BỘ GIAO DUC VA DAO TAO ~
PAI HOC MG - BAN CONG THANH PHO HO CHi MINH
KHOA DONG NAM A HOC
TỪ THỊ PHI ĐIỆP
TÌM HIỂU NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC MÃ LAI-ĐA ĐẢO Ở TÂY NGUYÊN
(LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYEN NGANH VAN HOA DONG NAM A)
KHOA 1995 — 1999
HƯỚNG DẪN KHOA HOC GS NGUYEN QUOC LOC
Trang 2Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
»;
Trang 3Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
1 Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là một vùng đất trù phú với những tiểm năng kinh tế lớn của cả
nước chưa được khai thác hết, với một nên văn hóa dân tộc độc đáo đã cuốn hút cuộc sống Tây Nguyên sinh động hấp dẫn Cùng với hơn 30 dân tộc khác sinh sống trên
mảnh đất này có các tộc người Ê đê, Chu ru, Giarai, Bahnar, M'nông, Xêđăng, K°ho, Raglai, Chăm Được xem như là cư dân bản địa sinh sống từ lâu đời nay
Nói đến Tây Nguyên mà cụ thể là nói đến các tỉnh: Gia Lai, Kontum, Đắklak
va Lam Đồng chắc hẳn không khỏi hấp dẫn bởi kho tàng về các bản anh hùng ca, về một nền văn hóa dân gian trong đó có âm nhạc Công Chiêng và nhiều nhạc khí, nhạc cụ chưa phải đã được sưu tầm nghiên cứu và giới thiệu đầy đủ
Các tộc người Mãlai - Đa Đảo ở Việt Nam gồm Chăm, Giarai, Raglai, Churu,
Ê đê nổi bật một vốn nhạc cụ phong phú và độc đáo nhất trong kho tàng nhạc khí Tây Nguyên mà giá trị của nó khi được sưu tầm làm sáng tỏ thêm cho giá trị văn hóa của
nó càng quý hơn
Nhạc cụ của dân tộc là một phần của âm nhạc, là một biểu hiện của văn hóa,
nghiên cứu nhạc cụ các dân tộc Mãlai - Đa Đảo ở Tây Nguyên để hiểu rõ thêm về
truyền thống văn hóa của mảnh đất mà tôi sinh ra và lớn lên Nhạc cụ của đân tộc trải
qua một quá trình lao động và sáng tạo thể hiện được tâm hồn, hơi thở của một đân tộc trong đời sống văn hóa xã hội Chính vì thế, việc nghiên cứu các nhạc cụ đân tộc
là điểu hết sức cần thiết
Với tư cách là một sinh viên được đào tạo chuyên nghành văn hóa, để tài này
là một công trình khoa học đầu tiên như là một cách để thử sức mình, cố gắng vận,
dụng những gì đã được đào tạo, truyền đậy từ quí Thầy, Cô Khoa Đông Nam A Hoc Đại Học Mở Bán Công Thành Phố Hỗ Chí Minh Thực hiện tốt để tài sẽ đóng góp
thêm tài liệu nhạc cụ dân tộc của các tộc người Mãlai - Đa Đảo ở Việt nam, điều đó
sẽ góp phần bổ sung vốn tài liệu dân tộc học về Tây Nguyên
Để tài còn mang một ý nghĩa thực tiễn góp phần thực hiện tốt nghị quyết Trung Ương V “Xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ” 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu nền văn hóa dân tộc Tây Nguyên đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước biết đến và quan tâm nghiên cứu Gần đây việc nghiên cứu “nhạc khí của
các dân tộc Giarai và Bahnar” của tác giả Đào Huy Quyên xuất bản năm 1993 tại sở
văn hóa thông tin tỉnh Gialai sẽ là một tư liệu quí báu
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về nhạc khí các dân tộc Tây Nguyên nhưng chỉ là nghiên cứu sơ lược, rải rác thuộc các công trình khác nhau và đến nay vẫn chưa có
Trang 4Luân văn tốt nghiệp đại hoc Từ Thị Phi Điệp
Có thể kể đến các tài liệu từ 1972 cụ thể là “Đặc khảo về dàn nhạc Việt
Nam” của Phạm Duy hoặc “giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam” của Lê Huy và Trung Trân
Trong quá trình sinh trưởng tại Tây Nguyên, sinh viên nhận thấy các nhạc cụ của dân tộc là một để tài đầy sống động và hấp dẫn Hơn nữa mong muốn của sinh viên qua luận văn này để giới thiệu được các nhạc cụ đân tộc Tây Nguyên, để đưa
nhạc cụ Tây Nguyên đến gần hơn với đại gia đình nhạc cụ Việt Nam Đó là lý do
chính mà sinh viên muốn tìm đến để tài nghiên cứu khoa học này Các tài liệu liên quan đến dân tộc học và âm nhạc học đều là cơ sở quan trọng cho sinh viên thực hiện điển đã vùng dân tộc và trình bày luận văn của mình
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Nhạc cụ dân tộc là một lãnh vực không kém phần phong phú và là một vấn để
mang tính đa dạng Tuy nhiên để tài chỉ tập trung vào nhóm các dân tộc Mãlai —- Đa
Đảo ở Tây Nguyên gốm Giarai, Ê đê, Churu, để tài cũng để cập đến các dân tộc
Raglai, Chăm vì các dân tộc Tây Nguyên tuy không sống tập trung tại khu vực Tây Nguyên nhưng người Raglai sống gần gũi với các dân tộc Tây Nguyên, người Chăm
sống ở đồng bằng, nhưng lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn giáp với Tây Nguyên và
có quan hệ lâu đời với Ê đê, Churu, Giarai ở Tây Nguyên, nên hai dân tộc này cũng
được chọn làm đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là nhạc cụ dân tộc hiện nay (không nghiên cứu nhạc cụ
cải biên, cải tiến)
4 Phương pháp nghiên cứu khoa học %
Với vốn hiểu biết và được đào tạo tại Khoa Đông Nam Á, tác giã sẽ sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên nghành trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Để tài cũng có gắng vận dụng những kiến thức về âm nhạc, nghệ thuật cũng như các môn khoa học khác thuộc về văn hóa học Tác giả luận văn đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp âm nhạc dân tộc học làm phương pháp chính trong quá trình thực hiện để tài này
5, Tài liệu tham khảo
Các văn bản thuộc về chủ trương đường lối chính sách của Đảng đối với dân
tộc thiểu số, các dân tộc ở Tây Nguyên
Các sách báo, tài liệu, tạp chí, liên quan đến nhạc cụ Việt Nam, nhạc cụ dân
tộc, nhạc cụ Tây Nguyên, nhạc cụ các nhóm Mãlai - Đa Đáo Việt Nam Đông Nam A
Các sách báo, tạp chí và các tác phẩm văn học nghệ thuật liên quan đến các dân tộc Tây Nguyên
Trang 5Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
sử dụng tài liệu điển đã bao gồm các tài liệu tích lũy từ 1996-1999 của cá nhân qua
những chuyến thực tế tại địa phương vùng dân tộc Mãlai ~ Đa đảo ở Tây Nguyên
Trong quá trình nghiên cứu sinh viên có những tài liệu từ bản thân Trước hết là được sinh ra và lớn lên ở vùng Tây Nguyên Từ bé đã được sống trong không khí
của tiếng chiêng, tiếng cổng và được tiếp xúc trực tiếp, mắt thấy, tai nghe Những nét
văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên đã đi vào tâm tư Hơn nữa khi thực hiện để tài
này sinh viên đã thực hiện những chuyến điển dã, tư liệu quí nhất là được tiếp xúc với
đồng bào dân tộc Giarai, Ê để , phỏng vấn các nhạc sĩ của Tây Nguyên, chụp hình
ảnh về cuộc sống của họ, đồng thời còn sưu tầm được băng video về lễ hội Cổng
Chiêng vừa mới tổ chức 1999 nhân dịp mừng thành phố Pleiku
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hy vọng nghiên cứu để tài: “Tìm hiểu nhạc cụ truyền thống của các dân tộc
Mãlai - Đa Đảo ở Tây Nguyên” chắc chắn sẽ giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Tây Nguyên và nền âm nhạc nghệ thuật của họ Hơn nữa như đã nói ở trên thì để tài
này vốn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh nên việc nghiên cứu thực tiễn và bổ xung đây đủ tài liệu về các dân tộc Tây Nguyên Ngoài việc giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về họ còn giúp cho những người đang quan tâm tìm hiểu vấn để
“Nhạc cụ truyễn thống của các dân tộc Mãlai - Đa Đảo ở Tây Nguyên” có cái nhìn chính xác hơn và có hệ thống hơn Với ý nghĩa như vậy và trong một chừng mực nhất
định, sinh viên tin rằng sẽ đóng góp một ít tư liệu khoa học cho việc nghiên cứu về “
Nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Mãlai -~ Đa Đảo ở Tây Nguyên” 7 Bố cục luận văn và đóng góp của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn “Tìm hiểu nhạc ecu truyén
thống của các dân tộc Mãlai - Đa đảo ở Tây Nguyên” hình thành các chương mục sau:
Chương 1: Luận văn giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm môi trường tự
nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Nguyên liên quan đến các tộc người Mãlai - Da
Đảo
Chương 2: Luận văn sẽ trình bày về nhạc cụ các đân tộc Mãlai - Đa Đảo ở Tây Nguyên” trước tiên luận văn đi vào trình bày đặc điểm văn hóa của từng dân tộc một
* Đặc điểm văn hóa Giarai
* Đặc điểm văn hóa Ê đê
* Đặc điểm văn hóa Churu
Chương 3: Luận văn sẽ trình bày “Đặc điểm nhạc cụ các dân tộc Mãlai - Đa Đảo ở Tây Nguyên trong mối quan hệ với nhạc cu Mãlai - Đa Đảo, Việt Nam Đông
Trang 6Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp liệu trong quá trình học tập tại khoa Đông Nam Á Học và nhờ sự chỉ dẫn của nhiều Thây Cô trrên cơ sở đó sinh viên đã rút ra được những đặc điểm giếng và khác nhau
trong âm nhạc nghệ thuật, đặc biệt là nhạc cụ các dân tộc Mã lai-Đa Đảo ở Việt nam
đối chiếu đặc điểm nhạc cụ Tây Nguyên với đặc điểm nhạc cụ dân tộc Chăm, nhạc cụ
đân tộc Raglai Sau đó sinh viên cố gắng liên hệ giữa nhóm nhạc cụ các dân tộc
Mãlai - Đa Đảo ở Việt Nam với nhạc cụ của một số dân tộc thuộc nhóm Mãlai- Da
Đảo ở khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia )
§ Kết luận
Luận văn cố gắng rút ra những đặc điểm chính của nên nhạc cụ các dân tộc
Mãlai-Đa Đảo ở Tây Nguyên Qua đó tác giả sẽ trình bày thực trạng bảo tổn và phát
huy vốn nhạc cụ đó của các dân tộc Mãlai-Đa Đảo ở Tây Nguyên cũng như các
nghành văn hóa ở địa phương Từ đó tác giả sẽ có những kiến nghị cho việc bảo tổn
Trang 7Ƒ
! Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Trang 8Luận văn tốt nghiệp đại hoc Từ Thị Phi Điệp
CHUONG I
Trang 9
‘ Lu@n van tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp - 1.1, Môi trường tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội ở tây nguyên
Nằm trong dải đất hình chữ S, nhưng Tây Nguyên đối với nhiều người hầu như
| van còn là một miền xa lạ, hoang vắng, âm u, ít người sinh sống Người ta còn biết
Tây Nguyên qua chiến tranh; song chiến trang lại là hình ảnh của roi vọt, nhục hình, P chết chóc, những sà lim tăm tối Chính bom đạn đã bao trùm những mảnh đời ôn đới
với hoa anh đào trên thành phố Đà Lạt, hoa eban trắng ở khắp núi rừng, những ruộng mía, những cách đồng bạt ngàn với nhiều chim muông đã một thời bị lãng quên Nói
như vậy, để thấy Tây Nguyên-mảnh đất lịch sử mang trong nó một vẻ đẹp, một sự giầu có, một nền nghệ thuật, một cuộc sống, một niễm tự hào sẽ là một hứa hẹn cho
đất nước trong tương lai
Dai Trường Sơn chạy dọc Trung bộ, từ hữu ngàn sông Cạn đến miền Đông
Nam bộ, mặt lỗi ngoảnh về Biển Đông và chia ra hai khu rõ rệt Bắc Trường Sơn và
Nam Trường Sơn Nhìn vào Bắc Trường Sơn có cảm tưởng trước mặt là một bức trường thành đồ sộ kéo dài từ thung lũng sông Cả cho đến tận đèo Hải Vân Đây cũng là biên giới thiên nhiên của hai nước anh em Việt-Lào Còn Nam Trường Sơn thì đi vào lòng các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh (nay là Phú yên ~Khánh hóa) cho đến tận
miễn Đông-Nam bộ Thực tế đến nay Nghĩa Bình đã chia làm ba nhánh; Nhánh phía
Đông tranh chỗ đứng với các cánh đồng, biến những dải đất phì nhiêu thành những
con đường nhỏ hẹp Các nhánh khác đi sang phía Tây, bọc lấy một vùng cao nguyên bát ngất; vùng đó là Tây Nguyên
Tây Nguyên: 53471km”” giáp Quảng Nam-Đà Nẵng ở phía bắc giáp Lào, Campuchia Tỉnh Sông Bé và tỉnh Đồng Nai ở phía Tây, giáp Nghĩa Bình, Phú Yên,
Khánh Hóa, một phần Thuận Hải ở phía Đông, và giáp phần lớn tỉnh Thuận Hai 3+
phía Nam Tây Nguyên địa thế kỳ khu, hiểm trở, gềm bốn vùng cao nguyên chính, sát
nhau như những bậc thểm cao thấp kể nhau với sườn Đông đốc đứng, cheo leo, sườn Tây thoai thoải nghiêng mình về phía sông Mêkông Bốn cao nguyên ấy theo thứ tự
từ Bắc vào Nam gồm: Kontum - Pleiku, Đắklắk, Langbian, Bảo Lộc - Di Linh - Cao
nguyên ba biên giới
Vùng Tây Nguyên do trải đài theo phương kinh tuyến Nhiệt độ ở đây bao giờ
cũng thấp hơn ở đồng bằng từ 3C — 5C Riêng ở Đà Lạt với độ cao 1500m cho nên nhiệt độ hạ xuống thấp hơn nhiệt độ vùng đồng bằng từ §°C - 9°%C “Tấm chắn gió” gờ
núi Trường Sơn Nam đã làm cho mùa khô ở Tây Nguyên mang một nét riêng độc đáo khó có khí hậu nơi nào có được, mùa khô Tây Nguyên kéo đài từ tháng 12 đến tháng
4 làm cho nước trên bể mặt khô cạn Vào mùa mưa thì lượng mưa rất cao chiếm 90%
lượng mưa cả năm Độ ẩm mùa mưa lại rất cao trên 85% đã làm cho không khí ẩm vượt quá mức
Trang 10Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Trong điều kiện khí hậu nóng quanh năm và điều kiện khí hậu khô là đặc trưng cho nên rừng ở Tây Nguyên là rừng khô (rừng thưa) gồm các loại cây họ song đực như hương, cẩm lai, trắc và một số họ cây khác Tùy theo từng khu vực khác nhau mà thành phần loại cây có sự thay đổi tương ứng Ở ven các sông suối độ ẩm
cao đã xuất hiện hành lang và đã thấy xuất hiện các loại cây thuộc rừng nhiệt đới ẩm
Rõ ràng, trên Tây Nguyên có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, nhưng toàn cao nguyên không có các yếu tố khí hậu tiêu cực Không có bão hoặc sương muối, không
có lụt to, gió Tây-Nam không xuống thấp dưới 4°C và không lên cao quá 39,5°C nên
rất thích hợp với nhiều loại cây trồng Lượng ánh sáng của Tây Nguyên gần như giầu nhất trong cả nước, nhiều hơn 20% so với Hà Nội và chỉ sau Nha Trang Ánh sáng lại tải đều quanh năm thuận lợi cho việc làm vụ mùa (ba vụ, một năm) Biên độ nhiệt độ
giữa ngày và đêm cao, mùa đông khô hanh rõ rệt, thuận lợi cho cây lấy đường, lấy củ
và cây ăn quả
Chính vì Tây Nguyên không có những yếu tố khí hậu tiêu cực như đã nói, Tây
Nguyên có đất đồ phì nhiêu bao phủ cả một vùng rộng lớn Đất ở đây đa dạng về chủng loại, quan trọng nhất là đất đỏ phong hóa từ đá bazan có điện tích lớn nhất
nước: 1.511.000ha'? chiếm 25% diện tích của toàn vùng Tây Nguyên Đây là loại đất
rất giàu chất dinh dưỡng và nếu có được lượng nước hợp lý thì đất trở nên rất phì nhiêu Vùng Giarai - Komtum do thiếu nuớc và thiếu lớp phủ thực vật nên đất ở đây có hiện tượng kết vón Ngoài ra còn có đất đỏ vàng, đất xám ở những vùng đổi núi và đất cao tuy không phì nhiêu bằng đất đỗ nhưng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt
động của các dân tộc ở đây
Thật vậy, nói đến Tây Nguyên người ta nghĩ ngay đến những cánh rừng chè,, cà phê bạt ngàn, những đổi dâu xanh ngát, những ruộng lúa trĩu bông, những đồng cổ
: xanh rờn và những đổn điển cây công nghiệp rộng lớn Có thể nói Tây Nguyên là nơi gặp gỡ giữa trời và đất cùng với bàn tay lao động của con người tạo thành ba yếu tố
thiên thời, địa lợi và nhân hòa làm cho vùng đất này ngày càng trù phú
Sẽ là một thiếu sót nếu không nói đến rừng Đây là một thế mạnh để phát
triển kinh tế ở Tây Nguyên Rừng Tây Nguyên có hơn 3,2 triệu ha chiếm 50% điện tích tự nhiên của vùng, gần bằng 1⁄3 điện tích rừng cả nước Nổi bật nhất có thể kể
các loại rừng sau: Rừng thông ở vùng cao nguyên Langpian Di linh Thông chỉ mọc ở
chỗ cao, khí hậu mát Thông hai lá mọc ở độ cao 700m đến 1200m Thông ba lá mọc
ở độ cao trên 200m, thỉnh thoảng cũng gặp được loại thông năm lá Nhưng đặc biệt
phải kể đến là rừng thông bá lá ở Lâm Đồng-Gỗ thông ba lá thớ dài và rộng là nguyên liệu tốt để sản xuất bột giấy Thân cây cao thẳng, sau khi ngâm tẩm có thể làm trụ điện Rừng thông là nguồn tài nguyên lớn có giá trị kinh tế cao nhất là gỗ để xuất khẩu Nhựa thông trong như hổ phách là một sản phẩm quí, gỗ thông, trái thông
Trang 11Luân văn tố! nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Rừng Khộp ở Giarai -Kontum-Đăklak
Đây là một loại rừng thưa chủ yếu là cây họ dầu với ba loại chính: Cây dẫu trà
ben, đầu đông, dầu lông Trong đó dầu trà ben chiếm diện tích lớn nhất Có cây cao từ 30m-40m cành đan chéo vào nhau tạo thành một tán to rộng Liên tục vào mùa khô,
lá rụng gần hết, rừng trông có về sơ xác hơn Ngoài ra còn rừng tre mọc thành từng rặng ở doc các bờ ruộng Pleiku, hay mọc từng đám to trong rừng già ở Kontum, ở
những nơi rừng bị phá hoặc hết mầu mỡ thường thấy là các loại cỏ tranh cao đến 2m Nổi tiếng nhất là khu rừng già tập trung chủ yếu ở Bắc Kontum Rừng Kon Hà Nừng với chiểu dài hàng 100 km có trữ lượng gỗ rất lớn là gỗ hổng sắc, gỗ dán, gỗ lạng, gỗ có đường kính tới 2m không hiếm, chiều cao của cây có khi cao đến vài chục
mét
Rừng cây trồng cũng không ngừng phát triển nhờ bàn tay lao động của con người tạo nên một cảnh quan thật đẹp, đó là những đồn điển cao su thẳng tắp, những nông trường chè bạt ngàn, những vườn bạch đàn rộng lớn tất cả rất gần gũi với con
người Sự phối hợp giữa con người và thiên nhiên tạo nên những cảnh quan sôi động
phần nào làm giảm bớt đi sự cô tịch hoang sơ ở vùng đất này
Rừng Tây Nguyên còn là nơi sinh sống của các loài chim thú, những đàn voi, cọp, bò rừng, trâu rừng, hươu nai, bồ tót, gấu ngựa, tê giác các loài chim cơng, trĩ,
phượng hồng, đại bàng tất cả đều là những sinh vật rừng quí, hiếm, vừa làm đẹp cảnh quan rừng, lại vừa có ích lợi trong một số nghành nghề
Do địa hình là cao nguyên nên có ít sông ngòi, nhựng vì cắt sâu vào lớp đất bazan vụn vỡ cho nên thung lũng sông thường có bờ đốc đứng và mực nước sông
thường thấp hơn bể mặt cao nguyên đến vài chục mét Điều đặc biệt ở các con sông này đều là nhánh nhỏ thuộc lưu vực sông Mêkông như sông (Knông) Pôcô ở Kontum chảy thẳng vào một phụ lưu của sông Mêkông là sông Xênan, sông la Hleo (sông
Nam liêu) và sông (Ea) Krong ở Đắklak chảy vào một phụ lưu của sông XêNan là
sông Srê Pốc
Bên cạnh những con sông chằng chịt, xứ sở Tây Nguyên cồn có rất nhiều thác,
suối và hồ
Thác Yali cách thị xã Kontum 39km về phía Tây-Nam, thác cao 30m, nước
chay mạnh tạo thành một bức tường trắng xóa Thác Draylinh, Praysap, Dray anua ở
Đắklak tạo nên phong cảnh hùng vĩ, nước đổ ào ào âm vang núi rừng những âm thanh rộn rã Độc đáo nhất là thác Camly gần Đà lạt Những thác này là thác có khả năng
cung cấp điện lực cho những vùng rộng lớn, đồng thời dồn nước cho những con sông
Tây Nguyên trên những đoạn đường về biển hay đổ sang sông Mêkông
Nếu thác tạo cho núi rừng Tây Nguyên vẻ đẹp hùng vĩ và rộn ràng thì hể sẽ dẫn đến một khung cảnh tĩnh mịch như một bức tranh thủy mặc biển hồ (hồ Tơnưng,
Trang 12
` Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp Nhìn chung Tây Nguyên là vùng đất giầu có, một trọng điểm kinh tế lớn của
đất nước và là một khu vực có tầm quan trọng về mặt chiến lược
Tây Nguyên là nơi có dân số ít nhất và mật độ dân số cũng vào loại thấp nhất
so với các tỉnh phía Nam Mật độ dân số năm 1984 ở Giarai Kontum là 23 ng/km?
¡ Đấklak là 23 ng/km?, Lâm đồng là 40 ng/km” Ở khối Bắc Kontum và nhiều vùng
- hiểm trở khác, mật độ dân số còn xuống thấp hơn nữa Sự phân bố khơng đồng đều
này ngồi sự ảnh hưởng của các điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội còn có các điều kiện
-_ tự nhiên với mức độ thuận lợi của nó
Tây Nguyên là vùng đất cư trú rất lâu đời của các dân tộc bản địa Ở đây ngoài người Kinh chiếm đa số, còn lại là những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mãlai —
Đađảo (Malayo-Polynesian) như Raglai, Giarai, Ê đê, Churu và các đân tộc thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn Khơmer như M'nông, K*ho, Mạ, Hrê, Bahnar
Vùng Tây Nguyên thuận lợi cho định cư, đi cư và các hoạt động kinh tế nông
lâm nghiệp Khó khăn chính mà các dân tộc ở đây phải khắc phục là thời gian mà nạn cháy rừng xây ra thường xuyên làm hủy hoại lớp phủ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sống và sinh hoạt của các tộc người ở đây Tình trạng giao thông, cơ sở hạ
tầng còn thiếu cũng gây nhiều khó khăn không ít cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa cho Tây Nguyên Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, nhiều công trình đẫn nước và các hoạt động kinh tế mới được thành lập ở Tây Nguyên Một số đồng bào ở Miễn Bắc và ven biển Miễn Trung đến Tây Nguyên lập nghiệp tại những vùng đất thưa người đã làm thay đối tích cực sự phân bố dân cư Miễn Nam Đi đôi với
vấn để này là việc phân bố lại sức lao động trong vùng, sự phân công lao động theo
từng vùng lãnh thổ, thu hút sự tham gia vào các hoạt động kinh tế của tất cả các tộc
người ở đây
Tây Nguyên là vùng đất của những tộc người sinh sống từ rất lâu đời, họ là những cộng đồng bản địa tại đây, những tộc người này mang tính chất chung của cả
nước nhưng họ lại mang những nét riêng cũng như những đặc điểm rất đặc trưng đáng
cho chúng ta quan tâm nghiên cứu thành phần dân tộc, trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội Đây là nơi cư trú chủ yếu của những người bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ
Malyo-Polynesian, Môn-Khmer mà nhiễu dân tộc nơi đây còn mang đậm những tàn tích mẫu hệ trong mọi mặt của đời sống Có dân tộc lại ở trong thời kỳ quá độ,
chuyển dần từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, một số dân tộc không quá sâu trong núi
rừng tiếp thu được những ảnh hưởng từ người Kinh cũng như của các dân tộc khác đã kháphát triển Trải qua thời gian dài cộng cư, những dân tộc nơi đây thường xuyên
trao đổi giao lưu văn hóa với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời do chịu ảnh hưởng của biến cố lịch sử, các dân tộc ở đây đã tiếp thu nhanh chóng và chọn lọc những yếu
tố văn hóa hiện đại Đông thời những hậu quả của chế độ Thực Dân cũng có những
ảnh hưởng nhất định đối với những cư dân ở Tây Nguyên Ngày nay cùng với lịch sử về vang của đất nước và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam các đân
Trang 13Luận văn tốt nghiệp đai học Từ Thị Phi Điệp
tộc đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định đúng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, từng bước thực hiện tốt những mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội mà Đảng ta để ra Việc đưa các dân tộc ở đây với trình độ phát triển không đồng đều đạt đến một
sự phát triển đồng nhất không phải là đơn giản
Các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp tự
cung, tự cấp với việc trồng lúa rãy là chủ yếu Ruộng nước đã xuất hiện ở một số tộc người nhưng tỷ lệ còn rất nhỏ so với rãy, chăn nuôi chưa tách khỏi trồng trọt, thủ công
nghiệp gắn liền với các hoạt động nông nghiệp Săn bắn hái lượm còn giữ vai trò
đáng kể trong đời sống cư dân Việc trao đổi hàng hóa đã diễn ra ở hầu khắp các dân
tộc, các vùng nhưng chưa có một tầng lớp thương nhân chuyện nghiệp Ruộng tư đã
xuất hiện nhưng chế độ sở hữu công cộng đối với toàn bộ đất đai còn giữ vai trò chủ
đạo ở hầu khắc mọi dân tộc Xã hội đã có người giầu kẻ nghèo nhưng chưa có sự
phân hóa giai cấp rõ rệt Quan hệ xã hội tiền giai cấp chi phối chủ yếu với những tập tục cổ truyền của từng dân tộc được vận hành độc lập trong từng công xã láng giểng
nguyên thủy, một bộ phận cư dân Trường Sơn-Tây Nguyên, đặc biệt là các cư dân
ngữ hệ Malayo-Polynesian, còn lưu giữ khá đậm nét các yếu tố của xã hội mẫu hệ
Quan hệ dòng họ, đại gia đình còn giữ vai trò quan trọng trong mọi lãnh vực đời sống
của cư dân
Những nét chung trong sinh hoạt văn hóa của các dân tộc Mãlai-Đa đảo ở
nước ta vẫn có cội nguồn từ nên văn hóa bản địa thời cổ đại vùng Đông Nam Á và là
sản phẩm hoạt động có định hướng của các cộng đồng dân cư, dân tộc trong quá trình
cộng cư lâu dài bên nhau Đó là văn hóa của cư dan vùng nhiệt đới gió mùa dựa trên
nông nghiệp trồng lúa là chính Điều dé đàng nhận thấy ở văn hóa Tây Nguyên là,
hình ảnh chiếc nhà sàn, cách tổ chức làng xã, cách tính lịch đựa theo quy trình sản
xuất nông nghiệp, hệ thống nghi lễ nhất là các nghi lễ trong nông nghiệp Những mẩu chuyện cổ tích huyền thoại về nguồn gốc các dân tộc, cội nguồn của đất nước có thé kể đến là các bản trường ca Damsan của người Ê đê, Khan của người Giarai, Sakukai-
Mưk rứk của người Chăm Bên cạnh đó còn nổi bật một nên nghệ thuật về âm nhạc và múa, rỗi đến các mảng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thật tuyệt vời
Nhìn chung văn hóa Tây Nguyên rất đa dạng bởi đó là bản chất và qui luật phát triển được biểu hiện từ cội nguồn xa xưa Tiếp thu những cái mới, cái hay và
sáng tạo thành cái riêng cho mình Chính vì hiểu được cái lẽ ấy mà văn hóa Tây Nguyễn ngày càng độc đáo hơn
1.2 Các thành phố, thị xã ở Tây Nguyên
Những cao nguyên quan trọng của Tây Nguyên: Cao nguyên Pleiku-Kontum
nằm ở rìa phía Nam khối núi đá kết tinh phía Nam sông Bông trải dài từ sông Pôkôô
Trang 14Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp Đông và các sông chảy về hướng đồng bằng sông Cửu Long Lớp phù sa bazan của
sông có đoạn dài 100m mà bể mặt đã bị phân hóa thành đất đó Còn phía Đông sông
layun là một loại núi đá riosít điosit mirogranít chảy song song với bờ biển có độ cao
trung bình từ 1200m đến 1300m Giữa sông Iayun và sông Ba có hai núi Churapan cao 7.170m, núi Tiếc cao 1.270m Giữas sông Ba với bờ biển Bàba dãy núi có độ cao thấp
dân về phía biển mà núi cao nhất là núi (Chư) Nhơn với độ cao 1.400m
Trải dài từ thung lũng layun đến vùng trũng hỗ Lắk là ranh giới cuối cùng của
cao nguyên Đắklak, sông layun là một nhánh của sông Đà rằng, đây là con sông duy
nhất của miền Nam có lòng sông ăn đến tận sườn Tây của dãy Nam Trường Sơn Đây
là một cao nguyên trẻ chuẩn bị sâm thực nhiều bởi khí hậu cho nên cao nguyên có bể mặt bằng phẳng, rộng mặc dù có hơi lượn sóng và có độ cao không quá trênh lệch
nhau giữa các vùng Vùng đất trũng phía Nam cao nguyên Đắklak được bổi đắp bởi
các sông Krông, Krông Kno nằm về phía Tây-Nam và Đông-Nam Buôn Ma Thuộc,
do đồng bằng này bằng phẳng cho nên đã tạo thành những hỗ khá lớn như hồ Yok- da-nya, Eabun, Eatia, Earabin, hồ Lắk, hỗ Choah vùng đồng bằng này đã tạo điều
kiện cho các cư dân ở đây trồng lúa nước song diện tích không lớn Gờ núi Trường
Sơn phía Đông cao nguyên Đắklak và bản thân cao nguyên Đắklak thấp dẫn về phía Tây, với độ cao chỉ còn 200m, sát với biên giới Việt Nam-Lào-Cămpuchia
Cao nguyên Lâm Đồng-Di linh là một khối chữ nhật kéo dài từ phía Đông
Cămpuchia và sông Srê-poc xuống đến tận vùng Đông-Nam Bộ Cao nguyên Lâm
đồng có độ cao 1500m Ta có thể coi đây là đi tích còn lại của một bán bình nguyên cổ, sườn phía Nam đổ xuống cao nguyên Di linh khá dốc Cao nguyên được cấu tạo
bởi đá phiến mika, cát kết và đá cát biến chất, đồng thời đưới tác dụng xâm thực của quá trình rửa tràn bể mặt của tự nhiên, do đó địa hình có dạng đổi tròn và những sườn
thoai thoải Bản thân cao nguyên Đà lạt lại được phù sa bồi đấp và những dòng chảy của sông lại uốn khúc giống như các vùng sông ở vùng đồng bằng Phía Đông-Bắc và phía Đông của cao nguyên Lâm đồng lại có những núi cao ngăn với bờ biển Ngoài
dãy núi đèo cả nằm về phía Đông quốc lộ 21 được cấu tạo bởi nhiều khối núi đá granít quan trọng có độ cao từ 1600m đến 2000m mà đáng chú ý nhất là núi Vọng phu
cao 2022m Có hai dãy núi song song ngay sát rìa phía Đông-Bắc của cao nguyên
Lâm đồng Dãy thứ nhất có đỉnh Chư Yangxin cao 2045m và núi Yangbong với độ
cao 1749m Day thứ hai có núi Dangsena cao 1950m Langpiang cao 2163m Ngoài ra còn có hòn Nga cao 1948m, Yangriet cao 1751m, hòn Dốc cao 2010m và Pidup cao
2287m
Cao nguyên Di linh thấp hơn cao nguyên Lâm đồng 500m, song độ cao đó vẫn
đủ điểu kiện để hình thành nên một dạng địa hình không kém phan quan trong mac:
dù cao nguyên Di linh được kiến tạo do mặt bằng của sự xâm thực của cao nguyên Lâm đồng tạo nên Với độ cao trung bình 1000m bể mặt khá bằng phẳng và được phủ một lớp đất bazan tương đối dày rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp
Trang 15
Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
lấy tên của hai dân tộc bản địa sống ở vùng đất này từ rất lâu đời đó là cao nguyên M'nông và cao nguyên Mạ, phía bắc cao nguyên Di linh cao 600m và thấp dần về
phía Nam còn 500m Hai cao nguyên này trong khu vực ba biên giới Đất ở đây chủ yếu là đất đỏ, trừ một số vùng cao nguyện M'nông được cấu tạo bởi đá phiến và phía
Đông Bù Đăng Srây được cấu tạo bởi đá cát Có lẽ ngay từ xưa hai cao nguyên này
còn liền nhau thành một khối thống nhất nhưng do những đợt vận động kiến tạo mới
và sự xâm thực của tự nhiên mà hai cao nguyên này đã tách ra thành hai cao nguyên khác nhau
Miễn cao nguyên phong phú, mỗi tỉnh có một bộ mặt riêng, nơi đây đang mở ra một tương lai đầy hưa hẹn, một sức sống mãnh liệt về mọi phương diện chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên cần phải xét đến từng lợi thế một ở các vùng đặc biệt là các thành phố, thị xã ở Tây Nguyên để thấy tầm quan trọng và sức mạnh tiểm
năng ở Tây Nguyên là điều hoàn toàn có thể tin tưởng được
Kontum là một tỉnh cực Bắc ở Tây Nguyên với diện tích 10432km” ” giữa vĩ
tuyến Bắc 1430 và kinh tuyến Đông 100001 trên độ cao 536m Về phía Đông giáp
với các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định, phía Tây giáp với Lào, phía Nam giáp với
Pleiku, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng tín Theo tiếng Bahnar, “Kon” có nghĩa là làng
và “Tum” là cái hổ, “Kontumn” có nghĩa là làng ở ven hễ Khí hậu quan năm ôn hòa
không nóng lắm và cũng không lạnh lắm trung bình là 23°C và phân rõ hai mùa mưa
nắng Mùa nắng từ tháng 01 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Giữa hai
mùa này là mùa lạnh, nhiệt độ cao nhất là 35°C, thấp nhất là 5°C và ít có gió
Cư dân ở đây đa số là người Thượng, thuộc nhiều sắc tộc khác nhau như Giarai, Bahnar, S'tiêng Ngoài ra còn có người Kinh chiếm phần lớn dân số ở đây
Tính đến năm 1997 dân số là 16900 người”) Người Thượng chuyên làm rấy, trồng
ngô, người Kinh trồng nhiều rau quả, các loại cây ăn trái Đặc biệt phải kể đến là các
loại cây kỹ nghệ như càphê, chè
Rừng Kontum có rất nhiều lâm sản, nơi đây tập trung các loại cây gỗ quí như lim, trắc, hương còn có cả mây tre, nứa trong rừng còn có măng le, hạt dẻ, đậu
khấu Cho đến nay chưa có một mỏ kim loại nào được khai thác có qui mô ở Kontum Ở Dakto có mỏ sắt và Daksut là nơi mà cư dân thường tìm đến để đãi vàng
Về tín ngưỡng đa số dân cư đều theo một tôn giáo, ngoại trừ một số dân
thượng ở vùng cao họ chỉ cúng bái rthần linh và tin theo phù phép, bùa ngấi Các thần
linh được họ phân làm Thượng Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần
Thượng Đẳng Thần là những vị thần làm nên tạo vật, biến cải vũ trụ và cho họ những sắn phẩm để nuôi sống họ như Thần Lúa, Thần Nước , Thần Lửa, Thần Sấm Sét
f Xe Cửu Long Giang-Toán Anh-Cao nguyên miễn Thượng 1974
§6 liệu thống kê 1997
Trang 16Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phị Điệp Hạ Đẳng thần là những vị Thần thuộc về những loại cẩm thú hoặc thảo mộc
như: Thần Cọp, Thần Cây rất nhiều Tuy nhiên trên hết các vị thần họ tôn sùng, thờ
kính Thượng Đế, nơi này còn có mặt các tôn giáo khác như đạo Thiên Chúa Giáo, đạo
Phật, đạo Cao Đài, đạo Khổng
Ngoài ra các hệ thống giao thông đường bộ, đường không đang ngày được cải
thiện và nâng cấp Xã hội của đồng bào Kontum ngày càng phong phú và có nhiều
mẫu sắc Trọng tâm hiện nay là công trình thủy điện Yaly sẽ là một triển vọng cho Kontum sẽ phát triển cao hơn để Kontum gần gũi hơn với các vùng trong cả nước
Pleiku, nằm ở phía Bắc cao nguyên trên cao độ 790m giáp với các tỉnh Bình
Định và Phú Yên về phía Đông, Đáklak về phía Nam, Kontim về phía Bắc, Campuchia về phía Tây Là vùng đất đỏ màu mỡ, phía Bắc là đổi núi liên tiếp nhau
bao phủ bởi rừng, ở phía Nam quốc lộ 19 phần lớn là đổi trọc và phía Nam là rừng
cây dâu đất khô căn cỗi Đèo Mang Yang trên quốc lộ 19 phân chia ranh giới giữa hai
tỉnh Pleiku và Bình Định Pleiku không có sông lớn, thường chỉ là những dòng suối
ngắn hẹp, lòng có đá nhiều thác ghênh, nước cháy xiết về mùa mưa nhưng lại khô cạn
về mùa nắng Nhiệt độ cao nhất là 35°C và thấp nhất là 5°C
Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp mặc dù ở đây có nhiều iểm năng để phát triển kinh tế nhất là lâm nghiệp Đặc biệt vùng này các đồng bào dân tộc trồng
lúa và họ có một loại lúa riêng gọi là lúa thượng, gần giống như lúa nếp nhưng không
có mùi thơm Người Kinh sinh sống rất đông tại đây, bên cạnh còn có các đân tộc như
Giarai, Bahnar tính đến năm 1997 đã có 844.400 người sinh sống ở đây
Người Kinh sống theo nếp sống của họ, họ thờ phụng tổ tiên, thần linh Ba ton,
giáo chỉnh là Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo và đạo Tin Lành Cư dân sống ở Pleiku cần cù, nhẫn nại, nơi nào có người sinh sống là nơi đó được khám phá, nhờ vậy mà đời
sống được phong phú Người Kinh rất đặt nặng vấn để tín ngưỡng nên đi đâu cũng tổ chức nhà thờ, chùa triển, để đến đó cầu nguyện thờ cúng
Nhìn chung cảnh quang môi trường của Pleiku là nơi tập trung những sự hài hòa về khí hậu, sự đa dạng về sắc tộc, sự phong phú của địa hình, sự hùng vĩ của núi
rừng tất cả làm cho Pleiku có sức mạnh để vươn đến sự phát triển Vừa qua năm
1999 thị xã Pleiku đã chính thức được nâng cấp lên thành phố, Đây không chỉ là sự mong đợi của cư dân ở đây mà còn là sự mong đợi của đất nước vào một thành phố
tất “trẻ” mà tiềm năng phát triển kinh tế là điểu có thể nắm bắt được Cũng nằm
trong dự án công trình thủy điện Yaly — Pleiku chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn nữa Đắklak nằm ở phía Nam dãy núi Trường Sơn, phía Đông giáp với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Pleiku Tỉnh Đấklak có thành phố Buôn Ma Thuộc, trước khi tìm hiểu về Buôn Ma Thuộc thì
Trang 17Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
lãnh đạo dân chúng chống người Campuchia Vậy Buôn Ma Thuộc có nghĩa là Làng
của người Tù Trưởng anh hùng tên Thuộc
Tuy nằm ở vùng nhiệt đới nhưng khí hậu ở Đắklak ban ngày mát mẻ và ban
đêm se lạnh Nhiệt độ trung bình từ 20°C về tháng chạp và 26°C vào tháng 4 Về mùa
lạnh có khí hậu hàn thứ biểu xuống từ 8°C và mùa nóng lên đến 34°C Đắklak cũng
như các tỉnh lân cận chịu ảnh hưởng gió mùa và có hai mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng
10 đến tháng 4 dương lịch, gió mùa Đông-Bắc từ miễn Đông-Bắc lục địa Á Châu thổi
vào lạnh và không ẩm ướt Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 đương lịch, gió mùa Tây- Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, mát và Ẩm ưới
Dân cư chủ yếu là người thượng gồm các dân tộc Ê đê, Giarai, M'nông còn có người Kinh Người Kinh sống theo phong tục tập quán của họ Hai tôn giáo chính
là đạo Phật và Thiên Chúa Giáo Tuy là một tỉnh núi rừng, chủ yếu sinh sống bằng
nông nghiệp trồng lúa với lợi thế đất đồ bazan Nhưng cũng không mang lại hiệu quả
bởi kỹ thuật canh tác còn khá lạc hậu, những nơi khác phá sau một vài năm hết độ màu mỡ lại bị bỏ đi Hơn nữa cuộc sống du canh du cư của đồng bào người thượng
làm cho tiến trình phát triển nông nghiệp diễn ra chậm hơn Bên cạnh đó Đắklak còn có tiểm năng rừng nhất là các loại gỗ quí Nghề nuôi cá rất được chú ý đến trong khi
đó khoáng sản lại rất ít được chú ý, không có phát triển công nghiệp khai khoáng Chỉ
tìm thấy ở Đắklak có hầm đá vôi, đất sét
Với dân số 13.472.000 người (1997 Đắklak sẽ mở ra nhiều hứa hẹn trong
thế kỷ sắp đến
Đà Lạt là một thành phố lớn và đẹp ở Tây Nguyên Đà Lạt là do phiên âm
của chữ Dalat, Da nghĩa là sông, Lat là tên của một bộ lạc sống ở đó Đà Lạt có nghĩa `
là sông của người Lat (hiện nay là thác Cam Ly)
Về phía Bắc giáp với vùng Dankia quận Lạc Dương, phía Đông giáp với Trại mát, đa lộc quận Đơn Dương, phía Nam giáo đèo Prenn quận Đức Trọng Tại đây khí
hậu quanh năm mát mẻ, ít thay đổi về thời tiết Khí hậu trung bình trong năm là 18°C, thấp nhất là 6°C và cao nhất là 28°C, chia làm hai mùa rõ rệt Mùa nắng từ tháng I1 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Đà Lạt là thành phố của người Kinh giữa miễn thượng Người thượng gồm một ít người Lạt và người Chill thích ứng dễ
dàng với đời sống do người Kính mang lại Tất cả đều sinh sống hòa hợp tạo nên một
không khí êm dém Dân cư ở đây rất mộ đạo nên các chùa triển, đển đài được xây cất
Đà Lạt không có ruộng trồng lúa, đất đai khai thác đều trồng rau và hoa quả Khí hậu ở đây rất tốt nên thích hợp cho việc trồng rau quả, nhất là các loại cải, cà rốt, su hào, khoai tây các loại quả như mận, hồng , đào, bơ đặc biệt là dâu Tuy nhiên
Trang 18Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp Đà Lạt được biết đến như là: “xứ sở của các loài hoa” đặc biệt là các loại hoa của
' miễn khí hậu ôn đới như: hoa hồng, hoa lys, hoa tulip
Nói đến Đà Lạt cũng đồng thời nói đến một miễn đất có những phong cảnh
hữu tình, thơ mộng nhưng cũng thật hùng vĩ, xứng đáng là một khu du lịch của Việt Nam và là một trong những trung tâm du lịch của Đông Nam Á
Có thể nói rằng với lợi thế của mình Đà Lạt sẽ là thành phố có nhiều tiểm năng lớn và triển vọng trong tương lai đồng thời là nơi thu hút nhiễu du khách nhất
Đó chính là nên tảng cho sự phát triển kinh tế bằng du lịch, sức mạnh chính của nơi
-_ này là ở đó
1.3 Đời sống trong xã hội Tây Nguyên An uống:
Món ăn chính của họ là cơm nấu bằng gạo tế hay gạo nếp, ngoài ra còn ăn bắp
vì bắp có thể giã nhỏ, nấu chín như cơm hay là nấu nguyên hạt Có nhiều nơi chỉ ăn
toin gạo nếp và ít thích ăn gạo tẻ Về cách nấu cơm nhiễu nơi không dùng nổi niêu
mà họ cho gạo vào những ống tre, hay lỗ ô để nguyên, hay đã chẻ mỏng bớt lớp cật
xanh ở bên ngoài, sau đó họ đổ nước vào cho đủ ẩm gạo, lấy lá bịt kín đầu ống tre rồi cho vào bếp lửa để nướng Khi ăn họ trẻ ống tre ra Nổi của họ giống như cái bình, miệng lớn không có quai, không có nắp đậy Nổi được làm bằng đất sét nung chín Ngày nay họ đã sử dụng nổi bằng đồng hay xoong để nấu Tuy nhiên phương pháp nấu bằng ống tre tiện lợi hơn vì họ có thể đem theo đi xa hoặc cho vào gùi để đem lên ray rất gọn gàng Thức ăn thông dụng nhất của họ là muối sống, gia vị chủ yếu là ớt
và tiêu, ở những làng xa xôi nếu không mua được muối thì họ thay thế bằng tro-loại tro này có vị hơi mặn chỉ dùng chấm cơm ăn chứ không dùng làm gia vị trong nấu nướng Họ thường ăn măng, cá, muớp, lúc ăn chỉ dùng tay để bốc thức ăn, không dùng
đữa hay bát chén Tuy nhiên, ngày nay họ đã phần nào ảnh hưởng lối sống của người Kinh trong cách ăn và cũng rất đễ dàng thấy họ xử dụng mảnh trái bầu khô làm chén
bát
Rượu cần là thức uếng mà họ thích nhất, rượu nấu bằng gạo tẻ hay gạo nếp
cũng có khi nấu bằng ngô hay củ mì, men rượu được làm bằng bột bắp, củ riéng va
vài thứ lá rừng Rượu được ủ trong những vò cao màu cánh dần hay mầu nâu Khi
uống họ chỉ việc múc nước suối đổ vào đẩy vò, cắm vào những chiếc cần bằng ống trúc đã thông mặt rỗi hút Rượu cần uống có vị chua chua ngọt ngọt nhưng rất dé say Khách đến nhà bao giờ cũng được chủ nhân mời uống rượu cần Thường bao giờ họ cũng uống trước hay ăn trước những món mời khách để tổ rằng món ăn hay thức uống
đó không có độc rồi mới trao cho khách
Hút thuốc cũng là một thói quen của họ như uống rượu, từ đàn ông, đàn bà,
trai, gái cho đến những em bé vài tuổi cũng biết hút thuốc lá, họ thường hút bằng
Trang 19Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điện
Đối với đàn bà họ thường hay ăn thuốc, thuốc lá họ phơi khô hoặc để tươi đâm
nhỏ như bột, giắt sẵn trong mình lúc nào cần thì lấy ra một ít cho vào nướu răng và
ngậm Những chiếc ống đựng thuốc được làm bằng lóng trúc phơi khô, chạm trổ tỉnh xảo
Y phục-trang sức
Về y phục và trang sức của họ nếu không chú ý thì hay bị lầm lẫn rằng người Ê đê, Giarai, Bahnar, Sedang chỉ là một, không có gì khác biệt Có chăng chỉ là màu sắc đậm nhạt, kiểu ăn mặc biến đổi tùy theo sở thích và sự giầu nghèo tùy theo từng bộ lạc, còn nhìn chung người đàn ông thì ở đâu cũng đóng khố bằng một dung vải
hẹp, sang thì mặc thêm chiếc áo cánh cụt tay rộng và tay choàng chiếc chăn đơn về
mùa lạnh; đàn bà thì mặc chiếc áo cánh cụt tay hay dài tay với những vệt sọc ngang
màu trằng, đổ thẫm hay màu tím Áo không có nút mà chỉ mặc luồn đầu Đàn bà con gái đều mặc váy làm bằng một tấm vải rộng màu đen hoặc vải viễn đỏ, khi mặc giao hai múi lại đằng trước rồi giắt cho chặt Ngồi ra cịn khốc một tấm khăn choàng để che thân hay che con Đa số họ tự biết dệt vải để tự may mặc, sợi chỉ thường mua của
người Kinh, ngày xưa chỉ dệt họ tự làm bằng sợi trái cây gạo hay vỏ cây trong rừng
Tuy nhiên loại vải dệt bằng thứ sợi này xấu và không mịn Có khi họ dùng nguyên cả tấm vỏ cây tràm hay dẻ gai tước được trong rừng rồi đập cho mền rồi kết thành áo hay
khố chứ không se thành chỉ hay dệt Họ ít đội nón, tuy nhiên họ có một loại nón rất
đặc biệt vành rộng tròn hay vuông, đan bằng tre hay mây, bên ngoài sơn bằng một
lớp dầu rái Người Giarai, Ê đê, Sedang hay sử dụng loại nón này
Lối trang sức của họ rất phức tạp trước hết phải nói đến tục cà răng, căng tai mà hầu hết các tộc người ở Tây Nguyên đều có `
Thanh niên, thiếu nữ đến tuối trưởng thành đều phải cà răng, việc cà răng này
vừa là để chứng tỏ sự trưởng thành của người thanh niên vừa là để biểu lộ được lòng can đảm và sức chịu đựng của họ Ngoài ra theo khiếu thẩm mỹ của họ thì một hàm
răng đẹp phải là một hàm răng được mài nhắn đến tận nướu chứ không phải là một
hàm răng ngà ngọc đều đặn `
Dù biết rằng cà răng là đau đớn nhưng họ vẫn xin cho cà răng vì sống trong một xã hội ai cũng có hàm răng ngắn cả mà mình có hàm răng đài tự nhiên thì sinh ra
một thứ mặc cảm tội lỗi Điều đó cũng thể hiện được sự hòa nhập vào xã hội của
những người lớn, đẹp và can đảm
Người ta thường cưa răng bằng một lưỡi cưa nhỏ rất bén, cưa xong họ lấy đá
mài cho phẳng Có khi không cưa mà họ chỉ lấy đá để mài, chỉ cần mài sáu cái răng
cửa ở hàm trên là đủ
Để phụ họa cho hàm răng, họ có tục căng tai thành những lỗ thật rộng, càng
rộng càng đẹp Lúc đầu người ta chỉ dùi ở trái tai của đứa trẻ một lỗ nhỏ rồi luồn vào
Trang 20Luận văn tố! nghiệp dai hoe Từ Thị Phi Điệp
ngà lớn hơn Đến khi trưởng thành thì người thanh niên đã có hai lỗ ở trái tai rất to có
thể đút nguyên một khoanh ngà hay một chiếc vòng đồng to nặng Bởi phong tục cà
răng căng tai đó mà ngày trước người Kinh thường gọi họ là mọi cà răng căng tai
Không riêng gì đàn bà con gái, mà đàn ông cũng thích đeo những đề trang sức,
tuy nhiên họ đeo ít hơn
Đàn bà con gái thường đeo ở hai tai những khoanh ngà lớn, có khi là những
chiếc vòng bằng kim loại hay những khúc tre, gỗ được chạm tỉ mỉ Thường những vòng đồng rất nặng mà lỗ ở trái tai căng rất rộng, nếu chạy nhảy mạnh hay bị vướng
víu vào những vật gì thì có thể làm đứt vành tai cho nên họ thường hay lật ngược vòng
đồng đeo tai lên cho gài vào mép tai trên,
Ở cổ họ thường thích quấn những vòng cườm ngũ sắc, hay những chuỗi hạt ngà
đẽo rất công phu Đồ trang sức ở cổ tay là những chiếc vòng đồng mà người kinh gọi là vòng mọi Những chiếc vòng này đều được chạm chổ hoặc để trơn nguyên như một
sợi đồng Lối đeo vòng thay đổi khác nhau tùy theo từng vùng Những chiếc vòng này
còn tượng trưng cho sự giầu có của họ Họ cũng ít khi cắt tóc, tóc đàn ông thường búi
lên giữa đầu, đàn bà thì để tóc xõa ngang vai đôi khi dùng chuỗi hạt cườm để ràng tóc cho chặt, có khi họ dùng dung vải màu Người Giarai thích cắm trên tóc mình những lông chim rừng
Ngày nay lối ăn mặc và trang sức của họ đã có ít nhiều thay đổi, tuy nhiên
những biến dạng đó khá lộn xộn, vì họ chưa dung hòa được giữa trang phục và trang sức của người Kinh cho phù hợp với mình Nhưng sự hòa nhập với người Kinh là một
điều hết sức đáng vui mừng Nhà cửa
Nhà cửa của họ thường cất theo hai kiểu chính: nhà sàn và nhà trệt Tuy nhiên,
đa số là nhà sàn, kiểu nhà sàn thông thường cao cách mặt đất khoảng Im50 đến 2m, chiều cao trung bình của nhà là 4m50, dài 7m Mái nhà rất đốc có khi lên đến 80” so với mặt đất Những làng sống ở trên cao cất nhà sàn rất thấp, có khi chỉ cách mặt đất 0,5m Người Duan ở Daksut vì sống ở trên cao nên không thể cất những ngôi nhà cao,
vững trãi được nên họ sống trong những ngôi nhà thấp, hoặc những chòi nhỏ Trong
mỗi nhà sống theo gia đình, mỗi gia đình sống qui tụ quanh một bếp lửa Cũng kiểu
nhà sàn đó những tộc người giầu có như Ê đê, Giarai, Bahnar làm rất cao, vững chắc
Làm kiên cố và rất đẹp Vật dụng dùng để cất nhà thường là cây rừng, tranh, tre,
lá Mái nhà lợp bằng tranh, những nơi không có tranh thì lợp bằng lá, có khi lợp bằng
thân cây lỗ ô đập đập và cán cho bằng thành những tấm mỏng Vành nhà làm bằng tre hay lồ ô đan thành phên, có nơi tô thêm đất sét hay bùn Ngày nay nhiều nơi đã biết xây bằng gạch hay ximăng, và những nơi gần thành thị đã biết lợp mái bằng ngói
Trang 21Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Muốn lên nhà sàn người ta phải leo qua một chiếc thang làm bằng thân cây
đẽo thành từng bậc, có nơi để nguyên cả thân cây và chỉ đẽo những bậc sơ sài, có nơi
thì đẽo gọt công phu nên vững chãi và chắc chắn hơn Thang được gác từ đất lên đến sàn cửa hành lang bên trên có một cái móc để bám vào sàn nhà Đó là một loại thang cổ truyền, đơn giản, nhẹ và dễ di chuyển Vì ngày xưa làng mạc của họ đều ở cạnh rừng rậm, để trách thú dữ, ban đêm họ rút thang để ở trên sàn, ban ngày thì thả
xuống Tâm linh
Có lẽ không một người Giarai nào sống trên đất Tây Nguyên mà không nghĩ
đến cái quá khứ oanh liệt, hào hùng của mình Phải nói rằng cái tỉnh thần anh đũng
kiên cường bất khuất ấy của các dân tộc Tây Nguyên đã đi vào lịch sử như một trang sáng chói Để làm được tất cả những điều đó đòi hỏi họ phải có lòng can đảm bền bỉ và trí thông minh tài ba Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nói đến cuộc sống tổ chức của họ Đặc biệt là người Giarai sống có tổ chức đưới sự lãnh đạo của hai vị thủ lĩnh
có nhiều quyên lực: Hỏa xá có gươm thần làm ra lửa, nước, làm trời đất mịt mù reo
rắc sự chết, gây ra hạn hán địch bệnh và làm ra mưa Cái quyển trượng của Thủy xá có thể làm chết những ai đứng gần và cũng có thể hồi sinh những người đã chết Thủy
xá còn giữ một hòn đá đó là quả Nak Yang Khi quá này chín, theo truyền thuyết của
người Giarai là ngày tận thế Chính vì lẽ đố mà dân tộc Giarai tin rằng Hỏa xá và
Thủy xá có nhiều phép lạ Tên tuổi của hai vị thủ lãnh này mang nhiều tính chất thân
thoại đã lan truyễn đến nhiều đân tộc mà cũng vì thế đã xuất hiện nhiều những câu
truyện tương tự đầu hớp dẫn
Những câu chuyện thân thoại về hai vị thủ lãnh Giarai này có nhiều nét khác nhau về chỉ tiết, rất phù hợp với phong tục tập quán, nếp nghĩ của từng dân tộc Tuy nhiên thần thoại cần được chú ý nhiễu nhất phải kể đến là thần thoại của dân tộc
Giarai kể về Thủy xá và Hỏa xá
“Ngày xưa có một nhà vua lười biếng, tên là M'tao Lak sống cô quạnh trên
một hồn đảo nhỏ Nhà vua không quen lao động và cũng chẳng biết làm gì cả Hằng
ngày ông nằm đưới cây vả Nara để chờ quả rơi vào miệng Một hôm có một chiếc
thuyển gần cập đảo thì bị đấm, mọi người đều chết trừ Pôthê, nhờ biết bơi nên vào
được đảo Pôthê gặp được nhà vua nằm dưới gốc cây chờ vả rụng Pôthê kính cẩn hỏi
nhà vua đường về đất liễn Nhà vua trả lời: “Hãy lấy thật nhiều quả Nara đến đây cho
ta ăn, ta sẽ cho biết bí quyết đó” Pôthê làm đúng lời Nhà vua ăn no rồi truyén lai
tằng: chiều nào cũng có hàng trăm nghìn con lợn nối đuôi nhau từ đất liên đến đảo ăn
quả Nara Bày lợn này theo sự chỉ huy của một con lợn già có viên ngọc quí “Atao”
ngậm ở miệng Đây chính là bùa phép dẫn đường và làm cho đàn lợn đi trên nước
Đến đảo lợn già đặt viên ngọc dưới gốc cây và cùng ăn quả Nara với đàn Sau khi ăn
xong lại ngậm viên ngọc vào miệng rỗi cùng đàn vế đất liễn Vậy Pôthê muốn vào
Trang 22Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phí Điệp Pôthê nhặt quả Nara chất thành từng đống xa nhau, đàn lợn ăn hết đống này đến đồng
khác dần dẫn đi xa viên ngọc Pôthê thừa cơ cướp lấy viên ngọc rồi trèo lên cây cao trốn Đàn lợn sau khi ăn no nê tìm viên ngọc để trở về đất liền thì viên ngọc đã bị đánh cấp Chúng cuống cuồng ào ra biển nhưng tất cả đều đã bị chết đuối Với viên ngọc ấy Pôthê lặng lẽ đi trên biển về đất liền an tồn
Về đến đất liền Pơthê gặp ngay người có quả “pôkui” một loại quả có phép làm ra mưa bão, muến làm chỉ cần ném nó xuống đất Người này thấy Pôthê đi được
trên cạn nhờ viên ngọc quí bèn để nghị hốn đổi Pơthê bằng lòng Khi Pôthê thử
nếm quả này về người chủ cũ thì lập tức mưa bão nổi lên làm cho chủ cũ của nó bị nhấn chìm Đó chính là sự trừng phạt của “pôkui” với người chủ vong ân của mình
Pôthê lại ra đi và lần này gặp một người có sợi dây thừng tự nó trói được người khác
gợi là “Klôi Ka A Chan”và cái gậy tự động đánh người lạ gọi là “Akai Tha” Pôthê
để nghị đổi hai viên ngọc lấy hai bảo vật, người này ưng thuận Nhưng sau khi trao đổi liên bị dây thừng trói chặt và gậy đập chết ngay
Trong cuộc hành trình của mình Pôthê kết hợp với một người bạn có cây roi
mây có thể biến ngày thành đêm Hai người bên nhau trong những vật quí hiếm và
trên suốt các nẻo đường Sau đó Pôthê trao gươm lại cho Hỏa Xá (gương Thần là một
chiến lợi phẩm thu được trong các cuộc hành trình) rỗi biến mất không để lại một dấu
vết nào Cũng từ đấy hai vị thủ lãnh Thủy Xá và Hỏa xá sống ẩn nấu trong các khu rừng và lãnh đạo người Giarai
Những người kế nghiệp Hỏa xá thường được chọn trong các cận thần bằng cách lấy một sợi đây buộc vào cổ tay người được chọn Hỏa xá rất ít tiếp xúc với mọi
người
Cả hai vị thủ lãnh này đều sống ở vùng giữa sông Ayun và chỉ nhánh của hữu ngạn sông Bá (Apar), vì vậy có người còn gọi là đất của hai vị thủ lãnh Giarai và Ayun Apar Vị thủ lãnh giữ gươm thần ở làng Ban Yun (Patau Ngo), còn vị thủ lãnh
Thủy xá ở làng Patau Ya trên sông Yalap, thủ lãnh Thủy xá giữ một quyển trượng
bằng gỗ gọi là TamBong Phék, Đồng bào Tây Nguyên đã khoác cho Hỏa xá và Thủy xá chiếc áo thần thoại và huyền bí Những gươm thần, gậy thần không còn linh thiêng nữa Tuy nhiên hai vị thủ lãnh này vẫn còn sống mãi trong tâm trí của người Tây Nguyên Mặc dù các đồng bào dân tộc Tây Nguyên không hiểu sao lại có hai vị thủ lãnh đó Mà trong thần thoại chỉ nói đến Hỏa xá mà Thủy xáthì không để cập đến
Chỉ biết là nó đã có từ rất lâu đời nay
Ngày nay cả hai vị thủ lãnh sống bình thường như những người Tây Nguyên
khác Gươm thần, quyển trượng cũng không còn phép thiêng nữa Hỏa xá hiện sống tại Ayun Pa-một cuộc sống bình thường, giản đị và cũng rất đời Họ cũng cầy cấy
chăm ]o cuộc sống Họ làm vua nhưng là vua không ngai và chẳng có một cận thần
nào Họ tránh gặp mọi người Khi người Pháp để nghị họ cho xem gươm thần nhưng đã
Trang 23Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Có thể nói chính những thêu đệt huyền thoại ấy đã làm cho Tây Nguyên thêm hấp dẫn hơn Dầu sao đi nữa thì nét văn hòa tâm linh ấy đã đi vào văn hóa của người Tây Nguyên và họ tự hào về điều đó
Tóm lại Tây Nguyên là vùng đất sinh sống của các tộc người Giarai, Ê đê,
Bahnar, Churu, M'nông từ lâu đời nay Với điều kiện khí hậu quanh năm ôn hòa và
một tiểm năng kinh tế lớn của cả nước Tây Nguyên còn chưa đứng trong lòng nó những tính hoa văn hóa rất lâu đời của các đồng bào dân tộc Tuy mỗi dân tộc có một
bản sắc văn hóa riêng, các yếu tố văn hóa vật chất, hay văn hóa tỉnh thần, đến cách
tổ chức xã hội đều có cái sự thống thất trong cái đa đạng của nó Trải qua những
thăng trầm của lịch sử, vốn văn hóa các dân tộc ở nơi này ngày càng mới mẻ và
phong phú Cũng có những yếu tố văn hóa đã mất đi nhưng cũng có những luồng văn
hóa bên ngoài đi vào trong quá trình giao lưu được người Tây Nguyên gọt đũa cho
hợp với cách sống của mình Do vậy bản sắc văn hóa Tây Nguyên ngày càng trở nên
đa dạng và độc đáo, vừa bảo đảm tính độc lập của từng tộc người trong một quốc gia
Trang 24Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phí Điệp
CHƯƠNG II
NHẠC CỤ CÁC DÂN TỘC
Trang 25=—1.111
Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
2.1 Đặc điểm văn hóa dân tộc Giarai
21.1 Vùng cư trú của dân tộc Giarali
Trong thời gian làm luận văn, chúng tôi đã đến huyện Đức Cơ, đây là vùng cư
trú của khá đông và khá tập trung của đồng bào Giarai Cũng tại huyện Đức Cơ, chúng tôi đã đi đến nơi giáp ranh biên giới Campuchia, đến các làng Mok Trang ở xã ladom, làng Lang xã lIadưk, làng Bong cũng thuộc xã lIadưk Tại đây người Giarai
sống sen kẽ với người Việt (kinh) và làng Việt
Dân tộc Giarai, là một trong những dân tộc ít người ở Việt Nam, sống chủ yếu
ở vùng Bắc Tây Nguyên Hiện nay người Giarai cư trú khá tập trung ở tỉnh Giarai,
Kontum và Daklak Theo số liệu thống kê của sở du lịch tỉnh Giarai là 24.000 người
(1998) Địa bàn phân bố của người Giarai chủ yếu là ở vùng Agunpa (được xem như
là người Giarai gốc), vùng hàm rồng (còn gọi là Giarai J'rung), vùng Chư Pả đến phía Tây Chư Prông (còn gọi là Giarai Jˆrung nhưng ảnh hưởng Khmer), vùng Đức Cơ giáp với biên giới Campuchia và vùng xung quanh gần Thành Phố Pleiku Ngoài người
Giarai, tại đây còn có các dân tộc Bahnar
Theo ông Võ Hồng Soi-người đã từng gắn bó với đồng bào Giarai đã 25 năm
nay bằng nghề nhà giáo và cũng là người tháp tùng cùng chúng tôi đến các vùng có
đồng bào Giarai sinh sống cho biết: “Chỉ cần băng qua một con sông, con suối thì
ngôn ngữ Giaral cũng có sự khác biệt nhau ”, nên có lẽ là lý đo vì sao người Giarai
cũng là một tộc người nhưng lại sống ở nhiều vùng cư trú khác nhau Tuy nhiên, tộc
người Giaral là một trong những tộc người nói ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo (Malayo- Polenésien), họ sống ở những nơi có núi rừng trùng điệp, trong cuộc sống của họ có những nét văn hóa tương đồng với nhóm các dân tộc Mã Lai-Da Đảo Từ đó cho thấy sự gần gũi giữa người Giaral và các dân tộc khác trong nhóm Mã Lai-ĐÐa Đảo ở Việt
nam như Ê đê, Raglai, Churu 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Trước đây người Giarai sống cuộc sống du canh du cư, đốt rừng làm rấy Tuy
nhiên, hiện nay đa số họ đã có cuộc sống định canh định cư và làm nông nghiệp
Nghệ trồng trọt chiếm vị trí hàng đầu trong cuộc sống của họ, đặc biệt là nông nghiệp
trồng lúa rãy Cây lúa được xem như là cây lương thực chủ yếu trong cuộc sống của họ Ngoài ra họ còn trồng các loại bắp, đậu, khoai, sắn và bầu Người Giarai biết
dùng trâu kéo cây, bừa vào việc làm ruộng Ngày nay tuy đã có những máy cày,
nhưng những công cụ truyền thống vẫn còn được sử dụng như những lưỡi cày bằng
sắt, những cái rựa những công cụ này đều do họ tự làm hoặc cũng có lúc mua ở các chợ của người Kinh Ngay cả việc làm lúa cũng vậy Họ cũng có máy tuốt lúa song
vẫn thích tuốt lúa bằng tay và đựng lúa vào các gùi hoa
Tại các làng của người Giarai, chúng tôi còn thấy nhiều đàn bò Họ nuôi trâu
Trang 26Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
nuôi trâu bò còn dùng vào việc cúng bái thần linh, cưới xin, ma chay Ngoài ra họ còn nuôi ngựa để làm phương tiện đi chuyển từ làng này sang làng khác và lên ray
Người Giarai rất thích đi săn, mục đích đi săn của họ ngoài lý do có tính giải trí và sở thích thì mục tiêu chính là giải quyết nhu cầu thực phẩm cho gia đình Khi đi săn, người Giarai sử dụng các công cụ tự làm chủ yếu là bằng tre như các mũi tên
thường được vót rất nhọn, nhìn có vẻ mềm mãi nhưng khi bắn thì thật là chính xác,
mạnh mẽ (trong chiến tranh người Giarai sử dụng tên cũng bằng tre nhưng có tẩm độc
ở đầu mũi)
Do địa bàn cư trú của người Giarai ven rừng, gần sông suối nên nguồn thực
phẩm từ sông suối, núi rừng rất đổi dào Tuy nhiên, ở vùng xa, vùng sâu như vậy nên
họ thiếu muối, nước mắm, thiếu vải vóc Chính vì vậy mà họ thường trao đổi với người Kinh
seen
ne
oe
2.1.3 Thiết chế xã hội cổ truyền của người Giarai
Người Giarai vẫn sống thành các Palei (làng) Mỗi Palei thường có một đường
ranh giới để phân định (thông thường là đi qua một con sông hay con suối) Palei là
vùng bao gồm vùng đất sinh sống, đất canh tác, phần núi, phần sông Tất cả đều
thuộc về các thành viên trong một Palei, thuộc quyển sở hữu của Palei đó mà không ai có thể xâm phạm được Cho đến nay các Palei được phân định rõ ràng bởi chính
quyển địa phương và tuân theo qui định của chính quyển địa phương
Đứng đầu Palei là một người cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống, hiểu biết
rộng và được mọi người kính trọng Mọi người gọi ông là Già Làng Ngày xưa Già
Làng có nhiễu uy quyển, nhưng hiện nay thì ông chỉ là người có uy tín và tiếng nói,
tập họp và góp phần bảo vệ các tập tục truyền thống của Palei của đồng bào mình
Ngoài Già Làng, trong làng còn có những người chuyên lo việc tín ngưỡng,
cúng bái, gọi là thầy cúng Khi chúng tôi đến vùng Đức Cơ, nơi xa nhất, thì tại đây cũng vẫn còn thấy tục lệ này Mặc dù ở tại trung tâm huyện có trạm y tế, có trường học, nhưng đồng bào vẫn tin vào thần linh và tin có malai Tuy nhiên, phần lớn họ đã
bị Kinh hóa và nhận thức rõ ràng mê tín và tín ngưỡng Nên những hình thức cúng bái
cũng dần dần mất tác dụng
Thiết chế xã hội Giarai có người giầu, người nghèo Người giầu là người có
nhiều trâu, bò, chiêng, ché, ruộng rãy tất cả những người này giầu lên là nhờ vào
sức lao động (hoặc cũng có thể là từ đời trước đã giầu có) Người Giarai theo chế độ mẫu hệ nên con cái đều lấy họ mẹ Ví dụ: mẹ có tên là K?sor Miên có con tên là Liên
thì con cũng sẽ có tên là K”sor Liên
Mỗi gia đình có thể có một người hoặc nhiễu hơn Tuy nhiên, chúng tôi thấy
gia đình Giarai nào cũng đông con cả Lý do mà chúng tôi hỏi được từ gia đình bạn K'sor Pa là người đắt chúng tôi về làng Lang huyện Đức Cơ, xã Iadưk là sinh nở
Trang 27Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
2.2 Đặc điểm văn hóa Giaral
Trong một nên văn hóa, mỗi văn hóa đều phản ánh những khía cạnh của văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần và văn hóa xã hội Đồng thời nó cũng phản ánh mức
độ giao lưu văn hóa giữa các dân tộc cộng cư
Người Giarai trên cơ sở của một nễn kinh tế chưa thốt hồn tồn ngun thủy
Về tổ chức xã hội, các gia đình mẫu hệ đã đóng vai trò chính sáng tạo ra văn hóa khá
độc đáo thích ứng với môi trường họ đang sống Đây là một số đặc điểm trong lãnh
vực văn hóa truyền thống của người Giarai
2.2.1 Nhà cửa
Nhà ở truyền thống của người Giarai là nhà sàn Hầu hết các ngôi nhà được dựng ở khu đất ít bằng phẳng Nhà cửa họ được lợp bằng một loại lá ở trên rừng
Theo thói quen cầu thang lên xuống nhà sàn được làm thành 7-5 hoặc 3 bặc Chính vì
được dựng cao cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m nên phân bên dưới có thể chưa củi
dun, cối giã vừa có thể để phòng thú đữ đe dọa tính mạng con người Sàn nhà được
làm theo hình chữ nhật, đài khoảng 2,5m - 3m (tùy theo số người trong gia đình) Họ không có ngăn phòng riêng rẽ, bên trái nhà thường có một bếp lửa thường bập bùng
cả ngày, đêm đến họ quây quần bên bếp lửa nướng, nấu thức ăn và ngủ ngay trên sàn
gần bếp Bên cạnh nhà sàn họ thường làm một nhà kho để chứa các đồ đạc Hoặc có thêm các chuồng chứa gia súc sau nhà Nhà kho cũng là một dạng nhà sàn, được lợp
bằng lá, sàn nhà kho hình vuông, vật liệu làm nhà là những cây gỗ làm trụ, tre làm
sàn, lá rừng lợp mái Tất cả đều có trong thiên nhiên Gần giống như nhà kho là nhà
giữ rãy (chòi) được dựng trên rầy một cách sơ sài Đó là nơi nghỉ cho người chăm sóc
và bảo vệ cây trồng trên rẫy Nhà sàn truyền thống của người Giarai đang dân mất đi `
và thay vào đó là những mái nhà sàn bằng tole, và nhà đất Tại xã ladom, làng Mok Trang, huyện Đức Cơ nhà cửa đã bị “kinh hóa” nhiều Khi chúng tôi đến nhà ông
Rơchăm Lơn người đồng bào Giarai và cũng là Bí thư xã cho biết: “Nhà sàn hiện nay ít còn lợp được bằng lá như ngày xưa nữa vì nếu lợp bằng lá thì phải lợp đi lợp lại nhiều lần theo năm tháng, còn làm tole thì vừa bền, chắc lại còn tiện lợi hơn” Phải
chăng chính quan niệm ấy của đồng bào mà nét truyền thống đang dần dần mất đi?
Đó cũng là điều mà chính ông Rơchăm Lơn cũng cảm thấy hối tiếc
Việc chọn đất làm nhà của người Giarai cũng không phải đơn giản Họ phải
làm lễ cúng thần trước lúc khởi công để xin làm nhà Rồi chọn nơi nào tốt để làm
nên, kiếm các vật liệu trên rừng khi hoàn thành cũng phải cúng nhà mới rồi mời các
thành viên trong Palei đến ăn mừng
2.2.2 Trang phục
Ít có tài liệu nào nhắc đến trang phục truyễn thống của người Giarai Tuy
Trang 28Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điện
Nữ giới mặc áo chui đầu, tay dài, kèm với chiếc váy (sarong), hoa văn trên
trang phục truyền thống của nữ là những đường viễn mầu sắc ở cổ áo, tay áo, gấu váy
và đai Đó là những hoa văn hình khối đơn giản, đôi khi có cả hình người, hình những
đường dích đắc
Nam giới ở trần đóng khố Cho đến nay trang phục này vẫn còn được sử dụng, nhất là trong các dịp lễ lớn như lễ Pothi (nhiều nhất vẫn là các cụ già lớn tuổi) Loại chất liệu may áo, váy và khố do họ tự dệt lấy và may vá bằng tay Người Kính gọi
chất liệu vải là thổ cẩm Người Giarai không mang dép, không đội nón, mũ Nhưng họ
thường đeo những trang sức bằng đồng, bằng nhôm Trong thời gian thực tế tại vùng
dân tộc Giarai chúng tôi cố gắng ủm trang phục truyền thống để xem, tìm hiểu và
chụp ảnh nhưng không thấy Sau cùng chúng tôi được bà Jưi và ông Địơnh, hai vợ
chồng già nhất trong làng Mor Trang mặc cho xem Phần lớn ngày nay người đồng
bào Giarai ăn mặc không khác gì người Kinh sống bên cạnh
Quần áo truyền thống của họ khá đơn giản, lại ít khi mặc, không có ai nghiên
cứu kỹ, nên tìm nguồn gốc truyền thống trong trang phục của họ cũng là một vấn để
khó
2.2.3 Xn-uống-hút
Cơm và bắp là lương thực chính hằng ngày của người Giarai, bắp chủ yếu là luộc, hoặc phơi khô để làm giống Bữa ăn hàng ngày của họ rất đơn giản, chủ yếu là
cơm ăn với đậu hoặc mè giã nhỏ, thêm bát canh là củ mì, Những thứ này do họ từ
trồng lấy quanh nhà hoặc trên rẫy Ngoài ra họ cũng ăn thịt ngoài vật nuôi trong nhà như heo, gà, vịt, họ còn săn thú để lấy thịt Cách ăn là nướng những miếng thịt trên
dàn bếp (xông khói)
Người Giarai thường trữ muối và cá khô trong nhà, để ăn vào mùa mưa đông
Họ cũng làm các loại mắm chứa trong lỗ õ Nước uống hằng ngày của họ là nước sống, lấy trực tiếp từ đầu nguồn suối, hoặc hứng khi trời mưa Ngày nay họ cũng sử dụng nước giếng để nấu ăn Khi cúng lễ và vui chơi họ uống rượu cần Người Giarai làm rượu cần bằng nhiều phụ liệu rất dân giã và có trong tự nhiên hoặc tự trồng lấy Mùi vị rất đặc biệt, ngọt và cay Mỗi gia đình thường có nhiều ché rượu và tùy vào
dip nào và đãi ai thì sẽ có loại rượu cần và cần khác nhau Trong thời gian điển đã tại vùng Giarai chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến cách làm rượu cần của người Giarai và
cũng đã trực tiếp thưởng thức hương vị đặc biệt ấy
Rượu cẩn là tên người Kinh gọi cho loại rượu đựng trong một chiếc ghè, ché
do người dân tộc làm Chiếc ghè đựng rượu được chạm bằng hoa văn rất đẹp và tỉnh
xảo thường là hình những con thú Tùy theo loại ghè lớn nhỏ, hai tai hay bốn tai
Chiếc ghè quí là chiếc ghè được lưu truyền lâu năm từ đời này sang đời khác Còn
Trang 29Luận văn tốt nghiệp dai hoc Từ Thị Phi Điệp
Cách pha chế rượu cân
Để tạo ra thứ rượu cần có mùi vị độc đáo và hảo hạng dùng cho các lễ hội lớn
và trong gia đình hoặc để đãi khách quí Vật liệu để làm gồm gạo, khoai mì, củ riểng, ớt, lá sương sâm Người ta đem gạo, khoai mì nấu chín, giã củ riểng, ớt, lá
sương sâm rổi trộn cho đều với nhau trên một chiếc nong rồi lấy trấu ủ kín cho lên
men Sau đó cho tất cả vào ghè Chiếc ghè đã được rửa sạch và phơi khô, miệng ghè
được bịp kín bằng lá chuối Ghè lớn hay ghè nhỏ là tùy ý và rượu càng để lâu càng
ngon
Cách uống rượu cần
Trước khi uống người ta đổ nước lã vào ghè và chờ ít phút để nước ngấm vào
men Người chủ bao giờ cũng là một phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà(điểu đặc biệt ở
Giarai là người phụ nữ lanm rượu cần) Nữ chủ gia ngồi bên ghè rượu, cần cần lên và
hút đúng một “kan”, Kan là một cái que có phân định nắc uống Nếu khi uống mà
thấy nấc hiện lên trên mặt nước thì có nghĩa là đã uống được một “kan” Khác với các dân tộc khác, người Giarai chỉ uống bằng một cần Sau khi gia chủ uống xong thì lần lượt mời những người khác uống theo vai vế trong làng và trong dòng tộc Tiếp theo là đến các vị khách quí
Thường thì vào các địp lễ lớn mới có rượu cân hoặc dip cúng bái, hay vào những lúc thết khách quí Nên rượu cần được xem là một nét văn hóa truyền thống lành mạnh không thể thiếu trong mọi sinh hoạt của đồng bào dân tộc Giarai
Người Giarai còn có tập tục hút thuốc Bất kỳ người già hay trẻ, là con trai hay con gái đều biết hút thuốc Phần lớn họ tự trồng cây thuốc lá để hút Cách hút là họ"
dùng một loại lá để khô hay vỏ bắp để vấn thuốc theo kiểu “loe kèn” rỗi đưa lên
miệng hút Sở thích này cồn tổn tại đến ngày nay Người ta sử dụng tẩu để hút, tẩu có thể làm bằng gỗ, hoặc bằng sừng trâu
Ngày nay họ cũng dùng thuốc rê của người Kinh làm và các loại thuốc khác
Song truyền thống hút thuốc cửa họ vẫn còn khá phổ biến
2.2.4 Tôn giáo-tín ngưỡng và lễ nghỉ
Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn còn nhắc đến hai vị Phiên Vương của
người Giarai là Vua Lửa và Vua Nước Người ta kể rằng: trước đây còn có cả Patau Kateo (tức Vua Gió) nhưng đã lâu lắm rồi không có ai nhắc đến vị vua này nữa,
Người Giarai thêu dệt nên nhiều kỳ tích về các vị Patau này Qua các truyền thuyết
đó người ta suy luận rằng các vị Patau này chỉ là các vị pháp sư Những vị pháp sư
này mỗi vị ở một vùng, quyền uy như những vị tù trưởng Sau đó Vua Lửa, Vua Nước
đã đánh bại những pháp sư khác để hùng cứ trên một địa phận lớn được nhiều người
Trang 30Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp Ngoài các vị Patau kể trên mỗi làng đều có một vị chú làng đại diện Làng
của họ thường được lập trên các sườn đổi Nhà quay về hướng mặt trời mọc Mỗi làng đều có một nhà làng để hội họp, cúng tế
Trai gái, vẫn giữ tục “cà răng, căng tai” bằng những đài bông lớn và nặng Đến khi lấy vợ, người trai bỏ không đeo bông nữa Ngày trước buộc con trai đến tuổi
trưởng thành phải đến nhà làng (sang rung) ngủ, con gái phải ở nhà và phải nằng trong hầm Đàn bà tuyệt đối không bao giờ đặt chân đến nhà làng trừ khi li dị với
chồng
Người Giarai tin rằng chết không phải là hết, khi trong nhà có người chết, thân nhân báo cho làng biết, mọi người sẽ đến giúp làm quan tài và ma chay Tùy theo giầu, nghèo họ giết trâu, heo, gà để cúng tế Xác chết để trong nhà từ 3 ngày đến
một tuần lễ mới Hệm xác Họ tin người chết cũng cần ăn uống, nên klhi còn để trong nhà, mỗi khi ăn họ lại đem cơm, thịt đến cho người chết Tài sản người quá cố được
chia đều, phần của người chết được hủy cho hư rồi đem để ngoài mộ Thânh nhân người quá cố sẽ lui tới chăm sóc ngôi mộ trong vòng 3 năm sau đó thì bỏ hẳn,
Các vị thần của người Giarai nhiều vô số Bất cứ một khó khăn nào họ cũng kêu cầu đến các thần linh Hằng năm sau mùa gặt vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 âm lịch là mùa tết của người Giarai Đầu tiên mỗi gia đình tổ chức ăn mừng lễ “Trun Bong” tức là lễ “Mừng lúa xuống để ăn” Trong khi từng gia đình ăn lễ “Trun Bong” thì dân làng chuẩn bị ăn tết “Bơng Tơ Kuh Thun” tức là lễ “ăn giáp năm”, đây là
ngày tết chính được tổ chức trọng thể Sau nữa vào khoảng tháng 2 âm lịch những gia
đình có người quá cố tổ chức lễ “Pơ thi” hay còn gọi là lễ “bổ mả”
Như đã nói, người Giarai tin có malai “rơ hung” Theo những truyền thuyết kể
lại thì xưa kia, malai cũng là giống người nhưng vì ăn nhằm thịt người nên hóa thành
ma Cha mẹ là malai thì sinh con cũng là malai Người thường cũng thành malai nếu
chơi bời và tiếp xúc với malai hoặc bị ma quỉ nhập vào Linh hẳn của ma quỉ nhập
vào luôn luôn ở đưới nách người hóa thành malal
Người malai được nhận diện là nét mặt đữ tợn, đôi mắt đỏ ngầu, đỏ ta, miệng to Cũng có nơi malai là người có đô mắt trắng đã, không có một tia máu nào Đêm
đêm malai ra các mộ chôn chúi đầu xuống ăn, mông chống lên trời, nếu ai có thấy,
lấy đá ném vào mông nó, về nhà nó sẽ ngã cầu thang và chết
Người Giarai rất sợ malai Nếu họ nghỉ ai là malai thì luôn tìm cách xa lánh
Họ thử malai bằng nhiễu cách Khi thử mà biết ai là malai thì họ sẽ tím cách giết đi,
có khi hạ luôn cả gia đình người malai để trừ tuyệt căn Dân làng bao giờ cũng hoan
nghênh việc làm này Người Giarai tuy nóng nảy và có truyễn thống hiếu chiến, nhưng họ rất chất phác, cả tin và hiếu khách Khách đến làng sẽ được đón tiếp nỗng hậu, nếu không ác ý và biết kiêng cữ những điều cấm ky của họ
Trang 31
Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp Cuộc sống thành làng của người Giarai cũng ảnh hưởng đến những quan niệm
về hôn nhân của họ Trước đây họ lấy người trong cùng một làng, cũng có những cuộc
hôn nhân giữa người Giarai và người Kinh, nhưng đó là một điều hết sức hiếm hoi và
it di
Chính cuộc sống mẫu hệ đã ảnh hưởng rõ rệt trong hôn nhân và trong hôn
nhân của người Giarai Gia đình nhà gái đi hỏi chồng cho con và chịu mọi phí tổn về
lễ cưới Đặc biệt lễ cưới phải có một con dê cho trai tráng trong làng Chú rể phải về
nhà vợ 3 năm, sau đó vợ chồng có thể ra ở riêng Nếu vợ chết, người chồng có tể lấy
em vợ Những vụ ngoại tình, thông dâm sẽ bị xử phạt rất nặng Cả hai phải ăn trên những máng heo trong 3 tháng
2.2.6 Ngôn ngữ
Khi chúng tôi đến các làng của người Giarai, thấy họ rất say xưa nói về các “khan” của mình và hát những câu hát đối đám giao duyên Vì muốn sưu tầm một vài
bài để làm tài liệu, chúng tôi có yêu cầu họ viết ra, nhưng không ai biết viết cả Theo
ông Rơchăm Lơn, người đã thu lượm và viết lại nhưng “khan” của người Giarai thì ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ thuộc nhóm Mã Lai-Ða Đảo (Malayo-Polenésien) Còn
_ chữ viết thì không biết chính xác và có từ khi nào Ông cho rằng “chữ viết có trước khi người Pháp đến và lấy từ mẫu tự của tiếng Latinh” Hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu về tiếng Giarai cá Người Giarai ngày nay không biết viết tiếng mà họ đang nói Thậm chí họ có thể nói và viết tành tiếng phổ thông (tiếng Kinh)
Năm trong nhóm Mã Lai-Đa Đảo, nên họ có thể hiểu được tiếng của người Ê đê, khi
ˆ nghe đài họ có thể hiểu được tiếng Indonesia Đó là một sự tương đồng trong ngôn
ˆ ngữ mà chưa có một giải thích nào là có thể chấp nhận được
2.3 Đặc điểm văn hóa dân tộc Ê đê 2.3.1 Vùng cư trú của dân tộc Ê đê
Người Ê đê cho rằng: “ xưa kia loài người sống trong lòng đất, họ chưa biết
làm ăn gì cả, gạo cho là đắng không ăn, chỉ ăn cám Yang thấy vậy thì thương bèn
cho thần Y-Rim xuống dạy cho họ nấu gạo thành cơm, xôi Thần lại dạy cho họ cách
làm rượu Lầm ra rượu, họ uống liên miên, nên họ bị bệnh Tức giận họ đi kiếm thần
Y-Rim để hỏi tội súi đại họ làm ra rượu để sinh ra ốm đau Thần Y-Rim chui vào
một cái hang rồi thoát lên mặt đất Họ đuổi theo lên mặt đất, thấy cây cối, vạn vật
sinh đẹp, bèn trở về dẫn dắt tất cả loài người dưới hang lên mặt đất cư ngụ
Họ kéo nhau lên mặt đất cả 100 ngày vẫn chưa hết người Sáng ngày 101 vì
con trâu Y-Rit có đôi sứng to quá nên làm sập mất cửa hang khiến một số người còn
bị kẹt ở đưới Hang đó có tên là “hang Adrenh” ở Ban Mê Thuột
Dân tộc Ê đê là một trong những dân tộc ít người ở Việt nam Hiện nay, người
Trang 32Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Ê đê khoảng 195.000 ngưỡi (1998) chủ yếu sống ở Daklak Hầu hết hiện nay người Ê
đê sống sen kế với người Kinh hoặc sống bên cạnh những hộ gia đình người Kinh i Nằm trong nhóm các dân tộc Mã Lai-Ða Đảo ở Việt nam nên người Ê đê có
: nhiều nét tương đồng trong một số phong tục tập quán, trong văn hóa mà qua đó ta ¡ thấy sự quan hệ rất gần gũi giữa người Ê đê và các dân tộc Churu và Giarai
2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Về tên gọi Ê đê là tên chung của các bộ tộc Rađê, Adham, Krung, Dlieruê,
Bih, Tuy nhiên, cách gọi chính thức và được chấp nhận nhất là Ê đê
Người Ê đê theo mẫu hệ, ở đây con cái lấy tên họ của người mẹ và là con cháu của dòng họ mẹ hay thuộc về huyết thống người mẹ mà nhận biết được nhờ một
tén ho (vi du: Nie Kdam, Enoul, H’dok )
Subsibs: có nghĩa là các phần tử của một nhóm cùng huyết thống lớn, họ có tập quán về quyển khai thác đất đai trong vùng của người Ê đê Danh hiệu đất vẫn giữ với một lão bà của thế hệ cao cấp, người đó được gọi là Po Lan (Po có nghĩa là người được sở
hữu, Lan là đất)
Theo luật lệ của người Ê đê
Thì đất đai không thể chuyển nhượng lại được và bất cứ ai muốn canh tác trong lãnh thổ của họ đều phải được phép của Po Lan Trách nhiệm khác của Po Lan như giữ đất, kể cả việc tế lễ có định kỳ và đi thăm các ranh giới hàng năm Ngoài ra
Po Lan còn qui định các cuộc tế lễ chuộc tội vi phạm đất đai như chặt củi không cho
phép, có thể làm cho các thần linh nổi giận và tạo nên những điều bất hạnh
Nếu không có con gái nối đồng theo luật thừa tự, thì một người đàn ông có thể trở thành Po Lan, nhưng người con gái của ông ta sẽ nối vị
Về nông nghiệp, ở những nơi có sẵn đất thấp, người Ê đê làm ruộng ở đó Một vài nơi trồng vào tháng 12 và gặt vào tháng 5 hay tháng 6 Nhưng khi mưa quá nhiều,
vụ mùa thứ hai không làm được Ở những nơi khác, các ruộng cao hơn đều bị ngập nước khi trời mưa và đo đó được trồng vào tháng 6 hay tháng 7 và được gặt vào tháng 11 hay tháng 12 Một vài nhóm người E đê dùng một đần trâu đạp ruộng cho nát
thănh bùn thay vào phương pháp cây bừa Trong khi các nhóm khác chỉ dùng cuốc để
xới đất và cho trâu đạp đất, hoặc một vài nơi cũng sử dụng trâu để cầy bừa
Các đê thấp và kênh đào để kiểm soát mực nước Hạt giống được để này mầm, trước khi trồng bằng cách nhúng nước chừng 4 ngày Trong khi đó hầu hết người Ê đê gieo hạt giống và một số người đã áp dụng kỹ thuật cấy lúa mạ
Công việc canh tác lúa khô trên cao bằng phương pháp làm rẫy xem như là
sinh kế chính của họ Ngoài sự lựa chọn một đám rãy mới qua sự phối hợp các dấu
Trang 33Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp trong khi đất có cát cần tránh khỏi Việc đốn cây và cắt các bụi rậm được thực hiện
trong mùa nắng và các cây khô được đốt trồng trong ba tháng Có 3 loại lúa khô được trồng, hai loại sẽ chín trong 3 hay 4 tháng, còn loại kia sẽ chín trong 5 tháng Việc
trồng trọt trong khi mùa mưa bắt đầu Sau khi được trồng, hoa màu phụ sẽ được trồng xen giữa các luống hạt giống hay ở một phần của ruộng rẫy Mỗi năm họ khai phá
một rẫy mới và bổ hoang những đám rẫy đã hết phì nhiêu
Bốn loại lúa khác nhau được xem như là tốt nhất được trồng tại các đám rẫy mới trong năm đầu tiên Vì người Ê đê tin rằng các loại lúa này cân đất phì nhiêu Chỉ
có một loại được trồng trong năm thứ hai và hai loại khác thường được trồng trong
năm thứ ba và những năm kế tiếp Các loại sau này chỉ tốt cho việc làm rượu hơn là dùng để ăn
Bắp được trồng trong các rẫy hay các vườn sau nhà, ngoài ra còn trằng các loại
cây lấy củ, lấy quả như khoai mì, bí đồ, cà, dưa Mía, cau, chuối, đu đủ đặc biệt là
càphê và thuốc lá
Ngoài ra họ cồn nuồi rất nhiều gà, gia súc như trâu, bò đê, heo, gà, vịt Để
cung cấp thức ăn cho bắn thân và trao đối với cộng đồng ,
Họ thích đi săn thú trong rừng, vì ngoài mục đích vui chơi họ còn có thể lấy được những vật quí hiếm từ thú vật như sừng nai, nhung, ngà voi, da thú Họ sử dụng các loại thuốc độc để tiêu diệt thú đữ và những vật phá hoại mùa màng Ngoài việc này, người Ê đê còn làm ra các công cụ phục vụ trong lao động sản xuất và vui chơi
Họ làm cuốc, làm rựa, làm tên thậm chí các cả đổ thủ công như dan gui, nong,
vó cũng do họ làm từ các loại tre, nứa trong thiên nhiên Tất cả những việc làm đó
phục vụ cho đời sống của họ, mặt khác có thể đem buôn bán và trao đổi với người
kinh và các dân tộc anh em khác, mà vẫn giữ những nét văn hóa rất Ê đê của họ
2.3.3 Xã hội cổ truyền của người Ê, đê
Người Ê đê sinh sống thành các làng, mỗi làng có một chủ làng được gọi là “khua Buôn” Trên Khua Buôn cótộc trưởng hay tù trưởng Tại Daklak có những vị tù
trưởng rất nổi tiếng, tên được ghi trên các đường phố, trường học Ngay cả tên của
thành phố Ban Mê Thuột ngây nay cũng là mang tên của một vị tù trưởng Á Ma
Thuột nổi tiếng một thời Các vị nsày là những người giẫu có, được đồng bào tin
nhiệm và các vị bô lão bầu lên Ngày nay những người này không còn nhiều uy quyển như xưa kia Dân tộc Ê đê cũng tham gia dần vào bộ máy chính quyển địa
phương từ cấp xã, huyện, tỉnh
Xã hội của người Ê đê vẫn có người giầu và người nghèo Người giầu có nhiều ruộng vườn, trâu, bò, chiêng, ché Họ biết làm kinh tế và giầu có bằng chính sức
Trang 34Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Xã hội của người Ê đê theo mẫu hệ, con cái theo họ mẹ Thông thường là các
họ Y, Eban Ví dụ tên của một người bạn mà tôi quen biết tên là Nguyên thì được
gọi là Y Nguyên, những ca sĩ nổi tiếng như Y Moan, Y Zack
Ngày nay người Ê đê đã và đang tiếp nhận dần lối sống của người Kinh và
cũng theo đó mà phát triển Nhiều vùng xa đã có trạm y tế của xã, trường học của xã, sự có mặt của các bộ phận này đã cải thiện tình hình xã hội ở đây Đó là điều dễ
đành nhận thấy nhất
2.3.3.1 Nhà cửa
Người Ê đê thích ở trên các sườn đổi cao, nên nhà sàn thường làm rất cao và theo hướng Đông-Nam Mỗi nhà có hai cửa, ngõ chính bao giờ cũng có hai cầu thang, ngõ sau chỉ có một Khách đến nhà bao giờ cũng phải vào cổng chính và sẽ được đón
tiếp nông hậu ngay tại phòng khách, có bếp lửa, có rượu đãi khách, có các nahŠc cụ, sau cùng là bếp thông ra cửa sau
2.3.3.2 Trang phục
Cách ăn mặc cổ truyền của người Ê đê là đóng khố đối với người đàn ông, mình trần và khoác khăn Đàn bà mặc Miêng và cổ đeo vòng (kông) bằng đồng hay bạc, tai đeo khuyên Vào ngày lễ đàn ông mặc chiếc áo hai thần và một chiếc khố
nhiều màu sặc sỡ Đàn bà cũng khoác thêm áo màu và mặc chiếc miêng thật đẹp
Hiện nay đa số người Ê đê sống ở gần vùng thị xã và vùng có đồng bào Kinh cư ngụ đều dùng Việt phục hay âu phục
2.3.3.3 Thức ăn, uống, hút
Cơm và bắp là lương thực chính của họ Bữa ăn hằng ngày còn rất đạm bạc và
dau màu sắc thiên nhiên, chủ yếu là các loại rau quả, bầu bí, củ mì và thịt
Người Ê đê cũng đến chợ huyện để mua lương thực về dự trữ, thông thường là các thực phẩm khô như cá khô, muối, mắm Họ uống các nước sông, suối, hay hứng nước khi trời mưa Ở làng xã củng có giếng nước để sinh hoạt, ăn uống Vào các địp đặc biệt họ uống rượu cần Cách làm rượu không khác so với các đân tộc khác như
người Giarai, Churu
Pan Ong, dan bà, trẻ em đều hút ống điều gọi là Đi Ngặt Ngày nay họ còn hút
thuốc rê, thuốc gói của người kinh Nhìn chung trong lãnh vực ăn uống hút của người Ê đê cho đến hôm nay vẫn cồn rất đơn giản Tuy nhiên nó vẫn mang được một nét rất đặc trưng của đồng bào người thượng
2.3.3.4 Tôn giáo-tín ngưỡng-lễ nghỉ
Hiện nay tuy đã có một số theo công giáo và Tin lành, nhưng họ vẫn có một
nhiều vấn để kiêng cữ, cúng bái phần đông vẫn còn thờ đa thần Tục lệ pháp của họ
Trang 35Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Họ thờ thần sấm sét, thần lúa, thần núi, thần nước Các vị này thực tế là đại diện cho các hiện tượng trong thiên nhiên, nhưng do bản thân họ chưa hiểu nổi những biến chuyển trong thiên nhiên nên bất lực trong thiên tai, từ đó nẩy sinh ra óc tưởng
tượng là có các vị thần, nên họ cúng bái, lễ tiết quanh năm Ngoài ra còn có các vị
thần cây, thần cóc, thần ghè cũng được tôn sùng
Khi đau ốm, họ cho là đã bị thần trách phạt hoặc bị ma quỉ làm hại, nên họ cúng bái cầu xin cho tránh khỏi bệnh tật Khi hết bệnh họ lại làm lễ tạ ơn Cuộc sống
của họ vốn chưa thoát khỏi nghèo khó lại càng nghèo khó hơn có khi lại trở thành
nguy hại
Nhận thức rõ được điểu đó, ngày nay một số đồng bào Ê đê đã đần dân thoát
khdi các mê tín đị đoan, tiếp thu một số tôn giáo khác và họ cũng giảm bớt những thủ
tục cúng bái xưa cũ
Tục ma tang ngày nay tuy có phần đơn giản hơn nhưng vẫn giữ nét truyền thống Khi trong nhà có người quá cố, thân nhân không được đến nhà người khác, gia đình sẽ gióng thanh la báo cho dân làng biết, láng giểng sẽ tự động đến giúp chôn cất
Người Ê đê kị không bao giờ làm áo quan trước, khi có người chết họ mới
xúm lại kiếm gỗ làm áo quan, nhà nghèo làm một áo quan, nhà giầu thường làm hai
áo quan Tang ma cũng tùy theo giầu nghèo Sau khi chôn, người trong làng đến phân
mộ của người quá cố thương tiếc khóc lóc
Mộ của người chết được đắp to, được trang hoàng thật đẹp, có bày những đồ dùng và phân của cải được chia cho người chết Tài sản của người quá cố được chia
cho người con gái Tâm hôn của người Ê đê không giản đị như ta thường nghĩ Họ vẫn
tự hào là bất cứ lời nào mà họ nói ra đều hàm chứa những ý nghĩa sâu xa và có ý răn
đời Đôi khi lại là những lời nói ngọt ngào êm ái
Nếu như người Kinh thường dùng thành ngữ “ranh như ma” để chỉ nhưng kẻ
lưu manh, thì người Ê đê cũng có câu “ranh như thổ” (Déc si wa pai), để chỉ những
đứa trẻ ngỗ nghịch, dạy bảo chỉ như “nước để lá khoai”, các bà mẹ người Ê đê thường
than phién rằng (Kurk kuk, sĩ jủa arêk blăm aré) “tre khô nhận xuống nước vấn cứ nổi lên” Người thanh niên Ê đê trong lúc băng rừng vượt suối hoặc trong những buổi lên
rẫy cũng thường gửi gắm tấm lòng cho người yêu bằng những câu ca dao sau:
Klei Mni Mniê
Ở adei wơih
1h luel kông yâu klăm jững Bong êchăng yâo hăm kbông Mhie prong dléng mtih Ba muiéng jih lan Kéng pan kaul
Mchul jing jai nao jung jai
Trang 36Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phí Điệp Tạm dịch : Gởi Cô Xuân Nữ
Hỡi cô xuân nỡ má hồng,
Đôi chân mang những vòng cổng đẹp sao,
Miệng nhai một miếng trầu cau, Lần đa trắng mập, dáng đào đẹp xinh, Chiếc yêng (váy) bó chặt thân hình Hương trinh toả ngát đắm tình ngươi trai Để lấy lòng nàng, người thanh niên còn nói tiếp:
Tạm dịch :
Don buk ih préng cult gié k’kal tun,
Kngan buk kông kwiêng, Kdiéng cut krah
Asei tang krah Jong tang ênuôm
Tóc cô búi ngược, cài bông
Tay cô đeo những vòng đồng long lanh Nón tay mang nhẫn xinh xinh
Cổ chân còng bạc trắng tỉnh quấn đầy
Lầm cho say đắm lòng trai
Có chàng trai lại còn sĩ tình tưởng tượng người yêu của mình không phải do cha mẹ sinh ra mà phải được đúc bằng hiep, trong những chiếc giỏ quí được mạ vàng
Tam dich :
Ai lei annak ebak arăng anăn Amão đjõ amĩ nũ bã oh Ami nti tuh béng ding Kling hong bai
Sai 6a mah pra
Oi nang sao đẹp lạ lùng,
Me nang chẳng phải tự lòng mà sinh Minh nang bằng thép trắng tỉnh
Đúc trong chiếc giỏ thần linh mà thành Lại đem thêm quí giá cho tình đắm say
Chính những lời lẽ bình dân đó đã đi vào lòng các cô gái Ê đê bằng những rung động thật nhẹ nhàng
Nó nói chân thực tâm hồn của các chàng tria Ê đê Mà những vẫn điệu ấy xuất
phát trong cuộc sống bình dân, lâu ngày trở thành mội thói quen, rồi trở thành một tập
Trang 37Luân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
2.3.3.5 Hôn nhân
Thiếu nữ Ê đê 14, 15 tuổi là có thể sửa soạn để lựa chọn kén chồng, khi đã lựa
chọn được người xứng ý cô về thưa lại với cha mẹ để nhờ người mai mối đến hỏi Nếu
người con trai thuận tình, hai bên trao đổi vòng và hẹn ngày cưới Lễ cưới được tổ
chức trong hai ngày
Ngày đầu mai mối tới nhà trai rước lễ, nhà trai đãi tiệc rượu thịnh soạn trước
khi cho con về nhà vợ Hôm sau nhà tria kéo sang ngà gái, tiệc cưới được tổ chức linh
đình mời tất cả làng đến dự
Tục lệ xưa bất buộc khí vợ hoặc chỗng chết tì người còn sống phải tục huyền
hay tái giá với anh hoặc em hay chị em ruột người hôn phối của mình Nhưng hiện nay tục lệ này cũn g đã nới rộng hơn
Người đàn bà đến kỳ lâm bồn gia đình là đi mời ba “Budi” đến giúp Đứa bé
lọt lòng mẹ, bà Buôi sẽ hô lên”Anoi anäk kân pô' đồng thời hai ngươi đàn ông ném
hai cái chày, một từ trên sàn xuống đất, một cái ném ngang nhà để xua đuổi tà ma Hôm sau gia đình làm “lễ đặt tên” cho đứa bé Họ làm gà, mời thầy “Pô ria Yang” đến cúng Đứa bé mang họ mẹ, còn tên do bà Buôi đặt Nếu sinh con trai, gia đình sẽ tặng đứa nhỏ ná, tên, dao, mác Nếu là con gái sẽ tặng quà là đổ dệt cửi và những
thứ tượng trưng cho công việc của phụ nữ,
2.4 Đặc điểm văn hoá dân tộc Churu
2.4.1 Vùng cư trú của dân tộc Churu
Churu là một trong những dân tộc ít ngượi ở Việt Nam Hiện nay ngươi Chu ru
cư trú khá tập trung ở tỉnh Lâm Đồng (7.329 người) Ninh thuận và Bình Thuận (hơn 2000 người) Theo số liệu thống kê của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày 01/01/1989, dân số Churu có 1.0746 người, chiếm gần 0,00015% dân
số toàn quốc Xếp vào hạng dân tộc đông thứ 36 trong danh mục 54 dân tộc ở Việt Nam So lvới địa phương có người Churu cư trú, người Churu là dân tộc đông thứ 3 hoặc 4 (ở Lâm Đềng), đông thứ 5-6 (ở Ninh Thuận và Bình Thuận) Một số tỉnh khác như Daklak, Gialai, Kontum người Churu không đông và sống không tập trung thành cộng đồng hoặc thành làng cư trú riêng mà cư trú xen kế với các dân tộc Giarai, Ê đê Địa bàn phân bố của người Chưru tập trung đông nhất ở vùng thung lũng Dran thuộc cao nguyên Langbian Lãnh thổ cư trú tộc người của dân tộc Churu là một dãi
đất tương đối bằng phẳng, phía tây giáp với rừng núi trùng điệp, sinh sống xen kẽ với
Trang 38kuân văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phí Điệp
2.4.2 Xã hội cổ truyền của dân tộc người người Churu
Người Churu sống thành các pơlei (làng) Ranh giới các pơlei của người Churu
được qui ước các pơlei giáp với nhau Pơlei của người 'Churu ngày xưa bao gồm phần
đất cư trú, phần đất núi, đất sông, đất canh tác của tất cả thành viên trong một pơ lei
thuộc quyền sở hữu của một pơlei và bất khả xâm phạm Ngày nay, ranh giới pơlei đã
được qui định cụ thể hơn theo bản đề hành chính của địa phương và tuân theo qui định
củaq chính quyển địa phương Ngày xưa đứng đầu pơlei là một “Ong Tha Pơlei” có
thể hiểu là già làng “Tha pơlei” là một người đàn ông lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm
sống, hiểu biết rộng về lịnh sử, khéo léo và được mọi người kính trọng Trước đây
*“Tha pơlei” có nhiều uy quyển nhưng hiện nay chỉ có uy tín trong việc góp phân bảo
vệ các tập tục truyền thống của pơlei
Ngoài “Tha pơlei” cồn có các vị “Gru” - là một chức sắc như là một thầy
phép địa phương chuyên lo việc tín ngưỡng cho dân làng, phục vụ tín ngưỡng cho các gia đình, các dòng họ trong pơlei Ngày xưa, “Gru” được kíngh trọng và nể sợ nhưng hiện nay vai trò của họ dẫn mờ nhạt vì càng ngầy nhiều người Churu nhận thức rõ được mê tín và tín ngưỡng
Trong mỗi pơlei còn có “Mok boaik” — là bà đỡ để cho các sản phụ Churu
trong làng Tuy nhiên, ngày nay với hệ thống y tế về các vùng sâu, vùng xa, (nơi các
dân tộc thiểu số cư ngụ) đã cải thiện tình hình y tế ở địa phương, có trạm xá, các y,
bác sĩ thường trực nên vai trò của “Mok boaik” cũng mất đầmn tác dụng
Trong pơlei Churu có nhiều dòng họ Người Churu thường nmang các họ Ama
(cha), Tanah riya (đất đai) Jơlơng, Tuneh (nhỏ), Tuprong (lớn) Mỗi dòng họ có
nhiều gia đình hợp thành Một gia đình có thể có một người hoặc hơn Có cấu trúc gia
đình (sang hay buah sang) Có gia đình Churu gồm hai, ba, bốn thế hệ cùng chung
sống Mỗi gia đình Churu thường tương ứng với các nhân khẩu chung kinh tế hộ và
hiểu theo người Churu là cùng “goh glah” (tức là cùng ăn một nổi cơm) Chung kinh
tế hộ được hiểu là chung tài sản nhà cửa, ruộng đất, lao động Có nhiều gia đình gồm
vợ, chồng và các con Những gia đình chỉ có một người là những gia đình đơn chiếc, ít
con cháu hoặc không còn ai thân thiết
Xã hội cổ truyền của người 'Churu theo mẫu hệ thể hiện qua việc quyển thừa
hưởng tài sản, việc tổ chức cùng bái đều thộc về con gái và đo bên gái quyết định
Tuy nhiên người đàn ông luôn được trọng và là người trực tiếp sản xuất tạo ra của cải vật chất cho gia đình và cho xã hội
2.4.3 Đặc điểm văn hoá dân tộc Churu
2.4.3.1, Nhà cửa
Nhà ở truyền thống của người Churu là nhà sàn, kiểu nhà có sàn cao dựng trên
những khu đất dưới chân triển núi, Đa số những ngôi nhà của người Churu dựng lên
Trang 39Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phụ Điệp
những ngôi nhà sàn cao 2-3m, hiện cũng có nhiều nhà sàn chỉ cao dudilm Theo thoi quen, cầu thang lên xuống nhà sàn được làm thành 7, 5 hoặc 3 bậc ở bên dưới nhà
sàn, vừa có thể để phòng thú đữ vừa có thể chứa củi đun, cối giả, gia súc gia cầm ở
dưới sàn Cửa nhà thường được mở theo hướng Tây Nam để đón gió mát và nắng buổi chiếu Sàn nhà được làm theo hình chữ nhật, chiều rộng khoàng 4m, chiều dài tùy theo số gia đình tế bào, trung bình mỗi gia đình tế bào có khoảng dài chừng 3m Một số nhà ở của ngươì Churu được ngăn thành nhiều phòng, số phòng tương ứng với số
gia đình tế bào cộng thêm một phòng làm nơi nấu ăn ở dưới đất
Ngoài nhà ở người Churu còm làm thêm nhà kho và chuồng súc vật Đa số các
chuồng này đều được lớp bằng tranh, có hoặc tole Sàn nhà kho thường có hình vuông,
mỗi chiều hai mét, cách đất khoảng 1,5m Mỗi nhà kho thường có bốn cột, người
Churu thường cột chùm lá thong lộn ngược ở dưới chân mỗi cột nơi tiếp giáp với sàn
để chống chuột
Vật liệu làm nhà là những thảo mộc dễ kiếm trong khu vực cư trú như gỗ, tre
nứa, cỏ tranh, lá buông, mây, dây rừng Người Churu cũng biết dùng rơm hay cổ
nhào với đất nhão để thưng vách nhà như ở người Chăm Người Churu thường bổ đôi
cây nứa hoặc lỗ õ rồi đập dập, đan lóng một thành phên để thưng vách nhà, hoặc lót
sàn nhà như người Raglai Mỗi nhà có một cửa, cửa nhà thường rộng từ 1m-1,2m Nhà
sàn có ngăn phòng, các bếp được đặt tại một phòng riêng nơi đầu nhà Bếp nấu nướng là một khuôn gỗ hình chữ nhật, chiều dài khoảng 1m, chiều rộng khoảng 0,8m, đất được lèn chặt ở trong khuông rồi dặt lên ba hòn đá làm chỗ kê nềi đun Trước khi làm nhà người Chuzu thực hiện nhiều lễ cúng như : cúng trước lúc khởi công Khi mừng
nhà mơi cũng có lễ tân gia Thường thì mời cả pơlei và thân thuộc đến dự Thết khách
bằng cách giết gà, vịt, heo và không thể thiếu rượu cần
2.4.3.2 Trang phục
Chiếc áo cổ truyền của người Churu gọi là “au” -kiểu chưi đầu khi mặc
thường dùng chung cho cả nam giới lẫn nữ giới Đàn ông Churu thường mặc chiếc khố
“khan”, kiếu khố hình chữ T Giới nữ thường mặc váy “kadop” Người Churu không
biết đệt vải, tuy nhiên người Churu thường mua các loại vải từ sản phẩm đệt truyền
thống của người Chăm để may trang phục Người Churu không có dày, dép, nón, mũ,
nam và nữ đều để tóc dài rồi búi lại Nữ giới Churu thích đeo loại hoa tai làm bằng
chùm chỉ màu cột lại, loại này rẻ, dễ kiếm và có thể tự làm được Một số phụ nữ
Churu đeo vòng cổ, vòng tay bằng đồng hoặc nôm Phụ nữ có chồng thường đeo dây dườm cổ và vòng nhẫn “kưrak” từ vật lễ cưới
Nhìn chung so với các dân tộc láng giểng, thì trang phục cổ truyễển của người
Churu rất đơn sơ và ít kiểu loại Hiện nay, rất khó có thể tìm lại trang phục gốc của
dân tộc Churu
Trang 40Luận văn tốt nghiệp đại học Từ Thị Phi Điệp
Cơm và bắp là lương thực chính hàng ngày của người Churu, bắp có thể để cả hạt, nấu cho nhừ, bắp giã nát rồi nấu như cơm bằng gạo, bắp tươi luộc, băm nát nấu
cháo, nấu chè Bữa ăn hàng ngày của người Churu còn có canh nấu bằng nhiều loại
rau, đậu, bầu, bí, nấm do trồng hoặc hái lượm trong rừng Do ở vùng ít nguồn thuỷ
sản nên thức ăn bằng thịt chiếm vị trí nhiều hơn, chủ yếu là thịt thú có được đo săn
bất Ngồi ra vật ni cũng là nguồn cung cấp thịt chính cho họ Gia vị trong các bữa ăn là ớt, lá é và muối Ba vị này giã nhỏ rôi trộn lẫn với nhau tạo nên một hương vị đặc biệt Loại gia vị đặc biệt này giúp họ tránh được bệnh sốt rét và bệnh cảm cúm
Nước uống thường ngày của người Churu là nước sống lấy trực tiếp từ sông,
suối hoặc hứng khi trời mưa Người Churu không biết từ khi nào đã biết cách làm rượu
cần Chiếc cần là loại ống hút nhỏ, đường kính chừng 1-2cm, chiều dài từ 1-4m Chiếc
cần thường làm bằng nhánh nứa, thân trúc, sợi mây hoặc cây giang đã dùi thhông lỗ Trên thân cần rượu có thể được trang trí bởi những lục lạc tạo ra âm thanh khi đi
chuyển chiếc cần lúc mời rượu Có loại cần được chạm hình các con thú hoặc kẻ những đường hoa văn trông rất đẹp Cần quí là những chiếc cần được lưu truyền từ
năn này sang năm khác Người Churu gọi rượu cần là tơpai
Cách pha chế rượu cần:
Để tạo ra thứ rượu cần hảo hạng dùng trong lễ hội lớn, dùng để cúng sức khoẻ,
mừng cơm mới hoặc dùng để đãi khách quí Vật liệu để làm rượu gồm gạo, bắp,
hoặc khoai Men rượu làm bằng gạo pha với củ riêng, rễ cam thảo và củ cây chí,
Người ta đem ủ bắp, gạo, khoai nấu thành xôi, xới ra nong phơi cho nguội, trộn men vào và đem ủ kín Khi thấy chúng đã lên men, người ta lấy trấu trộn vào (có tác dụng
để hút bằng cân), rỗi cho tất cả vào ché (đã rửa sạch và phơi khô trước đó) Miệng
cheh được bịt kín bằng lá chuối khô, ché càng to càng tốt, rượu cất để lâu càng ngon Muốn cho rượu thêm htơm có thể đem chôn đưới đất từ sáu tháng đến một năm Nếu cần nhanh chỉ một tuần cũng có thể sử dụng
Cách uống rượu cần
Khi có lễ của gia đình, của dòng họ hay của pơlei hoặc cần đãi khách quí, một
người đàn ông trong gia đình đi “thỉnh” ché rượu ngoài bìa rừng mang về đặt bên
cạnh cây nêu có chạm hoa văn bằng máu con vật “hiến tế” dựng giữa nhà và buộc
lại Trước khi uống, người ta để nước lã vào chế và chờ ít nhất nửa tiếng đồng hồ để cho nước ngấm men
Chủ bao giờ cũng là một phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà Nữ gia chủ tiến lại gân cheh rượu, cầm cần rượu lên và khấn nguyện với thần linh vài câu cho mọi sự tốt lành “Yầng uống trước, con uống sau, tốt thì Yàng nhận lấy, xấu thì Yàng bỏ qua
đừng bổ bụng mà bắt phạt con cháu * rỗi hút bằng bảy hơi dài Sau khi nữ gia chủ
(Mok posang) uống xong, lần lượt mời những vị có “vai vế” trong Palei, dòng tộc Các