Chăm sóc cây con giống

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống điều nghề trồng điều (Trang 29)

3. Chuẩn bị vườn ươm cây con từ hạt

3.5.Chăm sóc cây con giống

Khi mầm điều nhú lên mặt đất tiến hành loại bỏ chất che tủ để cây con phát triển và tránh bị bệnh lở cổ rễ.

Tưới đủ nước và làm cỏ sạch khi cây còn nhỏ.

Bón phân khoáng sau khi cây phát triển hoàn chỉnh một đợt lá theo tỷ lệ N:P2O5:K2O = 3:1:1 với liều lượng từ 10 - 50 g/cây tùy theo độ tuổi.

Nếu thấy cây con sinh trưởng phát triển chậm, phun phân bón qua lá và chất kích thích sinh trưởng để cây sinh trưởng phát triển nhanh và khỏe.

 Phun Sherpa 25EC để phòng sâu hại lá, sâu đục ngọn và bọ xít muỗi.  Phun thuốc trừ nấm gốc đồng hay Benlate theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng bệnh lỡ cổ rễ, đặc biệt thường xảy ra trong tháng đầu tiên khi thân cây con chưa hóa gỗ

Phân loại cây giống: sau khi gieo hạt từ 30 – 50 ngày tiến hành phân loại cây giống nhằm làm đứt những rễ cắm trực tiếp xuống đất và phân loại cây giống tốt xấu xếp riêng để tiện trong việc chăm sóc, xuất vườn hoặc chuyển sang ghép chồi.

Hình 3.14: Cây con 60 ngày sau gieo

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi

- Vườn ươm cây gốc ghép và vườn nhân chồi ghép cần đạt yêu cầu như thế nào?

- Nêu các bước chuẩn bị và trồng cây điều từ hạt vào bầu đất 2. Bài tập

- Thực hành đóng chuẩn bị và đóng bầu đất để trồng điều từ hạt. - Thực hành chọn hạt, ngâm ủ hạt và trồng vào bầu

- Kiểm tra đánh giá cây điều con chuẩn bị ghép hoặc xuất trồng

C. Ghi nhớ:

- Muốn sản xuất cây điều con từ hạt hoặc cây ghép phải thiết kế vườn ươm cây con từ hạt và vườn nhân chồi đạt yêu cầu kỹ thuật

- Để tạo cây con tốt từ hạt phải chuẩn bị thành phần đất đóng bầu đúng tỉ lệ các thành phần, thực hiện chọn hạt và ngâm ủ hạt đúng quy trình kỹ thuật.

- Vườn nhân chồi ghép có chế độ chăm sóc riêng để tạo ra nhiều chồi tốt phục vụ cho nhân giống vô tính bằng ghép.

Bài 4: Kỹ thuật ghép chồi

Giới thiệu

Cây điều là cây giao phấn điển hình, do đó nhân giống bằng hạt cây giống sẽ phân ly mạnh làm giảm năng suất chất lượng, tính ổn định và độ đồng đều giữa các cá thể ở thế hệ sau. Vì vậy xu hướng hiện nay là nhập nội giống có năng suất cao hoặc chọn từ các giống địa phương cây đầu dòng có năng suất cao, sau đó nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép.

Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm về ghép điều;

- Trình bày được các tiêu chuẩn của chồi và gốc ghép; - Trình bày được kỹ thuật ghép chồi và chăm sóc cây ghép;

- Thực hiện được các thao tác ghép đúng kỹ thuật và an toàn đạt tỉ lê ̣ ghép sống trên 90%

- Thực hiê ̣n được các biê ̣n pháp sau ghép nhằm đảm bảo tỉ lê ̣ xuất vườn cao.

Nội dung chính

1. Khái niệm ghép 1.1. Khái niệm ghép

Là phương pháp đem cành hay chồi của cây đầu dòng có nhiều ưu điểm như: năng suất cao,phẩm chất tốt, chống chịu ngoại cảnh bất lợi để gắn lên gốc một loại cây khác để tạo thành một cá thể mới thống nhất.

* Ưu điểm của phương pháp ghép:

- Cây con giữ được đặc tính của cây đầu dòng, mau cho hoa trái, tuổi thọ vườn cây cao hơn một số phương pháp nhân giống vô tính khác.

- Tạo được nhiều cây giống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lợi dụng đặc tính tốt của gốc ghép, chịu đựng được điều kiện môi trường bất lợi như: hạn, úng, sâu bệnh...

- Cải tạo cho những vườn cây già cỗi, thân quá cao

- Tạo được những dạng cây khác như thay đổi hình dạng, ghép cho nhiều loại trái, dạng tán thấp thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch sản phẩm;

- Thay đổi được tính trạng đực khi ghép cây cái lên cây đực.

* Nhược điểm của phương pháp ghép:

- Phải nắm vững đặc tính của gốc ghép và cành ghép.

- Thao tác ghép không khó nhưng phải có kinh nghiệm và có dụng cụ. - Đối với những trường hợp tiếp hợp khó khăn, cần phải sử dụng hóa chất chống đào thải chồi, cành ghép.

1.2. Cơ sở kết hợp của gốc và cành ghép

Một thân cây 2 lá mầm cắt ngang có 3 phần chính: lớp vỏ ngoài cùng có nhiệm vụ dẫn nhựa luyện từ lá xuống rễ, phần gỗ phía trong dẫn nhựa nguyên từ rễ lên cành lá. Phần giữa gỗ và vỏ là tượng tầng mô phân sinh, rất mỏng, chứa đầy chất dịch có khả năng phân chia nhanh tạo nên gỗ bên trong và vỏ bên ngoài. Khi ghép, giữa gốc ghép và chồi ghép có kết nối với nhau hay không phụ thuộc rất nhiều vào lớp tượng tầng. Do đó khi ghép cần chú ý cho 2 lớp tượng tầng của gốc ghép và chồi ghép tiếp xúc với nhau.

Việc kết hợp giữa gốc và chồi ghép gồm bốn bước như sau: - Áp sát phần tượng tầng của gốc với chồi ghép với nhau.

- Lớp tế bào tượng tầng ngoài của gốc và chồi ghép tạo ra những tế bào nhu mô dính lại với nhau, gọi là mô sẹo.

- Các tế bào nhu mô của mô sẹo phân hóa thành những tế bào tượng tầng mới, kết hợp với tượng tầng nguyên thủy của gốc và chồi ghép.

- Các tế bào tượng tầng mới tạo ra những mô mạch mới, gỗ bên trong và libe bên ngoài, hình thành sự kết hợp mạch giữa gốc và chồi ghép làm dinh dưỡng và nước được vận chuyển qua lại với nhau.

1.3. Điều kiện để ghép chồi, cành

- Các cây ghép với nhau phải cùng một họ để có khả năng kết hợp cao, tốt nhất là cùng loài, thứ trồng.

- Gốc ghép, cành ghép cần có sức sinh trưởng tương đương nhau để có khả năng kết hợp tốt.

- Hai bộ phận ghép phải được áp chặt nhau để tăng khả năng kết dính, chỗ ghép không được bẩn, khô nhựa, hay bị ướt.

2. Thời gian và thời vụ ghép

Nên ghép vào sáng sớm lúc trời mát khi cây đã hút đủ nước qua đêm, thời gian ghép tốt nhất là từ 6 đến l0 giờ sáng, có thể cắt chồi ghép chuẩn bị từ chiều hôm trước. Không ghép cây lúc nắng to, cây dễ bị mất nước mặt cắt mau khô hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa lá ướt cây ghép dễ bị nhiễm trùng. Tỷ lệ sống cao nhất khi cây được ghép vào thời kỳ mưa ổn định và có thể thu được chồi ghép đủ tiêu chuẩn.

Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm cho các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, để có cây giống ghép trồng đầu mùa mưa, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cần tiến hành gieo hạt vào tháng 12 - 1 và ghép vào đầu tháng 2 - 4 hàng năm.

3. Chuẩn bị ghép

Gốc ghép là những cây con được phát triển từ hạt của những cây cùng họ. Do đó, hạt để gieo trồng làm gốc ghép không nhất thiết phải lấy từ những cây điều có năng suất cao, phẩm chất tốt nhất để gieo, mà lấy hạt của những cây điều, cây cùng họ ít sâu bệnh và chống chịu tốt với ngoại cảnh bất lợi. Kỹ thuật sản xuất gốc ghép được gieo trồng và chăm sóc giống như sản xuất cây giống thực sinh.

Hình 4.1: Gốc ghép

Tiêu chuẩn gốc ghép: Sau khi gieo hạt vào bầu đất khoảng 45 - 60 ngày thì tiến hành nhấc rễ, loại bỏ các cây còi cọc hay dị dạng đồng thời phân loại theo tình trạng phát triển của cây và xếp lại. Sau đó để cho cây ổn định trở lại trong vòng 15 đến 30 ngày thì tiến hành ghép.

Tiến hành ghép khi gốc ghép đạt tiêu chuẩn; có từ 10-15 lá trở lên và đường kính thân vào khoảng 0,7- l cm, thường từ 60 - 90 ngày tuổi.

3.2. Chuẩn bị chồi ghép

Chồi ghép được lấy từ vườn nhân chồi ghép của các giống điều tốt đã được tuyển chọn và khuyến cáo.

Thời gian lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới. Tiêu chuẩn chồi ghép tốt gồm:

- Chồi vừa mới bật, chồi đoạn 2. - Đường kính chồi > 0,6 cm. - Chiều dài chồi từ 7-10 cm. - Không có vết sâu bệnh. - Chồi ở ngoài sáng.

Hình 4.2: Chồi ghép đạt tiêu chuẩn (A) và quá tuổi (B) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến lá;

b. Giữ cho chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp có chứa nước đá, đậy kín thùng xốp và đặt vào nơi thoáng mát;

c. Trong điều kiện thiếu chồi ghép có thể dùng đoạn cành kế chồi ngọn để làm chồi ghép.

Hình 4.3: Bảo quản chồi ghép

3.3. Chuẩn bị dụng cụ vật liê ̣u ghép

- Các loại dụng cụ ghép

Dao ghép cần phải được mài sắc bén, để thực hiện các bước trong các kiểu ghép

Nếu dao không có kích thước phù hợp và sắc bén sẽ gây cho chúng ta nhiều khó khăn trong việc ghép.

Dao ghép sạch (nếu không sạch thì mắt ghép dễ chết do nhiễm nấm).

Hình 4.4: Dụng cụ vật liệu ghép

Nên dùng dây buộc mắt ghép, cành ghép là loại dây nhựa mềm. Thường loại nhựa trải bàn là tốt.

Nếu có điều kiện nên dùng giấy parafilm để buộc mắt ghép và cành ghép rất thuận lợi. Nếu dùng loại dây này sau thời gian ghép khi mắt ghép đã liền. Mắt ghép nẩy chồi tự chui qua giấy, chúng ta không cần phải đi cắt bỏ. Đỡ được nhiều công.

4. Kỹ thuật ghép

Có nhiều kỹ thuật ghép điều khác nhau có thể được áp dụng để sản xuất cây giống ghép tuy nhiên quy trình kỹ thuật này chỉ giới thiệu hai phương pháp ghép điều phổ biến nhất hiện nay là phương pháp ghép chồi vạt ngọn và ghép chồi nêm ngọn

4.1. Ghép vạt chồi ngọn

 Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài 3-4cm,

 cách mặt đất chừng l0 - 15cm  chừa lại 2 - 3 lá thật trên gốc ghép.

Chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự sau đó áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép

 Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép

Hình 4.5. (a,b,c) Thao tác ghép chồi vạt ngọn

4.2. Ghép nêm chồi ngọn

Hình 4.5 - a

Dùng kéo cắt ngang thân gốc ghép cách mặt đất chừng l0-15 cm. Chừa lại 2-3 lá thật trên gốc ghép

Chẻ đôi gốc thành 2 phần bằng nhau và dài khoảng 3 cm

Dùng dao ghép cắt vát chồi thành hình cái nêm

Hình 4.6 - a Hình 4.6 - b

Hình 4.6 - b

Đẩy chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.

Hình 4.6: (a,b,c,d,e,f) Thao tác ghép chồi nêm Hình 4.6 - f

Chồi ghép hoàn thiện Chồi ghép nảy mầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.7: Chồi sau ghép hoàn thiện

Chú ý: Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để

cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. 5. Các biện pháp chăm sóc sau ghép

Sau khi ghép, bầu cây ghép cần được tưới nước đầy đủ tránh để mặt bầu bị khô.

Sau khi ghép khoảng 20 đến 30 ngày quan sát chồi ghép: nếu thấy chồi ghép tươi, đỉnh sinh trưởng bắt đầu mọc ra những lá non kết quả ghép đã thành công. Nếu dùng dây ghép tự hoại thì không cần tháo bỏ dây ghép.

Trong trường hợp sử dụng các loại dây ghép dai hơn thì cần mở băng phần ngọn bằng cách dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh chồi ghép khi thấy ngọn chồi ghép phình to và phát triển lá non.

Thường xuyên tỉa các chồi nách mọc ra từ các nách lá của gốc ghép. Đối với chồi ghép đoạn 2 cây ghép thường có 2-3 chồi, trong thời gian vườn ươm thiếu dinh dưỡng nên tỉa bỏ chỉ chừa lại 1 chồi đảm bảo cho cây giống sinh trưởng tốt.

Hình 4.9: Cây điều sau ghép 6 tuần

Sau khi ghép từ 4 - 6 tuần, trên cây ghép có tầng lá đầu tiên phát triển hoàn chỉnh thì tiến hành nhấc rễ và chọn những cây có cùng kích thước xếp thành luống 4 - 6 hàng bầu và che mát trong khoảng 3 - 5 ngày đầu. Sau hai tuần cây ghép có thể đưa đi trồng. Cây ghép có thể được tháo băng hoàn toàn sau 2 tháng kể từ khi ghép.

Ngoài kỹ thuật ghép vát và ghép mắt, trong nhân dân còn thưc hiện kỹ thuật ghép chồi bên. Kỹ thuật này rất thích hợp đối với những vườn điều trồng bằng hạt sau 01 năm tuổi. Thời điểm tiến hành ghép khi tầng lá cuối cùng của gốc ghép đã phát triển hoàn chỉnh.

- Tại gốc ghép dùng dao cắt 3 đường tạo nên 1 hình chữ nhật dài 4 - 6cm, rộng 1,2cm cách mặt đất 15cm, dùng mũi dao tách bỏ lớp vỏ ra.

- Cắt chồi ghép còn 8-10cm và cắt vát 1 mảnh vỏ có kích thước tương đương.

- Đặt chồi ghép vào giữa lớp vỏ tách hở và thân gốc ghép. - Dùng nilon buộc cố định và bịt kín giữ ẩm.

- Khi chồi ghép nảy chồi thường sau 4-5 tuần lễ cắt ngọn gốc ghép ở ngay phía trên chỗ ghép và mở băng nilon.

Các kỹ thuật ghép này có thể áp dụng cải tạo những vườn điều già, vườn điều đã trồng trên 8 năm nhưng năng suất quá thấp do giống xấu. Việc tiến hành cưa đốn cải tạo có thể tiến hành trên một số cây hoặc toàn vườn nhưng yêu cầu mật độ đảm bảo đủ ánh sáng để cây ghép cải tạo phát triển tốt. Quá trình cưa ghép cải tạo thường tiến hành trước mùa mưa đến từ 2 – tháng và gồm các bước sau:

 Dọn sạch cỏ, rác xung quanh cây định đốn cải tạo

 Sử dụng cưa máy cưa đốn ngang cây ở độ cao cách mặt đất 0.5 đến 0.75 m

 Xử lý thuốc trừ nấm bệnh và bôi dầu hắc lên để chống bệnh gây hại và nước ngấm làm mục thân.

 Loại bỏ các chồi yếu, sâu bệnh mọc lên từ gốc chỉ giữ lại 7- 8 chồi khỏe phân bố đều quanh gốc

 Khi thân chồi vượt phát triển có kích thước khoảng 1 cm và tầng lá cuối cùng của gốc ghép đã phát triển hoàn chỉnh thì tiến hành ghép chồi từ giống đã chọn lựa theo phương pháp đã nêu ở mục 3.2 – 4. nêu trên.

 Kiểm tra lại chồi sống sau 60 ngày loại bỏ chồi ghép yếu, chỉ giữ lại 5-6 chồi ghép sống phát triển tốt.

 Chăm sóc chồi sau ghép (dọn cỏ, bón phân).

Chú ý: Sau khi ghép cải tạo cần chú ý che nắng cho chồi ghép.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi

- Tiêu chuẩn cây gốc ghép và chồi ghép đạt yêu cầu là gì?

- Nêu vắn tắt các bước để thực hiện ghép chồi theo phương pháp ghép nêm hoặc ghép vạt ngọn

2. Bài tập thực hành

- Thực hành chuẩn bị dụng cụ, cắt chồi ghép và chọn cây gốc ghép

- Thực hành ghép điều theo phương pháp ghép chồi vạt ngọn (hoặc ghép nêm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hành chăm sóc cây sau ghép

C. Ghi nhớ:

- Ghép chồi tốt sẽ đảm bào cây con đem trồng khỏe mạnh, đạt tỉ lệ sống sau trồng cao.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun Nhân giống điều là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Trồng điều”; được chọn giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học.

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống điều nghề trồng điều (Trang 29)