CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Một số đặc điểm của DN ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương
Hiện nay, các doanh nghiệp ngành nhựa tại tỉnh Bình Dương có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế Tỉnh Bình Dương nói chung và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo cho Tỉnh nói riêng. Trong thời gian qua, tuy phải gặp những những khó khăn về vốn, năng lực quản lý, công nghệ,.. nhƣng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không ngừng cố gắng và đã đạt đƣợc một số kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh: về lao động, hàng năm luôn tạo thêm lao động mới;
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12 – 13%; đóng góp thu ngân sách tăng hàng năm 10%, kim ngạch xuất khẩu tăng 15% năm. Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣ nhân đã nộp cho Tỉnh tăng qua các năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo tạo ra 20% cơ hội cho dân cƣ tham gia đầu tƣ có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cƣ, để hình thành các khoản vốn đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh. (UBNN tỉnh Bình Dương, 2015).
Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp, có thể phân loại các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương thành ba loại:
- Doanh nghiệp quy mô lớn.
- Doanh nghiệp quy mô vừa.
- Doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô nhƣ trên, dựa vào những tiêu chuẩn nhƣ:
- Tổng số vốn đầu tƣ của doanh nghiệp.
- Số lƣợng lao động trong doanh nghiệp.
- Doanh thu của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận hàng năm.
Theo đó, các doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương, hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tƣ nhân (chiếm 90%). Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ có năng lực tài chính yếu cùng với các khó khăn trong việc tiếp
cận vốn, thiếu hụt vốn đầu tƣ do cơ chế chính sách chƣa phù hợp đã tạo thành rào cản đổi mới công nghệ sản xuất. Mặt bằng trình độ công nghệ, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện còn tương đối lạc hậu so với mặt bằng chung trên thế giới, chủ yếu là các trang thiết bị xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc… Công nghệ yếu kém khiến các doanh nghiệp khó có thể sản xuất đƣợc các loại sản phẩm nhựa có hàm lƣợng kỹ thuật cũng nhƣ giá trị gia tăng cao nhƣ các sản phẩm thuộc nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.
Hiện nay, các doanh nghiệp với quy mô lớn có vốn đầu tư nước ngoài về sản xuất nhựa đang với tiềm lực tài chính lớn, công nghệ hiện đại của các nước như Mỹ, Châu Âu tại địa bàn Tỉnh khá ít nhưng có xu hướng gia tăng. Do đó, nó đang tạo ra sức ép cạnh tranh lớn lên ngành nhựa của Tỉnh.
2.4.2 Một số đặc điểm quản lý của DN ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương Tính đến 31/12/2015, trên toàn Tỉnh Bình Dương có hơn số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại hiện là 93 cơ sở. Trong đó, đa phần đều là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ với các đặc điểm quản lý chủ yếu:
- Rất nhiều doanh nghiệp nhựa chƣa có bộ máy KTQT, thậm chí chƣa có ý thức về tổ chức KTQT trong các cấp quản lý. Các nhà quản trị chƣa có các yêu cầu mang tính thường kỳ đối với bộ phận kế toán về việc cung cấp các thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh theo các chức năng lập kế hoạch, điều hành quá trình thực hiện kế hoạch và kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch. Chính vì không có yêu cầu nên không có sự tổ chức cung ứng thông tin và cũng không có sự đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn về KTQT cho nhân viên kế toán, một số nhân viên đã qua đào tạo thì lại không có cơ hội ứng dụng KTQT trong thực tế.
- Công tác kế toán trong doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương hiện nay đã bao gồm một số nội dung của KTQT nhƣ kế toán chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất và tính giá thành từng mặt hàng. Nội dung kế toán đã cung cấp thông tin, giúp cho việc phân tích tình hình tăng giảm giá thành theo từng nhân tố, từng bộ phận phát sinh chi phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hợp lý. Thông tin về giá thành là điều kiện tham khảo cho quá trình định giá bán, quá trình ra quyết định kinh doanh. Chi phí đƣợc phân loại
theo nội dung kinh tế, theo địa điểm phát sinh và theo đối tƣợng chịu chi phí, giúp cho việc kiểm soát chi phí theo dự toán và theo bộ phận sản xuất. Tuy nhiên, việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện, do đó, việc phân tích chi phí chỉ đơn thuần là so sánh thực tế với kế hoạch hoặc định mức, không thực hiện đƣợc việc phân tích chi phí trong mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, kế toán đã bỏ qua một công cụ tốt để phân tích nên thông tin KTQT cung cấp cho nhà quản trị không đủ bao quát để phân tích và ra quyết định kinh doanh chính xác.
- Ngoài nội dung kế toán chi phí, tính toán giá thành sản phẩm, kế toán còn thực hiện một số nội dung của kế toán chi tiết mà thực ra nội dung này cũng thuộc KTQT nhƣ hạch toán chi tiết vật tƣ, hàng hóa và tài sản cố định, tuy vậy, các nội dung này đƣợc thực hiện nhằm phục vụ kế toán tổng hợp nhiều hơn là yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy một số doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương đã trang bị KTQT nhƣng việc vận dụng vào thực tiễn công tác KTQT trong các doanh nghiệp này còn rất hạn chế. Sự quan tâm đến tổ chức hệ thống quản trị còn rất ít, những nội dung KTQT đƣợc thực hiện ở mức độ rất khác nhau, thể hiện nhận thức rất khác nhau về KTQT tại các doanh nghiệp này. Việc tổ chức và ứng dụng KTQT trong doanh nghiệp ngành nhựa tại Tỉnh Bình Dương còn nhiều tồn tại và hạn chế. Các thông tin chƣa đủ linh hoạt, kịp thời để làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh tối ƣu của nhà quản trị. KTQT chƣa thực sự trở thành công cụ trợ giúp hữu hiệu trong việc ra quyết định kinh doanh tại doanh nghiệp ngành nhựa. Vì vậy, vấn đề tổ chức và ứng dụng KTQT trong quyết định kinh doanh là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp ngành nhựa tại Bình Dương hiện nay.
Tóm tắt Chương 2
Chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về KTQT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời tác giả cũng nêu lên những đặc điểm của DN ngành nhựa tại tỉnh Bình Dương. Đây sẽ là cơ sở cho tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương tiếp theo.