NGHIÊN CỨU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC Ở LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ, TỔ CHỨC CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI Trần Hữu Sơn Chủ nhi
Trang 1NGHIÊN CỨU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC Ở LÀO CAI
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ, TỔ CHỨC CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI
Trần Hữu Sơn
Chủ nhiệm đề tài
Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa Thể thao cà Du lịch
tỉnh Lào Cai
Thời gian thực hiện: Từ 2011 - 2013 Nghiệm thu ngày/tháng/năm: 08/5/2015 Kết quả xếp loại: Đạt
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Lễ hội là một hình thức ứng xử văn hóa đặc biệt, là sản phẩm đời sống sinh hoạt của người dân, là một loại hình di sản văn hóa đa giá trị Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa cao, hoạt động văn hóa nổi trội trong đời sống của con người Lễ hội là một thành tố của văn hóa Nó thể hiện một cách khá phong phú và
đa dạng các khía cạnh của đời sống văn hóa dân gian như: tín ngưỡng dân gian, diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian,…… Do đó, việc nghiên cứu về lễ hội có ý
Trang 2nghĩa khoa học hết sức sâu sắc, góp phần bổ sung và làm rõ thêm các lý thuyết về văn hóa, di sản Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản
II MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
1 Mục tiêu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu khảo sát lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu
số ở Lào Cai, đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý các lễ hội truyền thống các dân tộc ít người
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm các lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, xây dựng các chuyên đề khoa học về các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai
- Nhận diện, phân loại, lập hồ sơ danh mục các loại lễ hội của các dân tộc thiểu Lào Cai làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý nhà nước về văn hóa và
du lịch: Tiến hành phân loại các lễ hôi ở Lào Cai theo tiêu chí thời gian, không gian đặc trưng tộc người, quy mô tổ chức,…
- Nghiên cứu thực trạng, dự báo xu hướng phát triển, biến đổi của các lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lào Cai Đề xuất mô hình, giải pháp, lý thuyết về chỉ đạo quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai
2 Nội dung
- Nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lào Cai; phân loại, nhận diện, lập hồ sơ các danh mục các loại hình lễ hội
- Đề xuất giải pháp, mô hình, chỉ đạo quản lý, tổ chức các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 3- Phương pháp sưu tầm tài liệu, ấn phẩm đã xuất bản:
- Phương pháp điền dã, điều tra khảo sát:
- Phương pháp phân loại học nhằm phân chia các loại hình lễ hội của các nhóm ngành dân tộc ở Lào Cai thành các nhóm khác nhau làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho hoạt động quản lý nhà nước và phát huy các lễ hội đáp ứng nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kì mới
- Phương pháp xây dựng các mô hình điểm về phục dựng một số lễ hội làm căn cứ nhân rộng ra các cộng đồng khác trong toàn tỉnh Lào Cai
- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia thông qua hội thảo khoa học, trao đổi học thuật nhằm đánh giá thông tin và góp ý hoàn thiện các chuyên đề
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm lễ hội truyền thống các dân tộc ít người
ở Lào Cai; phân loại, nhận diện, lập hồ sơ các danh mục các loại hình lễ hội.
Nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm lễ hội truyền thống của các dân tộc, trong đó,
chú trọng đến các dân tộc ít người., bao gồm: Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy
ở Tả Van (Sa Pa); Lễ hội của người La Chí ở Nậm Đét (Bắc Hà); Lễ hội của người Bố Y ở Mường Khương; Lễ hội của người Phù Lá ở Na Hối (Bắc Hà); Lễ hội của người Hà Nhì ở Ý Tý, Nậm Pung (Bát Xát); Lễ hội của người Pa Dí ở huyện Mường Khương ; Lễ hội của người Thu Lao ở Tả Gia Khâu (Mường Khương); Lễ hội của người Thái ở Dương Quỳ (Văn Bàn); Lễ hội của người Xá Phó ở Xuân Giao (Bảo Thắng); Lễ hội của người Dao; Lễ hội Gầu tào của người Hmông; Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín; Lễ hội xuống đồng của người Tày Thông qua đó, để có cái nhìn tổng quan về các lễ hội ở Lào Cai
2.2 Phân loại, lập danh mục lễ hội
Trang 4a) Tiêu chí phân loại lễ hội: Phân loại lễ hội theo chủ nhân của lễ hội; Phân
loại lễ hội theo thời gian; Phân loại theo không gian; Phân loại theo mùa; Phân loại theo chức năng
b) Phân loại các lễ hội và phân cấp quản lý lễ hội truyền thống các dân tộc
ít người.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 44 lễ hội Theo các tiêu chí trên, các
lễ hội được phân loại như sau:
- Phân loại theo chủ nhân của Lễ hội:
Nhóm ngôn ngữ Tày Thái có 27 lễ hội
Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao có 11 lễ hội
Ngoài ra còn có 1 lễ hội chung của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh là lễ hội Đền Thượng ở thành phố Lào Cai
- Phân loại theo mùa: Ở Lào Cai, các lễ hội được tổ chức tập trung chủ yếu vào các dịp xuân, cuối hè Một số lễ hội được tổ chức vào cuối thu
Lễ Hội Gầu tào (người Mông) Hội hát đầu xuân người Dao
Trang 5Hội Gioong Booc (người Giáy) Tam quan đền thượng
Lễ hội xuống đồng
Trang 6- Phân loại theo chức năng: Các lễ hội ở Lào Cai có nhiều chức năng, trong
đó nổi bật hơn cả là chức năng cầu mùa Một số lễ hội có những chức năng đặc thù như cầu phúc, cầu mệnh, bảo vệ rừng
3 Đề xuất giải pháp, mô hình, chỉ đạo quản lý, tổ chức các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.
3.1 Nghiên cứu thực trạng, biến đổi, phát triển của các lễ hội truyền thống
a) Môi trường hình thành lễ hội truyền thống ở Lào Cai
b) Tính đa dạng và thống nhất trong các lễ hội truyền thống ở Lào Cai
- Về quy mô, không gian lễ hội: Lễ hội Lào Cai chủ yếu có quy mô nhỏ, diễn
ra trong không gian làng bản
- Thời gian tổ chức lễ hội: Như trên đã phân tích, nhịp điệu sống của người
dân Lào cai theo mùa vụ Và, lịch lễ hội cũng phụ thuộc vào lịch sản xuất Nhưng lịch lễ hội ở Lào Cai khác với lịch lễ hội ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ Ở các vùng này có hội xuân và hội thu Nhưng ở Lào Cai chủ yếu chỉ có hội xuân và hội cuối hè (tháng 6)
- Tính đa và thống nhất trong loại hình lễ hội thể hiện tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp:
Với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, các lễ hội ở Lào Cai thể hiện
rõ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần nước, thờ thần mặt trời, tín ngưỡng đa thần
- Tính đa dạng và thống nhất trong loại hình lễ hội liên quan đến rừng
Do đặc điểm cư trú gần rừng nên hàng năm, các dân tộc ở Lào Cai còn tổ chức lễ cúng rừng Mỗi dân tộc sẽ có cách tổ chức khác nhau nhưng tựu chung lại
Trang 7đều là ước muốn bảo vệ rừng, cầu mong thần rừng phù hộ, mang đến nhiều điều tốt đẹp cho dân bản
- Tính đa dạng và thống nhất trong loại hình lễ hội theo mùa
Lễ hội theo mùa là loại hình lễ hội phổ biến ở tất cả các dân tộc Mùa xuân
có lễ hội mừng năm mới, lễ hội xuống đồng, lễ hội roóng poọc, cúng thần rừng,… Các lễ hội đầu xuân đều được tổ chức với mục đích cầu cho trời yên, vật thịnh, mùa màng được phong đăng, bản làng yên vui, sinh sôi, nảy nở
- Tính đa dạng và thống nhất trong loại hình lễ hội tôn giáo
Loại hình lễ hội tôn giáo có lễ cấp sắc của người Dao, lễ tu su của người H’Mông,… Yếu tố tôn giáo thể hiện ở tín ngưỡng tô tem Tuy nhiên, mỗi loại hình lễ hội này lại có những nội dung, cách thức thể hiện khác nhau
c) Đặc điểm và giá trị đặc sắc các lễ hội truyền thống của các dân tộc ít người ở Lào Cai
Các lễ hội ở Lào Cai phần lớn có quy mô nhỏ: gia đình, dòng họ, làng, bản; Giá trị của lễ hội truyền các dân tộc ở Lào Cai: Giá trị hướng về cộng đồng; Giá trị hướng về cội nguồn; Giá trị cân bằng đời sống tâm linh; Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa
3.2 Xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống các dân tộc ít người trong hơn 20 năm mở cửa và cải cách kinh tế.
Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh lễ hội cổ truyền đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương đại nên biến đổi, còn xuất hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện đại
- Về thời gian tổ chức lễ hội: có hai xu hướng biến đổi một số lễ hội có thời gian ngắn hơn nhưng một số lễ hội lại kéo dài thời gian tổ chức
Trang 8- Không gian lễ hội cũng mở rộng
- Chủ thể lễ hội: các lễ hội từ miền núi cho đến đồng bằng hiện nay đã có sự biến đổi về chủ thể tổ chức lễ hội
- Lễ hội cổ truyền đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích, chức năng và cấu trúc
- Lễ hội hiện nay có phổ biến được xem xét dưới góc độ cấu trúc: Lễ hội có hai phần (phần lễ và phần hội)
3.2 Các giải pháp quản lý lễ hội
a) Về quan điểm: Cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội cổ truyền cũng như
xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là một yếu tố khách quan trong đời sống văn hóa hiện nay Vì thế không nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên
lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội, tổ chức các sự kiện như hiện tại Ở lĩnh vực này cần bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn trên cơ sở lý luận về quản lý văn hóa Trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể của cộng đồng người dân tổ chức lễ hội Người dân phải được tham gia các quá trình tổ chức lễ hội, phải được trao quyền tổ chức lễ hội hiệu quả Đồng thời cũng không coi nhẹ việc quản lý của nhà nước đối với lễ hội
b) Xây dựng mô hình tổ chức quản lý các lễ hội truyền thống hiệu quả
- Mô hình quản lý và tổ chức mang tính cộng đồng tự quản
- Mô hình quản lý và tổ chức lễ hội do cộng đồng tự quản, có sự giám sát của nhà nước
- Mô hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng với sự giúp đỡ của nhà nước
- Mô hình quản lý, tổ chức lễ hội có sự can thiệp sâu của nhà nước
Trang 9c) Xây dựng nhóm giải pháp về truyền thông:
- Kênh thông tin truyền thống:
- Qua hệ thống thông tin đại chúng:
- Thông tin qua hệ thống internet, mạng xã hội:
Như vậy, cần kết hợp và đa dạng hóa các loại hình thông tin cả cổ truyền và hiện đại trong việc quảng bá, tuyên truyền về lễ hội ở Lào Cai Xác định, tuyên truyền, quảng bá qua các kênh thông tin là giải pháp hàng đầu dẫn đến việc tổ chức, quản lý lễ hội hiệu quả
d) Nhóm giải pháp về xây dựng và đổi mới tổ chức các ban quản lý lễ hội:
e) Các giải pháp nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kịch bản của lễ hội đương đại và lễ hội du lịch
f) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học
g) Về đào tạo nguồn nhân lực
h) Tham gia nghiên cứu, đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật
IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Lào Cai là một tỉnh có 13 dân tộc với 23 nhóm ngành nhóm dân tộc khác nhau, tạo ra sự đa dạng văn hóa Sự đa dạng văn hóa càng được phản ánh trong sự phong phú của hệ thống lễ hội ở Lào Cai Lễ hội ở Lào Cai có nhiều giá trị Trong quá trình biến đổi theo xu hướng toàn cầu hóa, thương mại hóa các lễ hội bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp cần phải quản lý
Đề tài đã dựng lên bức tranh tổng quát về sự phong phú của các lễ hội ở Lào Cai cũng như phân tích thực trạng tình hình lễ hội hiện nay, trong đó đặc biejt chú
Trang 10ý đến xu hướng biến đổi của lễ hội dưới tác động của cơ chế thị trường Trên cơ sở nghiên cứu tổng kết thực tiễn và vận dungjkinh nghiệm quản lý của một số nước, cũng như của một số tỉnh, đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp mang tính chất khả thi Trong đó, đề tài đặc biệt chú ý các giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước
về lễ hội phù hợp với đặc điểm Lào Cai, về đào tạo nguồn nhân lực, về đổi mới các phương thức tổ chức lễ hội phù hợp với từng loại hình lễ hội
2 Kiến nghị:
Đề nghị Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Lào Cai có chương trình xây dựng quy chế quản lý lễ hội phù hợp với đặc điểm của tỉnh Lào Cai Đề nghị tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách về việc đào tạo nguồn nhân lực mang tính đặc thù cho vấn đề quản lý và tổ chức lễ hội ở tỉnh, đầu tư nghiên cứu và xây dựng chương trình định hướng quản lý lễ hội du lịch mới, quản lý các festival, ngành nghề