1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tiếp)

27 6,7K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

Hồ Chí Minh, vì sao toà án cho rằng hợp đồng được kết không đúng diện tích thực tế như vậy, nhưng lại có hiệu lực đối với các bên?...5 Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết tr

Trang 1

MỤC LỤC

I Vấn đề 1: Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng 1

Câu 1: Hợp đồng có hiệu lực từ khi nào? 1

Câu 2: Hợp đồng có hiệu lực đối với những ai? 1

Câu 3: Hợp đồng có hiệu lực như thế nào? Vì sao? 2

Câu 4: Quan niệm về hiệu lực của hợp đồng của Việt Nam có khác với quan niệm về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng so với pháp luật của các nước Anh – Mỹ? 2

Câu 5: Thế nào là điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi? 3

Câu 6: Ai được quyền điều chỉnh hợp đồng? Điều kiện để điều chỉnh hợp đồng là gì? 3

Câu 7: Phân biệt việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi so với hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng? 4

Câu 8: Trong án lệ 04/2016, Toà án cho rằng hợp đồng có hiệu lực đối với những ai? Vì sao? 5

Câu 9: Trong Quyết định giám đốc thẩm số 690/2010/DS-GĐT, Toà án cho rằng hợp đồng giữa các bên có hiệu lực hay không? Đoạn nào trong bản án cho phép khẳng định điều đó? 5

Câu 10: Trong Bản án số 255/2016/DS-PT của TAND TP Hồ Chí Minh, vì sao toà án cho rằng hợp đồng được kết không đúng diện tích thực tế như vậy, nhưng lại có hiệu lực đối với các bên? 5

Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 6

Câu 12: Trong tình huống: có đủ căn cứ để cho phép A được đề nghị toà án cho điều chỉnh hợp đồng không? Vì sao? 8

Câu 13: Nếu B không đồng ý điều chỉnh hợp đồng, thì hậu quả có thể phát sinh ở đây là gì? Giải thích vì sao và nêu căn cứ pháp lí? 8

Câu 14: Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chủ thể đang được nghiên cứu 9

II Vấn đề 2: Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng 10

Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Toà án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng? 10

Câu 2: Hướng giải quyết của Toà án địa phương có được Toà án nhân dân tối cao chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 10

Câu 3: Vì sao Toà án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời 11

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao 11

Câu 5: Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán có vi phạm nghĩa vụ giao cà phê không? Vì sao? 12

Câu 6: Toà án có buộc bên phải tiếp tục giao cà phê không? 12

Câu 7: Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Toà án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời 12

Câu 8: Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu 13

Trang 2

III Vấn đề 3: Cầm giữ tài sản 14

Câu 1: Đoạn nào trong bản án cho thấy bên bán đang giữ bản chính đăng kí xe máy? 14 Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán

tiền mua xe? 14

Câu 3: Theo BLDS 2005, trong điều kiện nào, bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên

có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng? 15

Câu 4: Bản chính đăng kí xe có là một tài sản không? Vì sao? 15 Câu 5: Cho đến khi bên mua chưa trả tiền mua, Toà án có cho phép bên bán cầm giữ bản

chính đăng kí xe không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 15

Câu 6: Thông qua thực tiễn xét xử và kiến thức mà anh/chị có, suy nghĩ của anh/chị về chế nghĩa vụ định cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 416, BLDS 2005 16

IV Vấn đề 4: Đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng 17

Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và huỷ bỏ hợp đồng do có vi

phạm 17

Câu 2: Điểm giống và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và huỷ bỏ hợp

đồng do có vi phạm 18

Câu 3: Nhìn từ góc độ văn bản (BLDS 2005), ông Minh có được quyền huỷ bỏ hợp đồng

chuyển nhượng nêu trên không? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép huỷ bỏ 19

Câu 4: Theo thực tiễn xét xử, ông Minh có quyền huỷ bỏ hợp đồng không? Nêu ngắn gọn

thực tiễn (nếu có) về chủ đề này 21

Câu 5: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về các thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS

2005 về chủ đề đang được nghiên cứu 21

Câu 6: Nếu áp dụng BLDS 2015 vào hoàn cảnh nêu trên, ông Minh có quyền huỷ bỏ hợp

đồng không? Vì sao? 24

Trang 3

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA:

VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tiếp).



I Vấn đề 1: Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng.

Câu 1: Hợp đồng có hiệu lực từ khi nào?

Tại Khoản 1, Điều 401, BLDS 2015 về Hiệu lực của hợp đồng:

“1 Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có

thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Căn cứ vào quy định trên, có 3 thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:

- Trong trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc pháp luật không quy định, hợp đồng

có hiệu lực từ kể thời điểm giao kết hợp đồng Đây là trường hợp pháp luật xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dựa trên bản chất của hợp đồng và sự suy đoán ý chí của các bên1

- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bằng một điều khoản cụ thể trong hợp đồng, thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm do các bên thoả thuận Thời điểm này có thể là một sự kiện pháp lí xác định hoặc một điều kiện xác định2

- Trong trường hợp pháp luật có quy định thời điểm có hiệu lực của một số hợp đồng cụ thể, thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm theo pháp luật quy định3

Câu 2: Hợp đồng có hiệu lực đối với những ai?

- Hợp đồng có hiệu lực đối với các bên tham gia Khi hợp đồng được thiết lập, thì các bên phải tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng, không bên nào được từ chối thực hiện hoặc rút lui khỏi hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện khi hợp đồng chưa hết thời hạn thực hiện

- Hợp đồng còn có hiệu lực đối với người thứ ba có liên quan đến nội dung của hợp đồng Hiệu lực này thể hiện ở một số hợp đồng: Hợp đồng chuyển nhượng tài sản cho thuê, cho mượn, thế chấp tài sản; Hợp đồng chuyển nhượng các bất động sản được hưởng dịch quyền bởi một bất động sản khác; Hợp đồng có hiệu lực đối với người thứ ba kế vị pháp lí (người

kế quyền), nếu đối tượng của nghĩa vụ không bị cấm chuyển dịch,… Ngược lại, một hợp

1 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức, năm 2013, tr.247.

2 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức, năm 2013, tr.247.

Trang 4

đồng kí kết vì lợi ích của người thứ ba mà người thứ ba đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng,trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý (Điều 416, BLDS 2015).

- Hợp đồng có hiệu lực đối với toà án thụ lý giải quyết tranh chấp của các bên phát sinh từ hợp đồng Nếu hợp đồng đã có những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên mà các bên vẫn vi phạm, thì thẩm phán căn cứ vào hợp đồng để xác định trách nhiệm của các bên vi phạm hợp đồng đó Thẩm phán còn có thể phải tuân theo các điều khoản đặc biệt về chọn toà án hoặc chọn luật (nội dung và tố tụng) trong giải quyết tranh chấp hợp đồng, nhất là các hợp đồng quốc tế4

Câu 3: Hợp đồng có hiệu lực như thế nào? Vì sao?

Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác Khi hợp đồng đã có hiệu lực thì hợp đồng sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia giao kết hợp đồng và các bên tham gia giao kết phải thực hiệnđúng các quyền và nghĩa vụ đối với nhau như đã nêu trong hợp đồng

Bởi vì căn cứ Khoản 2, Điều 401, BLDS 2015 quy định:

“2 Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với

nhau theo đã cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật.”

Câu 4: Quan niệm về hiệu lực của hợp đồng của Việt Nam có khác với quan niệm về hiệu

lực ràng buộc của hợp đồng so với pháp luật của các nước Anh – Mỹ?

- BLDS Đức không qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, nhưng có qui định chung về thời điểm có hiệu lực của sự tuyên bố ý chí, và qui định này cũng được áp dụng cả

với việc giao kết hợp đồng: “Tuyên bố ý chí đối với một người vắng mặt có hiệu lực vào thời

điểm người đó nhận được tuyên bố”5 (Khoản 1, Điều 130, BLDS Đức)

4 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức, năm 2013, tr.252.

5 Section 130 Effectiveness of a declaration of intent to absent parties

(1)A declaration of intent that is to be made to another becomes effective, if made in his absence, at the point of time when this declaration reaches him It does not become effective if a revocation reaches the other previously or at the same time.

Trang 5

- BLDS Nga cũng có qui định tương tự: “Hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận”6 (Khoản 1, Điều 433, BLDS Nga) Qui định này của BLDSNga có điểm giống với qui định tại Khoản 1, Điều 400, BLDS 2015 của Việt Nam.

- BLDS của Pháp không có qui định về thời điểm giao kết hợp đồng nói chung, mà chỉ có qui định về thời điểm có hiệu lực của hai hợp đồng cụ thể là hợp đồng tặng cho7 (Điều 932)

và hợp đồng ủy quyền8 (Khoản 2, Điều 1985) Thời điểm có hiệu lực khi các bên thể hiện sự chấp nhận thông qua việc gửi thư thông báo

- Nguyên tắc thư được gửi đi – “postal rules” (hay “mail – box rules”) của các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, điều thứ nhất trong postal rules cho rằng: hợp đồng được giao kếttại thời điểm thư trả lời chấp nhận được gửi đi9

Câu 5: Thế nào là điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi?

Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là trường hợp xuất hiện những sự kiện không lường trước được, không làm cho hợp đồng không thể thực hiện được nhưng khi thực hiện thì bên phải thực hiện sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với dự tính hay bên nhận thực hiện có được giá trị thấp hơn rất nhiều so với dự tính

Câu 6: Ai được quyền điều chỉnh hợp đồng? Điều kiện để điều chỉnh hợp đồng là gì?

- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 420, BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

“2 Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền

yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý”.

Trong trường hợp hoàn cảnh cơ bản thay đổi lớn và không lường trước được về hoàn cảnh thực tế so với thời điểm xác lập hợp đồng, thì các bên đã giao kết hợp đồng là người có

6 Article 433 Moment of Conclusion of Contract

1 A contract shall be deemed to be concluded at the moment of receipt by the person who has made an offer of its acceptance.

7 Nguyên văn: La donation entre vifs n'engagera le donateur, et ne produira aucun effet, que du jour qu'elle aura été acceptée en

Trang 6

quyền đàm phán lại để điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với ý chí và bảo đảm được các quyền, nghĩa vụ của các bên để tiếp tục thực hiện hợp đồng.

- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 420, BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

cơ bản, có các điều kiện để điều chỉnh hợp đồng:

“1 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích”.

Câu 7: Phân biệt việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi so với hợp đồng không

thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng?

Điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi và hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng đều phát sinh từ những nguyên nhân khách quan, và những nguyên nhân này đều không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng Nhưng ở điều chỉnh hợp đồng do có hoàn cảnh thay đổi thì hậu quả của việc hoàn cảnh thay đổi không ảnh

hưởng nặng nề như sự kiện bất khả kháng (không khiến cho hợp đồng không thể thực hiện được), song nó lại ảnh hưởng đến sự bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng

Nếu ở hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng, khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì dẫn đến việc chấm dứt thực hiện hợp đồng còn ở điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi thì hoàn cảnh thay đổi sẽ không là nguyên nhân làm chấm dứt hợp đồng,

mà nó là nguyên nhân gây thiệt hại cho một bên nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không

có sự thay đổi

Trang 7

Nếu ở hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng, việc không thực hiện nghĩa vụ của một bên do sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trừ trách nhiệm thì điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi thì khi chưa thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng và đang đợi Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Câu 8: Trong án lệ 04/2016, Toà án cho rằng hợp đồng có hiệu lực đối với những ai? Vì

Câu 9: Trong Quyết định giám đốc thẩm số 690/2010/DS-GĐT, Toà án cho rằng hợp đồng

giữa các bên có hiệu lực hay không? Đoạn nào trong bản án cho phép khẳng định điều đó?

- Trong Quyết định giám đốc thẩm số 690/2010/DS-GĐT, Toà án cho rằng hợp đồng giữa các bên có hiệu lực

- Đoạn của bản án cho phép khẳng định điều đó:

“Trong trường hợp này phải xác định đây là tình tiết mới, ông Hiền đã được Tòa án chia nhà đất, ông Hiền có toàn quyền quyết định việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Thảo mà không phụ thuộc vào hợp đồng ngày 08/02/2003 nữa Nên nếu ông Hiền vẫn thiện chí thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì các bên có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng (có thể thoả thuận lại về giá cả và các điều kiện, cam kết khác)”

Câu 10: Trong Bản án số 255/2016/DS-PT của TAND TP Hồ Chí Minh, vì sao toà án cho

rằng hợp đồng được kết không đúng diện tích thực tế như vậy, nhưng lại có hiệu lực đối với các bên?

Trong Bản án số 255/2016/DS-PT của TAND TP Hồ Chí Minh, Toà án cho rằng hợp đồng được kết không đúng diện tích thực tế như vậy, nhưng lại có hiệu lực đối với các bên bởi vì

Trang 8

theo Khoản 2, Điều 402, của BLDS 2015 thì mặc dù hợp đồng được kí kết không đúng diện tích thực nhưng hợp đồng đó đã được thực hiện trên thực tế là ngày 29/10/2008 vợ chồng ông Hà đã đăng ký và trở thành chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở của hồ sơ gốc.

Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao và Toà

án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Quyết định số 690/2010/DS-GĐT,

- Đối với vụ việc tranh chấp mua bán nhà trên, Tòa án nhân dân tối cao cho rằngTòa án cấp

sơ thẩm và cấp phúc thẩm cho hợp đồng bị vô hiệu ngay từ khi giao kết để giải quyết hợp đồng vô hiệu mà không xem xét đến thỏa thuận ngày 08/02/2003 về việc hủy bỏ hợp đồng

để giải quyết hợp đồng là không đánh giá đúng tình tiết của vụ án

Mặt khác, sau khi hợp đồng mua bán nhà được xác lập, tài sản chung của bà Sinh và ông Hiền là căn nhà có tranh chấp đã được chia theo quyết định của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang nên ông Hiền có quyền định đoạt phần nhà đất của mình mà không phụ thuộc vàothỏa thuận ngày 08/2/3003 nữa

Nếu ông Hiền có thiện chí, hợp đồng mua bán nhà với ông Thảo bà Thanh có thể tiếp tục thực hiện và thỏa thuận lại Nếu không mới xem xét đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồngmua bán nhà kí ngày 23/02/2002

- Hướng giải quyết trên của Tòa án là phù hợp, đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên.Nhà đất được thỏa thuận mua bán trên là tài sản chung chưa chia của ông Hiền và vợ cũ(bà Sinh) Do đó, ông Hiền không có quyền tự mình định đoạt toàn bộ nhà đất Tuy nhiên, hợp đồng không thể bị coi là vô hiệu toàn bộ ngay từ đầu bởi lẽ:

+ Sau khi hợp đồng được kí kết ngày 23/2/2002 và có tranh chấp, các bên đã thỏa thuận lại vào ngày 08/02/2003 với nội dung gặp bà Sinh để bà ký giấy ủy quyền cho ông Hiền đứng tên một mình trong việc làm sổ đỏ và bán nhà Trường hợp không thỏa thuận được mới là điều kiện để hai bên hủy hợp đồng Do đó, để đảm bảo tính khách quan, phải dựa vào khoản

1 Điều 425 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết:

“1.Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi

phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Trang 9

+ Mặt khác, sau đó bà Sinh yêu cầu chia nhà đất và được giải quyết và bà Sinh đồng ý cho ông Hiền sở hữu căn nhà, nhưng phải thanh toán cho bà Sinh ½ giá trị nhà và đất Đây là tình tiết mới, ông Hiền đã được chia nhà đất và có toàn quyền quyết định đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, mà không phải xem xét đến tài sản chung nữa Do đó, phải dựa vào hợp đồng giữa hai bên ngày 23/2/2002 để giải quyết là đảm bảo được lợi ích của bên có quyền là ông Thảo bà Thanh và ý chí của bên có nghĩa vụ.

Theo Tòa án, hợp đồng mua bán nhà giữa ông Hiền bà Nguyệt và ông Thảo bà Thanh không bị vô hiệu Hai bên có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng theo ý chí của mình, bảo đảm được quyền tự do ý chí của các bên sau đó mới xét đến tranh chấp khi có vi phạm hợp đồng

là hoàn toàn phù hợp

Vụ việc trong Bản án số 255/2016/DS-PT, về hợp đồng mua bán nhà đất (là tài sản do thừa kế) thì ông Hoan đã đại diện cho các đồng thừa kế là bà Thuỷ và bà Phụng kí kết hợp đồng mua bán trên Tuy nhiên, trong những người đồng thừa kế còn thiếu đi 2 người thừa kế nữa

là ông Khánh và bà Châu, như vậy ông Hoan đã thực hiện việc mua bán nhà đất mà không

có sự chấp thuận của hai người này là không đúng, không đảm bảo quyền lợi của ông

Khánh, bà Châu Từ đó, hợp đồng này không có hiệu lực đối với phần diện tích của ông Khánh và bà Châu nhưng Toà án cấp sơ thẩm xác định hợp đồng này có hiệu lực là không đúng Mặt khác, ông Hoan khai có một người anh là ông Khánh nhưng không cung cấp địa chỉ và bà Châu cũng đã gửi đơn được tham gia tố tụng và cung cấp bản sao giấy khai sinh chứng minh bà và ông Khánh là con ruột của bà Nhuận, ông Quốc Do đó, việc Toà phúc thẩm yêu cầu xác minh các hàng thừa kế của ông Quốc, bà Nhuận để tham gia tố tụng để xétđến hiệu lực của hợp đồng là có căn cứ, nếu ông Khánh và bà Châu chấp thuận với hợp đồngmua bán nhà đất nêu trên thì hợp đồng này có hiệu lựa, nếu ông Khánh và bà Châu không chấp thuận hợp đồng này thì giải quyết hợp đồng này vô hiệu đối với phần diện tích của ông Khánh và bà Châu theo quy định tại Điều 135, BLDS 2005 về Giao dịch dân sự vô hiệu từngphần

Trang 10

Câu 12: Trong tình huống: có đủ căn cứ để cho phép A được đề nghị toà án cho điều chỉnh

đã thu hẹp kinh hoanh để duy trì hoạt động ở mức tối thiểu (Điểm đ) Tuy nhiên, A và B không thoả thuận được về sự điều chỉnh hợp đồng, do đó dựa vào Điểm b, Khoản 3, Điều

420, BLDS 2015 thì A có quyền đề nghị Toà án cho điều chỉnh hợp đồng

Câu 13: Nếu B không đồng ý điều chỉnh hợp đồng, thì hậu quả có thể phát sinh ở đây là gì?

Giải thích vì sao và nêu căn cứ pháp lí?

- Nếu B không đồng ý điều chỉnh hợp đồng, thì hậu quả có thể phát sinh ở đây là: A có thể yêu cầu toà án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích của các bên khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

- Căn cứ theo Khoản 3, Điều 420, BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

“3 Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một

thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Trang 11

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”.

Câu 14: Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh chị về những thay đổi giữa BLDS

2015 so với BLDS 2005 về chủ thể đang được nghiên cứu.

- Tại Điều 405, BLDS 2005 về Hiệu lực của hợp đồng dân sự:

“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có

thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Và Điều 401, BLDS 2015 về Hiệu lực của hợp đồng:

“1 Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có

thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2 Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”.

BLDS 2005 và BLDS 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng với nội dung có sự khác nhau Khoản 1, Điều 401, BLDS 2015 đã thay từ “pháp luật” trong điều luật cũ bằng từ

“luật” nên hiệu lực của hợp đồng phải do văn bản (văn bản dưới luật không được quy định), như vậy đã giới hạn lại phạm vi có hiệu lực của hợp đồng

Tại Khoản 2, Điều 401, BLDS 2015 đã bổ sung quy định mới so với BLDS 2005 Tuy nhiên quy định tại Khoản 2 này có thể gây nhầm lẫn giữa hiệu lực của hợp đồng (kéo theo hệquả là không được giao kết với ai nữa, không được thay đổi những gì đã thống nhất) và thực hiện hiện hợp đồng vì có thể xảy ra hoàn cảnh, hợp đồng có hiệu lực rồi nhưng các bên chưaphải thực hiện ngay

- BLDS 2015 đã bổ sung thêm một quy định mà BLDS 2005 không có, đó là quy định về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420, BLDS 2015 Quy định trên

là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi hợp đồng sinh ra không để bị huỷ bỏ hay chấm dứt, đồng thời việc cho Toà án quyền chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng mà không cho sửa đổi hợp đồng là tự mâu thuẫn vì chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng cũng xâm phạm tới cam kết đã các bên xác lập hợp pháp Vì vậy, với quy định tại Khoản 3, Điều 420, Toà án có lựa chọn nhưng

Trang 12

phải ưu tiên sửa đổi hợp đồng so với chấm dứt hợp đồng Tại Khoản 4, Điều 420 đã có quy định về hoàn cảnh của các bên trong quá trình thương lượng, sửa đổi hợp đồng, quy định nàyphù hợp với thực tiễn xét xử.

II Vấn đề 2: Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng.

Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Toà án địa phương đã

buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?

Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn cho thấy Toà án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng:

“Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày 27/8/2010 Toà

án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã quyết định:

2 Buộc Công ty TNHH Damool VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số

007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa Công ty TNHH Damool VINA với Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương”.

“Tại Bản kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 21/2010/KDTM-PT ngày 23/11/2010, Toà

án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định:

Giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày

27/8/2010 Toà án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.

Câu 2: Hướng giải quyết của Toà án địa phương có được Toà án nhân dân tối cao chấp

nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Hướng giải quyết của Toà án địa phương không được Toà án nhân dân tối cao chấp nhận

- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:

“Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”

Trang 13

Câu 3: Vì sao Toà án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho

câu trả lời.

- Toà án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên vì khi Công ty Hồng Hà khởi kiện yêu cầu Công ty VINA đền bù do vi phạm hợp đồng theo Hợp đồng nguyên tắc số 007 và Công ty VINA đã chấp nhận đền bù 5% giá trị hợp đồng cho Công ty Hồng Hà

- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:

“Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đề từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao.

Ngay từ đầu ta thấy, công ty VINA luôn từ chối thực hiện hợp đồng và sẵn sàng chịu phạt 5% theo cam kết tại hợp đồng số 007 Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp tranh chấp với nhau vềtài sản phục vụ kinh doanh nên việc Tòa án địa phương buộc công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng Trên cơ sở đó, Tòa án nhân dân tối cao đã

xử lí theo hướng khác, công ty VINA hủy bỏ chấm dứt hợp đồng thì phải chịu phạt 5% giá trị hợp đồng theo thỏa thuận trước đó của hai bên

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao đã đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật Bởi:

- Công ty Vina trước và trong khi giải quyết vụ án,công ty VINA đều thể hiện ý chí không muốn thực hiện hợp đồng nguyên tắc số 007 Trên thực tế, công ty này đã kí kết hợp đồng số

007 vào ngày 10/10/2009, tức là bên công ty Vina đã xác lập quyền và nghĩa vụ của mình với công ty Hồng Hà như nội dung trong hợp đồng và cuối cùng không thực hiện Công ty VINA đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện công việc của mình

- Theo quy định của Khoản 1, Điều 302, BLDS 2005 thì trong trường hợp này, công ty VINA phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên công ty Hồng Hà Theo thỏa thuận của hợp đồng, bên vi phạm nghĩa vụ (công ty VINA) sẽ phải bồi thường 5% giá trị hợp đồng và công

ty VINA đã chấp nhận bồi thường 5% của giá trị hợp đồng

Ngày đăng: 04/03/2017, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w