Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại tỉnh bình dương (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN

Các nghiên cứu trước đã chứng minh một cách nhất quán rằng quy mô của một công ty có ảnh hưởng việc sử dụng KTQT trong các tổ chức kinh doanh. Một công ty lớn có tổng nguồn lực cao hơn, và các hệ thống liên lạc nội bộ tốt hơn để tạo điều kiện phổ biến những thông lệ kế toán quản trị vận hành. Ngoài ra các công ty lớn có sự phức tạp và đối mặt với các vấn đề khó khăn hơn. Vì vậy mà họ yêu cầu kiểm soát nhiều hơn, và cần nhiều thông tin về các hoạt động kinh doanh của họ, do đó, cần có hệ thống KTQT toàn diện hơn và tinh vi hơn. Bên cạnh đó nghiên cứu của Kamilah A. (2012) cũng đã cho thấy rằng có sự tác động dương từ quy mô của các doanh nghiệp đối với việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Từ đó, tác

giả nhận định đƣợc sự cần thiết phải kiểm tra mối liên hệ quy mô của các doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương trong việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

2.3.2 Mức độ cạnh tranh của thị trường

Libby và Waterhouse (1996); Bjornenak (1997); O'Connor (2004) và Al- Omiri và Drury (2007) đã cho rằng mức độ của cạnh tranh thị trường có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người quản lý tăng cường hệ thống kế toán quản trị và các thông lệ kế toán quản trị phức tạp. Khi cạnh tranh tăng lên, một hệ thống quản lý thông tin kế toán đáng tin cậy hơn có thể là cần thiết giúp các công ty cạnh tranh hiệu quả và tránh lập kế hoạch dựa trên những thông tin sai lầm khi đưa ra quyết định (Cooper, 1988). Do đó thị trường cạnh tranh như là một sự thúc đẩy tích cực ảnh hưởng đến mức độ sử dụng KTQT trong các doanh nghiệp.

Nghiên cứu Kamilah A. (2012) cũng đã cho thấy rằng có sự tác động dương từ mức độ cạnh tranh của thị trường đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

2.3.3 Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp

KTQT được xem là một công cụ của người quản lý để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và vận hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, KTQT chưa phát huy được khả năng của nó khiến nhiều chủ doanh nghiệp chƣa thật sự quan tâm đến vai trò quản lý của nó. Ở góc độ đó, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp Việt Nam.

Nghiên cứu trước đây của Shields (1995); Brown và cộng sự (2004), Đào Khánh Trí (2015) chỉ ra rằng sự quan tâm của chủ doanh nghiệp có tác động ảnh hưởng rất lớn vào việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Tương tự đối với ngành nhựa, tác giả nhận định đây là yếu tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp. Do đó biến này sẽ là một biến để thử nghiệm giả thuyết về một mối quan hệ tích cực giữa sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp và mức độ sử dụng KTQT.

2.3.4 Trình độ của nhân viên kế toán

Trên góc độ vận dụng KTQT, trình độ của kế toán viên ảnh hưởng đến khả năng vận hành và lựa chọn các kỹ thuật, các chính sách kế toán phù hợp để tối đa hóa lợi ích của DN mình. Do vậy, việc hiểu rõ KTQT và vận dụng nó vào trong

thực tiễn đòi hỏi kế toán viên phải có những kiến thức nhất định và lĩnh hội những tư tưởng để vận dụng các chuẩn mực vào công tác kế toán.

Trong các công ty nhỏ, sự tồn tại của nhân viên kế toán có trình độ có thể là một yếu tố quan trọng là cơ sở để áp dụng hệ thống KTQT. Đối với các công ty lớn thì có bộ phận kế toán và tài chính cụ thể và riêng biệt, do đó, thuê nhân viên kế toán có trình độ không chỉ đề làm báo cáo chuyên nghiệp mà còn có tác dụng tƣ vấn cho doanh nghiệp trong các công tác liên quan đến kế toán. Các nghiên cứu trước đó cung cấp một số hỗ trợ cho tính chất ngoại sinh của biến này. Halma và Laats (2002); Al-Omiri (2003) và Ismail và King (2007) cho rằng sự hiện diện của nhân viên kế toán có trình độ có liên quan đến một mức độ cao của ứng dụng hệ thống KTQT; trong nghiên cứu Collis và Jarvis (2002) và McChlery et al. (2004) lại cho rằng kế toán có trình độ giúp sự phát triển của KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó mức độ trình độ của nhân viên kế toán sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự vận dụng của KTQT. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả nhận định đây là yếu tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp ngành nhựa.

2.3.5 Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp

Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp là chi phí mà để tổ chức một hệ thống KTQT riêng biệt. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm tại các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi để áp dụng vận hành hệ thống KTQT doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí không nhỏ dẫu biết rằng những lợi ích mang lại từ việc áp dụng KTQT là rất lớn. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tài chính hạn chế nên mức độ đầu tƣ cho KTQT còn nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu chi phí cho việc tổ chức này thấp thì các chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng chấp nhận việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp cho dù họ chƣa có sự hiểu biết, nhận thức đầy đủ về KTQT. Còn ngƣợc lại thì các chủ doanh nghiệp sẽ khá khó khăn trong việc vận dụng KTQT. Do đó, đây sẽ là những rào cản trong việc vận dụng KTQT. Kết quả nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015) đã cho thấy đây là yếu tố làm giảm việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tương tự đối với ngành nhựa tác giả nhận định đây là yếu tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại tỉnh bình dương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)