CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 Kết quả khảo sát
4.1.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA
Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy gồm 5 biến độc lập là Quy mô doanh nghiệp; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế toán; Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp với 25 biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến độc lập này sẽ tiếp tục đƣợc đƣa vào kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích EFA cho 5 biến độc lập đƣợc thực hiện với giả thuyết H0: Các biến quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể. Kết quả phân tích thu được tóm tắt nhƣ sau:
Kết quả xoay nhân tố lần 1: loại bỏ biến quan sát QMDN4, SQTCDN3 do vi phạm điều kiện khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát. Hệ số loading factor đều <0,5 nên bị loại khỏi mô hình.
Kết quả xoay nhân tố lần 2:
Kiểm định Barlett: Sig = 0,000 < 5%: Bác bỏ giả thuyết H0, các biến quan sát trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể.
Hệ số KMO = 0,818 > 0,5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu.
Có 6 nhân tố đƣợc rút trích từ phân tích EFA với:
Giá trị EigenValues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu.
Giá trị tổng phương sai trích = 64,112% (> 50%): phân tích nhân tố khám phá đạt yêu cầu. Nhƣ vậy, 5 nhân tố đƣợc rút trích này giải thích cho 64,112% biến thiên của dữ liệu.
Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0,3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao.
Bảng 4. 3: Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập
Biến quan sát Nhân tố Tên nhân
1 2 3 4 5 tố
QMDN1 0,747 Quy mô
doanh nghiệp
QMDN2 0,792
QMDN3 0,836
QMDN5 0,783
MĐCTTT1 0,833 Mức độ
cạnh tranh của thị trường
MĐCTTT2 0,797
MĐCTTT3 0,723
MĐCTTT4 0,822
MĐCTTT5 0,778
SQTCDN1 0,755 Sự quan
tâm đến KTQT của
chủ doanh nghiệp
SQTCDN2 0,812
SQTCDN4 0,678
SQTCDN5 0,716
TĐNVKT1 0,852 Trình độ của nhân viên kế
toán
TĐNVKT2 0,769
TĐNVKT3 0,793
TĐNVKT4 0,757
TĐNVKT5 0,730
CPTC1 0,767 Chi phí
cho việc tổ chức một
hệ thống KTQT cho
doanh nghiệp
CPTC2 0,763
CPTC3 0,808
CPTC4 0,568
CPTC5 0,714
Eigenvalue 5,057 3,834 2,686 1,918 1,251
Phương sai trích (%) 64,112
(Nguồn: Phân tích xử lý dữ liệu của tác giả) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc:
Tiến hành phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc Việc vận dụng KTQT bao gồm 5 biến quan sát. Kết quả phân tích EFA cho thấy:
5 biến quan sát đƣợc nhóm thành 1 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0,5 nên chúng có ý nghĩa thiết thực.
Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0,3 nên đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố.
Hệ số KMO = 0,862 > 0,5 phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu.
Thống kê Chi-square của Kiểm định Bartlett đạt giá trị mức ý nghĩa là 0,000.
Do vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.
Phương sai trích đạt 63,703% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra giải thích được 63,703% biến thiên của dữ liệu nên thang đo rút ra đƣợc chấp nhận. Rút trích nhân tố với Eigenvalue > 1 đạt yêu cầu.
Bảng 4. 4: Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc Biến quan sát Tên nhân tố
1
Việc vận dụng KTQT
VDKTQT1 0,801
VDKTQT2 0,818
VDKTQT3 0,795
VDKTQT4 0,847
VDKTQT5 0,724
Eigenvalue 3,185
Phương sai trích (%) 63,703
(Nguồn: Phân tích xử lý dữ liệu của tác giả) Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) mô hình lý thuyết:
Dựa vào kết quả phân tích EFA, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình nghiên cứu sau đánh giá gồm 5 biến độc lập: Quy mô doanh nghiệp; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế toán; Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp và biến phụ thuộc là Việc vận dụng KTQT đƣợc chấp nhận.