Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
311,5 KB
Nội dung
Phần 1: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khách quan Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay ở nước ta đã đem lại sự chuyển biến lớn trong đời sống vật chất tinh thần của con người. Để đạt được những chuyển biến nhảy vọt đó không thể không nhắc đến giáo dục. Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước hiện nay, Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách phẩm chất, năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu giáo dục này kế thừa và phát triển các mục tiêu được xác định từ sau Cách mạng tháng Tám phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng mới. Mục tiêu giáo dục nói chung được quán triệt và thể hiện cụ thể ở tất cả các môn học và được thông qua nội dung, phương pháp của từng môn học. Đối với bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay có khả năng và sở trường không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức lịch sử dân tộc từ cổ đến kim, mà còn giúp cho học sinh hình thành thế giới quan khoa học. Vì thế nhiều nước trên thế giới xem môn lịch sử là môn học cực kì quan trọng trong nhà trường. Trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay lịch sử là bộ môn có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho học sinh để trở thành những con người mới nhưng trước hết phải là con người hiểu rõ lịch sử dân tộc và cội nguồn dân tộc như Bác Hồ kính yêu đã từng nói: " Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THCS nói riêng hiện 1 nay chưa hoàn thành nhiệm vụ chức năng bộ môn. Đặc biệt hơn môn lịch sử là một môn khoa học xã hội có yêu cầu cao về nhận thức, nó đòi hỏi có trí nhớ, tư duy sáng tạo, học tập thông minh. Một yếu tố đầu tiên và quan trọng đối với học tập lịch sử là nếu biết thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là phải hiểu. Nếu không biết thì không hiểu, nhưng không phải biết là đã hiểu, có hiểu thì mới biết một cách sâu sắc, đầy đủ và vững chắc hơn. Từ những hiểu biết về lịch sử, về quá khứ học sinh sẽ có thái độ, trách nhiệm đúng đắn với hiện tại và tương lai, với lịch sử dân tộc, hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào về những gì ông cha ta đã từng làm để bảo vệ Tổ quốc. Từ đó bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước và góp công sức học tập của của mình đối với sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. 1.2. Lý do chủ quan Do quan niệm chưa đầy đủ về chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội đã dẫn đến việc học tập nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử của một số Giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế cả nội dung và phương pháp. Nhiều khi học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, nhớ sai, nhớ nhầm lịch sử dân tộc là một hiện tượng phổ biến ở THCS. Chính vì vậy để phát huy tính tích cực trong việc dạy học lịch sử dân tộc phải tiến hành nhiều hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động thông qua hệ thống phương pháp dạy học phong phú, linh hoạt gây được hứng thú trong hoạt động học của trò, tránh việc nhồi nhét áp đặt. Vì vậy học sinh phải là trung tâm chủ động lĩnh hội. Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8 THCS trang bị cho học sinh kiến thức lịch sử dân tộc từ 1858 đến đầu thế kỷ XX. Đây là giai đoạn có nhiều sự kiện phức tạp, hấp dẫn thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc. Nhưng đây cũng là giai đoạn lịch sử phức tạp đòi hỏi học sinh phải nắm vững để tránh tình trạng hiểu sai, hiểu nhầm lịch sử. Do vậy để phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử ở THCS nói chung và lớp 8 nói riêng là vấn đề được nhiều người quan tâm. 2 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy lịch sử lớp 8 ở THCS tôi thấy có nhiều trăn trở, đặc biệt khi nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tôi cảm thấy đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở THCS nói chung và lớp 8 nói riêng. Chính vì lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài này để tìm ra “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THCS” 2. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông nói chung và chất lượng giảng dạy môn lịch sử nói riêng. Tạo điều kiện cho các em, nhất là học sinh lớp 8 khi học lịch sử Việt Nam sẽ biết cặn kẽ, đầy đủ, toàn diện về môn học, tiếp cận môn học trên những khía cạnh khác nhau. Đề tài sử dụng cho giáo viên và học sinh THCS (Phần sách giáo khoa đổi mới) 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy học lịch sử Việt Nam ở THCS”. Đề tài dùng cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử Việt Nam ở THCS, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo của Thầy - Trò trong “Dạy - Học” lịch sử Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 8 trường THCS Cẩm Tú năm học 2011- 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã dùng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp quan sát lớp học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu, phân tích các biện pháp cơ bản nhằm phát huy tính 3 tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THCS. 6. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 10 tháng 9 năm 2011 Đến ngày 28 tháng 2 năm 2012 Phần 2: Nội dung 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Trong những năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều tiết dạy tốt, học tốt theo hướng phát huy tính tích cực trong việc dạy học lịch sử. Tuy nhiên tình trạng phổ biến vẫn là tình trạng thầy đọc, trò chép hoặc xen kẽ vấn đáp, giải thích minh hoạ bằng phương tiện trực quan. Việc chống dạy học thụ động đã được đặt ra từ lâu. Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức song đó là quá trình đặc thù “Một sự nhận thức đã làm dễ dàng đi và thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”. Vì vậy nói đến tính tích cực của học sinh là nói đến tính tích cực của nhận thức. Trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên tổ chức dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch để học sinh nắm vững tri thức cơ sở về văn hoá, khoa học, dần dần hình thành cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng, nhân cách đạo đức học sinh. Qua tìm hiểu đối chứng giữa dạy học cũ (truyền thống) và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng chúng ta có thể khẳng định: Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nó đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải lao động sư phạm nhiều hơn. Phải chủ động sáng tạo tiếp thu những tinh hoa của cách dạy học truyền thống, đồng thời mạnh dạn tìm ra, sáng tạo ra các biện 4 pháp tổ chức dạy học mới nhằm khắc phục sự bảo thủ thụ động một chiều trong quá trình dạy học. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Môn lịch sử ở trường phổ thông có tác dụng to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa học…Song do đặc thù của bộ môn lịch sử, do một số giáo viên còn chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khô khan nhàm chán và nặng nề. Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn lịch sử. Hơn nữa, do tư tưởng coi môn lịch sử là “môn phụ”, học sinh “học gì thi đấy” nên nhiều học sinh quay lưng với môn lịch sử. Quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần trí nhớ không phải tư duy động não, không có bài tập thực hành đã ảnh hưởng đến việc đánh giá, tổ chức phương pháp dạy học. Chúng ta đã có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn chứng minh rằng môn lịch sử không phải là “môn thứ yếu”, mà nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do đó việc học tập lịch sử không chỉ học thuộc, mà phải đòi hỏi có trình độ tư duy để hiểu. Đặc điểm của lịch sử đã chi phối tới nhận thức lịch sử. Bản thân lịch sử là một hiện thực khách quan đã xảy ra, không “hiện có” (song đã tồn tại), vận động theo quy luật từ thấp đến cao, trải qua những bước quanh co, khúc khuỷu, song phát triển không ngừng. Con người có khả năng nhận thức lịch sử, không thể “trực quan sinh động”, kể cả những sự kiện đang diễn ra, nhưng ngoài tầm mắt của người học tập, nghiên cứu. Lịch sử xảy ra không tái diễn nguyên vẹn như cũ, không lặp lại, nên nhận thức lịch sử không thể quan sát trực tiếp và cũng không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm (dù sân khấu, các lễ hội đã cố gắng khôi phục lại sự kiện quá khứ qua các hình thức nghệ thuật; Với sự phát triển của khoa học người ta cũng chỉ có thể tái tạo trong một phạm vi mức độ nhất định sự kiện đã xảy ra). Do vậy, việc học tập, nghiên cứu lịch sử không chỉ có những nét riêng của 5 sự nhận thức nói chung mà chúng ta phải tính đến việc phát huy tính tích cực của học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử nên tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, góp phần dạy môn lịch sử để nó xứng đáng với vị trí là bộ môn quan trọng ở trường phổ thông. 3. Những biện pháp để thực hiện 3.1. Hướng dẫn, xác định rõ ràng động cơ học kiến thức lịch sử cho học sinh Công việc đầu tiên trong giảng dạy lịch sử là làm thế nào để khơi dậy được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, xác định rõ động cơ mục đích của môn học. Tuy nhiên động cơ học tập của các em đa dạng, song chưa bền vững. Để các em có động cơ, thái độ đúng đắn thì tài liệu học tập phải có nội dung khoa khọc, xúc tích, phải được định hướng rõ rệt gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên phải biết gợi mở nhu cầu tìm hiểu của học sinh giúp các em có phương pháp học tập phù hợp. Mở đầu bài giảng giáo viên giúp học sinh thấy được mục đích yêu cầu của bài, đưa ra một số vấn đề trong nội dung bài học, có khả năng khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, khiến các em khao khát muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Ví dụ: Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918. Mục 3: Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước, giáo viên có thể khơi gợi, kích thích nhu cầu nhận thức của học sinh như sau: “Các em theo dõi quá trình xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta và phong trào chống Pháp từ 1858 đến đầu thế kỷ XX, em thấy trong bối cảnh nào Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước? Động lực nào thúc đẩy Người đi tìm đường cứu nước? Tại sao Người sang phương Tây? Ví dụ: Bài 24 Cuộc kháng chiến từ năm 1958 đến 1873… Có thể nêu câu hỏi đầu giờ định hướng nhận thức cho học sinh, đặt các em vào nhu cầu theo dõi bài giảng: “Các em đã tìm hiểu các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hầu hết các nước trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Việt Nam là dân tộc yêu nước, đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa 6 thực dân, liệu Việt Nam có trở thành thuộc địa của chúng? Tuy nhiên câu hỏi giáo viên nêu ra không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ ra động cơ học tập cho các em. Phần này chính là tạo tình huống có vấn đề. 3.2. Hướng dẫn học sinh một số phương pháp ghi nhớ sự kiện lịch sử Trong môn lịch sử thì sự kiện, hiện tượng và khái niệm lịch sử có liên quan đến nhau và sau khi giảng một lần không còn lặp lại nữa, bắt buộc các em phải có phương pháp ghi nhớ. Ví dụ: Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Năm 1885 Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi soạn Chiếu Cần vương, học sinh chỉ được tiếp xúc một lần các bài sau không nhắc đến nữa. Vì vậy điều này khó khăn cho việc ghi nhớ sự kiện, kiến thức lịch sử. Thực tế chứng tỏ rằng rất nhiều em yêu thích môn lịch sử, muốn giải đáp nhiều vấn đề của lịch sử như: Ai? Khi nào? Ở đâu? Diễn ra như thế nào? Vì nội dung lịch sử quá nhiều, trước khối lượng kiến thức quá lớn từ năm, tháng, địa danh, nhân vật, diễn biến, kết quả, ý nghĩa…, học sinh khó có thể nhớ nổi và học thuộc các kiến thức đó, nên cần hướng dẫn các em một số biện pháp sau: - Thứ nhất: Là ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử: Mỗi bài, mỗi chương, mỗi quá trình đều có những sự kiện gắn liền với thời gian nhất định. Vì vậy cần dạy cho các em kỹ năng ghi nhớ lôgic biết tìm ra điểm tựa để nhớ, lập dàn ý, lập bảng hệ thống hoá. - Thứ hai: Là hướng dẫn học sinh ghi nhớ nhân vật lịch sử: Thông thường mỗi sự kiện đều gắn liền với những nhân vật nhất định. Giáo viên cần cân nhắc trong các sự kiện lịch sử, có những nhân vật lịch sử quan trọng nào, cần làm nổi bật những nhân vật nào? Nhằm đạt yêu cầu giáo dục nào? Thông thường có các cách: Lấy người để nói việc, hoặc lấy việc để nói người, hoặc dựa vào các đặc điểm của nhân vật. Ví dụ: Nhân vật Việc (cống hiến, nét tiêu biểu…) 7 Nguyễn Trung Trực Người đốt cháy tàu Et-pê-răng (trên sông Vàm Cỏ) với câu nói “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây”. Tôn Thất Thuyết Người soạn Chiếu Cần vương. Hoàng Hoa Thám Lãnh đạo khởi nghĩa nông dân Yên Thế. 3.3. Sử dụng sách giáo khoa nhằm phát triển tư duy học sinh Việc sử dụng sách giáo khoa có vị trí, ý nghĩa quan trọng việc phát huy tính tích cực trong giờ lên lớp và về nhà tự học của học sinh. Tránh việc giáo viên đọc nội dung sách giáo khoa cho học sinh ghi trên lớp, mà phải soạn bài giảng của mình, đồng thời chấm dứt tình trạng học sinh thụ động học thuộc lòng trong sách giáo khoa và vở ghi. Dĩ nhiên việc ghi nhớ chính xác những sự kiện cơ bản trong sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên là điều kiện không coi nhẹ trong học tập lịch sử. Do đó cả thầy và trò cần tích cực "làm việc" với sách giáo khoa thì mới góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Việc sử dụng sách giáo khoa đòi hỏi sự tích cực nỗ lực của học sinh và giáo viên ở trên lớp, tự học ở nhà. Đồng thời cần làm tốt một số điểm sau: a. Sách giáo khoa để chuẩn bị bài giảng: Trước khi soạn giáo án, cần phải nghiên cứu nội dung toàn bài trong sách giáo khoa. Xác định kiến thức trọng tâm của bài, hiểu rõ nội dung tinh thần mà tác giả mong muốn ở học sinh về giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Khi nắm được khái quát, cần đi sâu vào từng mục để tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi mục có 2 đến 3 mục nhỏ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Không nên dàn đều về mặt thời gian mà xác định đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức lướt qua. Mỗi bài cần xác định rõ góp phần cụ thể về mặt nội dung, tư tưởng, kỹ năng, kỹ xảo, tức là ở cuối bài giáo viên phải xác định được cần cung cấp kiến thức gì, giáo dục tư tưởng tình cảm, kỹ năng cần rèn. Ví dụ: Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873- 1884): Học sinh cần nắm được những nét cơ bản của cuộc kháng chiến chống Pháp của 8 nhân dân ta từ 1873-1884; Các hiệp ước mà triều đình Huế đã ký với thực dân Pháp; Vì sao với hiệp ước Pa-tơ-nôt, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã sụp đổ và nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa- nửa phong kiến; Hiểu rõ khái niệm nước “Thuộc địa- nửa phong kiến”: Thực chất là nước thuộc địa, nhưng chế độ phong kiến được duy trì để làm tay sai cho thực dân Pháp trong việc đàn áp bóc lột nhân dân. b. Sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp Trong giờ học, học sinh chăm chú nghe giảng tái hiện lại hình ảnh của sự kiện lịch sử, ghi chép làm cho tư duy phát triển. Tính tích cực học tập của học sinh sẽ được biểu hiện qua nét mặt, ánh mắt của thao tác, của giác quan. Qua quan sát lớp học theo dõi thái độ của học sinh sẽ phát hiện được có tích cực hoạt động tư duy hay không, từ đó mà điều chỉnh các thao tác sư phạm cho phù hợp. Học sinh theo dõi bài giảng rồi đối chiếu, so sánh với sách giáo khoa, thậm chí nhiều học sinh không ghi chép trong sách giáo khoa. Vì vậy bài giảng của giáo viên không nên lặp lại nhiều ngôn ngữ trong sách giáo khoa, mà nên diễn đạt bằng lời của mình. c. Sách giáo khoa học sinh sử dụng khi học ở nhà Vở ghi trên lớp và sách giáo khoa là phương tiện, là nguồn kiến thức chủ yếu để học sinh tự học ở nhà. Ví dụ: Khi học “Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương” và “Khởi nghĩa nông dân Yên Thế”. Cần nêu rõ thời gian, lãnh đạo, địa điểm, diễn biến chính… Sau khi kết thúc bài học hướng dẫn học sinh làm bài tập: Tên khởi nghĩa Thời gian Lãnh đạo Địa điểm Ba Đình Bãi Sậy Hương Khê Yên Thế Khi được giao những công việc cụ thể các em phải hoàn thành và phải học tập một cách sáng tạo độc lập. 9 3.4. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực a. Nêu câu hỏi đầu giờ Khi bắt đầu giờ học, giáo viên có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra. Trước khi cung cấp kiến thức mới, có thể nêu câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. Câu hỏi loại này thường có tính chất bài tập, trả lời được phải huy động kiến thức toàn bài. Câu hỏi đầu giờ có hai tác dụng lớn: - Thứ nhất: Xác định nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong giờ học. - Thứ hai: Hướng dẫn học sinh vào kiến thức trọng tâm của bài huy động cao nhất các hoạt động của giác quan học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn, kết hợp với tư duy có định hướng. Tuy nhiên đặt câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời ngay, mà chỉ khi học sinh học song bài mới thì mới có thể trả lời được. Ví dụ: Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX giáo viên có thể đưa ra câu hỏi lớn : Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành cải cách - cải cách đã giúp Nhật Bản thoát khỏi là thuộc địa và trở thành nước công nghiệp phát triển. Vậy đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp, các sỹ phu yêu nước Việt Nam có yêu cầu phải cải cách duy tân không? Và nội dung, kết cục của cải cách đó như thế nào? Sau khi học xong bài học hôm nay các em sẽ có câu trả lời. b. Xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp Trong sách giáo khoa, thường mỗi mục có 1 đến vài câu hỏi, đây là câu hỏi để giáo viên định hướng kiến thức. Giáo viên có thể sử dụng luôn câu hỏi trong sách giáo khoa, hoặc có thể trẻ nhỏ câu hỏi đó ra làm nhiều câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ tư duy của các đối tượng. Xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp có nhiều câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử như : - Loại câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất các hiện tượng lịch sử. - Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, ý nghĩa 10 [...]... quả và số liệu đối chứng Dạy bài: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 ở 2 lớp 8A, 8B Trường THCS Cẩm Tú Lớp 8A: Dạy theo phương pháp truyền thống Lớp 8B: Dạy theo hướng áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử Kết quả thu được như sau: Lớp áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực Lớp/ Sĩ số 8B/30 Giỏi khá Số lượng % 23 76,6 Trung bình Số lượng... tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và ở lớp 8 nói riêng Mỗi đồng nghiệp giảng dạy lịch sử chúng ta đều có thể thực hiện được 2 Ý nghĩa của kết luận quan trọng Phương pháp dạy học lịch sử là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nó tuân thủ những quy luật của việc dạy học nói chung Song chức năng, nội dung, đặc điểm của bộ môn học, việc xác... nói chung và phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử nói riêng Với sự cố gắng cao nhất của bản thân, tôi đã rút ra một số vấn đề sau khi thực hiện đề tài - Tìm hiểu kĩ nội dung, kiến thức của chương trình lịch sử THCS Khai thác tối đa các loại đồ dùng dụng cụ trực quan, kể cả trên Internet - Vận dụng nhuần nhuyễn hệ thống phương pháp bộ môn một cách sáng tạo trong dạy học - Khảo sát... Yếu kém Số lượng % 0 0 Lớp áp dụng phương pháp truyền thống Lớp /Sĩ số 8A/33 Giỏi khá Số % lượng 20 60,7 Trung bình Số lượng % 13 39,3 Yếu kém Số lượng % 0 0 Kết luận: Trong cùng bài dạy nhưng áp dụng hai phương pháp khác nhau như vậy thì việc áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử cho kết quả cao hơn, khả quan hơn 14 Phần 3: Kết luận 1 Những kết luận quan trọng Trong giáo... rút lui Việc sử dụng bản đồ lịch sử góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt kỹ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức địa lý Lược đồ: Công sự phòng thủ Ba Đình b Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học lịch sử góp phần giáo dục, giáo dưỡng, phát triển tư duy năng lực của học sinh Chân dung... đối của một đề tài có lợi bao nhiêu về kinh tế mà điều quan trọng là hiệu quả của các đề tài đối việc giảng dạy thực tiễn Ở đề tài này, tôi đã dành lượng thời gian là cả quá trình giảng dạy để đúc kết và hiệu quả rất lớn là sự vận dụng của thầy và tiếp cận của trò rất khả quan Chắc chắn sự đơn điệu “khô khan”, “nhàm chán” của môn lịch sử sẽ phần nào được khắc phục và pháp huy được tính tích cực của học. .. chiếu kết quả trong thực tiễn giảng dạy (Trường THCS Cẩm Tú là trường có chất lượng trung bình của tỉnh Thanh Hoá, trình độ nhận thức học sinh còn ở mức trung bình) đã chứng minh tính khả quan thực thi của đề tài Với đề tài nhỏ này được đúc rút từ thực tiễn giảng dạy, tôi hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các đồng nghiệp dạy môn lịch sử ở THCS (Phần lịch sử Việt Nam lớp 8) và các em học sinh khi tiếp... thống phương pháp dạy học lịch sử cũng có nét riêng làm cho học sinh biết 15 những sự kiện cơ bản và hiểu sâu sắc quá khứ, theo quy luật, từ đó hành động đúng và định hướng đúng trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc xác định hệ thống phương pháp dạy học lịch sử không chỉ quán triệt, thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục , nội dung môn học, mà còn phải tìm hiểu sâu sắc quá trình dạy học nói chung... việc sử dụng chân dung nhân vật lịch sử học sinh học tập được đạo đức, tài trí từ đó rèn luyện theo tấm gương nhân vật chính diện Còn nhân vật phản diện cần hướng dẫn học sinh nhận xét những biểu hiện tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật Khi sử dụng chân dung phải phân tích, giải thích, định hướng cho học sinh tự mình đánh giá vai trò của nhân vật đó Ví dụ: Bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp. .. ngữ của các em ngày càng phong phú, trong sáng Từ việc quan sát tranh ảnh lịch sử giáo viên luyện cho các em có thói quen quan sát và khả năng quan sát các vật thể một cách sinh động, khoa học, có phân tích giải thích một cách khái quát, rút ra những kết luận lịch sử, nhờ những việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư duy được rèn luỵên, khả năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh . cứu Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy học lịch sử Việt Nam ở THCS”. Đề tài dùng cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử Việt Nam ở THCS, nhằm phát huy tính tích cực, . thống) và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng chúng ta có thể khẳng định: Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem. tính đến việc phát huy tính tích cực của học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử nên tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam