TÌMHIỂUVỀNHACCỤTRUYỀNTHỐNG
CỦA NGƯỜI CHĂM
Trong nghệ thuật biểu diễn truyềnthống Chăm, âm nhạc và múa là những loại hình nghệ thuật
quan trọng phản ánh những nhận thức, thể hiện những tình cảm, quan niệm về thẩm mỹ của
người Chăm. Âm nhạctruyềnthốngChăm với những bài ca nghi lễ, những làn điệu dân ca,
những bài hát ru đã ăn sâu vào tâm hồn của mỗi ngườiChăm ngay từ tấm bé. Nền âm nhạc ấy
đã đem lại một sức sống mãnh liệt cho các sinh hoạt của cộng đồng người Chăm.
Có thể nói rằng, nhạccụcủa tộc ngườiChăm đều là các nhạccụ phục vụ cho lễ hội, chưa thấy
nhạc cụ nào sử dụng riêng biệt cho các sinh hoạt vui chơi giải trí. Mỗi nhạc cụ, hoặc nhóm nhạc
cụ lại được gắn với từng lễ hội hoặc người hành lễ của một lễ hội cụ thể. Hệ thốngnhạccụ
truyền thốngcủangườiChăm rất đa dạng và phong phú, bao gồm bộ gõ hay còn gọi là họ màng
rung, bộ hơi và bộ dây. Bộ gõ bao gồm các loại trống: ghì nằng, paranung ; bộ hơi có kèn
saranai, tù và ốc biển; và bộ dây có đàn ca nhi, nhị mu rùa
Họ đầu tiên trong hệ thốngnhạccụcủangườiChăm là hệ trống vỗ mặt da. Hệ thống trống này
bao gồm 3 loại trống khác nhau:
- Thứ nhất là loại trống nhỏ giống như trống bỏi củangười Việt gọi là trống hơgơsit, có hai dây
buộc hai bên, khi quay phát ra tiếng kêu. Loại trống này ngườiChăm không dùng cho các hoạt
động biểu diễn mà chỉ được các ông thầy sử dụng trong các nghi lễ củangười Chăm. Trống
hơgơsit không có tác dụng đệm cho hát nhưng nó tham gia vào động tác, tạo âm thanh, gây hiệu
quả huyền bí cho những ông thầy làm lễ.
- Loại trống thứ hai là trống paranưng, trống paranưng là loại trống vỗ một mặt da, mặt trống
được làm bằng da nai với đường kính khoảng 50 cm. Mặt trống được căng và gắn vào tang
trống bằng những sợi dây dẻo, chắc đan chéo nhau. Trống paranưng có hai âm chính là pink
trầm và pik bổng. Khi sử dụng nghệ nhân đặt trống trước ngực, vành trống tỳ vào đùi trái trong tư
thế ngồi xếp bằng hai chân, cánh tay trái đặt lên vành trống vừa để giữ trống, vừa để vỗ, tay phải
để tự do. Với thủ pháp rung ngón và đôi khi dùng cả bàn tay trái bịt mặt trống tạo thành âm thanh
ngắt, tay phải vỗ vào mặt trống với thủ pháp vỗ trọn bàn để tạo âm thanh trầm, đánh nửa bàn tay
tạo âm thanh bổng Tuỳ theo điệu nhạc mà nghệ nhân phối hợp các thủ pháp trên một cách
thích hợp để tạo sắc thái âm điệu trầm bổng khác nhau.
- Loại trống thứ ba là trống ghinằng, trống ghinằng có hình dạng tương tự như trống cơm của
người Việt nhưng lớn hơn. Trống này có tang trống làm bằng gỗ trắc hay bằng lăng khoét rỗng,
một mặt bằng da nai, một mặt bằng da trâu. Trống gồm bộ hai chiếc mà tang trống của cả hai
chiếc phải được làm bằng cùng một loại cây, tốt nhất là cùng một thân cây, và mặt trống cũng
được làm từ một mảnh da. Như một nguyên tắc bất di bất dịch, trống ghinằng bao giờ cũng đi
một cặp, (họ quan niệm như âm với dương) và khi chơi được đặt chéo với nhau, một mặt tiếp
đất, một mặt hướng lên trời. Mặt tiếp đất bao giờ cũng đánh bằng tay phải, tay đánh dùi; còn mặt
hướng lên trời bao giờ cũng đánh trống vỗ bằng tay trái với kỹ thuật biểu diễn thật điêu luyện. Về
chức năng nghệ thuật, trống ghinằng tham gia vào tất cả các lễ hội củangườiChăm từ lễ hội
thiêng cho đến hội vui. Và đặc biệt trống ghinằng tham gia vào đệm cho những điệu múa truyền
thống củangười Chăm, tạo những tiết tấu rất sôi động, giúp cho không khí của buổi lễ thêm vui
vẻ, rộn rã.
Nhạc cụ họ hơi củangườiChăm bao gồm kèn saranai, săng, tù và ốc biển nhưng tiêu biểu
hơn cả vẫn là kèn saranai, nhạccụ định âm duy nhất hiện hữu trong đời sống tín ngưỡng và sinh
hoạt củangười Chăm. Kèn gồm ba phần: thân kèn, loa kèn và chuôi kèn với bảy lỗ ở trên và một
lỗ ở dưới. Theo quan niệm củangười Chăm, bảy lỗ trên biểu thị thính giác, vị giác, thị giác và
khứu giác. Lỗ bên dưới là đường thoát của hồn khi rời khỏi xác. Nghệ nhân Chăm ví cây kèn
saranai là phần đầu của bộ ba nhạccụ Chăm: Kèn saranai, trống ghinằng và trống paranưng.
Kèn saranai có chức năng thổi phần giai điệu dựa theo tiết tấu trống ghinằng và còn có vai trò
biểu diễn mở đầu cho mỗi một điệu thức mới hay chuyển tiếp từ điệu thức này sang điệu thức
khác theo hiệu lệnh của thầy vỗ. Với âm thanh to, vang xa thích hợp để hoà tấu với trống
ghinằng và paranưng nên kèn saranai là nhạccụ không thể thiếu trong các dàn nhạc lễ của
người Chăm.
Ngoài hai họ nhạccụ trống vỗ và họ hơi, hệ thốngnhạccụtruyềnthốngcủangườiChăm còn
một họ nhạccụ nữa là nhạccụ dây rung chi kéo. Thứ nhất là đàn kanhi, đàn kanhi là loại đàn
kéo tương tự như đàn nhị củangười Việt. Là loại đàn có hai trục, cán dài làm bằng tre già cứng
và thẳng, bầu vang làm bằng mai rùa hay xác con sam biển. Đàn được cấu tạo gồm 5 âm, có thể
chơi được những âm cao, diễn tả được những tình cảm êm ái, ngọt ngào Nhạc đàn kanhi
không ghi ra được bài bản nào mẫu mực, nó chỉ dùng để đệm giọng khi hát lễ. Bên cạnh đàn
kanhi, ngườiChăm còn có hai cây đàn nữa cũng được gọi là kanhi. Khác hẳn với cây đàn nhị mu
rùa, hai cây đàn này thường được sử dụng trong dàn nhạc tổng hợp Chăm cùng với nhạccụ hơi,
nhạc cụ trống vỗ và các nhạccụ khác như mõ, lục lạc để đệm cho toàn bộ các điệu hát, điệu
múa, điệu nhảy củangườiChăm trong sinh hoạt lễ hội cũng như trong sinh hoạt nghệ thuật.
Phải nói rằng ngườiChăm có hệ thốngnhạccụ gắn liền với đời sống tín ngưỡng cũng như trong
sinh hoạt đời thường củangườiChăm như hát dân gian, vui chơi giải trí hệ thốngnhạccụcủa
người Chăm đã góp một phần không nhỏ tạo nên nét độc đáo cho nền âm nhạccủangườiChăm
cũng như đóng góp một vai trò rất lớn trong hệ thống âm nhạccủa cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
THANH VÂN
(theo VTV)
. TÌM HIỂU VỀ NHAC CỤ TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CHĂM
Trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm, âm nhạc và múa là những. nhạc lễ của
người Chăm.
Ngoài hai họ nhạc cụ trống vỗ và họ hơi, hệ thống nhạc cụ truyền thống của người Chăm còn
một họ nhạc cụ nữa là nhạc cụ dây rung