứ nhất, biến khoa học lớn thành môn học, từ đó giáo viên mới thực hiện chức năng thứ hai, biến tri thức của môn học ấy thành tài sản riêng của mỗi học sinh

1.1.4 Khái niệm là một hệ thống

Mỗi đối tượng, hiện tượng đều là một khái niệm vật chất, nó có nội dung và hình thức diễn đạt trong hiện thực Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa hình thức và nội dung của các đối tượng và hiện tương địa lí, đó là lôgic phát triển bên trong của khái niệm được diễn đạt một cách trung thực qua các hình thức của nó Nội dung và hình thức có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời Trong hiện thực, ta không thể tách nội dung khái niệm ra khỏi hình thức của nó, vì vậy có thể nghiên cứu nội dung ấy thông qua việc theo dõi các hình thức tất yếu của nó Đây là sự nhận thức cảm tính đầu tiên Sau đó tiếp tục nhận thức bằng cách phân chia đối tượng làm hai, phần tồn tại trong hiện thực và phần diễn đạt nó trong tư duy, một cách nhân tạo võ đoán (võ đoán chính là dùng kí hiệu, ngôn ngữ tổ hợp lại thành khái niệm) Cuối cùng, phải xác định xem bài học thể hiện khái niệm ở hình thức nào Mỗi bài học là một quá trình hình thành khái niệm Khái niệm là hình thức của tư duy, là cơ sở hoạt động của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất Trong khái niệm, thứ nhất, bản chất của sự vật được phản ánh; thứ hai, sự vật hay lớp sự vật nổi bật trên cơ sở của các dấu hiệu cơ bản khác biệt Khái niệm không chỉ là công cụ tư duy mà còn là kết quả của quá trình

tư duy Khái niệm không chỉ là điểm xuất phát trong sự vận động của nhận thức mà còn là sự tổng kết của quá trình vận động đó Nhận thức khoa học càng phát triển thì các khái niệm khoa học có nội dung ngày càng đổi mới, càng tiếp cận với bản chất của

sự vật, hiện tượng

Trong nghiên cứu khoa học địa lí, mỗi khái niệm luôn gắn liền với một đối tượng, hiện tượng địa lí cụ thể nào đó Để hình thành khái niệm, người ta phải nghiên cứu phân tích đối tượng, tìm ra những dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng để phân biệt với các đối tượng khác.Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những đối tượng và hiện tượng địa lí đã được trừu tượng hoá và khái quát hoá, dựa vào các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp ) Khái niệm địa lí cũng giống như tất cả các khái niệm khác, là kết quả của tư duy trừu tượng Nó là đơn vị cơ sở của tri thức địa lí Khái niệm địa lí có tính chất không gian, có quan hệ với sự phân bố không gian Đó chính là dấu hiệu phân biệt chúng với các khái niệm khoa học khác

Khái niệm địa lí được phân ra ba nhóm:

- Khái niệm địa lí chung là những khái niệm chỉ toàn bộ một loạt các sự vật, hiện tượng địa lí cùng loại có những thuộc tính giống nhau

- Khái niệm địa lí riêng là những khái niệm chỉ những sự vật, hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng, phản ánh tính độc đáo của nó

- Khái niệm địa lí tập hợp là khái niệm địa lí trung gian giữa khái niệm địa lí chung và khái niệm địa lí riêng

Trang 6

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 6

Mỗi khái niệm trên đây bao gồm một hệ thống các dấu hiệu, các bộ phận để chứng tỏ nó là nó chứ không phải cái khác Những dấu hiệu này biểu hiện ra ở các hình thức diễn đạt có thể bằng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, video clip Khái niệm có nội dung hiện thực tự nhiên, nội dung đó là quy luật tồn tại trong các đối tượng, hiện tượng địa lí, nó tồn tại ở hình thức khái niệm tinh thần, trong đầu và ở bên ngoài, là hình thức vật chất “tàng hình” trong đối tượng, hiện tượng địa lí và hình thức nhân tạo

võ đoán “tàng hình” trong các dạng ngôn ngữ, mô hình, kí hiệu Nhờ có thao tác tư duy mà lôgic tồn tại của các đối tượng, hiện tượng ở “dạng tĩnh, ẩn tàng” chuyển thành “dạng động, hiện thực” và nhờ tách được nó ra khỏi đối tượng, hiện tượng mà chủ thể (học sinh) nạp được chúng vào trong đầu óc của mình (bộ nhớ), để lĩnh

hội (hình thành) khái niệm

1.1.5.Phương pháp hình thành khái niệm địa lí

Quá trình dạy học một bài học địa lí là quá trình hình thành khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó Đó là quy trình dạy học tích cực, quy trình nhận thức Đặc điểm cơ bản của quy trình nhận thức là:

- Người học, chủ thể của hoạt động nhận thức, tự mình tìm ra kiến thức bằng chính hoạt động của mình

- Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn học

- Nhà giáo – chuyên gia về việc học – là người tổ chức và hướng dẫn quá trình kết hợp cá nhân với xã hội hoá việc học tập của người học

- Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh

Từ đặc điểm nhận thức kiến thức trên đây, có thể nói hoạt động nhận thức là một loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệ thực…Dưới

sự hướng dẫn của GV, HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách Quá trình đó được diễn ra theo con đường nhận thức chung của loài người, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan Muốn vậy đòi hỏi HS phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của mình Tích cực hoá là một hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động Từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của GV

Dạy học chính là quá trình tổ chức cho HS tự lĩnh hội tri thức HS có vai trò chủ động tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, tự khám phá ra “cái chưa biết”, tìm ra kiến thức, tìm chân lí dưới sự chỉ đạo của GV GV không còn là người truyền đạt tri thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học tập cho HS chiếm lĩnh tri thức HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề về lí thuyết cũng như thực hành trên các hình vẽ, biến hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chung thành tài sản riêng của mình

Hiện nay, trong chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường nói chung, trong chương trình Địa lí lớp 10 nói riêng, đều có những hình vẽ, tranh ảnh và bảng biểu Phải làm cho HS hiểu được các hình trong mỗi bài học địa lí đi kèm với

Trang 7

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 7

kiến thức địa lí là những dấu hiệu, những biểu tượng khác nhau của các kiến thức trong bài học, do đó cần phải khai thác đầy đủ các hình trong bài học Khi khai thác các hình trong bài học, một mặt nắm vững kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo; mặt khác, để bồi dưỡng cho HS có được năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn trong học tập Quá trình thực hiện khai thác kênh hình diễn ra theo hai giai đoạn: trang

bị tri thức về khai thác kênh hình; tổ chức cho HS hoạt động khai thác kênh hình phục

vụ bài học Nói một cách khác, thực chất của quá trình này là thầy tổ chức, trò thi công sử dụng kênh hình địa lí Đó là đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Học sinh

Học sinh nhìn chung năng động, ham học hỏi, phụ huynh quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học của con em mình Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các em tỏ ra có hứng thú học tập nhưng thiếu say mê với bộ môn địa lí Nhiều học sinh cho rằng “địa

lí là môn học phụ, môn học thuộc lòng”, do vậy các em rất ít đầu tư cho môn học Khi gặp các dạng bài đòi hỏi tư duy như : phân tích bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ phần lớn học sinh rất lúng túng

1.2.2 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học khá đảm bảo, HS trong lớp đều có SGK Bản

đồ giáo khoa treo tường, tập bản đồ và Atlat địa lí đã được trang bị, các thiết bị dạy và học địa lí đã được nhà trường mua sắm Tuy nhiên, vẫn còn thiếu khá nhiều và chất lượng các thiết bị chưa đảm bảo

1.2.3 Tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở trường THPT

Phần lớn các GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giảng do thiếu phương tiện học nên hiệu quả học tập chưa cao Nhiều GV

và HS chưa tiếp cận được với các thiết bị hiện đại hoặc còn xem nhẹ kênh hình, nên việc rèn luyện kĩ năng địa lí còn hạn chế so với việc rèn luyện kĩ năng toán, văn có

GV, HS và gia đình các em còn cho rằng môn Địa lí là môn phụ, nên ít đầu tư thời gian học tập

1.2.4 Tình hình thực tế sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 ở trường THPT Chu Văn An

Đại đa số giáo viên và học sinh đều sử dụng kênh hình truyền thống như: lược

đồ, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, tập atlat, tranh ảnh sưu tầm Việc sử dụng CNTT còn hạn chế vì trường chỉ có một phòng dạy CNTT chung cho tất cả các môn học do đó không đáp ứng đủ yêu cầu về cách dạy học trực quan của môn Địa Lí

Phần lớn giáo viên sử dụng các kênh hình như: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu mới chỉ dùng ở chức năng trực quan, minh hoạ cho bài giảng chứ chưa khai thác nội dung, chưa hướng dẫn cho học sinh khai thác các kiến thức từ kênh hình đó

Trang 8

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 8

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10

2.1 Quan niệm về kênh hình trong các sách giáo khoa địa lí

Trong sách giáo khoa địa lí nói chung và trong sách giáo khoa địa lí lớp 10 nói riêng, kiến thức được trình bày bằng nhiều loại ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ đồ hoạ, ngôn ngữ toán học Ngôn ngữ văn học (chữ viết) được trình bày thông qua kênh chữ, ngôn ngữ toán học được trình bày thông qua công thức, bảng biểu, số liệu còn các ngôn ngữ khác được trình bày thông qua kênh hình Tất cả các hình vẽ, bao gồm các sơ đồ, lược đồ, bản đồ, và các sản phẩm khoa học của bản đồ, tranh ảnh

và các hình vẽ, các bảng biểu( biểu đồ, đồ thị hoặc bảng sồ liệu gắn với biểu đồ, với bản đồ hoặc được diễn giải gắn với một quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định, gọi chung là bảng biểu) trong sách giáo khoa được gọi chung là kênh hình Chúng cótính trực quan cao và diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí

Hệ thống các kiến thức chứa đựng trong kênh chữ giúp học sinh hình thành kiến thức cơ bản , phát triển tư duy địa lí, tư duy trừu tượng, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng Hệ thống kiến thức này được xích lại gần thực tế hơn nếu biết khai thác những kiến thức trong kênh hình phục vụ bài học địa lí Ngoài kiến thức địa lí minh hoạ cho kênh chữ, những kiến thức tàng trữ trong kênh hình có khả năng nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh mà kênh chữ chưa

đề cập đến hoặc điều kiện thời gian không cho phép

2.2 Các loại hình, tranh ảnh và bảng biểu trong dạy học Địa lí 10

2.2.1 Các loại hình:

- Các hình vẽ, sơ đồ (gồm các sơ đồ có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ hoặc sơ đồ không có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ), lược đồ, bản đồ và các sản phẩm của khoa học bản đồ để bàn hoặc treo tường

- Các loại hình trong sách giáo khoa trình bày sự phân bố không gian và các mối quan hệ của đối tượng, hiện tượng được đề cập đến trong sách giáo khoa mà thầyvà trò học tập, nghiên cứu Tuỳ từng qui mô nghiên cứu và tính chất của các đối tượng, hiện tượng mà hình được vẽ theo một tỉ lệ nhất định tương ứng với nội dung địa lí cần biểu hiện

- Dựa vào tính chất của các hình và cách sử dụng mà chia ra:

+ Các sơ đồ có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các lược đồ và bản đồ treo tường hoặc để bàn

+ Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các sơ đồ graph và các sơ

đồ khác nhìn gần hoặc nhìn xa

+ Các hình vẽ không theo tỉ lệ, trình bày các mối quan hệ không gian hai chiều,

ba chiều, các mối quan hệ thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai của các đối tượng, hiện tượng; các hình vẽ treo tường hay để bàn

 Khi sử dụng các hình vẽ nên phối hợp giữa chúng, phối hợp giữa hình

vẽ với các tranh ảnh và bảng biểu dùng trong chương trình địa lí 10

Trang 9

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 9

2.2.2 Các loại tranh ảnh và bảng biểu

- Nhận rõ được vai trò to lớn của tranh ảnh và bảng biểu, nước ta và

nhiều nước khác đã có quy định số lượng tranh ảnh và bảng biểu cho từng

chương trình địa lí Các loại tranh ảnh treo tường hoặc để bàn( nhìn xa hoặc

nhìn gần; các loại tranh ảnh phản ánh nội dung tự nhiên, kinh tế, xã hội; các

loại tranh ảnh toàn phần hay trích đoạn một phần sự vật, hiện tượng hoặc

phân biệt theo ngôn ngữ đồ họa, hội họa hay nghệ thuật( tranh vẽ, ảnh chụp,

các sơ đồ, mặt cắt )

- Các loại bảng biểu bao gồm: bảng biểu minh hoạ, sơ đồ, đồ thị, mặt cắt, biểu

đồ, số liệu thống kê nằm ở trong sách giáo khoa hay treo ở trên tường dùng cho giáo viên giảng dạy

- Trong sách giáo khoa địa lí 10, tranh ảnh và bảng biểu cũng có đủ loại như đã trình bày ở trên Song mỗi loại có cách khai thác riêng hoặc khai thác kết hợp với bản

đồ, với hình vẽ, với biểu đồ, sơ đồ, mặt cắt phục vụ từng bài học địa lí

2.3 Ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong dạy học địa lí

- Trong việc dạy học địa lí ở lớp 10, giáo viên đã sử dụng nhiều đồ dùng dạy học khác nhau như tranh ảnh, bảng biểu, băng hình, bản đồ, mỗi loại đồ dùng có một giá trị nhất định trong dạy học địa lí Bản đồ giáo khoa, bao gồm các bản đồ giáo khoa treo tường ; bản đồ, sơ đồ, lược đồ trong SGK; các bản đồ câm và át lát địa lí Trong

số các loại hình bản đồ giáo khoa kể trên, các sơ đồ, lược đồ và bản đồ trong sách giáo khoa được học sinh tiếp xúc nhiều nhất và đây cũng là loại hình duy nhất gần như học sinh nào cũng có thể có, các em thường dùng để học ở nhà, học ở trường (các loại hình treo tường, bản đồ câm, át lát địa lí nhiều học sinh không có) Hơn nữa loại hình này gắn bó với các bài học địa lí rất khăng khít không thể tách rời, nó giúp học sinh tư duy địa lí gắn liền với từng lãnh thổ Các kiến thức địa lí được chọn lọc và trình bày trong bài học bằng ngôn ngữ viết, còn các sơ đồ, lược đồ, bản đồ phản ánh chúng bằng ngôn ngữ bản đồ Sự phối hợp giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ bản đồ làm cho việc phản ánh thực tế địa lí sinh động hơn, đầy đủ hơn, giúp cho việc nhận thức thực tế địa

lí dễ dàng hơn, sâu sắc hơn Các sơ đồ, lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa còn giúp học sinh nhìn bao quát được các hiện tượng diễn ra trong các khoảng không gian rộng lớn trên Trái Đất mà học sinh không thể tri giác trực tiếp được Chúng cũng mở rộng khái niệm không gian cho học sinh, cho phép các em thiết lập các mối quan hệ tương

hỗ và nhân quả giữa các hiện tượng, trong các quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội phát triển tư duy logic, năng lực quan sát, đồng thời hình thành trong các em thế giới quan duy vật biện chứng

- Các sơ đồ, lược đồ, bản đồ còn tham gia hình thành trong học sinh các quy luật phân bố của các đối tượng địa lí, quy luật phân bố lực lượng sản xuất, quy luật phân công lao động theo lãnh thổ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường Loại hình này nếu được phối hợp sử dụng với các loại hình bản

đồ khác như bản đồ giáo khoa treo tường, át lát, bản đồ câm thì kết quả học tập địa lí còn tăng lên gấp bội

- Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ và các hình vẽ, biểu đồ, tranh ảnh trong SGK có giá trị không nhỏ trong việc hình thành các mối quan hệ địa

Trang 10

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 10

lí, các biểu tượng và khái niệm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội Các loại đồ dùng trên đây, khi tiến hành giảng dạy nhất thiết phải liên hệ với bản đồ, lãnh thổ có biểu đồ, tranh ảnh, hình vẽ đó tồn tại Không liên hệ với bản đồ thì các phương tiện trên không

có giá trị thực tiễn và các biểu tượng, khái niệm không được củng cố vững chắc trong học sinh

2.4 Các phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí 10

2.4.1 Phương pháp khai thác kiến thức trên Quả Địa Cầu

- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất mà trong đó tất cả các yếu tố của nó như bán kính Trái Đất, hệ thống kinh vĩ tuyến, diện tích các lục địa, đảo và đại dương đều giảm đi theo một tỉ lệ nhất định Quả Địa Cầu biểu hiện đúng các đối tượng quan trọng trên bề mặt Trái Đất và giữ được tính chất địa lí của chúng Khoảng cách và diện tích, góc và hình dạng đối tượng không có sai số chiếu hình Tỉ lệ của Quả Địa Cầu như nhau tất cả mọi điểm Quả Địa Cầu cho ta một khái niệm đúng và trực quan về hình dạng Trái Đất, về kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của các phần trên bề mặt Trái Đất; đồng thời cụ thể hoá các yếu tố của Trái Đất- trục quay, các cực và mạng lưới địa lí (thường gọi là hệ thống kinh vĩ tuyến) Trục quay của quả cầu là trục quay tưởng tượng của Trái Đất Cực của quả Địa Cầu là giao điểm giữa trục quay và mặt elipxôit của Trái Đất Kinh tuyến Trái Đất là giao tuyến giữa mặt phẳng đi qua trục và mặt elipxoit trái Đất, biểu hiện trên quả Địa Cầu là đường nối hai cực Trái Đất Đường xích đạo có chiều dài L=2πR (R là bán kính Trái Đất được công nhận bằng 6378, 245 km) tính gần đúng bằng 40.000 km, chia Trái Đất ra làm hai phần bằng nhau Nửa trên có cực Bắc của Trái Đất gọi là Bắc Bán Cầu Nửa dưới có cực Nam của Trái Đất gọi là Nam Bán Cầu Tất cả những đường song song với đường xích đạo là các đường vĩ tuyến được tính bằng công thức: l=2πr(r là bán kính vĩ tuyến

ở vĩ độ φ) hoặc l=2π RCosφ(r = R.Cosφ) Hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả Địa Cầu vuông góc với nhau

- Nói chung, tỉ lệ quả Địa Cầu dùng trong thực tiễn thay đổi từ 1/100.000.000 đến 1/25.000.000.Quả Địa Cầu dùng trong nhà trường thường có tỉ lệ 1/50.000.000, tức là 1cm trên quả Địa Cầu tương ứng với 500 km trên bề mặt Trái Đất Các loại quả Địa Cầu gồm: quả Địa Cầu tự nhiên, quả Địa Cầu địa hình, quả Địa Cầu chính trị

Sử dụng quả Địa Cầu để hình thành khái niệm cơ bản như kinh, vĩ tuyến, các cực, bán cầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cầu Tây, các đại lục và châu lục trên thế giới

2.4.2 Phương pháp khai thác kiến thức trên một số loại hình bản đồ Địa lí 10

- Trong nhà trường đã dùng các loại phương tiện: bản đồ, sơ đồ và lược đồ có nguồn gốc tài liệu bản đồ, vì vậy trong đề tài này tôi dùng thuật ngữ “bản đồ” để chỉ chung cho các phương tiện trên

- Trong chương trình và sách giáo khoa Địa lí 10 đã sử dụng các bản đồ, sơ đồ

và lược đồ sau:

Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện bản đồ

 Hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam

 Hình 2.3 – Gió và bão ở Việt Nam

 Hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á

Trang 11

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 11

- Hình 2.5 – Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam

- Hình 2.6 – Một số cách khác nhau thể hiện vùng thuốc lá

Bài 5 – Hình 5.3 – Các múi giờ trên Trái Đất

Bài 7 - Hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển

Bài 10 - Hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ

Bài 11 - Hình 11.3 – Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương

Bài 12 - Hình 12.2 – Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7

- Hình 12.3 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1

Bài 13 – Hình 13.2 – Phân bố lượng mưa trên thế giới

Bài 14 - Hình 14.1 – Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất

Bài 16 - Hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới

Bài 19 - Hình 19.1 – Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới

Bài 28 - Hình 28.2 – Phân bố các cây lương thực chính trên thế giới

- Hình 28.5 – Phân bố các cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới Bài 29 - Hình 29.3 – Phân bố đàn gia súc trên thế giới

Bài 32 - Hình 32.3 – Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kì 2000 – 2003

- Hình 32.4 – Phân bố sản lượng điện năng trên thế giới, thời kì 2000 –

2003

- Hình 32.5 – Khai thác quặng sắt và sản xuất thép trên thế giới, thời kì

2000 – 2003

- Hình 32.9 – Sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới, năm 2000

Bài 33 - Hình 33 – Sơ đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Bài 35 - Hình 35 – Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước năm 2001 Bài 37 - Hình 37.2 – Số ôtô bình quân trên 1000 dân, năm 2001

- Hình 37.3 – Các luồng vận tải hàng hoá bằng đường biển chủ yếu trên thế giới

Bài 38 - Hình 38.1 – Kênh Xuy-ê

- Hình 38.2 – Kênh Pa-na-ma

Bài 39 - Hình 39 – Bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân, năm 2001

- Các bản đồ, sơ đồ và lược đồ trên đây trong SGK Địa lí 10 đã được sử dụng triệt để; đồng thời phối hợp khai thác kiến thức ở trên bản đồ treo tường Khi sử dụng từng bản đồ cụ thể, giáo viên cần thống nhất sử dụng quy trình chung

Trang 12

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 12

 Đọc tên bản đồ để hiểu ba nội dung:

 Nội dung địa lí

 Không gian bao quát trên bản đồ

 Thời gian thành lập biểu đồ

 Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục:

 Đối với bản đồ:

 Đọc lưới chiếu để hiểu các khu vực biến dạng( sai số) nhiều hay ít

 Nhận dạng khung kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản

- Đối với lược đồ, sơ đồ, do chúng không có kinh vĩ tuyến nên đọc tỉ lệ và bố cục để hiểu mục đích cuả chúng có mặt trên lược đồ, sơ đồ mà sử dụng tránh những sai lầm đáng tiếc Do đặc điểm biểu hiện của lược đồ, sơ đồ mà khi sử dụng không nên đo đạc trên chúng theo tài liệu ghi trên sơ đồ, lược đồ

 Đọc nội dung phụ, xác định mối quan hệ giữa nội dung chính và nội dung phụ Mỗi nội dung phụ thiết kế trên bản đồ nhằm giải thích khía cạnh nào của nội dung? Vì sao?

2.4.3.2 Hiểu bản đồ

- Khi đọc mỗi nội dung trên đây, người đọc đã hiểu các nội dung riêng rẽ biểu hiện ở từng kí hiệu, từng đối tượng, hiện tượng địa lí giống như đọc sách đọc ý nào hiểu ý đó

 Ví dụ: Khi đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam Người đọc kí hiệu hình tam giác, nếu tam giác đều màu đen hiểu đó là mỏ sắt, đọc kí hiệu hình vuông màu đen hiểu đó là mỏ than, đọc kí hiệu hình chữ nhật màu đen hiểu đó là đồng Sau khi đọc xong cần phải tổng hợp lại xem bản

đồ đã biểu hiện nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta đến đâu, mức

Trang 13

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 13

độ phân bố các loại khoáng sản như thế nào, số lượng, chất lượng của các loại khoáng sản đó ra sao và hướng sử dụng chúng Đây cũng chính là ý đồ của người thiết kế muốn truyền đạt nội dung địa lí đến người dùng bản đồ

- Trong quá trình đọc và hiểu bản đồ, chúng ta cần chú ý nội dung sâu xa mà tác phẩm bản đồ muốn truyền đạt thông qua các phương pháp biểu hiện bản đồ Để khai thác đầy đủ lượng thông tin trên bản đồ, người dùng bản đồ cần hiểu “ đằng sau ” mỗi kí hiệu bản đồ có một lượng thông tin ẩn chứa Vì vậy khi đọc một kí hiệu bản đồ (chúng giống nhau về hình thức nhưng bản chất khác nhau ), cần phải xem kí hiệu đó nằm trong phương pháp biểu hiện nào, kí hiệu đó phản ánh đối tượng phân bố theo vùng, theo đường hay theo điểm; kí hiệu phản ánh cấu trúc, phản ánh số lượng, chất lượng như thế nào Cùng là kí hiệu biểu đồ (biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường ) nhưng nếu chúng nằm trong các phương pháp khác nhau thì mang ý nghĩa khác nhau:

- Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp kí hiệu có thể biểu hiện vị trí đối tượng, số lượng (quy mô lớn, nhỏ), chất lượng, cấu trúc, và động lực phát triển hiện tượng

- Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp bản đồ- biểu đồ lại thể hiện tổng giá trị hiện tượng có trong một lãnh thổ nhất định, hay sự biến đổi của hiện tượng (ví dụ:

sự gia tăng tự nhiên của dân số qua một năm) theo thời gian trên lãnh thổ đó

- Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp biểu đồ định vị lại thể hiện sự biến đổi của hiện tượng trong một thời gian nhất định, trên một vùng rộng lớn

 Có thể lấy ví dụ khác: kí hiệu các cây trồng, vật nuôi biểu hiện trên bản

 Nếu kí hiệu cây trồng, vật nuôi đặt trong đường viền liền nét thì điều đó biểu hiện vùng phân bố đã được xác định chính xác trong

tự nhiên

2.4.3.3 Sử dụng bản đồ

- Trên bản đồ tàng trữ một lượng thông tin lớn, lượng thông tin này còn lớn gấp bội khi người dùng nhất thể hóa kiến thức trình bày trên bản đồ với kiến thức địa lí

Do đó mục đích sử dụng bản đồ là đề tài không có giới hạn

- Có thể dùng bản đồ giáo khoa với mục đích đo tính khoảng cách, đo tính độ cao, độ dài, đo tính tọa độ, đo tính biểu đồ, … cũng có thể sử dụng bản đồ để phân tích một hiện tượng, phân tích hiện trạng, phân tích thông qua biến đổi hiện trạng, kết hợp phân tích các hiện tượng trên nhiều bản đồ được thành lập trên cùng một địa phương,… Dựa vào bản đồ có thể xác định các mối quan hệ địa lí (mối quan hệ tương tác, mối quan hệ nhân quả) của một hiện tượng, của nhiều hiện tượng trên một bản đồ hoặc trên nhiều bản đồ; đồng thời cũng dựa vào bản đồ để giải thích nguyên nhân của các mối quan hệ đó… và giải thích các hiện tượng có trong thực tế

Trang 14

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 14

- Căn cứ vào một hoặc nhiều bản đồ và kiến thức đã học để tiến hành :

 Phân tích hiện trạng (hoặc mô tả, viết báo cáo đánh giá ) dựa vào bản

đồ

 Đo tính trên bản đồ để tìm cứ liệu chứng minh cho việc phân tích bản bồ

 Khai thác các biểu đồ trên bản đồ để lấy số liệu và nêu nhận xét hoặc giải thích hiện tượng

 So sánh hai quốc gia khác nhau về một lĩnh vực nào đó (so sánh từng yếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, dân cư, công nghiệp, nông nghiệp )

 Nhận xét và giải thích một hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.4.4 Phương pháp sử dụng bản đồ câm

- Bản đồ câm còn được gọi là bản đồ công tua hay bản đồ trống Trên bản đồ này thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng lưới thuỷ văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng Trên bản đồ không ghi địa danh Bản đồ trống có tỉ lệ lớn hơn thường được giáo viên địa lý dùng trong các giờ học; dạy đến đâu giáo viên điền nội dung đã chuẩn bị ở nhà vào đó Đây là phương pháp giới thiệu kiến thức mới độc đáo, hấp dẫn, thu hút học sinh theo dõi bài giảng mới

- Tương ứng với bản đồ câm treo tường dành cho giáo viên là bản đồ câm dành cho học trò Bản đồ của học trò có tỉ lệ nhỏ hơn, thường được đóng thành tập gọi

là “tập bản đồ bài tập” Trong giờ học, học sinh thường để chúng ở trên bàn Học sinh vừa nghe thầy giảng bài vừa ghi chép, vừa chuyển những nội dung mà giáo viên trên bản đồ câm vào bản đồ của mình Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò khi sử dụng các loại bản đồ câm ở trên lớp là phương pháp hình thành biểu tượng và khái niệm cho học sinh một cách tích cực Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh về nhà tự làm việc với bản đồ câm, giúp các em có thói quen làm việc với độc lập, nhằm củng cố kiến thức đã học ở trên lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng bản đồ cần thiết

- Bản đồ câm có mối quan hệ chặt chẽ với sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường và atlat Nếu giáo viên biết hướng dẫn cho học sinh khai thác các mối quan hệ này thì sẽ tạo điều kiện để các em hoạt động nhận thức tự giác

và tích cực

- Có thể lấy kết quả thực nghiệm khoa học của các nhà tâm lí về hoạt

động nhận thức để minh chứng hiệu quả khai thác mối quan hệ này khi thực

hành trên bản đồ câm: học sinh tự trình bày kết hợp với thực hành trên bản đồ

sẽ lưu giữ được 90% lượng tri thức của bài học

2.4.5 Phương pháp khai thác các loại biểu đồ Địa lí 10

- Trong SGK Địa lí 10 đã sử dụng các biểu đồ sau:

Bài 6 - Hình 6 1 – Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm

Bài 13 - Hình 13.1 – Phân bố lượng mưa theo vĩ độ

Bài 17 - Hình 14.2 – Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm

Bài 22 - Hình 22.1 – Tỉ suất sinh thô thời kí 1950 – 2005

Trang 15

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 15

- Hình 22.2 – Tỉ suất tử thô thời kì 1950 - 2005

Bài 23 - Hình 23.1 – Các kiểu tháp dân số cơ bản

- Hình 23.2 – Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn

Độ, Bra-xin và Anh, năm 2000 (%)

Bài 32 - Hình 32.6 – Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%)

- Khi khai thác hình vẽ là biểu đồ thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét biểu đồ đó phản ánh cái chung của lãnh thổ hay đi sâu giải thích các khía cạnh khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế của lãnh thổ đó Trên cơ sở đó khắc sâu vào tâm trí học sinh các khía cạnh tiêu biểu quan trọng này Nhìn chung, các biểu đồ trong SGK Địa lí 10, thể hiện một trong số vấn đề sau :

 Biểu đồ biểu hiện động thái phát triển (tăng, giảm) của một hiện tượng

Sự tăng giảm này có thể liên tục, có thể gián đoạn, có thể đều đặn hoặc không đều đặn tùy thuộc vào sự biểu hiện của biểu đồ

 Biểu đồ biểu hiện cơ cấu của hiện tượng Các hiện tượng biểu hiện có thể là cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu GDP, cơ cấu của một thành phần trong tổng thể…

 Biểu đồ biểu hiện các mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, giữa dân số thành thị và nông thôn…

 Biểu đồ biểu hiện kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính thì cần phân tích và so sánh:

 Hình dạng của tháp tuổi

 Cơ cấu dân số theo độ tuổi, tính số lượng dân cư trong độ tuổi lao động, dân cư ngoài độ tuổi lao động (tỉ lệ dân cư phụ thuộc)

 Nguyên nhân của hiện tượng

 Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế đất nước

- Quy trình chung sử dụng biểu đồ:

 Đọc biểu đồ: Quan sát hình dạng biểu đồ (dạng hình cột đơn, cột ghép hay cột chồng, biểu đồ hình tròn: có cấu trúc hoặc phi cấu trúc, dạng đường đơn hay nhiều đường biểu hiện nhiều hiện tượng, biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ miền, biểu đồ thanh ngang…)

 Xem xét nội dung biểu hiện về nông nghiệp, công nghiệp, dân cư,… và đọc bản chú giải (nếu có)

 Xem xét cấu trúc: biểu hiện các thành phần, các bộ phận hay biểu hiện

cơ cấu, biểu hiện một, hai hay nhiều hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau

 Xác định quy mô (độ lớn) của các thành phần, tỉ trọng (thị phần) của chúng, xu hướng phát triển (tăng hay giảm) và tầm quan trọng của từng thành phần

 Nhận xét và giải thích: Dựa trên phân tích hình dạng, nội dung, cấu trúc,

độ lớn và thị phần của hiện tượng để nêu nhận xét Giải thích nguyên nhân

 Kết luận: Nhận thức hiện tượng nghiên cứu

Trang 16

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 16

2.4.6 Phương pháp khai thác hình vẽ, tranh ảnh Địa lí 10

- Trong sách giáo khoa Địa lí 10 có các hình vẽ và tranh ảnh sau:

Bài 1 - Hình 1.1 – Mặt chiếu tiếp xúc với bề mặt Điạ Cầu

- Hình 1.2 – Ba vị trí của mặt chiếu trong phép chiếu phương vị

Bài 5 – Hình 5.1 – Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà

- Hình 5.2 – Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng

- Hình 5.4 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất

Bài 6 – Hình 6.2 – Các mùa theo dương lịch ở bán cấu Bắc

- Hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

Bài 7 – Hình 7.1 – Cấu trúc của Trái Đất

- Hình 7.2 – Lớp vỏ Trái Đất Thạch quyển

- Hình 7.4 – Hai mảng kiến tạo tách rời nhau

- Hình 7.5 – Hai mảng kiến tạo xô vào nhau Bài 8 – Hình 8.1 – Hiện tượng uốn nếp

- Hình 8.2 – Nếp uốn của các lớp đá trầm tích ở vùng núi

- Hình 8.3 – Địa luỹ và địa hào Bài 9 – Hình 9.1 – Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột

- Hình 9.2 – Hang động – kết quả của sự hoà tan đá vôi do nước

- Hình 11.2 - Phân phối bức xạ mặt trời

- Hình 11.4 – Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi Bài 12 – Hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất

- Hình 12.4 – Gió biển và gió đất

- Hình 12.5 – Quá trình hình thành gió fơn Bài 15 – Hình 15 – Sơ đồ tuần hoàn của nước

Bài 16 – Hình 16.1 – Chu kì tuần trăng

- Hình 16.2 – Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày “triều cường”

- Hình 16.3 – Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém”

Trang 17

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 17

Bài 17 – Hình 17 – Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa

Bài 18 – Hình 18 – Các vành đai của thực vật theo độ cao ở núi An-pơ (châu Âu)

Bài 19 – Hình 19.3 – Đài nguyên

Bài 20 - Hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất

- Hình 20.2 – Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá Bài 28 – Hình 28.1 – Bông lúa mì và cánh đồng lúa mì

- Hình 28.3 – Cây ca cao và quả ca cao

- Hình 28.4 – Cây củ cải đường

- Hình 28.6 – Thanh niên tích cực tham gia trồng rừng ngập mặn

Bài 29 – Hình 29.1 – Chăn nuôi bò ở Nam Mĩ

- Hình 29.2 Chăn nuôi dê ở châu Phi

- Hình 29.4 – Đồi mồi và trai ngọc Bài 32 – Hình 32.1 – Khai thác dầu trên biển ở Việt Nam

- Hình 32.2 – Nhà máy điện khí đốt ở Ấn Độ

- Hình 32.7 – Sản xuất ôtô ở Hàn Quốc

- Hình 32.8 – Nhà máy hoá dầu ở Nhật Bản Bài 37 – Hình 37.1 – Tầu cao tốc TGV của Pháp, có tốc độ chạy tàu tới 260km/giờ

Bài 40 – Hình 40 Tỉ trọng buôn bán hàng hoá giữa các vùng và bên trong các vùng, năm 2004 (theo WTO)

Bài 41 – Hình 41.1 – Khai thác than

Bài 42 – Hình 42 – Bãi rác ở Ma-ni-la (phi-lip-pin)

- Khi dạy đến các tranh ảnh, các hình vẽ trên đây giáo viên cần dừng lại hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí tàng trữ ở trong đó:

 Đối với hình là tranh ảnh – Những hình ảnh tiêu biểu của một quốc gia hay là hiện tượng thiên nhiên, xã hội kì thú đặc biệt thì giáo viên nên khai thác để các hình ảnh đó, các biểu tượng địa lí, in đậm trong tâm trí học sinh trên nền kiến thức chung về lãnh thổ đang học tập, nghiên cứu

- Quy trình chung khái thác một bức tranh ảnh :

Trang 18

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 18

 Giá trị của bức tranh trong học tập địa lí

bố các đai cao hạ áp, quy luật của gió; quy luật tuần hoàn của nước, quy luật thuỷ triều, các vành đai thực vật và đất trên các núi cao và cấu trúc của lớp vỏ địa lí của Trái Đất

 Quy trình chung khai thác một hình vẽ:

 Đọc tên hình vẽ

 Xác định hình vẽ đó mô phỏng cái gì ? (Ví dụ: Bài 6 – Hình 6.4 – Mô phỏng các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu; Bài 14 – Hình 14.1 –

Mô phỏng sự phân phối năng lượng Mặt Trời; Bài 19 - Hình 19.1 –

Mô phỏng sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất )

 Giá trị của hình vẽ đó trong việc diễn giải các dấu hiệu của khái niệm địa lí tự nhiên hay diễn giải các quy luật địa lí tự nhiên

 Giá trị về tự nhiên, danh thắng

2.4.7 Sử dụng phối hợp các loại hình trong việc hình thành kiến thức địa lí 10

đồ Sự phối hợp này diễn ra trong từng bài học địa lí, liên tục xuyên suốt chương trình địa lí 10, cũng như sự phối hợp kế tiếp từ lớp dưới lên lớp trên Ngoài ra, các hình vẽ, tranh ảnh và bảng biểu bao giờ cũng có địa chỉ rõ ràng trên lãnh thổ địa lí mà thầy và trò đang giảng dạy và học tập Lãnh thổ này đã được bản đồ phản ánh rất đầy đủ và rõ ràng Các tác giả viết sách tách tranh ảnh, biểu đồ và các bảng biểu ra một cách tương đối để diễn giải các hiện tượng cụ thể, khắc sâu trong kí ức học sinh Do đó, người giáo viên cần liên kết và phối hợp kênh hình một cách hợp lí, chặt chẽ sẽ giúp học sinh nắm bắt kiến thức hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học chắc chắn Kinh nghiệm cho hay, muốn sử dụng kênh hình thành công người giáo viên phải nhất thể hoá kiến thức trong đầu của mình với kiến thức tàng trữ trong kênh hình để truyền đạt kiến thức cho học sinh

Trang 19

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 19

2.4.7.2 Một số ví dụ phối hợp khai thác kênh hình trong việc dạy học Địa

 Đây là bức ảnh thể hiện vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà Thiên

hà chứa Hệ Mặt Trời, được gọi là Ngân Hà đó là một trong hàng trăm tỉ thiên hà trong khoảng không gian vô cùng vô tận Khoảng không gian vô tận mà con người nhận thức được gọi là Vũ Trụ Trong Dải Ngân Hà, Mặt Trời cũng chỉ là 1 trong khoảng 1, 5 tỉ ngôi sao phát sáng

 Qua hình , chúng ta thấy hệ Mặt Trời chỉ là 1 chấm sáng trong hàng tỉ chấm sáng trong Dải Ngân Hà

 Phương pháp sử dụng

 Hình 5.1 được sử dụng để giảng dạy mục I – Vũ trụ Học thuyết

về sự hình thành Vũ Trụ Khái niệm "Vũ Trụ", HS đã được học ở lớp 6, ở đây GV cần hướng dẫn HS kết hợp quan sát ảnh và kiến thức đã học để nắm được nội dung cơ bản của khái niệm này Mặt Trời chỉ là 1 ngôi sao trong rất nhiều ngôi sao (hàng tỉ) trong

Trang 20

Giáo viên: Nguyễn Lệ Phúc Hậu Page 20

Dải Ngân Hà Bằng kiến thức đã học, GV gợi cho HS nhớ lại: Trái Đất của chúng ta là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn rất nhiều Từ đó các em có thể hình dung cụ thể về sự bao la, vô cùng vô tận của Vũ Trụ

 Qua hình 5.1, GV dẫn dắt hoặc đặt câu hỏi phát vấn để HS rút ra được nhận xét: Mặt Trời trong Dải Ngân Hà chỉ như là một hạt cát trong sa mạc mênh mông

 Khi giảng mục I.2 Hệ Mặt Trời: ngoài hình vẽ 5.2 trong SGK giáo viên

 Phương pháp sử dụng

 GV có thể dùng câu hỏi phát vấn: Quan sát hình 2.2, em hãy cho biết Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, đó là những hành tinh nào, quỹ đạo chuyển động của chúng ra sao? Bằng sự quan sát trực tiếp, yêu cầu HS trả lời được như đoạn viết ở phần trên, từ " Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời và Hải vương tinh" Kết hợp với kênh chữ trong SGK (mục II.2) và vốn kiến thức của HS, GV có thể

Ngày đăng: 24/07/2016, 20:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Quang Dốc - Bản đồ giáo khoa, NXB Đại Học Sư Phạm, 2008 2. Lâm Quang Dốc - Bản đồ học, NXB Đại Học Sư Phạm, 2004 Khác
3. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc Lập - Hướng dẫn sử dụng kênh hình sách giáo khoa địa lí 12, NXB Giáo Dục, năm 2010 Khác
4. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Đình Tám - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 11, NXB Giáo Dục, năm 2010 Khác
5. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo Dục, năm 2007 Khác
6. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn - Phương pháp dạy học địa lí (tài liệu bồi dưỡng giáo viên), NXB GD, Hà Nội, 1996 Khác
7. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng phúc - Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2004 Khác
8. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng - Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB ĐHSP, năm 2004 Khác
9. Trần Bá Hoành - Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, Hà Nội, 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w