skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam thcs cẩm tú

33 1.3K 4
skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam thcs cẩm tú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1: Đặt vấn đề 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khách quan Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay ở nước ta đã đem lại sự chuyển biến lớn trong đời sống vật chất tinh thần của con người Để đạt được những chuyển biến nhảy vọt đó không thể không nhắc đến giáo dục Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước hiện nay, Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách phẩm chất, năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Mục tiêu giáo dục này kế thừa và phát triển các mục tiêu được xác định từ sau Cách mạng tháng Tám phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng mới Mục tiêu giáo dục nói chung được quán triệt và thể hiện cụ thể ở tất cả các môn học và được thông qua nội dung, phương pháp của từng môn học Đối với bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông 1 hiện nay có khả năng và sở trường không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức lịch sử dân tộc từ cổ đến kim, mà còn giúp cho học sinh hình thành thế giới quan khoa học Vì thế nhiều nước trên thế giới xem môn lịch sử là môn học cực kì quan trọng trong nhà trường Trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay lịch sử là bộ môn có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho học sinh để trở thành những con người mới nhưng trước hết phải là con người hiểu rõ lịch sử dân tộc và cội nguồn dân tộc như Bác Hồ kính yêu đã từng nói: " Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THCS nói riêng hiện nay chưa hoàn thành nhiệm vụ chức năng bộ môn Đặc biệt hơn môn lịch sử là một môn khoa học xã hội có yêu cầu cao về nhận thức, nó đòi hỏi có trí nhớ, tư duy sáng tạo, học tập thông minh Một yếu tố đầu tiên và quan trọng đối với học tập lịch sử là nếu biết thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là phải hiểu Nếu không biết thì không hiểu, nhưng không phải biết là đã hiểu, có hiểu thì mới biết một cách sâu sắc, đầy đủ và vững chắc hơn 2 Từ những hiểu biết về lịch sử, về quá khứ học sinh sẽ có thái độ, trách nhiệm đúng đắn với hiện tại và tương lai, với lịch sử dân tộc, hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào về những gì ông cha ta đã từng làm để bảo vệ Tổ quốc Từ đó bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước và góp công sức học tập của của mình đối với sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay 1.2 Lý do chủ quan Do quan niệm chưa đầy đủ về chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội đã dẫn đến việc học tập nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử của một số Giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế cả nội dung và phương pháp Nhiều khi học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, nhớ sai, nhớ nhầm lịch sử dân tộc là một hiện tượng phổ biến ở THCS Chính vì vậy để phát huy tính tích cực trong việc dạy học lịch sử dân tộc phải tiến hành nhiều hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động thông qua hệ thống phương pháp dạy học phong phú, linh hoạt gây được hứng thú trong hoạt động học của trò, tránh việc nhồi nhét áp đặt Vì vậy học sinh phải là trung tâm chủ động lĩnh hội Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8 THCS trang bị cho học 3 sinh kiến thức lịch sử dân tộc từ 1858 đến đầu thế kỷ XX Đây là giai đoạn có nhiều sự kiện phức tạp, hấp dẫn thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc Nhưng đây cũng là giai đoạn lịch sử phức tạp đòi hỏi học sinh phải nắm vững để tránh tình trạng hiểu sai, hiểu nhầm lịch sử Do vậy để phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử ở THCS nói chung và lớp 8 nói riêng là vấn đề được nhiều người quan tâm Là giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy lịch sử lớp 8 ở THCS tôi thấy có nhiều trăn trở, đặc biệt khi nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tôi cảm thấy đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở THCS nói chung và lớp 8 nói riêng Chính vì lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài này để tìm ra “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THCS” 2 Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông nói chung và chất lượng giảng dạy môn lịch sử nói riêng Tạo điều kiện cho các em, nhất là học sinh lớp 8 khi học lịch sử Việt Nam sẽ biết cặn kẽ, đầy đủ, toàn diện về môn học, tiếp cận môn 4 học trên những khía cạnh khác nhau Đề tài sử dụng cho giáo viên và học sinh THCS (Phần sách giáo khoa đổi mới) 3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy học lịch sử Việt Nam ở THCS” Đề tài dùng cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử Việt Nam ở THCS, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo của Thầy - Trò trong “Dạy - Học” lịch sử Việt Nam Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 8 trường THCS Cẩm Tú năm học 2011- 2012 4 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã dùng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp quan sát lớp học - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5 Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu, phân tích các biện pháp cơ bản nhằm phát 5 huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THCS 6 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 10 tháng 9 năm 2011 Đến ngày 28 tháng 2 năm 2012 Phần 2: Nội dung 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng Trong những năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều tiết dạy tốt, học tốt theo hướng phát huy tính tích cực trong việc dạy học lịch sử Tuy nhiên tình trạng phổ biến vẫn là tình trạng thầy đọc, trò chép hoặc xen kẽ vấn đáp, giải thích minh hoạ bằng phương tiện trực quan Việc chống dạy học thụ động đã được đặt ra từ lâu Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức song đó là quá trình đặc thù “Một sự nhận thức đã làm dễ dàng đi và thực hiện dưới 6 sự chỉ đạo của giáo viên” Vì vậy nói đến tính tích cực của học sinh là nói đến tính tích cực của nhận thức Trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên tổ chức dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch để học sinh nắm vững tri thức cơ sở về văn hoá, khoa học, dần dần hình thành cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng, nhân cách đạo đức học sinh Qua tìm hiểu đối chứng giữa dạy học cũ (truyền thống) và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng chúng ta có thể khẳng định: Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nó đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải lao động sư phạm nhiều hơn Phải chủ động sáng tạo tiếp thu những tinh hoa của cách dạy học truyền thống, đồng thời mạnh dạn tìm ra, sáng tạo ra các biện pháp tổ chức dạy học mới nhằm khắc phục sự bảo thủ thụ động một chiều trong quá trình dạy học 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Môn lịch sử ở trường phổ thông có tác dụng to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa học…Song do đặc thù của bộ môn lịch 7 sử, do một số giáo viên còn chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khô khan nhàm chán và nặng nề Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn lịch sử Hơn nữa, do tư tưởng coi môn lịch sử là “môn phụ”, học sinh “học gì thi đấy” nên nhiều học sinh quay lưng với môn lịch sử Quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần trí nhớ không phải tư duy động não, không có bài tập thực hành đã ảnh hưởng đến việc đánh giá, tổ chức phương pháp dạy học Chúng ta đã có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn chứng minh rằng môn lịch sử không phải là “môn thứ yếu”, mà nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục thế hệ trẻ Do đó việc học tập lịch sử không chỉ học thuộc, mà phải đòi hỏi có trình độ tư duy để hiểu Đặc điểm của lịch sử đã chi phối tới nhận thức lịch sử Bản thân lịch sử là một hiện thực khách quan đã xảy ra, không “hiện có” (song đã tồn tại), vận động theo quy luật từ thấp đến cao, trải qua những bước quanh co, khúc khuỷu, song phát triển không ngừng Con người có khả năng nhận thức lịch sử, không thể “trực quan sinh động”, kể cả những sự kiện đang diễn ra, nhưng ngoài tầm mắt của người học 8 tập, nghiên cứu Lịch sử xảy ra không tái diễn nguyên vẹn như cũ, không lặp lại, nên nhận thức lịch sử không thể quan sát trực tiếp và cũng không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm (dù sân khấu, các lễ hội đã cố gắng khôi phục lại sự kiện quá khứ qua các hình thức nghệ thuật; Với sự phát triển của khoa học người ta cũng chỉ có thể tái tạo trong một phạm vi mức độ nhất định sự kiện đã xảy ra) Do vậy, việc học tập, nghiên cứu lịch sử không chỉ có những nét riêng của sự nhận thức nói chung mà chúng ta phải tính đến việc phát huy tính tích cực của học sinh Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử nên tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, góp phần dạy môn lịch sử để nó xứng đáng với vị trí là bộ môn quan trọng ở trường phổ thông 3 Những biện pháp để thực hiện 3.1 Hướng dẫn, xác định rõ ràng động cơ học kiến thức lịch sử cho học sinh Công việc đầu tiên trong giảng dạy lịch sử là làm thế nào để khơi dậy được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, xác định rõ động cơ mục đích của môn học Tuy nhiên động cơ học tập của các em đa 9 dạng, song chưa bền vững Để các em có động cơ, thái độ đúng đắn thì tài liệu học tập phải có nội dung khoa khọc, xúc tích, phải được định hướng rõ rệt gắn liền với thực tiễn cuộc sống Giáo viên phải biết gợi mở nhu cầu tìm hiểu của học sinh giúp các em có phương pháp học tập phù hợp Mở đầu bài giảng giáo viên giúp học sinh thấy được mục đích yêu cầu của bài, đưa ra một số vấn đề trong nội dung bài học, có khả năng khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, khiến các em khao khát muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh Ví dụ: Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 Mục 3: Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước, giáo viên có thể khơi gợi, kích thích nhu cầu nhận thức của học sinh như sau: “Các em theo dõi quá trình xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta và phong trào chống Pháp từ 1858 đến đầu thế kỷ XX, em thấy trong bối cảnh nào Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước? Động lực nào thúc đẩy Người đi tìm đường cứu nước? Tại sao Người sang phương Tây? Ví dụ: Bài 24 Cuộc kháng chiến từ năm 1958 đến 1873… Có thể nêu câu hỏi đầu giờ định hướng nhận thức cho học sinh, đặt các 10 sau : a Sử dụng bản đồ Trên bản đồ lịch sử các sự kiện được thể hiện trong một không gian, thời gian , địa điểm cùng chung một số yếu tố địa lý nhất định, nên kết hợp với lời nói sinh động để tạo biểu tượng Ví dụ: Mục II Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Bài 26- 1: Khởi nghĩa Ba Đình, giáo viên treo lược đồ giới thiệu công sự Ba Đình nằm trong 3 làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê mỗi làng có một cái đình, đứng ở đình làng này có thể quan sát được đình ở làng kia Vị trí của Ba Đình án ngữ đường số 1 có thể tiếp tế lương thực bằng đường biển các công sự và hầm chiến đấu kiên cố, nổi trên vùng nước mênh mông lầy lội có lợi cho phòng thủ chiến đấu, quân Pháp nếu tấn công sẽ gặp rất nhiều khó khăn Song điểm yếu nhất của căn cứ là dễ bị cô lập, nếu quân Pháp dùng lực lượng tấn công, bao vây, nghĩa quân sẽ khó rút lui Việc sử dụng bản đồ lịch sử góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt kỹ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức địa lý 19 Lược đồ: Công sự phòng thủ Ba Đình b Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học lịch sử góp phần giáo dục, giáo dưỡng, phát triển tư duy năng lực của học sinh Chân dung nhân vật có hai loại là chính diện và phản diện Qua việc sử dụng chân dung nhân vật lịch sử học sinh học tập được đạo đức, tài trí từ đó rèn luyện theo tấm gương nhân vật chính diện Còn nhân vật phản diện cần hướng dẫn học sinh nhận xét những biểu hiện tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật Khi sử dụng chân dung phải phân tích, giải thích, định hướng 20 cho học sinh tự mình đánh giá vai trò của nhân vật đó Ví dụ: Bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 Mục 1 Phong trào Đông Du (1905- 1909) với nhân vật Phan Bội Châu cho các em quan sát hình dáng bên ngoài của cụ để rút ra nhận xét So sánh trang phục, cách ăn mặc của cụ với nhân vật Hoàng Hoa Thám để thấy cụ là trí thức phong kiến theo xu hướng dân chủ tư sản sinh ra trong một gia đình nho giáo, có truyền thống yêu nước ở huyện Nam Đàn - Nghệ An, nơi có phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ Ngay từ hồi còn trẻ Phan Bội Châu đã sục sôi nhiệt tình cứu nước Năm 17 tuổi viết “Hịch Bình Tây thu Bắc”… Năm 19 tuổi hưởng ứng chiếu Cần vương Năm 1895 dạy học, tuyên truyền yêu nước… Năm 1904 cùng các đồng chí của mình lập hội Duy tân… để các em thấy được Phan Bội Châu là nhân vật yêu nước tiêu biêu trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đàu thế kỷ XX Đồng thời sử dụng câu chuyện, những cống hiến của các nhân vật lịch sử không chỉ có sức truyền cảm giáo dục sâu sắc, mà còn giúp các em suy nghĩ, đánh giá 21 Chân dung: Phan Bội Châu (1867-1940) c Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa Đây là đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học, có ý nghĩa hết sức to lớn, đồng thời là một nguồn kiến thức không chỉ có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh, từ việc quan sát sẽ đi tới tư duy trừu tượng Đồng thời thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh, học sinh được rèn kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ từ đó có khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, trong sáng Từ việc quan sát tranh ảnh lịch sử giáo viên luyện cho các em có thói quen quan sát và khả năng quan sát các vật thể một cách sinh động, khoa học, có phân tích giải thích một cách khái quát, rút ra những kết luận lịch sử, nhờ những việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư duy được rèn 22 luỵên, khả năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh ngày càng nâng cao 3.6 Kết quả và số liệu đối chứng - Dạy bài: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 ở 2 lớp 8A, 8B Trường THCS Cẩm Tú - Lớp 8A: Dạy theo phương pháp truyền thống Lớp 8B: Dạy theo hướng áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử - Kết quả thu được như sau: Lớp áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực Lớp/ Sĩ Giỏi khá Số % Trung bình Số % Yếu kém Số % số 8B/30 lượng 23 76,6 lượng 7 23,3 lượng 0 0 Lớp áp dụng phương pháp truyền thống Giỏi khá Số % Trung bình Số % Yếu kém Số % Lớp /Sĩ số lượng lượng lượng 23 8A/33 20 Kết luận: 60,7 13 39,3 0 0 Trong cùng bài dạy nhưng áp dụng hai phương pháp khác nhau như vậy thì việc áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử cho kết quả cao hơn, khả quan hơn Phần 3: Kết luận 1 Những kết luận quan trọng Trong giáo dục không thể nói chính xác tuyệt đối của một đề tài 24 có lợi bao nhiêu về kinh tế mà điều quan trọng là hiệu quả của các đề tài đối việc giảng dạy thực tiễn Ở đề tài này, tôi đã dành lượng thời gian là cả quá trình giảng dạy để đúc kết và hiệu quả rất lớn là sự vận dụng của thầy và tiếp cận của trò rất khả quan Chắc chắn sự đơn điệu “khô khan”, “nhàm chán” của môn lịch sử sẽ phần nào được khắc phục và pháp huy được tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và ở lớp 8 nói riêng Mỗi đồng nghiệp giảng dạy lịch sử chúng ta đều có thể thực hiện được 2 Ý nghĩa của kết luận quan trọng Phương pháp dạy học lịch sử là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nó tuân thủ những quy luật của việc dạy học nói chung Song chức năng, nội dung, đặc điểm của bộ môn học, việc xác định hệ thống phương pháp dạy học lịch sử cũng có nét riêng làm cho học sinh biết những sự kiện cơ bản và hiểu sâu sắc quá khứ, theo quy luật, từ đó hành động đúng và định hướng đúng trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc xác định hệ thống phương pháp dạy học lịch sử không chỉ quán triệt, thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục , 25 nội dung môn học, mà còn phải tìm hiểu sâu sắc quá trình dạy học nói chung và phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử nói riêng Với sự cố gắng cao nhất của bản thân, tôi đã rút ra một số vấn đề sau khi thực hiện đề tài - Tìm hiểu kĩ nội dung, kiến thức của chương trình lịch sử THCS Khai thác tối đa các loại đồ dùng dụng cụ trực quan, kể cả trên Internet - Vận dụng nhuần nhuyễn hệ thống phương pháp bộ môn một cách sáng tạo trong dạy học - Khảo sát đối chiếu kết quả trong thực tiễn giảng dạy (Trường THCS Cẩm Tú là trường có chất lượng trung bình của tỉnh Thanh Hoá, trình độ nhận thức học sinh còn ở mức trung bình) đã chứng minh tính khả quan thực thi của đề tài Với đề tài nhỏ này được đúc rút từ thực tiễn giảng dạy, tôi hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các đồng nghiệp dạy môn lịch sử ở THCS (Phần lịch sử Việt Nam lớp 8) và các em học sinh khi tiếp cận với sách giáo khoa đổi mới Tuy nhiên vì hạn chế thời gian, nên phạm vi đề tài đề cập chưa thật sâu, thật rộng Vì vậy tôi rất mong 26 muốn bạn đọc đóng góp ý kiến cho đề tài của tôi được hoàn thiện và được áp dụng rộng hơn 3 Những đề xuất, đề nghị Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để tìm ra những cách, phương pháp giảng dạy hợp lý, sáng tạo Từ dạng bài đặc thù sẽ có phương pháp dạy phù hợp Muốn học tốt, học sinh cần phải phát huy tính chủ động, tích cực tìm tòi Phải nắm được nguyên lý vấn đề, mạnh dạn bày tỏ ý kiến quan điểm có liên hệ hợp lý thực tiễn Điều đó giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức có hiệu quả khi học tập nghiên cứu môn lịch sử Rất mong Hội đồng giám khám khảo quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi hoàn thành và có tính khả thi cao Cẩm Tú , ngày tháng năm 2012 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN 27 Nguyễn Thị Huyền 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên) - SGK Lịch sử lớp 8 - NXB giáo dục năm 2002 2 Đại cương Lịch sử Việt Nam Tập II- Đinh Xuân Lâm- Chủ biên- NXB Giáo dục 2005 3 Lịch sử thế giới cổ đại - Lương Ninh (chủ biên) NXB giáo dục năm 2003 29 4 Lịch sử văn minh nhân loại - Vũ Dương Ninh (chủ biên)NXB giáo dục năm 1997 5 Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS- NXB Giái dục năm 2005 6 Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) - NXB giáo dục năm 2002 7 Những mẩu chuyện lịch sử văn minh thế giới - Đặng Đức An (chủ biên)- NXB giáo dục năm 2003 30 Mục lục Phần 1: Đặt vần đề Trang 1- 2 1 Lý do chọn đề tài 31 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Phạm vi nghiên cứu 6 Thời gian nghiên cứu Phần 2: Nội dung Trang 3 – 10 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3 Những biện pháp để thực hiện Phần 3: Kết luận Trang 10 – 11 1 Những kết luận quan trọng 2 Ý nghĩa của kết luận quan trọng 3 Những để suất, đề nghị 32 33 ... vấn đề phát huy tính tích cực học sinh dạy học nói chung dạy học lịch sử nói riêng Trong năm gần ngày xuất nhiều tiết dạy tốt, học tốt theo hướng phát huy tính tích cực việc dạy học lịch sử Tuy... giảng dạy môn lịch sử Việt Nam THCS, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tịi, sáng tạo Thầy - Trò ? ?Dạy - Học? ?? lịch sử Việt Nam Đối tượng nghiên cứu đề tài học sinh lớp trường THCS Cẩm Tú. .. tài sử dụng cho giáo viên học sinh THCS (Phần sách giáo khoa đổi mới) Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ? ?Một số biện pháp phát huy tính tích cực học sinh việc dạy học lịch sử Việt Nam THCS? ??

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan