36 GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM .... GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4.Phương pháp nghiên cứu 4
5.Bố cục của khóa luận 4
CHƯƠNG 1 5
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO Ở VIỆT NAM 5
1.1 K HÁI QUÁT VỀ B ẢO TÀNG V ĂN HÓA CÁC DÂN T ỘC VIỆT N AM 5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 10
1.2 K HÁI QUÁT V Ề CÁC DÂN T Ộ C NHÓM NGÔN NG Ữ M ÔNG – D AO Ở VIỆ T NAM 14
1.2.1 Tên gọi, nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú 14
1.2.2 Vài nét khái quát về kinh tế, văn hóa và xã hội của nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam 23
1.3 NỘI DUNG TRƯNG BÀY VỀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG- DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 29
1.4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO .
TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 32
CHƯƠNG 2 36
GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 36
2.1 ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO Ở VIỆT NAM 36
2.2 TỔNG QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI NHẠC CỤ CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO LƯU GIỮ TẠI VẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 51
2.2.1 Một số khái niệm liên quan 51
2.2.2 Các loại nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam 56
2.2.3 Một số nhận xét về các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam 74
2.3 GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 80
CHƯƠNG 3 86
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 86
3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM KÊ BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 86
Trang 33.1.1 Thực trạng công tác kiểm kê bảo quản 86 3.1.2 Thực trạng phát huy giá trị 92
3.2 MỘT S Ố GIẢI PHÁP NH Ằ M B Ả O T Ồ N VÀ PHÁT HUY GIÁ TR Ị CÁC L ỌA I NH Ạ C C Ụ C Ủ A CÁC DÂN T Ộ C NGƯ Ờ I NHÓM NGÔN NG Ữ M ÔNG – D AO 93
3.2.1 Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và hoàn thiện hồ sơ, bổ sung thông tin cho các hiện vật nhạc cụ đã có 93 3.2.2.Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm kê - bảo quản 94 3.2.3 Tiến hành xây dựng sưu tập các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông
- Dao 96 3.2.4 Xây dựng phòng tìm hiểu âm nhạc truyền thống 99 3.2.5 In ấn, xuất bản tài liệu và quảng bá giới thiệu về các loại nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao 101
KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ một quốc gia, một dân tộc nào, hay một thời đại nào, âm nhạc luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người Âm nhạc với những lời ca tiếng hát, với những nhạc cụ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc không chỉ là phương tiện để giải trí sau những ngày lao động vất vả, mệt nhọc mà ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào trong đời sống của họ cũng có sự tham gia của âm nhạc
Âm nhạc còn là sợi dây tâm tình, truyền đi những lời yêu thương của các đôi trai gái, là những bài ca mời nhau ăn cơm bên mâm bát, mời nhau hút thuốc bên bếp lửa Đặc biệt, âm nhạc còn có mặt trong cả các nghi lễ, tập tục quan trọng của các dân tộc người như: ma chay, cưới xin, lễ cấp sắc… Chính vì vậy,
âm nhạc là một phần không thể thiếu để tạo nên nền tảng vững chắc cho việc hình thành bản sắc văn hóa, là nguồn nuôi dưỡng vô tận cho tâm hồn cho mỗi người Tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc, để mỗi người khi nhìn vào đó sẽ thấy được cả một kho tàng văn hóa đã được hình thành và phát triển theo dòng chảy của thời gian
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống văn hóa dân tộc, âm nhạc được Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày các tài liệu hiện vật về văn hóa của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam rất quan tâm
và chú ý hướng đến trong các hoạt động của mình Trong mỗi phần trưng bày về văn hóa của từng dân tộc, đều dành một phần trong hệ thống trưng bày của mình
để trưng bày về âm nhạc, nhạc cụ của các dân tộc Đặc biệt là trong hệ thống
Trang 5trưng bày về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, các nhạc cụ truyền thống chiếm một vị trí quan trọng
Nhạc cụ các dân tộc Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam với tư cách là một nguồn sử liệu đầu tiên của kiến thức, hàm chứa lượng thông tin gốc, có khả năng biểu cảm cao đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và quan trọng đối với công chúng và các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao đặc biệt là văn hóa tinh thần
Là một phần không thể thiếu trong âm nhạc, nhạc cụ không những thể hiện đời sống tinh thần phong phú và đa dạng của các dân tộc mà qua đó còn thấy được những nét văn hóa riêng, những quan niệm và cách nghĩ, phong tục và tập quán riêng của họ Đặc biệt, mỗi nhạc cụ đều có những âm thanh độc đáo, thể hiện những sắc thái riêng ẩn chứa trong đó là một nền văn hóa đa dạng đã được hình thành trong suốt một chặng đường dài của lịch sử
Ngày nay, cùng với dòng chảy của thời gian, sự thâm nhập ồ ạt của các luồng văn hóa bên ngoài và sự phát triển của xã hội hiện đại, âm nhạc và nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao không còn khép kín trong cộng đồng mà có sự giao thoa với các nền văn hoá khác Sự xâm lăng trên lĩnh vực văn hóa đang diễn ra một cách tinh vi, luồn lách tới từng làng, từng bản, từng gia đình làm cho văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một Đặc biệt, trước sự du nhập của nhiều loại nhạc nước ngoài, thì yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị của nhạc cụ dân tộc truyền thống, là một việc làm hết sức cấp thiết và cần được quan tâm Đây cũng chính là một trong những hoạt động thực hiện theo định hướng
của Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
Trang 6Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của các nhạc cụ dân tộc truyền thống trong xã hội hiện nay và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tôi đã chọn đề
tài: “Tìm hiểu giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn
ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam” để làm khóa luận
tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu khái quát về Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
- Giới thiệu về đời sống âm nhạc của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao
- Nghiên cứu tổng quan về các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao
- Nghiên cứu giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao
- Từ thực trạng bảo quản và phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc
nhóm ngôn ngữ Mông – Dao đang được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Trang 7Phạm vi nghiên cứu: Các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm
ngôn ngữ Mông - Dao đang được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận thực hiện trên cơ sở:
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và văn hóa
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Dân tộc học, bảo tàng học, xã hội học, văn hóa học, âm nhạc…
- Các phương pháp nghiên cứu, thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vấn đề nghiên cứu
5 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam
Chương 2: Giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo
tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
VÀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO
Ở VIỆT NAM 1.1 Khái quát về Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ở số 1 đường Đội Cấn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc
Và là một trong bảy Bảo tàng Quốc gia của Việt Nam
Tiền thân của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là Bảo tàng Việt Bắc được ra đời năm 1960 Sau 50 năm xây dựng và trưởng thành Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau
1.1.1.1 Giai đoạn 1960 - 1975
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 tộc người, cư trú trên nhiều vùng địa hình khác nhau Đê phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc và của mỗi vùng, miền gìn giữ khối đoàn kết dân tộc, năm 1956 Khu tự trị dân tộc được thành lập Nhân cuộc triển lãm thành lập Khu tự trị Việt Bắc tháng 08 năm
1956 một lượng lớn kỷ vật của các dân tộc Việt Bắc, Tây Bắc và Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam chuyển giao, bao gồm những tài liệu, hiện vật quý báu được Sở Văn hóa Khu tự trị thu nhận, tổng hợp với ý thức để bảo tồn và lưu giữ lâu dài
Do vậy, phòng quản lý các kỷ vật đó đã ra đời, có thể coi đây chính là tiền thân của kho cơ sở hiện nay của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Với quyết tâm của Khu ủy, Hội đồng nhân dân và Sở văn hóa Khu tự trị
Trang 9Việt Bắc, ngày 19 tháng 12 năm 1960 tại thị xã Thái Nguyên (nay là thành phố Thái Nguyên), thủ phủ Khu tự trị, trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà Bảo tàng Việt Bắc Một công trình xây dựng quy mô gần như mở đầu cho một công trình văn hoá lớn ở khu vực Đông Bắc tổ quốc
Năm 1963, hoàn thành và khai trương phòng Lịch sử căn cứ địa Việt Bắc Ngày 01 tháng 01 năm 1964, Bảo tàng Việt Bắc vinh dự được Bác Hồ đến thăm
và ghi bút tích trong sổ vàng lưu niệm Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ (1965 - 1975) chỉ với số lượng cán bộ ít ỏi, song toàn bộ tài liệu hiện vật, kho tàng, tài sản cũng được chuyển tới nơi sơ tán an toàn Các địa danh: Cúc Đường, Văn Hán, Minh Lập, Yên Lãng… được ghi nhận trong quá trình phát triển của Bảo tàng Thời kỳ này ngoài phần trưng bày căn cứ địa Việt Bắc, còn có thêm một phòng giới thiệu về thiên nhiên và con người Khu tự trị, ngoài
ra Bảo tàng còn tiến hành các cuộc triển lãm lưu động, sưu tầm hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và trưng bày
1.1.1.2 Giai đoạn 1976 – 1990
Năm 1976, Khu tự trị hoàn thành xứ mệnh lịch sử của mình, Bảo tàng Việt Bắc chuyển giao về Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quản lý Đây là giai đoạn chuyển hướng nội dung hoạt động, từ Bảo tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên ngành văn hoá dân tộc, phạm vi hoạt động khắp
cả nước với các chức năng, nhiệm vụ mới: Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy, tuyên truyền và giáo dục di sản văn hoá 54 tộc người Việt Nam
Các cuộc sưu tầm tài liệu, hiện vật, được tiến hành khẩn trương, các phòng trưng bày giới thiệu văn hoá dân tộc từng bước điều chỉnh, bổ sung, kịp thời đón khách thăm quan vào các dịp lễ, tết, hội hè ở khu vực Công tác triển lãm lưu
Trang 10động đến vùng cao, biên giới Thời kỳ này Bảo tàng cũng được đón nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới thăm quan và động viên như: cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Trần Hữu Dực, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Trần Hoàn,…
Ngày 31 tháng 03 năm 1990 - Bảo tàng Việt Bắc được đổi tên là Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, với quyết định số 508/QĐ-BVH-TT do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt
1.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
Trong thời gian đổi mới từ 1990 – 2000, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam thực sự nâng cao các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình Về kiến trúc công trình, sau mấy chục năm xây dựng và do ảnh hưởng của bom đạn đã xuống cấp, nay được Bảo tàng bảo dưỡng duy tu, chống xuống cấp Năm 1996, kiến trúc nghệ thuật này đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt
I Đây là một công trình văn hoá nghệ thuật dành cho đồng bào nói riêng, đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung
Thực hiện trương trình hợp tác tài trợ của quỹ phát triển văn hoá SIDA - Thụy Điển: nâng cao các hoạt động Bảo tàng 1993 – 1998, cải tạo sắp xếp hợp lý các khu làm việc và hệ thống các phòng trưng bày Hệ thống kho cơ sở được cải tạo và nâng cấp với các trang thiết bị hiện đại, bảo đảm chế độ bảo quản tài liệu hiện vật lâu bền Hệ thống trưng bày giới thiệu, tuyên truyền giáo dục đã thay đổi bằng giải pháp trưng bày mỹ thuật, kỹ thuật và các trang thiết bị hiện đại được ba phòng với tổng diện tích trên 1.000 m2
Thời kỳ 2001 – 2009, Bảo tàng được đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất Quy
Trang 11mô các cuộc sưu tầm cũng lớn hơn, mở rộng hơn, thu thập về kho cơ sở của Bảo tàng số lượng lớn các tài liệu hiện vật Sớm hình thành các bộ sưu tập quý hiếm
có giá trị khoa học, lịch sử và nghệ thuật
Công tác kiểm kê, bảo quản dần hoàn thiện hệ thống hồ sơ ghi chép khoa học, bước đầu quản lý hiện vật bằng tin học Hiện vật được bảo quản bằng những trang thiết bị hiện đại
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống trưng bày trên cơ sở các nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn hóa vùng để giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày:
- Phòng trưng bày văn hóa nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (bao gồm 4 dân tộc : Kinh, Mường, Thổ, Chứt)
- Phòng trưng bày văn hóa nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (bao gồm 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y)
- Phòng trưng bày văn hóa nhóm ngôn ngữ Mông – Dao (bao gồm 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn), Ka Đai (bao gồm 4 dân tộc: La Chí, Cờ Lao, Pu Péo,
La Ha), Tạng – Miến (bao gồm 6 dân tộc: Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống,
Si La)
- Phòng trưng bày văn hóa nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me ( bao gồm 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru – Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, H`rê, Kháng, Khơ me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm,
Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng)
- Phòng trưng bày văn hóa nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (bao gồm 5 dân tộc: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru), nhóm ngôn ngữ Hán (bao gồm 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu)
Trang 12Bên cạnh đó, hệ thống các phòng trưng bày còn được nâng cấp kết hợp với giải pháp mỹ thuật, kỹ thuật và các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống màn hình cảm ứng; Hệ thống âm thanh kỹ thuật số hỗ trợ các tổ hợp trưng bày; Hệ thống ánh sáng mỹ thuật càng làm nổi bật các tổ hợp trưng bày, góp phần thu hút công chúng và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân Ngoài ra, Bảo tàng còn tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm trên khắp mọi miền của
Tổ quốc phục vụ những ngày lễ lớn của đất nước
Công tác nghiên cứu khoa học có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện nâng cao trình độ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị Trong giai đoạn này bảo tàng đã tạo được sự liên kết, phối hợp nhiều mặt với các bảo tàng quốc gia, các bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng địa phương trong phạm vi cả nước và một số bảo tàng nước ngoài Bảo tàng còn mời các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong đơn vị
Quy hoạch dự án tổng thể khuôn viên Bảo tàng và các đề án trưng bày ngoài trời với các vùng văn hoá được xây dựng và hoàn thiện Ngày 18 tháng 05 năm 2010 cùng với khai mạc tuần lễ Văn hóa du lịch Thái Nguyên, lễ khánh thành dự án trưng bày ngoài trời đã được tổ chức long trọng Nội dung trưng bày gồm sáu vùng văn hóa với những đặc trưng riêng biệt: Vùng văn hóa núi cao phía Bắc; Vùng văn hóa thung lũng, Vùng văn hóa Trung du - Đồng bằng Bắc Bộ; Vùng văn hóa miền Trung – ven biển; Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên; Vùng văn hóa đồng bằng Nam Bộ Tại mỗi không gian văn hóa có một kiến trúc tiêu biểu làm điểm nhấn cho các hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể của các tộc người Đây là một bước tiến vượt bậc của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của 54 dân
Trang 13tộc Việt Nam
Phát huy truyền thống, phấn đấu của các thế hệ đống góp cho sự phát triển Bảo tàng trong 50 năm qua, hiện nay Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhận thức chính trị cho đội ngũ công chức, viên chức Bảo tàng để đảm đương trọng trách lớn và vinh quang
mà Đảng, Nhà nước và đồng bào các dân tộc giao phó
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
Bảo tàng được xây dựng từ năm 1960, thời kỳ đầu mang tên Bảo tàng Việt Bắc, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt Bắc Đến ngày ngày 31 tháng 03 năm 1990, Bảo tàng Việt Bắc chính thức được đổi tên là Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, với quyết định số 508/QĐ-BVH-
TT do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt Chuyển hướng nội dung hoạt động, từ Bảo tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên ngành văn hoá dân tộc, phạm vi hoạt động khắp cả nước với chức năng, nhiệm vụ mới: Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy, tuyên truyền và giáo dục di sản văn hoá 54 tộc người Việt Nam
Theo Quyết định số 2492/ QĐ - BVHTTDL ngày 02 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam cụ thể như sau:
* Chức năng:
Trang 14“Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Vệt Nam là đơn vị sự nghiệp văn hoá có thu, trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập, hiện vật có giá trị tiêu biểu về di sản văn hoá các dân tộc Việt Nam Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là Bảo tàng Quốc gia, có con dấu
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
“1 Trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của Bảo tàng; Tổ chức thực hiện sau khi được Bộ trưởng phê duyệt;
2 Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập, hiện vật về văn hoá các dân tộc Việt Nam;
3 Nghiên cứu khoa học về bảo vệ và phát huy giá trị các sưu tập di sản văn hoá các dân tộc Việt Nam phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; Tư vấn dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ về thông tin, bồi dưỡng, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn theo quy định của pháp luật;
4 Thực hiện các biện pháp bảo vệ và tổ chức phát huy giá trị các sưu tập, hiện vật thuộc quyền quản lý theo.quy định; tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan;
5 Tổ chức các hoạt động văn hoá có tính hướng dẫn nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của công chúng; Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch
1 Trích điều 1, Quyết định số 2492/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 6 năm 2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Trang 15vụ văn hoá phục vụ yêu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan, giải trí, vui chơi;
6 Phục chế và cung cấp bản sao di vật, cổ vật, bảo vật theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;
7 Tiếp nhận, bảo quản sưu tập di sản gửi giữ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ việc lưu giữ, bảo quản di sản văn hoá theo
đề nghị của chủ sở hữu di sản; Trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8 Hỗ trợ các hoạt động phổ biến, truyền dậy những kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; Hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ bí quyền nghề nghiệp và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, nghề thủ công
mỹ nghệ truyền thống;
9 Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và phân cấp của Bộ;
10 Thu phí, lệ phí, quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật;
11 Đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực do Bảo tàng quản lý;
12 Quản lý nhân sự; Thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bảo tàng theo quy định của nhà nước và phân cấp của Bộ;
13 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và ngân sách được phân
bổ theo quy định của pháp luật;
Trang 1614 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.”2
* Cơ cấu tổ chức:
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đã được bổ sung đầy đủ và hoàn thiện bộ máy tổ chức Tổ chức bộ máy đã được phát triển các phòng chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu tổ chức của bảo tàng gồm:
- Ban giám đốc Bảo tàng gồm có: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ (gồm có 07 phòng): Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Kế toán - Tài vụ, Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm, Phòng Kiểm
kê - Bảo quản, Phòng Trưng bày - Tuyên truyền, Phòng Bảo tàng ngoài trời, Phòng bảo vệ
- Tổ chức trực thuộc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam: Có trung tâm dịch vụ Bảo tàng Là đơn vị có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước
Sau 50 năm xây dựng và phát triển bộ máy Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam từ chỗ đội ngũ cán bộ chỉ có hơn 10 đến nay đã có một đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ cao với gần 90 cán bộ Trong đó, có 1 tiến sĩ, 8 thạc sĩ và trên 80% cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
2 Trích điều 2, Quyết định số 2492/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 6 năm 2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Trang 17Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Do vậy, đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc nhiệm vụ chính trị theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, không ngừng bồi dưỡng về tư
tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tiếp nối Trên cơ sở đó, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó đó là bảo tồn
và phát huy vốn di sản văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, chống mọi
âm mưu phá hoại chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch
1.2 Khái quát về các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam
1.2.1 Tên gọi, nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú
Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam bao gồm ba dân tộc, đó là: Dân tộc Mông, dân tộc Dao và dân tộc Pà Thẻn Đây là những dân tộc vốn có cùng nguồn gốc với các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Miêu – Dao ở Trung Quốc, từ miền núi rừng Hoa Nam Trung Quốc thiên di vào nước ta
1.2.1.1 Dân tộc Mông
Mông là tên gọi chính thức của cộng đồng dân tộc Mông ở Việt Nam ngày nay (trước đây gọi là Mèo) Tộc danh Mèo theo âm Hán Việt là Miêu, có thể là tên dùng để chỉ những người biết trồng lúa sớm ở vùng Bành Lãi (thuộc Giang Tây), Động Đình (thuộc Hồ Nam) ở Trung Quốc trong các thiên kỷ II – I TCN
Ở Việt Nam, dân tộc Mông gồm năm nhóm: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Xanh, Mông Đen, Mông Đỏ Người Mông là một trong những dân tộc thiểu
số có số dân tương đối đông ở nước ta Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng
Trang 1804 năm 2009, dân tộc Mông có khoảng 1.068.189 người, phân bố chủ yếu ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An Người Mông cư trú tập trung tại các tỉnh thuộc Đông và Tây Bắc Việt Nam Một số tỉnh có đông người Mông sinh sống, như: Hà Giang (231.464 người), Sơn La (157.253 người), Lào Cai (146.147 người), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ
An (28.992 người), Đắc Lắc (22.760 người), Đắc Nông (21.951 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799 người).3
Người Mông ở nước ta thường nhắc đến tổ tiên họ di cư sang sinh sống ở Việt Nam Vì Việt Nam đất hoang nhiều, màu mỡ, ít bị ràng buộc trong khai khẩn, nhưng chủ yếu là tránh áp bức, bóc lột, hà khắc và tránh sự khủng bố của triều đình phong kiến Trung Quốc sau mỗi lần khởi nghĩa thất bại
Xưa kia, đồng bào Mông ở Đồng Văn, Hà Giang còn lưu truyền một bài ca buồn thảm rằng: “Quý Châu là quê hương yêu dấu của đồng bào Mèo ta ở Vì người Mèo ta phải đói rách, vì dân Mèo ta không có chữ thua kiện người Hán nên phải mất nương, vì người Mèo ta không có chữ nên phải rời quê”
Người Mông đến nước ta có thể gồm nhiều đợt quy mô lớn nhỏ khác nhau, gần từ Vân Nam sang, xa từ Quý Châu qua Vân Nam hoặc Quảng Tây sang cư trú ở các vùng biên giới phía Bắc Theo tài liệu điền dã dân tộc học thu thập được ở một số vùng người Mông ở Việt Bắc và Tây Bắc, cùng việc nghiên cứu tình hình biến động của tộc Miêu ở Trung Quốc trong lịch sử, có thể người Mông thiên di đến Việt Nam với ba đợt có quy mô lớn
3 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
Trang 19Miền đất Tương Tây (Tây Hồ Nam) và Kiềm Đông (Đông Quý Châu) là vùng đất khởi nguồn của tộc người Miêu Thời Minh, chính quyền phong kiến thống trị đã ra sức đẩy mạnh việc thôn tính đất đai vùng Miêu, làm cho tộc Miêu
và các dân tộc rơi vào cảnh cơ cực và cuối cùng buộc phải nổi dậy khởi nghĩa Làn sóng khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, nhưng cuối cùng đều bị trấn áp, dìm trong bể máu
Sử sách còn ghi lại sau cuộc khởi nghĩa của Can Bá Chu ở Kiềm Trung thất bại (năm 1459), có tới 4.490 người bị giết, 5.500 phụ nữ Miêu phải trôi dạt
đi các nơi, hoặc vào năm Vạn Lịch (1569 - 1617), sau khi bình định xong cuộc nổi dậy của Thổ ty vùng Bá Châu là Dương Ưng Long, nhiều tộc Miêu, tộc Cờ Lao bị giết hại, số sống sót chỉ còn hai phần mười Để tránh sự trả thù, một bộ phận người Miêu phải rời bỏ quê hương di cư đến nơi khác Một bộ phận đến Vương Tây bộ Quý Châu và một bộ phận đến các vùng Đông Nam Vân Nam
Về sau, vào những năm 80 của thế kỷ XVII để tránh tai họa của cuộc hỗn chiến giữa triều đình Thanh và Ngô Tam Quế, một bộ phận tộc Miêu ở Vân Nam đã thiên di tới các vùng biên cương miền tây Vân Nam và vào Lào Cai nước ta Đây chính là đợt thiên di đầu tiên vào nước ta của dân tộc Mông
Từ đầu thế kỷ XVIII, triều đình nhà Thanh (1644 – 1911) thực hiện chế độ
“Cải tổ quy lưu” (tức bỏ chế độ thổ quan, phái cả các quan lại từ nơi khác đến
cai trị trực tiếp) Mục đích “Cắt bỏ người địa phương, điều tra lại ruộng đất để
tăng thuế khóa, đẩy mạnh việc bình trị”, đối với những khu vực trước đây chưa
chịu quy phục, nhà Thanh đã dùng bạo lực bắt quy phục
Sử sách còn ghi, vào giữa năm Khang Hy thứ 43 (năm 1704), triều đình nhà Thanh đã phái cử đại thần bộ lễ là Tịch Nhi Đạt đến các thôn trại của tộc
Trang 20Miêu ở Tây Hồ Nam, công bố lệnh quy phục để thiết lập chế độ quận huyện, đối với các thôn trại không tuân theo vũ trang tự vệ thì triệt hạ Cùng với việc thực
hiện chính sách “Cải tổ quy lưu”, nhà Thanh đã mở rộng cánh cửa cho địa chủ
Hán tộc tràn vào các vùng Miêu, chấp chiếm nhiều ruộng đất của các tộc vốn
sống ở địa phương, như vùng Đào Tùng (Quý Châu) trước đấy “Chỉ có vùng Tây
Nam thuộc Hán dân, xung quanh không đâu là không phải đất đai của người Miêu Nhưng cũng chẳng bao lâu đều bị (người Hán) chiếm đoạt” (“Đào Tùng
Đình Chí”) Không những thế, chính quyền nhà Thanh còn thực hiện chính sách
“Đồn điền dưỡng dũng, thiết ca phòng Miêu”, đã đưa đên hậu quả là ruộng đất
của người Miêu thì loại thượng đẳng điền đều thuộc đồn điền, phần còn lại của dân là đất núi, góc đất nước dễ rò rỉ, hạn hán khô cằn
Tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nêu trên, không cam chịu cuộc sống tủi nhục, bất công của chế độ áp bức dân tộc, người Miêu đã vùng dậy khởi nghĩa
Năm Ung Chính thứ 12 – 14 (1735 - 1736), dưới khẩu hiệu “Vua Miêu
xuất thế”, Bao Lộc và Hồng Ngân đã lãnh đạo nhân dân Miêu tộc ở Đông Bắc
Quý Châu liên tiếp khởi nghĩa, sau bị trấn áp thảm khốc, người Miêu phải chạy trốn
Cuộc khởi nghĩa Càn Gia (1795 - 1806) nổ ra vào cuối đời Càn Long - đầu thời Gia Khánh ở vùng Vương Tây và Đông Bắc Kiềm dưới sự lãnh đạo của
Trương Bá Nguyệt, nghĩa quân đưa ra khẩu hiệu “Trục khác gia phục cổ địa” (đuổi dân Khách - tức Hán, giành lại đất xưa), “Quyết đánh đến tận Hoàng Hà,
chưa đến Hoàng Hà lòng chưa nguôi!” Nhưng cuộc khởi nghĩa cuối cùng lại bị
trấn áp, không ít người Miêu tại đây đã phải chạy vào Kiềm Trung và xuống phía
Trang 21Nam Có thể một bộ phận đến các vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, trong đó
có Hà Giang
Đến giữa thế kỷ XIX, các cuộc khỏi nghĩa của người Miêu nổ ra liên tiếp Năm 1846, có cuộc khỏi nghĩa ở Cân Châu (Hồ Nam) Năm 1849, có cuộc khởi nghĩa ở Kiềm Đông Nam Và đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Hàm Đồng nổ ra vào năm
1853 dưới sự lãnh đạo của Trương Tú Mi xuất phát từ Đông Nam Quý Châu, sau lan rộng sang Hồ Nam và Vân Nam, kéo dài 18 năm ròng rã Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử chống áp bức của dân tộc Miêu Vương triều Thanh đã tàn sát có tính chất hủy diệt đối với những người tham gia khởi nghĩa Một bộ phận đã thiên di chạy trốn xa hàng trăm dặm biệt vô tăm tích, trong đó có một bộ phận đã đến vùng Kiềm Tây, một số qua Hưng Nghĩa (Quý Châu) vào Văn Sơn (Vân Nam) rồi thiên di vào Lào Cai và Hà Giang Đây có thể là đợt thiên di lớn lần thứ ba, người Miêu thiên
cư vào Việt Nam Đối với vùng Tây Bắc thì đợt đồng bào Mông tới sớm nhất và đông nhất cách đây trên dưới 200 năm Một số tập truyện kể bản mường của các dòng họ quý tộc Thái có ghi chép về sự có mặt của người Mông và Dao ở vùng núi phía Tây – Tây Bắc khoảng cuối thế kỷ XVIII, từ Lào Cai vào Tây Bắc theo hai hướng:
Một hướng từ Lao Xá Phình (Lào Cai) qua Giào San (Phong Thổ) đến Tủa Chùa, Tuần Giáo, về Long Hẹ sang Điện Biên Một hướng từ vùng núi phía Nam Lào Cai đến Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Bắc Yên rồi sang vùng núi Mộc Châu
Có những nhóm lại từ Mù Cang Chải chuyển thẳng đến Tủa Chùa, Thuận Châu, Điện Biên…
Những chặng đường di cư đó của người Mèo Tây Bắc được phản ánh trong những bài cúng đưa hồn người chết về với tổ tiên Nhiều vùng đồng bào
Trang 22Mèo Tây Bắc hiện nay vẫn coi Lồng Cống, Lồng Mù (Mù Cang Chải) như một vùng đất tổ Khi có người chết, họ phải cúng đưa hồn về Lồng Cống, Lồng Mù (Mù Cang Chải) để từ đó về quê hương cũ bên Trung Quốc, rồi lên trời về với tổ tiên. 4
Do những nguyên nhân lịch sử, chính trị, xã hội của vùng Miêu Trung Quốc đã phân tích đưa tới những đợt thiên di lớn có tính chất ào ạt của người Miêu đến các vùng biên giới phía Bắc nước ta
Bên cạnh đó còn có nhiều đợt với quy mô nhỏ hay lẻ tẻ nữa mà nguyên nhân chính là do nguyên nhân kinh tế - tìm đất canh tác mới theo lối du canh du
cư Và mặc dầu người Mông có mặt ở nước ta muộn hơn so với nhiều tộc người khác, nhưng trong quá trình cộng cư trên đất Việt Nam người Mông đã hòa nhập
và cùng tham gia vào các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của đại gia đình các trị dân tộc Việt Nam
1.2.1.2 Dân tộc Dao
Dao là tên gọi chính thức của cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam Trước đây dân tộc Dao mang nhiều tên gọi khác như: Mán, Động, Trại, Dạo, Xá,… Còn người Dao tự gọi mình là Dìu Miền hay Kiềm Miền (nghĩa là người của núi rừng) Căn cứ vào sự khác biệt về phong tục tập quán và đặc điểm y phục trang sức, dân tộc Dao chia thành bảy nhóm: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Làn Tiển Và trong mỗi nhóm lại
có nhiều ngành nhỏ khác
Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009, dân tộc Dao
4 Đỗ Đức Lợi, (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr11
Trang 23là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông ở nước ta với khoảng 751.067 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người), Tuyên Quang (90.618 người), Lào Cai (88.379 người), Yên Bái (83.888 người), Quảng Ninh (59.156 người), Bắc Kạn (51.801 người), Cao Bằng (51.124 người), Lai Châu (48.745 người),
Người Dao có mặt sớm nhất ở nước ta từ thời Lê trở đi cho đến thế kỷ
XX Nguyên nhân chủ yếu thiên di vào Việt Nam là tìm đất sinh sống Sự nhập
cư không mang tính chất ào ạt về không gian cũng như thời gian như người Mông, mà theo từng nhóm lẻ tẻ, hướng thiên di trước sau cũng không đồng nhất
Có số từ Quảng Đông sang, có số từ Quảng Tây sang, có số lại từ Vân Nam sang Ngay thành viên trong một nhóm dân tộc học cũng vậy, có thể vì thế mà các nhóm Dao Việt Nam không có một nhóm nào có một lãnh thổ cư trú đông đặc, mà các nhóm đều cư trú rải rác trên một địa bàn rộng thuộc nhiều tỉnh, huyện thuộc địa khu Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ
Cũng có thể do cuộc sống thường xuyên phải di cư, phân cư rộng, tạo ra môi trường tiếp xúc thuận lợi giữ tộc Dao với các dân tộc khác (Tày, Nùng, Hán, Mông,…) như sống xen kẽ, lân cận, trao đổi kinh tế, văn hóa trong trường kỳ lịch sử, nên đã hình thành trong tâm lý dân tộc Dao Một mặt vẫn giữ ý thức rõ rêt về cộng đồng dân tộc của mình, mặt khác không mặc cảm, xa lánh mà dễ hòa đồng với các tộc Điều này được thể hiện rõ nhất trong tục nhận con nuôi xuất
5 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
Trang 24thân từ dân tộc khác hay tục “Kết tồng” (kết bạn) với các dân tộc khác là hiện
1.2.1.3 Dân tộc Pà Thẻn
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Pà Thẻn được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Người
còn được đề cập đến với tên gọi là “Bát tính tộc” (tộc người 8 họ) Sống tập
trung ở một số xã thuộc tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang
Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009, dân tộc Pà Thẻn có số dân là 6.811 người, có mặt tại 32 trên tổng số 63 tỉnh thành phố Trong đó, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang (5.771 người), Tuyên Quang
Ở Trung Quốc, người Pà Thẻn có tên là Hoa Lan Dao là một trong năm ngành Dao của Trung Quốc Nhưng ở Việt Nam, Pà Thẻn được coi là một dân tộc người riêng biệt Cũng có nhiều cách giải thích tên tộc người này, cho là do
có 8 họ: Trần, Phùng, Đới, Lưu, Đặng, Lan, Vãn, Lãnh – nên gọi là Pà Thẻn, đọc trệch của âm bát tính Đặc biệt, trong đó có các họ: Phùng, Đặng, Trần, Đới, Lưu, Lan giống với tộc người Dao
Theo truyện kể, xưa họ ở vùng La Thành – vùng đất thuộc Bắc Bộ Quảng Tây, gần các trung tâm tụ cư chính của tộc Miêu Bắc Quảng Tây và Đông Nam Quý Châu; Đây xưa nay vẫn là khu vực cư trú xen kẽ của nhiều tộc người:
6 Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, tr21
7 Viện Dân tộc học (1983), Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr54
8 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009: Kết quả toàn bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội
Trang 25Choang, Dao, Miêu Người Pà Thẻn đến Việt Nam các đây khoảng trên dưới 200 năm, từ biên kia biên giới tràn sang Họ đến Hà Giang, sau đó xuống Tuyên
Về địa bàn cư trú của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao là vùng cao, vùng giữa và vùng thấp Trong đó, nơi cư trú của người Mông chủ yếu là vùng cao Những nơi có sườn núi dốc cao, trung bình từ 800 mét đến 1.500 – 1.700 mét trên mặt biển, đại hình hiểm trở, vách đá dựng đứng trên những thung lũng hèm vực Tây Bắc địa hình cao hơn và sự chia cắt theo chiều đứng mạnh hơn so với Đông Bắc Khí hậu nằm trong vành đai khí hậu cận nhiệt đới Nhiệt
có mùn và đất mùn núi cao Và trong vành đai độ cao từ 800 – 1.000 mét cũng
có một bộ phận người Dao cư trú
Vùng giữ thuộc thượng du Bắc Bộ và Trung Bộ có núi đá vôi xen lẫn núi đất có độ cao trung bình khoảng 400 mét đến 600 – 700 mét Đây là khu vực phân cư chủ yếu của dân tộc Dao và Pà Thẻn
Vùng thấp có độ cao từ 200 – 300 mét trở xuống là vùng thung lũng miền núi có một bộ phận người Dao cư trú xen kẽ với các tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái
Có thể thấy rằng, bản sắc văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao vô cùng phong phú và đa dạng thông qua các biểu hiện của văn hóa vật thể
và phi vật thể
9 Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, tr23
Trang 261.2.2 Vài nét khái quát về kinh tế, văn hóa và xã hội của nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam
1.2.2.1 Đời sống kinh tế
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao Trong đó nguồn sống chính là hoạt động canh tác nương rẫy Dân tộc Mông là một trong những dân tộc sử dụng cầy thành thạo trên đất khô vùng cao Họ có thể khai phá cả rừng đồi cỏ gianh làm nương rẫy Nương rẫy của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao gồm hai loại chủ yếu:
Nương rẫy không sử dụng dụng cụ làm đất hoặc có dùng cũng chỉ là công
cụ đơn giản như cây gậy chọc lỗ để tra hạt được chế tác bằng gỗ cững vót nhọn đầu hoặc có khi được bịt sắt còn được gọi là nương du canh
Nương cày hay còn gọi là nương định canh Được chọn làm trên những nơi cao nguyên bằng phẳng hoặc những khoảng đất tương đối bằng phẳng Điển hình nhất là người Mông, mang đầy đủ đặc trưng cơ bản của loại hình canh tác này
Ngoài ra, các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao còn sản xuất chăn nuôi gia đình Đặc biệt, nghề nuôi lợn và ngựa thồ của người Mông rất nổi tiếng Ai không nuôi lợn đều bị coi là không phải người Mông Bên cạnh đó, cũng phát triển sản xuất thủ công nghiệp như: Đan đồ nan, làm đồ gỗ, dệt vải, làm giấy bản, làm đồ trang sức bằng bạc, rèn đúc nông cụ, vũ khí,… Tiêu biểu là nghề rèn dao của người Mông và nghề làm súng kíp của người Dao… đều là những nghề chuyên môn có tính chất truyền thống dân tộc với những sản phẩm rất tinh xảo
và bền chắc
Trang 27có 5 ngành, tiếng Dao có 9 ngành
Đặc điểm chung dễ thấy ở nhóm ngôn ngữ này là hệ thống âm đầu, hệ thống thanh điệu khá phong phú và phức tạp Tiếng nói của các ngành Mông có
từ 51 – 70 phụ âm đầu Ở các ngành Dao có tới 28 phụ âm Tiếng Mông có 7 đến
8 thanh điệu, tiếng Dao và tiếng Pà Thẻn có 5 thanh điệu
1.2.2.3 Về trang phục
Trang phục phụ nữ mang đậm sắc thái tộc người và sắc thái nhóm Bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông bao gồm váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm vải che váy phía trước, thắt lưng, vuông vỉa nhỏ che đằng sau, khăn quấn đầu, xà cạp…Váy hình nón cụt, xếp nếp xòe rộng Nhưng độ dài ngắn, màu sắc, nơi trang trí hoa văn trên y phục có sự khác biệt giữa các nhóm ngành Mông
Không rực rỡ sắc màu, không nổi bật như trang phục phụ nữ, trang phục của nam giới người Mông rất độc đáo và riêng có Nam giới dân tộc Mông mặc quần chàm màu đen, ống rộng, đũng rộng để có thể leo đồi, núi và múa khèn dễ dàng Trong trang phục của nam giới người Mông còn có chiếc thắt lưng với
Trang 28nhiều ý nghĩa khác nhau Mũ của nam giới bằng vải, gồm 8 miếng vải khâu ghép Áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn
Phụ nữ Dao mặc áo dài, thêu nhiều họa tiết khác nhau Và áo thường không có cổ Hầu hết quần của phụ nữ Dao được may theo kiểu chân què còn riêng nhóm Dao Tiền mặc váy Phụ nữ Dao thường đội khăn, chân quấn xà cạp, màu sắc khác nhau theo từng nhóm
Nam giới người Dao mặc áo cổ thấp, xẻ trước ngực, thân bên trái có một cái nẹp từ cổ áo xuống gần gấu Sau lưng áo, giữa hai bả vai thêu một hình chữ
nhật gồm nhiều họa tiết mà người Dao gọi là cái “Ấn Bàn Vương” Quần của
người nam giới được làm bằng vải nhuộm chàm, cắt theo kiểu chân què Đầu vấn khăn.10
Còn trang phục của phụ nữ Pà Thẻn gồm áo, váy, khăn trong, khăn ngoài,
áo váy được trang trí hoa văn gần với người Dao Độc đáo trong trang phục của người Pà Thẻn đó là trang phục phụ nữ được biểu hiện ở lối tạo dáng áo dài, cách dùng màu và lối mặc tạo nên nét đặc trưng riêng Đội khăn màu chàm quấn thành nhiều vòng trên đầu Hoa văn chủ yếu được tạo bằng kỹ thuật dệt Trang phục của nam giới thường mặc áo quần màu chàm với loại áo cánh ngắn xẻ ngực, quần lá tọa
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật trang trí y phục của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao là hình người đặc trưng động vật, hình tròn, hình thoi, các hoa văn sóng rất đặc biệt và màu sắc cũng rất phong phú
1.2.2.4 Về tính ngưỡng tôn giáo
10 Vũ Quốc Khánh (chủ biên) (2006), Người Dao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thông Tấn
Trang 29Theo quan niệm của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao thì vạn vật hữu linh Con người có nhiều hồn (3 hồn ở người Mông, 12 hồn ở người Dao), xuất phát từ cở sở cơ bản đó mà các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông –Dao có nhiều hoạt động thờ cúng như: Thờ cùng tổ tiên, thờ cúng thần linh (thổ công, thần bếp, quản gia…), các lễ tết đầu năm, lễ mừng cơm mới, lễ cầu mưa, cúng tang ma, Trong đó dân tộc Dao và Pà Thẻn chịu ảnh hưởng của tôn giáo đạo giáo khá đậm nét
Một nét khác cũng góp phần làm giàu thêm đặc trưng văn hóa các dân tộc ngôn ngữ Mông – Dao, đó là kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống gồm đủ các loại hình từ các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, huyền thoại, truyện cổ, các nhạc cụ,… Đặc biệt, nhạc cụ (khèn, sáo, đàn môi, khèn lá) là đặc trưng văn hóa tiêu biểu của người Mông
1.2.2.5 Về nhà cửa
Người Mông ở nhà đất thường ba gian không chái Gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, hai bên là bếp và buồng ngủ Đặc biệt, buồng ngủ không bố trí ngang hàng cùng với bàn thờ Ngoài ra, để chống gió to, khí hậu lạnh và sương
mù ở vùng cao, nhà cửa của người Mông thường thấp, vững chắc và kín đáo Cột nhà thường bằng gỗ tốt chôn chân sâu dưới đất Vách thường trình tường dày từ
30 – 40 cm hoặc được ghép gỗ kín Mỗi nhà đều mở từ 12 cửa và các cánh cửa (bao gồm cả cửa chính và cửa phụ) đều mở vào phía trong nhà Cửa sổ thường rất nhỏ hoặc chỉ là một vài lỗ vuông nhỏ để tiếp thu ánh sáng từ bên ngoài vào
Đối với người Dao và người Pà Thẻn có 3 loại hình nhà: nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất và nhà sàn Nhà nền đất phổ biến ở những bộ phận tộc người đã định canh định cư hoặc luân canh định cư Loại nhà nửa sàn nửa đất phổ biến ở những
Trang 30bộ dân tộc sống bằng nương rẫy du canh, thường sống trên những nền đất dốc Loại hình nhà sàn ở những bộ phận cu dân sống ở vùng rẻo thấp, sống bằng ruộng nước và sống gần người Tày – Nùng
Đặc biệt, nhà tập trung trong một bản của người Dao thường có hướng quay về sông hoặc suối Do địa hình của miền núi, sông suối quanh co uốn khúc nên mặc dù cùng trong một bản nhưng nhà cửa cũng có nhiều hướng khác nhau
1.2.2.6 Về cưới xin – ma chay
Gia đình các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao là gia đình nhỏ phụ hệ
Cô dâu sau lễ lại mặt về ở hẳn bên nhà chồng Đối với người Mông nếu muốn về thăm bố mẹ đẻ phải được nhà chồng đồng ý và bao giờ cũng được chồng đi cùng mới được coi là hợp với phong tục
Cha mẹ là người có vai trò quyết định trong việc dựng vợ gả chồng, đặc biệt là vai trò của ông cậu Lễ cưới của người Mông gồm ba bước chính: Lễ dạm hỏi, lễ đưa đồ cưới và lễ cưới
Trong khi đó, tục cưới xin của người Dao tương đối đồng nhất, thông thường được chia làm bốn bước: Bước một là lễ so tuổi của đôi trai gái theo cung mệnh của lá số tử vi; Bước hai là lễ dạm hỏi báo kết quả so tuổi, bàn đồ
thách cưới và viết “hôn thư”; Bước ba là lễ ăn hỏi chính thức; Bước bốn là tổ
chức đám cưới Sau đám cưới một tháng sẽ làm lễ lại mặt bên nhà gái
Còn đối với người Pà Thẻn từ khi hỏi cưới đến lễ cưới phải trải qua bảy nghi lễ: Một là lễ nạp thái; Hai là lễ vấn danh; Ba là lễ nạp cắt; Bốn là lễ nạp tệ; Năm là lễ thỉnh kỳ; Sáu là lễ thân nghệnh; Bảy là lễ lại mặt Người Pà Thẻn có quan niệm người cùng một dòng họ không được lấy nhau (người dân tộc Mông
Trang 31và Dao cũng có quy định như vậy) Ngoài ra, em chồng có thể lấy chị dâu khi chồng chết (ở tộc người Mông, Dao cũng tương tự)
Về các nghi thức ma chay, mỗi dân tộc đều có những nét khác nhau, nhưng nói chung đều rất cẩn trọng, phức tạp và tốn kém Tang ma không chỉ là việc của riêng một nhà, một họ mà là công việc chung của cả bản làng Tang ma thể hiện mối quan hệ giữa kẻ ở và người đi, tiễn đưa hồn ma người chết về với tổ tiên, lo liệu cho người khuất chu đáo và người sống có cuộc sống bình yên, tốt đẹp hơn
Người Mông quan niệm rằng con người có ba hồn trú ngụ: Ở đỉnh đầu (hồn chính), ở rốn (cai quản thân thể), ở ngực (bảo mệnh) Khi hồn bỏ đi chơi người sẽ bị ốm, do đó gọi hồn về là một cách chữa bệnh phổ biến Khi có trong làng có người chết, làng làm ma cho người chết gọi là làm ma tươi, và thực hiện nhiều nghi lễ Đầu tiên là báo tin và làm dấu hiệu tang lễ, thực hiện nghi lễ mời thầy cũng, lễ mời ông cậu, bà cô và các thành phần khác Sau đó, rước trống, làm
lễ rửa mặt, mặc quần áo và làm quan tài cho người chết Tiếp theo là làm lễ chỉ đường cho người, đây được coi là lễ quan trọng nhất vì người Mông quan niệm rằng, khi người chết hồn sẽ lìa khỏi xác, nếu không làm lễ thì hồn người chết không biết đường về với tổ tiên, sẽ lẩn quẩn nơi rừng xanh núi thẳm, thành ma đói, ma khát lang thang khổ sở Tiếp đó làm lễ thổi kèn đuổi tà ma, lễ nhập quan tài, lễ bón cơm cho người chết, lễ phúng viếng người chết, lễ hu cầu (đọc tiểu sử người chết) Cuối cùng là lễ đưa và hạ huyệt Nhưng việc thực hiện các nghi lễ trên giữa các nhóm Mông là không giống nhau
Tuy nhiên, ở dân tộc Dao, trong mỗi nhóm lại có quan niệm khác nhau về
số hồn Người ốm là do không đủ hồn trong cơ thể hoặc hồn yếu Khi chết hồn
Trang 32sẽ biến thành ma Tập tục làm ma của dân tộc Dao trong các nhóm Dao cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng chủ yếu vẫn thực hiện các nghi lễ cơ bản đó
là lễ làm ma chôn cất người chết và làm chay đưa hồn người chết về với tổ tiên Đám tang thường có các nghi lễ: Lễ rửa mặt cho người chết, lễ phát tang (bắn ba phát súng), lễ mời thầy cúng về làm ma, lễ khâm liệm, lễ chia tài sản cho người chết, lễ đưa ma và chôn cất người chết, lễ lập bàn thờ và cúng cơm cho người chết và để tang người chết
Còn đối với dân tộc Pà Thẻn, họ quan niệm, con người có năm hồn nằm rải rác trên cơ thể Hồn đi chơi người sẽ bị ốm, một đến hai hồn bị ma bắt mà gọi không về thì người đó bị chết Người Pà Thẻn còn quan niệm, người chết mà từ
36 tuổi trở lên là chết già, khi làm ma phải cúng hai hồn (một hồn lên mả người chết, một hồn về với tổ tiên) Trong đám ma mà thường thực hiện các nghi thức
cơ bản sau: Lễ báo tàng (bắn ba phát súng, cắm một lá cờ to, tám lá cờ nhỏ bằng vải đỏ, xanh, đen, trắng, vàng), lễ rửa mặt và mặc quần áo cho người chết, lễ mời thầy cúng, lễ cúng hồn, lễ nhập quan, lễ đưa ma và chôn cất người chết và lễ làm
Trong đó, văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao được trưng bày tại phòng trưng bày số 3 cùng với các dân tộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai và
Trang 33Tạng – Miến Đây là một phòng trưng bày toàn bộ những đặc trưng văn hóa của các dân tộc thuộc ba nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Ka Đai, Tạng – Miến thông qua những tài liệu hiện vật trong các tổ hợp trưng bày: Văn hóa chợ, góc bếp của người Mông, nghề in hoa của người Dao Tiền, nghề đan lát của người Cờ Lao, nghi lễ tang ma của người Lô Lô, tập tục cấp sắc của người Dao và tổ hợp văn hóa chợ… Mỗi dân tộc lại có những đặc trưng văn hóa được thể hiện theo các cách riêng tạo nên sự hấp dẫn và thú vị đối với công chúng
Tổ hợp trưng bày lớn nhất chính là tổ hợp văn hóa chợ vùng cao được thể hiện ngay giữa phòng trưng bày Với khung cảnh mua bán, trao đổi các mặt hàng cần thiết trong đời sống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao và các dân tộc khác Ngoài mục đích thể hiện văn hóa chợ ở vùng cao, tổ hợp này còn thể hiện nhiều nét phong tục, tập quán và quan niệm của các dân tộc Vì chợ không những là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ của nam nữ thanh niên, là nơi vui chơi giải trí, giao tiếp, học hỏi, thổi khèn, thổi sáo tìm bạn trăm năm Chợ cũng là nơi mời nhau vào hàng ăn thắng cố, mèn mén, uống rượu say để quên đi những ngày lao động vất vả trước khi lên núi trở về nhà Tất cả những nét văn hóa đó đã được thể hiện bằng các hiện vật độc đáo mà gần gũi đối với đời sống của từng dân tộc như: Các mô hình người đang mặc trên mình những
bộ trang phục mang đậm bản sắc dân tộc mình, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, lâm thổ sản đến các loại hàng hóa cần thiết phục vụ đời sống (dầu, muối, thuốc
là, cuốc, cào, dao, lưỡi ìu, nồi, bát đũa, ấm chén,…)
Trong phần trưng bày về văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông,
có trưng bày về dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn trong hoạt động canh tác nông nghiệp, văn hóa tinh thần (nhạc cụ, tập tục sinh đẻ, tập tục tang ma, lễ cấp sắc
Trang 34của người Dao, văn học, nghệ thuật dân gian), làng bản, nhà cửa, tập quán ăn uống (bán và ăn thắng cố tại chợ phiên), góc bếp của người Mông, các nghề thủ công nghiệp (nghề mộc, nghề rèn, nghề dệt vải), các sản phẩm dệt thêu thùa và các loại thuốc nam chữa bệnh
Đặc biệt, khi xây dựng tổ hợp góc bếp dân tộc Mông, bảo tàng dành hẳn một phòng để tạo dựng lại hình khung cảnh của một góc bếp với đầy đủ những vật dụng: bếp, củi, xô, chảo, nồi, gùi, mâm, mẹt, cối chày,…của người Mông cùng với lương thực trên gác bếp Và khắc họa nổi bật hình ảnh cô gái dân tộc Mông đang xay gạo Phương pháp này đã thể hiện một cách sinh động về đời sống của người Mông
Khi tiến hành trưng bày các hiện vật liên quan đến lễ cấp sắc (nghi lễ tiêu biểu của dân tộc Dao), bảo tàng đã dành riêng một phần diện tích để trưng bày
về nghi lễ cấp sắc ba đèn của dân tộc Dao (nhóm Dao Quần Chẹt, tỉnh Tuyên Quang) với bộ tranh thờ và các loại đạo cụ cần thiết như: Đèn dầu dọc, gậy tầm xích, thẻ âm dương, tù và, trống, chuông đồng, lệnh bài, ghế đặt lợn cúng, ghế ngồi cho người được cấp sắc,… Đặc biệt, là mô phỏng lại cảnh làm lễ cấp sắc với mô hình người được cấp sắc và người thầy được mời làm lễ đang thực hiện các nghi thức cấp sắc
Các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao cũng được thể hiện một cách đậm nét Tiêu biểu là tổ hợp trưng bày in hoa văn bằng sáp ong trên vải của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) với các sản phẩm và công cụ in hoa văn như: Bút in bằng đồng to nhỏ khác nhau (có loại đường thẳng, đường diềm, có loại dùng tỉa hoa lá, có loại chuyên dùng in hình tròn), các
Trang 35khung hình tam giác bằng tre, bát đụng sáp ong, chiếc mẹt làm giá kê để in…thể hiện tài năng, quan niệm thẩm mỹ và nét riêng trong trang phục của dân tộc Dao
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày đặc trưng văn hóa tinh thần của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao với các nhạc cụ truyền thống tiêu biểu như: Khèn, sáo, tiêu, trống,…cùng với các nhạc cụ của các dân tộc khác thể hiện sự
đa dạng trong văn hóa tinh thần của các dân tộc
Có thể thấy, các hiện vật trưng bày đã thể hiện được một cách khái quát về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Việt Nam Không chỉ phản ánh về quan niệm, suy nghĩ của mỗi dân tộc
mà còn giúp cho công chúng khi tiếp cận với hiện vật có thể hình dung được một cách khái quát nhất về tất cả các mặt trong đời sống của một dân tộc, thấy được bản sắc văn hóa riêng để từ đó trân trọng và bảo vệ những di sản văn hóa quý báu của dân tộc
1.4 Lịch sử nghiên cứu về nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Năm 1990, Bảo tàng Việt Bắc được đổi tên là Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, chuyển hướng nội dung hoạt động sang Bảo tàng chuyên ngành văn hoá dân tộc với chức năng, nhiệm vụ mới: Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy, tuyên truyền và giáo dục di sản văn hoá 54 tộc người
Từ đó đến nay, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã đạt được một
số thành quả đáng kể trong quá trình nghiên cứu văn hóa dân tộc Trong đó, đã
có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu đề cập đến văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao nói chung và âm nhạc, nhạc cụ của các dân tộc nói riêng Như:
Trang 36“Tục cấp sắc của người Dao Quần Chẹt ở Thái Nguyên” công trình
nghiên cứu khoa học cấp viện của tác giả Đỗ Đức Lợi và Trần Văn Ái Đã đề cập một cách khái quát về đời sống của dân tộc Dao, các nghi lễ, phong tục trong quá trình thực hiện lễ cấp sắc và ý nghĩa của lễ cấp sắc đối với người Dao Tuy nhiên, trong đó, nhạc cụ chỉ được nhắc đến với tư cách là một đồ dùng trong các nghi thức nghi lễ của lễ cấp sắc
“Tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người nhóm ngôn ngữ Mông - Dao ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ
của nhóm tác tác giả thạc sỹ Đỗ Đức Lợi (chủ nhiệm) và Hoàng Hoa Toàn, thạc
sỹ Trần Văn Ái Công trình đã nghiên cứu và đề cập đến các tập tục trong chu kỳ đời người, bao gồm: Các tập tục liên quan đến sinh đẻ và nuôi con, tập tục đánh dấu sự trưởng thành, tập tục trong cưới xin, ma chay Trong đó, nhạc cụ được nhắc đến với tư cách là các dụng cụ sử dụng trong các nghi thức nghi lễ Như vậy, chỉ đề cập một cách khái quát, xen kẽ về hoàn cảnh sử dụng nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao Chưa đề cập một cách cụ thể về nhạc cụ của các dân tộc
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ với đề tài “Văn hóa truyền thống
người Pà Thẻn” của nhóm các tác giả do thạc sỹ Nông Quốc Tuấn là chủ nhiệm
đề tài đã đề cập đến các vấn đề: Vị trí địa lý và khu vực sinh sống của người Pà Thẻn, nhà cửa, các nghi lễ trong trong kỳ vòng đời và văn hóa dân gian của người Pà Thẻn Trong đó có nhắc đến sự có mặt của nhạc cụ dân tộc trong các hoạt động tín ngưỡng, các nghi thức nghi lễ và hội hè, hát giao duyên Nhưng chưa đề cập sâu sắc tới nhạc cụ dân tộc
Trang 37Công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện “Văn hóa phi vật thể của dân tộc
Dao vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang” của tác giả thạc sỹ Đỗ Đức Lợi (Chủ
nhiệm) nội dung đề cập đến tín ngưỡng dân gian, ngôn ngữ, các tục lệ tiêu biểu trong chu kỳ đời người, các tri thức, các kinh nghiệm dân gian trong sản xuất và đời sống của người Dao ở vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang Đặc biệt là có một phần đề cập đén nghệ thuật dân gian trong đó có âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Dao Tuy nhiên, cũng như các công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập ở trên, công trình này cũng chỉ nói đề cập sự tham gia của nhạc cụ trong đời sống của dân tộc Dao trong một phạm vi hẹp là cộng đồng dân tộc Dao ở vùng lòng thủy điện Tuyên Quang
Ngoài ra, còn có công trình “Âm nhạc trong đời sống của người H’mông ở
Việt Nam” công trình cấp viện của Nguyễn Thị Hương Tâm Đã đặt ra vấn đề về vai
trò của âm nhạc trong đời sống của cộng đồng tộc người Nêu lên được một số đặc trưng cơ bản về âm nhạc cũng như nhạc cụ của dân tộc Mông Nhưng chỉ đi sâu về vai trò và giá trị của âm nhạc trong đời sống dân tộc Nhạc cụ chỉ được giới thiệu một cách sơ lược, chưa đi vào tìm hiểu sâu
Các công trình nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nghiên cứu về các dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn chỉ đề cập đến âm nhạc và nhạc cụ ở với tư cách là một công cụ, phương tiện tham gia vào nghi thức, nghi lễ,
và đời sống Mặc dù đã đề cập đến sự tham gia của âm nhạc, nhạc cụ nhưng chưa nghiên cứu sâu về vai trò, chức năng của âm nhạc và nhạc cụ cũng như trong các nghi thức, nghi lễ và tập tục sinh hoạt văn hóa của tộc người Chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu một cách sơ lược Còn nguồn gốc, phương pháp chế tác, cách sử dụng và vai trò của nhạc cụ thì chưa đề cập đến.Và chưa có công trình nghiên cứu khoa học
Trang 38nào nghiên cứu và tìm hiểu một các sâu sắc về nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Trang 39CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 2.1 Âm nhạc trong đời sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam
Cũng như nhiều dân tộc khác sống trên dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao có một đời sống tinh thần vô cùng phong phú và đa dạng Với nhiều truyện cổ, câu đối, điệu múa, bài ca của dân tộc có sức quyến rũ lạ thường Đặc biệt, là âm nhạc có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống của các dân tộc
Âm nhạc không chỉ là một phương tiện để giải trí trong những lúc nhàn rỗi, hay các dịp hội hè, lễ tết, mà nó còn gắn bó với cuộc sống con người trong nhiều lĩnh vực Trong đám cưới của người Mông, khi đi hỏi vợ bao giờ cũng cần đôi nhân mối (một người ngoài họ, một người trong họ) Hai người này phải hiểu biết về phong tục tập quán, khả năng ứng tác và biết ngoại giao, đặc biệt là phải
biết hát “Gầu xống” thay mặt nhà trai sang nhà gái dạm hỏi Họ mang theo ô
giấy với khăn hoa đến nhà gái, bước chân vào cửa, thầy mối không nói mà hát
bài “Xin mở cửa” chào chủ nhà: “Trên đèo có một cái cây, hoa nở đẹp như mây
trời Nghe đồn gia đình có cô gái quý, chúng tôi tìm đến để dạm hỏi” hoặc là
“Chúng tôi đã đến nhà gái, mang theo cái bụng không để ăn cơm của gia đình,
chúng tôi đã đến nhà gái, mang theo cái lưng trần để mặc áo của gia đình” Khi
vào nhà, hai ông mối lại hát bài xin chỗ treo ô “Trò cẩu”
Trang 40Khi được nhà gái mời rửa mặt, rửa chân hoặc trước khi lên giường ngủ,
thầy mối không quên cất tiếng hát lịch sự: “Nước này là nước ngọt…chiếu này
là chiếu hoa…” Lúc đưa dâu tới nửa đường, bao giờ ăn cơm xong người Mông
cũng hát, hát xong mới đưa dâu đi tiếp về nhà chồng Theo thủ tục thông thường của một đám cưới Mông, sau bữa tối, tiếng hát nối tiếp nhau nổi lên qua đêm đến sáng Mở đầu là những bài hát chúc mừng cô dâu chú rể Tiếp theo là những câu
ca trữ tình, trao đổi giữa đôi bên trai gái người Mông hưởng ứng ngày vui
Đoàn đón dâu trên đường về nhà trai bao giờ cũng phải nghỉ dọc đường để
ăn cơm và cúng ma Khi ăn xong, đoàn đón dâu lại hát bài hát đưa cô dâu về nhà chồng:
“Đưa chị em ta đến hồ nước xanh
Cho chị em ta vui sống gia đình Đưa chị em ta đến chỗ nước xoáy Cho chị em ta thành nhà sống vui”
Ngoài ra, tối hôm tân hôn ở nhà trai còn tổ chức lễ “Gầu xống” để hát
mừng cô dâu chú rể, cuộc vui thường kéo dài suốt đêm đến sáng hôm sau mới kết thúc
Trong đám ma của người Mông, tiếng than khóc của người Mông không khác nào tiếng hát não nuột Trai ngồi bên trai, gái đứng bên gái vừa thổn thức nức nở vưa than (khóc) đầy tính nhạc Khi có người mới chết người ta thổi tù và
ba hồi để báo tin cho dân làng biết gia đình có người chết
Khi tiến hành làm ma, dân tộc Mông còn làm lễ rước trống Đây là chiếc trống cái, mỗi dòng họ chỉ có một chiếc và do hộ độc thân giữ Đặc biệt, trong