CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Qui trình nghiên cứu
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
3.2.1.1 Mẫu nghiên cứu:
Khung chọn mẫu của đề tài là: những kế toán viên làm việc trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương.
“Không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường được
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết đã công bố
Đánh giá nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Khám phá nhân tố thông qua phỏng vấn, khảo sát thử
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
- EFA - OLS
Kết luận và kiến nghị
còn phi xác suất thì không” (Kinnear và Taylor, p.207). Do vậy đề tài này sẽ chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện.
Theo Hair và cộng sự (1992) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 - 10/1.
Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 10 (ƣớc lƣợng có 30 biến ~ 300 mẫu khảo sát).
3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu:
Trong nghiên cứu này, đối tƣợng khảo sát là những kế toán viên làm việc trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương. Như đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu thì luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh Bình Dương vì đây là nơi tập trung các doanh nghiệp ngành nhựa với mật độ dày hơn các khu vực nên mức độ đại diện cho tổng thể lớn đồng thời dễ dàng, thuận tiện cho việc tiếp cận.
Do số mẫu cần khảo sát khá đông (300 kế toán viên) nên tác giả sẽ tiến hành khảo sát thông qua phương pháp phi xác suất, thuận tiện.
3.2.1.3 Thu thập dữ liệu:
Công cụ thu thập dữ liệu: tác giả sử dụng bản câu hỏi làm công cụ thu thập dữ liệu
Bản câu hỏi tự trả lời đã đƣợc sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bản câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005):
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.
- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bản câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bản câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế nhƣ sau:
- Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bản câu hỏi là không biết trước được.
- Tỉ lệ trả lời đối với các bản câu hỏi là khá thấp.
Sau khi xem xét nhu cầu thu thập thông tin, những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng nhƣ công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu liên quan đã sử dụng. Bản câu hỏi tự trả lời đã đƣợc thiết kế chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu nhƣ sau: Thông tin về việc vận dụng KTQT ở các khía cạnh cụ thể được biểu hiện dưới dạng câu hỏi phản ánh chỉ số đánh giá từng nhân tố của ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT: Quy mô doanh nghiệp; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế toán và Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp.
Các giai đoạn thiết kế bản câu hỏi:
Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bản câu hỏi ban đầu.
Bước 2: Bản câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, chuyên gia am hiểu lĩnh vực kế toán nói chung và KTQT nói riêng đang trực tiếp làm công việc này và tham vấn một số đối tƣợng khảo sát am hiểu về vấn đề nghiên cứu để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
Bước 3: Bản câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.
Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 300 bảng câu hỏi khảo sát đƣợc tác giả phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu đƣợc 285 phản hồi từ các đáp viên trong đó có 279 bảng trả lời hợp lệ. Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lƣợng đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Bảng 3. 1: Tỷ lệ hồi đáp
Hình thức thu thập dữ liệu Số lƣợng phát hành
Số lƣợng phản hồi
Tỷ lệ hồi đáp
Số lƣợng hợp lệ In và phát bản câu hỏi trực tiếp. 100 95 95% 95 Đăng trực tuyến trên Googledocs,
gởi qua Facebook, Google mail và Yahoo Messenger mời khảo sát trực tuyến.
200 190 95% 184
Tổng 300 285 95% 279
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 3.2.2 Quy trình nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lý thuyết ban đầu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi), nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng thang đo, tiếp theo là nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc thực hiện thông qua thu thập thông tin từ phía khách hàng với bản câu hỏi khảo sát. Từ thông tin thu thập đƣợc tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu. Quá trình này, được thực hiện từng bước theo trình tự như quy trình sau:
Hình 3. 2: Quy trình nghiên cứu luận văn (Nguồn: Quy trình nghiên cứu luận văn của tác giả)
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Điều chỉnh
Thang đo 1
Thang đo 2
Thang đo chính thức
Nghiên cứu định tính
Điều chỉnh
Nghiên cứu định lƣợng
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích hồi qui, Phân tích kết quả.
Kiểm định T-test, Phân tích sâu ANOVA
Viết báo cáo nghiên cứu