1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Điều tra tình hình nhiễm bệnh gà ở thành phố Buôn Mê Thuộc

79 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

đây là cuốn sách có mọi kỹ năng mà tất cả mọi người đều cần có cho một năm thành công và hạnh phúc, chiến lược kinh doanh và tất cả các thứ khác, kể cả kinh doanh và cuộc sống . đây là người bạn có thể liên hệ để học được kỹ năng kinh doanh mà tất cả mọi người đều cần có cho một năm thành công và hạnh phúc, chiến lược kinh doanh và tất cả các thứ khác https:www.facebook.comtairichloc

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác

Người cam ñoan

Đinh Thị Hiếu Hạnh

Trang 6

Tơi xin chân thành cảm ơn

Quý Thầy Cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Bộ mơn Cơ sở Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong thời gian thực hiện luận văn

Trạm Chẩn đốn Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi hồn thành luận văn này

Gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tơi trong thời gian học tập và hồn thành luận văn

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến TS Đinh Nam Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn

Trang 7

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giới thiệu chung về bệnh cầu trùng 3

1.1.1 Tên gọi và mức độ lưu truyền 3

1.1.2 Vịng đời cầu trùng 4

1.1.3 Thiệt hại kinh tế do bệnh cầu trùng 4

1.1.4 Dịch tễ học bệnh cầu trùng 5

1.1.5 Cơ chế sinh bệnh cầu trùng 6

1.1.6 Miễn dịch bệnh cầu trùng 6

1.2 Bệnh cầu trùng trên gà 7

1.2.1 Đặc điểm chung 7

1.2.2 Vịng đời của giống cầu trùng Eimeria 8

1.2.3 Hình thái 11

1.2.4 Bệnh lý 14

1.2.5 Dịch tễ học 15

1.2.6 Chẩn đốn 16

1.2.7 Phịng bệnh cầu trùng 16

1.2.8 Kiểm sốt bệnh cầu trùng 19

1.3 Lược duyệt các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước 20

1.3.1 Lược duyệt các cơng trình nghiên cứu trong nước 20

1.3.1 Lược duyệt các cơng trình nghiên cứu ngồi nước 22

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Địa điểm và thời gian tiến hành 23

2.2 Nội dung nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp và vật liệu nghiên cứu 23

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 23

Trang 8

2.3.1.1 Điều tra tình hình nhiễm cầu trùng gà tại thành phố BMT 23

2.3.1.2 Xác ñịnh chủng cầu trùng 25

2.3.1.3 Nghiên cứu về sự biến ñổi cấu trúc ruột gà khi bị nhiễm cầu trùng 25

2.3.1.4 Thử nghiệm 1 số loại thuốc phòng và trị bệnh cầu trùng trên gà 25

2.3.2 Vật liệu nghiên cứu 27

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 28

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột 29

3.2 Kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng trên các ñàn gà thịt nuôi tại Thành phố Buôn Ma Thuột 31

3.2.1 Tình hình nhiễm cầu trùng gà 31

3.2.2 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo tuần tuổi 34

3.2.3 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức nuôi 36

3.2.4 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng theo quy mô ñàn gà 37

3.3 Những loài cầu trùng hiện ñang lưu hành tại thành phố Buôn Ma Thuột 39 3.4 Triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng 41

3.5 Bệnh tích vi thể của gà bị bệnh cầu trùng 43

3.6 Kết quả thử nghiệm một số thuốc phòng trị 46

3.6.1 Kết quả thí nghiệm dùng thuốc phòng bệnh cho gà 46

3.6.2 Tỷ lệ gà chết ở các lô thí nghiệm 47

3.6.3 Khối lượng gà ở các lô thí nghiệm 49

3.6.4 Kết quả thí nghiệm dùng thuốc trị bệnh cho gà 50

3.7 Một số ñề xuất phòng trị cầu trùng khi nuôi gà thịt thương phẩm 51

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

4.1 Kết luận 52

4.2 Đề nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Tình hình nhiễm cầu trùng gà tại thành phố Buôn Ma Thuột 32

Bảng 3.2 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng theo ñộ tuổi của gà (ngày) 34

Bảng 3.3 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức nuôi 36

Bảng 3.4 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng theo quy mô ñàn 38

Bảng 3.5 Thành phần loài cầu trùng gà tại Thành phố Buôn Ma Thuột 39

Bảng 3.6 Triệu chứng của gà bị bệnh cầu trùng 41

Bảng 3.7 Bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng 42

Bảng 3.8 Bệnh tích vi thể của gà bị bệnh cầu trùng 43

Bảng 3.9 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà giữa các lô thí nghiệm 46

Bảng 3.10 Số gà chết trong thí nghiệm 48

Bảng 3.11 Khối lượng gà khi xuất chuồng (kg) 50

Bảng 3.12 Kết quả dùng thuốc ñiều trị cho gà bị bệnh cầu trùng 50

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vòng ñời của cầu trùng Eimeria và Isospora 4

Hình 1.2 Quá trình phát triển của cầu trùng gà 9

Hình 1.3 Schizonts chứa merozoites (Eimeria tenella ) 10

Hình 1.4 Vị trí tổn thương niêm mạc ruột gây ra do các loài cầu trùng 12

Hình 1.5a Gà chết do cầu trùng 15

Hình 1.5b Bệnh tích ở manh tràng 15

Hình 3.1 Ruột 1, 2: Sung - xuất huyết nặng, tích dịch phù, tế bào biểu mô tuyến ruột bị hư hại, thâm nhiễm tế bào lympho 44

Hình 3.2 Thoái hóa tế bào biểu mô tuyến ruột, thâm nhiễm tế bào lympho 44

Hình 3.3 Thoái hóa tế bào biểu mô tuyến ruột, xuất huyết nhẹ 44

Hình 3.4 E tenella ký sinh trong tế bào niêm mạc ruột (hình chùm nho) 45

Hình 3.5 Oocyst của cầu trùng trong niêm mạc ruột 45

Biểu ñồ 3.1 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà tại Thành phố Buôn Ma Thuột 33

Biểu ñồ 3.2 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo tuần tuổi 35

Biểu ñồ 3.3 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức nuôi 36

Biểu ñồ 3.4 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo quy mô ñàn 39

Biểu ñồ 3.5 Tỉ lệ các loài cầu trùng 40

Biểu ñồ 3.6 Số gà chết trong thí nghiệm 49

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính cấp thiết của ñề tài

Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi nước ta ñã và ñang phát triển mạnh, góp phần rất lớn vào việc cung cấp thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho con người Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn ñối với công tác chăn nuôi là dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây nhiều thiệt hại làm hạn chế sự phát triển của ngành Vì thế hiện nay việc phòng trị bệnh cho vật nuôi ñược ñặc biệt chú trọng, không chỉ các bệnh truyền nhiễm ñược phòng bệnh bằng tiêm phòng vaccine, mà các bệnh kí sinh trùng cũng ñược người chăn nuôi hết sức quan tâm phòng trị, do bệnh kí sinh trùng là một trong những loại bệnh quan trọng ở vùng khí hậu nhiệt ñới ẩm như nước

ta, vì nóng và ẩm là hai ñiều kiện thuận lợi cho kí sinh trùng phát triển

Bệnh cầu trùng gà là một loại bệnh do một loại ñơn bào ký sinh gây ra

và cũng là một bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh kí sinh trùng Ở nước ta, bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển gà công nghiệp và nhập nội một số gà cao sản giống trứng và giống thịt từ nước ngoài Bệnh cầu trùng gà không gây tỷ lệ chết cao cho ñàn gà nhưng gây thiệt hại về mặt kinh tế: gà giảm tăng trọng, còi cọc, sức ñề kháng yếu và dễ bị các bệnh truyền nhiễm khác tấn công

Hiện nay, chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp và thả vườn ñang ngày càng phát triển tại Tp Buôn Ma Thuột Tuy vậy, một trong những vấn ñề nan giải của người chăn nuôi là làm sao khống chế ñược dịch bệnh cho ñàn gà của

họ Trong ñó bệnh cầu trùng hầu như vẫn thường xuyên xảy ra với hầu hết các ñàn gà, gây thiệt hại không nhỏ Để nắm ñược tình hình nhiễm cầu trùng gà

và ñưa ra biện pháp phòng trị hữu hiệu tại thành phố Buôn Ma Thuột chúng

tôi tiến hành ñề tài: “Điều tra tình hình nhiễm, bệnh lý bệnh cầu trùng gà

tại thành phố Buôn Ma Thuột và khả năng phòng trị”

Trang 13

Mục tiêu nghiên cứu

-Tìm hiểu tình hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi tại thành phố Buôn

Ma Thuột

- Xác ñịnh thành phần loài cầu trùng hiện ñang lưu hành trên ñàn gà

Ý nghĩa của ñề tài

Ý nghĩa khoa học: Là tài liệu tham khảo cho các ñề tài và công trình nghiên cứu khoa học khác

Ý nghĩa thực tiễn: Bước ñầu xác ñịnh ñược tỉ lệ nhiễm, các biến ñổi bệnh lý ñường tiêu hóa của gà khi bị nhiễm cầu trùng, thành phần loài cầu trùng hiện ñang lưu hành trên ñàn gà, từ ñó giúp người chăn nuôi gà tại thành phố Buôn Ma Thuột có ñược biện pháp phòng ngừa hữu hiệu ñể nâng cao

năng suất chăn nuôi

Giới hạn của ñề tài

Do chưa có thời gian, kinh phí và vật tư phương tiện kỹ thuật nên bước ñầu chúng tôi chỉ tiến hành ñề tài trên một số ñàn gà siêu thịt

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu chung về bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng là một bệnh kí sinh trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm ở ñộng vật nuôi thuần chủng, hoang thú và con người do một nhóm nguyên sinh

ñơn bào ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidia, họ Eimeridae, giống Eimeria và Isospora ký sinh, sinh sôi nảy nở trong tế bào vật chủ, chủ yếu

trong tế bào niêm mạc ñường tiêu hóa và gây tiêu chảy cho nhiều loài gia súc

Ở gia súc, bệnh cầu trùng thể hiện triệu chứng mệt mỏi toàn thân, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân thường lẫn máu, bệnh súc thiếu máu rồi kiệt sức

mà chết Bên cạnh những biểu hiện chung ñó, do ñặc ñiểm khu trú ở mỗi loại gia súc gia cầm khác nhau sẽ kèm thêm những biểu hiện ñặc thù (Lê Văn Năm, 2003)[13]

1.1.1 Tên gọi và mức ñộ lưu truyền

Trên thế giới, cầu trùng tồn tại và phát triển rộng khắp, chúng kí sinh và phát triển không chỉ ở gia súc, gia cầm và con người mà chúng kí sinh trên thú hoang, cá, bò sát, lưỡng thê và côn trùng…

Đối với ngành thú y, cầu trùng ñã ñược các nhà khoa học phát hiện

cách ñây hơn 370 năm và họ căn cứ vào bộ căn nguyên Coccidia ñể ñặt tên

bệnh chung cho cầu trùng là Coccidiosis

Do có 2 giống Eimeria và Isospora gây bệnh chủ yếu ở gia súc, gia

cầm nên cũng khá nhiều tác giả cho rằng nếu gọi Coccidiosis thì mang tính chất chung chung, do ñó họ ñề nghị gọi tên bệnh phải do chính giống cầu

trùng ñó gây nên và vì vậy nếu bệnh do Eimeria gây nên thì bệnh mang tên Eimeriois và nếu bệnh do Isospora gây nên thì bệnh mang tên Isosporosis

Ngày nay các tên ñó ñược hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận và cho

Trang 15

ñó là hợp lý nhất Tuy nhiên bệnh cầu trùng ở người lại có tên khác

Toxoplasmosis do Toxoplasma gondii và Sarcocystosis do Sarcocsistis…gây

ra (Lê Văn Năm, 2003)[13]

1.1.2 Vòng ñời cầu trùng

Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng trên hành tinh chúng ta nhờ vào cấu trúc và vòng ñời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh ñể tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên

Hình 1.1 Vòng ñời của cầu trùng Eimeria

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Eimeria

Các nhà khoa học ñã tập trung nghiên cứu khá kỹ giống Eimeria hơn là Isospora, bởi giống Eimeria phổ biến hơn, có nhiều loại hơn và cũng gây

nhiều bệnh hơn cho gia súc, gia cầm (Lê Văn Năm, 2003)[13]

1.1.3 Thiệt hại kinh tế do bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm Bệnh gây ra thiệt hại về kinh tế bao gồm:

Trang 16

- Giảm đầu con do tỷ lệ chết cao, đặc biệt là trong chăn nuơi gà và thỏ

bệnh cầu trùng gây chết 60 - 80%, nếu bị ghép với E.coli bại huyết thì tỷ lệ

chết lên đến 100%

- Giảm tốc độ sinh trưởng, tăng trọng kém

- Tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác tăng cao

- Giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở

- Ở lợn con, bê, nghé non khi bị cầu trùng các kỹ thuật viên thường cĩ sai sĩt trong chẩn đốn thì 30 - 50% số gia súc non bị chết, số cịn lại cịi cọc chậm lớn… (Lê Văn Năm, 2003) [13]; Foster A O., 2006) [32]

Mơi trường xung quanh, các dụng cụ thiết bị máy mĩc bị ơ nhiễm và các lồi động vật hoang thú bị nhiễm căn nguyên nhưng khơng gây bệnh cho chính bản thân nĩ (mang trùng) lại là nguồn bệnh thứ 2 nguy hiểm cho động vật nuơi

Các yếu tố stress như chăm sĩc nuơi dưỡng khơng đúng kỹ thuật, thức

ăn nghèo đạm, nghèo vitamin, khơng cân đối khống vi lượng, điều kiện vệ sinh chăn nuơi kém và một số bệnh truyền nhiễm mãn tính về hơ hấp sẽ thúc đẩy bệnh cầu trùng nặng nề hơn

Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát hơn vào những tháng cĩ mưa, nĩng ẩm…

Trang 17

Thời gian cần ñể tạo bào tử nang cho tất cả các loại cầu trùng dao ñộng

từ 24 ñến 72 giờ, duy chỉ Eimeria smithi gây bệnh cầu trùng bò có thời gian

tạo bào tử nang lâu nhất từ 3 ñến 14 ngày

Nhiệt ñộ thích hợp cho quá trình phát triển bào tử nang ngoài cơ thể

là 15 - 350C Lạnh -150C và nóng trên 400C bào tử nang sẽ chết

Khi ñã hình thành bào tử nang thì chúng tồn tại rất lâu trong môi trường thiên nhiên hàng năm hoặc lâu hơn và chịu ñựng ñược các chất khử trùng tiêu ñộc, các tác ñộng lý hóa khác… (Lê Văn Năm, 2003) [13]; Ronald Fayer, 1980) [36]

1.1.5 Cơ chế sinh bệnh cầu trùng

Cơ chế tác ñộng có hại gây bệnh cho ký chủ xảy ra và phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cầu trùng, số các tế bào niêm mạc bị chúng ký sinh và phá hủy tại ñường ruột, ñường mật và thận Ngoài việc phá vỡ trực tiếp các tế bào niêm mạc dẫn ñến rối loạn chức năng cho những cơ quan nơi chúng cư trú,

mà tại ñó chúng còn phá vỡ các mao mạch, mao quản xung quanh gây chảy máu ngầm bên trong, viêm xuất huyết…

Các tế bào niêm mạc nhất là niêm mạc ñường ruột, sau khi bị phá hủy

ñã mở cửa tạo ñiều kiện hết sức thuận lợi cho hàng loạt các loại vi trùng gây

ra nhiều bệnh thứ phát làm cho ký chủ ñã yếu càng có nhiều bệnh một lúc xảy

ra như: E.coli, Salmonella, Clostridium, Klebsiela…và triệu chứng lâm sàng

càng phức tạp hơn

Cơ chế của bệnh cầu trùng có thể tóm tắt như sau:

* Cơ chế cơ học: Sau khi noãn nang vào cơ thể vật nuôi qua thức ăn, nước uống, noãn nang cảm nhiễm xâm nhập vào tế bào nhung mao ruột phát triển các giai ñoạn, phá hủy tổ chức ruột bằng cách cơ giới

* Cơ chế hóa học: Cầu trùng tiết ra các ñộc tố và các men dung giải mô ruột, gây ñộc cho cơ thể (Lê Văn Năm, 2003)[13]

1.1.6 Miễn dịch bệnh cầu trùng

Về khả năng miễn dịch với bệnh cầu trùng thì ñộng vật nhai lại sau khi

Trang 18

khỏi bệnh chúng có khả năng tạo ñược miễn dịch ñặc hiệu cho mỗi loại cầu trùng Nhưng ở những loài ñộng vật khác miễn dịch bền vững do cầu trùng kích thích tạo ra chỉ xuất hiện với những chủng kí sinh trong các tế bào nằm sâu trong thành ruột

Ví dụ: Gà bị cầu trùng có 6 - 7 loài Eimeria gây ra, những chủng cầu trùng kí sinh trong tế bào biểu bì trên bề mặt niêm mạc như Eimeria acervulina, Eimeria necatrix, Eimeria mitis không tạo ñược miễn dịch Trong

khi các chủng cầu trùng kí sinh trong các tế bào biểu bì nằm sâu trong lớp

mucose của thành ruột như Eimeria tenella, Eimeria maxima, Eimeria praecox mới có khả năng tạo ñược miễn dịch thực sự nhưng miễn dịch cũng

không cao lắm, không tồn tại ñược lâu

Vì thế mặc dù ñã có rất nhiều nghiên cứu chế tạo vaccine chống bệnh cầu trùng song ñến nay hiệu lực của tất cả các lọai vaccine ñó vẫn chưa ñáp ứng thỏa mãn cho thực tế sản xuất và kết quả là trong quá trình sử dụng vaccine có ñàn ñã ñược dùng vaccine nhưng bệnh vẫn nổ ra

Đối với ñộng vật trưởng thành có sức ñề kháng tốt với bệnh cầu trùng là

do miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi kháng ñược cầu trùng Tại chỗ các tế bào biểu bì niêm mạc bị cầu trùng phá hủy trước ñây nay ñược thay bằng lớp tế bào biểu bì mới có khả năng kháng và chịu ñựng ñược các tác ñộng của cầu trùng (Lê Văn Năm, 2003)[13]

1.2 Bệnh cầu trùng trên gà

1.2.1 Đặc ñiểm chung

Cầu trùng gà là ñộng vật ñơn bào thuộc:

Ngành: Protozoa Lớp: Sporozoa Bộ: Coccidia Họ: Eimeridae Giống: Eimeria

Trang 19

Bệnh cầu trùng là một loại bệnh phổ biến ở gà ñặc biệt là gà nuôi theo

hướng công nghiệp Eimeria ký sinh ở gà có tính ñặc hiệu và chuyên biệt Ngoài

gà ra chúng không ký sinh ở gia cầm khác, bệnh gây ra bởi một số loài sau:

Eimeria acervulina, Tyzzer, 1929

Eimeria brunetti, Levine, 1942

Eimeria hagani, Levine, 1938

Eimeria maxima, Tyzzer, 1929

Eimeria mivati, Edgar và Sicbold, 1964

Eimeria mitis, Tyzzer, 1929

Eimeria necatris, Johnson, 1930

Eimeria Praecox, Johnson, 1930

Eimeria tenella, (Raillet và Lucer, 1891), Fantham, 1909 (Saif Y M.,

2003)[37]

Oocyst có hình tròn, bầu dục Phía trên có nắp, có micropile, có hạt

cực, bên trong có chứa tế bào phôi Oocyst có thể cặn Mỗi sporocyst cũng có

thể cặn Mỗi sporocyst có thể stieda (Nguyễn Văn Diên, 1999)[3].

1.2.2 Vòng ñời của giống cầu trùng Eimeria

Chu kì phát triển cầu trùng giống Eimeria của bất cứ loài ñộng vật nào

cũng trải qua 3 giai ñoạn phát triển

Giai ñoạn 1: Sinh sản vô tính tự nhân ñôi của cầu trùng trong tế bào

biểu bì ñể hình thành nên các thể phân lập gọi là Schizogonia Các thể phân

lập riêng biệt gọi là Sizont

Giai ñoạn 2: Là giai ñoạn sinh sản hữu tính, tức là ñến thế hệ Sizont

chúng phân biệt thành giao tử ñực và giao tử cái, giao tử ñực chui vào giao tử

cái ñể thụ tinh và tạo nên các hợp tử, vì vậy giai ñoạn 2 của quá trình sinh sản

gọi là Gametogonia

Giai ñoạn 3: Là giai ñoạn sinh sản ngoài cơ thể, khi các noãn nang cùng

với các chất bài tiết thải ra ngoài dưới tác ñộng bất lợi của môi trường thiên

Trang 20

nhiên chúng nhanh chóng tạo vỏ bọc cứng ñể thích nghi và tiếp tục phát triển

gọi là Sporogonia Như vậy, quá trình phát triển của cầu trùng gồm có 2 giai

ñoạn 1 và 2 xảy ra trong kí chủ, còn giai ñoạn 3 ngoài cơ thể Vì quá trình phát triển của cầu trùng gắn liền với cơ chế sinh bệnh, do ñó chúng ta cần xem xét kĩ các bước phát triển của chúng (Lê Văn Năm, 2003)[13]

Hình 1 2 Quá trình phát triển của cầu trùng gà

Nguồn: www.livestock.bayer.be

a Sinh sản vô tính

Khi gia cầm ăn phải oocyst gây nhiễm Vách oocyst vỡ ra ở diều giải phóng sporocyst Các merozoite trở nên hoạt ñộng khi ñược dịch hoá bởi dịch mật hay trypsin Đến ruột non, các merozoite ñược giải phóng Xâm nhập vào

tế bào tiến hành sinh sản vô tính ở nhiều mô hoặc bạch cầu Sporozoite tròn lại và tạo thành các meront (các giai ñoạn sinh sản vô tính) ñể tạo thành schizoite và meront Mỗi meroite chứa khoảng 900 merozoite (merozoite bắt nguồn từ chử hylạp meros = một phần) sau 2,5 - 3 ngày chúng phá vỡ tế bào ruột hoàn thành giai ñoạn sinh sản thế hệ 1 Các merozoite ñược sinh ra (2-

4µm) xâm nhập vào 1 tế bào mới lại tiếp tục sinh sản vô tính thế hệ 2 cho ra

nhiều merozoite (mỗi merozoite thế hệ 1 cho ra 200 - 250 merozoite thế hệ 2,

dài 16µm, giai ñoạn này xảy ra ngày thứ 5 sau khi nhiễm)

Một số merozoite thế hệ 2 xâm nhập vào tế bào biểu mô mới, ñồng hoá

nguyên sinh chất, ñẩy nhân về 1 bên và tiến hành sinh sản vô tính thế hệ 3 tạo

Trang 21

thành 4 - 30 merozoite thế hệ 3 dài 7µm Quá trình sinh sản vô tính cứ tiếp tục,

song song ñó 1 quá trình sinh sản hữu tính sẽ xảy ra (Nguyễn Văn Diên, 1999)[3]

Hình 1.3 Schizonts chứa merozoites (Eimeria tenella )

Nguồn: http://umanitoba.ca

b Sinh sản hữu tính

Phần lớn merozoite thế hệ 3 xâm nhập vào biểu mô ruột tạo thành macrogametocyte (macrogamont) tiền giao tử cái Mỗi 1 merozoite tạo thành 1 macrogametocyte nằm dưới nhân tế bào sau ñó phát triển thành macrogamete (giao tử cái) Số khác xâm nhập vào biểu mô ruột tạo thành microgametocyte sau ñó phát triển thành microgamete (giao tử ñực) Có rất nhiều giao tử ñực ñược sinh ra từ merozoite, giao tử ñực có 3 roi phá vỡ tế bào xâm nhập vào tế bào có giao tử cái và thụ tinh tạo thành zygote (hợp tử) Hợp tử phát triển thành

2 lớp vỏ và phá vỡ tế bào biểu mô của vật chủ theo phân ra ngoài Oocyst có trong phân ngày thứ 7 sau khi nhiễm Mỗi 1 oocyst có thể cho ra 2.520.000 merozoite thế hệ 2 (E tenella) Mỗi một loài Eimeria sẽ tạo ra số lượng merozoite khác nhau Tuổi gia cầm khác nhau thì số lượng merozoite thế hệ 2

sinh ra cũng khác nhau (Nguyễn Văn Diên, 1999)[3]

Trang 22

c Hình thành bào trùng

Oocyst ra ngoài gặp các ñiều kiện khô, không thuận lợi tồn tại ñược

18-30 ngày Nếu gặp các ñiều kiện thuận lợi như ñộ ẩm, nhiệt ñộ thích hợp sau

12 giờ phát triển thành oocyst có 4 sporoplast Thời gian này dài ngắn khác nhau tuỳ loài cầu trùng, sau ñó phát triển thành sporocyst có chứa 2

sporozoite trong mỗi bào tử (Belot J et Pangui J L., 1986)[29]

1.2.3 Hình thái

* Eimeria acervulina: Loài này ký sinh ở ñầu ruột non của gà Oocyst

hình trứng, kích thước 12 - 13 x 9 - 17µm, trung bình 16 - 18 x 13 - 15µm, có

2 lớp vỏ ký sinh ở tế bào biểu mô, thời gian nung bệnh là 97 giờ

Thời gian nung bệnh 4 ngày E acerulina gây bệnh nhẹ, nhưng có rất nhiều oocyst có thể gây những triệu chứng trầm trọng có thể gây chết Ruột non dầy và viêm ca-ta, ít xuất huyết Oocyst nằm trong ruột tạo nên những

ñiểm màu trắng hay màu xám hoặc lan rộng ở mặt ruột non

* E mivati: Loài này phân bố rộng, ñịnh cư ở ñoạn ruột non, cũng có khi

ở cả ruột non và ruột già của gà Oocyst có hình elip và hình trứng kích thước

11 - 20 x 12 - 17µm, trung bình 16 x 13µm Thời kỳ nung bệnh 4 - 5 ngày E mivati: gây bệnh nặng hơn E acervulina nhưng tử số không quá 10%

* Eimeria brunetti: Loài này phân bố rộng trên gà Quá trình sinh sản

sớm nhất xảy ra trên toàn ruột non, các quá trình sinh sản vô tính sau ñó như

meront, gamont và giao tử xảy ra ở cuối ruột non, trực tràng, ruột già manh

tràng và lỗ huyệt

Oocyst hình trứng kích thước 13 - 34 x 12 - 26µm, trung bình 23 - 25 x

19 - 20µm Lớp vỏ nhẵn không có micropile hay thể cặn, có một hạt cực Sporocyst hình trứng dài 13 x 7,5µm, có thể stieda và thể cặn Thời gian hình

thành bào trùng 18 - 48 giờ Có ít nhất 3 giai ñoạn sinh sản vô tính trước khi sinh sản hữu tính

Trang 23

E tenella E necatrix E acevulina

Hình 1.4 Vị trí tổn thương niêm mạc ruột gây ra do các loài cầu trùng

Nguồn: http://www.merckvetmanual.com

E brunetti gây bệnh phụ thuộc vào mức ñộ nhiễm Nhiễm nhẹ không

thấy tổn thương Nhiễm nặng vách ruột dầy và có dịch màu hồng Phân lỏng

có chứa chất nhầy và lẫn máu, gia cầm ủ rũ Triệu chứng kéo dài 5 ngày Ruột non xuất huyết ở phần cuối và có xuất huyết ở ruột già Nhiễm nặng có hiện tượng viêm hoại tử toàn bộ ống tiêu hoá nhưng thường thấy ở ñoạn cuối ruột non, hồi tràng và manh tràng

* E hagani: Loài này hiếm gặp, có ở nửa ñoạn ñầu ruột non của gà Oocyst hình trứng 16 - 21 x 14 - 19µm trung bình 19 x 18um lớp vỏ nhẵn không có micropile, có hạt cực Thời gian hình thành bào trùng 18 - 48

giờ Thời kì nung bệnh 6 - 7 ngày Loài này gây bệnh nhẹ

* E maxima: Phân bố rộng và kí sinh ở ruột non của gà Oocyst hình

trứng 21 - 42 x 16 - 30µm trung bình 29 - 31 x 21 - 3µm Với lớp vỏ nhẵn ñôi

Trang 24

khi xù xì màu vàng, không có micropile hay thể cặn, có hạt cực Sporocyst hình trứng 15 - 19 x 8 - 9µm, có thể stieda, không có thể cặn, sporozoite 19 x

4µm Thời gian hình thành bào trùng từ 30 - 48 giờ

Quá trình sinh sản vô tính xảy ra ở phía trên hoặc bên cạnh nhân tế bào biểu mô lông nhung của tá tràng và ñoạn trên không tràng Có 3 quá trình sinh sản vô tính Thời kỳ nung bệnh là 5 - 6 ngày

E maxima gây bệnh nhẹ và trung bình Quá trình sinh sản hữu tính gây

ra một số hư hại niên mạc ruột ñáng kể Giai ñoạn sinh sản hữu tính gây ảnh hưởng ñến niên mạc ruột nhiều hơn

Ruột tổn thương, có xuất huyết ở ruột non Cơ ruột mất tính ñàn hồi Vách ruột dầy, viêm có màu vàng nâu có nhiều dịch nhày mầu hồng hay vàng cam Gà qua khỏi sẽ trở lại trạng thái bình thường

* E mitis: Phân bố rộng trên thế giới ở tất cả các ñoạn của ruột non

nhưng thường thấy ở phần ñầu và phần cuối manh tràng của gà

Oocyst có hình cầu 10 - 21 x 9 - 18µm trung bình 16 x 13 - 16µm Thời gian hình thành bào trùng 18 - 48 giờ Loài E mitis gây bệnh nhẹ

* E.necatrix: Phân bố rộng trên thế giới Giai ñoạn sinh sản vô tính thứ

1 và thứ 2 ở ruột non, giai ñoạn sinh sản vô tính thứ 3, tiền giao tử và giai ñoạn sinh giao tử xảy ra ở ruột già

Oocyst hình trứng kích thước 12 - 19 x 11 - 24µm trung bình 20 - 17µm Khi gia cầm ăn phải oocyst gây nhiễm, sporozoite xâm nhập vào tế bào

biểu mô ruột non xuyên qua biểu mô tới trung tâm của lông nhung di chuyển tới màng cơ do các ñại thực bào chuyển vận chúng Các ñại thực bào xâm

nhập tế bào, sau ñó giải phóng sporozoite, merozoite tròn dần lại và bắt ñầu

sinh sản vô tính

Thời kỳ nung bệnh là 6 - 7 ngày Tổn thương thường thấy ở ruột non ñoạn giữa và 2/3 phía trước Bệnh tích nặng với những tiêu ñiểm nhỏ, màu trắng mờ ñược tìm thấy ở ngày thứ 4 sau khi nhiễm Xuất huyết xảy ra vào

Trang 25

ngày thứ 5 hoặc thứ 6, lòng ruột non chứa ñầy máu, có nhiều ñốm máu xung

quanh những tụ ñiểm màu trắng chứa meront ở giai ñoạn 2, sợi fibrin và bạch

cầu ñơn nhân

Manh tràng ít bị tổn thương hơn, có chứa nhiều dịch nhầy, tử cung thường xuất hiện ở ngày thứ 7 sau khi xuất hiện triệu chứng Gia cầm không uống nước, yếu ớt hay ñứng ở tư thế cánh xà, mắt nhắm lại

* E praecox: Loài này phân bố rộng, ñịnh vị trên 1/3 phía trên ruột non

của gà

Oocyst hình trứng kích thước 20 - 25 x 16 - 20 µm Thời gian nung

bệnh 3 - 4 ngày Loài này ít gây bệnh

* E tenella: Loài phổ biến ở manh tràng gia cầm trên khắp thế giới, oocyst hình trứng kích thước 14 - 31 x 9 - 25 µm, trung bình 19 - 25 µm, chu

kỳ phát triển của E tenella giống chu kỳ phát triển của cầu trùng ñã ñược

oocyst Gia cầm nhiều tháng tuổi có sức ñề kháng cao hơn với cầu trùng

Bệnh ở manh tràng là một thể bệnh cấp tính gây tiêu chảy xuất huyết toàn bộ manh tràng xuất hiện ở giai ñoạn sinh sản vô tính thứ 2 Phân có máu 4 ngày sau khi nhiễm, gà ít ăn, mệt, yếu, nhưng vẫn uống nước Xuất huyết nặng nhất

ở 5 - 6 ngày sau khi nhiễm Oocyst thường có trong phân vào ngày thứ 8 - 9 sau ñó giảm nhanh Rất ít oocyst có trong phân vào ngày thứ 11 Một số ít oocyst vẫn tiếp tục ñược tìm thấy vài tháng sau ñó Bệnh cầu trùng có thể tự

khỏi nếu gia cầm có thể lướt qua ngày thứ 8 - 9 sau khi nhiễm

Trang 26

Hình 1.5 Gà chết do cầu trùng Hình 1.5b Bệnh tích ở manh tràng

Nguồn: http://flockandherd.net.au

Niêm mạc manh tràng có nhiều cục máu Ở ngày thứ 7, vách manh

tràng chuyển từ màu ñỏ sang màu nhạt hay trắng sữa do việc tạo thành oocyst Các lymphocyte tăng sinh, tăng tính thẩm thấu thành mạch tạo thành những

cụm tế bào khổng lồ (Nguyễn Văn Diên, 1999) [3]; Chittur Venkitasubhan

Radhakrishnan, 1971) [31]

1.2.5 Dịch tễ học

Eimeria phân bố nhiều nơi trên thế giới, có ở khắp các nước Bệnh

thường xảy ra ở gà nuôi theo hướng công nghiệp hơn là gà nuôi thả, mọi lứa

tuổi gà ñều nhiễm Các giống gà như Hubbard Comet, Lerghorn, Plymouth, Sexahlin, Isa- brown, New Hamshire, ñều bị nhiễm Tỉ lệ nhiễm tại các trại gà

Việt Nam từ 4 - 100% tuỳ thuộc vào từng cơ sở chăn nuôi, ñiều kiện vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giống gà, lứa tuổi, trung bình tỷ lệ nhiễm

30 - 50% Tỷ lệ chết dao ñộng từ 5 - 15% Có thể nói tác hại quan trọng của bệnh là gây giảm trọng lượng và thiệt hại kinh tế (Nguyễn Văn Diên, 1999)[3]

Bệnh cầu trùng phát ra khi gà mẫn cảm ăn vào nhiều oocyst, tình trạng

thường xảy ra khi ñiều kiện môi trường lí tưởng, thí dụ chất ñộn ẩm, nhiệt ñộ nóng và có gà mang trùng là nguồn bệnh (Lê Văn Năm, 2003) [13]; http://www.ars.usda.gov) [38]

Trang 27

1.2.6 Chẩn đốn

Dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đốn, cần phân biệt các bệnh do

virus, vi khuẩn Lồi E tenella và E necatrix gây nhiễm nặng nhất, sau đĩ đến E brunetti, E acervulina, E mitis Khi nhiễm các lồi E tenella và E necatrix, phân cĩ thể cĩ máu, cịn các lồi khác khơng cĩ máu trong phân

(www.liverstock.bayer.be)[39]

Dựa vào kết quả xét nghiệm phân tìm oocyst theo phương pháp phù nổi Dựa vào kích thước của oocyst, màu sắc để định danh từng lồi Nhưng

phương pháp này khơng được thơng dụng và khĩ xác định lồi qua kích thước

oocyst Mức độ nặng hay nhẹ cũng khơng xác định được vì khả năng gây bệnh của các lồi khác nhau là khác nhau, mỗi lồi thải ra số lượng oocyst

nhiều hay ít khơng giống nhau

Mổ khám để quan sát những tổn thương do Eimeria gây ra Dựa vào

mức độ tổn thương cĩ thể biết được lồi nào nhưng một số lồi lại định vị ở nhiều vị trí khác nhau trong giai đoạn sinh sản vơ tính Johnson và Reid xác định mức độ nhiễm qua những tổn thương ở niêm mạc ruột và xác định mức độ nhiễm từ 0 đến ++++ Mức độ 0 là bình thường, mức độ ++++ là nặng nhất Dùng phân để đánh giá mức độ nhiễm, nếu phân cĩ nhiều dịch nhày, cĩ khi cĩ máu tiêu chảy nặng là 4+

Cĩ thể dùng các phản ứng huyết thanh học để chẩn đốn như: Kĩ thuật phĩng xạ miễn dịch, kĩ thuật khuyếch tán phĩng xạ, miễn dịch huỳnh quang, nhuộm màu Sabin - Feldman, Elisa (Nguyễn Văn Diên, 1999)[3]

1.2.7 Phịng bệnh cầu trùng

Do bệnh tập trung trên thú non và lây lan nhanh do truyền qua thức ăn, nước uống nên bệnh dễ bộc phát trong điều kiện chăn nuơi kém vệ sinh, chăm sĩc kém… Do đĩ phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ thì việc phịng bệnh mới cĩ hiệu quả: nguồn nước sạch, khơng chứa mầm bệnh Trước khi nuơi dưỡng đàn mới, cần vệ sinh kỹ dụng cụ chăn nuơi, cho uống hoặc trộn vào

Trang 28

thức ăn thuốc phòng bệnh cầu trùng

Do căn nguyên có chu trình phát triển rất nhanh, các bào tử nang lại ñược tồn tại rất lâu trong tự nhiên nên ở ñâu có ñộng vật nuôi là ở ñó có bệnh cầu trùng có khả năng xuất hiện, vì vậy công tác phòng bệnh gặp rất nhiều khó khăn ñòi hỏi các cán bộ kĩ thuật và công nhân chăn nuôi phải nghiêm túc thực hiện tốt các giải pháp sau:

Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị sạch sẽ Cơ sở chăn nuôi phải xây dựng ở nơi cao ráo có nhiều ánh sáng trực tiếp của mặt trời Thức ăn phải ñảm bảo, nước uống phải sạch sẽ

Dứt khoát không nuôi chung gia cầm với nhiều lứa tuổi khác nhau trong một khu vực

Mỗi ñàn gia cầm chỉ do một người trực tiếp chăm sóc, không tự ý ñi lại lung tung trong khu vực chăn nuôi, cấm sử dụng chung các dụng cụ trong khi chưa ñược khử trùng

Chất thải từ ñàn gia cầm phải ñược thu gom hàng ngày và ủ kĩ ñúng nơi quy ñịnh, thường xuyên có biện pháp tiêu diệt côn trùng, chuột…

Phải nghiêm túc thực hiện lịch phòng bệnh theo chỉ dẫn của cán bộ thú y Nếu bệnh xảy ra phải nhanh chóng báo cho cán bộ có thẩm quyền, có trình ñộ chuyên môn ñể có những giải pháp dập tắt Trong thời gian xảy ra bệnh ñàn gia cầm phải ñược ăn thức ăn ñầy ñủ ñạm, vitamin và nguyên tố vi lượng, nguồn nước uống phải sạch sẽ và dồi dào, dứt khoát không ñược ñể gia cầm bị khát

Nguyên lý chung trong ñiều trị bệnh cầu trùng phải dựa trên 3 yếu tố:

* Chu trình phát triển sinh học của chủng cầu trùng

Quá trình phát triển khép kín của cầu trùng thường xảy ra trong khoảng

thời gian từ 3-5 ngày trừ E smithi

* Đặc tính sinh học, miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi gia súc, gia cầm

Trang 29

Mỗi loài gia súc, gia cầm có khả năng tự kháng bệnh cầu trùng ñạt ñến lứa tuổi nhất ñịnh Đối với gia cầm và heo là sau 80 - 90 ngày tuổi, ñối với gia súc (dê, bê, nghé…) là trên 180 ngày tuổi, ñối với thỏ là trên 120 ngày tuổi Sau thời gian trên gia súc, gia cầm có khả năng kháng bệnh cầu trùng tự nhiên rất tốt, vật nuôi bị bệnh ở thể rất nhẹ, không có triệu chứng lâm sàng và nhìn chung chúng chỉ là vật kí chủ mang trùng

* Bản chất tác dụng của các loại thuốc

Mỗi nhóm thuốc nói chung và mỗi loại thuốc nói riêng có tác dụng kìm hãm, tiêu diệt cầu trùng theo cơ chế riêng biệt

Có những loại thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình tự nhân ñôi của cầu trùng trong thời gian hình thành thể phân lập, có những loại thuốc tiêu diệt các thể phân lập ñã và sắp hình thành nhưng cũng có những loại thuốc ngăn cản và triệt tiêu quá trình hình thành giao tử ñực và cái của cầu trùng Nhìn chung các loại thuốc tác dụng chủ yếu lên 2 giai ñoạn phát triển của cầu trùng (giai ñoạn hình thành các thể phân lập và giai ñoạn hình thành các giao tử) ngay trong cơ thể ñộng vật kí chủ, ức chế và kìm hãm hình thành noãn nang của căn nguyên Rất ít loại thuốc nào tiêu diệt ñược bào tử nang, nhất là khi chúng ñã ra ngoài thiên nhiên cùng với phân và các chất thải khác, càng không có thuốc nào tiêu diệt ñược chúng khi bào tử ñã tạo ñược vỏ bọc cứng Căn cứ vào 3 yếu tố trên, nguyên tắc ñiều trị bệnh cầu trùng phải ñảm bảo:

- Thời gian ñiều trị bệnh cầu trùng phải kéo dài ít nhất 3 - 4 ngày;

- Liều dùng thuốc phải ñủ ñể tiêu diệt căn nguyên theo chỉ dẫn sử dụng của mỗi loại thuốc riêng biệt mà các nhà sản xuất ñã khuyến cáo;

- Do chu trình phát triển sinh học của cầu trùng phải cần từ 3 - 5 ngày nên sau khi ñiều trị khỏi bệnh 3 - 5 ngày ta phải duy trì liều phòng liên tục 3 ngày ñể kìm hãm sự phát triển của chúng, sau ñó nghỉ 3 ngày và lặp lại cho ñến khi gia súc, gia cầm ñạt ñến tuổi miễn dịch tự nhiên

Trang 30

Để nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh cầu trùng, khi ñã dùng một loại thuốc vào mục ñích phòng bệnh, nếu bệnh xảy ra nên dùng một loại thuốc khác thuộc nhóm khác ñể ñiều trị ñể mang lại kết quả tốt hơn và thời gian ñiều trị sẽ ñược rút ngắn hơn (Lê Văn Năm, 2003)[13]

1.2.8 Kiểm soát bệnh cầu trùng

Đối với bệnh cầu trùng gà, phòng ngừa là biện pháp tốt nhất Nhiều hóa chất là thuốc ức chế cầu trùng thường ñược trộn vào thức ăn theo tỉ lệ xác ñịnh, tuy nhiên tất cả các hoá chất này thường có khả năng khác nhau trong

việc ức chế các loại cầu trùng Hoá dược làm giảm hay loại trừ oocyst trong phân, do ñó làm giảm hay ngăn ngừa oocyst ở nền chuồng Một số thuốc chỉ ñặc hiệu cho một số loài Eimeria nhất ñịnh nên ức chế chúng hoàn toàn và ít

tác dụng ñối với các loài khác Vì có ñến 9 loài cầu trùng, người chăn nuôi có thể ñang dùng thuốc ngừa loại cầu trùng này trong khi dịch bệnh phát ra do loài khác Điều này gây khó khăn trong việc chọn sử dụng thuốc ức chế cầu trùng Hơn nữa, một số loài cầu trùng trở nên ñề kháng với thuốc, nhất là với những thuốc ñã sử dụng liên tục ñể ñiều trị ở nhiều thế hệ gia cầm

Chương trình tiêm chủng ngừa cầu trùng thay ñổi thuốc ñược sử dụng rộng rãi trên gà thịt ở Mỹ (Mc Dougal và Reid, 1996) [34] so sánh 2 chương trình ngừa liên tục và thay ñổi, kết quả trọng lượng gà ở giai ñoạn kết thúc lớn hơn, có ý nghĩa ở chương trình ngừa thay ñổi trong khi tỷ lệ chết, hệ số chuyển hoá thức ăn không khác biệt

Chương trình kiểm soát chăn nuôi gà thịt: Nuôi gà thịt cần cho ăn một loại thuốc có khả năng ức chế bệnh cầu trùng Do cầu trùng thường phát triển tính ñề kháng ít nhiều ñối với một loại thuốc ñặc hiệu khi sử dụng lâu dài nên nhà chăn nuôi cần lưu tâm ñến việc thay ñổi thuốc khi tình trạng này xảy ra Cần lưu ý những khuyến cáo sau ñây trong việc phòng và trị bệnh cầu trùng:

Giai ñoạn 1: Gà từ 1 - 3 tuần tuổi nên chọn những loại thuốc có khả

năng tiêu diệt cầu trùng khi chúng ñang nằm trong giai ñoạn phát triển thể

Trang 31

schizont hoặc shizont 2, 3 tức là giai ñoạn ñầu của quá trình phát triển của cầu

trùng trong tế bào biểu bì của vật chủ, như các chế phẩm chứa sulfadozin (sulfachloropyrirazin), amprolium, diaveridin

Giai ñoạn 2: Gà từ 20 - 39 ngày tuổi là giai ñoạn trong cơ thể gà có

nhiều sự thay ñổi về sinh lý và do cầu trùng có khả năng kháng thuốc nên buộc phải thay thuốc Giai ñoạn này nên dùng các chế phẩm vừa có tác dụng phòng và trị cầu trùng vừa ngăn ngừa các hiện tượng nhiễm chủng mới hoặc

kế phát Những thuốc ñặc trị hoặc ñáp ứng 2 nhu cầu trên là các chế phẩm có sulfamide, amprolium, rigecoccin

Việc sử dụng thuốc phải ñúng theo chỉ ñịnh của từng loại, nhưng muốn phòng trị bệnh cầu trùng ñạt kết quả tốt, chúng ta phải dùng biện pháp tổng hợp: vệ sinh thú y nghiêm ngặt, nuôi dưỡng chăm sóc chu ñáo, tránh những yếu tố bất lợi cho ñàn gia cầm (Mc Dougal và Reid, 1996)[34]

Theo Hoàng Tích Huyền (1998), thời gian ngưng thuốc trước khi xuất bán: hầu hết thuốc trị cầu trùng phải ñược ngưng sử dụng 3 - 5 ngày trước khi giết thịt ñể thuốc có thời gian loại thải khỏi các mô cơ thể (Hoàng Tích Huyền

và cs., 1998)[8]

1.3 Lược duyệt các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.3.1 Lược duyệt các công trình nghiên cứu trong nước

Theo Phạm Hùng, (1979)[6] tiến hành ñiều tra gà nuôi tại một số tỉnh miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai) ñã cho

thấy có 8 loài Eimeria kí sinh ở gà là E tenella, E necatrix, E mivati, E mitis,

E maxima, E hagani, E brunetti, E acervulina Nghiên cứu của tác giả còn

cho thấy gà ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khác nhau; cụ thể: gà 2 - 3 tuần tuổi có tỉ lệ nhiễm 60%, gà 4 - 5 tuần tuổi có tỉ lệ nhiễm 93%,

gà 6 - 13 tuần tuổi có tỉ lệ nhiễm 100%, gà mái ñẻ có tỉ lệ nhiễm 40 - 60%

Hồ Thị Thuận, Phạm Văn Sơn, Huỳnh Thị Lan, Võ Bá Thọ, Phạm Văn Nam (1984)[24] ñã tiến hành ñiều tra, trị bệnh cầu trùng tại 1 trại gà công

Trang 32

nghiệp ở Sông Bé cũ ghi nhận Có 5 loài cầu trùng tìm ñược: E tenella, E brunetti, E mitis, E maxima, E necatrix Gà 4 tuần tuổi ñã bắt ñầu xuất hiện cầu trùng, tỉ lệ nhiễm cao nhất từ tuần thứ 4 ñến tuần thứ 7 E tenella là loài

cầu trùng gây bệnh phổ biến, bệnh tích rõ nhất

Lương Tố Thu, Phạm Quốc Doanh, Kiều Lan Hương (1993)[25] ñã nghiên cứu việc dùng furazolidon phòng bệnh cầu trùng cho gà từ 7 - 56 ngày tuổi nhưng gà vẫn nhiễm cầu trùng ở mức ñộ cao Tỉ lệ mắc bệnh bình quân 52,9%, gà chết lác ñác và ảnh hưởng ñến quá trình sinh trưởng

Theo Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Trần Văn Thành (1997)[17] qua ñiều tra 2 huyện ở thành phố Hồ Chí Minh xác ñịnh 6 loài cầu trùng gây bệnh

cho gà: E tenella, E necatrix, E mitis, E maxima, E hagani, E acervulina

Gà có thể nhiễm 1 - 6 loài trên cùng 1 cá thể Gà dưới 2 tuần tuổi chưa thấy nhiễm, gà bị nhiễm cao ở 5 - 8 tuần tuổi và giảm dần ở tuổi lớn hơn

Ở miền Bắc, Dương Công Thuận (1978)[23] ñã ghi nhận kết quả ñiều tra ở các cơ sở chăn nuôi như sau:

Xí nghiệp gà Đông Anh (Hà Nội) Gà nuôi trong chuồng, thông thoáng

tự nhiên, hơi ẩm, vệ sinh tốt, dùng tikofuran phòng bệnh cho gà Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ñược ghi nhận như sau: gà 2 - 4 tuần tuổi 4%, gà 5 - 8 tuần tuổi 24%,

gà 9 - 13 tuần tuổi 11%, gà mái ñẻ 14%

Xí nghiệp gà Thành Tô (Hải Phòng), gà nuôi trong chuồng, vệ sinh chăm sóc tốt, không dùng thuốc ngừa cầu trùng, tỉ lệ nhiễm như sau: gà 2 - 4 tuần tuổi 46,9%, gà 5 - 8 tuần tuổi 32%, gà mái ñẻ 13,2%

Gà từ 2 - 8 tuần tuổi tỉ lệ nhiễm cao, nhất là gà từ 2 - 4 tuần tuổi nhiễm

từ 47-93% Sau 8 tuần tuổi bệnh giảm hẳn xuống, một số gà mái ñẻ cũng còn nhiễm cầu trùng nhưng triệu chứng lâm sàng không rõ

Dương Công Thuận (1978)[23] qua theo dõi chu kì tiến triển của E tenella ñã nhận xét: oocyst phân lập từ phân tươi nuôi trong dung dịch

bicromat kali 2,5% trong phòng thí nghiệm (24 - 360C) Sau 24 giờ, trong

Trang 33

oocyst ñã sinh 4 sporocyst hình lê hơi cong Sau 36 giờ hoàn tất sự hình thành sporozoite So với các nước, thời gian sinh sporocyst của oocyst ở nước ta

ngắn hơn các nước khác 48 giờ

Thời gian thải oocyst của E tenella: gà con 5 ngày tuổi cho nhiễm oocyst, ngày thứ 4 sau khi nhiễm soi phân ñã thấy oocyst thải ra Ngày thứ 5 -6 sau khi nhiễm, oocyst thải ra nhiều nhất và lúc này là thời kì gà có triệu chứng

lâm sàng

Năm 2001, Bạch Mạnh Điều và Phan Lục [4] nghiên cứu sử dụng

vaccin nhược ñộc ñược chế từ oocyst 3 loài cầu trùng gà E.tenella, E.maxima

và E.acervulina cho thấy quá trình thải oocyst bình thường sau khi gà uống vaccin 5 ngày Vaccine chế từ oocyst chiếu xạ 15 Krad cho kết quả tạo miễn

dịch tốt nhất, mức bảo hộ miễn dịch kéo dài 35 ngày sau khi dùng vaccine

1.3.1 Lược duyệt các công trình nghiên cứu ngoài nước

Jordan F T W., (1990)[33] ñã ghi nhận có 7 loài gây bệnh cho gà là:

E brunetti, E tenella, E acervulina, E maxima, E mitis, E praecox

và E hagani Loài E hagani ñược mô tả ñầu tiên vào năm 1938 Bảy loài cầu trùng kể trên phân bố ở nhiều nơi trên thế giới Loài E acervulina và loài E maxima thường thấy ở bệnh cầu trùng gà, ñặc biệt E tenella tác nhân gây bệnh cao và phổ biến

Ayssiwede et al (2011)[28] ñã nghiên cứu so sánh khả năng mẫn cảm của các giống gà ñối với cầu trùng Các tác giả nhận thấy các giống gà ñịa phương ít mẫn cảm với cầu trùng hơn so với các giống gà nhập

Trang 34

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa ñiểm và thời gian tiến hành

* Địa ñiểm: Chúng tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu tại 5 trại gà siêu thịt

ñược nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột (Tp BMT)

* Thời gian: Từ tháng 11 năm 2009 ñến tháng 5 năm 2010

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Tình hình nhiễm cầu trùng trên các ñàn gà nuôi tại thành phố Buôn

Ma Thuột

* Tỷ lệ nhiễm chung

* Tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi

* Tỷ lệ nhiễm theo phương thức nuôi

* Tỷ lệ nhiễm theo quy mô ñàn

- Xác ñịnh thành phần loài cầu trùng hiện ñang lưu hành

- Triệu chứng, bệnh tích của gà bị cầu trùng

- Biến ñổi cấu trúc ruột gà khi bị nhiễm cầu trùng

- Thử nghiệm một số thuốc phòng trị

2.3 Phương pháp và vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.1 Điều tra tình hình nhiễm cầu trùng gà tại thành phố BMT

Bằng phương pháp xét nghiệm phân và mổ khám

* Số ñàn ñiều tra: 5 ñàn gà siêu thịt giống Cobb tại thành phố BMT Phương pháp lấy mẫu: Ngẫu nhiên không hoàn toàn

Số mẫu lấy: Số mẫu lấy dược tính theo công thức n=[z2p(1-p)]/d2 = 369 Với p = 40% (Chúng tôi ñã lấy 50 mẫu khảo sát thử ñể ñánh giá sơ bộ tình hình nhiễm, và có 20 mẫu dương tính với cầu trùng); z = 1.96; d = 0.05

Trang 35

Chúng tôi ñã lấy tổng cộng 372 mẫu ñể làm thí nghiệm Tại trại 1 và trại

2 chúng tôi lấy mỗi trại 30 mẫu, trại 3 lấy 72 mẫu, trại 4 lấy 90 mẫu, trại 5 lấy

150 mẫu Số mẫu lấy của mỗi trại ñược chia ñều trong 6 tuần

Định kì kiểm tra phân mỗi tuần một lần, mẫu ñược lấy ngẫu nhiên, chọn những mẫu phân tươi mới, dùng giấy carton mới lấy phân cho vào bao

ni lông Mẫu phân lấy xong ñược ñưa về phòng thí nghiệm và ñược xét

nghiệm tìm Oocyst theo phương pháp phù nổi

Phương pháp phù nổi Willis

Phương pháp này dựa vào sự khác biệt về tỉ trọng giữa dung dịch và

oocyst cầu trùng Tỷ trọng oocyst nhỏ hơn dung dịch nên oocyst sẽ nổi lên

- Dùng 2 - 3g phân cho vào lọ rồi cho nước muối bảo hòa khoảng 2/3

lọ, dùng ñũa thủy tinh khuấy cho tan phân ra (mỗi mẫu dùng ñũa riêng) ñể yên 1 phút, sau ñó cho qua rây ñể lọc bỏ phần rác cho dung dịch ñược sạch, tiếp tục cho nước muối bảo hòa vào lọ cho ñầy bằng lọ miệng

- Dùng lamen ñặt lên lọ từ từ ñể không có bọt khí, ñể yên 10 - 15 phút, sau ñó lấy phiến kính ra ñể kiểm tra

Tìm oocyst cầu trùng ở vật kính 10 và 40

* Tính tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà tại thành phố BMT (%)

Tỷ lệ nhiễm (%) = (Số mẫu nhiễm/ Số mẫu kiểm tra) x 100

Trang 36

2.3.1.2 Xác định chủng cầu trùng

Qua quá trình điều tra chúng tơi đã tiến hành mổ khám kết hợp gửi 40 mẫu phân dương tính với cầu trùng đi xét nghiệm tại Trạm Chẩn đốn xét nghiệm và điều trị - Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp xét nghiệm: soi tươi, tập trung và lắng gạn

2.3.1.3 Nghiên cứu về sự biến đổi cấu trúc ruột gà khi bị nhiễm cầu trùng

Qua kết quả xét nghiệm phân và dựa vào triệu chứng, bệnh tích mổ khám chúng tơi xác định được gà bị bệnh cầu trùng Sau đĩ tiến hành lấy những đoạn ruột cĩ bệnh tích điển hình đi xét nghiệm

Chúng tơi tiến hành gửi 8 mẫu (mẫu được bảo quản trong dung dịch formol 10%) đến Trạm chẩn đốn xét nghiệm và điều trị - Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm

Phương pháp xét nghiệm: nhuộm Hematoxylin - Eosin

2.3.1.4 Thử nghiệm 1 số loại thuốc phịng và trị bệnh cầu trùng trên gà

* Chúng tơi sử dụng 2 loại thuốc phổ biến trị bệnh cầu trùng cho gà hiện nay là Rtd - Cocired, Nova - coc 2.5% cho thí nghiệm

Liều dùng:

Rtd - Cocired với liều 1g /2 lít nước dùng liên tục trong 5 ngày

Nova - coc 2.5% với liều 1.5ml /1 lít nước dùng liên tục trong 2 ngày Chúng tơi tiến hành xét nghiệm phân và chọn ra 60 con dương tính để thí nghiệm điều trị Gà được chia đều làm 2 lơ thí nghiệm, mỗi lơ 30 con, 1 lơ dùng Rtd - Cocired, và 1 lơ dùng Nova - coc 2.5% Gà thí nghiệm đều ở 3 tuần tuổi, được nuơi trên nền với đệm lĩt là vỏ trấu, là giống gà Cobb và được chăm sĩc, nuơi dưỡng như nhau trong suốt quá trình thí nghiệm Sau khi cho

gà uống thuốc, lần lượt 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày, mỗi lơ thí nghiệm chúng tơi lấy đều lấy 100% mẫu phân của từng lơ để xét nghiệm

Trang 37

Rtd - Cocired với liều 1g /4 lit nước dùng liên tục trong 5 ngày

Nova - coc 2.5% với liều 1ml/1 lit nước dùng liên tục trong 2 ngày

Đợt 1 từ 8 - 10 ngày tuổi, ñợt 2 từ 20 - 22 ngày tuổi (Áp dụng theo tài liệu

Bộ môn Nội chẩn dược, Khoa Thú y, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội); Các gà thí nghiệm ñược nuôi trên nền với ñệm lót là vỏ trấu, là giống gà

Trang 38

Cobb Các gà thí nghiệm cũng ñược chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau trong suốt thời gian thí nghiệm

* Cơ chế tác ñộng của thuốc

+ Sulfadimerazin: Thuốc thuộc nhóm sulfamid Các sulfamid có cấu trúc tương tự với para - aminobenzoic (PABA), do có cấu trúc hơi giống PABA nên kiểu tác ñộng của sulfamid là ức chế tranh chấp với PABA Vì cầu trùng cần PABA ñể tổng hợp acid folic, từ ñó tiếp tục tổng hợp bazo purin và tạo thành acid nucleic Sulfamid thay thế vị trí của PABA trong phản phản ứng nên hạn chế sự nhân lên của cầu trùng

+ Diaveridine:

Cấu trúc hóa học: 2,4 - diamino - 5 - (3,4 - dimethoxy benzyl) pyrimidin Thuốc có tác dụng làm ổn ñịnh cầu trùng Thuốc can thiệp vào quá trình biến dưỡng của acid folic

+ Toltrazuril:

Thuốc ở dạng hỗn hợp, ở dạng dung dịch tan trong nước có tác dụng tốt trị

cầu trùng ở giai ñoạn schizogony và gametogony Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh sản và phát triển của sporozoites Dùng 25ppm (1ppm = 1ml/1lit nước)

2.3.2 Vật liệu nghiên cứu

Kính hiển vi, phiến kính, lam kính

Rây lược

Lọ thủy tinh

Cốc có mỏ

Trang 39

Đũa thủy tinh

Bao nylon ñựng mẫu,

Các loại dung dịch, hóa chất dùng xét nghiệm phân và bảo quản mẫu

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập ñược xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Minitab 16 (Trịnh Công Thành (2003)[19]; Trịnh Công Thành (2005)[20])

Ngày đăng: 10/03/2017, 21:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hanh, Tô Thị Phấn, (1995). 109 bệnh gia cầm. Nhà xuất bản Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: 109 bệnh gia cầm
Tác giả: Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hanh, Tô Thị Phấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đồng Tháp
Năm: 1995
2. Trần Thị Dân, Lê Thanh Hiền, (2007). Dịch tễ học Thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học Thú y
Tác giả: Trần Thị Dân, Lê Thanh Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2007
3. Nguyễn Văn Diên, (1999). Bài giảng kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng. Đại học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng
Tác giả: Nguyễn Văn Diên
Năm: 1999
4. Bạch Mạch Điều, Phan Lục (2001). Kết quả thử nghiệm chế và sử dụng vacxin nhược ủộc phũng 3 loài cầu trựng gà. Tạp chớ Khoa học Kĩ thuật Thú y, tập VIII, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chớ Khoa học Kĩ thuật Thú y
Tác giả: Bạch Mạch Điều, Phan Lục
Năm: 2001
5. Bạch Mạnh Điều, Phan Văn Lục, (1998 - 1999). Các loại cầu trùng nhiễm trên gà và vaccine phòng bệnh. Kết quả nghiên cứu Khoa học Kĩ thuật Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại cầu trùng nhiễm trên gà và vaccine phòng bệnh
6. Phạm Hùng, (1979). Nguyên bào kí sinh ở gia súc, gia cầm tại một số ủịa phương Miền Nam. Tập san khoa học Kĩ thuật Nụng nghiệp, Đại học Nông nghiệp IV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên bào kí sinh ở gia súc, gia cầm tại một số ủịa phương Miền Nam
Tác giả: Phạm Hùng
Năm: 1979
7. Nguyễn Hữu Hưng, (2010). Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng ở gà nuôi cầu trùng công nghiệp tại hai tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thú y, tập XVII, số IV, trang 61 - 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Hữu Hưng
Năm: 2010
8. Hoàng Tích Huyền, Đào Văn Phan, Nguyễn Trọng Thông, (1998). Dược lý học. Đại học Y khoa Hà Nội. Nhà xuất bản Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý học
Tác giả: Hoàng Tích Huyền, Đào Văn Phan, Nguyễn Trọng Thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1998
9. Nguyễn Thị Kim Lan (2001), Tỡnh hỡnh nhiễm cầu trựng ủàn gà nuụi gia ủỡnh tại thành phố Thỏi Nguyờn. Tạp chớ Khoa học Kĩ thuật Thỳ y, tập VIII, số IV, trang 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chớ Khoa học Kĩ thuật Thỳ y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Năm: 2001
10. Tiêu Thị Phương Lan, (2000). Điều tra sơ bộ tình hình nhiễm cầu trùng trên gà Tam Hoàng nuôi thả và thử nhiệm 3 quy trình sử dụng thuốc phòng bệnh tại thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra sơ bộ tình hình nhiễm cầu trùng trên gà Tam Hoàng nuôi thả và thử nhiệm 3 quy trình sử dụng thuốc phòng bệnh tại thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: Tiêu Thị Phương Lan
Năm: 2000
11. Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân, (2002). Bệnh kí sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh kí sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2002
12. Phan Lục, (1997). Kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng thú y. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng thú y
Tác giả: Phan Lục
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
13. Lê Văn Năm, (2003). Bệnh cầu trùng ở gia súc-gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cầu trùng ở gia súc-gia cầm
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2003
14. Nguyễn Hữu Nam, Bùi Thị Tố Nga, Nguyễn Thị Huế, (2010). Một số ủặc ủiểm bệnh lý ở gà mắc bệnh cầu trựng. Tạp chớ Khoa học Kĩ thuật Thú y, tập XVII, số IV, trang 56-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chớ Khoa học Kĩ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Hữu Nam, Bùi Thị Tố Nga, Nguyễn Thị Huế
Năm: 2010
15. Lương Tấn Phát, Bùi Trần Anh Đào, (2011). Khảo sát tình hình bệnh cầu trùng trên giống gà Ai Cập và Lương Phượng tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thú y, tập XVIII, số 4, trang 37 - 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thú y
Tác giả: Lương Tấn Phát, Bùi Trần Anh Đào
Năm: 2011
16. Hoàng Thạch, (1999). Một số ủặc ủiểm dịch tễ học bệnh cầu trựng gà Eimeria ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp phòng trị.Luận án tiến sỹ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ủặc ủiểm dịch tễ học bệnh cầu trựng gà Eimeria ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp phòng trị
Tác giả: Hoàng Thạch
Năm: 1999
17. Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Trần Văn Thành, (1997). Tình hình nhiễm cầu trựng Eimeria ở ủàn gà thả vườn nuụi tại một số trại vựng ven Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thú y, tập IV, số 4, trang 44 - 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eimeria" ở ủàn gà thả vườn nuụi tại một số trại vựng ven Thành phố Hồ Chí Minh. "Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thú y
Tác giả: Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Trần Văn Thành
Năm: 1997
18. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang, (2001). Dịch tễ học Thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học Thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2001
19. Trịnh Công Thành (2003). Thống kê ứng dụng trong nguyên cứu Thú y. Đại học Nông Lâm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong nguyên cứu Thú y
Tác giả: Trịnh Công Thành
Năm: 2003
20. Trịnh Công Thành (2005). Thống kê ứng dụng trong nguyên cứu Thú y (Giáo trình cao học). Đại học Nông Lâm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong nguyên cứu Thú y
Tác giả: Trịnh Công Thành
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w