1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu giá trị kiến trúc – nghệ thuật đình ngăm lương

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Giá Trị Kiến Trúc – Nghệ Thuật Đình Ngăm Lương
Tác giả Nguyễn Việt Cường
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tri Phương
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Di Sản Văn Hóa
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Trong đó, các di tích lịch sử- văn hóa chiếm một tỉ lệkhông hề nhỏ trong kho tàng Di sản của dân tộc, đó là nơi đang lưu giữnhững di vật, cổ vật và bảo vật có giá trị về lịch sử, văn hóa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HÓA

*********

TIỂU LUẬN

Tên đề tàiTÌM HIỂU GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ

THUẬT ĐÌNH NGĂM LƯƠNG

( XÃ LÃNG NGÂM, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH)

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Tri Phương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Việt Cường

Lớp: Bảo tàng 31 B

Hà Nội, 2014

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI ĐÌNH NGĂM LƯƠNG 6

1.1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI LÀNG NGĂM LƯƠNG 6

1.1.1.Vị trí địa lí 6

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 6

1.1.3 Lịch sử hình thành làng Ngăm Lương 7

1.1.4 Đời sống cư dân 10

1.1.5 Truyền thống văn hóa và cách mạng 12

1.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI ĐÌNH NGĂM LƯƠNG 17

1.2.1 Lịch sử ra đời 17

1.2.2 Quá trình tồn tại đình Ngăm Lương 19

1.3 LỊCH SỬ VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ TRONG ĐÌNH NGĂM LƯƠNG .20

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÌNH NGĂM LƯƠNG 24

2.1 KHÔNG GIAN CẢNH QUAN 24

2.2 BỐ CỤC MẶT BẰNG 26

2.3.KẾT CẤU KIẾN TRÚC 26

2.3.1.Nghi môn 26

2.3.2 Đại đình 28

2.3.3 Hậu cung 33

2.4.TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC 34

2.4.1 Nghi môn 34

2.4.2 Đại đình 34

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG DI VẬT, ĐỒ THỜ ĐÌNH NGĂM LƯƠNG 44

Trang 3

3.1 CHẤT LIỆU GỖ 44

3.2 CHẤT LIỆU GIẤY 48

3.3 CÁC CHẤT LIỆU KHÁC 51

KẾT LUẬN 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHẦN PHỤ LỤC 57

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã để lạimột khối lượng Di sản văn hóa đồ sộ và quý giá trên cả hai phương diệnvật thể và phi vật thể Trong đó, các di tích lịch sử- văn hóa chiếm một tỉ lệkhông hề nhỏ trong kho tàng Di sản của dân tộc, đó là nơi đang lưu giữnhững di vật, cổ vật và bảo vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học.Đình làng với tư cách là một loại trong loại hình di tích kiến kiến trúc-nghệ thuật mang trên mình đầy đủ vai trò của một trung tâm tín ngưỡng,hành chính và văn hóa của cả một làng qua nhiều thời kỳ lịch sử Mọinguồn lực, trí tuệ và tinh hoa văn hóa của một làng xã cổ truyền được tích

tụ trong ngôi đình làng mà ngày nay, chúng ta đều phải có trách nhiệm gìngiữ, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp này

Đình làng Ngăm Lương thuộc thôn Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm,huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninhlà ngôi đình cổ, khởi dựng từlâu đời và cóquy mô khá lớn, chứa đựng nhiều giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc-nghệ thuật.Đình đã được Uỷ ban nhân dântỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tíchlịch sử- văn hóa theo quyết định số 61/QĐ – UBND ngày 15/1/2009

Nằm trên vùng đất Kinh Bắc nghìn năm văn hiến, đình Ngăm Lương

ẩn chứa nhiều dấu tích kiến trúc từ thời Lê Trung Hưngđến thời Nguyễn.Nhưng việc nghiên cứu các giá trị đặc sắc này còn mới mẻ, chưa đượcnghiên cứu, tiếp cận một cách có hệ thống Hiện nay, mới chỉ có một bàiviết ngắn của trường THCSLãng Ngâm giới thiệu tổng quan về đình vàtruyền thống văn hóa của làng Ngăm Lương.Bài này cũng được dùng đểgiới thiệu trong Cổng thông tin điện tử huyện Gia Bình, phần di tích lịch

sử Bài viết còn khá tản mạn khi đề cập tới đình Ngăm Lương Còn nhiềuvấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu như nghệ thuật trang trí, kiến trúc, vấn

đề lịch sử, lễ hội truyền thống…… Các bài viết này còn sơ sài, chưa toàn

Trang 5

diện, một số điều cần phải khảo chứng lại,một số giá trị đặc sắc của đìnhchưa được đề cập tới.

Đối với cá nhân, tôi thấy đình Ngăm Lươngcó một sự hứng thú đặcbiệt bởi nó mang trên mình nhiều mảng chạm khắc đẹp, tiêu biểu ở nhiềugiai đoạn lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ thế kỉ 17, 18 và cả thế kỉ 20.Việcphân tích, bóc tách các lớp kiến trúc, đưa giả định kiến trúc nguyên thủy,rồi sự biến đổi, bổ sung sau này….vô cùng thú vị Hơn nữa, đây là cơ hội

để có thể vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã được tích lũy vàothực tiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài

Với tất cả những lí di trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu giá trịkiến trúc nghệ thuật đình Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnhBắc Ninh” làm Tiểu luận/ Bài nghiên cứu khoa học chuyên ngành năm thứ 3

2 Đối tượng nghiên cứu

Là di tích hiện có ở đình Ngăm Lương với toàn bộ các đơn nguyênkiến trúc, các mảng trang trí trên kiến trúc, di vật, đề tài trang trí đắp vôivữa, cảnh quan, các hạngmục xung quanh đình, lễ hội và tín ngưỡngthờthành hoàng

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về đình Ngăm Lương không chỉ giới hạn riêng

di tích hiện có mà còn được mở rộng Đó là các di tích khác có niên đạisớm hơn, cùng thời, nhưng vẫn còn giữ được các mảng trang trí tương tự

Để có tư liệu so sánh, đối chiếu, các ngôi đình xung quanh cũng được sửdụng như đình Ngọ Xá, đình Hoàng Xá, đình Hữu Bổ, đình Đình Bảng,đình Đồng Kỵ……

Về thời gian, tuy ngôi đình có từ lâu đời nhưng sẽ chỉ đề cập tới ditích từ thế kỉ 17 tới nay vì không tìm thấy dấu vết vật chất nào ở đây cótrước thời kì này

Trang 6

Về loại hình, dù có đối tượng chính là đình Ngăm Lương nhưng cácngôi chùa, đền thờ vẫn bảo lưu được các di vật có giá trịnghệ thuật điêukhắc thế kỉ 17, 18 và 19 vẫn được dùng để so sánh.

Ngoài ra, để tìm hiểu các giá trị còn lại, sẽ kế thừa có sáng tạo các tưliệu về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, lễ hội truyền thống, sinh hoạt làngxã……

4 Mục đích nghiên cứu

Là nghiên cứu các giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tínngưỡng, sinh hoạt làng xã của đình Ngăm Lương

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp cơ bản nhất là điền dã thực địa như: đo vẽ, chụp ảnh,thống kê phân loại, phân tích và so sánh, giải mã biểu tượng, phỏngvấn……

- Phương pháp kết hợp liên ngành như : hán nôm, nghệ thuật học( phong cách tạo hình, đặc trưng mĩ thuật từng thời kì), văn hóa học, sửhọc…

- Vận dụng phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đểxem xét, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng và sự kiện lịch sử

6 Bố cục của Tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,

bố cục bài viết gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại đình NgămLương

Chương 2 : Giá trị kiến trúc đình Ngăm Lương

Chương 3 : Hệ thống di vật đình Ngăm Lương

Trang 7

CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI ĐÌNH

có con đường bộ thiên lí Phả Lại-Đông Côi-Dâu- Hà Nội và làng đúc đồngĐại Bái cổ truyền bên dòng sông Bái Giang nổi tiếng chảy qua nhiều làngnghề thủ công Làng Ngăm Lương là một vùng đất trũng thuộc vùng đồngbằng, ở rìa dãy núi Thiên Thai, nơi kết thúc của mạch núi cao, trải dài suốt

từ Tam Đảo, Sóc Sơn, Phật Tích xuống tới Thiên Thai ở phía bắc để mở ravùng đồng bằng rộng lớn và đi ra biển đông Làng cách trung tâm huyệnGia Bình 5km về phía tây bắc, cách Hà Nội 36km về phía đông Từ Hà Nộiqua cầu Vĩnh Tuy đi theo quốc lộ 5 đến ngã từ Phú Thị rẽ trái vào đườngtỉnh lộ 282, qua các địa danhSủi, Keo, Dâu, Đông Côi, đến ngã tư CốngĐoan-Đại Bái thì rẽ trái 3km nữa là đến

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Làng Ngăm Lương được bồi tụ bởi dòng phù sa cổ của sông ThiênĐức Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây chất đất phù sa màu mỡ, ẩm, rấtthích hợp với canh tác cây lúa nước và nhiều loại cây màu Làng hiện có diện

Trang 8

tích đất canh tác nội đồng là 290 mẫu và 5 mẫu đất bãi Từ xa xưa, bên cạnhnghề nông, cư dân còn biết trồng dâu, chăn tằm, dệt đũi mà ở bìa làng nay cònđền Ba thờ bà tổ nghề dệt Nằm ở vị trí gần chân đồi núi thấp, lại đất đai màu

mỡ, nước có quanh năm nên từ lâu, người Việt cổ đã chọn nơi đây để sinhsống với hàng loạt hố khảo cổ do Bảo tang Lịch sử khai quật thuộc nền vănhóa Đông Sơn khoảng thế kỉ III – II tcn nằm giữa làng An Quang và làngNgăm Lương Hơn nữa, do vị thế của làng nằm ở nơi giao thoa của nhiềutuyến đường, bao gồm cả đường bộ lẫn đường thủy nên từ xa xưa, cư dân đãsớm tiếp nhận nhều ngành nghề, đem lại thu nhập không hề nhỏ Làng nằm ởgiữa sông Đuống và sông Bái Giang, giữa đường đê và đường cổ “ Thiên lý”.Đây đều là những tuyến đường huyết mạch của xứ Bắc, Sông Thiên Đức nốisông Hồng với hệ thống sông Lục Đầu tức là nối liền Thăng Long-Hà Nội vớicác tỉnh phía đông như Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng Sông Bái Giang ởphía nam của làng đi qua nhiều làng nghề như tre trúc Phúc Lai, đúc đồng ĐạiBái, nấu rượu Gia Phú, thợ mộc Bình Ngô, sơn Định Cương, quạt giấy KỳKhúc, làm nón Tỉnh Ngô… mà cả con đường bộ mà theo giới nghiên cứucho là con đường bộ cổ nhất Việt Nam thông từ Luy Lâu đến tận Thiên Trúc.Phíađông của làng, tức là núi Thiên Thai sơn thủy hữu tình, có núi cao vàsông chảy vòng quanh, là một thắng cảnh, tụ khí thiêng nên từ lâu, các triềuđại phong kiến đã chọn nơi đây làm hành cung, xây chùa chiền, miếu mạonhư chùa Tĩnh Lự, Lệ Chi Viên, đền Thái sư Lê Văn Thịnh, một số mộHán… Nên rất có thể nơi đây đã là nơi lui tới thường xuyên của giới quý tộccai trị, rất có khả năng những di tích đó có đóng góp của của họ, hình thànhmột trung tâm đông đúc, nhộn nhịp Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã đủkhiến cho nơi đây sớm hình thành nên một làng sản xuất nông nghiệp lúanước, kết hợp với nghề thủ công và cả buôn bán vào các thế kỉ sau này

Trang 9

1.1.3 Lịch sử hình thành làng Ngăm Lương

Ngăm Lương hoặc xã Lãng Ngâm nói chung là một vùng đất cổ, đã

có cư dân đến khai hoang, trồng trọt, sinh sống từ rất sớm Nguyên nhânchính là nơi đây hội tụ đầy đủ những điều kiện tự nhiên thuận lợi chongười Việt định cư từ buổi đầu xuống khai phá vùng đồng bằng sôngHồng, là ven chân đồi núi thấp, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồidào Thời Hùng Vương – An Dương Vương, đây là đất bộ Vũ Ninh ( bộlạc Dâu) trong nhà nước Văn Lang – Âu Lạc Bằng kết quả khai quật khảo

cổ học mà quan trọng là những phát hiện về thời đại Đông Sơn trong cuộcthám sát năm 1972 của Bảo tàng Lịch sử, chúng ta chúng ta có thể biếtchắc chắn rằng vùng đất này vào khoảng thế kỉ III – đầu thế kỉ II TCN đã

có con người sinh sống

Di chỉ khảo cổ học Lãng Ngâm ở vị trí 21o4’48’’ vĩ Bắc và10608’36’’ kinh Đông, nằm theo chân phía Tây Nam núi Cả trong dãyThiên Thai, bên hữu ngạn sông Đuống với diện tích tới hàng vạn métvuông, cách Hà Nội khoảng 36km về phía Đông Đông Bắc, cách Bắc Ninh15km về phía Đông Nam

Hiện vật thu được tại di chỉ Lãng Ngâm tổng cộng trên 5 hố A, B, C,

D, E :

Những hiện vật bằng đồng như: Rìu đồng (rìu lưỡi xéo cân xứng, rìuhình chữ nhật, rìu gót vuông, rìu xéo minh khí); giáo đồng (giáo có tiết diệnhình trám dẹt); lao đồng; dao găm cán hình người; cái mổ; mảnh che ngực;dao gọt; đục đồng; nắp bình đồng, quả cân; mảnh quai trống hoặc quai thạp;trống đồng minh khí; mảnh đồng trang trí hình người, hình động vật

Hiện vật bằng đá: Có 1 chiếc vòng đá đã bị gãy nhưng gắn lại vẫngiữ được hình dáng cũ Chất liệu được làm bằng đá nê-frit, vòng có một

Trang 10

khe hở cắt vuông góc với vòng tròn, hai bên khe hở có hai lỗ thủng có lẽ lỗ

để buộc dây

Hiện vật bằng gốm như: Dọi se chỉ và những mảnh đồ gốm cho thấyđây là đồ dùng và đồ đun nấu Miệng đồ gốm rất đa dạng, đặc điểm cànglên thành miệng càng dày Chân đế có 2 loại, chân đế thẳng và chân đế loeđược trang trí bằng những đường chải dọc Nhìn chung đồ gốm có màuxám trắng, một ít có màu xám hồng và xám đen, có 2 loại chất liệu là mịn

và thô, có độ nung cao nên mảnh gốm cứng

Sau khi thám sát ở các hố, dựa vào tầng văn hóa và các hiện vậttrong hố thám sát đã có nhận xét ban đầu:

Di chỉ Lãng Ngâm là một di chỉ khảo cổ học lớn, kéo dài từ chân núi

Cả cho đến suốt cánh đồng Mả Vường, Vườn Chiều, được chia làm 2 khuvực là khu mộ táng và khu cư trú Khu mộ táng nằm ven theo chân núi Cả,khu cư trú kéo dài từ chân núi Cả ra suốt cánh đồng Mả Vường Tuy phân

bố thành 2 khu, nhưng hiện vật hoàn toàn giống nhau cả về chất liệu vàtrình độ chế tác Vì vậy di chỉ Lãng Ngâm vừa là nơi cư trú đồng thời vừa

là nơi mai táng

Hiện vật phong phú và rất độc đáo như: Đồ đồng chủ yếu là công cụsản xuất và dụng cụ sinh hoạt (rìu hình chữ nhật, rìu lưỡi xòe, rìu lưỡi xéo,nắp bình, dao gọt, các loại đục, giáo ,lao, dao găm cán hình người và hình

củ hành, mổ đồng, trống minh khí…); đồ đá có trang sức bằng vòng đá; đồgốm có dọi se chỉ, các loại đồ đựng và đồ đun nấu Hiện vật ở Lãng Ngâmđều mang tính chất bản địa rất đặc sắc, đó là sản phẩm của dân cư nền vănhóa Đông Sơn nổi tiếng, đồng thời cũng có sự trao đổi văn hóa giữa vùngnày với vùng kia Cố GS Trần Quốc Vượng cho rằng di chỉ Lãng Ngâmchắc chắn thuộc văn hóa Đông Sơn, với một khu mộ địa đầy ắp đồ đồng ởchân núi Cả thuộc dãy Đông Cứu ( Thiên Thai), đan xen đầy mộ gạch cổĐông Hán – Lục Triều, khoét sâu vào lòng núi, một khu cư trú Vườn Chiều

Trang 11

trải rộng hàng vạn mét vuông trong dải đất phù sa trên bãi trong đê sôngĐuống ken dày đặc gốm “ Đường Cồ”, “ Gò Mun muộn” và kha khá gốm

lạ, có thể là Chiến Quốc…

Qua điều tra hồi cố các cụ cao tuổi, ta biết được trong nhân dân còntruyền cho nhau qua nhiều thế hệ là vào thời Lý, do nhu cầu xây dựng sơnlăng cấm địa mà có cuộc di dân lớn và có tổ chức từ phủ Thiên Đức vềphía nam sông Thiên Đức này Trong đó có làng Ngăm, một bô phận cưdân chuyển tới đây và hội nhập vào làng, trở thành một đơn vị hành chínhthống nhất Làng Chằm bên cạnh làng Ngăm có tên chữ là Mão Điền tươngtruyền cũng hình thành từ cuộc di dân phủ Thiên Đức thời đó.Vào thời Lê,làng Ngăm là một đơn vị cấp xã, gọi là Ngâm Điền xã Đến cuối thờiNguyễn, tách ra thành thôn Tỉnh Cách, thôn Ngâm Điền Giáo và thônNgâm Điền Lương, đều thuộc xã Lãng Ngâm, tổng Đông Cứu, huyện GiaBình, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh Sau kháng chiến 1954, Ngâm ĐiềnGiáo di cư vào Nam hết, thôn Tỉnh Cách đổi thành thôn Ngọc Tỉnh, thônNgâm Điền Lương đổi thành Ngăm Lương, cùng với 2 thôn khác là AnQuang và Ngâm Mặc thành xã Lãng Ngâm, huyện Gia Lương, tỉnh HàBắc Đến năm 1996, với Quyết định tái lập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang,làng Ngăm Lươnglại thuộc về tỉnh Bắc Ninh Tai Nghị định số68/1999/NĐ-CP ngày 9-8-1999, Chính phủ quyết định chia tách huyện GiaLương tái lập thành 2 huyện Gia Bình và Lương Tài, làng Ngăm Lương lúcnày chính thức thuộc huyện Gia Bình và giữ nguyên tới nay Khi tìm hiểusâu, ta còn biết một tên khác nữa là làng Ngăm Đũi vì làng xưa kia cónghềdệt đũi

1.1.4 Đời sống cư dân

Làng Ngăm hiện nay có tới gần 40 dòng họ, trong đó có các dòng họlớn là họ Phạm, họ Nguyễn Bá, Họ Nguyễn Đăng……Theo các bậc caoniên thì dòng họ Phạm là một trong hững dòng họ đầu tiên về lập làng Trải

Trang 12

qua nhiều đời liên tục cải tạo, một vùng đất trũng nay đã trở thành xómlàng trù mật Thuở xa xưa, những cư dân Đông Sơn đến định cư nơi đây đãbiết trồng trọt, canh tác lúa màu và sau này có thêm nghề trồng dâu nuôi

tằm, dệt đũi, thợ nề cùng tồn tại song song Trong cuốn “ Bắc Ninh toàn

tỉnh địa dư chí” ( quyển hạ) biên soạn năm Thành Thái thứ 3 ( năm 1891),

sao lại năm Bảo Đại thứ 8 ( năm 1913) khảo về cổ tích, phong thổ , trongphần Kĩ nghệ có nhắc đến nghề thợ nề có xã Ngâm Điền, nghề dệt tơ lụa có

xã Ngâm Điền, nón bồng ở Tỉnh Cách( một thôn nhỏ tách ra khỏi NgâmĐiền).Nghề dệt ở đây có từ rất sớm và lưu truyền đến gần đây Người trongvùng tự hào với câu ca:

Ngăm Đũi có gốc cây đề

Có sông tắm mát, có nghề cửi canhĐũi là loại tơ tằm loại hai, màu trắng và rất được tầng lớp trung lưu

ưa chuộng vì hợp túi tiền và lại diện Do diện tích đất bãi ít nên gái làngNgăm phải đi mua thêm lá dâu ở các làng xóm lân cận Hiện dân làng cònđền thờ bà tổ nghề dệt ở đền Ba, việc tế tự bên cạnh Thành hoàng Đền Bacũng là di tích có mặt sớm nhất ở ngôi làng này

Nếu nghề nuôi tằm dệt vải dành cho phụ nữ cho thu nhập cao thìnghề nề của đàn ông đem lại danh tiếng cho dân làng Hiện bên góc cháitrong đình còn có ban thờ ông tổ nghề nề Những người thợ giỏi của làngnổi tiếngtrong vùng về nghề xây đắp Họ được mời đi làm những việc đòihỏi tay nghề cao như đắp cột trụ, câu đối, trang trí ở đền miếu chùa chiền.Tên tuổi của các thợ cả giỏi những năm gần đây dù đã khuất bóng nhưngvẫn được dân làng ghi nhớ như các cụ: Nguyễn Huy Hách, Lê Tất Thiêm,Nguyễn Đăng Ư, Nguyễn Huy Cạch, Phạm Ích Chiến… thời kì đổi mớinghề nề vẫn được dân làng phát huy

Trang 13

Theo trưởng thôn Nguyễn Bá Tiến, làng Ngăm Lương hiện nay có

660 hộ gia đình với 2.432 nhân khẩu, trong đó có 14 hộ đồng bào Cônggiáo với 67 giáo dân Trong khoảng 20 năm trở lại đây, đời sống của nhândân được đổi mới và có những bước tiến đáng kể Hiện nay làng không còndệt đũi nữa mà chuyển sang nghề may gia công Toàn thôn có gần 200 hộtham gia sản xuất, tạo việc làm ổn định cho 400 lao động, số hộ nghèogiảm xuống dưới 5%

1.1.5 Truyền thống văn hóa và cách mạng

Là một làng quê Kinh Bắc văn hiến, từ lâu, làng Ngăm đã hình thànhđược ý thức tôn sùng mộ đạo, biết ơn những người có công với dân Niềmtin đó đúc kết thành các loại tín ngưỡng tồn tại từ lâu trong làng như thờ tổnghề, thờ Phật, và thờ Thành hoàng là thủy thần cũng đồng nhất với ngườikhai hoanglập ấp Các tín ngưỡng tốt đẹp đó thể hiện cụ thể là các ditích/thiết chế văn hóa truyền thống, tương ứng với sự phát triển kinh tế củalàng Làng Ngăm có tận 5 di tích bao gồm 1 đền, 1 chùa, 2 đình và 1 nghè.Khởi thủy, làng có đền Ba, thờ bà tổ nghề dệt đũi, dạy dân làng cách trồngdâu nuôi tằm bên cạnh việc canh tác lúa màu Theo dân làng truyền lại, đền

Ba vốn trước kia là đình làng (hoặc cũng có thể có chứcnăngnhư đìnhlàng ) khi dân còn nghèo Sau này, khi dân có lực mới xây ngôi đình mớikhang trang to đẹp hơn thì đình cũ trở thành ngôi đền thờ tổ nghề dệt củalàng Dựa vào lịch sử hình thành và phát triển của đình làng Việt Nam vàđặc biệt dấu vết vật chất sớm nhất còn lại ở đình làng Ngăm hiện nay là cuốithế kỉ 17, chúng ta có thể đi đến giả thiết rằng ngôi đình được tách khỏi đền

ít nhất là vào nửa cuối thế kỉ 17 hoặc sớm nhất cũng là cuối thế kỉ 15 Đền

Ba nay vẫn còn, cũng nằm ở bìa làng và cách đình khoảng 50 m Ngôi đềnhiện nay có quy mô nhỏ bé hình chữ đinh, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậucung, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn muộn, đầu thế kỉ 20 Hệthống di vật trong đền nay thất lạc nhiều, nay còn có bức hoành phi cổ “

Trang 14

Khởi thánh đường” , tuy đã mờ mất dòng lạc khoản/niên đại, nhưng đãchứng minh rằng các cụ ngày xưa muốn khẳng định ngôi đền là di tích đầutiên có ở làng và có chức năng như một ngôi đình làng trước khi có ngôiđình nhưbây giờ Đền còn có bức hành phi “ Tối linh kì thịnh” và đôi câuđối:

Đại thần anh linh cư chính vịHiển thánh ứng giáng độ trì dânNgay trung tâm của làng còn có ngôi chùa Phổ Thành Chùa đượcxây dựng từ thời Trần do ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm do 3 vị sư tổvua Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa, tam tổ Huyền Quang người bảnhuyện thuyết giáo Chùa được xây dựng lại vào thời Hậu Lê hình chữ đinhvới dấu tích hiện còn là gác chuông có nhiều mảng chạm khắc mang phongcách nghệ thuật thế kỉ 18 Nhà Tam bảo được dựng lại vào thế kỉ 19 Trongchùa có tổng cộng 21 pho tượng, nhiều hành phi, câu đối đều có niên đạithời Nguyễn do Hội Thiện của làng cung tiến Hội Thiện là những người códanh vọng, tài sản, có tâm đức, góp công góp tiền xây dựng công quán ởlàng Hội Thiện ở làng Ngăm hoạt động rất tích cực Trên gác chuông củachùa hiện còn một chuông đồng đúc ngày 14 tháng 3 mùa xuân năm CảnhThịnh thứ 6 ( năm 1798) và 3 bia đá, bao gồm 1 tấm bia bị mờ hết hoa vănlẫn chữ khắc, khó xác định niên đại, 1 tấm bia khắc 2 mặt thời Thiệu Trị, 1tấm có hoa văn thời Hậu Lê nhưng bị xóa hết chữ để khắc lại vào ngày 13tháng 7 năm Tự Đức thứ 7 ( năm 1854) Trên các tấm bia đều ghi chép đầy

đủ các lần trùng tu, những người tâm đức đóng góp tiền của dựng chùa

Ngoài đê của làng ngay tại bến đò Ngăm trước kia còn có một cáinghè trông ra sông Thiên Đức Nghè có đặt 3 bài vị của 3 vị thủy thần Lạcthị Tam vị Đại vương, cũng chính là 3 vị Thành hoàng trong đình làng,được thờ cúng tại đây để chống thủy tai, bảo vệ xóm làng và đồng ruộng.Trong những năm kháng chiến, giặc Pháp đóng đồn bốt tại đây, phá dỡ

Trang 15

nghè lấy gỗ nên hiện nay nghè không còn nữa Trong làng, ngoài ngôi đìnhthờ Thành hoàng bây giờ xưa kia còn một ngôi đình nữa, nằm ngay giápmương nước , dưới dốc đê ngay chợ làng Đình thờ Bách nghệ Tiên sư, vì

có chợ họp ngay tại sân nên gọi là đình Chợ Theo lời kể của các cụ, đìnhChợ làm bằng gỗ xoan, trải qua năm tháng bị sụp đổ quãng những năm

1952, vì không có điều kiện nên ko thể dựng lại được nữa, nay chỉ còn lạiphế tích Còn cụ tổ nghề nề/ nghề thợ xây thì được tạc tượng thờ ngay gócbên phải nhà đại đình, song song với việc thờ Thành hoàng làng, tượng của

cụ chúng ta sẽ xem xét ở chương di vật

Đặc biệt, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng nơi đây được quan tầmhàng đầu Thuần phong mỹ tục được bắt nguồn từ tục thờ Thành hoànglàng mà chúng ta sẽ phân tích ở phần sau

Phong tục diễn xướng dân gian đặc sắc, tốt đẹp được thể hiện bằng

lễ hội và nghệ thuật hát chèo làng Ngăm

Hội làng diễn ra vào tháng 2, thực chất là hội cầu nước, cầu mùamàng tốt tươi, mưa thuận gió hòa Ngàytiết lệ vào đám là ngày quan trọngcủa làng Ngay từ ngày 6 tháng 2, dân làng làm lễ rước bài vị của 3 vị thầnlong trọng từ nghè vào đình tế lễ Ngày mồng 7, dân rước thánh qua đìnhChợ rồi tiến ra sông rước nước Chóe nước được thuyền chở ra giữa dòngsông Đuống, múc 3 gáo lọc qua lớp vải điều đỏ thắm, cầu mong lấy đượcnguồn sinh lực của trời đất về làm lễ mộc dục, tắm gội cho bài vị Thànhhoàng Việc phải lấy nước thông qua lớp vải đỏ đã được nhiều nhà nghiêncứu văn hóa nhìn nhận là để cầu mong sự sống, vì đó là màu của sinh lực

mà nếu thiếu nó mọi vật sẽ không thể phát triển Ngày mồng 8 rã đám lạirước thánh từ đình trở về nghè Nghè của làng nay đã mất, nên dân chỉrước hương/long đình đi “nghênh thủy” , phần rước sách vì vậy mà chỉ bógọn trong một ngày mồng 7 Trong 3 ngày hội lần lượt làm các lễ tế nhập

Trang 16

tịch, chính tịch và xuất tịch Qua lễ hội, chúng ta có thể rút ra một vài đặcđiểm sau:

Tính thiêng: Khi lựa chọn thời điểm diễn ra lễ hội, người xưa đã

khéo léo biết chọn ra ngày 6 tháng 2 khai hội Nhân dân tin tưởng các Thầnkhông chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà người đó đã làm: làmnghề, sản xuất, đánh giặc, trừ thủy tai mà còn có thể giúp họ vượt quanhững khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống Hơn nữa, mụcđích sâu sa của lễ rước nước từ sông Đuống về tắm gội bài vị của thầnchính là ước muốn cầu mong thần linh thiêng, đem nguồn nước trời về bancho dân làng cày cấy, cho lúa đầy đồng, thóc đầy nhà Người dân rất coitrọng thứ nước lấy về này, họ bơi ra chỗ sâu nhất, giữa dòng sông mà chỉlấy có 3 gáo mà phải được lọc qua 1 lớp vải điều màu đỏ thắm Theo PGS.Trần Lâm Biền, Đó là màu của sự sống, sự sinh sôi nảy nở Quan niệm này

có từ xa xưa, khi con người còn sống bằng săn bắt và hái lượm, họ để ýthấy thứ nước màu đỏ chảy ra từ các con thú bị đâm khi hết thì nó bị chết,con người cũng vậy Nên màu sắc này được coi là rất linh thiêng, có khảnăng đem lại sự sống, nguồn hạnh phúc cho con người

Tính cộng đồng: Mọi người tham gia đám rước đều được chọn từ

những người trong làng, khoảng tầm hơn 120 người Tất cả trong số họ đềutốt đẹp, gia đình hòa thuận, không có tang tóc Đoàn rước được chia làmtừng đội, phân bổ đều cho 5 giáp Lễ hội được duy trì đến ngày nay là xuấtphát từ nhu cầu tự nguyện của người dân làng Ngăm, kế thừa truyền thốngvăn hóa dân tộc Các trò chơi dân gian được tổ chức đem đến sự giải trí,vui tươi trong ngày xuân rộn ràng, cố kết tình làng nghĩa xóm: đanh đu, tổtôm điếm, chọi gà, kéo co…

Tính cung đình:Nhân vật được suy tôn là 3 vị thủy thần/ thần “Bách

Noãn” Lạc thị tam vị đại vương, là dòng dõi Lạc Long Quân xuống đồngbằng khai hoang lập ấp, dạy dân cày cấy và chống giặc ngoại xâm Bởi thế

Trang 17

những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu đều mô phỏng sinh hoạt cung đình Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí,trang phục, động tác đi lại Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọnghơn, lộng lẫy hơn Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người thamgia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm

lý, những khao khát nguyện vọng của người dân

Tính đương đại: Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong

quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đươngđại Nếu như trước kia theo lệ, đàn bà không được tham gia đoàn rước thìđến nay, đã có đoàn tế nữ, đội vác cờ ngũ sắc cũng là nữ…… sự thay đổinày là hợp lí phù hợp vớingày nay và đem lại hiệu quả lớn trông việc củng

cố khối đại đoàn kết, không phân biệt trai gái, giàu nghèo

Nghệ thuật tạo hình và trang trí:Nghệ thuật tạo hình và trang trí

tồn tại trong Lễ

hội đình Ngăm Lương như một yếu tố tất yếu Cờ hội với năm sắcngũ hành - năm màu tương ứng với năm yếu tố cơ bản của vũ trụ theo quanniệm triết học cổ sơ, đặt cạnh nhau rất tương phản, gây sự chú ý Kiệu sơnson thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ tinh vi Trang phục của đội tế, từ chủ tếđến các thành viên của đội, là sự mô phỏng sắc phục của quan lại khi lâmtriều Đó cũng là yếu tố tâm lý hấp dẫn đối với những người trong đội tế.Dường như trong trang phục đó, họ cảm thấy một vinh dự đặc biệt dànhcho họ và họ được đứng ở một vị trí khác hẳn ngày thường

Lễ hội đình Ngăm Lương là một nét đẹp trong khối di sản văn hóacủa cha ông lễ hội cần được bảo tồn, giữ gìn cho phù hợp với cuộc sốnghiện tại

Ngăm Lương còn có nghệ thuật sân khấu truyền thống tích cực.Hình thức diễn xướng dân gian này có từ lâu đời, xưa kia diễn ở lòng đình,

Trang 18

trước mặt Thành hoàng, các vị chức sắc, kì mục trong các kì làng vào đám,thanh niên thì đứng xem ở ngoài cửa Thời kháng chiến chống Pháp và Mĩ,với yêu cầu mới của thời đại, làng có tận 3 đội Tuồng, Chèo và Cải lươngbiểu diễn phục vụ các dịp tiết lệ, trong xã, trong làng và ngoài huyện, tạokhông khí hứng khởi, cổ vũ nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất Lớpnghệ sĩ ngày ấy hiện còn cụ Lê Văn Chính 92 tuổi ( diễn Tuồng), cụ PhạmÍch Phi 89 tuổi ( diễn cả Tuồng và Chèo) Vào những năm 60, làng đầu tưmáy nổ, sân khấu gỗ, phông màn, cảnh trí, đạo cụ, trang phục dàn dựng vở

Cô gái sông Lam, Quai nón hồng…….có thể coi là đội chèo nghiệp dư số 2của huyện Gia Lương Năm 2004, thời ông Nguyễn Đăng Dẫn làm trưởngthôn đã tổ chức Câu lạc bộ Chèo, tham dự “ Liên hoan tiếng hát các làngchèo tỉnh Bắc Ninh lần thứ nhấttháng 12/2011” đoạt Huy chương Bạc

Mỹ tục khả phong là truyền thống của làng, trong làng đã sản sinh ranhiều tài danhcó nhiều công xây dựng đất nước như Thiếu tướng Lê VănTrung, Viện phó Viện vật lí địa cầu Lê Huy Minh,Viện phó Viện vệ sinhdịch tễ Nguyễn Đăng Hiền, Vụ phó Vụ điều trị Bộ y tế Lê VănKhảm………

1.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI ĐÌNH NGĂM LƯƠNG

1.2.1 Lịch sử ra đời

Đình Ngăm Lương được khởi dựng từ lâu đời, qua các lần trùng tuđình hiện mang nhiều phong cách mỹ thuật khác nhau, thể hiện dấu ấn vănhóa của từngthời đại Nghiên cứu về đình Ngăm, bắt buộc chúng ta phảitìm hiểu thời gian khởi dựng, đó là việc rất quan trọng, nhằm nắm đượcdiễn biến kiến trúc và trang trí mỹ thuậtcủa di tích phức tạp này

Đình làng là một kiến trúc to lớn nhất trong hệ thống kiến trúc nôngthôn, chùa làng có thể có cấu trúc rất phức tạp nhưng vẫn không thể to hơnđình Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng ta sẽ không bàn đến những loại

Trang 19

đình( đình trạm, dịch đình….) tồn tại trong văn bia, sử sách, mà sẽ đi thẳngvào vấn đề đình làng mà cụ thể ở đây là đình Ngăm Lương.Lịch sử đã chothấy trong thời quân chủ chuyên chế Phật giáo ở thời Lý và thời Trần, nhànước quản lí làng xã dựa theo cơ cấu quản lí truyền thống Thời đó, nhà sư

là trí thức của làng xóm và ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa làng

xã, công việc được giải quyết ở trong không gian ngôi chùa.Nhưng ởNgăm Lương/ Ngâm Điền thời Lê lại khác, trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng,văn hóa lại thuộc về đền Ba-ngôi đền có trước đình làng Theo lời kể củacác cụ cao tuổi trong thôn, đền Ba vốn trước kia là đình làng khi dân cònnghèo, sau này dân làng có lực mới xây ngôi đình mới, to đẹp như bây giờ.Chỉ qua vài lời kể mang tính truyền miệng, chúng ta khó có thể xác địnhđược độ tin cậy của thông tin Nhưng tại đền Ba hiện còn một bức hoành

phi đề 3 chữ: “ Khởi thánh đường”.Hiện dòng lạc khoản tô niên đại đã mờ

hết, nhưng dựa vào hoa văn quyển vân dạng kỉ hà, tương tự như nhữngđường diềm đắp trên các cổng gạch cùng thời, được chạm nổi khối thấplàm viền cho bức hoành phi, ta có thể tạm kết luận là làm thời Nguyễn.Như vậy, là đã từ lâu, người dân vẫn truyền cho nhau biết là ngôi đền cótrước đình làng Nhưng đình làng hiện tại được tách ra từ khi nào và vịthành hoàng trong đình lúc này lại là Thần Lạc thị/ khác với vị tổ nghề dệttrong đền thì là một vấn đề cần một cách tiếp cận toàn diện, cần phải có

căn cứ thuyết phục Theo GS Trần Lâm Biền, trong cuốn “Diễn biến kiến

trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng” thì đình làng là một sản

phẩm của lịch sử, ra đời sớm nhất nhất cũng là nửa cuối thế kỉ 15, tức làsau cải cách của vua Lê Thánh Tông năm 1471 Khi đó, nền chính trị nước

ta thực sự chuyển sang chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo thay choPhật giáo Nhu cầu với tay xuống tận xã thôn của tầng lớp cai trị đươngthời đã thực sự nảy sinh ra đình làng với chức năng khởi nguyên ban đầu làtrung tâm hành chính xã thôn Vậy có thể đặt giả thiết là ngôi đình NgămLương ra đời vào cuối thế kỉ 15 được không thì không có bất cứ bằng

Trang 20

chứng nào để chứng minh cả Hiện tại trong đình không còn bất cứ tài liệunào ghi chép việc này, thần tích mất, văn bia không có, chuông khánh cũng

không, chỉ có mỗi một dòng niên đại khắc trên lòng câu đầu bên phải : “

Lê triều giáp thân tu tạo” nhưng đó chỉ là thời điểm trùng tu mà nhiều

người hiện nay nhầm lẫn về niên đại của ngôi đình hiện có Tronghậu cungcủa đình hiện thờ Tam vị Lạc thị Đại vương dòng dõi Lạc Long Quân,nhưng đến thời Nguyễn dân làng mới làm hậu cung để thờ vì các ngài đượcthờ chính trong nghè ở ngoài bãi, hội mới rước vào đình Cho nên càngkhông thể kết luận là đình làng có từ thời đó được.Thật sự cũng không nêndựa vào truyền thuyết của thần bởi không có bằng chứng tin cậy Ta chỉ cócách dựa vào những dấu vết vật chất sớm nhất trong di tích để suy đoánniên đại khởi dựng Bằng quan sát, ta thấy trong đình hiện còn có 8 váncánh gà hay còn gọi là tai cột mang phong cách mỹ thuật cuối thế kỉ 17 màdưới đây chúng ta sẽ phân tích kĩ ở chương sau là dấu vết sớm nhất hiệncòn Ngoài tai cột còn có 4 bẩy hiên, 2 xà nách cũng mang phong cáchtương tự nên có thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng đình Ngăm Lương ra đờisớm nhất là vào cuối thế kỉ 17 Thời điểm ra đời này là hoàn toàn phù hợp,lúc đó có lẽ dân làng mới đủ “ lực” để làm đình mới như truyền miệng, phùhợp với bối cảnh lịch sử và thỏa mãn về những nghi ngờ về trang trí mỹthuật trong đình

1.2.2 Quá trình tồn tại đình Ngăm Lương

Nghiên cứu về một ngôi đình làng, chúng ta đều phải theo dõi sựthay đổi của ngôi đình đó từ khi khởi dựng đến nay Điều đó là vô cùngquan trọng, nó sẽ giúp chúng ta nắm rõ diễn biến phát triển của ngôi đình,thấy được những đặc trưng văn hóa được kết tụ trong kiến trúc, di vật vànhững giá trị phi vật thể của ngôi đình, ngôi làng mà suy rộng ra là của thờiđại đó

Phần này sẽ không phân tích những thay đổi, đặc trưng mỹ thuật,kiến trúc của từng giai đoạn mà chỉ thống kê những thời điểm tu sửa đình

Trang 21

Ngăm Lương Phần phân tích đặc trưng sẽ nằm ở chương 2 và 3 Nhưtrước đã nêu, việc khảo sát ngôi đình sẽ dựa trên những dấu tích vật chấthiện còn thông qua đặc trưng mỹ thuật và diễn biến kiến trúc, có tham khảotruyền thuyết, lời kể của các bô lão thông qua điều tra hồi cố.

- Cuối thế kỉ 17 : Khởi dựng ngôi đình hiện nay, bao gồm tòa đạiđình, nghi môn gỗ-ngói Dấu tích còn lại 8 ván cánh gà( tai cột), 2 xà náchtrước của gian giữa, 4 bẩy hiên phía trước, bậc thềm đá ở gian giữa Độchính xác dựa tên phong cách mỹ thuật

- Năm 1764 : trùng tu lại, dấu tích còn dòng niên đại trong lòng câuđầu bên phải của gian giữa và 2 ván nong chạm phượng vũ trên 2 vì náchtrước của gian giữa, 1 hương án thế kỉ 18, độ chính xác dựa vào dòng niênđại trùng tu trên câu đầu, 2 ván nong còn nguyên, hương án còn nguyên

- Đầu thế kỉ 20: dân làng phối thờ ông tổ nghề nề, trùng tu lớn, xâyhậu cung, thay mới các bộ vì nóc, kẻ góc, bổ sung trấn song, xây 4 bứctường chữ “V” đỡ đầukẻ góc, sửa lại toàn bộ phần mái… Độ chính xácdựa trên phong cách mỹ thuật, các hiện vật hiện còn đến nay, tượng và banthờ cụ tổ nghề nề hiện vẫn còn

- Năm 1962 : Dỡ sàn nhà 2 gian bên đóng bàn ghế, phá chấn song 2bên hồi và hậu để xây tường kín bảo vệ kho thóc, phá nghi môn gỗ-ngói….dựa trên lời kể các bô lão

- Năm 1971: đốt một số đồ thờ, tế khí để chống mê tín

- Năm1993:Sửa lại hậu cung,hiện còn dòng niên đại trên thượnglương hậucung,

-Năm 1997: Xây lại nghi môn bằng gạch, xây thêm cổng ngách

- Năm 2005: Thay mới các ván lá gió cột quân, lát nền đá hoa giangiữa và hậu cung, sơn son thếp vàng lại các đồ thờ và toàn bộ gian giữa,xây tường bao quanh di tích

Trang 22

1.3 LỊCH SỬ VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ TRONG ĐÌNH NGĂM LƯƠNG

Thành hoàng làng là nhân vật tối thượng trong mỗi ngôi đình và cóvai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Tìmhiểu về đình làng đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về vị Thành hoàng đượcthờ trong ngôi đình đó Đình làng Ngăm Lương thờ 3 vị Thành hoàng làLạc thị Tam vị Đại vương, tức dòng dõi Lạc Long Quân xuống đồng bằngkhai hoang lập ấp Tên hiệu của các ngài lần lượt làĐệ nhất Ngũ lục hiểnứng biên linh tôn thần, Đệ nhị Trung thiên anh nghị hùng lược tôn thần, Đệtam Chàng nhị thông duệ mẫn đạt tôn thần Thực chất cả 3 ngài đều là thủythần mà người dân ở đây gọi chung là các thần thuộc hệ “ Bách Noãn” Vìvậy nên đều bắt nguồn từ sự tích Con Rồng cháu Tiên

Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên của dân ta đã được thực hoá vàthiêng hoá ở một dải ven sông vùng nam Đuống Trung tâm là cụm di tíchđền - lăng Kinh Dương Vương ở Á Lữ Theo thần phả đền Á Lữ, vua KinhDương Vương tự Lộc Tục, thú Động Đình tiên nữ, sinh ra Lạc Long Quân

tự Sùng Lãm, ngài thú đức Âu Cơ sinh 100 con, sau 50 người theo mẹ lênnúi, 50 người theo cha xuống biển khai phá, giữ gìn mở mang bờ cõi Ngàitruyền cho con cả nối ngôi, tức vua Hùng Vương thứ nhất, húy Lân Bang,lên ngôi năm Nhâm Dần, tức năm 2359 TCN Tiếp đến là đền Lạc Longquân - Âu Cơ ở Bình Ngô Rồi một dải các làng thờ Lạc thị đại vương, tứccác con Lạc Long Quân - Âu Cơ làm thành hoàng: Ngọ Xá, Thuận An,Ngọc Khám, Thượng Trì, Đại Mão, Nghi Khúc, Đại Bái, Phú Dư

Tín ngưỡng thờ thần Bách Noãn ở các làng cổ vùng bờ nam sôngĐuống rất phát triển

Xã Hoài Thượng có các thôn: Thụy Mão( thờ Lạc thị Linh ứng đệnhất đại vương), thôn Đại Mão( thờ Lạc thị linh ứng đệ nhị đại vương ),thôn Đông Miếu ( thờ Lạc thị Linh ứng đệ tam đại vương), làng ThượngTrì( thờ Lạc thị linh ứng, Hương Mát hùng tài, Qúy lang diên hưu, 3 ngài

Trang 23

báo mộng cho Lý Bí đánh giặc Lương).Làng Trà Lâm thờ Khai sáng thiên

hạ hộ quốc đại vương( con thứ 2 của Lạc Long Quân, giúp dân đắp đê).Làng Phú Mỹ( xà Đình Tổ) thờ Quảng hóa đại vương ( con thứ 37 của LạcLong Quân, có công khai hoang lập làng) Làng Ngọ Xá, xã Hoài Thượngthờ 3 vị Lạc thị là Thiên quan cửu chử hiển ứng, Nghĩa chiêm minh bảo,Cảm thiên bảo quốc, 3 vị có công khai hoang lập làng, sau này phù Hai BàTrưng đánh giặc Đông Hán Làng Ngọ Xá còn có tục lúc vào hội, mua 3niêu đất mới, bỏ 3 quả trứng thả trôi sông Thiên Đức, người làng không aihiểu ý nghĩa của tục lệ này…… Thần phả các làng thờ Bách Noãn có phần

mở đầu giống nhau vì chung một gốc tổ và trùng với nội dung được sử giaNgô Sĩ Liên đưa vào sách Đại Việt sửký toàn thư Thần phả đền Bình Ngô

do Huệ Trai Nguyễn Tá Chính đỗ Tiến sĩ thời Thiệu Trị soạn, liệt kê đủ 18đời Hùng Vương và đủ tên 99 người con Lạc Long quân bên dưới HùngVương Tuy nhiên thần phả thôn Nghi Khúc có sự khác biệt khi cho rằngcon Lạc Long quân vẫn là rồng thật, đầu có chữ Lạc thị (họ nhà rồng) và cónhiều phép thần thông Về phần lễ nghi các làng thờ hệ Bách Noãn có mộtđiểm chung là tục rước nước tắm thần Nước phải múc ở giữa sông hoặc

hồ Tắm thần còn thìđem tưới cây ở gần đình tượng trưng thánh đã phù hộtiêu trừ sâu bệnh và mưa gió thuận hoà Năm nào nước không được sạch làđiềm báo úng hạn, sâu bệnh nhiều, khó khăn trong sản xuất Gạt bỏ các yếu

tố thiêng hoá, truyền thuyết đẻ trứng nở trăm con và hệ thờ Bách Noãnvùng nam Đuống thực chất chỉ giải thích hình thức xã hội và tục thờ thầnnước/thủy thần cổ xưa của dân ta Hình thức xã hội mang tính tiên đề làvua (Hùng Vương) - quan (lang) - dân Trời ở đây là nhân vật Lạc LongQuân huyền hoặc Nhưng tại sao phải là nhân vật Lạc Long Quân thì gắnvới tục thờ thần nước của cư dân nông nghiệp Rồng là biểu tượng củasông Sự biến đổi nước của sông liên quan trực tiếp đến đời sống người dân

vì thế cầu khẩn rồng là cầu khẩn thần nước Dân ta cũng quan niệm mỗicon sông có một vị thần nước (rồng) riêng do đó cả nước có đến hàng trăm

Trang 24

rồng là thế Lang là biểu hiện về mặt xã hội của rồng Các vị đứng đầu địaphương này có thể quyết định chiến tranh, có thể điều hành dân trong mọicông việc hàng ngày Chuyện sống chết, no đói đều ở một tay họ cả Vua,quan đều thuộc họ nhà rồng tôn quý Như vậy người dân luôn luôn phải tônthờ hai thế lực rồng: nước và vua quan Vùng nam Đuống có vinh dự đượcthờ hệ Bách Noãn Đây là vùng nông nghiệp phát triển sớm vì điều kiện tựnhiên thuận lợi Thời trước các kinh đô cổ đều tập trung lâu dài ở vùngnày, tiêu biểu là Dâu trải gần hết thời Bắc thuộc Dâu có hệ thờ Tứ Pháp(mây, mưa, sấm, chớp), một dạng khác của tục thờ thần nước, nhưngkhông gắn với sông - rồng.

Điểm qua các làng cổ có thờ thần Bách Noãn lân cận, cúng ta lạiquay lại vấn đề Thành hoàng làng Ngăm Hiện nay tìm hiểu về thànhhoàng trong đình Ngăm là rất khó khăn, quyển thần tích của làng đã bị thấtlạc từ lâu nên không còn biết sự tích của 3 vị, người dân cũng không ai biết

sự tích về các ngài, hệ thống văn tự chỉ còn lại 7 đạo sắc, văn bia không có,các hoành phi, câu đối ca ngợi sự anh linh chứ không nhắc đến công laocủa thần Qua điều tra hồi cố, các cụ chỉ biết được các thần làBách Noãn,trong hệ thống thủy thần trong vùngnam sông Đuống Tên tuổi các vị cũngkhông rõ ràng, trong văn tế và bài vị chỉ nêu thần hiệu, sắc phong cũngvậy Nhưng có một điều chắc chắn, các ngài là thủy thần, có sức mạnhkhuất phục được thuỷ quái ở những khúc sông cong dòng, luôn xói nướcảnh hưởng tới sự bền vững của đê Ta đã biết ngoài đê của làng trước kiacòn có nghè Ngăm, có bài vị các ngài, đến kì lễ hội mới rước về đình tế lễ,xong xuôi lại rước về, nghè tựa lưng vào đê, quay mặt ra sông Đuống, tức

là quay mặt về hướng Bắc Đólànơi xung yếu, để răn đe thuỷ quái, giữ yênlành cho ruộng đồng, làng xóm Từ đó, chúng ta ngờ rằng, phải chăng nghèNgăm quay hướng ra sông để đáp ứng yêu cầu tâm linh đương thời, nhằmmong sự hỗ trợ của các Thành Hoàng làng cho dân khang, vật thịnh, thuỷquái không dám quấy nhiều Hiện tượng này đã ít nhiều gắn với tính thực

Trang 25

dụng nông dân, đồng thời nổi bật lên là ý thức: thần linh phải vì con người

mà tồn tại Các đấng siêu nhiên còn rất gần gũi, luôn tham gia trực tiếp vàothực tế cuộc sống đời thường…nhờ đó mà tồn tại Tóm lại, việc nghiên cứu

về thành hoàng làng Ngăm lương có rất nhiều vấn đề, cần phải được tiếpcận một cách toàn diện và khoa học

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÌNH NGĂM LƯƠNG

2.1 KHÔNG GIAN CẢNH QUAN

Đình Ngăm Lương nằm trên một khoảng đất rộng ở bìa phía đôngnam thôn Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm Toàn bộ kiến trúc chính của đìnhquay về hướng đông nam, hướng truyền thống của người Việt Quay vềhướng đó, mùa đông sẽ tránh được gió đông bắc lạnh lẽo, mùa hè đón gióđông nam mát mẻ từ biển vào, làm cho con người ta cảm thấy sảng khoái,cây cối, muôn loài mới tươi tốt, phát triển Đó mới chính là hướng của giólành, mang tính dân gian với quan niệm truyền thống “ Lấy vợ hiền hòa,làm nhà hướng nam” Để rồi sau này khi Nho giáo ảnh hưởng sâu rộng thìlại khoác thêm quan niệm “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”.Cũng giống như các ngôi đình làng khác của người Việt, việc chọn thế đất

để dựng đình bị chi phối bởi quan niệm phong thủy Theo đó, vị trí chỗ ở,thế đất có một vị trí quan trọng đối với con người Hơn nữa đây lại là đìnhlàng, là hướng Thần quay ra nên càng phải được cân nhắc kĩ càng Theo cố

GS Hà Văn Tấn, Đình không nhất thiết phải dựng trên đồi gò, nhưng phíasau hoặc hai bên thường cần có những chỗ đất cao để làm “tay ngai”, và

Trang 26

mặt trước đình cần có nước Đó là thế đất tụ thủy, nước tụ hội, mà tụ thủythì cũng có nghĩa là “tụ linh, tụ phúc”, hội tụ tất cả những điều may mắn

Đình Ngăm Lương nằm bên bờ phải bờ đê sông Đuống, ngay chỗlượn dòng của con sông mà dưới con mắt của các nhà phong thủy học thì

đó là nơi tụ thủy, nơi “ đất lành” Phía sau xa xa là nơi kết thúc của mạchnúi Tam Đảo-Sóc Sơn- Phật Tích, để rồi hướng ra vùng đồng bằng rộnglớn Đình hội tụ đầy đủ những điểm tốt “ Nhất cận thị, Nhị cận tân, Tamcận giang, Tứ cận lộ, Ngũ cận điền” Đây là vùng cư dân sinh sống đôngđúc, làng có chợ Ngăm họp trước sân đình Chợ ( thờ Bách nghệ Tiên sư-nay đã mất) theo từng phiên các ngày 5, ngày 7 Ngoài bãi bên bờ sôngĐuống còn có bến đò Ngăm trung chuyển hàng hóa giữa vùng kinh đôThăng Long đi ra hệ thống sông Lục Đầu- Phả Lại, bến đò nay vẫn còn, nốigiao thông Gia Bình sang Quế Võ, Tiên Du Làng giáp hai con sông làsông Đuống và sông Bái, vừa là tuyến đường thủy huyết mạch trong vùngđồng bằng, vừa mang nguồn nước dồi dào đến cho nơi này Thứ tư, do làngnằm ở vị trí giữa hai con đường bộ cổ là đê sông Đuống và đường 282( con đường cổ nhất Việt Nam) nên từ xa xưa nơi đây đã là nơi lui đếnthường xuyên của dân buôn bán, thậm chí cả nhiều vua chúa, hoàng tộc,quan lại, cung phi… đi qua khi đến với chùa Tĩnh Lự- kiêm hành cungThiên Thai thế kỉ 17 trên dãy Đông Cứu, cách đình khoảng 1,5 km về phíađông HƠn nữa, đình Ngăm Lương quay hướng đông nam, hướng ra cánhđồng “mùa” rộng lớn, màu mỡ, nên đã tích hợp rất đầy đủ những điều kiệnthuận lợi cho sự sống của con người, vì vậy nó giống như một gợi ý chothần linh mà con người gửi gắm ước vọng sinh sôi, nảy nở Trong bố cụcmột không gian gần cụ thể, đình Ngăm mang đậm tính âm-dương đối đãi.Phía trước nghi môn là một hồ nước trong xanh, mang tính âm Ngôi đình

là một kiến trúc cao lớn, mang tính dương, vậy âm dương giao hòa, sựsống luôn luôn được tuần hoàn và phát triển, biến đổi không ngừng Cây

Trang 27

cối cũng là một thành tố không thể thiếu cấu tạo nên cảnh quan của di tích.Đình Ngăm cũng vậy, phía trước nghi môn có hai cây gạo cổ thụ, thânthẳng đứng, là cầu nối giữa trời với đất mà gai trên thân là những bậcthang, cành tán tỏa ra bốn hướng nở bung những bông hoa đỏ rực vào mùaxuân như một sự vẫy gọi nguồn sinh lực của vũ trụ hội tụ tại nơi này Rõràng trên vùng đất mà đình Ngăm Lương được xây dựng và cảnh trí thiênnhiên ở đây cho chúng ta thấy được rằng, một mặt nó phản ánh sự kế thừatruyền thống chọn đất của các giai đoạn trước, mặt khác thể hiện ước vọngcầu mong sự sinh sôi phát triển, nhân khang vật thịnh.

2.2 BỐ CỤC MẶT BẰNG

Toàn bộ các đơn nguyên kiến trúc hiện nay của đình Ngăm Lươngnằm trên một vuông đất khá cao, ở bìa phía đông nam-đầu làng Phía trướcđình là một hồ nước lớn hình bầu dục, đón gió mát từ cánh đồng đưa đến

Từ hồ nước đi vào là nghi môn trụ biểu lớn dẫn vào một lối đi, hai bên lối

đi là vườn cây Thẳng tiếp đến là vào sân đình, sân rộng 12m, dài 24,6m látgạch vồ đen kích thước 30x30x7cm Hai bên sân trước kia có tả vu, hữu vunhưng đã bị phá bỏ trong khoảng những năm 1962, nay chỉ còn lại móngnhà Đình Ngăm Lương hiện còn hai nếp nhà là đại đình và hậucung.Trung tâm của di tích là nhà đại đình 3 gian 2 chái, nối liền gian giữa

là hậu cung với kết cấu chuôi vồ, tạo cho ngôi đình bố cục kiểu chữ “đinh” Giáp tường hồi nhà hậu cung tức phía sau chái bên trái nhà đại đình

là nhà kho của Hợp tác xã Lãng Ngâm Các đơn nguyên kiến trúc của đìnhNgăm Lương còn để lại đến ngày nay là có sợ thay đổi qua từng thời kì, cókiến trúc bị phá bỏ, có cái được bổ sung vào cho phù hợp với chức năngcủa đình Đó là việc mà trong bài tiểu luận này sẽ phân tích cụ thể, làm nổibật giá trị của đình Ngăm Lương

Trang 28

2.3.KẾT CẤU KIẾN TRÚC

2.3.1.Nghi môn

Nghi môn đình Ngăm Lương là một đơn nguyên kiến trúc đượcđặt đầu tiên khi chân vào di tích Chiếc cổng này hiện vừa có tác dụnglàm lối ra vào chính thức, bảo vệ,góp phần cấu tạo nên di tích, vừa bổsung lớp ý nghĩa sâu xa, tạo giá trị thẩm mỹ cho ngôi đình Theo lời kểcủa các cụ, trước kia đình có một nghi môn bằng gỗ lợp ngói theo lối cổtruyền từ thế kỉ 18 trở về trước,bao gồm 1 gian 2 chái lớn, nằm ở méngoài sân đình hiện nay Năm 1962, do hoàn cảnh đương thời mà nghimôn đó đã bị dỡ phá bỏ, dấu tích nay chỉ còn lại địa điểm Nghi môn nayđược làm theo kiểu tứ trụ Loại nghi môn này bắt đầu xuất hiện từ cuốithế kỉ 18 theo như ảnh chụp của người phương Tây ( trước khi xâm lượcnước ta), song tất cả những nghi môn đó đều không còn mà kiểu thứcnày chủ yếu chỉ còn lại ở nước ta vào khoảng cuối thế kỉ 19 trở về sau.Bởi vào thời Nguyễn, nước ta mới dần phổ biến kĩ thuật xây gạch vôivữa, chứ trước đó chỉ dùng gạch, gỗ, đá, ngói Ta có thể bắt gặp nhữngnghi môn tương tự đình Ngăm Lương ở các di tích : đình Hoàng Xá( Ứng Hòa), đình thôn Vàng ( Gia Lâm), đình Mông Phụ ( Sơn Tây),đình Trà Cổ( Móng Cái)…… Nghi môn đình Ngăm Lương cấu tạo bởi 4cột trụ lớn tạo thành 3 lối đi Hai cột chính lớn ở giữa xác định nơi ravào của thần và kiệu hội, rộng3,4 m, đi thẳng vào sân và gian giữa củađình Hai cột phụ nằm đối xứng hai bên hai cột chính tạo thành 2 cổngphụ rộng 1,3m Về cơ bản, bốn trụ biểu này có kết cấu và tạo hình tương

tự nhau, chỉ khác ở kích thước ( hai cột chính lớn hơn hai cột phụ) vàlinh vật trên đỉnh cột Bố cục các cột đều chia làm 4 phần : đỉnh trụ, lồngtrụ, thân trụ và đế trụ Đỉnh trụ là cao nhất, cấu tạo bằng một cái đấuvuông đặt lên trên phầm mui luyện thông qua một cái “đôn” phình tròn,trên đỉnh của đấu đều đắp linh vật nghê Dưới đỉnh trụ là lồng trụ được

Trang 29

đắp theo kiểu giả lồng đèn, lồng hình hộp chữ nhật đặc, xây thụt vào 4bên để đắp tứ linh Thân trụ thẳng, chiếm tỉ lệ dài nhất, với yêu cầu tạokhoảng trống để viết câu đối Phần này không trang trí gì, chỉ tạo nétmềm những chỗ góc cạnh cốt làm nền cho phần câu đối Các cột đều xâybằng gạch trát vữa Hai cổng phụ xây bịt kín, tạo thành 2 cổng giả cómái Cổng phụ không tạo cửa ra vào vì nay toàn bộ đi qua cổng giữa.Trên cổng phụ là kết cấu 2 tầng 8 mái Giữa phần mái và cổng phụ cong

“ tò vò” này là một ô đại tự Tuy nghi môn hiện nay là được bổ sungthêm vào năm 1997 nhưng lại đem lại hiệu quả cho di tích Nó không chỉtạo lối ra vào, làm bộ phận bảo vệ mà còn mang tính thẩm mĩ sâu sắc,thể hiện đầy đủ quan niệm kiến trúc dân gian cho đình Ngăm Lương

2.3.2 Đại đình

-Nền móng:

Nền và móng là 2 kết cấu cơ bản nhất của một di tích Đình NgămLương nằm trên một vuông đất khá cao, nền đất chắc chắn Móng của đìnhhiện đươc xây bằng gạch để trần, là sản phẩm của đầu thế kỉ 20 khi đìnhđược trùng tu lớn Riêng phần móng gian giữa được bó bỉa bằng 4 tảng đálớn tạo thành bậc lên xuống vững chắc, nhằm phân biệt với các gian bên.Nhà đại đình có diện tích mặt nền 21mx 11 m, kết cấu theo lối lòng thuyền,

có độ cao 38 cm so với mặt sân Trước kia, đình có hệ thống ván sàn 2 gianbên và 2 gian chái, gian giữa để thấp, lát gạch, do quan niệm tâm linh là đểthông tam giới Năm 1962, do được trưng dụng làm kho thóc nên sàn 2gian bên bị dỡ ra đóng bàn ghế, nay bàn ghế vẫn còn Hiện nay trên châncác cột vẫn còn dấu vết của lỗ mộng lắp dầm sàn, kích thước 14x21cm.Gian giữa của đại đình hiện được lát gạch đá hoa do được sửa chữa lại vàonăm 2005, hai gian bên lát gạch bát vuông đỏ kích thước 30x30 cm.Đìnhchỉ còn lại sàn của 2 gian chái, cao 50 cm so với mặt nền Dưới mặt sàn lànền đất, không lát gạch Sàn nhà là kết cấu cổ truyền của người Việt, có tác

Trang 30

dụng là để tránh rắn rết, con trùng, thú dữ Thiên nhiên và khí hậu bắt buộcchúng ta phải làm như vậy Nay nền đại đình được lát gạch, có ưu điểm về

độ bền, tạo độ phẳng, sạch sẽ và dễ quét dọn Trên mặt nền được bố trí cátảng đá kê chân cột bằng đá xanh to và dày, kích thước 44cm Các chântảng này chịu toàn bộ trọng lực của kiến trúc do các cột dồn xuống và còntránh hơi ẩm, mối mọt cho các cột, tạo độ bền cho công trình Tính theoliên kêt ngang, bước cột gian giữa dài 4,12 m, bước cột 2 gian bên 4,5 m,bước cột 2 chái 4,11m Đo theo liên kết dọc, khoảng cách giữa hai cột cái

là 4,24m, từ cột cái đến cột quân là 2,51m nền đình là mặt bằng sinh hoạtchung, nơi diễn ra các hoạt động trong nhà đại đình Chái bên trái đìnhNgăm Lương hiện làm nơi bàn bạc, hội họp của người dân, chái bên phảilàm sân khấu có mắc phông màn để tổ chức hát chèo, văn nghệ quầnchúng Đại đình làng Ngăm vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa công cộng, cố kếttình làng nghĩa xóm

-Khung kết cấu

Đây là phần cơ bản nhất hình thành nên quy mô, vóc dáng của kiếntrúc đình Ngăm Lương Đồng thời cũng thể hiện rõ nét nhất bản sắc củakiến trúc trong đình

+ Các bộ vì:

Khung gỗ liên kết của nhà Đại đình làm theo kiểu 4 hàng chân cột,bao gồm 8 cột cái và 16 cột quân, tổng cộng là 24 cột được các cấu kiệnliên kết lại thành 4 bộ vì Các cột đều được kê trên chân đá tảng vững trãi

Bốn bộ vì nóc chính tạo thành 3 gian, ngoài ra còn có 2 bộ vì “Lửng” ghép thêm 2 gian chái Tất cả các bộ vì nóc đều được làm theo cùngmột kiểu thức, có tên dân gian là “ vì kèo trụ trốn” hoặc có người gọi là “trụ đinh kèo cánh” Riêng 2 vì lửng làm theo kiểu “vì kèo cọc báng” Một

bộ vì nóc có các cấu liện và lien kết cụ thể như sau:

Trang 31

Câu đầu được gối lên đầu của 2 cột cái thông qua 2 đấu vuông thótđáy, tạo thành một mộng ngoàm Có nghĩa là đầu của câu đầu không ănmộng vào đầu cột cái là chỉ kê ngoàm lấy cái đấu vuông cố định trên đầucột, Đây là một kĩ thuật cổ truyền, đến tận đầu thế kỉ 20 vẫn còn được sửdụng, như ở đình Ngọ Xá ( Thuận Thành) gần đó Ngày nay kĩ thuật nàykhông phổ biến nữa mà chỉ sử dụng khi tu bổ di tích Trên chính giữa lưngcâu đầu có một trụ trốn ( cột trốn) vuông góc, thẳng đứng đỡ chỗ giao nhaucủa 2 đàu kẻ ( cụ thể là dạng ván dong) Hai bên trụ trốn này còn có 2 trụtrốn phụ, ngắn hơn trụ chính dùng để đỡ phần giữa ván dong Một thước gỗthẳng chui qua lòng trụ trốn chính đẻ giữ cố định 2 đầu trụ trốn phụ Ba trụtrốn đó tạo thành 3 chân đỡ 2 kẻ ( ván dong) Chỗ giao nhau của 2 đầu kẻ

là một cái đấu hình thuyền đỡ thượng lương Các hoành gối lên kẻ bằngnhững dép hoành Đây là sản phẩm của đợt trùng tu đầu thế kỉ 20 của đình,lối kết cấu này cũng chỉ xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ 19 mà nó thường đượcdùng ở các kiến trúc phụ Nay được dùng làm vì nóc để tiết kiệm gỗ, mangtính thực dụng hơn là tính nghệ thuật, hình thức các trụ trốn theo lối bàotrơn đóng bén, không có hoa văn.Bộ vì nóc kiểu này là sản phẩm trùng tuvào thời Nguyễn, trường hợp tương tự ta cũng bắt gặp ở hậu cung đềnGióng ( Phù Đổng, Gia Lâm), hậu đường chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh)… Đối với2 vì Lửng thì đơn giản hơn, chỉ có một trụ trốn chính giữa đỡ 2 đầu

kẻ, gọi là : “ vì kèo cọc báng” Khoảng trống tam giác giữa trụ trốn-kẻ vándong-lưng câu đầu được bưng ván kín để tránh mưa gió

Các bộ vì nách ( 8 vì nách) nhà đại đình có 2 kiểu thức khác nhau.Bốn bộ vì nách trước và sau cấu thành nên gian giữa theo kiểu “ Chồngrường trụ trốn”, 4 bộ vì nách trước và sau nối làm 2 gian bên theo lối kẻchuyền Ở vì nách gian giữa, một nửa của đầu dư đâm xuyên qua cột cái sẽlàm con rường thứ nhất đỡ hoành Đuôi đầu dư ( rường một) này sẽ chồnglên con rường cụt thứ 2 thông qua một đấu vuông, tạo thành một khe trống

Trang 32

nhỏ tạo độ thoáng Con rường cụt 2 cũng tiếp tục chồng lên con rường cụt

3 thông qua một đấu vuông thót đáy Dưới cùng là một xà nách Cột trốnchống lên xà nách để đỡ con rường cụt 3 Từ thân cột trốn này người tathêm một con rường cụt4 ngắn nữa vươn ra đỡ hoành, giúp mở rộng phầnmái Cột trốn được kê lên xà nách và đội rường cụt3 đều qua một đấuvuông thót đáy Tất cả đầu các rường cụt 2,3 đều ăn mộng vào thân cột cái,đuôi vươn ra đỡ hoành Riêng đầu rường cụt 4 thì ăn mộng vào thân cộttrốn rồi mới vươn ra đỡ hoành Khoảng trống hình chữ nhật giữa cột cái-xànách-cột trốn-rường 3 được bổ sung bằng một ván bưng có chạm khắctrang trí, riêng 2 nách sau không có ván bưng Đầu xà nách ăn mộng vàothân cột cái , đầu kia ăn mộng vào đầu cột quân có nghé bẩy lót dưới tạo độmềm mại, chắc chắn Các vì nách này có niên đại sớm nhất trong đình,dược vào hoa văn có thể xác định niên đại khoảng cuối thế kỉ 17, là bằngchứng quan trọng để xác định niên đại của di tích

Liên kết hiên tại đình Ngăm Lương có bẩy đỡ ván dong,4 bẩy hiêntrước có niên đại cuối thế kỉ 17 Thân bẩy rất to và có một độ dốc đáng kể,

độ cao chỉ quá đầu người một chút Ván dong cũng rất dày, dày gần bằngbẩy, tạo không gian thống nhất cho một đồ án trang trí Đầu của bẩy hiên

đỡ tàu mái Nghé bẩy ở phía trong cột quân, cố tình ăn khớp với xà nách,tạo thế cân bằng cho bẩy Bốn vì nách gian bên làm theo lối kẻ chuyền Kẻ

ăn mộng vào đầu 2 cột, lưng đội ván dong để đỡ hoành Các bẩy hiên cònlại đều là sản phẩm đầu thế kỉ 20 khi trùng tu đình Ở phần đầu kẻ góc, chỗ

đỡ tàu đao, thợ mộc đã bổ sung thêm 2 cái bẩy phụ hai bên kẻ góc, nhằmtạo độ chắc chắn cho đao đình Đỡ đầu kẻ góc và 2 bẩy phụ này là một bứctường hình chữ “V”, hình thức đỡ bẩy có từ thời Nguyễn, là bộ phận nảysinh từlần trùng tu mà không cần dùng đến các kẻ góc to lớn, sẽ tiết kiệmđược gỗ mà vần đảm bảo độ chống đỡ cho các đầu kẻ góc, đầu bẩy Hình

Trang 33

thức dùng cột gạch, tường chống bẩy và kẻ tuy tiện lợi nhưng không đemlại hiệu quả thẩm mỹ cho lắm.

Các vì hồi cũng làm tương tự như vì nách gian giữa, kiểu “ chồngrường trụ trốn”

+ Hệ thống xà giằng cột : Đây là các cấu kiện để kiên kết các bộ vì,tạo thành khung chịu lực cho đình Trong đình Ngăm Lương có rất nhiềucác loại xà

Phía trên đầu các cột cái phía trước chỉ có một xà thượng, liên kếtcác đầu cột với nhau Các đầu cột cái sau có 2 xà thượng và trung, ngoàicửa có xà ngưỡng, ngạch…

- Các thành phần bao che xung quanh:

Nhà đại đình đình Ngăm Lương có một hệ thống bao che khép kín.Mặt trước là bao che gỗ, hai tường hồi và hậu là tường gạch Cửa chínhgian giữa cấu tạo bởi 6 cánh cửa dạng ván ghép và đứng trên ngạch Mặttrước hai gian bên và 2 gian chái là hệ thống chấn song cổ Riêng hai gianbên còn mở 2 lối cửa phụ ra vào đình Vì đình trước kia có sàn gỗ nênngưỡng cửa cao, để ra vào 2 cửa phụ này cần bước lên một bậc gạch nhỏnữa

Đình Ngăm Lương vốn trước kia có hệ thống chấn song bao quanh

cả mặt trước, hai bên hồi và 2 hậu Năm 1962, do nhu cầu làm kho thóc củaHợp tác xã, cùng với việc tháo sàn đóng bàn ghế, người ta cũng bỏ nốt cácchấn song ở 2 mặt hồi và hậu, xây tường gạch thế vào như hiện nay Bốngóc đình là 4 bức tường hình chữ “V” được xây để đỡ đầu kẻ góc Ngoài

ra, người ta còn xây thêm 2 bức tường mặt trước gian hồi, giữa có để ô chữthọ tròn, mặc dù đã có trấn song Phần gian giữa lối vào hậu cung may mắnvẫn giữ được hệ thống cửa bức bàn trổ thủng tứ quý, là nơi ngăn cách giữađại đình với cung cấm

Trang 34

+ Kết cấu đỡ mái

Đại đình đình Ngăm Lương có 4 mái, bao gồm 2 mái lớn và 2 máihồi Các hoành mái được ắp đặt theo đúng quan niệm dân gian “ thượngtam hạ tứ” Trên cùng là thượng lương khỏe đỡ phần nóc Trên các hoànhnày là rui- trực tiếp đỡ ngói Ddặc biệt là ta phải kể đến tàu mái – một sángkiến riêng của người Việt mạng đâmk bản sắc kiến trúc truyền thống, thểhiện xu hướng dân gian hóa các ngôi đình thưở sơ khai Tàu mái là một cấukiện ra đời từ đầu thế kỉ 17 và đã đem lại công dụng vô cùng to lớn Nhờ

có các tàu gian và tàu đao, phần mái đình Ngăm Lươngmới tạo được độcong, đem lại hiệu quả thẩm mĩ đáng kể và phù hợp với tâm lí người nôngdân

- Kết cấu mặt mái:

Đây là bộ phận bao che phía trên, bảo vệ phần nội thất, chủ yếuchống mưa nắng, gió bão và bức xạ nhiệt, giữ ẩm và làm mát không giantrong đại đình Đại đình đình Ngăm Lương được lợp ngói mũi hài/ vảyrồng rất dày, bao gồm một lớp ngói màn/ngói lót ở dưới và tầng ngóidi/ngói vảy phía trên Kĩ thuậtxây bờ cấy ngói đình Ngăm Lương đạt đến

độ hoàn thiện Các bờ nóc, bờ quyết được xây gạch nung già, chắc chắn.giữ được sự ổn định cho toàn bộ hệ mái Hệ mái ngói ở đây là sản phẩmtrùng tu ở đầu thế kỉ 20 và vẫ giữ nguyên đến hiện tại

2.3.3 Hậu cung

Hậu cung đình Ngăm Lương là kiến trúc có muộn, ra đời có lẽ là vàothời Nguyễn Khởi nguyên, đình Ngăm không có hậu cung mà chỉ có mộtnhà đại đình hình chữ nhất.Chỗ chuôi vồ nối hậu cung với đại đình khậpkhễnh, xà thượng đại đình bị phạt bớt đi để gác kẻ Thần được thờ ở nghèNgăm, chỉ rước bài vị vào trong đình thờ cúng trong 3 ngày hội, xong xuôilại rước các ngài về nghè Sau này, dân làng mới làm thêm hậu cung để chothành hoàng lúc nào cũng có mặt ở đình Tính vương quyền lúc đó kết hợp

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:25

w