1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU

42 10,7K 62

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 248 KB

Nội dung

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai châu nói riêng và các TAND trên cả nướcnói chung.. ngược đãi 17%, ngoại tì

Trang 1

LỜI CẢM ƠN



Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô Khoa Luật,

trường Đại học Vinh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóahọc, đặc biệt là tạo cơ hội để em tiếp cận với môi trường thực tế thông qua đợtthực tập đầy ý nghĩa và thiết thực này

Em xin chân thành cảm ơn Chánh Án, các Phó Chánh Án cùng toàn thể cán

bộ - nhân viên Tòa Án Nhân Dân thành phố Lai Châu đã tạo điều kiện thuận lợigiúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức bổích từ thực tế và góp phần to lớn trong việc từng bước hoàn thiện kỹ năng, kiếnthức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp khi bước vào nghề

Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thanh

đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gianquy định Trong quá trình thực hiện báo cáo, em còn nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ, hỗ trợ và động viên của quý thầy cô, bạn bè và gia đình Em xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc

Với thời gian thực tập ngắn, trình độ và nhận thức còn nhiều hạn chế do đó sẽ cònnhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự nhận xét góp ý, phê bình, của quý thầy

cô, để em có điều kiện học hỏi, tiếp thu kiến thức, tìm hiểu, nghiên cứu, hoàn thiện

kỹ năng nghề nghiệp và phấn đấu hơn nữa

Cuối cùng em xin kính chúc Ban giám hiệu và quý thầy cô lời chúc sức khoẻ,thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống và công tác Trân trọng cảm ơn

Trang 2

Vinh , Ngày 20 tháng 04 năm 2015

Trang 3

MỞ ĐẦU

Người châu á chúng ta luôn coi trọng tình nghĩa vợ chồng đạo đức luôn đượcđặt lên hàng đầu Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng đã sống với nhau hạnh phúcđến trọn đời

Tuy nhiên trong những năm trở lại đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thịtrường và sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa nhận thức của con ngườingày càng thay đổi, tình nghĩa vợ chồng mỗi ngày lại được nhìn nhận khác đi.Hiện nay vấn đề này không còn được coi trọng như xưa, nên khi hai bên (vợ,chồng) có mâu thuẫn họ sẵn sàng đặt bút ký vào đơn ly hôn để giải phóng chonhau Nếu tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn trầm trọng, cuộc sống chungkhông thể duy trì được thì giải phóng cho nhau là điều tốt

Việc không còn coi trọng và không cố gắng gìn giữ nghĩa vợ chồng mànhiều cặp vợ chồng đã nhanh đưa ra quyết định chia tay, chấm dứt quan hệ hônnhân khi chưa cân nhắc kỹ do vậy đã gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự xã hội làmgia tăng các vụ án ly hôn Tòa án phải thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều

Trang 4

Tính chất đa dạng, phức tạp trong quan hệ hôn nhân ngày càng tăng, nên việcgiải quyết các án HN&GĐ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là các án lyhôn

Để góp phần nâng cao hiệu quả xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố LaiChâu nói riêng và cả nước nói chung thông qua đợt thực tập chuyên môn tại tòa

em xin lựa chọn đề tài “Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Lai Châu từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015” làm đề tài

báo cáo thực tập của mình

Trang 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án Nhân Dân thành phố Lai Châu - tỉnh Lai Châu

Tòa án nhân dân thành phố Lai châu có trụ sở tại phường Quyết Tiến thànhphố Lai Châu - Tỉnh Lai Châu, lúc đầu tòa có tên là Tóa án nhân dân Thị xã LaiChâu, được thành lập theo quyết định số 691/2004/QĐ-TA của Chánh Án Tòa

Án Nhân Dân Tối Cao

Tòa án Nhân Dân Thị Xã Lai Châu chính thức được thành lập từ ngày 20tháng 12 năm 2004 Với biên chế ban đầu là 06 đồng chí, trong đó có 03 thẩmphán, 02 thư ký và 01 chức danh khác Ngày 1 tháng 2 năm 2013 thị xã LaiChâu được Bộ Xây Dựng quyết định công nhận là Đô thị loại 3 Ngày 27 tháng

12 năm 2013, Thủ tướng chính phủ ký Nghị quyết số 131/NQ-CP nâng cấp thị

xã Lai Châu thành thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu

Như vậy, Tòa Án Thị Xã Lai Châu cũng chính thức đổi tên thành Tòa ÁnNhân Dân Thành Phố Lai Châu và là một đơn vị trực thuộc Tòa Án Nhân Dântỉnh Lai Châu

1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Tòa Án Nhân Dân thành phố Lai Châu

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Xét xử các vụ án hình sự, dân

sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và

Trang 6

giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật Từ đó, đưa ra các bản án,quyết định thi hành.

Ngoài những lĩnh vực quy định chung cho tòa án thì tại điều 44 luật tổchức tòa án quy định cụ thể Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

1 Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật

2 Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Lai Châu

Hiện nay TAND Thành phố Lai Châu có tổng số 13 đồng chí Trong đóDân tộc Thái: 02; Dân tộc Kinh: 11 Trong đó tất cả các đồng chí đều có bằngđại học Trình độ về lý luận chính trị: Trung cấp: 02, Sơ cấp : 06 Về tổ chức

bộ máy đơn vị bao gồm 01 chánh án, 01 phó chánh án phụ trách án hình sự, 01phó chánh án phụ trách án dân sự, 4 Thẩm Phán, 03 thư ký và 03 cán bộ đảmnhận các chức danh khác

Trang 7

TRANG

CHUYÊN VIÊNĐÁNH MÁY

2 Nhiệm vụ được giao

Trong quá trình thực tập tại TAND thành phố Lai Châu em đã được giao thực hiện rất nhiều công việc khác nhau trong đó có một số công việc chính

em thường xuyên thực hiện cụ thể:

- Trực phòng tiếp công dân ;

- Làm công việc văn phòng như photo, đánh máy, đóng dấu Ghi bút lục

hồ sơ án hôn nhân;

- Nghiên cứu hồ sơ các vụ án đặc biệt là án hôn nhân gia đình ;

- Xem xét xử các vụ án, tham gia hướng dẫn đương sự viết bản tự khai;

- Cùng cán bộ tòa án đi hòa giải ở cơ sở

PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài này em tập trung nghiên cứu về thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ

án ly hôn tại TAND thành phố Lai Châu từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015, tìm

Trang 8

hiểu, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả xét xử

sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai Châu

Nói riêng và các Tòa án trên cả nước nói chung

2.2Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích chủ yếu là tìm hiểu thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại TANDthành phố Lai Châu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơthẩm các vụ án ly hôn trong thời gian tới Để thực hiện mục đích trên cần

- Đánh giá thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phốLai Châu từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm các

vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai châu nói riêng và các TAND trên cả nướcnói chung

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là sử dụng phép duy vật biện chứng và một sốphương pháp nghiên cứu cụ thể khác Nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp tiếp cận

hệ thống, tổng kết, thống kê, so sánh, khái quát, phân tích và đánh giá thực tiễn xét

xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai Châu

2.4 Thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân thành phố Lai Châu từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015

2.4.1 Đánh giá chung về các quy định của pháp luật áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

a Pháp luật nội dung áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Hôn nhân và gia đình là các hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triển cùngvới sự phát triển của xã hội loài người HN&GĐ biểu hiện mối quan hệ xã hộigiữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình Trong

xã hội có giai cấp quan hệ HN&GĐ bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị vàpháp luật chính là công cụ thể hiện ý chí đó của giai cấp thống trị Vì thế luậtHN&GĐ ra đời

Trang 9

Ly hôn là một mặt của quan hệ HN&GĐ và được pháp luật HN&GĐ điềuchỉnh Nếu như kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm đầu tiên của hônnhân thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do một bên vợ hoặc chồnghoặc cả hai vợ chồng thuận tình được Tòa án giải quyết cho ly hôn bằng mộtquyết định thuận tình ly hôn hay bằng một bản án cho ly hôn có hiệu lực phápluật Nó là mặt trái, mặt bất bình thường của hôn nhân, đây là việc mà cả nam

và nữ khi kết hôn cũng như gia đình, xã hội không mong muốn xảy ra, nhưng

nó lại là mặt không thể thiếu trong quan hệ HN&GĐ Sở dĩ không thể thiếu làbởi ly hôn không phải luôn luôn chỉ là mặt tiêu cực khi chấm dứt quan hệ vợchồng, gia đình ly tán, tài sản phân chia, con cái không được ở cùng bố mẹ đểrồi thiếu sự chăm sóc…bên cạnh mặt trái đó thì ly hôn là sự giải thoát an toàncho những cặp vợ chồng khi quan hệ vợ chồng đã đến mức tan vỡ, nó giảiphóng cho vợ và chồng ra khỏi những cơn xung đột gia đình Tuy nhiên Nhànước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không cónghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốnsao làm vậy, mà phải bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát việc giải quyết lyhôn Ly hôn phải dựa vào những căn cứ mà pháp luật quy định cho phép ly hôn

Hệ thống pháp luật HN&GĐ của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn LuậtHN&GĐ 2000 quy định tại Điều 89, và đến luật hôn nhân gia đình 2014 quyđịnh tại điều 51 khẳng định đây là quyền của vợ hoặc chồng nhưng trong nhữngtrường hợp luật quy định

Ly hôn chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm tan vỡ gia đình từ đó làmảnh hưởng đến một phần đời sống xã hội Vì vậy dưới bất kỳ xã hội nào, Nhànước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả của nó Đối với những

xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề HN&GĐnói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nói riêng là hoàntoàn khác nhau Luật hôn nhân gia đình cũng đã có những điều luật quy định cụthể rõ ràng về vấn đề này

b Pháp luật tố tụng dân sự áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Trang 10

Nếu như pháp luật nội dung quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự trong

vụ án ly hôn thì pháp luật tố tụng quy định trình tự, thủ tục giải quyết nhằm đảmbảo việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự trong vụ án ly hôn

Về nguyên tắc khi vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn, xét thấyhợp lý, Tòa án thụ lý vụ việc ly hôn và giải quyết theo thủ tục của luật định

Việc thụ lý yêu cầu ly hôn được thực hiện theo các thủ tục do pháp luật tố tụngdân sự quy định tại điều 53 Luật HN&GĐ 2014) Theo đó, khi có yêu cầu ly hôntùy từng trường hợp có thể thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án (vụ án lyhôn), hoặc thụ lý giải quyết việc dân sự (yêu cầu ly hôn)

Thụ lý vụ án ly hôn khi ly hôn do một bên yêu cầu hoặc khi thuận tình ly hônnhưng có tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn Còn khi các bên đã thỏathuận được quan hệ tài sản, quan hệ con cái và cả hai người có yêu cầu ly hôn thìTòa án sẻ giải quyết việc ly hôn Và nếu sau khi giải quyết việc dân sự mới phátsinh tranh chấp thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự và các đương sự phảikhởi kiện vụ án ly hôn

Trong mọi trường hợp ly hôn, Tòa án đều phải tiến hành điều tra và hòa giải.Qua công tác điều tra, Tòa án tìm hiểu mâu thuẫn của vợ chồng có hay không có,nguyên nhân và mức độ mâu thuẫn đó, điều kiện, hoàn cảnh nghề nghiệp, tâm tưtình cảm, nguyện vọng của đương sự Kết quả điều tra tốt chính là cơ sở cho côngtác hòa giải và xét xử ly hôn được chính xác

Theo quy định tại Điều 54 Luật HN&GĐ 2014 thì sau khi thụ lý yêu cầu ly hônTòa án phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, nếu trongcác hồ sơ về ly hôn mà không có biên bản hòa giải thì bản án hoặc quyết định củaTòa án sẽ bị hủy Trường hợp hòa giải thành, Tòa án lập biên bản ghi nhận việc hòagiải thành, quan hệ vợ chồng đoàn tụ, nếu hòa giải không thành Tòa án lập biên bảnhòa giải không thành và quyết định đưa vụ kiện ly hôn ra xét xử

Trang 11

Trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa đối với vụ án ly hôn tuân theo pháp luật

tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011

Đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo trình

tự phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định lyhôn

2.4.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm các vụ án

ly hôn của TAND thành phố Lai Châu

* Tình hình xét xử các vụ án ly hôn từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015

Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của

tỉnh Lai Châu, Việt Nam Cả thành phố có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong

đó có 5 phường là Quyết Thắng, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong, Quyết Tiến và 2 xã là Nậm Loỏng, Sang Thàng Với diện tích là 70,77 km² , dân số 52.557 người, có 17 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính: Dân tộc Kinh chiếm 67%, dân tộc Giáy 17,5%, dân tộc Thái 8,5%, dân tộc Mông 6%, còn lại là các dân tộc khác chiếm khoảng 1%

Thành phố Lai Châu giáp với huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường về phía bắc, giáp huyện Tam Đường ở phía đông nam; giáp huyện Sìn Hồ ở phía tây Thành phố cách cửa khẩu Ma Lù Thàng (cửa khẩu quốc gia với

nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai)

khoảng 70 km, cách Hà Nội khoảng 450 km

Thành Phố Lai Châu là trung tâm văn hóa, kinh tế - chính trị của tỉnh, với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cải thiện dân số không ngừng gia tăng, kéo theo đó là tệ nạn xã hội phát sinh ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và phần nào làm thay đổi nét truyền thống của mảnh đất này Trình

độ dân trí ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận trình độ nhận thức về vấn đề HN&GĐ còn hạn chế mặt khác do sự thay đổi của vấn đề kinh tế - xã hội nên kéo theo sự thay đổi quan niệm của con người về vấn đề hôn

Trang 12

nhân, hiện tượng tảo hôn, lấy nhiều vợ đặc biệt là ly hôn ngày càng tăng về số lượng và mang tính phức tạp hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư

và điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội của thành phố

Tại TAND thành phố Lai Châu số lượng vụ án ly hôn mà Tòa án đã thụ lý,giải quyết ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về nội dung Việc giải quyết một

số lượng lớn các loại án hàng năm là cố gắng, nỗ lực lớn của đội ngũ thẩm phám

và cán bộ TAND thành phố Lai Châu

Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Lai Châu từ năm 2014 đếntháng 4 năm 2015 thì Tòa án đã thụ lý và giải quyết số lượng lớn các vụ án ly hôn.Thể hiện qua bảng thống kê sau:

2013

Năm2014

Đến tháng

4 /2015

Hòa giải thành công

- Năm 2013 TAND thành phố Lai Châu đã thụ lý tổng số án là 149 vụ án,trong đó án HN&GĐ là 63 án riêng án ly hôn có đến 63 vụ, chiếm 42,28% tổnglượng án mà Tòa án đã thụ lý So với năm 2012 thì số lượng vụ án ly hôn mà Tòa

án đã thụ lý tăng 10 vụ Trong số đó Tòa án đã giải quyết được 62 vụ đạt tỷ lệ98,4%, so với năm 2012 thì tỷ lệ giải quyết tăng 0,5% ( Năm 2012 Tòa án thụ lý

52 vụ án ly hôn, giải quyết được 50 vụ) Số lượng vụ án ly hôn trong tổng số vụviệc HN&GĐ trong năm 2013 chiếm khoảng 98,8%

Nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung là do từnguyên nhân mâu thuẫn gia đình (50% trong tổng số vụ án ly hôn), đánh đập,

Trang 13

ngược đãi (17%), ngoại tình (15%) bệnh tật, không có con (8%), vợ chồng xa cách(3%) và những nguyên nhân khác như: người khác xúi dục, điều kiện kinh tế giađình, cờ bạc, rượu chè…(7%).

Trong năm 2013 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra, xácminh, thu thập chứng cứ nhưng TAND thành phố Lai Châu đã nêu cao tinh thầntrách nhiệm, làm đúng quy định pháp luật, bám sát các hướng dẫn của TANDTC,liên ngành TW, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện chođương sự thỏa thuận theo đúng pháp luật

Về vấn đề hòa giải, thì trong tổng số án HN&GĐ mà TAND thành phố LaiChâu đã giải quyết (63vụ) thì số lượng vụ hòa giải không thành phải đưa ra xét xử

là 2 vụ, trong đó hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận là 52 vụ chiếm 83,87

% số vụ đã giải quyết đình chỉ 8 vụ Đây là một con số đáng khích lệ cho công táchòa giải của thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Lai Châu, đã góp phầngiải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, giữ gìn và tăng cường sự đoànkết trong mỗi gia đình nói riêng và trong cộng đồng dân cư nói chung Tuy nhiênbên cạnh đó số lượng án ly hôn tồn đọng, để quá hạn giải quyết vẫn còn

Trong năm 2013 có 1 vụ án ly hôn bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tụcphúc thẩm tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã xem xét giải quyết lại

Điển hình như vụ án tranh chấp về mức cấp dưỡng giữa vợ chồng chịNguyễn Thị H và anh Phạm Văn T Theo nội dung vụ án thì vợ chồng chị H vàanh T có một con chung là Phạm Ngọc Thùy Tr sinh ngày 20/9/2010 Tại bản án

sơ thẩm số 25/DSST ngày 18/04/2013 của TAND thành phố Lai Châu xử: Côngnhận cho chị H với anh T được thuận tình ly hôn và giao cháu Trang cho chị Hnuôi dưỡng, anh T có nghĩa vụ đóng góp tiền cấp dưỡng 1.000.000đồng/ 1tháng.Nay giá cả thị trường tăng cao với mức 1.000.000đồng /1 tháng không đảm bảocho cháu ăn học nên chị H khởi kiện yêu cầu anh T phải tăng mức cấp dưỡng lên1.200.000đồng /1tháng

Trang 14

Anh T khai: Hiện nay anh có vợ mới và sắp sinh con, ngoài ra anh phải nuôi

bố mẹ già yếu, nên với thu nhập anh không có khả năng để đáp ứng yêu cầu củachị H

Tại bản án sơ thẩm số 25/2013/HNGĐ-ST ngày18/04/2013 TAND thành phốLai Châu xử:

+ Chấp nhận yêu cầu của chị Nguyễn Thị H về tăng mức cấp dưỡng

+ Bác yêu cầu xin thay đổi nuôi con của anh Phạm Văn T, buộc anh T phải đóng góp phí tổn nuôi con chung là cháu Phạm Ngọc Thùy Tr mỗi tháng

1.200.000đồng cho đến khi cháu Trang đủ 18 tuổi, thời gian đóng góp kể từ tháng 4/2013

Anh T không chấp nhận đã kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND thành phố Lai Châu trên Tại bản án phúc thẩm số 12/HNGĐ-PT ngày 25/05/2013 của

TAND tỉnh Lai Châu quyết định:

+ Bác yêu cầu xin thay đổi nuôi con của anh Phạm Văn T

+ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị H về việc tăng mức nuôi dưỡng, anh

T phải đóng 1.200.000đồng/1 tháng để nuôi con chung là Phạm Ngọc Thùy Tr đếnkhi đủ 18 tuổi

Ở đây, sau khi xem xét vào tình hình thực tế và khả năng của mỗi bên, Tòa

án hai cấp xét xử đã có quyết định giống nhau về việc tăng mức cấp dưỡng chocháu Tr từ 1.000.000 ngìn đồng lên 1.200.000 ngìn đồng/ 1tháng bác đơn yêu cầuxin thay đổi nuôi con của anh Phạm Văn T Như vậy việc anh thay đổi nuôi conkhi cháu Tr chưa đủ 18 tuổi là trái với quy định của pháp luật nên Tòa án bác đơnyêu cầu xin thay đổi nuôi con của anh T là hoàn toàn đúng pháp luật Còn vấn đềtăng mức cấp dưỡng cho cháu Linh từ 1.000.000 ngìn đồng lên 1.200.000 ngìnđồng thì sau khi Tòa án điều tra, xác minh tình hình thực tế về điều kiện sống củaanh T nếu anh đủ khả năng cấp dưỡng thì quyết định của Tòa án như vậy là hợp

lý, đúng pháp luật

- Năm 2014 TAND thành phố Lai Châu đã thụ lý được 152 vụ án, việc hônnhân gia đình, trong đó có 83 vụ án ly hôn (chiếm 54,6 % tổng số án HN&GĐ),

Trang 15

tăng 20 vụ so với năm 2013 Tòa án đã giải quyết được 82 vụ đạt 98,8%, mặc dù

so với năm 2013 tỷ lệ giải quyết cao hơn nhưng vì năm 2014 số lượng vụ án nhiềuhơn mặt khác án có tính đa dạng, phức tạp hơn đã gây khó khăn cho đội ngũ cán

bộ Tòa án trong việc thụ lý, giải quyết

Nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì chủ yếu cũng giống những năm trước,nguyên nhân xin ly hôn vẫn là do tính tình không hợp mâu thuẫn gia đình, đánhđập ngược đãi, ngoại tình, không có con…

Từ năm 2014, phát huy tinh thần làm việc có trách nhiệm, có hiệu quả cao.Trong công tác hòa giải, mặc dù số lượng án giải quyết nhiều nhưng công tác hòagiải vẫn đạt kết quả cao Số lượng án hòa giải không thành, đưa ra xét xử so vớinăm 2014 tăng lên 1 vụ, Tòa án đã hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận 65

vụ chiếm 74,7% vụ án đã giải quyết đình chỉ 14 vụ

Năm 2014 theo thống kê không có vụ bị kháng cáo kháng nghị lên TANDtỉnh Lai Châu theo trình tự thủ tục phúc thẩm

- Trong tháng 4 năm 2015 TAND thành phố Lai Châu đã thụ lý tất cả là 20

vụ việc HN&GĐ, trong đó có 20 vụ án ly hôn Như vậy số lượng vụ án ly hônriêng đến tháng 4 này đã tăng lên rất nhiều so với những năm trước Với số lượnglớn như vậy, chưa kể tính phức tạp, đa dạng của các vụ án, một lần nữa thể hiện áplực lên việc giải quyết các án ly hôn của Tòa án Với sự nỗ lực cố gắng Tòa án đãgiải quyết được 6 vụ việc số án còn lại sẽ được giải quyết trong thời gian tới củanăm

Như vậy từ số liệu thống kê trên và thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn tạiTAND thành phố Lai Châu từ năm 2013 đến 4 tháng đầu năm 2015 đã cho thấy sốlượng vụ án ly hôn tăng lên rõ rệt, và công tác xét xử của Tòa án năm sau so vớinăm trước cũng ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự, bảo đảm tính đúng đắn trong việc giải quyết vụ án ly hôn Tuynhiên với số lượng án ngày càng tăng cùng với tính chất của nội dung vụ việcngày càng đa dạng, phức tạp nên hàng năm số lượng án tồn đọng vẫn còn nhiều

Trang 16

* Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng của các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai Châu

Tình hình xét xử các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai Châu từ năm

2013 đến tháng 4 năm 2015 có nhiều biến động theo chiều hướng số lượng vụ án

ly hôn ngày càng tăng và tính chất của vụ án ngày càng phức tạp, đa dạng Mặc dùchất lượng xét xử của năm sau cao hơn năm trước nhưng số lượng án tồn đọng vẫncòn cao là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

1) Về mặt xã hội: xã hội phát triển không ngừng thì các quan hệ trong xã hội

cũng thay đổi Bên cạnh những tác động tích cực của nó lên đời sống xã hội thì nócòn gây ra những vấn đề tiêu cực của xã hội hiện nay như là các tệ nạn xã hội, lốisống suy đồi đạo đức, nhận thức của con người về quan hệ hôn nhân không còncoi trọng như trước nên các với hiện tượng đánh đập, ngược đãi vợ con, ngoạitình…dẫn đến mâu thuẫn của gia đình trầm trọng, tình cảm vợ chồng chấm dứt,tranh chấp về tài sản và con cái ngày càng phức tạp, quan hệ hôn nhân đổ vỡ

2) Về mặt kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển cao,thì nhu

cầu sinh hoạt, tiêu dùng của con người ngày càng lớn Bên cạnh những gia đình cóthu nhập ổn định việc tổ chức đời sống gia đình tốt thì vẫn còn đó những gia đình

có thu nhập thấp thậm chí không có thu nhập hoặc có thu nhập khá nhưng vì nhucầu chi tiêu quá cao làm cho đời sống gia đình không ổn định, vợ chồng chật vật

vì đồng tiền…hậu quả kéo theo là gia đình hay xảy ra các mâu thuẫn, đánh đậpngược đãi nhau… và quan hệ gia đình đổ vỡ dẫn đến ly hôn

Mặt khác, do chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường đất nước, cũngnhư các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng trưởng và phát triểnkinh tế cải thiện đời sống nhân dân, làm cho đời sống nhân dân tăng lên, chấtlượng đời sống gia đình được cải thiện rõ rệt Từ đó tài sản của gia đình cũng trởnên phong phú, ngày một nhiều và phức tạp, đặc biệt tài sản là nhà, quyền sử dụngđất…tranh chấp ngày càng diễn ra phức tạp hơn

Ví dụ: vụ án của Võ Đức C và Nguyễn Thị H tranh chấp tài sản là đất đaiđương sự không hợp tác nên đã gây khó khăn rất lớn cho công tác thẩm định giá

Trang 17

tài sản để đưa vụ án ra xét xử Trong khi đó giá cả thị trường thì thường xuyênbiến động, làm cho quá trình xác minh, thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn hơngây cản trở cho việc giải quyết các vụ án ly hôn.

3) Do hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về HN&GĐ,

các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật liên quan như, Luật dân

sự, Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật tố tụng dân sự… còn nhiều tồn tại và mâu thuẫn,chồng chéo nhau Điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác xét xử các vụ án

ly hôn của Tòa án khi áp dụng pháp luật

4) Một nguyên nhân khác nữa làm ảnh hưởng đến công tác xét xử đó là số

lượng và chất lượng của đội ngũ làm công tác xét xử và giải quyết các vụ án lyhôn mà đặc biệt là người thẩm phán - người trực tiếp giải quyết vụ án ly hôn cònthiếu và yếu Trong khi số lượng các vụ án ly hôn ngày càng nhiều, nội dung thìngày càng đa dạng phức tạp

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình hình xét xử và giải quyết các vụ án

ly hôn trong những năm qua tại TAND thành phố Lai Châu gặp nhiều khó khăn,ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tạiTòa án

2.4.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình xét xử sơ thẩm các

vụ án ly hôn

a Một số thuận lợi

Trong thời gian qua, công tác xét xử và giải quyết các vụ án ly hôn tại TANDthành phố Lai Châu đạt được kết quả đáng khích lệ là nhờ vào một số thuận lợi sau:Trước hết, đó là nhờ vào một hệ thống văn bản pháp luật quy định thống nhất

về lĩnh vực HN&GĐ, đó là luật HN&GĐ 2000 được thông qua ngày 9/06/2000 và

có một có hiệu lực ngày 1/01/2001 và Luật Hôn Nhân Và Gia đình 2014 kèm theo

đó là các văn bản hướng dẫn thi hành gồm: Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày9/6/2000, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000; Thông tư liên tịch số01/TTLTBTP-TANDTC-VKSNDTC…là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng giảiquyết các loại án về HN&GĐ nói chung và các vụ án xin ly hôn nói riêng

Trang 18

Bộ luật tố tụng dân sự ra đời tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng thống nhấtkhông phải áp dụng tản mạn, thiếu thống nhất như trước khi mà BLTTDS chưa rađời,

Đó là những thuận lợi chung tạo điều kiện thuận lợi cho các Tòa án trên cảnước áp dụng khi giải quyết, riêng đối với TAND thành phố Lai Châu còn có một

số thuận lợi sau:

- Sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo Tòa án, sựphối hợp chặt chẽ của tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

và sự nỗ lực, cố gắng học tập, nâng cao trình độ nghiên cứu của cán bộ công chứctrong đơn vị nên hàng năm TAND thành phố Lai Châu đã hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao

- Đội ngũ cán bộ Tòa án 100% có trình độ đại học được đào tạo cơ bản vàhiện nay số lượng cán bộ có bằng đại học tăng hơn so với những năm trước đápứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của Tòa án Đội ngũ thẩm phán đã được học qua lớpbồi dưỡng thẩm phán và không ngừng nâng cao chuyên môn của mình qua các lớptập huấn

- Mặc dù hàng năm số lượng án nhiều, bình quân mỗi năm TAND thành phốLai Châu phải thụ lý 150-200 vụ việc và ngày càng tăng, ngoài ra số lượng đơn kiệngửi đến Tòa án là rất lớn (gấp rưỡi số lượng án phải thụ lý) nhưng chất lượng xét xửcũng không ngừng được nâng cao, thủ tục tiến hành tố tụng chặt chẽ, đảm bảo theođúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo nghị quyết của

bộ chính trị và ban chỉ đạo cải cách tư pháp TW và của TANDTC đề ra

b Một số khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã đề cập ở trên thì hoạt động xét xử sơ thẩm các

vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai Châu còn gặp một số khó khăn sau:

Hiện nay, tại TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung và tạiTAND thành phố Lai Châu nói riêng chưa có đội ngũ thẩm phán chuyên trách vềlĩnh vực HN&GĐ, mà thẩm phán trong lĩnh vực này vẫn đang thuộc thành phần

Trang 19

thẩm phán về lĩnh vực dân sự Do vậy chưa có sự phân công bố trí hợp lý mà còn

có tình trạng phân công thẩm phán thụ lý giải quyết vụ việc mang tính “tùy nghi”,hơn nữa trong đội ngũ thẩm phán phần lớn là nữ giới trong khi đó, lĩnh vựcHN&GĐ là vấn đề hết sức tế nhị, liên quan đến mặt tình cảm hết sức phức tạp, đặcbiệt là bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, do vậy đối với nữ giới việc đisâu tìm hiểu thực trạng quan hệ gia đình cần giải quyết sẽ gặp khó khăn hơn Bêncạnh đó, mặc dù các vụ án ly hôn, các tranh chấp vợ chồng, con cái ngày càngnhiều, đa dạng và phức tạp nhưng trên địa bàn thành phố ít hoặc không thấy cótiếng nói của các đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…trong việc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ, trẻ em nói riêng và can thiệp cần thiết tronghòa giải cơ sở nói chung Đây cũng là khó khăn cho quá trình xét xử, giải quyếtcác vụ án ly hôn tại Tòa án

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự nói chung vàtrong lĩnh vực HN&GĐ nói riêng ngày càng được sửa đổi bổ sung đầy đủ nhưng

có một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau gây khó khăn cho việc ápdụng vào thực tiễn xét xử, giải quyết các vụ án ly hôn tại Tòa án

Số lượng các vụ án mà TAND thành phố Lai Châu phải thụ lý, giải quyếtngày càng tăng, hàng chục năm qua, bình quân mỗi năm Tòa án phải thụ lý từ 100-

200 vụ việc trong đó vụ việc HN&GĐ chiếm khoảng 50 – 90 vụ việc, trong khiđội ngũ thẩm phán, thư ký cán bộ nghiệp vụ còn thiếu năng lực và kinh nghiệm tốtụng còn hạn chế, chưa đồng đều Quy trình bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thẩm phán cònnhiều bất cập

Thành phố Lai Châu là thành phố mới đang trên đà phát triển nên dân nhập

cư ngày càng nhiều chủ yếu là đội ngũ trẻ và dân cư chủ yếu là người dân tộc một

số bộ phận trình độ nhận thức còn kém nên hiện tượng tảo hôn, lấy nhiều vợ đặcbiệt là ly hôn do quan niệm còn lạc hậu (trọng nam khinh nữ, người phụ nữ khôngsinh được con hoặc là sinh con gái mà không sinh được con trai…) xảy ra khánhiều

Trang 20

Mặt khác, TAND thành phố Lai Châu trong thời gian vừa qua việc xét xử vàgiải quyết án HN&GĐ nói chung và vụ án ly hôn nói riêng còn gặp nhiều khókhăn, vướng mắc một phần là do sự thiếu quan tâm hợp tác của các cấp chínhquyền, các tổ chức liên quan trong việc cung cấp tài liệu, phúc đáp công văn màTòa án yêu cầu, dẫn đến chậm trễ trong việc giải quyết gây án tồn đọng làm ảnhhưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích của đương sự của Nhà nước và xã hội.

Ngoài những khó khăn mang tính đặc thù trên, trong quá trình thụ lý, xét

xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lai Châu còn gặp nhữngkhó khăn, vướng mắc mà em sẽ làm rõ thêm dưới đây

* Những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật HN&GĐ trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

+ Áp dụng căn cứ ly hôn

Theo khoản 8 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000 và Luật HN&GĐ 2014 quy định “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng”, việc ly hôn phải dựa vào

căn cứ cho phép ly hôn mà pháp luật quy định

Nội dung căn cứ ly hôn được quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ

2000 và tại điều 56 luật HN&GĐ 2014 quy định : “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn” Đây chỉ là quy định

mang tính lý luận, thực tế gặp nhiều khó khăn và phức tạp khi áp dụng

Để áp dụng giải quyết đúng đắn, hợp lý trước hết cần phải hiểu, quan hệ vợchồng ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là giữa vợchồng đã có nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ, chồng không thể dunghòa, tình cảm vợ, chồng không thể hàn gắn được, tình trạng đó ảnh hưởng đếncuộc sống gia đình và các thành viên trong gia đình không thể nào sống bìnhthường được Khi có yêu cầu ly hôn thì đương sự đưa ra nhiều lý do vì vậy khixem xét đánh giá “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” cầnphải đặt thực trạng đời sống vợ chồng trong tổng thể mối quan hệ, và như vậy, khi

Trang 21

giải quyết ly hôn, Tòa án mà cụ thể là người thẩm phán không chỉ dừng lại ở việcghi nhận sự hiện hữu của tình trạng đó biểu hiện như thế nào mà còn cần phảithẩm tra, xem xét lợi ích của vợ chồng, của con cái, của gia đình và xã hội trongquan hệ hôn nhân đó như thế nào Có cách nhìn toàn diện như vậy thì việc xét xử,giải quyết ly hôn mới mang lại kết quả cao, chính xác góp phần thúc đẩy quan hệHN&GĐ phát triển phù hợp với đạo đức XHCN, phù hợp với lợi ích toàn xã hội.Khi giải quyết, Tòa án không chỉ dựa vào nguyên nhân mà đương sự đưa ra

mà từ nguyên nhân đó Tòa án phải tiến hành điều tra, xác minh để xác định và kếtluận, nếu quan hệ vợ chồng không thể kéo dài được vì mục đích hôn nhân khôngđạt được thì mới giải quyết cho ly hôn

Thẩm phán có quyền cho phép ly hôn hay không cho phép ly hôn dựa trên

cơ sở pháp lý nêu trên và trên cơ sở đánh giá mức độ hợp lý, hợp tình biểu hiện

ở thực tế, lý do của đương sự trình bày với căn cứ ly hôn mà pháp luật đã quyđịnh Thẩm phán có quyền bác đơn xin ly hôn nếu thấy lý do không có căn cứ

và việc ly hôn đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống sau nàycủa vợ chồng hoặc con cái Vấn đề đặt ra là người trực tiếp giải quyết cho lyhôn phải phân tích chính xác, khách quan, toàn diện, có khoa học và hợp lý yêucầu ly hôn để chấp nhận cho ly hôn hay bác đơn yêu cầu ly hôn Trong khi LuậtHN&GĐ 2000 không có điều luật nào quy định về căn cứ để “bác đơn yêu cầu

ly hôn” Đây thực sự là khó khăn vướng mắc của Tòa án khi thụ lý, giải quyếtcác vụ án ly hôn

- Xin đơn cử một vụ án như sau:

Anh Nguyễn Văn H và chị Nguyễn Thị N kết hôn hợp pháp năm 1990 Cuộcsống gia đình hạnh phúc được 24 năm thì phát sinh mâu thuẫn do tính tình khônghợp, anh H có quan hệ ngoại tình với chị T nên thường xuyên gây gổ và có lời lẽxúc phạm, đánh đập chị N, anh H không quan tâm đến cuộc sống gia đình nữa Vìvậy, ngày 20/5/2014 chị N đã có đơn gửi đến TAND thành phố Lai Châu xin lyhôn anh H với lý do là do mâu thuẫn vợ chồng, tính tình không hợp

Ngày đăng: 23/03/2017, 10:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2000), Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2005), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2000), Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2014), Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (năm 2000), Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9/6/2000 về thi hành Luật HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Nghị định số 70/2001/ND- CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết Luật HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Nghị định số 87/2001/ND- CP ngày 21/11/2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 158/2005/ND-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký, quản lý hộ tịch, Hà Nội Khác
10. Bộ chính trị nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Khác
11. Bộ chính trị nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Khác
12. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
13.Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, 2014 của Tòa án nhân dân thành phố Lai Châu Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w