1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại tỉnh bình dương

129 495 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng Kế toán Quản trị trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương”, tác giả đã nhận đượ

Trang 1

- -

NGUYỄN THỊ ANH THY

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai – Năm 2016

Trang 2

- -

NGUYỄN THỊ ANH THY

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.HÀ XUÂN THẠCH

Đồng Nai – Năm 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá các nhân tố tác động đến việc

vận dụng Kế toán Quản trị trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tạo điều kiện của tập thể lãnh

đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên; tập thể Ban Giám Hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Kế toán, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Lạc Hồng Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Hà Xuân Thạch- Thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tác giả hoàn thành luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tác giả và gia đình

đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Đồng Nai, tháng 01 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Anh Thy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của riêng

tác giả: “Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng Kế toán Quản trị

trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương”

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Đồng Nai, tháng 01 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Anh Thy

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương, (2) Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nâng cao việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương góp phần tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính xác định được 05 (năm) yếu tố tác động đến việc vận

dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương là Quy mô doanh nghiệp; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế toán; Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bản câu hỏi khảo sát, sử dụng phân tích hồi qui đa biến thông qua phần mềm SPSS 22.0 với cỡ mẫu là 279 quan sát

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố EFA tiến hành phân tích tương quan, hồi qui bội cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết hoàn

toàn phù hợp với dữ liệu thị trường Trong đó, có yếu tố tác động dương (Quy mô doanh nghiệp; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế toán) và 1 yếu tố tác động âm (Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp) đến việc vận dụng KTQT

trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương

Bằng việc xây dựng mô hình lý thuyết dựa trên một số lý thuyết: KTQT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp; kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cần khảo sát Do đó, các dữ liệu này sẽ góp phần

bổ sung vào kho lý thuyết về thang đo giúp các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng hiểu rõ hơn về vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Việt Nam Bên cạnh đó, thông qua việc xác định các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương, nghiên cứu đã

Trang 6

cung cấp cho các nhà quản lý có một cái nhìn cụ thể hơn về việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC HÌNH xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan 2

1.2.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài 2

1.2.1.1 Các nghiên cứu chung về KTQT 2

1.2.1.2 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT 3

1.2.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước 5

1.2.2.1 Các nghiên cứu chung về KTQT 5

1.2.2.2 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT 6

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 7

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

1.6 Phương pháp nghiên cứu 7

1.7 Đóng góp mới của đề tài 8

1.8 Kết cấu của luận văn 8

Tóm tắt chương 1 8

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

2.1 Một số lý thuyết nền tảng về việc vận dụng KTQT trên thế giới 9

2.1.1 Lý thuyết bất định 9

2.1.1.1 Nội dung lý thuyết bất định 9

Trang 8

2.1.1.2 Áp dụng lý thuyết bất định vào việc vận dụng KTQT 10

2.1.2 Lý thuyết đại diện 12

2.1.2.1 Nội dung lý thuyết đại diện 12

2.1.2.2 Áp dụng lý thuyết đại diện vào việc vận dụng KTQT 13

2.1.3 Lý thuyết xã hội học 15

2.1.3.1 Nội dung lý thuyết xã hội học 15

2.1.3.2 Áp dụng lý thuyết xã hội học vào việc vận dụng KTQT 15

2.1.4 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory) 17

2.1.4.1 Nội dung lý thuyết tâm lý 17

2.1.4.2 Áp dụng lý thuyết tâm lý vào việc vận dụng KTQT 18

2.1.5 Lý thuyết về mối quan hệ lợi ích - chi phí (cost benefit theory) 19

2.1.5.1 Nội dung lý thuyết về mối quan hệ lợi ích - chi phí 19

2.1.5.2 Áp dụng lý thuyết về mối quan hệ lợi ích - chi phí vào việc vận dụng KTQT 19

2.2 Tổng quan về KTQT 20

2.2.1 Các khái niệm về KTQT 20

2.2.2 Vai trò, chức năng của KTQT 22

2.2.3 Nội dung của KTQT 24

2.2.3.1 Chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT 24

2.2.3.2 Các kỹ thuật ra quyết định 28

2.2.3.3 Dự toán và kiểm soát 29

2.2.3.4 Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát 31

2.3 Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN 31

2.3.1 Quy mô doanh nghiệp 31

2.3.2 Mức độ cạnh tranh của thị trường 32

2.3.3 Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp 32

2.3.4 Trình độ của nhân viên kế toán 32

2.3.5 Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp 33

2.4 Một số đặc điểm của DN ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương 34

2.4.1 Phân loại các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương 34

2.4.2 Một số đặc điểm quản lý của DN ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương 35

Trang 9

Tóm tắt Chương 2 36

CHƯƠNG 3 – THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Khung nghiên cứu 37

3.2 Qui trình nghiên cứu 37

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 37

3.2.1.1 Mẫu nghiên cứu: 37

3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu: 38

3.2.1.3 Thu thập dữ liệu: 38

3.2.2 Quy trình nghiên cứu: 40

3.3 Phương pháp nghiên cứu 42

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: 42

3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính: 42

3.3.1.2 Nội dung nghiên cứu định tính: 42

3.3.1.3 Kết quả thảo luận chuyên gia: 43

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: 44

3.3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng: 44

3.3.2.2 Xây dựng thang đo: 44

3.3.2.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất: 47

3.3.2.4 Mô hình hồi qui: 49

3.3.2.5 Phương pháp đo lường và tính toán hiệu quả: 49

Tóm tắt Chương 3 53

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 54

4.1 Kết quả khảo sát 54

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu 54

4.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo 55

4.1.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA 57

4.1.4 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo 60

4.1.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 61

4.1.5.1 Phân tích tương quan 61

4.1.5.2 Phân tích hồi qui 63

4.1.5.3 Kiểm định các giả thuyết 66

Trang 10

4.1.5.4 Phân tích sự khác biệt 69

4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 69

Tóm tắt chương 4 72

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

5.1 Kết luận 73

5.2 Kiến nghị 74

5.2.1 Trình độ của nhân viên kế toán 74

5.2.2 Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp 75

5.2.3 Quy mô doanh nghiệp 76

5.2.4 Mức độ cạnh tranh của thị trường 77

5.2.5 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp 78

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) Hiệp hội kế toán

công chứng Anh quốc AMT (Advanced Manufacturing Technology) Công nghệ sản xuất tiên tiến BCTC Báo cáo tài chính

CBA (Cost Benefit Analysis) Phân tích lợi ích – Chi phí

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) Học viện kế toán

quản trị công chứng Anh quốc CMA (Certified Management Accountant) Hiệp hội kế toán quản trị Hoa

Kỳ CNTT Công nghệ thông tin

C-V-P (Cost-Volume-Profit) Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

DN Doanh nghiệp

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

EFA (Exp loratory Factor Analysis) Phương pháp phân tích nhân tố khám

phá IFAC (International Federation of Accountants) Các liên đoàn quốc tế của

kế toán IMA (Institute of Management Accountants) Viện kế toán quản trị

IRR (Internal Rate of Return) Suất thu lợi nội tại

KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

Trang 12

NPV (Net Present Value) Hiện giá thuần

OLS (Of Least Squares) Bình phương nhỏ nhất

PEU (Perceived Ease of Use) Nhận thức để sử dụng

SPSS Phần mềm SPSS phân tích dữ liệu

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

VIF (Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại phương sai WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 1: Tỷ lệ hồi đáp 40

Bảng 3 2: Thang đo các thành phần Việc vận dụng KTQT 45

Bảng 4 1: Thông tin mẫu 54

Bảng 4 2: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 55

Bảng 4 3: Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập 58

Bảng 4 4: Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc 60

Bảng 4 5: Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo 61

Bảng 4 6: Kết quả phân tích tương quan Pearson 62

Bảng 4 7: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình 63

Bảng 4 8: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình 64

Bảng 4 9: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi qui 65

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết 68

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1: Khung lý thuyết bất định của Macy và Arunachalam (1995) 10

Hình 2 2: Khung lý thuyết bất định của Chenhall (2003) 12

Hình 2 3: Khung lý thuyết đại diện Healy và Palepu (2001) 14

Hình 2 4: Khung lý thuyết xã hội học của Covaleski và cộng sự (1996) 17

Hình 3 1: Khung nghiên cứu 37

Hình 3 2: Quy trình nghiên cứu luận văn 41

Hình 3 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 48

Trang 15

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4 1: Biểu đồ phần dƣ chuẩn hóa mô hình 66

Trang 16

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán Quản trị (KTQT) với vai trò cung cấp thông tin định lượng tình hình kinh tế – tài chính về hoạt động doanh nghiệp cho các nhà quản trị ở doanh nghiệp

Và KTQT là một bộ phận kế toán linh hoạt do doanh nghiệp xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý Thực tế trong thời gian qua, việc vận dụng KTQT vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm nhiều

Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization- WTO), gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic- TPP),… đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành nhựa Tỉnh Bình Dương nói riêng nhiều cơ hội về hoạt động kinh doanh nhưng đồng thời nó cũng đẩy các doanh nghiệp này vào những thách thức, cạnh tranh rất khốc liệt

Để thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi và gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình thì việc có được các thông tin kịp thời, thích hợp và hiệu quả để ra quyết định trong quản lý sản xuất kinh doanh là điều cần thiết cho các doanh nghiệp ngành nhựa Tỉnh Bình Dương Mà muốn có được điều đó thì việc vận dụng KTQT trở nên một yêu cầu nhất thiết được đặt lên hàng đầu cho các doanh nghiệp ngành nhựa Tỉnh Bình Dương

Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng như những nghiên cứu trước đây, cho đến nay việc vận dụng KTQT và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành nhựa Tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều vướng mắc, hệ quả tác nhân là tỷ lệ vận dụng KTQT trong doanh nghiệp nói chung còn thấp, các công cụ kỹ thuật KTQT được vận dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và đóng góp cho công tác quản trị chưa cao Ngoài ra, trong quá trình vận dụng KTQT có rất nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp tác động đến việc vận dụng KTQT như: mức độ cạnh tranh của thị trường nơi doanh nghiệp đang tham gia kinh doanh, các chính sách điều hành thị trường của chính phủ, trình độ năng lực của lực lượng lao động trong doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, văn hóa của doanh nghiệp…Các nhân tố này có thể làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các

Trang 17

doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc ngược lại, tuy nhiên hiện nay chưa có các nghiên

cứ về vấn đề này theo phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng

để nhằm cho ra một kết quả mang tính khách quan

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định kịp thời và hữu ích ở các DN sản xuất kinh doanh ngành nhựa Tỉnh Bình Dương, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu

“Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương” để thực hiện luận văn của mình

1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan

1.2.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài

Vấn đề vận dụng kế toán quản trị gia tăng hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp đã được quan tâm từ rất lâu trên thế giới Đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn

đề vận dụng KTQT và các yếu tố ảnh hưởng đã được kiểm tra và thảo luận trong nhiều bối cảnh khác nhau Tuy nhiên mỗi nghiên cứu của mỗi tác giả chỉ đưa ra một

số khía cạnh khác nhau về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT Tổng hợp lại có thể thấy các yếu tố mà các tác giả đưa ra liên quan đến mức độ trang bị cơ sở vật chất; sự quan tâm của chủ doanh nghiệp; môi trường cạnh tranh; năng lực cán bộ kế toán nhưng chưa đề cập đến vấn đề chi phí

1.2.1.1 Các nghiên cứu chung về KTQT

Nhận xét về kế toán quản trị cho thấy, nhiều nghiên cứu đã kiểm tra sự liên kết giữa các yếu tố bất ngờ trong môi trường kinh doanh và những dự báo từ hệ thống KTQT:

Nghiên cứu về “Lựa chọn chiến lược, không chắc chắn về môi trường và hiệu suất các DNNVV: Lưu ý về vai trò Can thiệp của Hệ thống Kế toán quản trị” của Chong & Chong (1997) đã xem xét vai trò của quản lý hệ thống kế toán (MAS) thiết kế về mối quan hệ giữa: (1) chiến lược kinh doanh và hiệu suất doanh nghiệp (2) nhận thức về sự không chắc chắn môi trường (PEU) dựa trên hiệu suất doanh nghiệp Việc thiết kế hệ thống KTQT đã được xác định theo mức độ mà các nhà quản lý sử dụng phạm vi thông tin KTQT cho việc ra quyết định quản lý Ý kiến của 62 nhà quản lý của DNNVV, được thu thập từ một nghiên cứu cắt ngang của các công ty sản xuất ở Tây Úc, và việc phân tích dữ liệu được thực hiện để đánh giá

Trang 18

mối liên hệ Kết quả cho thấy chiến lược của các DNNVV và nhận thức về sự không chắc chắn môi trường, và phạm vi thông tin KTQT được sử dụng trong việc

ra quyết định là tiền đề quan trọng của vận dụng hệ thống KTQT

Riêng về nghiên cứu cho công ty lớn, một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng vận dụng hệ thống KTQT có thể được đo bằng mức độ yêu cầu về thông tin của một công ty, và nó sẽ được cung cấp bởi hệ thống xử lý thông tin phức tạp hơn Mitchell et al (2000) lập luận rằng thông tin kế toán có thể giúp các DNNVV quản

lý các vấn đề ngắn hạn trong các lĩnh vực như dự toán kinh phí, chi phí và dòng tiền bằng cách cung cấp thông tin để hỗ trợ giám sát và kiểm soát Tuy nhiên, các tài liệu hiện có cung cấp rất ít bằng chứng của sự phát triển KTQT trong các DNNVV Bên cạnh đó Marriot & Marriot (2000) cũng chỉ ra rằng vấn đề về khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhỏ có những hạn chế đáng kể do đó việc áp dụng kế toán quản trị còn nhiều rào cản trong vấn đề về chi phí

Perren & Grant (2000), ngược lại, cho rằng quá trình ra quyết định trong doanh nghiệp nhỏ là phức tạp hơn nhiều so với dự đoán Các tác giả giải thích rằng các kỹ thuật kế toán chính thức trong các DNVVN không thiếu thông tin kế toán và kiểm soát hệ thống hiệu quả để hỗ trợ các quyết định của họ tại các công ty này, các thông tin kế toán đầy đủ, bao gồm cả kế toán quản trị, thường được thu thập thông qua các phương tiện không chính thức, để đưa ra quyết định kinh doanh của họ Do

đó, Perren & Grant (2000) kết luận rằng mặc dù các biến thể sử dụng thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ, có bằng chứng cho thấy rằng các công ty nhỏ nhận thức được tầm quan trọng của thông tin kế toán và sử dụng nó cho một nhiều mục đích Như vậy, thật sự có một nhu cầu về KTQT trong các DNNVV

1.2.1.2 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT

Nghiên cứu Fuller (1996) lập luận rằng vấn đề quan trọng của việc thiếu áp dụng KTQT trong các DNNVV liên quan đến vấn đề tài chính Ngoài ra vấn đề này còn xuất phát từ việc thiếu các kinh nghiệm và chuyên môn kế toán của các nhân viên kế toán trong các công ty này

Việc thiếu chuyên môn, hạn chế sự hiểu biết thông tin và chính sách lựa chọn, sẽ dẫn đến DNNVV thực hiện KTQT nhằm cung cấp đủ cho nhu cầu về thông tin của các doanh nghiệp (Ravarini et al 2002) Mặc dù có nhiều hạn chế, ứng dụng

Trang 19

KTQT trong các DNVVN đã trở nên tinh vi hơn Có bằng chứng cho rằng KTQT

đã giúp DNNVV phát triển và thực hiện chiến lược kinh doanh Ví dụ, Lesjak (2001) và Levy et al (2001) kết luận rằng các DNVVN sử dụng KTQT khi nó được cảm nhận như là không thể thiếu đối với chiến lược của công ty Cragg et al (2002)

và Ismail & King (2005) cho thấy một tỷ lệ đáng kể của các DNNVV đã vận dụng ở mức độ cao của KTQT Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng các công ty có chủ doanh nghiệp nhận thức cao vai trò của KTQT thực hiện KTQT tốt hơn so với những công ty có chủ doanh nghiệp nhận thức thấp vai trò của KTQT (Cragg et al 2002; Bergeron et al 2004.) Tuy nhiên, ngoài Bergeron et al (2001), Hussin et al (2002) và Adekoya et al (2005), rất ít nỗ lực đã được thực hiện để kiểm tra các yếu

tố ảnh hưởng đến KTQT trong các DNNVV Trong số các yếu tố được xác định bao gồm tài chính doanh nghiệp, cam kết quản lý và môi trường kinh doanh Mặc dù vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KTQT thành công trong doanh nghiệp nhỏ như Thong & Yap (1995); Thong et al (1996); Igbaria et al (1997); Thong (2001); Shiels et al (2003); Raymond & St-Pierre (2005); de Guinea et al (2005) Và kết quả của họ đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT: mức độ vận dụng CNTT, vai trò nhận thức của các chủ sở hữu/người quản lý DNVVN, cạnh tranh bên ngoài, và quy mô doanh nghiệp

Nghiên cứu Kamilah A (2012), về những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thông lệ kế toán quản trị cụ thể trong các DNNVV Nghiên cứu này chỉ ra những thiếu sót và báo cáo các kết quả thu được từ một cuộc khảo sát của các công

ty của Malaysia trong lĩnh vực DNNVV Dựa trên dữ liệu của 110 doanh nghiệp vừa tại Malaysia trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu chỉ ra rằng kích thước của các công ty, cường độ cạnh tranh trên thị trường; cam kết của chủ sở hữu/ người quản lý của công ty và công nghệ sản xuất tiên tiến (AMT) có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng các thông lệ kế toán quản trị nhất định tức là hệ thống đánh giá hiệu năng

hệ thống và chi phí Việc sử dụng một số hệ thống hỗ trợ quyết định và kế toán quản trị chiến lược chủ yếu là xuất phát từ các cam kết của chủ sở hữu/người quản

lý Trong đó, cam kết của chủ sở hữu/người quản lý là một trong những yếu tố quan

Trang 20

trọng có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thông lệ kế toán quản trị trong doanh nghiệp vừa tại Malaysia

Nghiên cứu Noor Azizi Ismail (2007) về vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia Với dữ liệu được thu thập từ 214 công ty với

19 đặc điểm thông tin cho tất cả các yêu cầu về vận dụng KTQT Các kết quả từ nghiên cứu này cho thấy sự vận dụng KTQT có liên quan đến: mức độ trang bị về CNTT của công ty; trình độ kế toán; sự quan tâm của chủ sở hữu/người quản lý và

sự tồn tại của nhân viên IT nội bộ Đề tài có đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT, tuy nhiên lại không nói tới nhân tố chi phí

1.2.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước

Đối với các nghiên cứu trong nước thì đa số các nghiên cứu chỉ đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp chứ chưa có nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá

về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT

1.2.2.1 Các nghiên cứu chung về KTQT

Vấn đề vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam đã được quan tâm trong những năm gần đây Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả ở các nước, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã kiểm tra sự tác động của các yếu tố đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu của một số tác giả:

Bài báo “Mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hương được đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 7 năm 1996 Tác giả cung cấp hai cách tổ chức mô hình KTQT là mô hình kết hợp và mô hình tách rời dựa vào một số mô hình tổ chức KTQT của một số nước phát triển trên thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam về KTQT

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Kim Dung (2013) với đề tài “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa Logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” Thông qua việc phân tích thực trạng thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa Logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác KTQT này dựa trên việc nghiên cứu tình hình tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp này

Trang 21

1.2.2.2 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT

Nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh” Thông qua dữ liệu thu thập từ 150 DNVVN tại địa bàn TP.HCM, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp vừa cao hơn các doanh nghiệp nhỏ Bằng phương pháp hồi qui binary logistic cho thấy có 3 yếu tố là trình

độ của nhân viên kế toán; sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp và chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT trong doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê và

có mối quan hệ tích cực đến mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

 Mục tiêu tổng quát:

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó hàm ý đưa ra các chính sách nhằm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT vào trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương

 Đưa ra các hàm ý chính sách nhằm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT vào trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương

Trang 22

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

 Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhựa tại Tỉnh Bình Dương?

 Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhựa tại Tỉnh Bình Dương hay không?

 Mức độ tác động của những nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhựa tại Tỉnh Bình Dương?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp nhựa tại Tỉnh Bình Dương

 Đối tượng khảo sát: những kế toán viên làm việc trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương

 Thời gian nghiên cứu là năm 2016

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu luận văn bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể như sau:

- Phương pháp định tính: tổng hợp, phân tích, so sánh những thông tin thu được từ phỏng vấn ý kiến chuyên gia để khám phá các nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bản câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát

- Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 nhằm xử lý dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn qua bản câu hỏi đóng đối với các kế toán viên làm việc trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương như: thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui tương quan được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu

Trang 23

1.7 Đóng góp mới của đề tài

Nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở một sự khan hiếm thông tin về các yếu tố mà có thể khuyến khích hoặc ngăn cản việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương Kết quả của nó sẽ góp phần cung cấp kiến thức liên quan đến công tác vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương Do đó, đề tài sẽ đóng góp vào các tài liệu về lĩnh vực vận dụng KTQT về mặt lý thuyết và thực tế Cụ thể kết quả nghiên cứu của đề tài này đem lại một số ý nghĩa như sau:

 Cung cấp thông tin thực tế về các biến số có thể tác động và chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương

 Làm cơ sở cho các doanh nghiệp tham khảo, hiểu biết sâu hơn về việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương và hoạch định chiến lược hoạt động phù hợp

Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành kế toán nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực KTQT, góp một phần

cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này

1.8 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 05 (năm) chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Tóm tắt chương 1

Chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu: tính cấp thiết của đề tài, tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của

đề tài và kết cấu luận văn Từ đó đưa ra định hướng cho tác giả xây dựng các chương tiếp theo

Trang 24

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Một số lý thuyết nền tảng về việc vận dụng KTQT trên thế giới

2.1.1 Lý thuyết bất định

2.1.1.1 Nội dung lý thuyết bất định

Lý thuyết bất định hay “lý thuyết ngẫu nhiên” lần đầu tiên được phát triển trong lý thuyết tổ chức vào giữa thập niên 1960, tuy nhiên phải đến giữa thập niên

1970 thì lý thuyết kế toán mới tiếp tục phát triển lý thuyết này, theo đó lý thuyết bất định đưa ra giả thuyết là một quy trình và cấu trúc hiệu quả của DN là bất định trong bối cảnh của DN (Waterhouse, J H & Tiessen,1978, P.68) Lý thuyết này giả định rằng hoạt động hiệu quả của DN phụ thuộc vào mức độ phù hợp của cấu trúc

DN với các sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trước đó (Ezzamel and Hart, 1987) Các nhà

lý luận về học thuyết bất định này tuyên bố rằng không có một giải pháp toàn cầu nào có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của DN, và mức độ hiệu quả của giải pháp còn tùy thuộc vào đặc điểm của DN cũng như môi trường xung quanh (Chenhall & ctg.,1981)

Theo Mintzberg (1979) thì các nhân tố bất định tác động đến cấu trúc của

DN có thể chia làm 04 (bốn) nhóm: số năm thành lập và quy mô của DN, hệ thống

kỹ thuật DN đó sử dụng, môi trường xung quanh và sức mạnh của các mối liên hệ Còn theo Chenhall & ctg.,(1981) thì yếu tố môi trường và các yếu tố ngẫu nhiên nội tại như công nghệ, quy mô, cấu trúc lại có tác động đáng kể lên các quy trình hoạt động và ra quyết định của DN

Theo Otley (1980) thì các yếu tố bất định tác động đến thiết kế của DN cũng đồng thời tác động đến các công cụ kỹ thuật KTQT Sau này khi mở rộng và phát triển thêm lý thuyết bất định, P Tiessen và J H Waterhouse (1983) đã chỉ ra rằng cấu trúc của DN phụ thuộc vào công nghệ và môi trường hoạt động của DN và sự hiệu quả của hệ thống KTQT lại phụ thuộc bất định vào cấu trúc của DN Việc xác định mối quan hệ giữa thông tin với công nghệ của DN cũng như môi trường hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến việc tổ chức cấu trúc của DN Nếu DN hoạt động trong môi trường kinh doanh không ổn định hay áp dụng công nghệ đòi hỏi thay đổi liên tục thì thông tin chủ yếu là nội bộ và ngược lại, nếu môi trường hoạt

Trang 25

động ổn định hoặc công nghệ ít thay đổi thì thông tin là hướng ra bên ngoài Dưới đây là khung lý thuyết bất định diễn giải mối quan hệ giữa thông tin - cấu trúc - công nghệ:

Hình 2 1: Khung lý thuyết bất định của Macy và Arunachalam (1995)

(Nguồn: Khung lý thuyết bất định cập nhật của Macy và Arunachalam (1995)

2.1.1.2 Áp dụng lý thuyết bất định vào việc vận dụng KTQT

Lý thuyết bất định đã được phát triển từ giữa những năm 1960, sau đó nó được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu KTQT giữa những năm 1970 đến những năm

1980 Lý thuyết bất định có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT vì nó đã thống trị kế toán hành vi từ năm 1975 Hơn nữa, lý thuyết bất định được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KTQT của Otley (1980)

Lý thuyết bất định nghiên cứu KTQT doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN Nói cách khác một hệ thống KTQT thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt động Điều

Công nghệ của

DN

Môi trường DN hoạt động

Mô hình quản

lý phân quyền

Công nghệ ổn định

Môi trường

KD ổn định

Thông tin hướng ngoại

Mô hình quản

lý tập quyền

Trang 26

này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng cho tất

cả các DN màviệc vận dụng KTQT vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy

mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống KTQT hiệu quả phải thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động

Lý thuyết này được rất nhiều các nhà nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu các nhân tố bất định tác động đến sự vận dụng triển khai các kỹ thuật KTQT vào DN (Gordon và Miller, 1976; Waterhouse và Tiessen, 1978; Otley, 1980; Gerdin và Greve, 2004) Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng không có một mô hình KTQT nào là phù hợp cho tất cả các loại hình DN cũng như trường tồn qua các giai đoạn khác nhau, và các nhân tố tác động, tác động đến việc triển khai vận dụng các kỹ thuật KTQT có thể chia làm hai loại: yếu tố nội tại bên trong DN và yếu tố bên ngoài DN (Walker, M., & Alan, S ,1996)

Sau đó Chenhall (2003) tiếp tục thảo luận khung lý thuyết bất định dựa trên khía cạnh chức năng với giả định rằng hệ thống kiểm soát quản trị được phát triển, lựa chọn nhằm mục đích giúp đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu đề ra của DN Hệ thống KTQT trong trường hợp này là bất định đối với các yếu tố như môi trường kinh doanh bên ngoài, công nghệ của DN, cấu trúc của DN, quy mô DN, chiến lược của DN và văn hóa dân tộc Sơ đồ diễn giải khung lý thuyết bất định cập nhật của Chenhall (2003):

Trang 27

Hình 2 2: Khung lý thuyết bất định của Chenhall (2003)

(Nguồn: Khung lý thuyết bất định cập nhật của Chenhall (2003)

Đối với nghiên cứu của tác giả thì lý thuyết bất định của Chenhall (2003) là nền tảng khá tốt cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của tác giả Tuy nhiên với bối cảnh nghiên cứu cho các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương thì tác giả chỉ lựa chọn các yếu tố Môi trường kinh doanh bên ngoài, Quy mô doanh nghiệp, Chiến lược của doanh nghiệp để điều chỉnh và đưa vào đánh giá ảnh hưởng

của chúng với Việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình

Dương

2.1.2 Lý thuyết đại diện

2.1.2.1 Nội dung lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976 Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền

- Quan hệ nhà quản lý và cổ đông: Các giải pháp để giảm chi phí ủy quyền là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty

Môi trường kinh doanh bên

ngoài

Công nghệ của doanh nghiệp

Cấu trúc của doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp

Chiến lược của doanh nghiệp

Văn hóa dân tộc

Vận dụng KTQT trong DN

Trang 28

Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản

lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán

để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình

- Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Để giảm chi phí ủy quyền, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của doanh nghiệp

Do đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chính sách kế toán khi lập báo cáo tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay

2.1.2.2 Áp dụng lý thuyết đại diện vào việc vận dụng KTQT

Theo Jensen and Mec-kling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan

hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ- principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện- agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty

sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy

đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp

để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty

Trang 29

Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu

tư, thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị DN (và chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống KTQT như: hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu

tư bên ngoài

Hình 2 3: Khung lý thuyết đại diện Healy và Palepu (2001)

(Nguồn: Khung lý thuyết đại diện Healy và Palepu (2001)

Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong DN và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống KTQT cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường chứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin KTQT DN cung cấp chính xác và đầy

đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư

Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong DN, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các DN Việt Nam

+ Thiết lập cơ chế đãi ngộ

+ Thiết lập cơ chế giám sát

Quan hệ giữa cấp trên –

cấp dưới

Quan hệ giữa cổ đông –

người quản lý

Vận dụng KTQT trong DN

Trang 30

Từ cơ sở lý thuyết đại diện tác giả rút trích được yếu tố sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp cho việc xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh

hưởng đến Việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình

Dương

2.1.3 Lý thuyết xã hội học

2.1.3.1 Nội dung lý thuyết xã hội học

Một cách tổng thể, lý thuyết xã hội học là các khung phân tích dùng để nghiên cứu các hiện tượng xã hội Khái niệm “lý thuyết xã hội học” bao hàm các ý tưởng về việc xã hội thay đổi và phát triển như thế nào, các phương pháp để giải thích về hành vi xã hội (social behavior), về sức mạnh và cấu trúc xã hội, về giới tính và sắc tộc, về sự hiện đại và hiện tượng xã hội hóa, về các cuộc cách mạng và các xã hội lý tưởng (Harrington, 2005) Trong mỗi nghiên cứu về xã hội học, mỗi chủ đề sẽ được nêu bật hơn so với các chủ đề còn lại, ví dụ như các chủ đề về bản chất của đời sống xã hội (the nature of social life), mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cấu trúc của các tổ chức xã hội, vai trò và khả năng biến đổi xã hội, cũng như các chủ đề về giới tính, chủng tộc và giai cấp (Elliot, 2008)

2.1.3.2 Áp dụng lý thuyết xã hội học vào việc vận dụng KTQT

Lý thuyết xã hội học tập trung vào việc làm thế nào tổ chức được thành lập thông qua tương tác giữa con người, tổ chức và xã hội Covaleski và cộng sự (1996) cho rằng sự tồn tại của một tổ chức yêu cầu phù hợp với xã hội về hành vi có thể chấp nhận được để đạt được mức độ cao của hiệu quả sản xuất

Các nhà lý thuyết xã hội học xem xét hệ thống KTQT về mặt thực tiễn xã hội hơn là chỉ về mặt kỹ thuật để đưa ra quyết định nội bộ và hiệu quả tổ chức Thực tiễn KTQT phản ánh quyền lực chính trị và xã hội Ví dụ, Wildavsky và Caiden (2003) lập luận rằng hệ thống ngân sách có thể được sử dụng cho mục đích khác ngoài vấn đề kiểm soát như sử dụng ngân sách để thiết lập và duy trì các mối quan

hệ quyền lực hiện tại, bản chất chính trị của ngân sách thường quan sát thấy trong đời sống xã hội phức tạp Quan điểm về quá trình lao động trong các tác phẩm của Carl Marx nhấn mạnh sự phân chia giai cấp trong xã hội, mâu thuẫn giữa lao động, tiền lương và các nhà tư bản Từ quan điểm của nhà tư bản, lao động cần được giảm thiểu và tối đa hóa giá trị thặng dư, không giống như các yếu tố khác của sản xuất

Trang 31

Do đó các nhà đầu tư phải kiểm soát được lao động cũng như quá trình lao động Thông qua một số công trình như Hopper và Armstrong (1991), Oakes và Covaleski (1994), các tác giả đều lập luận rằng KTQT và thông tin chi phí là công cụ để khai thác hiệu quả sản xuất.

Foucault (1926 -1984) sử dụng cách tiếp cận để nghiên cứu KTQT trong một bối cảnh chính trị và xã hội rộng hơn Một loại của lý thuyết xã hội học thường được sử dụng là lý thuyết đại diện Nó giải thích quá trình thể chế mà theo đó quy định, chuẩn mực hoặc thói quen đã trở thành hướng dẫn cho hành vi xã hội (Scott 2004) Như Covaleski et al.(1996) đã chỉ ra sự phù hợp với chuẩn mực xã hội của hành vi chấp nhận được và mức độ cao của sản xuất hiệu quả là tương đối quan trọng cho sự sống còn của một tổ chức

Lý thuyết xã hội học cho thấy hệ thống KTQT trong DN không chỉ là những vấn đề mang tính nội bộ DN mà nó chịu tác động ảnh hưởng trong một bối cảnh xã hội chung, nó liên quan đến các chế độ, chính sách hiện hành và giải quyết các mối quan hệ với người lao động trong DN Chính vì vậy các mục tiêu của DN đặt ra phải nằm trong mục tiêu chung mà xã hội chấp nhận được Điều này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và lợi ích DN phải gắn với lợi ích chung của xã hội Ví

dụ các tiêu chuẩn chi phí phải xây dựng trên cơ sở định mức chung của ngành, hay việc lập các kế hoạch về chi phí tiền lương phải trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, các thông tin về chi phí KTQT cung cấp cũng sẽ chịu sự tác động bởi các quy định của các chính sách thuế, chính sách tài chính của Nhà nước…

Trang 32

Hình 2 4: Khung lý thuyết xã hội học của Covaleski và cộng sự (1996)

(Nguồn: Khung lý thuyết xã hội học của Covaleski và cộng sự (1996)

Từ cơ sở lý thuyết xã hội học của Covaleski và cộng sự (1996) có thể thấy

được Việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp chịu tác động của yếu tố môi trường do đó tác giả đưa yếu tố Mức độ cạnh tranh của thị trường vào đánh giá Việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương

2.1.4 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory)

2.1.4.1 Nội dung lý thuyết tâm lý

Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức, quan điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người "Vấn đề tổ chức là vấn đề con người"

và họ chỉ ra rằng trong trường phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá trình làm việc

Tác giả của lý thuyết các quan hệ con người trong tổ chức là Mary Parker Pollet (1868 - 1933) Tác giả này cho rằng, trong quá trình làm việc, người lao động

có các mối quan hệ với nhau và với các nhà quản trị Đồng thời tác giả cũng nhấn

Chế độ chính sách xã hội

Phương thức giải quyết lợi ích của người lao động Quyền lực chính trị xã hội

Vận dụng triển khai công cụ KTQT

Trang 33

mạnh, hiệu quả của quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này Các tác giả về hành vi con người cho rằng hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội Chính các yếu tố này tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong quá trình lao động, từ đó mà có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc

2.1.4.2 Áp dụng lý thuyết tâm lý vào việc vận dụng KTQT

Lý thuyết tâm lý học đã được sử dụng để nghiên cứu KTQT trong hơn 50 năm, Argyris (1952, 1953) dựa vào mối quan hệ của con người và động lực nhóm

để điều tra bối cảnh xã hội của ngân sách

Con người là một trong những thành phần quan trọng nhất của các tổ chức, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức Khi hành vi cá nhân phù hợp với mục tiêu của tổ chức, các tổ chức phát triển thịnh vượng Để hiểu tác động của các hành vi của cá nhân đối với tổ chức, lý thuyết tâm lý được áp dụng trong nghiên cứu KTQT để nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi cá nhân và KTQT (Birnberg et al 2007) trong các quá trình lập ngân sách, kiểm soát và ra quyết định

Stedry (1960) sử dụng lý thuyết động lực để điều tra ảnh hưởng của mục tiêu ngân sách tới hiệu suất cá nhân Hopwood (1972) sử dụng khái niệm này từ lý thuyết tâm lý nghiên cứu cấp trên sử dụng thông tin kế toán để đánh giá cấp dưới và ảnh hưởng của cấp dưới với các nhân viên khác

Trong những năm 1970, KTQT sử dụng lý thuyết tâm lý để nghiên cứu làm thế nào các cá nhân xử lý các thông tin để lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định

Et al Mock (1972) điều tra sự phản hồi tương tác của KTQT với nhận thức và phong cách cá nhân để gây ảnh hưởng đến các quyết định điều hành Lý thuyết tâm

lý học có thể được sử dụng để giải thích cả nguyên nhân và ảnh hưởng của KTQT đến hành vi cá nhân

Lý thuyết tâm lý chỉ ra rằng việc thiết lập và vận hành hệ thống KTQT trong

DN phải xem xét tác động đến mối quan hệ con người trong DN (quan hệ cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa các bộ phận trong DN với nhau) Điều này liên quan đến quá trình hoạch định ngân sách, quá trình kiểm soát đánh giá và ra quyết định phải tạo được động lực và hướng đến việc nâng cao hiệu suất các bộ phận Ví dụ việc thiết lập các định mức chi phí và các chỉ tiêu đánh giá nếu chỉ quan tâm đến cắt giảm chi phí mà không chú ý đến nâng cao hiệu suất và giải quyết hài hòa lợi ích

Trang 34

giữa các bộ phận trong DN có thể sẽ không huy động được mọi người trong DN nỗ lực phấn đấu giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận

2.1.5 Lý thuyết về mối quan hệ lợi ích - chi phí (cost benefit theory)

2.1.5.1 Nội dung lý thuyết về mối quan hệ lợi ích - chi phí

Phân tích Chi phí - Lợi ích (CBA) ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền tương đương đối với những lợi ích và chi phí của cộng đồng từ các dự án nhằm xác định xem chúng có đáng để đầu tư hay không Ý tưởng về sự đánh giá mang tính chất kinh tế được bắt đầu với Jules Dupuit, một kỹ sư người Pháp mà 1848 bài báo của ông vẫn còn có giá trị đọc Nhưng quá trình phát triển thực tế của CBA là kết quả từ lực đẩy của Luật Hàng Hải Liên Bang (Federal Navigation Act) năm 1936 Luật này đòi hỏi Đoàn Kỹ sư của Mỹ (U.S Corps of Engineers) phải tiến hành các

dự án nâng cấp hệ thống đường thuỷ khi tổng lợi ích của một dự án vượt quá chi phí của dự án đó Vì vậy, Đoàn Kỹ sư đã xây dựng những phương pháp có tính chất hệ thống nhằm đánh giá những lợi ích và chi phí đó Các kỹ sư này đã tiến hành công việc với sự hỗ trợ của nhóm các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế học Cho đến tận 20 năm sau đó, vào những năm 1950, các nhà kinh tế đã cố gắng xây dựng một tập hợp những phương pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt để tính toán lợi ích, chi phí

và quyết định xem liệu một dự án có đáng để thực hiện hay không

2.1.5.2 Áp dụng lý thuyết về mối quan hệ lợi ích - chi phí vào việc vận dụng KTQT

Tương tự như một dự án thì đánh giá mối quan hệ lợi ích - chi phí vào việc vận dụng KTQT cũng rất được các doanh nghiệp quan tâm Bởi những lợi ích từ việc vận dụng KTQT là khá lớn nhưng chi phí bỏ ra để vận dụng KTQT trong doanh nghiệp khá cao

Thông qua việc giảm những tác động tích cực và tiêu cực trong vận dụng KTQT trong doanh nghiệp với giá trị bằng tiền tương đương của chúng, phân tích chi phí-lợi ích quyết định liệu về mặt cán cân việc vận dụng KTQT có đáng giá để đầu tư hay không Giá trị bằng tiền tương đương dựa trên thông tin phát sinh từ sự lựa chọn hệ thống kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Khi tất cả cho thấy đây là một

dự án đáng để đầu tư, điều này tương ứng với chỉ số lợi ích/chi phí lớn hơn 1 và tỷ suất sinh lời lớn hơn chi phí vốn

Trang 35

Mitchell et al (2000) lập luận rằng thông tin kế toán có thể giúp các DNNVV quản lý các vấn đề ngắn hạn trong các lĩnh vực như dự toán kinh phí, chi phí và dòng tiền bằng cách cung cấp thông tin để hỗ trợ giám sát và kiểm soát Tuy nhiên, các tài liệu hiện có cung cấp rất ít bằng chứng của sự phát triển KTQT trong các DNNVV Bên cạnh đó, Marriot & Marriot (2000) cũng chỉ ra rằng vấn đề về khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhỏ có những hạn chế đáng kể do đó việc

áp dụng kế toán quản trị còn nhiều rào cản trong vấn đề về chi phí

2.2 Tổng quan về KTQT

2.2.1 Các khái niệm về KTQT

Có quan điểm cho rằng không có định nghĩa chung về KTQT Sự tiến hóa của KTQT bây giờ sẽ được khám phá trong các định nghĩa thay đổi từ ba cơ quan hàng đầu của kế toán gồm: Viện KTQT (IMA), Học Viện KTQT Chartered (CIMA)

và Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC)

Định nghĩa ban đầu về KTQT của IMA (IMA, 1981, p.1): “KTQT là một quá trình xác định, đo lường, tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, diễn giải và truyền đạt các thông tin tài chính bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đo lường và kiểm soát một tổ chức, và để đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức đó được sử dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm KTQT cũng bao gồm việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các nhóm đối tượng không thuộc nhà quản lý như cổ đông, chủ

nợ, cơ quan thuế…” Nhưng gần đây, KTQT được định nghĩa như là “… một công việc chuyên nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định, đề

ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện chiến lược của tổ chức” (Anthony A.Atkinson & ctg, 1998) Các thay đổi trong

định nghĩa cho thấy vai trò của KTQT phát triển từ xu hướng giao dịch và tuân thủ thành một đối tác kinh doanh chiến lược giúp các tổ chức trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, lập kế hoạch và dự toán ngân sách, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính tại thời điểm của sự thay đổi lớn, cũng như các phương thức quản trị chi phí chuyên sâu (IMA, 2008)

Theo tổ chức CIMA, KTQT được định nghĩa là cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị cho các mục đích như: xây dựng chính sách, lập kế hoạch và

Trang 36

kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; quyết định các hoạt động thay thế; thông tin

ra bên ngoài để cho cổ đông và những người khác, thông tin cho nhân viên (CIMA,

2005, p.18) cho thấy KTQT đã chuyển hướng tới một vai trò rộng lớn hơn KTQT được định nghĩa là việc áp dụng các nguyên tắc của KTQT và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, bảo tồn và gia tăng giá trị cho các bên liên quan kể cả doanh nghiệp

vì lợi nhuận và phi lợi nhuận trong khu vực công và tư nhân CIMA (2005) nói rõ hơn định nghĩa của KTQT, nhấn mạnh KTQT là một phần của quản trị, trong đó yêu cầu xác định, trình bày, giải thích và sử dụng thông tin liên quan để: Xây dựng chiến lược kinh doanh; Lập kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Xác định cơ cấu nguồn vốn và các quỹ; Kiểm soát các hoạt động và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Triển khai các qui trình quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi

ro và kiểm soát nội bộ Định nghĩa thay đổi của CIMA cho thấy, KTQT đã tiến gần hơn đến mối quan tâm quản trị cấp cao tập trung vào tính hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị sáng tạo

IFAC (1998 p.99) định nghĩa: “KTQT là một quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, điễn giải và truyền đạt các thông tin (cả về tài chính lẫn hoạt động) được sử dụng bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đo lường và kiểm soát một tổ chức, và để đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức đó được

sử dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm” Một định nghĩa được căn cứ vào ý

tưởng truyền thống của đối tượng Tuy nhiên, chỉ chín năm sau đó phạm vi đã được

mở rộng đáng kể, (IFAC, 1998, p.86) xem KTQT là một hoạt động được đan xen trong quá trình quản trị của tất cả các tổ chức KTQT đề cập đến một phần của quá trình quản trị đó là tập trung làm tăng giá trị cho tổ chức bằng cách làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trong bối cảnh năng động và cạnh tranh Tiến trình này cũng được xem như là kết quả của bốn giai đoạn trong quá trình tiến hóa của KTQT

Nếu như ở một số nước phát triển KTQT đã phát triển rất lâu và đã đạt được những thành tựu rất lớn cả về lý thuyết cũng như thực tiễn ứng dụng Ở Canada,

Mỹ, KTQT đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn nghề nghiệp xác định (CMA), thì ở Việt Nam, thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế Toán ban hành vào ngày 17/06/2003 Ngày 12/06/2006 Bộ tài

Trang 37

chính ban hành thông tư 53/2006/TT - BTC, hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp Theo đó, KTQT được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”

KTQT còn được hiểu ở một khía cạnh khác là việc thu thập, xử lý thông tin

về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai

Nhìn chung KTQT trên thế giới hiện nay phát triển rất mạnh, theo thời gian tất cả các định nghĩa quản trị truyền thống dần thu hẹp, nhường chỗ cho các hoạt động nhằm tạo ra các giá trị cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động đó nhấn mạnh vào việc quản trị doanh nghiệp ở mức độ cao hơn và KTQT là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động này, còn ở Việt Nam hiện nay KTQT đóng vai trò rất khiêm tốn, nhất là đối với DNVVN

2.2.2 Vai trò, chức năng của KTQT

Vai trò của KTQT đối với doanh nghiệp đặc biệt là các nhà quản trị là hỗ trợ

họ thực hiện các chức năng cơ bản sau:

- Chức năng lập kế hoạch

Để lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm được những thông tin đã xảy ra, phải có những phương pháp để phân tích đánh giá tình hình và phải có những công cụ để đưa ra những dự báo trong tương lai KTQT sẽ cung cấp thông tin về tình hình đã xảy ra, cung cấp những công cụ, phương pháp để phân tích đánh giá tình hình và đưa ra dự báo Vì vậy KTQT giữ một vị trí rất quan trọng trong chức năng lập kế hoạch

- Chức năng tổ chức và điều hành

Tổ chức và điều hành là quá trình thực hiện các công việc như: Tổ chức về nhân sự, phân bổ tài sản, nguồn vốn Để thực hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải nắm được thông tin về tình hình hoạt động của từng bộ phận, phải có những công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả của từng bộ phận, từ đó xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ doanh nghiệp KTQT sẽ cung cấp những thông tin

Trang 38

và công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận phục vụ cho mục đích trên Vì vậy KTQT giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành

- Chức năng kiểm tra

Kiểm tra là quá trình đối chiếu, so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch KTQT có vai trò trong việc hình thành thông tin thực tế và kế hoạch phục vụ cho công tác kiểm tra Vì vậy nó giữ một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng này

Người đảm nhận công việc KTQT ngày nay ngoài những kiến thức chuyên ngành, cần phải hiểu được các lĩnh vực chức năng khác như marketing, tài chính, quản trị hòa quyện với các quyết định của kế toán thế nào

Những tiến bộ trong hàng chục năm qua đã làm cho những nhà KTQT có thể trở thành một phần trong đội ngũ các nhà quản lý làm gia tăng giá trị của tổ chức (Garrison, R.H., P.E.Noreen, 1999)

KTQT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin để nhà quản trị thực hiện toàn diện các chức năng quản trị theo nhu cầu, cụ thể như sau:

 KTQT giúp nhà quản trị có tài liệu về mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Từ đó, nhà quản trị thiết lập định hướng cho sản xuất kinh doanh để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị

 KTQT giúp nhà quản trị nhận biết được tình hình thực hiện, biến động trong thực hiện để đưa ra phương pháp khai thác, kiểm soát, giải pháp điều chỉnh và đánh giá đúng về trách nhiệm của từng bộ phận

Trang 39

 KTQT giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị khoa học, khai thác được tiềm năng kinh tế, tài chính và đảm bảo mục tiêu của đơn vị

2.2.3 Nội dung của KTQT

Nội dung của KTQT là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành nên KTQT, thể hiện kết quả của công việc KTQT và phương pháp kỹ thuật KTQT là phương tiện để đạt được nội dung KTQT KTQT bao gồm các nội dung sau:

2.2.3.1 Chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT

Khái niệm chi phí:

Theo ACCA, chi phí là một khái niệm kinh tế, chi phí là giá trị của nguồn lực bị mất đi của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng hoặc phi vật chất như kiến thức, dịch vụ (ACCA F5 2014,4)

Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát và đưa chi phí xuống mức thấp nhất có thể Để làm được điều này thì nhà quản trị phải xác định được các phương pháp phân loại chi phí, các phương pháp tập hợp chi phí, cách xác định các trung tâm chi phí để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động của nhà quản trị

Phân loại chi phí:

Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cuối cùng cũng không nằm ngoài mục đích là nhằm kiểm soát và giảm chi phí để phục vụ cho quá trình quản trị cho các hoạt động của tổ chức

- Phân loại theo chức năng:

 Chi phí sản xuất (manufacturing costs): Là những khoản chi phí phát sinh ở những phân xưởng sản xuất, trong các bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Trong các doanh nghiệp thương mại thì không có chi phí sản xuất mà thay vào đó là chí phí hàng mua (giá vốn), nó bao gồm giá mua và chi phí mua Giá mua và chi phí mua là chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại

Trang 40

 Chi phí ngoài sản xuất (Non-manufacturing costs): Là những chi phí phát sinh ngoài ngoài các phân xưởng sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính:

 Chi phí thời kỳ (period costs): Là những chi phí phát sinh ở kỳ nào thì

có thể đưa hết vào trong chi phí của kỳ đó, được sử dụng để tạo ra doanh thu trong

kỳ hiện hành và không liên quan đến quá trình sản xuất Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

 Chi phí sản phẩm (product costs): Là những chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua sản phẩm, hàng hóa Chi phí sản phẩm được dùng để đánh giá thành phẩm, hàng hóa tồn kho cho đến khi chúng được bán

- Phân loại theo tính chất chi phí:

 Chi phí kiểm soát được - chi phí không kiểm soát được:

+ Chi phí kiểm soát được (controlled costs): Là những chi phí mà nhà quản trị có thể kiểm soát và có quyền ra quyết định về khoản chi phí đó

+ Chi phí không kiểm soát được (Non-controlled costs): Là những chi phí mà nhà quản trị không thể kiểm soát và tác động đến khoản chi phí đó

 Chi phí trực tiếp - chi phí gián tiếp:

+ Chi phí trực tiếp (direct costs): Là những chi phí phát sinh gắn liền trực tiếp từng đối tượng, từng sản phẩm, từng bộ phận và có thể tính thẳng và tính toàn bộ cho đối tượng đó như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí gián tiếp (indirect costs): Là những chi phí phát sinh mang tính chất chung của tổng thể không thể tách riêng cho từng đối tượng, không thể tính thẳng toàn bộ cho đối tượng đó mà phải thực hiện phân bổ

 Chi phí cơ hội (opportunity cost): Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ một khoản mục chi phí nào phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trên các sổ sách kế toán Tuy nhiên, có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng, cần được xem xét đến mỗi khi nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư Đó là chi phí cơ hội, chi phí cơ hội là

Ngày đăng: 10/03/2017, 20:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w