1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu giá trị truyện kim đồng của tô hoài

58 687 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 499,35 KB

Nội dung

Ở đó nhân vật Kim Đồng được nhà nghiên cứu nhắc tới: “Nếu như các nhân vật trong truyện đồng thoại của Tô Hoài trước Cách mạng luôn đề cao lí tưởng đoàn kết và ra đi phục vụ cho lí tưởng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON -

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TRUYỆN

KIM ĐỒNG CỦA TÔ HOÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong qua trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn

sâu sắc tới cô!

Tác giả khóa luận cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa giáo dục mầm non – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày …tháng …năm 2016 Sinh viên

Nguyễn Thùy Dương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận này , ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã

nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu này không trùng với kết quả của tác giả nào khác

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày …tháng …năm 2016 Sinh viên

Nguyễn Thùy Dương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I 5

HIỆN THỰC CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN VÙNG NÚI CAO BẰNG QUA TÁC PHẨM KIM ĐỒNG 5

1.1 Cuộc sống của người dân nô lệ 5

1.1.1 Cuộc sống bị áp bức, bóc lột, lao dich, phu phen 6

1.1.2 Con người bị hành hạ, đánh đập và bị giết hại 8

1.2 Cuộc đời của những con người nghèo khổ 10

1.2.1 Cuộc sống nghèo khổ do mất mùa, thiên tai 11

1.2.2 Cuộc sống của người dân nghèo khổ vì bị áp bức, bóc lột 13

CHƯƠNG II 16

CON NGƯỜI VÙNG NÚI CAO BẰNG QUA TÁC PHẨM KIM ĐỒNG 16

2.1 Những con người cần cù lao động 16

2.2 Những con người giàu lòng yêu nước đi theo cách mạng 19

2.3 Những thiếu niên giác ngộ cách mạng theo kháng chiến 23

CHƯƠNG III 30

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN KIM ĐỒNG 30

3.1 Nghệ thuật kể truyện tạo tình huống 30

Trang 5

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 35

3.2.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình 35

3.2.2 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động 41

3.2.3 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua nội tâm 44

3.2.3.1 Ngôn ngữ độc thoại 44

3.2.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 46

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

văn học nước nhà Nó được xem là bộ phận không thể thiếu của trẻ em trên suốt đường đời Thực tế thừa nhận vai trò của của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, xây dựng nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ Chính vì thế, nhiều nghệ sĩ tâm huyết đã dành cả cuộc đời sáng tác cho các em nhỏ Trong đó có thể kể đến một gương mặt quen thuộc mà thiếu nhi Việt Nam rất yêu mến như Tô Hoài Ông là cây bút viết đều, viết khỏe khiến cho tác giả được tôn vinh là cây đại thụ của văn học thiếu nhi

1.2 Một trong những sáng tác văn xuôi viết cho trẻ em của Tô Hoài là

truyện Kim Đồng Cuốn sách kể về một thiếu niên dân tộc người Nùng, dũng

cảm hi sinh bảo vệ cán bộ cách mạng Qua câu chuyện về Kim Đồng cuộc sống và con người vùng núi Cao Bằng trong những năm kháng chiến chống Pháp được Tô Hoài tái hiện khá rõ nét Tác phẩm của Tô Hoài đã giúp cho trẻ

em hiểu thêm về những con người lam lũ vất vả nhưng không ngại hi sinh cho độc lập của dân tộc Hình ảnh của Kim Đồng và những con người vùng sơn cước ấy góp phần làm nên bức tranh hiện thực sinh động về lịch sử dân tộc ta những năm kháng chiến chống Pháp

1.3 Tác phẩm Kim Đồng và những sáng tác văn học giúp cho các em học

sinh làm quen với tác phẩm văn học Tấm gương cậu thiếu niên Kim Đồng dũng cảm đáng để bao lớp thiếu niên nhi đồng noi theo Là người giáo viên tương lai thực hiện đề tài giúp bản thân tôi nâng cao năng lực văn chương Điều ấy rất hữu ích cho công việc dạy học sau này Từ những lí do trên,

chúng tôi lựa chọn đề tài khóa luận Tìm hiểu giá trị truyện Kim Đồng làm đề

tài của khóa luận

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Trong phần lịch sử vấn đề chúng tôi xin điểm lược một số ý kiến liên

quan tới tác phẩm Kim Đồng:

Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình Văn học trẻ em (2006),

trong chương viết về tác giả Tô Hoài, khi nhận xét về sáng tác của nhà văn

“viết về các anh hùng tuổi thơ” đã đánh giá cao một số tác phẩm cụ thể Tác giả viết như sau: “…Một đóng góp quan trọng của Tô Hoài đối với văn học

thiếu nhi nước nhà là những tác phẩm viết về anh hùng tuổi thơ Đó là Kim Đồng, Vừ A Dính, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ…”

Tác giả cũng nhận xét về những nhân vật lịch sử trong tác phẩm của Tô Hoài Ở đó nhân vật Kim Đồng được nhà nghiên cứu nhắc tới: “Nếu như các nhân vật trong truyện đồng thoại của Tô Hoài trước Cách mạng luôn đề cao lí tưởng đoàn kết và ra đi phục vụ cho lí tưởng đó, thì ở đây Kim Đồng, Vừ A Dính, Hoàng Văn Thụ là những con người cụ thể đã biết tìm cho mình một lí tưởng sống cao đẹp nhưng cụ thể hơn: đấu tranh chống áp bức, không còn người bóc lột người Tô Hoài không chỉ ca ngợi trí thông minh, lòng dũng cảm của tuổi thơ Việt Nam mà ông còn quan tâm lí giải quá trình đến với Cách mạng của các em [2,tr79]

Tác giả Mai Thị Nhung khi viết về Tô Hoài trong cuốn Giáo Trình Văn

đến sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài có nhận xét về những thiếu niên anh hùng như sau: “Viết về những tấm gương yêu nước nhỏ tuổi, sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng có một ý nghĩa rất quan trọng Những tấm gương hi sinh

vì nước của Vừ A Dính, Kim Đồng mãi mãi được lưu giữ trong sử sách và trở thành hình tượng bất tử trong nền văn học thiếu nhi nước nhà”

Nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh về nhân vật Kim Đồng như sau: “ Kim Đồng ( Kim Đồng) thiếu nhi dân tộc Tày quê ở làng Nà Mạ Cao Bằng, mười

Trang 8

ba tuổi đã hăng hái tham gia Cách mạng…Kim Đồng nghĩ rất nhanh, dũng cảm…và cuối cùng em đã hi sinh” [3,chương 7]

Nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Vân Thanh đánh giá: “Có thể nói Kim Đồng, Vừ A Dính là hình ảnh tiêu biểu cho lòng yêu nước nồng nàn của thiếu nhi Việt Nam trong Cách mạng Tô Hoài đã cố gắng thể hiện một số khía cạnh trong phẩm chất anh hùng ở các em Cái chết của hai em ở cuối mỗi truyện cũng được Tô Hoài miêu tả với khá nhiều xúc động, không gây bi thảm, mà trái lại còn có khả năng gợi lên trong các em lòng căm thù đối với

đế quốc, gợi cho các em suy nghĩ về trách nhiệm của mình phải làm gì để xứng đáng với bao nhiêu hi sinh của những người đi trước" [8, tr 246]

3 Mục đích nghiên cứu

- Khóa luận tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Kim Đồng qua đó khẳng định đây là tác phẩm thành công của Tô Hoài

- Thông qua tác phẩm Kim Đồng giáo dục lòng yêu nước và giáo dục

nhân cách cho trẻ em

- Giúp cho bản thân tác giả khóa luận nâng cao năng lực văn chương, giúp ích cho việc giảng dạy văn chương cho trẻ sau này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu kiến thức lí luận có liên quan tới đề tài như: thể loại truyện, nhân vật, các biện pháp nghệ thuật

- Tìm hiểu giá trị nội dung nghệ thuật truyện Kim Đồng

Trang 9

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp loại hình ( Phân tích tác phẩm theo thể loại truyện)

- Phương pháp thi pháp học

- Các thao tác và phương pháp khoa học khác như: miêu tả, bình giảng,…

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung

khóa luận gồm 3 chương như sau:

Chương I Hiện thực cuộc sống người dân vùng núi Cao Bằng qua

tác phẩm Kim Đồng

Chương II Con người vùng núi Cao Bằng qua tác phẩm Kim Đồng Chương III Nghệ thuật tự sự trong truyện Kim Đồng

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN VÙNG NÚI CAO BẰNG

QUA TÁC PHẨM KIM ĐỒNG

1.1 Cuộc sống của người dân nô lệ

Trong các nhà văn Việt Nam hiện đại, Tô Hoài là tác giả có những thành

tựu đáng kể ở mảng đề tài miền núi Ông đã có những năm tháng dài sống gắn

bó với đồng bào các dân tộc Trong bài “Tôi viết truyện Tây Bắc”, Tô Hoài tâm sự: “Năm 1952, tôi theo bộ đội vào Tây Bắc Cái kết quả lớn nhất của chuyến đi công tác ấy là đất nước, con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều không thể bao giờ quên Hình ảnh Tây Bắc đau thương và anh dũng lúc nào cũng thành nét người trong tâm trí tôi Một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy trong sáng tác – ý thức thiết tha với đề tài là một quyết định ” Hình ảnh con người các dân tộc vùng núi Tây Bắc đã trở thành nguồn cảm hứng

lớn cho ông sáng tác Khi viết về mảnh đất này Tô Hoài đã cho ra đời rất

nhiều tác phẩm khác nhau như: truyện Tây Bắc, Miền Tây, Họ Giàng ở Phìn

hay các thể loại hồi kí, mà đối với các tác phẩm viết cho thiếu cũng được ông khai thác triệt để qua cái nhìn tinh tế của mình Chân dung các anh hùng thiếu niên nhỏ tuổi được ông phác họa một cách sinh động qua các tác phẩm như:

Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Vừ A Dính, Kim Đồng Trong đó, hình ảnh Kim Đồng – người đội trưởng đầu tiên của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,

là tấm gương sáng về lòng dũng cảm, mưu trí đáng để cho các thế hệ trẻ noi

theo Truyện Kim Đồng của Tô Hoài đã giúp người đọc hình dung được cuộc

sống của người dân lao động dưới ách cai trị của chế độ thực dân phong kiến

Trang 11

1.1.1 Cuộc sống bị áp bức, bóc lột, lao dich, phu phen

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh nháo nhác của người dân làng Nà Mạ trong

chuyến bắt phu của lính và xã đoàn để đi xây lô cốt cho tránh tổng và quan

cơ: Cuộc bắt phu diễn ra từ sáng sớm tạo nên không khí náo loạn trong ngôi làng Nà Mạ nhỏ bé chỉ có hai mươi nóc nhà dân tộc Nùng Hình ảnh những người đi phu đứng chen chân túi bụi, rối rít trong tiếng roi quất và hình ảnh người làng Nà Mạ đứng tụ lại lố nhố nhưng im lặng càng làm nổi bật cái nhỏ

bé của người nông dân trong cuộc sống tối tăm ấy: “ Cuộc bắt phu từ gà gáy Lính cơ trên châu ập về, như cướp đến Lính còn vây quanh làng sợ người chốn đi Rồi, lính ùa lên nhà với xã đoàn, kéo từng người Người xuống thang đành đạch như con cá giãy Ngựa của châu đoàn ngoài đường cứ chốc chốc lại đạp chân, rũ đuôi và chuông cổ coong coong như nhạc cúng ma Đằng nào cũng buồn bã thế ” [6, tr 6]

Cuộc sống của những người dân nô lệ như bố mẹ của Dền và người dân làng bị áp bức, bóc lột đến cùng cực Họ không được đối sử như con người bị bắt bớ mà họ không thể kháng cự Và rồi hình ảnh những chiếc roi quất lên người dân phu, tiếng chửi bới của đám lính và cai cơ đã giúp người đọc phần nào hiểu rõ hơn về cuộc sống cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ dưới ách cai trị của chế độ thực dân phong kiến: “Bố Dền quảy hai hòn đá ra tới đầu ngõ Những người trong làng phải đi phu đã đứng chen chân đấy, đương túi bụi, rối rít trong tiếng roi quất, tiếng cai cơ quát lính xem đủ số phu chưa Rồi con ngựa châu đoàn nhong nhong đi trước Đám lính chạy sau, dồn phu quảy gánh theo, chửi om” [6, tr8] Tô Hoài không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cho người đọc thấy sự khổ cực của những người dân phu, mà hơn hết ông muốn cho mọi ngưới thấy số phận chung của con người dưới ách nô lệ Người đàn ông trong nhà bị bắt đi phu mọi gánh nặng trong gia đình dồn lên vai

người phụ nữ Trong hoàn cảnh đó, suy nghĩ của những đứa trẻ cũng phải lớn

Trang 12

hơn so với lứa tuổi Tuy tuổi còn nhỏ nhưng Dền đã gánh vác nhiều việc phụ giúp gia đình Cậu bé gồng lên như người lớn, em phải tập làm những việc chưa làm bao giờ như đi chăn vịt: “ Nhưng anh ra vẻ người lớn chưa bằng Dền đâu Kể ra, Dền không biết so sánh Nhưng từ lúc nhận chăn vịt, Dền thấy mình bây giờ lớn rồi, khác hẳn, khác nhất bởi Dền chưa chăn vịt bao giờ Chỉ mới xem người ta chăn thôi Bây giờ Dền đi chăn vịt Mẹ phải biết thế, anh phải biết thế Dền sẽ đuổi vịt khéo, không để vịt lạc suối ” [6, tr 13] Lẽ ra

ở cái tuổi của Dền phải được vui chơi với bạn bè cùng trang lứa và chỉ làm những công việc vừa sức, nhưng hoàn cảnh sống buộc những đứa trẻ như Dền phải chững chạc và trưởng thành hơn để giúp anh và mẹ lo toan công việc gia đình khi bố đi vắng

Cuộc sống nô lệ của người dân làng Nà Mạ nói riêng và người dân vùng núi Cao Bằng nói chung không chỉ được Tô Hoài tái hiện qua việc bị dồn ép

đi phu mà họ còn bị chèn ép ngay trong cuộc sống hàng ngày Không chỉ những người đi phu mới phải vác đá xây đồn mà ngay cả những người đi qua nhà chánh tổng hay muốn mua muối cũng phải vác đá mang nộp cho lính để xây đồn: “Người chất đống quanh nơi bán muối Cạnh chỗ người vào đưa đá

để xây đồn, có lính đứng đếm đếm ghi ghi, chốc chốc lại hất ngọn roi lên, gạt người chạy sang chỗ đong muối Những người khác ồ lại Bọn lính kéo ra những người mà nó quát chưa nộp đá lô cốt, không được mua muối Thế là người xô, người níu, tiếng roi vút, người chửi người hét, rống lên, lung tung lên.” [6, tr19] Những cuộc lùng sục bắt phu phen đến với các dân tộc miền núi Cao Bằng diễn ra nhiều hơn khi các làng phải làm thêm các bốt đầu làng cho lính gác, khi quan đi tuần.Người dân không chỉ bị bắt phu một lần mà nhiều lần như vậy, người dân làng Nà Mạ lại một lần nữa điêu đứng Khốn cực hơn là nạn phu dịch không loại trừ một người nào, mỗi gia đình đều phải

cử người đi phu, chúng bắt cả người già và trẻ em đi vác đá xây đồn trong

Trang 13

chuyến bắt phu ấy: “Dền ra chỗ đường cái, thấy nhiều người phải điệu đến đấy Có trẻ con, cũng có cả bà già như mẹ mình Nó bắt hết cả làng đi phu rồi” [6, tr47] Người nô lệ không được làm chủ cuộc đời mình, không có sự lựa chọn và bị đối sử bất công, bị đánh đập mà không có sức phản kháng Một đứa trẻ mới mười tuổi như Dền mà cũng bị bắt đi phu phải làm những công

việc nặng nhọc Cuộc sống của người dân nô lệ đã đói khổ cơm không có để

ăn, áo không có để măc nhưng vẫn bị bóc lột đến cùng cực về sức lao động Phải gắn bó và yêu thương con người nơi đây nhiều lắm thì Tô Hoài mới

có thể diễn tả cuộc sống của người dân lao động một cách chân thực và sâu sắc như thế Qua những trang viết của mình tác giả cho chúng ta cảm nhận được cuộc sống khổ cực của kiếp dân thường trong vòng nô lệ, đồng thời cũng thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của mình đối với con người nơi đây

1.1.2 Con người bị hành hạ, đánh đập và bị giết hại

Khi viết về cuộc sống của người dân nô lệ dưới ách cai trị của chế độ thực dân phong kiến, Tô Hoài muốn cho người đọc cảm nhận một cách cụ thể nhất những cơ cực về đời sống tinh thần và thể xác mà người dân phải chịu:

“Người chạy, người vác, tiếng quát với roi lính hoa lên vun vút” [6, tr47] Không chỉ bị áp bức, bóc lột sức lao động mà họ còn bị hành hạ, đánh đập về thể xác: “Hai người nhổm lên, cung cúc chạy đi Lính quất roi đuổi hụt Và như còn tức vì đánh hụt hai người kia, mỗi tiếng “thổi đi”, nó thụi Dền một quả” [6, tr48] Hình ảnh người dân phu đứng chen chân đương rối rít và túi bụi sau tiếng roi của nhưng tên lính làm ta liên tưởng tới hình ảnh của đàn vịt con nháo nhác trước sự xuất hiện của kẻ săn mồi: “Những người trong làng phải đi phu đã đứng chen chân đấy, đương túi bụi, rối rít trong tiếng roi quất, tiếng cai cơ quát lính đếm xem đủ số phu chưa” [6, tr8] Chỉ bằng một đoạn văn ngắn nhưng tác giả đã tái hiện lên trước mắtt người đọc về cuộc sống của

Trang 14

người dân nô lệ với những trận đòn roi dội lên cái thân hình gầy gò, hốc hác

vì đói ăn

Cuộc đời, số phận người đi phu vất vả khổ cực, phải đi lao động vất vả nặng nhọc nhưng không có nơi ăn chốn ở tử tế, tính mạng có thể mất bất cứ lúc nào Không có ai đứng ra đảm bảo hoặc chịu trách nhiệm cho tính mạng của những người dân nô lệ trong cái xã hội vô vàn bất công ấy Trong cuộc sống nô lệ tăm tối ấy có biết bao con người không có cơ hội được về đoàn tụ với gia đình trong những ngày lễ tết hoặc là mãi mãi không thể về với gia đình Như bố Dền bị bắt đi phu từ trước tết rằm tháng bảy Ba mẹ con Dền ngày nào cũng mong ngóng người chồng, người cha ấy trở về nhưng rồi qua cái tết rằm tháng bảy cũng chưa thấy bố trở về Dền cũng nuôi hi vọng ngày

bố trở về thấy đàn vịt mà Dền chăn con nào cũng chóng lớn, béo tốt Dền đương nghĩ và thấy tự hào lắm Nhưng những hi vọng của đứa bé mười tuổi

ấy sẽ không bao giờ thành hiện thực khi gia đình Dền nghe được tin dữ: “ Bố anh không chạy kịp, chẳng biết phải cướp hay phải lính chém, không biết thế nào bây giờ ” [6, tr 29]

Nói về cuộc sống của người dân miền núi, Tô Hoài không quên nhắc tới những vất vả, khổ cực mà người phụ nữ phải chịu Nỗi vất vả mà những người phụ nữ thấp cổ bé họng còn tăng lên gấp nhiều lần trong xã hội chịu ba tầng xiềng xích áp bức bóc lột của Nhật – Pháp và chế độ phong kiến Tô Hoài đã cho người đọc thấy được nỗi vất vả của người phụ nữ khi chồng vắng nhà qua lăng kính của những đứa trẻ - nhân vật Thàn Gia đình vắng bóng đàn ông phải chụ những định kiến xã hội Họ chịu thua thiệt đủ điều Bé Thàn ngậm ngùi than thở: “Ở góa khổ lắm Người lớn vẫn kể thế Nhà góa không

có người lớn đàn ông, không ai sợ nhà góa Nuôi vịt không được ăn đâu Kẻ cướp, kẻ trộm đêm nào cũng mò Người đi qua nhà muốn vào lấy cái gì cũng được Cái “dậu” để trước cửa cũng mất Có nắm thóc đem ra cối giã thì không

Trang 15

còn hạt nào đem về Trông thấy người đến lấy gạo cối mà không làm gì nổi

Nhà không có người lớn ra đuổi nó mà” [6, tr30] Rõ ràng những định kiến xã

hội là kẻ thù muôn đời của người phụ nữ Nó biến những người cùng làng

xóm với nhau trở nên vô tình vô nghĩa: “Ngày trước bố tôi chết, mẹ tôi ở góa,

cả làng đến bắt nạt, bắt trộm hết Mẹ tôi sợ quá phải chết nốt Tôi biết cái sợ

ấy rồi” [6, tr 30] Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế

lực đen tối đã khiến cuộc đời người phụ nữ bị đẩy vào chông gai, sóng gió

Vậy mà đối với người góa phụ thì sự chèn ép ấy càng tăng lên nhiều thêm, họ

bị cướp bóc một cách trắng trợn mà không được ai giúp đỡ Chính cuộc đời

đầy chông gai, khốn khổ ấy đã dồn người phụ nữ đến bước đường cùng không

lối thoát Họ thậm chí phải tìm tới cái chết để tự giải thoát bản thân mình Hình ảnh những tên lính đội nón sơn quang dầu là đại diện cho cái ác gieo rắc

những đau khổ bất công cho người phụ nữ nói riêng và người dân nói chung

Chúng không chỉ đánh đập và hành hạ người lớn mà đối với người già, trẻ

nhỏ chúng cũng không buông tha Những đau khổ mà người dân nô lệ vùng

núi Cao Bằng phải chịu đã được Tô Hoài phác họa một cách chân thực và

sống động qua những trang viết của mình như đưa người đọc trở về qúa khứ

để cảm nhận hết những đau thương mất mát ấy, để thế hệ trẻ hiểu hơn về

những gian khó mà cả dân tộc ta đã phải trải qua trong cuộc kháng chiến

chống thù trong giặc ngoài

1.2 Cuộc đời của những con người nghèo khổ

Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư

tưởng và sáng tác Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lại

quá lâu ở Tô Hoài Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và

sáng tạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau

Bước chuyển trong sáng tác của Tô Hoài được thể hiện rõ ở cả chủ đề và đề

tài Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong phạm vi của

Trang 16

một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ông từng gắn bó, mà ông còn hướng đến một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, đến với những người dân tộc miền núi tỉnh Cao Bằng Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú của mình, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục của

họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong kiến làm nổi bật lên cuộc sống của những người nghèo khổ

1.2.1 Cuộc sống nghèo khổ do mất mùa, thiên tai

Cũng như bao miền quê khác trên đất nước mình, đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng sống chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa Nhưng đồng bào nơi đây quanh năm phải chống chọi với thiên tai: “Trời Hà Quảng trong xanh, ruộng Hà Quảng đất lẫn đá bốn mùa khô xác, không giữ được một hạt nước, một hạt màu Đất nghiêng đi đâu mà nghiêng mãi, lúc nào cũng chỉ thấy người tháo, người đắp giữ nước ngoài đồng” [6, tr 10] Hình dung trước mắt người đọc những cánh đồng ở nghiêng sườn núi cằn cỗi khô xác quanh năm khi thì nắng hạn, khi thì mưa lũ rửa trôi không giữ được hạt màu Người dân nơi đây khi phải chống úng khi trống hạn báo hiệu một năm mất mùa, đói kém Khiến người đọc liên tưởng tới những khuôn mặt hốc hác tiều tụy vì đói

ăn Hình ảnh những guồng quay đưa nước suối, nước sông lên ruộng kẽo kẹt múc từng ống nước đổ vào ruộng và những cánh cối giã gạo bên suối đã tất tả quay suông không có thóc gạo: “Tháng bảy rồi mà cọn nước còn kẽo kẹt suốt đêm múc từng ống vào ruộng Hạn to rồi Mới có tháng bảy mà những cái cánh cối đã tất tả quay suông Như thế là chẳng còn hạt gạo nào dính trôn cối” [6, tr10] Tất cả đều thể hiện cái nghèo, cái khổ của người nông dân nơi đây Người dân làng Nà Mạ vừa phải đối mặt với sự chèn ép của các tầng lớp thống trị vừa phải đối mặt với thiên tai mất mùa làm cho cuộc sống của họ đã khổ cực còn cực khổ hơn bao giờ hết Người dân nghèo khổ nơi đây không có

Trang 17

đủ cơm ăn, áo mặc Họ phải vào rừng đào củ mài về ăn thay cơm Thiên tai mất mùa hoành hành mà trong gia đình lại thiếu vắng bóng dáng người đàn ông nên cuộc sống của những người phụ nữ càng thêm vất vả nhọc nhằn Không chỉ mất mùa lúa mà cây ăn quả cũng không cho nhiều quả như mọi năm: “Qủa lê Đông Khê năm nay mọng nước mà nhạt thếch Lê châu Hạ Lang thì còi” [6, tr 40] Mất mùa lúa nay lại mất mùa lê cuộc sống của người nông dân đã khổ nay lại càng vất vả và khó nhọc hơn, mùa lê chưa đến mà sương từ khe núi cứ đùn ra trắng cả ngọn cây

Cuộc sống nghèo đói còn hiện hữu qua hình ảnh những đứa trẻ đói ăn, những khuôn mặt hốc hác của người dân Đặc biệt là trong phiên chợ Những đứa trẻ như Dền đói mà nhìn thấy những món quà, chỉ được ngắm nhìn mà không được ăn: “Đầu tiên, Dền thấy những hàng xôi ở đầu dốc Hai bên bắc ghế dài cạnh chõng hàng, trên mặt chõ xôi trắng lỗ chỗ hoa hiên, xôi lại nhuộm lá gì đỏ như mào gà Dền trông thoáng Những cái ngon mà không được vào miệng, thì chỉ mới nhìn, bụng đã réo ong óc” [6, tr 18] Và cả những khuôn mặt hốc hác của mấy người thợ dân tộc Nùng làm nghề đẽo đá kê cột

mà có lẽ cả đời họ cũng chỉ biết đi đẽo đá kê chân cột nhà người ta còn chưa bao giờ đẽo đá để kê chân cột nhà mình Cuộc sống của những người thợ nghèo khổ cũng chỉ mong kiếm được miếng cơm manh áo sống qua ngày:

“Mấy người Nùng cởi trần ngồi trước cái chân cột đá – những người làm nghề đẽo đá kê cột Trông mặt hốc hác thì biết người đói, có lẽ cả đời chỉ đi làm chân cột cho nhà người ta, chưa bao giờ được đẽo đá kê chân cột nhà mình” [6, tr19]

Từ tất cả những hình ảnh trên, Tô Hoài đã phác họa thành công cuộc sống vất vả khổ cực của những người nghèo khổ Giúp người đọc hiểu và cảm thông với số phận của con người trong xã hội cũ, xã hội có quá nhiều bất công

và khó nhọc

Trang 18

1.2.2 Cuộc sống người dân nghèo khổ vì bị áp bức bóc lột

Hình ảnh người nông dân làng Nà Mạ hiện lên trong tác phẩm có nhiều đau khổ và cùng quẫn Họ không có khả năng tự bảo vệ mình trước những thế lực tàn ác hung hãn của bọn phong kiến và của các thế lực khác đang thống trị cuộc sống của họ Cuộc sống của những người nông dân vốn đã vất vả, nghèo đói do thiên tai mất mùa, nay họ còn đói khổ hơn khi phải chống lại sự cướp bóc của những tên cướp và quan quân

Nạn cướp bóc hoành hành khắp nơi ở tỉnh Cao Bằng các tên cướp từ trên núi xuống chiếm đoạt, cướp bóc tài sản của người nông dân Nhưng tác giả lại cho người đọc những tia hi vọng mới khi các làng đều thành lập hội đánh cướp để giúp nhau chống lại bọn cướp trên núi: “Bây giờ kẻ cướp mỗi ngày một nhiều Làng nào xóm nào ta cũng phải cùng nhau một bụng Có cướp đến, đánh trống, gõ sàn, gõ nồi rồi ra đánh đuổi cướp đi Các làng đều có hội đánh cướp, xóm ta vào hội đánh cướp” [6, tr25] Ngỡ tưởng rằng cuộc sống của họ sẽ đỡ vất vả và khổ cực khi bọn cướp trên núi không còn hoành hành Nhưng Tô Hoài lại một lần nữa phơi bày sự thật về cuộc sống vất vả của người nghèo khổ trước mắt người đọc Sự xuất hiện của những tên lính, chân quấn xà cạp, đeo thắt lưng da là đại diện cho những thế lực ác bá trong xã hội tiền quyền đầy rẫy bất công Chúng không chỉ đánh đập người dân nô lệ mà còn cướp bóc một cách trắng trợn, có cái gì chúng cũng lấy mất: “Còn bọn Tây, bọn quan, bọn lính thì vẫn tự nhiên vào xóm, lấy cái gì cũng được, đánh

ai cũng được Quan quân đi ăn cướp thì ở đâu cũng thấy, ở Sóc Giang, ở Bó Gai, ở Đôn Chương, ở Mỏ Sắt, chỗ nào có đồn, có bốt, có chợ, có quan Tây,

có tri châu, bang tá, có châu đoàn, có lính, là có bọn cướp ngày ấy Người ta bảo nhau: kẻ cướp thì vãn rồi, quân quan đi cướp còn đông hơn” [6, tr40] Người đọc lại một lần nữa cảm nhận được cái vất vả, nhọc nhằn của người dân nghèo khổ khi tên lính cướp chiếc bu vịt của Dền – một đứa nhóc mười

Trang 19

tuổi: “Rồi hất tay Dền đi Dền hoảng, thằng lính sắp cướp mất con vịt” [6,tr21] Thế nhưng, Dền không nhận được sự giúp đỡ của một người nào, giữa cái chợ cả trăm người qua lại ấy Những tên lính đi cướp khiến người dân chỉ có thể cam chịu và xót thương: “Thôi, cũng bằng gặp quân cướp ngày Biết mặt hay không cũng chẳng cởi khố nó ra được đâu” [6, tr24] Cuộc sống của người nông dân nghèo lại càng thêm càng thêm cùng quẫn khi cướp trên núi đã vãn nhưng những tên lính đi cướp thì ngày càng nhiều hơn: “Đến trưa, lính trên bốt chạy xuống chợ kêu: tàu bay về ném bom tan mỏ sắt rồi còn đứng đấy à? Thế là chợ vỡ, người chạy hết Chẳng thấy bom, chỉ thấy hôm ấy bọn lính được một mẻ to Có thằng hai tay dắt bốn năm con bò béo khoáy đít

Có thằng lính vơ bạc nghìn trong song bạc…” [6, tr 39] Hình ảnh “những con

bò béo khoáy đít” là sản phẩm mà người dân phải vất vả chăm sóc mới có được, mong đợi tới ngày đem bán để có đồng ra đồng vào, nhưng nay lại bị người khác lấy đi mà không được trả một đồng tiền công nào Rồi chúng cướp

cả con cá chết của Dền nữa, chúng vơ vét không tha một thứ gì Cuộc sống của những người dân nơi đây càng trở nên cơ cực vất vả dưới sự kìm kẹp của các tầng lớp thống trị Nhưng vượt qua hoàn cảnh sống khắc nghiệt và khó khăn ấy, người dân nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp trong tâm hồn mình, vẫn giữ được những truyền thống vốn có của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng Một bức tranh được tác giả vẽ lên với những gam màu tối về cuộc sống vất vả, đói rách của người dân các dân tộc thiểu số, nhưng tiềm ẩn trong bức tranh ấy là sức sống mãnh liệt, nghị lực phi thường của con người nơi đây, những ấp ủ mà tác giả muốn gửi gắm về một tương lai tươi sáng hơn

Tiểu kết chương 1

Truyện ngắn Kim Đồng của Tô Hoài là tác phẩm viết về hiện thực cuộc

sống của người dân vùng núi Cao Bằng Dưới ngòi bút và cái nhìn tinh tế của mình, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được cuộc sống vất vả, khổ cực của

Trang 20

người dân nô lệ và những người nghèo khổ trong xã hội lúc bấy giờ Hình ảnh những người dân nô lệ nổi lên với nỗi vất vả khi phải lao động nặng nhọc bị bắt đi lao dịch phu phen Bên cạnh đó, họ còn bị giai cấp thực dân phong kiến bóc lột kiệt quệ sức lao động và bị đối sử tàn nhẫn Người dân nô lệ không chỉ

bị bóc lột sức lao động mà họ còn bị hành hạ về thể xác bị đánh đập dã man với những trận đòn roi thậm chí còn bị giết Những người nô lệ bị coi là tầng lớp thấp bé nhất trong xã hội, họ không có tiếng nói của riêng mình, không được hưởng bất cứ một quyền tự chủ nào, tính mạng cũng không được ai bảo

vệ có thể mất bất cứ lúc nào Cùng có chung số phận với những người dân nô

lê, cuộc sống của những con người nghèo khổ cũng được tác giả phác họa hết sức chân thực Hình ảnh những người nghèo khổ với khuôn mặt hốc hác, xám xịt tất bật với công việc hàng ngày để kiếm miếng cơm manh áo Thiên tai, mất mùa cùng với nạn cướp bóc của quan của lính càng làm cho cuộc sống của họ lầm than hơn Từ cuộc đời, số phận của những người dân tỉnh Cao Bằng, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được sự bất công của xã hội, thấy được nỗi vất vả, nhọc nhằn của người dân qua đó làm nổi bật lên sự tàn ác của thực dân Pháp, phát-xít Nhật và chế độ phong kiến lúc bấy giờ

Trang 21

CHƯƠNG 2

CON NGƯỜI VÙNG NÚI CAO BẰNG QUA TÁC PHẨM KIM ĐỒNG

Thế mạnh của nhà văn Tô Hoài khi viết về vùng núi phía Bắc chính là quá trình “trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới lẽ sống của nhân dân”.Cái nhìn biện chứng về con người ngay từ những năm đầu cách mạng của Tô Hoài đã kéo nhân vật về sát với đời thực, rất gần với quan niệm con người đa diện trong văn học đổi mới ngày nay

Với chủ trương tạo ra những người thường của đời thường, Tô Hoài không để lại trong chân dung các nhân vật miền núi của mình những đường hằn của tính cách Ông không có ý định, hoặc có lẽ không sở trường về xây dựng tính cách Những kiểu người gai góc, phức tạp, gây ấn tượng mạnh không có mặt trong những trang viết của ông Những nhân vật miền núi đáng nhớ của Tô Hoài, là sự ám ảnh còn lại của họ nằm ở số phận nhiều hơn là cá tính

2.1 Những con người cần cù lao động

Tô Hoài xây dựng hình tượng các nhân vật của mình với những đường

nét chân thật đời thường, gần gũi như chính họ Trong tác phẩm Kim Đồng,

hình ảnh những người nông dân cần cù lao động hiện lên rất rõ nét và chân thực

Hình ảnh người dân làng Nà Mạ hiện lên với những vất vả lam lũ trong cuộc sống hàng ngày nhưng vẫn là những con người tần tảo chịu thương chịu khó Mở đầu tác phẩm là hình ảnh trời, đất Hà Quảng trong xanh nhưng khô cằn, sơ xác, thời tiết khắc nghiệt như đã báo hiệu một năm đói kém mất mùa:

“Trời Hà Quảng trong xanh, ruộng Hà Quảng đất lẫn đá bốn mùa khô xác, không giữ được một hạt nước, một hạt màu” [6, tr10] nhưng người dân nơi đây vẫn tần tảo sớm hôm trên những cánh đồng, từng ngày cố gắng chống chọi với thiên tai để hy vọng thay đổi tình cảnh của ruộng đồng, tạo ra lương

Trang 22

thực nuôi sống con người: “Mưa lụt, nắng han, đất nghiêng đi đâu mà nghiêng mãi, lúc nào cũng chỉ thấy người tháo, người đắp giữ nước ngoài đồng” [6,tr10]

Không chỉ quẩn quanh với việc đồng áng, người dân làng Nà Mạ còn cần mẫn làm thêm nhiều công việc trong cuộc sống hàng ngày của họ như dệt vải, vặn thừng bo, làm giấy và nhều việc khác chỉ mong kiếm được đồng tiền Hình ảnh mẹ Dền cặm cụi ngồi dệt vải cho ta thấy sự cần cù của người dân nơi đây: “Rồi hai anh em di ngủ lúc nào Mẹ đem guồng sợi đánh vải trong bóng trăng” [6, tr17]

Hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Tô Hoài là những con người cần cù lao động, không chỉ là hình ảnh của người bố, người mẹ tất tả với công viêc mà còn là hình ảnh của những đứa trẻ cũng chăm chỉ, ham làm Sau khi

bố Dền bị bắt đi phu,thương mẹ đau chân không làm được việc nặng, hai anh

em Dền đã biết tự phân việc ra để gánh vác mọi chuyện trong gia đình: “Nói phân phát công việc như thế, anh nghĩ mình đã lớn hơn mọi khi và cảm thấy bây giờ phải xốc vác, thay bố đi vắng” [6, tr12] Hai anh em đều cảm thấy mình đã lớn và cần phải giúp mẹ Dền bắt đầu đi chăn vịt Em thấy mình lớn hẳn lên từ lúc nhận công việc đó: “Nhưng, từ lúc nhận chăn vịt, Dền thấy minhfbaay giờ lớn rồi, khác hẳn, khác nhất bởi vì Dền chưa chăn vịt bao giờ” [6,tr13] Mới là một đứa trẻ nhưng khi nhận được công việc của mình Dền lại rất siêng năng và chăm chỉ Vào những ngày mưa, không thả được vịt, Dền còn biết đi đào giun bắt dế về cho vịt ăn

Sự vất vả lam lũ của con người nơi đây còn được thể hiện ở cường độ lao động Họ làm việc không kể thời gian, người ta đi làm từ sáng sớm tới khuya: “Ba anh em đi lấy cây dó sớm hôm sau Chưa có người ra đường, những ngọn lau sáng sớm còn đẫm sương” [6, tr33] Cuộc sống của người dân nơi đây không chỉ có người lớn phải thức khuay, dậy sớm mà những đứa trẻ

Trang 23

nơi đây ngay từ khi còn nhỏ đã biết đi rừng lúc trời còn chưa sáng Những người dân nơi đây, mỗi người đều toát lên vẻ đẹp của đức tính cần cù chịu thương, chịu khó

Con người nơi đây vốn chịu thương chịu khó như thế, từ người lớn đến trẻ nhỏ ai cũng đều tất tả với công việc của mình Mỗi năm đến vụ giáp hạt,

cả xóm phải lên rừng nhưng mẹ Dền bị bệnh nên không theo kịp người ta, bố con Dền lại thay mẹ đi làm: “Bố con phải đổ sức ra đẽo chân núi mới được một vạt mấy hàng lúa” [6, tr 33] Hình ảnh những con người cần cù lao động không ngại khó, ngại khổ vẫn miệt mài, cần mẫn trồng lúa, gieo hạt trên những cánh đồng đã đi vào trang viết của Tô Hoài một cách dung dị và mộc mạc, mang đến nét đẹp gần gũi của người dân tỉnh Cao Bằng Mẹ Dền bị bệnh không thể theo mọi người lên núi vào những ngày giáp hạt nhưng ở nhà

bà vẫn là một người phụ nữ tần tảo, lo toan mọi việc trong gia đình: “Có lần

bố lên núi Lục Khu, đem về được cách làm giấy bằng cây dó, cây trúc của người Dao Từ đấy, mẹ Dền ở nhà, khi làm giấy, khi kéo sợi” [6, tr33] Hình ảnh mẹ Dền ngồi trong đêm trăng sáng dệt vải hay khi bà ngồi trước chậu ngâm vỏ dó, tước dó để làm giấy cũng cho người đọc cảm nhận được bà là một người phụ nữ rất đảm đang, mặc dù ốm đau bệnh tật không thể đi làm nhưng ở nhà bà vẫn lao động không ngừng nghỉ để kiếm thêm đồng ra đồng vào cho gia đình

Không chỉ làm lụng trên ruộng trên ruộng, trên đồng như: cày cấy, chăn vịt, quăng chài,…Người dân còn chịu khó khi tìm những công việc có thể kiếm được cái ăn Hình ảnh những người thợ đẽo đá người dân tộc Nùng tuy khuôn măt xám bạc vì đói ăn nhưng vẫn chăm chỉ cần mẫn đi đẽo đá kê chân cột cho nhà người ta: “Mấy người Nùng cởi trần ngồi trước chân cột đá – những người làm nghề đẽo đá kê chân cột Trông mặt hốc hác thì biết người đói, có lẽ cả đời chỉ đi làm chân cột cho nhà người ta, chưa bao giờ được đẽo

Trang 24

hòn đá kê chân cột nhà mình” [6, tr18] Và còn rất nhiều người, dân tộc khác như người Tày, người Mèo, người Dao cũng đang tất bật với công việc của mình: “Từ hai bên triền núi xanh, từng đám người Mèo, người Nùng cõng về chợ những thùng rượu ngô, lại giắt theo con bò long vàng mỡ” [6, tr18] Những việc họ làm để mong ước có cuộc sống khấm khá, dễ chịu hơn

Thời gian sống gắn bó cùng ăn, cùng làm với người dân các dân tộc của tỉnh Cao Bằng đã giúp Tô Hoài có cái nhìn sâu sắc về con người nơi đây Chỉ bằng những đường nét đơn giản không cường điệu nhưng người đọc có thể dễ dàng hình dung ra những nét đẹp truyền thống của những con người lam lũ

mà cần cù lao động

2.2 Những con người giàu lòng yêu nước đi theo cách mạng

Con người miền núi được Tô Hoài nhìn nhận theo quan niệm mới Người dân trước đây sống trong chế độ cũ, bị các thế lực cường quyền đầy đoạ, xô đẩy họ đến bước đường cùng Tưởng như không có lối thoát, nhưng với sức sống mãnh liệt và nhất là khi có ánh sáng Cách mạng soi đường, họ

đã vùng dậy Tô Hoài đã chỉ ra quá trình vận động và trưởng thành của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như người dân cả nước trong tư thế đứng lên

chung của đất nước trong thời đại mới Ở Truyện Kim Đồng, Tô Hoài đã miêu

tả cuộc đời thống khổ của người dân miền núi tỉnh Cao Bằng dưới ách thực dân và quan quân phong kiến Bọn thống trị đã kết hợp bộ máy đàn áp của chúng với sức mạnh của thần quyền để đè nén ức hiếp nhân dân Đâu đâu cũng là cảnh sống ngột ngạt, u uất Nhưng ý tưởng chủ đạo của tác phẩm không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh hiện thực mà Tô Hoài đã mô tả hiện thực và con người trong quá trình phát triển cách mạng, trong triển vọng tương lai tốt đẹp của dân tộc Tuy phải sống trong ách kìm kẹp của thực dân phong kiến nhưng người dân làng Nà Mạ vẫn tiềm ẩn một sức sống và khả năng cách mạng mạnh mẽ

Trang 25

Tô Hoài đã cho con người nơi đây thấy được ánh sáng của niềm tin, của tia hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn khi có ánh sáng của cách mạng soi đường Người dân đã được giác ngộ Cách mạng Hình ảnh anh cán bộ Đức Thanh là đại diện cho niềm tin ấy, là người nhóm lên ngọn lửa Cách mạng nơi núi rừng tăm tối đó Người cán bộ Cách mạng đã giúp cho người dân đến với ánh sáng của cách mạng: “Cán bộ là người Cách mạng về dạy quân sự, dạy khai hội, dạy chữ, bảo ta biết ngĩ điều đúng” [6, tr61]

Cách mạng giúp con người nhận ra bộ mặt của kẻ thù, khơi dậy ở họ lòng căm thù đã tích tụ lâu nay Lòng căm thù cường hào ác bá, căm thù bọn giặc của người dân được Tô Hoài thể hiện qua những chi tiết cụ thể Đó là những ý nghĩ, hành động của Dền nói với anh trai mình: “Thằng lính lấy cái

bu vịt, chém cái dấu chỗ này Thằng lính bắt bố đi cho cướp đánh chết ở chợ Sóc, em chém chỗ này Hôm nay, thằng lính đánh em, em chém cái dấu chỗ này Chém thế để nhớ, anh ạ” [6, tr50] Chỉ mới là một đứa trẻ nhưng trước tội ác của kẻ thù, em không thể quên Dền ghi nhớ tất cả những tội ác mà chúng gây ra cho gia đình em Nó nung nấu trong tâm hồn em như chờ dịp là bùng cháy: “Không được, nếu bao giờ làng Nà Mạ nhà mình có hội đánh cướp thì không thể tha cái thằng lính cướp lồng vịt được” [6, tr27] Tô Hoài

đã không để người đọc cũng như người dân làng Nà Mạ thất vọng khi xây dựng nên hình ảnh của những người dân giác ngộ Cách mạng Câu chuyện của người dân đi chợ về việc tàu bay ném bom tan mỏ sắt của bọn Tây cũng khiến cho người dân trong làng cảm nhận được sự thay đổi của những việc đương diễn ra

Và người đọc càng thích chí hơn khi Dền và Thàn phát hiện các đội thanh niên du kích đang tập trận vào những đêm trăng sáng: “Mãi sau nhận ra những bóng đen nhấp nhô trên các tảng đá quanh đấy đều là người ngồi Ánh trăng sáng tỏ, thấy rõ hơn mười người đương chụm lại Mỗi lúc lại nhìn thêm

Trang 26

ra người đã đến Họ đứng dậy mới biết Ai cũng có cái súng hay cái gậy hình như đầu nhọn nhô lên” [6, tr52] Sự phát hiện mới mẻ này đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống lầm lũi tối tăm của người dân nơi đây Cuộc tập trận bên dưới làm cho quang cảnh trước mắt Dền trở nên mới mẻ và lạ lung khiến Dền và Thàn xem không chán mắt Qủa là sự kiện lớn diễn ra xung quang cuộc sống của họ Những người lớn trong làng đã vào hội đánh Tây, đánh cướp, Dền lại tưởng tượng ra rất nhiều người ở các làng khác trên châu Hà Quảng cũng lên rừng tập trận vào những đêm trăng sáng như thế này Từ những sự việc đang diễn ra quanh mình làm những đứa trẻ con như Dền cũng trở nên hăng hái muốn được góp sức mình Tô Hoài đã thể hiện mong muốn

đó qua ý nghĩ của Dền: “ Tối mai chúng mình cũng tập bắn súng như thế này Làm ngay ở đầu xóm, chẳng sợ ai Hội trẻ con sẽ to hơn hội người lớn cơ”

[6,tr53] Khí thế và lý tưởng Cách mạng đã lan truyền, sục sôi khắp làng Nà

Mạ, thấm vào cả suy nghĩ của những đứa trẻ tạo nên một sức mạnh to lớn cho công cuộc Cách mạng miền núi nói riêng và Cách mạng cả nước nói chung Niềm tin vào Cách mạng, vào Đảng ngày càng lan tỏa trong nhân dân khi số người cách mạng giác ngộ ngày càng đông đảo Niềm tin ấy còn được củng cố và ngày càng vững mạnh hơn qua những việc mà người dâ làm được:

“Những cái chạy quanh vào chòi canh Rồi, kỳ lạ, cái chòi sụp ngay xuống Người người hì hục khuân từng tảng đá ném xuống suối Có những anh xếp ngói, các thứ nữa, xếp từng đống Nghe ngói xô lạch cạch thì biết Một thoáng, không còn bóng cái chòi đâu” [6, tr 54] Từ khi Dền phát hiện ra cuộc tập trận của các anh vào đêm trăng sáng thì Dền còn biết thêm nhiều điều nữa

có cả người già và phụ nữ cũng tham gia làm Cách mạng Những tủi cực mà nhân dân phải chịu đều do các thế lực thực dân phong kiến mang lại, chúng bắt nhân dân ta đi xây dựng đồn điền, các chốt canh cho lính canh gác làm cho nhân dân ta thiệt hại về người và của Hành động của những người dân

Trang 27

theo Cách mạng trong làng Nà Mạ khi phá chòi canh ở Nà Kéo là bểu hiện đầu tiên cho công cuộc giành lại độc lập cho dân tộc của những người dân tộc Nùng

Những người dân yêu nước đi theo cách mạng xuất hiện ngày càng nhiều, gian khổ mà họ phải trải qua trong quá trình hoạt động cách mạng cũng không phải ít Đó là họ phải rời xa gia đình, quê hương Anh của Dền và nhiều người khác trên con đường Nam tiến dài mấy nghìn cây số đi cứu nước Thậm chí có nhiều người đã hi sinh cả tính mạng của mình trong công cuộc giành lại đất nước như hình ảnh của những người cán bộ bị lính chặt đầu bêu

ở chợ Nhưng chính lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giành lại độc lập cho Tổ Quốc mang đến cuộc sống ấm no cho mọi người đã thôi thúc những con người ấy vượt khó vượt khổ đi theo Cách mạng

Những cán bộ Cách mạng đã mang cái chữ đến Họ giúp nhân dân hiểu

và đi theo lẽ phải, thoát khỏi đói nghèo Cán bộ dạy dân biết đoàn kết chống bọn phát xít Nhật – Pháp và các thế lực phong kiến Bởi vì bọn chúng chia rẽ nhân dân ta để thi hành chính sách “ Chia để trị” Chúng hạn chế mở trường học, không cho chúng ta học chữ Quốc Ngữ để giam hãm nhân dân ta sống trong vòng ngu dốt Ánh sáng Cách mạng đã kéo nhân dân ra khỏi cuộc sống tối ấy, chỉ cho nhân dân con đường đúng, để thoát khỏi cảnh sống lầm than Hình ảnh những đứa trẻ và người dân trong làng rủ nhau đi học tại các lớp do hội cứu quốc mở ra cho thấy những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị của thực dân phong kiến: “Đêm tháng bảy, trăng suông mát rượi Không nghe tiếng trẻ đùa ngoài đầu xóm Các bạn trong làng và hội cứu quốc, tối nào không đi học cũng đi tập hát, ít đi chơi nhông như trước” [6, tr 94] Từ trong cảnh tăm tối của những đêm trường nô

lệ, những đứa trẻ của các dân tộc miền núi tỉnh Cao Bằng vẫn có những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống mới Khi có ánh sáng của Đảng, của Cách

Trang 28

mạng soi đường, chúng như nhìn thấy hi vọng mới Chúng thích thú bỏ qua những cuộc vui đùa của con trẻ để hướng tới cái mới, cái cao cả và tốt đẹp hơn.Khắp mọi nơi trên đất nước, các cán bộ và công tác Cách mạng ngày càng nhiều: “Cán bộ xuôi ngược khắp nơi Anh Phục Quốc, anh Bát Ngư đi Nam tiến Trên đất nước, chỗ nào cũng có người đi Càng nhiều công tác, cán

bộ càng qua lại nhiều” [6, tr 98] Đâu đâu cũng có người theo Cách mạng giúp đỡ nhân dân các làng chống lại sự cướp bóc của quan lính và các thế lực thống trị khiến cho xã đoàn năm nay không thu được của dân một cái bánh, một con vịt nào để đem lên tết quan Người dân các làng cùng chung tay đi theo Cách mạng tạo nên một sức mạnh to lớn đánh đuổi những áp bức của kẻ thù

Hình tượng những con người yêu nước theo cách mạng được Tô Hoài miêu tả rất giản di, chân thật nhưng cũng không làm mất đi ánh sáng vốn có của của các nhân vật Mặc dù ở các độ tuổi khác nhau nhưng họ có chung mục tiêu và lí tưởng, một lòng tin yêu Cách mạng, một quyết tâm sôi sục đánh đuổi kẻ thù giành lại độc lập dân tộc cho đất nước Chỉ với những câu văn ngắn gọn, xúc tích, Tô Hoài đã làm nổi bật lên hình tượng của những con người dũng cảm và mưu trí, qua đây ông cũng thể hiện niềm tin của mình vào một thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi áp bức và bất công

2.3 Những thiếu niên giác ngộ cách mạng theo kháng chiến

Đọc truyện Kim Đồng của Tô Hoài, không thể không nhớ tới những thiếu niên giác ngộ Cách mạng theo kháng chiến Vốn là tác phẩm viết về một tấm gương người thật việc thật cho thiếu nhi, vì thế bên cạnh nhân vật Dền,

Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh của nhưng cô bé, câu bé hồn nhiên vui tươi nhưng cũng rất hiểu chuyện và ham học hỏi

Trang 29

Tiêu biểu cho những thanh niên giác ngộ Cách mạng theo kháng chiến

trong truyện Kim Đồng của Tô Hoài phải kể đến nhân vật Dền – một đứa bé

hoạt bát, nhanh hẹn và ham học Dền xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, cha mất sớm trong một lần đi phu xây bốt cho quan Dền gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả ngay từ những trang viết đầu tiên của Tô Hoài, hoàn cảnh sống cực khổ và sự vắng bóng của người cha trong gia đình khiến Dền tỏ ra chững chạc hơn Dền biết cùng anh thay mẹ chăm lo việc nhà cửa đồng áng Tuy tuổi còn nhỏ nhưng Dền đã thể hiện tư tưởng ý chí chống lại sự đàn áp của các thê lực thống trị qua việc ghi nhớ và đánh dấu những tội

ác mà những tên lính gây ra cho gia đình mình Và khi được anh trai và cán

bộ Đức Thanh đào tạo và giác ngộ lí tưởng Cách mạng, Dền hăng hái tham gia vào đội tự vệ cứu quốc và còn vận động bạn bè đồng trang lứa cùng tham gia Kể từ khi tham gia cách mạng, Dền càng thể hiện sự mưu trí, lòng dũng cảm và tinh thần ham học hỏi của mình: “Kim Đồng đút thư vào đốt cần câu, rồi lấy đất thó trít lại Cái cần câu cầm nơi tay Có khó khăn, ta vứt ở đâu đấy, chốc lại lấy cũng được” [6,tr71] Ngày trước khi chưa đi theo cách mạng anh

em Dền cứ nghĩ vậy là cả đời núi đóng gông con người Nà Mạ ở nơi đây không đi đâu được nhưng từ khi có ánh sáng của Cách mạng soi đường thì suy nghĩ của hai anh em lại khác: “Là con người muốn đi đâu cũng được, không sợ gì hết” Dền tự nguyện tham gia vào hội nhi đồng cứu quốc Em được bầu làm tổ trưởng và còn được Cách mạng đặt tên cho là Kim Đồng Hình ảnh người đội trưởng đầu tiên của đoàn thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hiện lên là một người nhanh trí giàu, sáng kiến, rất hăng hái trong công tác cách mạng Công tác giao thông thời chiến là một nhiệm vụ quan trọng cần có sự mưu trí và lòng dũng cảm, Kim Đồng đã nhận lấy trọng trách đó Dền không quản khó khăn vất vả luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được cán bộ giao cho

Ngày đăng: 16/03/2017, 12:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nh"ữ"ng v"ấ"n "đề" thi pháp c"ủ"a truy"ệ"n
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
2. Lã Thị Bắc Lý (2006), Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình v"ă"n h"ọ"c tr"ẻ" em
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
3. Mai Thị Nhung (2008), “Chương 7, Tô Hoài”, trong sách Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập 2, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương 7, Tô Hoài”, trong sách "Giáo trình v"ă"n h"ọ"c Vi"ệ"t Nam hi"ệ"n "đạ"i t"ậ"p 2
Tác giả: Mai Thị Nhung
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
4. Phong Lê, Vân Thanh (2000), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài v"ề" tác gia và tác ph"ẩ"m
Tác giả: Phong Lê, Vân Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
5. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình d"ẫ"n lu"ậ"n thi pháp h"ọ"c
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
6. Tô Hoài (2010), Kim Đồ ng, NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim "Đồ"ng
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 2010
7. Tô Hoài (2008), “Tôi viết truyện Tây Bắc”, trannhuong.com/post/31122008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi viết truyện Tây Bắc
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 2008
8. Vân Thanh, Nguyễn An (2002), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam tập 1, NXB Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa th"ư" v"ă"n h"ọ"c thi"ế"u nhi Vi"ệ"t Nam t"ậ"p 1
Tác giả: Vân Thanh, Nguyễn An
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2002
9. Vân Thanh, “Tô Hoài” (1977) trong sách Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài” (1977) trong sách Tác "gia v"ă"n xuôi Vi"ệ"t Nam hi"ệ"n "đạ"i
Nhà XB: NXB Khoa học và xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w