CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Một số lý thuyết nền tảng về việc vận dụng KTQT trên thế giới
2.1.1 Lý thuyết bất định
2.1.1.1 Nội dung lý thuyết bất định
Lý thuyết bất định hay “lý thuyết ngẫu nhiên” lần đầu tiên đƣợc phát triển trong lý thuyết tổ chức vào giữa thập niên 1960, tuy nhiên phải đến giữa thập niên 1970 thì lý thuyết kế toán mới tiếp tục phát triển lý thuyết này, theo đó lý thuyết bất định đƣa ra giả thuyết là một quy trình và cấu trúc hiệu quả của DN là bất định trong bối cảnh của DN (Waterhouse, J. H. & Tiessen,1978, P.68). Lý thuyết này giả định rằng hoạt động hiệu quả của DN phụ thuộc vào mức độ phù hợp của cấu trúc DN với các sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trước đó (Ezzamel and Hart, 1987). Các nhà lý luận về học thuyết bất định này tuyên bố rằng không có một giải pháp toàn cầu nào có thể giải quyết đƣợc tất cả mọi vấn đề của DN, và mức độ hiệu quả của giải pháp còn tùy thuộc vào đặc điểm của DN cũng như môi trường xung quanh (Chenhall & ctg.,1981).
Theo Mintzberg (1979) thì các nhân tố bất định tác động đến cấu trúc của DN có thể chia làm 04 (bốn) nhóm: số năm thành lập và quy mô của DN, hệ thống kỹ thuật DN đó sử dụng, môi trường xung quanh và sức mạnh của các mối liên hệ.
Còn theo Chenhall & ctg.,(1981) thì yếu tố môi trường và các yếu tố ngẫu nhiên nội tại nhƣ công nghệ, quy mô, cấu trúc lại có tác động đáng kể lên các quy trình hoạt động và ra quyết định của DN.
Theo Otley (1980) thì các yếu tố bất định tác động đến thiết kế của DN cũng đồng thời tác động đến các công cụ kỹ thuật KTQT. Sau này khi mở rộng và phát triển thêm lý thuyết bất định, P. Tiessen và J. H. Waterhouse (1983) đã chỉ ra rằng cấu trúc của DN phụ thuộc vào công nghệ và môi trường hoạt động của DN và sự hiệu quả của hệ thống KTQT lại phụ thuộc bất định vào cấu trúc của DN. Việc xác định mối quan hệ giữa thông tin với công nghệ của DN cũng như môi trường hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến việc tổ chức cấu trúc của DN. Nếu DN hoạt động trong môi trường kinh doanh không ổn định hay áp dụng công nghệ đòi hỏi thay đổi liên tục thì thông tin chủ yếu là nội bộ và ngược lại, nếu môi trường hoạt
động ổn định hoặc công nghệ ít thay đổi thì thông tin là hướng ra bên ngoài. Dưới đây là khung lý thuyết bất định diễn giải mối quan hệ giữa thông tin - cấu trúc - công nghệ:
Hình 2. 1: Khung lý thuyết bất định của Macy và Arunachalam (1995) (Nguồn: Khung lý thuyết bất định cập nhật của Macy và Arunachalam (1995)
2.1.1.2 Áp dụng lý thuyết bất định vào việc vận dụng KTQT
Lý thuyết bất định đã đƣợc phát triển từ giữa những năm 1960, sau đó nó đƣợc sử dụng bởi các nhà nghiên cứu KTQT giữa những năm 1970 đến những năm 1980. Lý thuyết bất định có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT vì nó đã thống trị kế toán hành vi từ năm 1975. Hơn nữa, lý thuyết bất định đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KTQT của Otley (1980).
Lý thuyết bất định nghiên cứu KTQT doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác một hệ thống KTQT thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt động. Điều
Công nghệ của DN
Môi trường DN hoạt động
Cấu trúc của DN
Quản trị thích hợp từ hệ thống KTQT
CN thay đổi liên tục
Môi trường KD bất định
Thông tin hướng nội
Mô hình quản lý phân quyền
Công nghệ ổn định
Môi trường KD ổn định
Thông tin hướng ngoại
Mô hình quản lý tập quyền
này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các DN màviệc vận dụng KTQT vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lƣợc tổ chức trong từng giai đoạn.
Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống KTQT hiệu quả phải thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động.
Lý thuyết này đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu các nhân tố bất định tác động đến sự vận dụng triển khai các kỹ thuật KTQT vào DN (Gordon và Miller, 1976; Waterhouse và Tiessen, 1978; Otley, 1980; Gerdin và Greve, 2004). Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng không có một mô hình KTQT nào là phù hợp cho tất cả các loại hình DN cũng như trường tồn qua các giai đoạn khác nhau, và các nhân tố tác động, tác động đến việc triển khai vận dụng các kỹ thuật KTQT có thể chia làm hai loại: yếu tố nội tại bên trong DN và yếu tố bên ngoài DN (Walker, M., & Alan, S. ,1996).
Sau đó Chenhall (2003) tiếp tục thảo luận khung lý thuyết bất định dựa trên khía cạnh chức năng với giả định rằng hệ thống kiểm soát quản trị đƣợc phát triển, lựa chọn nhằm mục đích giúp đạt đƣợc các chỉ tiêu và mục tiêu đề ra của DN. Hệ thống KTQT trong trường hợp này là bất định đối với các yếu tố như môi trường kinh doanh bên ngoài, công nghệ của DN, cấu trúc của DN, quy mô DN, chiến lƣợc của DN và văn hóa dân tộc. Sơ đồ diễn giải khung lý thuyết bất định cập nhật của Chenhall (2003):
Hình 2. 2: Khung lý thuyết bất định của Chenhall (2003) (Nguồn: Khung lý thuyết bất định cập nhật của Chenhall (2003)
Đối với nghiên cứu của tác giả thì lý thuyết bất định của Chenhall (2003) là nền tảng khá tốt cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên với bối cảnh nghiên cứu cho các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương thì tác giả chỉ lựa chọn các yếu tố Môi trường kinh doanh bên ngoài, Quy mô doanh nghiệp, Chiến lược của doanh nghiệp để điều chỉnh và đưa vào đánh giá ảnh hưởng của chúng với Việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương.