1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập phân môn địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung

22 632 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 559,5 KB

Nội dung

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy là xây dựng ý thức tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh được quan tâm hơn lúc nào hết. Việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo được đặt ra cho tất cả các lớp học, bậc học, đặc biệt là bậc tiểu học vì đây là bậc học nền tảng tạo tiền đề cho các bậc học sau. Do đó việc dạy cho học sinh cách học tự giác, tích cực để đem lại hiệu quả cao ngay từ bậc tiểu học luôn là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên. Nhưng hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập phân môn địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung” để viết sáng kiến kinh nghiệm .

Trang 1

MỤC LỤC TRANG

A.MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

II Mục đích nghiên cứu

III Đối tượng nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I Cơ sở lí luận.

II Thực trạng của vấn đề

III.Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện

1.Giáo dục nhận thức cho học sinh

2 Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học

3.phát huy tính tích cực qua việc tìm hiểu, khai thác

nội dung bài

4.Xác định phương pháp dạy học địa lí theo tinh thần

3- 4 4- 6

6-7 7-11 11-14

14-15

15 - 19 19-20 20 21

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mục tiêu của phần Địa lí (trong môn Lịch Sử và Địa lí lớp 5) nhằm cung cấpcho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và cácmối quan hệ địa lí ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới Bước đầu hìnhthành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng địa lí, năng lực tự học và góp phần bồidưỡng nhân cách cho học sinh

Dạy học Địa lí chiếm vai trò quan trọng nhằm góp phần hình thành và phát triển

ở học sinh thói quen ham hiểu biết, yêu thiên nhiên đất nước con người, có ý thức

và hành động bảo vệ thiên nhiên Vì vậy, việc dạy học Địa lí không những cungcấp cho học sinh những kiến thức địa lí thuần túy mà còn phải hình thành, pháttriển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học Đó là những nhiệm vụ song song

và có tầm quan trọng như nhau

Để đạt được mục tiêu nói trên, người giáo viên cần có những phương pháp dạyhọc thích hợp để giúp cho học sinh không những nắm vững kiến thức địa lí, rènluyện kĩ năng, mà còn giáo dục thái độ, phát triển nhân cách, khơi gợi tính tự giáctích cực học tập của học sinh Đó là phương pháp dạy - học tích cực Hay nói cáchkhác đó là quá trình làm việc tích cực của thầy và trò để đem lại hiệu quả cao nhất Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc phát huy tính tích cực củahọc sinh trong việc học tập phân môn Địa lí là việc làm cần thiết và hết sức quantrọng, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh theo phương pháp mới, gópphần giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học Học tập tích cực học sinh là chủthể của hoạt động, chỉ có hoạt động mới có thể tự phát hiện, tự chiếm lĩnh, tự giảiquyết vấn đề Bằng hoạt động học tập tích cực, chủ động, mỗi học sinh tự hìnhthành nhân cách của mình Học là hoạt động thay đổi cách nghĩ đến cách làm, cáchsống Nói về vai trò hoạt động học tập, người Ấn Độ có câu: “Tôi nghe tôi quên, tôinhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu” Bằng những nghiên cứu về tâm lí học, người ta đãtổng kết được tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học như sau:

20% qua những gì mà ta nghe được

30% qua những gì mà ta nhìn được

50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được

80% qua những gì mà ta nói được

90 % qua những gì mà ta nói và làm được

Như vậy rõ ràng là học sinh tự chủ tham gia tích cực vào quá trình học thì kếtquả đạt được sẽ cao hơn

Năm học 2015 – 2016 là năm học thứ hai thực hiện đánh giá học sinh theo thông

tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 Tiếp tục thực hiện chỉ thị 03/

CT-TW của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo

cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cùng với phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ và phong trào thi đua“Dạy tốt

- Học tốt’’

Trang 3

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy là xây dựng ý thức tự học, tích cực,chủ động, sáng tạo cho học sinh được quan tâm hơn lúc nào hết Việc nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo được đặt ra cho tất cả các lớp học, bậc học, đặc biệt là bậctiểu học vì đây là bậc học nền tảng tạo tiền đề cho các bậc học sau Do đó việc dạycho học sinh cách học tự giác, tích cực để đem lại hiệu quả cao ngay từ bậc tiểu họcluôn là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên Nhưng hiện tại chưa có tài liệu nghiêncứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp nhà trường chưa có kinh nghiệm để

giải quyết vấn đề này Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy

tính tích cực của học sinh trong học tập phân môn địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung” để viết sáng kiến kinh nghiệm

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu nội dung và một số biện pháp dạy phân môn địa lí lớp 5 giúp giáoviên nắm chắc chương trình phân môn địa lí ở tiểu học và sử dụng phương phápdạy học cho phù hợp làm cho chất lượng phân môn địa lí của học sinh được nângcao bền vững

- Một số hoạt động dạy học phân môn địa lí nhằm phát huy tính tích cực của họcsinh lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung phù hợp với học sinh nông thôn, sát vớithực tế nhà trường

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Với đề tài " Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong hoc tập

phân môn địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.

- Tôi tập trung nghiên cứu đề tài và cùng với các em học sinh học 5B trường Tiểuhọc Nga Trung về:

+ Chương trình môn địa lí lớp 5

+ Tình trạng học phân môn địa lí của học sinh lớp 5

- Nghiên cứu tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức

- Nghiên cứu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5 ( Phần phân môn Địa lí)

- Đồ dùng dạy – học: Bản đồ, lược đồ, quả địa cầu, tranh ảnh…

- Một số tài liệu khác có liên quan

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích

- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Trang 4

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Con người dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần có kiến thức về Địa lý.Giáo viên là cầu nối giữa tri thức và nhân loại Giáo viên có nhiệm vụ giúp họcsinh khám phá những kiến thức cơ bản cần thiết về trái đất Môi trường sống củacon người, về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia.Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, địa lý là một trong những bộmôn quan trọng đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức am hiểu về nó Trong sựnghiệp giáo dục hiện nay theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong nhữnggiờ lên lớp tôi luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực chủ động nắm trithức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm Tôi luôn đảm nhận vaitrò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt dộng và hợp tác học sinh luôn được ngườidạy theo sát giúp đỡ nên tích cực tự giác thể hiện sự năng động trong hoạt độnghọc tập Kết quả là học sinh lớp tôi dạy đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới,bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên Khi tựmình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú, say mê và yêumến môn học hơn nhiều lần những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáoviên

Để đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả, giảng dạy bất cứ môn gìgiáo viên cũng cần phải có sự hỗ trợ của dụng cụ dạy học hay còn gọi là thiết bịdạy học, nhất là ở môn địa lý cần phải có: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lý… Kếthợp các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh những tri thức mộtcách vững chắc để hiểu biết về những cơ sở khoa học, những kỹ năng vận dụng cáctri thức đó vào cuộc sống đồng thời giúp học sinh phát triển toàn diện, rèn luyệntính tích cực độc lập cho học sinh

Đặc điểm môn địa lý lớp 5 là giúp các em biết được các sự vật hiện tượng vàmối quan hệ địa lý ở Việt Nam và một số nước trên thế giới SGK lớp 5 được biênsoạn phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học và không quá tải về kiếnthức Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và giúp học sinh

tự rèn tại lớp, tại nhà Nhằm giúp các em phát huy hết năng lực của mình cũng nhưrèn học sinh tính tự giác học tập

Học sinh đến với phân môn Địa lý là học sinh hình thành kỹ năng quan sát sựvật, hiện tượng, thu nhập tìm kiếm tư liệu địa lý từ sách giáo khoa, trong cuộc sốnggần gũi học sinh… Học sinh biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, đặt câu hỏivới bạn bè, nhóm, với thầy cô và biết thông tin để giải đáp Biết nhận đúng các sựvật hiện tượng địa lý Học sinh biết trình bày kết quả học tập qua nhiều hình thức:lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê… Để từ những giờ học trên lớp, các

em biết đem về vận dụng vào cuộc sống phong phú Để từ đó các em hình thànhthái độ ham học hỏi, tìm hiểu để biết về quê hương đất nước, môi trường xungquanh Từ đó giáo dục cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quêhương đất nước và khát khao được học để trở thành con người có ích cho gia đình,

xã hội

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Những thuận lợi và khó khăn khi dạy môn Địa lí lớp 5:

Trang 5

1 Thuận lợi:

- Về sách giáo khoa: được trang bị đầy đủ cho học sinh Các tranh ảnh, lược đồ,bản đồ ở sách giáo khoa đẹp, rõ ràng, chính xác Các câu hỏi hoặc các yêu cầu hoạtđộng được in nghiêng ở giữa bài gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động, khaithác thông tin được dễ dàng Câu hỏi cuối bài giúp giáo viên kiểm tra việc thựchiện mục tiêu bài và củng cố kiến thức Phần tóm tắt trọng tâm bài được đóngkhung rất rõ Sách giáo viên có phần bổ sung thông tin, giúp giáo viên mở rộngkiến thức Về chương trình: Cấu trúc nội dung theo từng chủ đề, từng bài cụ thể.Mục tiêu, nội dung chương trình nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi học sinh

- Mấy năm gần đây, nhà trường quan tâm hơn rất nhiều việc mua sắm đồ dùngdạy học, trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc dạy học: tranh ảnh, quả địacầu… Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao việc dạy và học Nhà trường, côngđoàn luôn động viên giáo viên tìm tòi những sáng kiến dạy học tích cực nhất lànhững môn mà nhiều người vẫn coi là môn phụ nhưng tầm quan trọng của chúng làkhông nhỏ

- Giáo viên: bằng tinh thần yêu nghề, mến trẻ không ngừng trau dồi kiến thức,bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Đồng nghiệp tích cực dự giờ, góp ý thẳng thắnvới nhau giúp nhau cùng tiến bộ, vững vàng hơn trong giảng dạy và có nhiều sángkiến, cách dạy học hay, hình thức dạy học phong phú phù hợp từng bài, phù hợptừng đối tượng học sinh

2 Khó khăn:

Qua việc dự giờ, tìm hiểu các giờ dạy Địa lí của các bạn đồng nghiệp tôi nhậnthấy: Hiện nay nhiều giáo viên Tiểu học khi dạy giờ Địa lí đã cố gắng sử dụng cácthiết bị dạy học Địa lí (bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, ) để minh họa cholời giảng của mình mà ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ cácnguồn này Do vậy mà cách dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh chưađược thực hiện một cách triệt để

Một số giáo viên đã cố gắng phát huy tính tích cực tự giác của học sinh làm chogiờ Địa lí được sinh động bằng cách tạo không khí học tập sôi nổi như tổ chức đểhọc sinh thảo luận, làm việc trong phiếu, tổ chức trò chơi học tập nhưng số tiếthọc kiểu này còn quá ít vì nó chỉ được thực hiện trong những giờ thao giảng, thanhtra hoặc thi giáo viên giỏi Vì vậy mà vấn đề kĩ năng thực hành địa lí của học sinhkhông được thực hiện thường xuyên

Thiết bị, đồ dùng dành cho phân môn Địa lí được cấp phát, nhà trường mua bổsung xong đã cũ, chưa được thay thế hết nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượngdạy và học

Về phía phụ huynh: do điều kiên kinh tế của nhân dân Nga Trung còn gặp nhiềukhó khăn, trình độ hiểu biết còn có hạn nên việc chăm lo đến chất lượng học tậpcủa con em chưa tốt

Về phía học sinh: các em chưa có sự chuẩn bị tốt cho các giờ học địa lí, chủ yếudựa vào kênh chữ để phát biểu mà ít đề cập đến kênh hình, biểu đồ, lược đồ và ítrèn luyện kỹ năng địa lí

3.Nguyên nhân:

- Về giáo viên: một số giáo viên chưa tìm hiểu, cập nhật thông tin kịp thời vềcác yếu tố tự nhiên, về con người, về cuộc sống xung quanh để hỗ trợ cho môn học

Trang 6

Do yếu tố khách quan nên giáo viên chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạtngoại khóa cho học sinh để kết hợp với học tập Một số ít giáo viên trong quá trìnhdạy phân môn địa lí chưa chú ý đến việc xâu chuỗi mỗi quan hệ giữa các đối tượngđịa lí để học sinh nắm bài một cách sâu sắc.

- Về phía học sinh: các em chưa chú trọng môn học này, chủ yếu còn học thuộcnhiều hơn học hiểu để mở rộng vốn sống Đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều làcon nhà nông, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện tiếp xúc, học hỏicác hoạt động giáo dục sinh hoạt ngoại khóa như tham quan, du lịch…

- Về phía phụ huynh: Nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức được tầm quantrọng của phân môn Địa lí, vẫn còn tư tưởng coi là môn học phụ, chỉ mong con giỏiToán và Tiếng Việt là được rồi

- Trong điều kiện tài chính nhà trường cho phép, nhà trường đã mua sắm các đồdùng dạy học nhưng vẫn còn thiếu chủng loại hoặc thiếu số lượng ( 2lớp trong cùngkhối sử dụng chung một bộ đồ dùng)

Xuất phát từ những tình hình thực tế của lớp và những thuận lợi, khó khăn nóitrên, bản thân tôi luôn suy nghĩ làm sao tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất đểgiúp các em học tốt môn học này bằng cách học tự giác, tích cực và có niềm hứngthú say mê môn học Làm được điều đó chính là giúp các em nắm được những kiếnthức cơ bản về Địa lí, có kĩ năng địa lí và năng lực tự học Các em có những nhậnthức đúng đắn về cuộc sống thế giới xung quanh mình, các em thêm yêu quê

hương, đất nước Từ nhận thức đó, tôi đã suy nghĩ, chọn và nghiên cứu đề tài “Mét

số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập phân môn Địa lí lớp 5 trường Tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.

Để các biện pháp đưa ra sát với thực tế và có tính khả thi, tôi đã tiến hành điều

tra thực trạng, khảo sát chất lượng đầu năm học 2015– 2016 ở lớp 5B để tìm hiểunguyên nhân:

Kết quả khảo sát :

*Nguyên nhân :

- Học sinh chưa có phương pháp học môn Địa lí và chưa thực sự yêu thích mônhọc

- Học sinh chưa biết cách khai thác nội dung bài qua các thiết bị học tập như bản

đồ, lược đồ, quả địa cầu, tranh vẽ, ảnh chụp,…

- Học sinh chưa có kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ

- Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà (tìm hiểu bài, chuẩn bị đồ dùnghọc tập, tranh ảnh )

- Nhiều em còn xem nhẹ môn học này vì cho đây là môn học phụ (môn học bài)nên ít đầu tư nghiên cứu mà chỉ đầu tư vào 2 môn Toán, Tiếng Việt

III C C ÁC Gi¶i ph¸p vµ biÖn ph¸p tæ chøc thùc hiÖn ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Giáo dục nhận thức cho học sinh:

Phân môn Địa lí luôn gắn liền với thiên nhiên, với đất nước và đời sống Việchọc tốt phân môn Địa lí sẽ giúp các em tìm hiểu tự nhiên, con người và tăng thêm

Trang 7

tình yêu quê hương, yêu đất nước để bước vào cuộc sống một cách tốt đẹp Từ đócác em có ý thức học tốt phân môn Địa lí để các em nắm được những kiến thức vềĐịa lí, có hiểu biết sâu sắc hơn về mảnh đất các em đang sinh sống Các em sẽ biếtyêu quý tự nhiên, biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và đúngđắn nhất để phục vụ cho lợi ích của con người dài lâu.

Trong các giờ dạy Địa lí, giáo viên cần lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáodục bảo vệ môi trường để giáo dục các em ý thức thực hiện bổn phận của bản thânđối với đất nước

Ví dụ: khi dạy bài Nông nghiệp

Giáo viên cho học sinh đọc thầm sách giáo khoa để biết Nông nghiệp gồm có 2ngành chính đó là: Trồng trọt và chăn nuôi

Học sinh kể tên một số trang trại mà các em biết Học sinh có thể kể những việclàm để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải trong chăn nuôi gây ra

Qua học tập Địa lí, các em hiểu được trách nhiệm bảo vệ tự nhiên là của tất cảmọi người

2 Hướng dẫn sử dụng tích cực các thiết bị dạy học:

Các thiết bị dạy học Địa lí hiện nay khá phong phú, bao gồm tranh, ảnh, môhình, quả địa cầu, bản đồ, băng đĩa, phim giáo khoa,…Khi sử dụng thiết bị dạy họcgiáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn thiết bị cho phùhợp Tránh quá tải về thiết bị trong một giờ học

Sử dụng thiết bị như là một nguồn cung cấp kiến thức chứ không chỉ để minhhọa cho bài giảng Khi sử dụng giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu: sử dụngthiết bị nhằm mục đích gì ? Cần tìm những nội dung gì ? và cách thức sử dụng

2.1 Đối với bản đồ, lược đồ:

Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập, tích cực với bản đồ, lược đồ,trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng rèn luyện một số kĩ năng sử dụngbản đồ

a Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ.

Ở lớp 4, học sinh đã biết xác định các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc Sang lớp 5,học sinh cần xác định thêm bốn hướng phụ nữa là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc,Tây Nam Giáo viên cho học sinh thực hành nhiều lần để nhớ được: trên bản đồphía trên là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái

là hướng Tây Ngoài ra, giáo viên còn giúp học sinh xác định vị trí của khu vựcbán cầu Bắc, bán cầu Nam và đường xích đạo Chính nhờ việc xác định được cáchướng và vị trí này sẽ giúp các em nắm được vị trí của các nước, các châu lục thểhiện trên bản đồ, lược đồ một cách dễ dàng

Ví dụ : Khi dạy bài: “Việt Nam – Đất nước chúng ta” địa lí lớp 5, tôi yêu cầu học

sinh quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á để xác định:

- Vị trí của nước ta.

- Phần đất liền của nước ta giáp những nước nào?

- Biển bao bọc phía nào của đất nước ta?

Sau khi quan sát học sinh nêu được:

- Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á trongvành đai nhiệt đới Bắc bán cầu Phần đất liền nước ta giáp với Trung Quốc, Lào vàCam-pu-chia

Trang 8

- Biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam của phần đất liền.

b Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ:

Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìmkiếm kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao,thấp khác nhau

Đọc bản đồ có 3 mức độ:

Mức độ 1: Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải, chỉ và đọc tên các

đối tượng địa lí trên bản đồ( Ví dụ: đây là Hà Nội, kia là Hải Phòng; đây là sôngHồng, kia là sông Đà,…)

Ví dụ : Đọc bản đồ Bản đồ Tự nhiên Việt Nam học sinh nắm được bản đồ thể hiện

các sự vật, hiện tượng tự nhiên của đất nước Việt Nam như lãnh thổ, sông, núi,đồng bằng, biển, đảo

a, Có kĩ năng đọc bản đồ học sinh sẽ nắm vững các kí hiệu thể hiện trên bản đồ,

ví dụ như :

Biên giới O Thành phố, thị xã  Thủ đô

Dãy núi  Nhà máy thủy điện …

Các kí hiệu về khoáng sản như :

 Than đá Thiếc Sắt …

b, Bản đồ tự nhiên giúp cho học sinh nắm thêm các kí hiệu về màu sắc:

Ví dụ: màu xanh lá mạ chỉ đồng bằng, màu xanh nước biển đậm nhạt chỉ độ sâucủa biển, màu đỏ đậm nhạt chỉ độ cao của cao nguyên, đồi núi

Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng địa lí.(Ví

dụ: Vị trí dãy núi ở đâu ? Núi cao hay thấp ? Núi có hướng gì…?)

Quan sát lược đồ hình 1, SGK trang 69, học sinh sẽ nêu được những dãy núi cóhướng Tây Bắc- §ông Nam, những dãy núi có hình cánh cung

Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức đã có, xác lập các mối quan hệ địa

lí để rút ra những điều mà trên bản đồ không trực tiếp thể hiện

Ví dụ: Học bài “Sông ngòi” Em hãy cho biết vì sao sông ngòi ở miền Trungthường ngắn và dốc? (do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn, núi cao ởphía tây đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đông nên sông ngòi miền Trung ngắn và dốc.)

Gi¸o viên mở rộng kiến thức: Địa hình phần đất liền của nước ta với ¾ diệntích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằngduyên hải miền Trung hẹp ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi miền Trung ngắn vàdốc (Học sinh kết hợp chỉ bản đồ)

c Rèn luyện kĩ năng tìm và chỉ vị trí địa lí của các đối tượng trên bản đồ:

Để rèn các kĩ năng này giáo viên cần đưa ra các bài tập cụ thể yêu cầu học sinhdựa vào bản đồ để xác định vị trí của một đối tượng nào đó

Ví dụ: Dựa vào Lược đồ công nghiệp Việt Nam (H.3,SGK trang 94), em hãy cho

biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu ?

Học sinh đã nắm vững các kí hiệu khoáng sản nên tìm ra nhanh chóng: Ngànhcông nghiệp khai thác dầu mỏ có ở biển đông (gồm các mỏ: mỏ than, mỏ dầu, mỏvàng, mỏ apatit, mỏ crom…ngành công nghiệp khai thác than có ở Quảng Ninh.Ngành công nghiệp khai thác a-pa-tít có ở Cam Đường (Lào Cai),…

Hoặc : Em hãy tìm và chỉ các nhà máy thủy điện có ở nước ta trên bản đồ

Trang 9

Học sinh sẽ dựa vào kí hiệu và tìm ra nhanh chóng các nhà máy thủy điện HòaBình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà…

bản đồ cho đúng quy định Chẳng hạn khi chỉ vị trí một dòng sông học sinh phảichỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướngngược lại hoặc chỉ vào một điểm trên sông Khi chỉ vị trí của một thành phố, thị xã,thì phải chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố, thị xã chứ không chỉ vào chữ ghi tênthành phố,thị xã Khi chỉ về một vùng lãnh thổ (một tỉnh, một khu vực, một quốcgia ) thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ khu vực đó (chỉ

từ trên xuống dưới, từ trái sang phải)

Khi chỉ bản đồ nên dùng que chỉ dài có đầu nhỏ để chỉ đúng vào các chi tiết củađối tượng Địa lí và nên đứng bên phải bản đồ

d Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản:

Một trong những điều kiện để học sinh học tốt và có hứng thú trong môn Địa lí

là các em phải biết xác lập mối quan hê địa lí đơn giản giữa các yếu tố và thànhphần địa lí như địa hình và khí hậu; địa hình, khí hậu, sông ngòi; thiên nhiên vàhoạt động sản xuất của con người, trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiếnthức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh và phân tích,

Ví dụ 1: Sau khi trang bị các kiến thức về địa hình, khí hậu, học sinh sẽ giải thích

được: Vì sao nước ta có khí hậu nóng, mưa nhiều ? Vì sao ở nước ta gió và mưathay đổi theo mùa?

( Vì nằm trong vành đai nhiệt đới, nóng ẩm và trong vùng có gió mùa nên đặc điểmcủa khí hậu nước ta là: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa)

Ví dụ 2: Khi học bài “Giao thông vận tải” học sinh sẽ giải thích được: Vì sao nước

ta có mạng lưới đường giao thông tỏa đi khắp đất nước và quốc lộ 1A là đường ô tôdài nhất nước ta?

(Do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam, các tuyến đường giao thông chínhcũng chạy theo chiều Bắc – Nam: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc-Nam )

2.2 Đối với quả Địa cầu :

Giáo viên cần giúp học sinh nhận biết được: quả Địa cầu là mô hình của TráiĐất, biểu hiện hình dáng thực tế của Trái Đất được thu nhỏ lại

+ Cần xác định cho học sinh nắm được 2 địa cực: địa cực phía trên gọi là cựcBắc, địa cực phía dưới gọi là cực Nam

+ Xác định đường xích đạo là đường tròn lớn nhất cách đều 2 cực và phân chia

bề mặt của quả địa cầu ra hai nửa bằng nhau, nửa bán cầu có cực Bắc là bán cầuBắc, nửa bán cầu có cực Nam là bán cầu Nam

Trên quả cầu thể hiện 6 châu lục và 4 đại dương

Ví dụ : Tìm vị trí của nước ta trên quả địa cầu.

Học sinh dựa vào các yếu tố : Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, ở khuvực Đông Nam Á, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu Sau đó giúp các em nhậndiện màu sắc của nước Việt Nam trên quả địa cầu để tìm và chỉ được phần đất liềncủa nước ta trên quả địa cầu

2.3 Đối với tranh ảnh:

Trang 10

Các tranh ảnh dùng trong dạy học Địa lí có rất nhiều loại: tranh ảnh trong sáchgiáo khoa, tranh ảnh do giáo viên, học sinh sưu tầm Khi hướng dẫn học sinh quansát tranh, giáo viên phải đưa ra những yêu cầu cụ thể để học sinh quan sát , so sánh

và rút ra kết luận

Ví dụ: a, Học sinh quan sát ảnh chụp ở hình 2 SGK trang 74 và nêu được:

Hình 2: Cảnh đồng ruộng hạn hán đất đai nứt nẻ, cây lúa héo khô Vì vậy hạn hán gây thiệt hại về lúa gạo, hoa màu, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta

b, Học sinh quan sát ảnh chụp ở hình 3 SGK trang 74 và nêu được:

Hình 3: Cảnh lũ lụt, nước lũ dâng lên cao làm ngập nhà cửa, gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân ta

c, Học sinh quan sát ảnh chụp ở hình 3, SGK trang 78 và nêu được:

Trang 11

Vai trò của biển: Nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn Biển còn là tài nguyên lớn và là đường giao thông quan trọng.Ven biển có nhiều bãi tắm

và phong cảnh đẹp, là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn

3 Phát huy tính tích cực qua việc tìm hiểu, khai thác nội dung bài:

Sau khi trang bị cho học sinh các kĩ năng về sử dụng các thiết bị dạy học, tôi tiến hành bước tiếp theo: hướng dẫn các em cách khai thác nội dung bài

3.1 Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:

a Về phía giáo viên :

Giáo viên cần xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua lược đồ, bản đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học tự phát hiện ra kiến thức mới Soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ trong sách giáo khoa và trình độ học sinh để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức Các câu hỏi thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm (câu đúng sai, câu nhiều lựa

chọn), câu điền khuyết

Giáo viên nghiên cứu kĩ các loại bản đồ, lược đồ cần để phục vụ từng bài dạy làm cơ sở hướng dẫn cho học sinh Từ bản đồ giáo viên dẫn dắt học sinh tự thu nhận được các kiến thức địa lí Đó cũng là một biện pháp tích cực đổi mới phương pháp dạy học của phân môn b Về phía học sinh : Học sinh phải biết vận dụng những kĩ năng địa lí đã có, tích cực hoạt động với những nội dung câu hỏi, bài tập mà giáo viên yêu cầu để tự chiếm lĩnh nội dung bài (theo định hướng của giáo viên) Ví dụ : Khi dạy bài 4 - Sông ngòi (trang 74 SGK) - Tôi xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần khai thác qua kênh chữ trang 74 và lược đồ như sau : + Nhận biết mạng lưới sông ngòi nước ta Nêu tên một số con sông ở ba miền Bắc, Trung và Nam Biết vị trí của 3 nhà máy thủy điện : Hòa Bình, Y-a-li, Trị An - Để giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tôi đã soạn hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với lược đồ Đọc thầm phần kênh chữ trang 74 và quan sát lược đồ hình 1(trang 75/SGK) : Câu 1 : Đánh dấu nhân vào ô trống ở ý đúng : Mạng lưới sông ngòi nước ta ?  Thưa thớt  Dày đặc, phân bố tập trung ở miền Bắc và miền Nam  Dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước Câu 2 : Điền tên một số con sông vào các bảng sau : Câu 3 : Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để xác định nhà máy thủy điện đó nằm trên sông nào ? A Tên nhà máy thủy điện B.Tên sông Hòa Bình Đồng Nai Sông ở miền Bắc ………

………

………

………

Sông ở miền Trung ………

………

………

………

Sông ở miền Nam ………

………

………

………

Ngày đăng: 23/03/2017, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w