1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lễ hội miếu mạch lũng

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá Trị Kiến Trúc – Nghệ Thuật Và Lễ Hội Miếu Mạch Lũng
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 99,67 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (3)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (4)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (4)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (4)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (5)
  • 6. Bố cục bài tiểu luận (5)
  • CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG (5)
    • 1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại (6)
      • 1.1.1. Vị trí địa lý (6)
      • 1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa (9)
    • 1.2 Qúa trình hình thành và tồn tại của di tích Miếu Mạch Lũng (11)
      • 1.2.1. Vị thần được thờ (11)
      • 1.2.2. Miếu Mạch Lũng qua các thời kỳ lịch sử (13)
  • CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI MIẾU MẠCH LŨNG (5)
    • 2.1. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật Miếu Mạch Lũng (16)
      • 2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng (16)
      • 2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc (18)
      • 2.1.3. Hệ thống di vật ở Miếu Mạch Lũng (27)
    • 2.2. Lễ hội Miếu Mạch lũng (33)
      • 2.2.1. Thời gian diễn ra Lễ hội (33)
      • 2.2.2. Diễn trình Lễ hội (34)
      • 2.2.3. Giá trị văn hóa của Lễ hội (38)
  • CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG (40)
    • 3.1. Thực trạng di tích Miếu Mạch Lũng (40)
      • 3.1.1. Thực trạng kiến trúc (40)
      • 3.1.2. Thực trạng di vật (41)
      • 3.1.3. Thực trạng lễ hội (41)
      • 3.1.4. Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích (42)
    • 3.2. Bảo vệ, tôn tạo di tích (43)
      • 3.2.1. Bảo vệ di tích (43)
      • 3.2.2. Tôn tạo di tích (45)
    • 3.3. Khai thác và phát huy giá trị di tích (47)
      • 3.3.1. Tổ chức tham quan tại di tích (47)
      • 3.3.2. Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng (48)
      • 3.3.3. Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích (48)
  • KẾT LUẬN (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

Nhữngdi tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu,phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn vềnguồn cội để giữ gìn, bảo tồn

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu vùng đất, con người nơi di tích Miếu Mạch Lũng tồn tại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu di tích.

Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại của di tích Miếu Mạch Lũng từ khi khởi dựng cho đến nay.

Nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích Miếu Mạch Lũng(lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, lễ hội,…)

Nghiên cứu thực trạng tồn tại của di tích Miếu Mạch Lũng hiện nay. Đề xuất các phương án khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của di tích Miếu Mạch Lũng trong bối cảnh hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, Bảo tồn dích lịch sử - văn hóa, khoa học Lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc học, Xã hội học, Mỹ thuật học, Văn hóa dân gian,…

Khảo sát thực tế, điền dã.

Các phương pháp khác: Thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài liệu,…

Bố cục bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục bài tiểu luận gồm 3 chương cụ thể như sau:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG

Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại

1.1.1.1 Vị trí địa lý Hà Nội

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim

(462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m) Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng

4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có 29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và

577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.

1.1.1.2 Vị trí địa lý xã Đại Mạch Ở phía Tây huyện Đông Anh có một vùng đất xanh mướt ngô dâu, bên con sông Hồng quanh năm nước đỏ phù sa cuộn chảy Mảnh đất có địa giới giáp ranh của ba tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc Mạch Lũng còn có tên xưa là làng Súng, nay thuộc xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội Đứng trên cầuThăng Long nhìn xuống vùng làng, nhìn thấy con đê sông Hồng như một dài lụa mơ màng uốn lượn trong gió trời Từ thuổ vua Hùng, khi cha ông đi mở đất thì những bãibờ ven sông cư dân tụ hội, lập lên những làng chài lưới,trồng ngô khoai và lúa, để bảo vệ họ sinh tồn và chống giặc ngoại xâm Trang

Mạch Lũng có tự ngàn xưa, trải thời gian gió mưa biến đổi, những tên đất tên làng đều gắn lịch sử chống giặc ngoại xâm và những câu chuyện dân giân huyền thoại.

Xã Đại Mạch gồm có 3 thôn: Đại Đồng, Mạch Lũng (cả Lũng Đồng) và Mai Châu, diện tích tự nhiên 915 ha, 7.366 nhân khẩu toàn là dân tộc Kinh, có xóm nam thôn Mai Châu, nhân dân theo đạo Gia Tô, 115 nhân khẩu (theo số liệu 1993) xã Đại Mạch thuộc huyện Đông Anh trước thuộc tỉnh Phúc Yên. Năm 1950 tỉnh Phúc Yên hợp với tỉnh Vĩnh Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc Năm

1961 huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội.

Xã Đại Mạch ở phía Tây Bắc Hà Nội, cách độ 15 km, Bắc giáp xã Tiền Phong, Tây giáp xã Hiệp Lực huyện Mê Linh Đông giáp xã Kim Chung cùng huyện, Nam giáp sông Hồng Phía Tây Nam xã có sông Hồng, đê sông Hồng chạy dọc theo xã Phía Đông Bắc có quốc lộ số 32, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển trên đất xuống dưới sông.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Đại Mạch ngày nay gồm có 4 xã cũ là: Đại Đồng, Mạch Lũng, Lũng Đông và Mai Châu thuộc tổng Sáp Mai huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, năm 1946 theo chủ trương của chính phủ cách mạng lâm thời hợp nhất một số xã cũ thành xã mới: Đại Đồng; Mạch Lũng; Lũng Đông thành xã Đại Mạch; Mai Châu, Sáp Mai, Đại Độ, Võng La thành xã Tứ Dân Khi xã cũ hợp thành xã mới, xã cũ gọi là khu.

Năm 1949 giặc Pháp uy hiếp gay gắt, để chính quyền Xã chỉ đạo công tác được tập trung và kịp thời Chính Phủ lại quyết hợp nhất 2 xã Tư Dân và Đại Mạch thành xã Dân Chủ, các khu đổi là thôn.

Năm 1955 sau cải cách ruộng đất xã Dân Chủ lại chia làm 2 xã: XãDân Chủ gồm các thôn: Đại Đồng, Mạch Lũng (gồm cả Lũng Đông) và MaiChâu, các xã Việt Thắng gồm các thôn: Sáp Mai, Đại Độ và Võng La Năm

1965 xã Dân Chủ đổi tên thành xã Võng La cho đến ngày nay (cuối năm 1975).

1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa

Năm 2012, là năm nền kinh tế chung của cả nước có nhiều biến động phức tạp, dịch vụ thương mại sụt giảm hẳn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp và người sản xuất khó tiếp cận được vốn gây ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo sản xuất, giá cả các mặt hàng nông sản, sản phẩm từ chăn nuôi đều sụt giảm, ế đọng, người dân thiếu vốn để duy trì sản xuất, nhiều doanh nghiệp và kinh tế hộ gia đình bị phá sản, thu nhập của người dân giảm sút rõ rệt Tuy nhiên, với nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND – UBND kinh tế - xã hội của Đại Mạch đã đạt được một số kết quả:

Về kinh tế: Sản xuất nông nghiệp: Thực hiện nghị quyết của HĐND tại kỳ họp thứ III, IV về tiếp thu giống mới, giống có năng suất chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất năng suất, sản lượng cây trồng trong năm 2012 đã đạt được kết quả đáng mừng Tổng diện tích gieo trồng 2 vụ là

686 ha, trong đó diện tích lúa là 451 ha Năng suất của cả năm ước đạt 50,3 tạ/ha, sản lượng đạt 2.270 ha Sản lượng thực quy thóc ước đạt 5.070 tấn, vượt chỉ tiêu hơn 2000 tấn so với kế hoạch Mô hình trồng chuối tiêu hồng khu vực soi bãi đang cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản lượng ước đạt 14,175 tỷ đồng Tổng giá trị trong ngành trồng trọt ước đạt 125,715 tỷ đồng.

Chăn nuôi: Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản là 56 ha Sẩn lượng nuôi trồng thủy sản trong năm ước đạt 86 tấn, giá trị sản lượng đạt 34,4 tỷ đồng.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm tiếp tục được duy trì và phát triển:Tổng đàn lợn có 3.280 con, trong đó có 2.300 con lợn thương phẩm,sản lượng đạt 644 tấn; Tổng đàn, bò có 127 con, trong đó 21 con bò sữa cái.Giá trị sản lượng chăn nuôi gia súc đạt 38,43 tỷ đồng.

GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI MIẾU MẠCH LŨNG

Giá trị kiến trúc - nghệ thuật Miếu Mạch Lũng

2.1.1 Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng

Di tích lịch sử văn hóa miếu Mạch Lũng đồng thời cũng là một di tích kiến trúc tín ngưỡng Ngôi miếu có một hình khối kiến trúc với vẻ đẹp hài hòa giữa các tỉ lệ chiều cao, chiều rộng kết hợp vẻ đẹp không gian tạo cho chốn thờ thần một dáng vẻ huyền bí thơ mộng, ẩn chứa trong mình cả một hệ thống văn hóa tâm linh.

Khi nghiên cứu không gian cảnh quan của một công trình kiến trúc hay một di tích thì “ hướng” của nó là một điểm chúng ta cần quan tâm.

“Đau mắt là tại hương đình

Cả làng đau mắt chứ riêng mình em đâu”.

Câu ca dao đó cho ta thấy đối với di tích thì hướng mặt tiền của nó rất quan trọng Nếu hướng chọn không phù hợp có thể gây ốm đau bệnh tật cho cả làng Miếu Mạch Lũng quay về hướng tây nam, tuy chưa hẳn là hướng lý tưởng theo quan niệm của người Việt Nhưng đó cũng là hướng đẹp mang lại nguồn gió lành cho di tích và làng xóm nơi đây.

Bên cạnh hướng của di tích thì vị trí, thế đất cũng vô cùng quan trọng.Đất dựng thường dựa theo luật “phong thủy” Trong tín ngưỡng truyền thống các di tích thường phải được xây dựng trên trán hoặc lưng của các con vậtthiêng tiềm ẩn trong đất như: Long, Ly, Quy, Phượng Nhưng trên thực tế thì không phải di tích nào cũng thỏa mãn được các đặc điểm trên, ở đây miếuMạch Lũng là một ví dụ điển hình Nó được xây dựng trên một khu đất cao, rộng và bằng phẳng, có thể đây mới là một vị trí đẹp Ngôi miếu được xây dựng trên địa thế cao là biểu hiện của sự tôn trọng các vị thần được thờ trong miếu, nó tránh được cái nhìn trực diện của khách qua đường vào chốn thiêng liêng nơi các ngài đang ngự trị Đồng thời với vị thế cao và bằng phẳng như thế này các vị thánh có thể hướng tầm nhìn ra được bốn phương nơi chốn mình cai quản, che chở cho dân làng trong vùng được yên ấm.

Phía trước miếu là con sông Hồng đỏ màu phù sa cứ quanh năm không ngừng chảy Đối với đất nước ta xuất phát là nghề nông trồng lúa nước thì yếu tố “ nước ” là yếu tố được đặt lên hàng đầu như trong ca dao cha ông ta đã đúc kết: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Nếu như không có nước thì không những con người mà cây cối không thể sinh sôi và phát triển được, nó dần tàn úa và chết đi Đối với cư dân nông nghiệp “ nước ” như vị thần đem lại cho họ cuộc sống, một mùa màng bội thu. Đối với di tích cũng như vậy, trước miếu là con sông Hồng chảy qua đã đem lại nguồn sinh khí tốt lành cho nơi đây Đó chính là thế đất “tụ linh, tụ phúc” mang lại sự yên vui, lo đủ cho cả làng.

Bốn xung quanh miếu được trồng rất nhiệu loại cây khác nhau như vải, nhãn, cau, trứng gà,…Nó vừa tạo không gian mát mẻ, thoáng đãng, vừa tăng thêm sự cổ kính, thanh tịnh cho chốn thánh thần.

Các di tích lịch sử văn hóa của ta thường có bố cục mặt bằng như: hình chữ đinh (J); hình chữ công (I); chữ nhất, nhị, tam; tiền chữ nhất hậu chữ công hay nội công ngoại quốc Vậy ở đây Miếu Mạch Lũng có bố cục mặt bằng hình chữ đinh (J), gồm có: tòa tiền tế và tòa hậu cung Các kiến trúc này được liên kết gắn bó mật thiết với nhau bằng hệ thống tường bao khép kín.

Từ ngoài vào đến sân chính của miếu chúng ta đi qua nghi môn, được cấu tạo bởi bốn cột đồng trụ có bố cục đối xứng qua trục chính tâm của di tích Hai trụ cột biểu chính giữa cao hơn hai cột bên, trên đỉnh có đắp hình bốn con phượng chụm đuôi vào nhau tạo thành hình quả dành dành, qua đó chúng ta thấy được bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân dân gian.

Bước qua một khoảng sân khá rộng, được lát gạch gốm Giếng đáy màu đỏ tươi là bậc thềm với ba bậc là chúng ta tới tòa tiền tế Với cấu trúc ba gian hai rĩ theo kiểu truyền thống, mái nhà được lợp bằng ngói mũi hài đỏ, nóc tòa tiền tế là hình ảnh lưỡng long chầu nhật và ở vị trí cao nhất của ngôi nhà tạo cho ta cảm giác như hai con rồng đang bay lượn trên những đám mây trắng, tranh nhau quả cầu lửa.

Hậu cung là tòa nhà nằm dọc, vuông góc với tòa tiền tế và sâu về phía sau như làm cho không gian của cả công trình được dài hơn, hun hút hơn Nơi ấy chính là vị trí tọa lạc của các vị thành hoàng, trong đó có đặt ba bộ long ngai, bài vị và một số đồ thờ tự khác.

Phía sau tòa hậu cung là vườn tược nơi trồng rất nhiều các loại cây khác nhau, chúng đang mùa đâm chồi nảy nộc, chàn chề nhựa sống, các cành cây đang đua nhau đón ánh mặt trời. Đối xứng hai bên tòa nhà chính, nhưng ở phía trên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu Hai tòa nhà này được xây dựng với chức năng tôn tạo cảnh quan cho di tích, tạo sự hài hoà giữac ác đơn nguyên kiến trúc, đồng thời nó được sử dụng làm phòng tiếp khách khi họ đến viếng thăm cảnh thánh, phật.

Ngoài ra còn có các đơn nguyên khác như: dãy nhà bếp, nhà ở cho người trông nom di tích (đang trong quá trình xây dựng) và khu vệ sinh Tất cả góp phần cho việc khai thác và phát huy giá trị của di tích Đồng thời phục vụ nhu cầu của du khách khi đến thăm quan trong dịp lễ hội.

2.1.2 Các đơn nguyên kiến trúc

Nghi môn Đi khắp mọi miền của tổ quốc, đâu đâu ta cũng bắt gặp những công trình, kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng Trong các công trình đó thì nghi môn

(hay tam quan, cổng) không thể thiếu, chúng ngoài chức năng để đi lại thì chức năng tâm linh đóng vai trò quan trọng, chúng là ranh giới giữa thần và người, giữa cái thiêng liêng và cái trần tục.

Nghi môn miếu Mạch Lũng được xây theo kiểu “ tứ trụ nghi môn ”, đối xứng hài hòa với các đơn nguyên kiến trúc khác của miếu, phù hợp với cảnh quan nơi đây. Đỉnh của hai trụ giữa được đắp nổi bốn con Phượng úp bụng vào nhau, đuôi xòe ra, đầu quay bốn hướng – biểu hiện cho bốn phương của đất trời: Đông, Tây, Nam, Bắc, đuôi xòe ra như hứng lấy nguồn sinh khí từ vũ trụ bao la Phần tiếp phía dưới là trang trí bốn con rồng với đầu hướng về bốn phương, trang trí đèn lồng, các câu đối chữ hán ca ngợi về cảnh đẹp chốn di tích Phía trước của hai trụ giữa là hai bệ rồng đá, mồm ngặm ngọc, thân uốn nhiều khúc và nhỏ dần về phía sau.

Hai trụ hai bên, đỉnh là hai con lân quay mặt vào nhau, mà dân gian tin rằng lân có thể “kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương” Phía dưới hai con lân là kiến trúc đèn lồng, các câu đối và phía trước trụ là hai con nghê đá rất bệ vệ, mặt sắc nét Đó là những con vật thiêng, nó biểu tượng cho sức mạnh, hiện thân để giúp đỡ con người việc trông nom chốn cửa thánh trước các thế lực xấu xa.

Lễ hội Miếu Mạch lũng

2.2.1 Thời gian diễn ra Lễ hội

Cứ mỗi độ xuân về, hòa chung với không khí ấm áp của tiết trời thì lòng người lại phơi phới rủ nhau đi dự hội, có lẽ vì thế mà người ta hay nói:

“Tháng hai là tháng ăn chơi”.

Như chúng ta đã biết, mỗi một lễ hội thì đều có nguồn gốc, sự tích và gắn với một nhân vật hay sự kiện lịch sử cụ thể trong quá khứ.

Lễ hội thường được lồng ghép trong một di tích lịch sử, văn hóa cụ thể. Đây là hai yếu tố không thể tách rời, chúng luôn song hành và bổ trợ cho nhau, ở những di tích càng đậm đặc thì lễ hội càng lớn Lễ hội được tổ chức thường để tưởng nhớ tới công lao to lớn của các anh hùng đã có công với nước, với dân Đó chính ta truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ bao đời nay.

Nếu di tích là giá trị vật chất được kết tinh lại qua hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình thì lễ hội chính là linh hồn của thể xác di tích Thông qua cái vỏ bọc đó nó truyền lại những giá trị tinh thần thiêng liêng và cao quý mà thế hệ đi trước muốn trao truyền cho thế hệ mai sau. Đến với lễ hội cổ truyền chúng ta như được sống lại không khí của một thời đã qua, đó là không khí của văn hóa làng xã – cái nôi đã sản sinh ra hội làng Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt văn hóa có từ ngàn đời xưa Theo thời gian với bao biến đổi, khiến cho lễ hội cũng bị phần nào không còn được như bản gốc xưa kia Nhưng những giá trị cốt lõi nhất, tốt đẹp nhất thì vẫn luôn được các thế hệ bảo lưu và phát triển cho phù hợp với đời sống hiện đại. Đến với lễ hội con người không chỉ được sống lại trong một bầu không khí của cái thời đã qua mà họ còn được thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của bản thân và những lời nguyện ước về cuộc sống tốt đẹp , ấm lo, hạnh phúc cho toàn thể gia đình Thêm vào đó nhu cầu giải trí cũng được đáp ứng, người đến lễ hội tinh thần được vui tươi, sảng khoái, thêm yêu cuộc đời.Từ đó họ tìm thấy chính mình ngay giữa chốn thiêng liêng nhưng rất đỗi gần gũi này.

Không nằm ngoài quy luật đó Lễ hội Miếu Mạch Lũng được tổ chức trong 3 ngày từ mồng 10 đến 12/2 âm lịch hàng năm, tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Tương truyền là dịp mừng chiến công của ba vị thành hoàng Mở đầu hội là lễ tế Hà thần (thần sông), rước nước thờ Ngày 12 chính hội, rước kiệu từ miếu lên đình và thi bơi chải Mỗi giáp một thuyền, bơi từ cửa miếu đến bến Lộc Trì, đây là điểm dừng thuyền phát chẩn của ba vị thần xưa kia.

Ngoài ra, dân làng còn có ngày tiệc vào 14 tháng 7 tương truyền là ngày hóa của các vị thần Làng Mạch Lùng trước đây có 23 mẫu ruộng công và 6 mẫu đầm công, hàng năm cho đấu giá lấy tiền chi vào các việc chung. Trước đây làng còn có 10 cây gạo to ở đầu làng, không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà còn cho đấu thầu (lấy bông hoa gạo) để mỗi năm có thêm một ít tiền vào công quỹ phục vụ lễ hội của miếu.

Có thể khẳng định rằng lễ hội là một nét đặc sắc không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Lễ hội phản ánh những nét giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng,quan hệ tộc người và là một giá trị quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc.

2.2.2.1 Chuẩn bị Để bước vào ngày lễ hội chính thức, thì trước đó nhân dân trong làng,hội người cao tuổi, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, ban quản lý di tích miếu

Mạch Lũng cùng cán bộ địa phương đã mở cuộc họp bàn để bầu ra ban tổ chức lễ hội, gồm có trưởng ban và các phó ban, các ủy viên khác Sau đó là công việc lựa chọn đội tế gồm chủ tế, tế nam, tế nữ Những người được chọn phải là những người trên 50 tuổi, là những người đức độ, cha mẹ song toàn, con cháu hòa thuận Người khiêng kiệu phải là những chàng trai tơ trong làng, có sức khỏe và mặt mũi thì khôi ngô tuấn tú, thông minh nhanh nhẹn Sau khi các việc trên được hoàn tất, ban tổ chức cho tiến hành tập luyện nội dung tế lễ, phân công người cầm bát bửu chấp kích, chuẩn bị cở sở vật chất và việc giữ an ninh cho lễ hội được diễn ra tốt đẹp.

Mặc dù chính hội được diễn ra trong ba ngày từ mồng 10 đến 12/2 âm lịch Nhưng trước đó cụ từ đã phải mở cửa miếu lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ và thắp hương khấn vái xin phép thần linh cho mở hội Các thành viên trong ban tổ chức thì phân công người cắm cờ ngũ sắc trong khu vực miếu và dọc hai bên đường làng.

Như vậy công việc chuẩn bị tốt thì lễ hội sẽ được tổ chức thành công.

Bất kỳ một lễ hội nào, dù lớn hay nhỏ thì đều phải có hai phần, đó là phần lễ và phần hội Vậy lễ là gì?và hội là gì?chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, Lễ là những nghi thức nghi lễ, còn hội là những trò chơi, những thú vui trong lễ hội đó.

“Dù ai đi gần về xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”

Vậy với đời sống văn hóa tinh thần ngày càng được nâng cao, văn hóa dòng họ được khôi phục và phát triển, tình làng nghĩa xóm thật đậm đà, thắm đượm Hàng năm cứ đến ngày mùng 9 tháng 2 âm lịch, dân thôn lại tưng bừng mở hội 3 ngày Bởi miếu Mạch Lũng có địa thế nằm sát bên sông, hội còn có rước nước và đua thuyền Đến ngày hội dân làng rước Kiệu ra bến Lộc Trì tương truyền đây là nơi ba ngài dừng thuyền lên Mạch Lũng Bởi đây là lễ mừng chiến công ba ngài nên kiệu được rước từ đình qua đê rồi dong thuyền ra giữa sông Hồng lấy nước trong về miếu tế.

Bãi rộng trước miếu cờ nào đội ấy thật uy nghi chỉnh tề.

Khi trong miếu các cụ trong ban tế làm lễ xong thì cuộc rước bắt đầu.

Mở đầu là đoàn quốc kỳ, cờ thần, đoàn múa sư tử, đoàn các vãi bà tay cầm phướn nhà Phật với dải cầu vàng đi trước, vừa đi vùa tụng niệm.

Tiếp đến là đoàn bát âm, với trống cái, trống bảng và dàn nhạc cụ dân tộc tấu lên những khúc nhạc lễ.

Tiếp đến là kiệu rước văn được những cô thiếu nữ má hồng, môi đỏ tuổi 18, đôi mươi khiêng kiệu tiếp đến là bước trướng có 4 chữ là: “Hộ quốc an dân”,( nghĩa là phù giúp đất nước tre chở cho nhân dân), rồi dàn bát bửu.

Ba kiệu bát cống sơn son thiếp vàng với những đầu rồng chầu ra phía trước, mối kiệu được 16 trai làng tuổi đang xuân sắc, quần xanh áo vàng gi lê đỏ ửng, đầu chít khăn nhiễu đỏ chậm chãi bước đi theo nhịp trống, đi kèm có kíp đổi quân túc trực.

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG

Thực trạng di tích Miếu Mạch Lũng

Tựa đề của Luật di sản Văn hóa năm 2001 đã khẳng định: “Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loài có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” Do đó việc bảo tồn những di sản đó không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà là mà là của mỗi con người Việt Nam.

Kể từ ngày khởi dựng, qua thời gian cũng như chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động miếu Mạch Lũng có nhiều hư hại Nhưng miếu đã được các triều đại phong kiến Việt Nam quan tâm, trùng tu, tôn tạo nhiều lần Có thể kể đến lần trùng tu hoành tráng và có quy mô lớn nhất là vào thời Lê trung hưng và sau đó vào thời Nguyễn Và trong những thập niên gần đây ngôi miếu cũng đã được trùng tu lại và tôn tạo thêm nhiều đơn nguyên kiến trúc khác như hai dãy nhà tả vu và hữu vu, một tòa nhà vuông góc với tiền tế sử dụng làm chỗ ở cho thủ từ (đang trong quá trình xây dựng), thêm vào đó là nhà bếp, bể nước Do vậy tình trạng của ngôi miếu hiện nay còn tốt và có thể bảo tồn được lâu dài.

Tuy nhiên với sự ảnh hưởng của thiên nhiên khắc nhiệt, thêm vào đó là sự thờ ơ vô trách nhiệm, thiếu ý thức bảo tồn di tích của một số bộ phận người đã khiến cho miếu bị ảnh hưởng.

Phần mái của di tích có hiện tượng bị rêu bám, một số viên ngói bị vỡ,theo thời gian nó cũng bạc màu, tường sau của hậu cung bị nứt nhẹ và có cỏ dại mọc lên tường.

Hệ thống chịu lực thì cột là bộ phận chịu lực chính, mặc dù mới được trùng tu lại trong thời gian gần đây đã sử dụng gỗ lim làm hệ thống cột Tuy nhiên do điều kiện thời tiết, chưa có biện pháp bảo quản kịp thời nên hiện tại đang có hiện tượng nứt nẻ, đó là điều kiện thuận lợi cho mối mọt xâm hại.

Tường bao của gian tiền tế được chát xi măng, nền nhà từ trong ra đến tận ngoài sân được lát gạch Bát Tràng đỏ, làm cho miếu trở nên khang trang hơn, sạch đẹp hơn Tạo điều kiện kiện cho việc bảo tồn các đơn nguyên kiến trúc lâu dài với thời gian.

Nếu như hiện vật gốc là cơ sở để bảo tàng tồn tại thì hệ thống di vật sẽ là nguồn sử liệu quý giá trong mỗi một di tích.

Miếu Mạch Lũng có một nguồn di vật rất phong phú, tiêu biểu như: ngai thờ, kiệu, chiêng đồng, trống, nhang án, lư hương đồng, mâm bồng, quả son, các đạo sắc phong thời Nguyễn… Đối với di vật bằng gỗ, miếu Mạch Lũng vấn lưu giữ được nhiều di vật có niên đại thế kỷ 17, 18 và niên đại thế kỷ 19 như: cửa võng, sập thờ, kiệu, ngai,…Các di vật cũ nhưng vẫn còn tốt.

Di vật đồng như: chiêng, lư đồng,…Đây là vật liệu có độ bền cao nên vẫn giữ được nguyên vẹn.

Di vật vải: lộng, cờ,rèm,…theo thời gian đã bị ố và phai màu.

Di vật giấy: các đạo sắc còn lại vẫn nguyên vẹn

Lễ hội là một nét đặc sắc không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Lễ hội phản ánh những nét giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng,quan hệ tộc người và là một giá trị quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc Những giá trị đó được thể hiện khá rõ trong các di tích lịch sử văn hóa. Đến với lễ hội con người không chỉ được đáp ứng về mặt tâm linh tín ngưỡng mà họ còn được đáp ứng về mặt sáng tạo, giải trí, tìm hiều về văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian truyền thống Nhưng điều quan trọng nhất của mỗi cá nhân khi đến với lễ hội là họ được tỏ lòng biết ơn của mình đến các vị anh hùng dân tộc đã có công với dân với nước, giúp dân, giúp nước để giờ đây họ được sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc.

Cho đến nay, lễ hội miếu Mạch Lũng phần nào vẫn giữ được những nét đẹp của một lễ hội dân gian truyền thống Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó còn tồn tại một số tiêu cực đang dần làm mất đi nét đẹp nguyên thủy của lễ hội như: việc “mua thần bán thánh”, biến trò chơi truyền thống thành các món cá cược, cờ bạc, …và một số hành vi thiếu thẩm mỹ, thiện cảm nơi cửa thánh.

Do ảnh hưởng của đời sống hiện đại, một bộ phận giới trẻ không quan tâm đến lễ hội truyền thống.

Chính vì những mặt hạn chế đó mà vai trò của lễ hội chưa thực sự được phát huy.

3.1.4 Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích

Dân ta từ bao đời nay vốn đã có truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc và đặc biệt là tuyền thống hướng về nguồn cội “Uống nước nhớ nguồn”.

Chính vì lẽ đó mà từ xưa cho đến nay dân Việt luôn có ý thức cùng nhau bảo vệ và tôn tạo các công trình di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các công trình văn hóa tâm linh như: đình, chùa, đền, miếu, …vì họ cho rằng: “

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích được thể hiện bằng các hành động cụ thể như: cử người trông nom nơi thờ tự; dùng tiền của tư gia vào việc hương khói thờ thần, phật, làm tượng phật, mở mang di tích,…

Bảo vệ, tôn tạo di tích

Cha ông ta xưa kia sống và sáng tạo ra biết bao công trình văn hóa tốt đẹp Họ sáng tạo ra những cái đó không chỉ phục vụ cho cuộc sống lúc bấy giờ mà nhằm mưu kế cho con cháu muôn đời.

Những thành quả đó mà giờ đây chúng ta gọi là di tích lịch sử văn hóa hay di sản văn hóa cần phải được bảo tồn Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của thế hệ chúng ta và kế tiếp Miếu Mạch Lũng cũng vậy, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Đại Mạch mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc về bàn tay và khối óc sáng tạo của tiền nhân.

Theo năm tháng cùng với tác động có hại của yếu tố thiên nhiên cũng như con người thì việc bảo quản di tích miếu Mạch Lũng đang là vấn đề cấp bách cần quan tâm. Điều 3 luật Di sản Văn hóa (2001) định nghĩa: “Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân gây hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích” Trên cở sở đó và căn cứ vào tình trạng hiện nay của di tích miếu Mạch Lũng cần tiến hành một số biện pháp cơ bản sau:

Các biện pháp làm thông thoáng miếu: nên mở cửa trước và cửa sổ phía sau hậu cung trong điều kiện tốt 1 – 2h đón ánh nắng mặt trời và gió sẽ làm cho kiến trúc gỗ bên trong được thông thoáng, khô ráo tránh hiện tượng gỗ bị ẩm mốc Hậu cung vốn được coi là chốn thiêng liêng, nơi thần thành hoàng ngự trị nên tường bao xung quanh được xây bằng xi măng và cửa sổ được trổ hình bông hoa Như vậy vừa đảm bảo được sự thông thoáng mà vẫn giữ được vẻ thiêng liêng tôn kính. Đối với môi trường cảnh quan xung quanh di tích cần thường xuyên phát quang cây cối, làm sạch cỏ dại.

Ngoài ra hệ thống thoát nước rất quan trọng, nếu hệ thống tốt sẽ không bị nước mưa ngấm vào trong di tích làm mủn chân cột, hỏng bờ tường,…

Mái nhà là nơi cao nhất trong do tích nhưng cũng là chỗ chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời, mưa, gió nhiều nhất nên không tránh khỏi việc bị các loài sinh vật như rêu bám, tạo mảng Vậy để bảo quản mái ta có thể dùng hóa chất phủ lên để rêu chết Do vậy mái ngói nên được đảo ngói định kỳ kiểm tra phát hiện và loại bỏ kịp thời những viên ngói bị nứt vỡ, tránh bị dột khi mưa.

Hệ thống khung nhà: Các cột trụ là nơi chịu lực chính, bởi vậy cần thường xuyên kiểm tra mối mọt Đây là mối gây hại lớn nhất đến những cấu kiện kiến trúc gỗ, đa phần những loài mỗi này thường từ đất ăn lên các cấu kiện gỗ, chính vì chúng ăn ngầm từ trong lòng gỗ cho nên chúng ta phải thường xuyên kiểm tra, khi mà có dấu hiệu ở bề mặt thường là quá muộn.

Bảo quản xử lý Đối với phần mái: xử lý bằng hóa chất, phun thuốc thạch tím để diệt các loại rêu mốc ký sinh, các cây cỏ bụi cỏ leo mọc lên mái.

Phần tường sau hậu cung bị nứt, do được làm vật liệu hiện đại xi măng cốt thép nên ta có thể dùng vữa để gắn vết thương đó cho di tích Từ đó có thể sớm khắc phục được tình trạng nước mưa ngấm vào tạo ra môi trường thuận lợi cho rêu mốc phát triển.

Các cấu kiện bằng gỗ trong đó có cả các di vật để lại như: hoành phi, câu đối, cửa võng, vỉ ruồi đang trong tình trạng mối mọt thì có thể dùng các hợp chất hóa học như: pentaclopenol (C6L2DH),natripentaclopenol (C6L2ONa). Hai hợp chất này không màu không mùi vị Trong những tháng mưa, trời đất ẩm kéo dài là môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển đặc biệt là nấm đảm, nấm nang chúng biến thành hợp chất mà chúng ta gọi là gỗ mục vì vậy cần phải dùng hóa chất Fomalis để loại trừ chúng cho các cấu kiện gỗ.

Những biện pháp bảo quản tu bổ nhằm gìn giữ trạng thái vật thể của di tích được lâu dài Tuy nhiên do ảnh hưởng của đời sống hiện đại với nhiều mặt tiêu cực của nó mà xảy ra mất cắp cổ vật trong các di tích, thậm trí trong các Bảo tàng lớn có hệ thống bảo vệ tốt vẫn xảy ra hiện tượng trên Do vậy cần có sự phối hợp của người trông nom di tích, người dân cùng các cơ quan chức năng địa phương, thành phố để giữ gìn được tài sản quý giá của cha ông bao đời để lại Đồng thời có những biện pháp để bảo tồn di tích lâu dài với thời gian.

Theo thời gian, các di tích lịch sử văn hóa, không riêng gì miếu Mạch Lũng đều bị xuống cấp hay hư hỏng, do vậy chúng ta cần phải trùng tu, tôn tạo chúng Tuy nhiên việc làm đó không đơn thuần là chúng ta phá bỏ những di tích cũ, xây dựng lên đó một công trình hoàn toàn mới, khan trang hơn to đẹp hơn mà cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc trùng tu tôn tạo di tích Đó là phải cố gắng hết sức giữ lại các yếu tố khi mới bắt đầu xây dựng khi còn có thể, nếu phải thay thế cần đúng về chất liệu, kích thước, kỹ thuật chế tác, màu sắc mỹ thuật Những dấu ấn của quá khứ cần phải tôn trọng hay nói như cố GS Trần Quốc Vượng: (Thế hệ sau không nên dùng đại bác để bắn vào lịch sử) Do vậy khi trùng tu, tôn tạo di tích không làm trẻ hóa hoặc già quá di tích với niên đại tồn tại của nó Đảm bảo tính xác thực trên các mặt kết cấu, vật liệu kỹ thuật xây dựng sử dụng chất liệu như trong đồ án xây dựng ban đầu Đó là việc làm tuân thủ tính chân thực lịch sử, nguyên gốc di tích.

Nghiên cứu toàn diện trước khi trùng tu di tích, nghiên cứu các loại di tích cùng thời với nó để thấy được kiểu đang thời đại, đó chính là những tư liệu bổ sung cho việc lập đồ án trùng tu di tích.

Chú ý thận trọng với các lớp làm thêm sau này, chúng có thể mang ý nghĩa lịch sử, giá trị khoa học, thẩm mỹ, nghệ thuật cao của các lần trùng tu kể sau lần khởi dựng.

Cần chú ý tới môi trường lịch sử quanh di tích và những công trình quanh nó để đảm bảo tỉ lệ thích ứng không phá vỡ nguyên gốc di tích.

Cần chụp ảnh và vẽ lại một cách trí tiết trang trí trên kiến trúc để lưu lại cho các lần tu sửa sau.

Khai thác và phát huy giá trị di tích

3.3.1 Tổ chức tham quan tại di tích

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng lên rõ rệt Mọi người đều quan tâm nhiều hơn tới đời sống tinh thần của mình.Từ thực tế đó chúng ta có thể khai thác những tiềm năng từ các di tích lịch sử văn hóa để phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, tổ chức tham quan tại các di tích.

Như vậy không chỉ thỏa mãn nhu cầu tham quan mà thông qua các di tích chúng ta có thể giúp cho du khách hiểu được những thông điệp của người xưa muốn gửi gắm, cung cấp thêm cho họ nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào văn hóa dân tộc đối với du khách ViệtNam còn bạn bè thế giới họ sẽ được hiểu hơn về đất nước cũng như con người nơi đây.

3.3.2 Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mạng internet tòan cầu, các phương tiện thông tin như: tivi, đài,…Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đó sẽ là cơ hội để chúng ta quảng bá di sản văn hóa của đất nước tới mọi người dân cũng như bạn bè thế giới.

3.3.3 Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích

Nước ta với gần 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với tiến trình lịch sử khá dài, ông cha ta đã sống, sáng tạo ra biết bao giá trị văn hóa.

Là thế hệ đi sau, người kế tiếp sự nghiệp của tổ tiên thì chúng ta không thẻ không biết đến những gì tiền nhân còn để lại Như vậy ngoài việc trực tiếp đến các di tích tìm hiểu, nghiên cứu, tham quan thì chúng ta có thể xuất bản các ấn phẩm như: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh,…để giới thiệu tới mọi người chưa có điều kiện trực tiếp đến với di tích.

Với hơn 40.000 nghìn di tích, chưa kể đến các công trình văn hóa khác trên cả nước thì chúng ta khó có thể cùng một lúc tiếp cận hay tìm hiểu hết về nó Vậy việc xuất bản các ấn phẩm là một cách có hiệu quả Hơn thế phương pháp này tao điều kiện giới thiệu một cách có hệ thống và toàn diện về di tích, từ những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thẩm mỹ, những nét độc đáo của di tích,…

Ngoài ra viết sách, tờ gấp, còn là phương tiện để giáo dục truyền thống yêu nước tự hào dân tộc, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta cho con cháu noi theo thông qua các di tích, các công trình văn hóa

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w