Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại tỉnh bình dương (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Theo kết quả của mô hình nghiên cứu tại Bảng 4.9, có 5 biến tác động đến Việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là biến Quy mô doanh nghiệp; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế toán; Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp.

Kết quả hồi qui các biến độc lập đúng với mô hình kỳ vọng dấu ban đầu, và đây là kết quả phản ánh đúng thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu. Các biến Quy mô doanh nghiệp; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế toán mang dấu dương trùng với giả thiết ban đầu. Biến Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp mang dấu âm là các yếu tố tác động làm giảm Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp nếu biến này tăng lên một đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi. Kết quả phân tích hồi qui của từng biến đƣợc chi tiết nhƣ sau:

Quy mô doanh nghiệp có hệ số sig. = 0,000 đƣợc xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 2 trong 5 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi qui của biến Quy mô doanh nghiệp β = 0,335 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở Bảng 4.9 nhận thấy nếu các điều kiện khác không thay đổi, yếu tố Quy mô doanh nghiệp tăng thì Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp cũng tăng lên. Điều này có nghĩa là khả năng vận dụng KTQT chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Quy mô doanh nghiệp, lý do là khi doanh nghiệp có mức đầu tư công nghệ máy móc cũng như có lượng nhân công càng nhiều thì càng có xu hướng sử dụng hệ thống KTQT với mục đích làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp đồng thời giảm chi phí dƣ thừa, dự báo rủi ro trong doanh nghiệp. Do đó, yếu tố Quy mô doanh nghiệp càng cao thì Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp cũng tăng lên. Nhƣ vậy, mô hình ƣớc lƣợng đã xác định yếu tố Quy mô doanh nghiệp có tác động đến Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp.

Mức độ cạnh tranh của thị trường có hệ số sig. = 0,000 đƣợc xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh nhất trong 5 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi qui của biến Mức độ cạnh tranh của thị trường β = 0,386 mang dấu dương, quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở Bảng 4.9 nhận thấy nếu các điều kiện khác không thay đổi, yếu tố Mức độ cạnh tranh của thị trường tăng thì Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này có nghĩa là Việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Mức độ cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp đang chịu, lý do là khi doanh nghiệp có mức cạnh tranh tăng cao, thị trường có nhiều biến đổi khó lường thì cần có nhiều dự báo, hoạch định kế hoạch cho tương lai nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh. Do đó, yếu tố Mức độ cạnh tranh của thị trường càng cao thì khả năng vận dụng KTQT của doanh nghiệp càng cao. Nhƣ vậy, mô hình ƣớc lƣợng đã xác định yếu tố Mức độ cạnh tranh của thị trường có tác động đến Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp.

Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp có hệ số sig. = 0,000 đƣợc xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 4 trong 5 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi qui của biến Sự quan tâm

đến KTQT của chủ doanh nghiệp β = 0,193 mang dấu dương, quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở Bảng 4.9 nhận thấy nếu các điều kiện khác không thay đổi, yếu tố Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp tăng thì Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này có nghĩa là Việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp, lý do là khi doanh nghiệp có sự quan tâm định hướng cao từ người lãnh đạo về việc vận dụng hệ thống KTQT trong doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thì khả năng Vận dụng KTQT của doanh nghiệp càng cao. Nhƣ vậy, mô hình ƣớc lƣợng đã xác định yếu tố Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp có tác động đến Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp.

Trình độ của nhân viên kế toán có hệ số sig. = 0,001 đƣợc xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc thấp nhất trong 5 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi qui của biến Trình độ của nhân viên kế toán β = 0,135 mang dấu dương, quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở Bảng 4.9 nhận thấy nếu các điều kiện khác không thay đổi, yếu tố Trình độ của nhân viên kế toán tăng thì Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này có nghĩa là Việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Trình độ của nhân viên kế toán mà doanh nghiệp đang thuê mướn, lý do là khi Trình độ của nhân viên kế toán của doanh nghiệp càng cao thì càng có khả năng vận dụng hệ thống KTQT hiệu quả và có khả năng tƣ vấn cho ban lãnh đạo về các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, yếu tố Trình độ của nhân viên kế toán càng cao thì hiệu quả của Việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp càng cao. Nhƣ vậy, mô hình ƣớc lƣợng đã xác định yếu tố Trình độ của nhân viên kế toán có tác động đến Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp.

Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp có hệ số sig.

= 0,000 đƣợc xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 3 trong 5 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi qui của biến Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp β = - 0,200 mang dấu âm, quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở Bảng 4.9 nhận thấy nếu các điều kiện khác không

thay đổi, yếu tố Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp càng tăng thì có tác động làm giảm Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp càng nhiều. Điều này có nghĩa là Việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Mức Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu, lý do là khi doanh nghiệp có mức tài chính hạn chế thì khả năng áp dụng hệ thống KTQT cho doanh nghiệp càng giảm. Nhƣ vậy, mô hình ƣớc lƣợng đã xác định yếu tố Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp có tác động đến Việc vận dụng KTQT đối với doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày đặc điểm mẫu khảo sát, thực hiện việc kiểm định thang đo các nhân tố tạo nên Việc vận dụng KTQT. Thông qua các công cụ Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định bằng phương pháp hồi qui. Kết quả khảo sát cho thấy việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương chịu tác động của 5 yếu tố. Cụ thể, có 4 yếu tố đều tác động dương đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương là Quy mô doanh nghiệp;

Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp;

Trình độ của nhân viên kế toán. Và yếu tố Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp có tác động âm đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, trong kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học của các nhóm đối tƣợng khảo sát cho thấy tồn tại sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp và quy mô về lao động của doanh nghiệp với việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương.

Đây là cơ sở định hướng tác giả nêu lên những hàm ý kiến nghị nhằm giúp công ty ngành nhựa tại Bình Dương vận dụng KTQT hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại tỉnh bình dương (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)