1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số đồ dùng sinh hoạt, trang phục và nhạc cụ truyền thống của dân tộc Hmông

79 2,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

1.1. Nghiên cứu tư duy, văn hóa, đời sống của các dân tộc ít người ở miền núi là việc làm có ý nghĩa chiến lược nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, bảo tồn văn hóa miền núi chính là thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong công tác văn hóa đặt ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: toàn diện, thống nhất trong đa dạng. 1.2. Bản sắc văn hóa Việt Nam không chỉ được cấu thành bởi riêng văn hóa tộc người Kinh mà còn có sự góp mặt của nhiều dân tộc khác như Tày, Thái, Hmông, Nùng, Dao,... Tiến hành khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy, một số phương diện của văn hóa dân tộc Hmông đã được các học giả quan tâm nhưng vẫn có những phạm vi còn bỏ ngỏ, cần được chú ý hơn. 1.3. Với địa bàn cư trú rộng, lại có lịch sử hình thành lâu đời, cộng thêm bề dày văn hóa, dân tộc Hmông đã đóng góp cho nước nhà những thành tựu không nhỏ. Như các dân tộc khác, tộc người Hmông có quá trình hình thành, vận động và phát triển vừa độc lập tương đối, vừa là sản phẩm tổng hòa các yếu tố nội ngoại sinh. Tìm hiểu về dân tộc Hmông, chúng tôi nhận thấy bộ phận văn hóa này có những điểm giống như các dân tộc khác nhưng đồng thời cũng có những giá trị riêng. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của tộc người với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập quán, lễ hội, với nhân sinh quan thông qua các nghi thức vòng đời; với vũ trụ và thế giới tự nhiên thông qua các loại hình tôn giáo tín ngưỡng; với lí tưởng thẩm mĩ thông qua các loại hình nghệ thuật... 1.4. Trong vốn văn hóa dân tộc Hmông, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và nhạc cụ là vấn đề còn chưa được quan tâm đúng mức. Đồ dùng sinh hoạt và nhạc cụ dân tộc Hmông không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần. Sự phát triển của đồ dùng sinh hoạt và nhạc cụ Hmông là sự phản ánh một phần về tinh thần phát triển văn hóa tộc người. Đó là quá

1   1.1. Nghiên cứu tư duy, văn hóa, đời sống của các dân tộc ít người ở miền núi là việc làm có ý nghĩa chiến lược nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, bảo tồn văn hóa miền núi chính là thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong công tác văn hóa đặt ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: toàn diện, thống nhất trong đa dạng. 1.2. Bản sắc văn hóa Việt Nam không chỉ được cấu thành bởi riêng văn hóa tộc người Kinh mà còn có sự góp mặt của nhiều dân tộc khác như Tày, Thái, Hmông, Nùng, Dao, Tiến hành khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy, một số phương diện của văn hóa dân tộc Hmông đã được các học giả quan tâm nhưng vẫn có những phạm vi còn bỏ ngỏ, cần được chú ý hơn. 1.3. Với địa bàn trú rộng, lại có lịch sử hình thành lâu đời, cộng thêm bề dày văn hóa, dân tộc Hmông đã đóng góp cho nước nhà những thành tựu không nhỏ. Như các dân tộc khác, tộc người Hmông có quá trình hình thành, vận động phát triển vừa độc lập tương đối, vừa là sản phẩm tổng hòa các yếu tố nội ngoại sinh. Tìm hiểu về dân tộc Hmông, chúng tôi nhận thấy bộ phận văn hóa này có những điểm giống như các dân tộc khác nhưng đồng thời cũng có những giá trị riêng. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của tộc người với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập quán, lễ hội, với nhân sinh quan thông qua các nghi thức vòng đời; với vũ trụ thế giới tự nhiên thông qua các loại hình tôn giáo tín ngưỡng; với lí tưởng thẩm mĩ thông qua các loại hình nghệ thuật 1.4. Trong vốn văn hóa dân tộc Hmông, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày nhạc cụ là vấn đề còn chưa được quan tâm đúng mức. Đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ dân tộc Hmông không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần. Sự phát triển của đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ Hmông là sự phản ánh một phần về tinh thần phát triển văn hóa tộc người. Đó là quá 2 trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thô đến tinh xảo về kĩ thuật tư duy. Chính vì vậy, việc giới thiệu một số đồ dùng sinh hoạt, trang phục nhạc cụ truyền thống của dân tộc Hmông không chỉ dừng lại ở việc miêu tả kĩ thuật, hiện vật một cách đơn thuần, phiến diện tách ra khỏi đời sống tộc người mà phải đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ giữa đối tượng đó với chủ thể sáng tạo. 1.5. Bản thân nhóm tác giả có quá trình trưởng thành, học tập, giảng dạy lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, nơi trú của số đông dân Hmông. Những yếu tố đó là điều kiện thuận lợi để nhóm tác giả đề tài đi vào khảo sát, nghiên cứu, giới thiệu đối tượng đã được đề cập. Sự say mê nghiên cứu là cách thức trả ơn mảnh đất nghĩa tình, đồng thời cung cấp thêm vốn hiểu biết về văn hóa địa phương.  Tộc người Hmông (cách gọi khác là Mông, Mèo) có nền văn hóa có lịch sử lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, đã có nhiều công trình trong ngoài nước đề cập, nghiên cứu về diện mạo văn hóa của tộc người này. Ở nước ta, thời kì đầu thế kỉ XX, học giả quan cai trị địa phương viết về người Hmông bằng tiếng Pháp như Savina, F.M: Histoire des Miao, Imprimerie de la société des Missions – Étrangères de Pari, Hong Kong, 1924; Michaud, jean – culas, Christian: “les Hmong de la péninsule indochinoise: migrations et histoire” Autrepart, 1997; Evans, Grant chủ biên, nhiều người dịch:   , Nxb Văn hóa dân tộc, 2001; Tiếp đến là các công trình hiện đại của người Việt như Doãn Thanh, Dân ca Mèo, Nxb Văn học, 1967; Trần Hữu Sơn, hóa Hmông, Nxb Khoa học Xã hội, 1996; Nguyễn Văn Huyên,   , T.1, Nxb Khoa học Xã hội, 2003; Hùng Đình Quý,      . Nxb Khoa học Xã hội, 3 2005; Nguyễn Mạnh Tiến: “Phân tích tâm lí Hmông tộc từ dân ca”, Tạp chí , số 3 năm 2012; Đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ thuộc văn hóa dân tộc Hmông là vấn đề được quan tâm khá sớm. Năm 1967, trong công trình sưu tầm về dân ca Hmông, Doãn Thanh viết: “Hầu hết nam nữ thanh niên Mèo đều biết hát biết sử dụng những nhạc cụ như sáo, đàn môi, khèn” [31, tr.6]. “Nguồn sống chính của đồng bào là làm nương rẫy. Có một vài nơi làm ruộng bậc thang làm một số nghề thủ công khác như đúc lưỡi cày, rèn dao, cuốc dệt vải, đan lát” [31, tr.10]. Năm 1996, nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn trong mục  dân gian Mông đã chú ý giới thiệu tới nó tuy chưa cụ thể hóa, ông viết: “Nghệ thuật tạo hình dân gian Hmông thể hiện ở trang phục, đồ dùng sinh hoạt, tranh cắt giấy” [27, tr.139]. Trần Hữu Sơn cũng đặc biệt chú ý tới khèn - nhạc cụ Hmông, “Khèn là loại nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Hmông. Trong lễ tang, ngày hội Gầu Tào, người Hmông luôn sử dụng cây khèn (múa khèn, thổi khèn). Những người thổi khèn giỏi là những người có uy tín trong bản” [27, tr.176]. Nhưng ngày nay, đây là một trong những yếu tố văn hóa cổ truyền bị mai một: “Trong xã hội truyền thống, cuộc đời người Hmông luôn gắn liền với âm nhạc. Tiêu chuẩn một chàng trai Hmông ngoài việc giỏi cày nương phải biết thổi sáo, múa khèn. Khèn lá, đàn môi luôn là người bạn của các cô gái. Nhưng hiện nay số thanh niên biết sử dụng nhạc cụ truyền thống dân tộc chiếm tỉ lệ thấp hơn số thanh niên không biết sử dụng nhạc cụ” [27, tr.175]. Xác minh điều này, nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn (dựa theo nguồn báo cáo điều tra nhu cầu văn hóa của Sở Văn hóa - Thông tin Hoàng Liên Sơn, nay là tỉnh Lào Cai) cung cấp cho chúng tôi biểu số 25 [27, tr.176] như sau:   % ng %  %  %  Kèn lá 66 9 25 0 Đàn môi 42 4 48 6 4 Sáo ngang 43 5 48 4 Sáo dọc 35 3 58 4 Giữ gìn bản sắc dân tộc là vấn đề được nhiều cấp nhiều ngành quan tâm. Nhân Đại hội Đại biểu toàn quốc, Hội Văn hóa – Văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, ngày 19 đến 20 tháng 12 năm 1997, đồng chí Đỗ Mười – Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại buổi khai mạc Đại hội có trích dẫn văn kiện đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: “Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng – đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đảng ta cũng khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức tri thức tâm hồn. Đồng chí nhấn mạnh: “Khai thác phát triển mọi giá trị văn hóa, nghệ thuật sắc thái của các dân tộc trên đất nước, tạo ra sự thống nhất trong đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt Nam” [26, tr.9]. Hưởng ứng văn kiện này, ngay sau đó, có nhiều công trình nói về văn hóa các dân tộc thiểu số ra đời. Năm 1998, Quách Thị Oanh, Tạ Đức viết bài “Sự đổi mới nghề dệt may của người Hmông” trên , số 1-2 khẳng định: “Ở đâu có cây lanh ở đó có người Hmông, hoặc ở đâu có người Hmôngđó có nghề dệt lanh, may vải lanh” hay gọi sợi lanh là sợi “Xú Mống” [17, tr.52 – 56]. Năm 2005, Phạm Côn Sơn khi giới thiệu vẻ đẹp đất nước Việt Nam có dành nhiều trang giới thiệu về văn hóa dân tộc Hmông. Ông đặc biệt nhấn mạnh: “Đàn ông Hmôngmột tài nghệ đặc biệt: thổi biểu diễn bằng động tác tay, chân, thân người với loại khèn (kèn) gọi là . Thổi kềnh là một nhu cầu quan trọng như cơm ăn, nước uống. Nghe tiếng kềnh, người ta biết được họ đang khóc hay đang cười. Đàn ông Hmông còn có loại sáo đặc biệt, gọi là Tr. Sáo người Việt thường bằng ống tre hay ống trúc, có 6 lỗ bấm thổi ngang. 5 Trà pùn tử của người Hmông có hình thức khác hơn gồm 1 hoặc 2 ống, có hay không có lưỡi gà, không lỗ bấm, có thể thổi dọc hay thổi ngang. Âm thanh rất lạ, gồm những âm thô rè, cạnh những âm trong trẻo, êm ái như tiếng người thủ thỉ, thấm sâu vào lòng người” [29, tr.230 – 231]. Trong những năm gần đây, mặc dù chưa nhiều, nhưng các công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Hmông đã rải rác xuất hiện. Năm 2012, ông Thào Xuân Sùng cùng hội đồng biên tập chuyên luận “Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay” có nhận định: “Dân tộc Mông có nhiều thành tựu về văn hóa [ ], đặc biệt hát, múa khèn, thổi sáo, thổi lá là sở thích của người Mông [ ], Văn hóa, văn nghệ luôn là phương thức thể hiện rất sâu sắc tư tưởng tình cảm, những giá trị nhân văn cao đẹp phản ánh sinh động đến bền bỉ cuộc đấu tranh để bảo vệ bản sắc tộc người của mình” [30, tr.25 – 26]. Tương tự như vậy, trong dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng trong cuốn sách khảo cứu về  có viết: “Trong các sản phẩm truyền thống của nghề đan lát của người Hmông như: dần, sàng, rổ, ghế mây, thì chiếc  (chiếc bề) là sản phẩm quan trọng là công cụ lớn trong cuộc sống của đồng bào. Lù cở được đan bằng song mây, có quai đeo làm từ da bò, bất kể đi nương đi rừng hay mang đồ đi đám cưới, đám tang, đều có mặt của lù cở. Lù cở với lòng bề sâu, rộng lại có quai đeo về phía sau lưng, do đó nó rất thuận tiện để mang các dụng cụ đồ dùng. Nghề đan lát chủ yếu do đàn ông phụ trách còn nghề xe lanh dệt vải, thêu thùa là của nữ giới” [7, tr.19 – 20]. Văn học dân gian dân tộc Hmông luôn gắn liền với các loại nhạc cụ này. Chính vì vậy, khi tìm hiểu      , nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá thừa nhận: “Tài năng nghệ thuật của đồng bào Tây Bắc còn thể hiện một cách nổi bật qua các loại nhạc cụ thuộc bộ hơi phong phú ở nơi đây, cùng với những lời ca điệu múa đặc sắc. Dường như có một sở thích âm nhạc chung cho hầu hết các dân tộc ở Tây Bắc, một sở thích ít thấy ở các vùng khác trên đất nước ta, là hệ nhạc cụ thuộc bộ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng hoặc 6 bằng bạc rất phong phú chúng có thể được tìm thấy đến vài chục loại. Trong đó, tiêu biểu là pí pặp, khèn bè, sáo Hmông, ” [1, tr.225]. Như vậy, khi đề cập đến văn hóa Hmông, tất cả các tác giả đều khẳng định rằng, các vật dụng như , , khèn bè, sáo, đều là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với văn hóa Hmông nhưng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về văn hóa dân tộc Hmông ở phương diện đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ. 3.   3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài giới thiệu bằng hình ảnh một cách có hệ thống một số đồ dùng nhạc cụ mang bản sắc văn hóa của dân tộc Hmông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung giới thiệu hai đối tượng: Một là, đồ dùng sinh hoạt phổ biến của dân tộc Hmông. Hai là, nhạc cụ dân tộc Hmông. Trong quá trình thực hiện đề tài, nếu thấy cần thiết, nhóm nghiên cứu có thể tham khảo, so sánh với một số đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ của các dân tộc ít người khác như Thái, Nùng, Sự lựa chọn này xuất phát từ hiện trạng thực tế các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khuyết thiếu.  4.1. Nhiệm vụ của đề tài - Giới thiệu tổng thể về đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ dân tộc Hmông. - Làm rõ những vấn đề thuộc bản sắc văn hóa dân tộc Hmông. 4.2. Giới hạn của đề tài 7 Đề tài chỉ nghiên cứu, giới thiệu đồ dùng sinh hoạt phổ biến nhạc cụ dân tộc Hmông chứ không nghiên cứu, giới thiệu toàn bộ đồ dùng sinh hoạt phổ biến nhạc cụ của các dân tộc ít người khác.  Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp điền dã Là phương pháp quan sát phỏng vấn ghi chép những vấn đề đang diễn ra hàng ngày trong đời sống dân tộc Mông, sau đó chụp ảnh, ghi hình, khai thác các nguồn tư liệu đã thống kê. 5.2. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp khoa học dựa trên quan sát, phân loại, nêu giả thuyết kiểm nghiệm giả thuyết bằng thí nghiệm. 5.3. Phương pháp hệ thống Chúng tôi nghiên cứu chi tiết, đặc điểm của từng đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ, đặt trong hệ thống phân loại, rút ra những nhận xét cụ thể về đặc điểm cấu tạo, công dụng, cách sử dụng, 5.4. Phương pháp so sánh  là phương pháp cần thiết để xử lí đề tài. Muốn tìm ra những đặc điểm về loại đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ giữa dân tộc này với dân tộc kia, chúng tôi nhất thiết phải sử dụng phương pháp so sánh. 5.5. Phương pháp loại hình Phương pháp loại hình tìm hiểu một số nguyên tắc những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về mặt văn hóa – thẩm mĩ, tới việc một hiện tượng nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhất định. Loại hình học văn hóa đề ra việc khám phá các xu hướng chung riêng của sự phát triển trong các nền văn họá ở những dân tộc vốn gần gũi nhau về ngôn ngữ về số phận lịch sử cũng như trong các nền văn hóa những dân tộc không có đặc điểm ấy. Trong văn 8 hóa có hiện tượng “cùng họ” do sự gần gũi, sự giống nhau giữa một số đặc điểm cơ bản của chúng. Đồ dùng nhạc cụ vốn không thể thiếu trong sinh hoạt trong đời sống của tất cả các dân tộc. Vì vậy đề tài có sử dụng phương pháp này để nghiên cứu.  Thực hiện đề tài này, chúng tôi đóng góp 4 vấn đề sau: - Tổng quan về dân tộc Hmông trên các phương diện lịch sử, văn hóa, kinh tế, văn hóa - Đánh giá khảo sát một cách hệ thống để phác thảo diện mạo đồ dùng sinh hoạt phổ biến của dân tộc Hmông mang bản sắc văn hóa. - Đánh giá khảo sát một cách hệ thống để phác thảo diện mạo nhạc cụ dân tộc Hmông bản sắc văn hóa. - Cung cấp một số hình ảnh về đồ dùng nhạc cụ sinh hoạt mang bản sắc văn hóa dân tộc Hmông.  Ngoài phần ,  , , đề tài được chia làm 2 phần. * Phần  gồm 3 chương:   Khái quát về đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa dân tộc Hmông   Giới thiệu một số đồ dùng sinh hoạt trang phục truyền thống của dân tộc Hmông Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống của dân tộc Hmông * Phần  gồm:    Giới thiệu một số hình ảnh đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hmông    Giới thiệu một số hình ảnh nhạc cụ sinh hoạt của dân tộc Hmông. 9   KHÁI QUÁT    1.1. Nguồn gốc lịch sử dân tộc Hmông Nền văn hóa của bất cứ quốc gia nào cũng được hình thành trên cơ sở nguồn gốc lịch sử tộc người. Trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng, tộc danh Mông hay ''Hmôngz" (mà người ta quen gọi là Hmông) có nghĩa là “, khẳng định sự khác biệt giữa con người động vật mà sử sách Trung Quốc ghi là “Miêu”, “Miêu dân”, “Miêu tử”, “Miêu tộc”, “Thục Miêu”, “Sinh Miêu”, xuất hiện từ trước Công Nguyên để chỉ tộc người làm ruộng lúa sau này, người Pháp gọi là “Mẹo” hoặc “Mèo”. Người Hmôngz đều tự gọi dân tộc mình theo chữ Hmôngz, theo đúng nghĩa tộc danh với âm thanh rất nhẹ. Sẽ rất sai nghĩa nếu nghĩa nếu gọi là "Hơ Mông" hoặc “Mông”. Song, để thuận tiện khi viết đọc, có thể viết bằng chữ Latinh là Hmôngz, là Hmool, bằng tiếng Việt là Mông thì đều khá giống nhau lúc phát âm mà vẫn thể hiện được lối ứng xử văn hóa với dân tộc Hmông, một tộc người đã sớm xuất hiện sinh cơ lập nghiệp với khát vọng phát triển phồn vinh. [27], [30]. Ở đề tài này chúng tôi thống nhất dùng cách gọi tộc người này là “Hmông”. Dân tộc Hmông có lịch sử lâu đời. Hầu hết các văn bản chính thống nghiên cứu về người Hmông trên thế giới đều cho rằng, người Hmông đã từng sinh sống nguyên thủy ở khu vực lưu sông Hoàng Hà một trong những chủ nhân của nhà nước Tam Miêu, nền văn hóa phát triển khá rực rỡ với nền văn minh lúa nước, có chữ viết vương quốc riêng. Truyền thuyết của người Hán cho rằng, người Hmông xuất hiện sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà người 10 Hmông theo Suy Vưu chống lại Hoàng đế, nhưng Suy Vưu đã bị Huy Viên là người Hán đánh bại xưng vua, nên người Hmông buộc phải di về hồ Động Đình hồ Bành Lãi, xây dựng nên nước Tam Miêu đóng đô ở Trường Sa. Sách Chiến Quốc ghi rõ địa vực trú của người Hmông thời Hạ Vũ theo lời của Ngô Khởi thì nước Tam Miêu xưa ở phía tả có hồ Động Đình, phía hữu có hồ Bành Lãi, phía nam là núi Hành Sơn, tức thuộc các vùng Giang Tây, An Tây, Hồ Nam ngày nay. Theo  của Nguyễn Tôn Nhan, người Hmông xuất hiện ở khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang, ngày nay là vùng Hồ Bắc, Hồ Nam Giang Tây với vương quốc Cửu Lê do vua Suy Vưu đứng đầu bao gồm 9 bộ lạc, mỗi bộ lạc có 9 thị tộc, có khả năng dùng đồng chế tạo vũ khí. Bị liên minh bộ lạc Hoàng đế - Viêm đế đánh bại sau mấy chục trận chiến ở cánh đồng Trác Lộc, một bộ phận Cửu Lê không chịu khuất phục, đã rút lui về lưu vực Giang Hán Phương Nam lập nên bộ lạc liên minh Tam Miêu. Ở thời kì của vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, vương quốc Tam Miêu của người Mông đã được xây dựng khá hùng mạnh. Sau khi Sở Trang Vương xưng Vương, đã dời đô từ lưu vực Giang Hán Phương Nam về vùng Hồ Bắc, phần lớn người dân Tam Miêu cùng các tộc người ở miền trung lưu vực sông Trường Giang thuộc vương quốc Kinh Sở. Nước Kinh Sở thời Chiến Quốc Miêu tộc ngày nay là hậu duệ của Cửu Lê, Tam Miêu. Đến thời nhà Hán, việc mở rộng lãnh thổ chính sách đàn áp khốc liệt đã đẩy người Hmông lui dần xuống phía Nam sông Hoàng Hà rút về lưu vực sông Dương Tử, rồi vượt sông Dương Tử đi về phía Nam Tây Nam. Vào khoảng thế kỉ IV sau Công Nguyên, lợi dụng sự suy yếu của triều đình nhà Hán, người Hmông đã kiểm soát vùng Hồ Bắc, Hồ Nam lập ra vương quốc Hmông. Đến thế kỉ IX, vương quốc Hmông bị nhà Hán đánh bại, người Hmông lại bị truy diệt phải di xuống vùng Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Vân Nam, để tránh các cuộc tàn sát liên tục của triều đại nhà Hán. Từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các cuộc khởi nghĩa chống chế độ chia rẽ áp bức dân tộc vẫn liên tiếp nổ ra. Từ năm 1840 đến năm 1869, người Hmông ở Quý Châu, Vân Nam, [...]... sử dụng, có thể thấy, người Hmông có các loại đồ dùng theo 2 loại: - Đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hmông trong sinh hoạt hằng ngày - Đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hmông trong sinh hoạt lễ hội Chúng tôi dựa trên cách phân chia thứ nhất để khảo sát đồ dùng sinh hoạt dân tộc Hmông 2.1.2 Đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hmông trong sinh hoạt 2.1.2.1 Lù cở (gùi, địu) một số đồ dùng từ gỗ, mây, tre, đan 2.1.2.1.1... SINH H RANG PHỤC R YỀN H NG CỦA DÂN ỘC H ÔNG 2 ồ ù gs ạ ủa â ộ Hmô g 2.1.1 Khái quát về đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hmông sự phân loại 2.1.1.1 Khái quát về đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hmông Đồ dùng hay còn được dân gian quen gọi là đồ đạc” Danh từ đồ dùng được hiểu là: “Vật do con người tạo ra để dùng trong sinh hoạt, trong hoạt động hằng ngày (nói khái quát)” [20, tr.322] Danh từ sinh. .. Thạp đựng ngô lúa của dân tộc Hmông Ảnh 3b: Thạp đựng chàm của dân tộc Hmông - Chậu dùng đựng nước sinh hoạt 31 - Chõ dùng đồ mèn mén các loại ngũ cốc, rau Ảnh 4: Chõ đồ thức ăn của dân tộc Hmông - Bát, thìa dùng để ăn cơm Ảnh 5: Muôi canh của dân tộc Hmông - Mẹt, dùng đựng thức ăn cơm Ảnh 6: Mẹt mủng đựng cơm thường được đặt trên nóc thạp 32 - Thồ củi, chủ yếu để thồ củi một số vật dụng khác... đồng dân tộc Việt Nam tích cực thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam Tinh thần khao khát, truyền thống đoàn kết đó ý thức “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một được các dân tộc trong đó có đồng bào Hmông vun đắp theo chính sách “các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” của Đảng và. .. sinh hoạt” dùng để chỉ những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một người hay một cộng đồng người” [20, tr.828] Con người có hai loại sinh hoạt chủ yếu: sinh hoạt vật chất sinh hoạt tinh thần Có thể xếp đồ dùng sinh hoạt nhạc cụ của dân tộc Hmông thuộc cả hai loại này, giá trị vật chất giá trị tinh thần khó tách bạch Con người trong sinh hoạt không thể thiếu đồ dùng Mỗi dân tộc, mỗi quốc... người Ảnh 1: Lược đồ phân bố dân dân tộc Hmông Hiện nay, người Hmông ở Việt Nam có 858.518 người, chiếm 1,03% dân số cả nước xếp thứ 8 về tỉ trọng số dân trong 54 dân tộc của cộng đồng dân tộc Việt Nam Dân tộc Hmông có mặt ở 20 tỉnh (nếu tính dân số từ 100 người trở lên) trú tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, một bộ phận ở Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An, Tây Nguyên, tập trung ở 10... thức đồng tộc mạnh mẽ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, luôn đặt niềm tin vào các đồng tộc một cách tự nhiên cố kết chặt chẽ theo xu hướng trú quây quần với những người đồng tộc để nương tựa vào nhau Truyền thống đoàn kết nhất trí tinh thần dân tộc cao của người Hmông thường gắn với nội dung tín ngưỡng góp phần củng cố quan hệ cộng đồng... tất cả các dân tộc anh em trong đódân tộc Hmông để đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng Tổ quốc Dân tộc Hmông cùng các dân tộc thiểu số ở miền núi được thừa nhận là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có những đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển của đất nước Dân tộc Hmông đã, đang sẽ mãi mãi gắn bó với vận mệnh, tương lai của mình với Tổ quốc Việt Nam Lịch sử hiện tại... người Hmông lòng tự hào dân tộc phong cách sống kiên cường, bất khuất, ý thức tự lực cánh sinh cao cần cù, sáng tạo, mong muốn có người lãnh đạo tài giỏi công tâm để dẫn dắt dân tộc Hmông cùng các dân tộc anh em phát triển tới phồn vinh Ước ao đó của dân tộc Hmông đã được đáp ứng khi có Bác Hồ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đồng bào Hmông một lòng tin tưởng đi theo Đảng, đoàn kết thống. .. vững riêng biệt Sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hmông thường gắn với nội dung tín ngưỡng góp phần củng cố quan hệ cộng đồng Ở Việt Nam, dân tộc Hmông có bốn nhóm: Hmông trắng, Hmông đen, Hmông hoa, Hmông xanh, nhưng có một ngôn ngữ chung là phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần văn học, nghệ thuật Trong quan hệ xã hội, các nhóm Hmông, các dòng họ mỗi người đều có chung một ý

Ngày đăng: 09/06/2014, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w