Cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 .... Hơn thế, môn Toán còn góp phần trong rèn luyện phương phá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC
===£ o C3 g 3===
PHÙNG THỊ THÚY
YẮN ĐÈ TRONG DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG
VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Ở LỚP 3
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thục Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm truớc nhà truờng về sụ cam đoan này
Xuân Hòa, ngày 06 tháng 5 năm 2016
Tác giảPhùng Thị Thúy
Trang 3LỜI CẢM ƠNTác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Ngọc Sơn, người Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành Khóa luận.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy/ cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là các thầy/ cô trong tổ Bộ môn Toán và Phương pháp dạy học toán đã giúp tác giả hoàn thành việc học tập và thực hiện khóa luận
Xin cám ơn Ban giám hiệu, các thầy/cô trường Tiểu học Hội Hợp B, đặc biệt cô giáo Trần Thị Hải Lý đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả ưong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm và thực tập tại trường
Tôi vô cùng biết ơn cha mẹ và gia đình, chân thành cảm ơn bạn bè, những người luôn luôn động viên, cổ vũ tôi để tôi hoàn thành khóa luận này
Tuy đã rất cố gắng, nhưng khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tác giả hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiên cứu
Xuân Hòa, ngày 06, tháng 5 năm 2016
Tác giả Phùng Thị Thúy
Trang 4DANH MUC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê nội dung sách giáo khoa về đại lượng và đo đại
lượng ở lớp 3
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra lớp đối chứng
Trang 5MUC LUC • •
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Khách thể nghiên cứu và đối tuợng nghiên cứu 3
4 Phuơng pháp nghiên cứu 4
5 Cấu trúc khóa luận 4
PHẦN NỘI DUNG 5
Chuơng 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỀN NĂNG L ự c GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Ở LỚP 3 5 1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại luợng và đo đại luợng ở lớp 3 5
1.1.1 Dạy học môn Toán ở Tiểu h ọ c 5
1.1.2 Dạy học đại luợng và đo đại luợng ở Tiểu học 13
1.1.2.1 Vấn đề chung về dạy học đại luợng và đo đại luợng ở Tiểu học 13
1.1.2.2 Dạy học đại luợng và đo đại luợng ở lớp 3 14
1.1.3 Đặc điểm của học sinh lớp 3 trong học tập đại luợng và đo đại luợng 19
1.1.4 Vận dụng phuơng pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học đại luợng và đo đại luợng ở lớp 3 20
1.1.4 1 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đ ề 20
1.1.4.2 Vận dụng phuơng pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề ữong dạy học đại luợng và đo đại luợng ở lớp 3 24
Trang 61.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 26
1.2.1 Thực trạng dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 26
1.2.2 Tình hình học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 27
- Học sinh không thực sự hứng thú khi học kiến thức về đại lượng và đo đại lượng 27
Chương 2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG Lực GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG 29
2.1 Các biện pháp 29
2.1.1 Biện pháp 1: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tìm tòi lời giải toán 29 2.1.1.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 29
2.1.1.2 Nội dung biện pháp và cách thực hiện 29
2.1.2 Biện pháp 2: Thiết kế bài học đại lượng và đo đại lượng theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề 34
2.1.2.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 34
2.1.2.2 Nội dung biện pháp và cách thực hiện 35
2.1.3 Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 43
2.1.3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 43
2.1.3.2 Nội dung biện pháp và cách thực hiện 44
2.1.4 Biện pháp 4: Tổ chức dạy học đại lượng và đo đại lượng trên lớp theo hướng phát ữiển năng lực giải quyết vấn đ ề 48
2.1.4.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 48
2.1.4.2 Nội dung biện pháp và cách thực hiện 48
KẾT LUẬN CHƯONG 2 53
Chương 3 THựC NGHIỆM SƯ PHẠM 54
3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 54
Trang 73.1.1 Mục đích thực nghiệm 54
3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 54
3.2 Nội dung và tổ chức thực nghiệm 54
3.2.1 Nội dung thực nghiệm 54
3.2.2 Tổ chức thực nghiệm 55
3.3 Kết quả thực nghiệm 56
3.3.1 Phân tích kết quả thực nghiệm 56
3.3.2 Kết luận rút ra từ thực nghiệm 59
3.4 Kiến nghị 60
3.4.1 Đối với giáo viên 60
3.4.2 Đối với các cấp quản lí 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤ C 1
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chon đề tài.
1.1 Vị trí của đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán Tiểu học
Trong nền giáo dục Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán là một trong số những môn học cơ sở có tác động trực tiếp tới sự phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ ở Tiểu học Đồng thời, khối kiến thức và kỹ năng mà học sinh tiếp thu được từ môn học này có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người và là cơ sở để học tiếp môn Toán ở các bậc học ữên Mặt khác, môn Toán ở Tiểu học không chỉ góp phần giúp học sinh trở thành con người phát triển toàn diện mà nó còn giúp con người phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập và linh hoạt, hình thành trong học sinh những cái nhìn đúng đắn
về sự vật, hiện tượng trong thực tiễn Nhờ môn Toán, học sinh có thể bồi dưỡng cho mình tính trung thực, cận thận, tính khoa học trong lao động và học tập, để rồi trở thành những con người có đầy đủ các phẩm chất cần thiết
và quan trọng của con người lao động mới Hơn thế, môn Toán còn góp phần trong rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và giải quyết vấn
đề, hình thành phát ữiển nhân cách và năng lực trí tuệ của con người Vì vậy, môn Toán là môn học có ý nghĩa và vai trò rất lớn trong chương trình giáo dục ở cấp học Tiểu học Trong đó, đại lượng và đo đại lượng là một trong những tuyến kiến thức quan trọng kéo dài xuyên suốt toàn bộ cấp học Các kiến thức về đại lượng và các phép đo đại lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình học Vậy nên, đại lượng và đo đại lượng có vị trí rất quan trọng trong chương trình môn Toán ở Tiểu học
1.2 Tình hình dạy học đại lượng và đo đại lượng hiện nay
Trong các tuyến kiến thức của môn Toán ở Tiểu học thì “ Đại lượng và
đo đại lượng” là tuyến kiến thức khó dạy vì tri thức khoa học về đại lượng và
đo đại lượng được trình bày có khoảng cách, nội dung của nó thì khô khan rất
Trang 9dễ gây cảm giác nhàm chán cho cả giáo viên khi dạy học và cho học sinh khi tiếp thu tri thức Hơn nữa, việc dạy học tuyến kiến thức này trong thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, chưa nắm vững kiến thức khoa học về đại lượng và đo đại lượng và chưa khai thác được tri thức khoa học và tri thức môn học Bên cạnh đó, học sinh còn hay nhầm lẫn và mắc nhiều sai lầm trong quá trình học và luyện tập tuyến kiến thức này nên kết quả học tập chưa cao Đặc biệt, ở lớp 3, mặc dù tuyến kiến thức này có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp học sinh bước đầu được khái quát hóa các nội dung đã học ở lớp 1, 2 và chuẩn bị tốt cho việc học tiếp theo ở lớp 4, 5 Nhưng vì ở lớp
3, nội dung kiến thức về đại lượng và các phép đo đại lượng rất ít nên giáo viên
ít chú trọng tới việc khắc sâu và rèn luyện cho học sinh và giáo viên cũng chưa
có phương pháp dạy học thích hợp nên khả năng tiếp thu tri thức mới của học sinh còn hạn chế và chưa phát huy được năng lực của các em
1.3 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học và sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vẩn đề
Trong dạy học, dù đối với đối tượng nào hay với bất kì môn học, tuyến kiến thức nào, giáo viên cũng phải có những phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung kiến thức của môn học
mà mình dạy., đồng thời nó cúng phải phù hợp với tình hình thực tế của giáo dục Theo xu hướng đổi mới giáo dục, mục tiêu hàng đầu của dạy học là phát triển năng lực của người học và theo điều 5 luật Giáo Dục năm 2005 quyết
định: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo cho người học; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và ỷ chi vươn lên.” Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có
những phương pháp dạy học cụ thể, thích hợp Ngày nay có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang được nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học phát triển
Trang 10năng lực giải quyết vấn đề Đây là một phương pháp dạy học tích cực, nó giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và tích cực trong học tập, từ đó hình thành những kỹ năng, kỹ xảo toán học Phương pháp dạy học này phù hợp với tư tưởng hiện đại về đổi mới mục tiêu, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nước nhà là xây dựng những con người biết đặt và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phù hợp với giá trị chuẩn mực, những con người thực sự là động lực của sự phát triển bền vững và nhanh chóng của đất nước Vì vậy, vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học là cần thiết.
Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 3.”
2 Muc đích và nhiêm vu nghiền cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất biện pháp nhằm rèn luyện, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 phù hợp với lí luận và thực tiễn trong dạy học Toán ở Tiểu học
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận về dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
- Tìm hiểu thực trạng về dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 3 ở các trường Tiểu học
- Đồ xuất biện pháp phát ữiển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
- Thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các đề xuất phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Giáo viên và học sinh lớp 3.
Trang 113.2 Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học đại lượng và đo đại lượng theo
phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: chỉ ra sự cần thiết của phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
- Điều tra, quan sát: Thực tiễn giáo dục toán về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
- Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực hiện một số giải pháp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ưong giải toán có liên quan đến đại lượng
và đo đại lượng
4.2 Công cụ nghiên cứu
- Thiết kế các bài kiểm tra kết quả học toán về đại lượng và đo đại lượng của học sinh lớp 3
4.3 Thu thập và phân tích dữ liệu
- Thu thập số liệu
- Phân tích số liệu (định tính, định lượng)
5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại lượng và đo đại lựong ở lớp 3
Chương 2: Giải pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 12PHẦN NỘI DUNG Chương 1 C ơ SỞ LÍ LUÂN VÀ THƯC TIỄN CỦA VIÊC PHÁT TRIỂN NĂNG Lực GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Ở LỚP 3.
1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong day hoc đai lương và đo đai lương ở lớp 3
1.1.1 Day hoc môn Toán ở Tiểu hoc
1.1.1.1 Vấn đề chung
* Vị trí, vai trò của môn Toán ở Tiểu học
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt , môn Toán
có vị trí hết sức quan trong bởi vì:
- Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học
- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực Đối tượng nghiên cứu của toán học với quan hệ về số lượng và hình dạng là thể hiện của các mối quan hệ về
số lượng và hình dáng không gian Chẳng hạn, các mối quan hệ về số lượng bao gồm các quan hệ cộng, trừ, nhân, chia, lớn hơn, nho hơn, bằng trên các tập hợp N, Q hoặc những quan hệ giữa những đại lượng Ví dụ: quãng đường, thời gian, vận tốc; diện tích với chiều dài, chiều rộng hoặc với cạnh đáy, chiều cao Các hình dáng không gian bao gồm: các biểu tượng hình học: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông
- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát ữiển trí thông minh Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho học sinh qua môn Toán bao gồm: phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hóa, trừu tượng hóa, đặc biệt hóa Các
Trang 13phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho học sinh bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo.
* Mục tiêu môn Toán ở Tiểu học
Mục tiêu dạy học môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về số học: Các khái niệm, tính chất, các phép toán trên số tự nhiên, phân số, số thập phân
- Cung cấp cho học sinh kiến thức ban đầu về đại lượng, đo đại lượng như : độ dài, diện tích, khối lượng, thơi gian và thể tích các quan hệ và các phép toán trên các số đo đại lượng
- Cung cấp cho học sinh kiến thức ban đầu về một số yếu tố hình học biểu tượng: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, tam giác các quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình đã học
- Cung cấp cho học sinh kiến thức ban đầu về một số thống kê đơn giản như: giải số liệu, biểu đồ, biểu đồ hình quạt
- Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp
lí và diễn đạt chung (nói và viết) cách phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi tỏng cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
Mục tiêu dạy học Toán ở Tiểu học nhấn mạnh đến việc giúp học sinh
có những kiến thức và lỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống nhưng chú ý hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó Ngoài các mạch kiến thức cơ bản đó, ở Tiểu học có giới thiệu một số yếu tố thống kê có ý nghĩa thiết thực trong đời sống
Quan tâm đúng mức hơn tới:
- Việc rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết tình huống có vấn đề
- Phát triển tư duy theo đặc trưng của môn Toán
Trang 14- Xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học
dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh
tự biết cách học toán có hiệu quả
* Nội dung, chương trình môn Toán ở Tiều học.
Chương trình Toán ở Tiểu học thống nhất với 4 mạch nội dung: 1 : số học;
2: Đại lượng và đo đại lượng; 3: Hình học; 4: Giải toán có lời văn Cụ thể:
Số học:
1 Khái niệm ban đầu về số tự nhiên, số tự nhiên liền trước, số tự nhiên
liền sau, ở giữa 2 số tự nhiên, các số từ 0 đến 9
2 Cách đọc: Ghi số tự nhiên, hệ nghi số thập phân
3 Quan hệ bé hơn, lớn hơn, bằng (=) giữa các số tự nhiên, so sánh các
số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên thành dãy số tự nhiên Một số đặc điểm
của dãy số tự nhiên (rời rạc, xếp thứ tự tuyến tính, có phần tử đầu, không có
phần tử cuối .)
4 Các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên, ý nghĩa, bảng
tính một số tính chất cơ bản của phép tính, tính nhẩm, tính bằng cách thuân
tiện nhất (lớp 4 -5) thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có nhiều
dấu tính, mối quan hệ các phép tính (+, - , X , :).
5 Khái niệm ban đầu về phân số (lớp 4) cách đọc, cách viết, so sánh,
thực hành cộng, trừ, nhân, chia trong trường hợp đơn giả
6 Khái niệm ban đầu về số thập phân (lớp 5), cách đọc, cách viết (trên
cơ sở mở rộng, hệ ghi số thập phân) So sánh và sắp xếp thứ tự, cộng, trừ, nhân,
chia các số thập phân (một số tính chất cơ bản của phép tính, tính nhẩm nhân)
Dại lượng - Đo đại lượng
1 Khái niệm ban đầu về các đại lượng thông dụng như: Độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích, tiền Việt Nam
Trang 15Chẳng hạn: Lớp 1 học về: cm; lớp 2 học: km, m, dm, cm, mm; lớp 3:
sử dụng đo thông dụng là km, m; lớp 4: bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng; lớp 5: hoàn thành bảng đơn vị đo dộ dài ở 2 dạng : số tự nhiên, số thập phân
2 Khái niệm ban đầu về đo đại lượng: Một số đơn vị đo thông dụng
nhất, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng nhất, kí hiệu và quan
hệ giữa một số đơn vị đo và việc chuyển đổi đơn vị đo
3 Thực hành đo đại lượng, giới thiệu dụng cụ đo, thực hành đo
Chẳng hạn : Dạy về ki-lô-gam, lít (sử dụng đồ dùng - dụng cụ đo như:cân, chai, ca 1 lít)
4 Cộng trừ nhân chia các số đo đại lượng cùng loại
Yếu tổ hình hoc :
1 Các biểu tượng về hình học đơn giản :
- Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng (Lớp 1)
- Đường gấp khúc, tam giác, tứ giác (Lớp 2)
- Chu vi, diện tích hình vuông, chữ nhật, hình tam giác (Lớp 3)
- Chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi (Lớp 4)
- Chu vi, diện tích hình thang, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, hình lập phương (Lớp 5)
3 Cách tính thể tích hình chữ nhật, hình lập phương (Lớp 5)
Giải toán có lời văn :
1 Giải các bài toán đơn (1 bước tính) bằng phép tính + , - , X , :
- Những bài toán thể hiện ý nghĩa của phép tính
Trang 16- Những bài toán liên quan đến phân số, tỉ số:
+ Loại tìm một phần mấy của một số đó
+ Loại tìm tỉ số của hai số
- Những bài toán đơn được giải theo công thức
+ Loại tìm chu vi, diện tích, vận tốc, quãng đường (Có nội dunghình học, chuyển đông đều)
2 Giải các bài toán hợp:
(Toán hợp là sự kết hợp của một số bài toán đơ n)
+ Toán hợp giải bằng hai phép tính
+ Toán liên quan rút về đơn vị
+ Toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
+ Toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
+ Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
(Ở lớp 4 bài toán hợp có đến 3 bước tính)
+ Bài toán trắc nghiệm liên quan đến biểu đồ, bản đồ, tỉ lệ bản đồ
+ Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch (Các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ khi giải có thể dùng phương pháp “rút về đơn vị” hoặc phương pháp “tỉ số”)
* Đặc điếm, cấu trúc nội dung, chương trình môn toán ở Tiếu học
- Chương trình Tiểu học môn Toán đưa vào một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống; chẳng hạn: dạy học phân số hoàn chỉnh hơn với thời lượng nhiều hơn so với chương trình cải cách giáo dục đã điều chỉnh; giới
Trang 17thiệu thêm về hình bình hành, hình thoi, hình trụ, hình cầu; giới thiệu một số yếu
tố thống kê phù hợp với trình độ học sinh Tiểu học; bước đầu làm quen với máy tính và sử dụng máy tính đúng mức Coi ừọng công tác thực hành toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống
- Chương tình được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí, mở rộng
và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trong phạm vi 10, trong phạm vi
100, 1000, 100 000 đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên
- Dạy học số học tập ưung vào số tự nhiên và số thập phân Dạy học phân số chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản và sơ giản nhất phục vụ chủ yếu cho dạy học số thập phân và một số ứng^ụng trong thực tế Các yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần làm nổi rõ dần một số quan hệ số lượng và cấu trúc của các tập hợp số
Ví dụ: Dạy học giải toán, ngay từ lớp 1 phần bài giải bao gồm đầy đủ: câu giải, phép tính, đáp số, thống nhất với các lớp 2, 3, 4, 5
1.1.1.2 Dạy học toán lớp 3
* Mục tiêu môn Toán lớp 3
Dạy học Toán lớp 3 nhằm giúp học sinh:
a/ Số tự nhiên:
- Biết đếm (từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị trong phạm
vi 100000)
- Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100000
- Biết sắp xếp và so sánh các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.b/ Các phép tính:
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ nhân, chia trong phạm vi
100000 bao gồm:
Trang 18+ Học thuộc bảng tính và biết tính hẩm trong phạm vi câc bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng, ữừ, nhân, chia.
+ Biết thực hiện cộng, trừ với các số có 5 chữ số
+ Biết thực hiện các phép nhân có ba, bốn chữ số với số có một chữ số.+ Biết thực hiện phép chia đến số có 5 chữ số cho số có một chữ số (chia hết hoặc chia có dư)
- Biết tính giá trị biểu thức của số có đến hai dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc)
- Biết tìm thành phần chưa biết của một phép tính
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học)
- Biết đo và ước lượng các đại lượng đo thường gặp bao gồm:
+ Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp, biết sử dụng một số đơn vị đo độ dài để
đo độ dài và ước lượng các độ dài đơn giản
+ Củng cố những hiểu biết ban đầu về: đo khối lượng với hai đơn vị đo thường gặp là ki-lô-gam và gam; đo thời gian với các đơn vị thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng, năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian, sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hàng ngày
- Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích (xăng - ti - mét vuông)
- Thực hành đo thời gian, đo khối lượng, đo dung tích, chuyển đổi và
sử dụng tiền Việt Nam
Biết thêm về hình chữ nhật và hình vuông bao gồm:
Trang 19- Nhận biết các yếu tố của một hình (góc, cạnh, đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật và hình vuông.
- Biết tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông
- Thực hành xác định góc vuông bằng ê-ke Thực hành vẽ góc vuông,
vẽ hình chữ nhật và hình vuông
- Bước đầu vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề đơn giản thường găp, chẳng hạn giải toán có lời văn có không quá hai bước tính
* Đặc điểm chung của nội dung dạy học môn Toán ở lớp 3
- Môn Toán ở lớp 3 là môn học thống nhất, tích hợp các nội dung giáo dục khác, với số học là nội dung trọng tâm và là hạt nhân của môn Toán lớp
3 Cu thể như sau:
Toán 3 có bốn mặt nội dung: số học; đại lượng và đo đại lượng; yếu tố hình học và giải toán có lời văn Bốn mạch nội dung này được tích hợp với nhau tạo thành môn học thống nhất về cơ sở khoa học và cấu trúc nội dung Các nội dung giáo dục khác (về tự nhiên và xã hội, về dân số và môi trường,
Trang 20về an toàn giao thông ) được tích hợp với các nội dung^toán học trong quá trình dạy học và thực hành, đặc iệt là thực hành giải các bài toán có lời văn.
Mức độ học rộng và sâu dần về các kiến thức và kỹ năng cơ bản như:
sự phát triển của trình độ tư duy và các năng lực khác được tang dần trong từng mạch nội dung xuyên suốt Toán 1 đến Toán 3 Đồng thời, nhờ tích hợp
mà có sự hỗ trợ lẫn nhau trong từng mạch nội dung, giữa các mạch nội dung, giữa Toán 3 và các môn học khác
- Toán 3 củng cố và phát triển các nội dung Toán 1, dặc biệt là của Toán 2; bước đầu hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn Toán trong giai đoạn lớp 1, lớp 2, lớp 3; chuẩn bị cho học sinh chuyển sang giai đoạn học tập phát triển tiếp theo ở lớp 4 và lớp 5
- Toán lớp 3 quán triệt quan điểm phổ cập giáo dục và dạy học phát triển, đem lại sự bình dẳng về chất lượng giáo dục toán học và khuyến khích năng lực phát triển của các đối tượng học sinh
1.1.2 Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học
1.1.2.1 Vấn đề chung về dạy học đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học
* Mục đích, yêu cầu dạy học đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học
- Giới thiệu một số kiến thức sơ dẳng về các đại lượng, làm cho học sinh nắm được các kỹ năng thực hành về đo đại lượng
+ Biết dùng số để đặc trưng cho các giá trị của đại lượng
+ Biết sử dụng các dụng cụ đo thích hợp, biết tiến hành các phép đo thực hành, có kỹ năng ước lượng số đo
+ Nắm chắc đơn vị đo, hệ thống đơn vị đo Biết biểu diễn số đo, chuyển đổi số đo, thực hiện phép tính trên các số đo
- Hỗ trợ và củng cố các kiến thức liên quan trong môn Toán, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy của học sinh
Trang 21+ Các kiến thức đo đại lượng gắn bó, hỗ ữợ, củng cố các kiến thức số học và ngược lại.
+ Phép đo các đại lượng hình học sẽ bổ sung các hiểu biết về đối tượng hình học, hoàn chỉnh nhận thức về hình hình học
+ Nhận thức về đại lượng, thực hành đo đại lượng trong sự kết hợp với
số học, hình học sẽ góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian, khả năng phân tích-tổng hợp, trừu tượng hóa- khái quát hóa, tác phong làm việc khoa học
* Đặc điểm nội dung, chương trình dạy học đại lượng và đo đại lượng
ở Tiểu học
- Chương trình toán Tiểu học đề cập tất cả các loại đại lượng thông dụng mà học sinh thường gặp trong cuộc sống: độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích, góc thời gian và tiền Việt Nam
Các đại lượng và phép đo đại lượng gắn với số học và phát triển cùng với việc mở rộng các vòng số số học Kiến thức về cùng một đại lượng cũng được đưa ra dần dần, phù hợp với nhận thức của học sinh
- Các đại lượng dạy học ở Tiểu học hầu hết là đại lượng vô hướng cộng được, đo được
Chương trinh có giới thiệu gắn liền với thời gian là thời điểm, đó là đại lượng không cộng được
- Phép đo các đại lượng hình học có vị trí quan trọng nhất, trong đó đo
độ dài được dạy học sớm và chiếm nhiều thời gian
1.1.2.2 Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
* Mục tiêu dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
Mục tiêu cần đạt khi dạy học về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3:
1 Dạy học về độ dài
- Giới thiệu tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo: đề - ca - mét,
héc - tô - mét
Trang 22- Biết đọc, viết số đo độ dài có một hoặc hai tên đơn vị đo.
- Giới thiệu bảng đon vị đo độ dài: Giúp học sinh có hiểu biết ban đầu
về hệ thống đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền (chỉ đổi từ đơn
vị lớn ra đơn vị nhỏ và quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp như lkm = 1000m, lm = 100cm, lm = lOOOmm)
- Biết đổi số đo độ dài có một tên đơn vị đo (đổi từ danh số đơn sang danh số đơn) và biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị thành số đo có 1 tên đơn vị (đổi từ danh số phức hợp sang danh số đơn)
- Làm tính và giải toán liên quan tới các số đo độ dài
- Thực hành đo độ dài và ước lượng độ dài trong các trường hợp đơn giản
2 Dạy học về khối lượng
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu và biểu tượng của đơn vị đo khối lượng
- Biết đọc, viết số đo với đơn vị gam
- Nhận biết quan hệ giữa hai đơn vị kilôgam và gam
- Làm tính và giải toán liên quan đến các số đo khối lượng gam và ki-lô-gam
- Tập sử dụng cân đĩa và cân đồng hồ để thực hành cân các đồ vật thông dụng hàng ngày, tập ước lượng khối lượng trong một số trường hợp đơn giản
3 Dạy học về thời gian
- Đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp là: giờ, phút, ngày, tháng, năm
- Củng cố và nhận biết các mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thời gian như:l ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 năm có 12 tháng, số ngày cụ thể trong từng tháng
- Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút)
- Biết đọc và sử dụng lịch (lịch bóc hàng ngày hoặc lịch quyển)
- Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian
4 Dạy học về tiền Việt Nam
Trang 23- Giới thiệu các loại tiền giấy: 2000đồng, 5000đồng, lO.OOOđồng,
- Hình thành biểu tượng ban đầu về diện tích của một hình
- Giới thiệu tên gọi, kí hiệu, độ dài của đơn vị đo diện tích: xăng ti mét vuông
- Biết đọc, viết số đo diện tích với đơn vị là xăng- ti- mét vuông
- Biết cách tính diện tích của hình chữ nhật và hình vuông
- Biết làm tinh và giải toán hên quan tới số đo diện tích là xăng- ti- mét vuông
* Đặc điểm nội dung đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3.
Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Kế thừa và phát triển so với nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 1 và lớp 2
Chẳng hạn: Ở lớp 1, lớp 2, học sinh chỉ học một số đơn vị đo độ dài, cụ thể: lớp 1, học sinh được học về đơn vị đo xăng- ti- mét, lớp 2, học sinh được học về các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét, mét, ki-lô-mét và mi-li-mét Đến lớp
3, các em tiếp tục được học về đơn vị đo độ dài: đề-ca-mét và héc-tô-mét và bảng đơn vị đo độ dài tổng hợp tất cả 7 đơn vị đo đã được học xuyên suốt 3 lớp học Hay, ở các lớp dưới, học sinh chỉ được biết đến đại lượng độ dài qua cách tính chu vi của một hình một cách khái quát thì đến lớp 3, học sinh được học cách tính chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật theo quy tắc, và biết đến một đơn vị đo mới là đơn vị đo diện tích (xăng-ti-mét vuông)
Trang 24- Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng được cấu ữúc hợp lí, sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác, góp phần hỗ trợ, củng cố các kiến thức ấy và phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh.
Chẳng hạn: các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng được sắp xếp xen kẽ với các kiến thức số học Ví dụ, bảng đơn vị do độ dài học trong vòng
số (0 - 1000) Dạy học quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liên tiếp (lkm = 10 hm; Ihm = lOdam, ldam = 10m, lm = 10dm; ldm = 10cm; lcm = 10mm) sẽ củng cố kiến thức về ghi số thập phân, đồng thời giúp học sinh nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài Các phép tính số học làm cơ sơ cho việc Jạ y học các phép tính trên số đo đại lượng và ngược lại việc dạy học các phép tính sẽ cho phép củng cố , mở rộng kỹ thuật tính trên các số
- Các kiến thức, nội dung về đại lượng và đo đại lượng không được dạy một cách hệ thống mà chúng được củng cố thông qua việc lồng ghép, đan xen vào các kiến thức khác Dần đến học sinh luôn được củng cố, ôn luyện các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng một cách xuyên suốt quá trình học và các bài toán về nội dung đại lượng và đo đại lượng rất phong phú, gần gũi với đời sống thực tiễn
Chẳng hạn, khi học về đơn vị đo diện tích thì chúng được áp dụng, củng cố thông qua các bài toán có lời văn hay các bài toán về tính diện tích của hình vuông, diện tích hình chữ nhật Hoặc các đơn vị đo khối lượng hay đơn vị đo dung tích cũng được củng cố, luyện tập qua các bài toán có lời văn
ở tất cả các bài học trong sách giáo khoa
Ví dụ: trong bài: “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” ở phần hình thành kiến thức mới cả hai bài tập đều sử dụng đến đơn vị đo dung tích (lít)
mà học sinh đã được học ở lớp 2 Đến phần thực hành luyện tập, học sinh lại được củng cố lại đơn vị đo khối lượng (ki-lô-gam) thông qua bài tập 2
Trang 25- Hệ thống bài tập đưa ra ở các bài hình thành kiến thức mới về đại lượng
và đo đại lượng phong phú, đúng với chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt trong bà học đó, không có các bài quá khó vượt quá sức của học sinh Đồng thời, hệ thống bài tập gần gũi, thiết thực với cuộc sống thực tế hàng ngày
Ví dụ: bài “Đề-ca-mét Héc-tô-mét” hệ thống bài tập đưa ra chỉ trong phạm vi củng cố lại mối quan hệ của hai đơn vị đo với các nhau và mối quan
hệ của chúng với đơn vị đo mét để tạo tiền đề cho bài học tiếp theo “Bảng đơn vị đo độ dài” thông qua bài tập 1 và bài tập 2 Đồng thời, học sinh còn được củng cố cộng, trừ các số đo cùng đơn vị thông qua bài tập 3 và rèn kỹ năng nhân nhẩm với 10, 100 thông qua bài tập 2
* Nội dung sách giáo khoa về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
Bảng 1.1: Bảng thống kê nội dung sách giáo khoa về đại lượng và đo đại
Trang 261.1.3 Đặc điểm của học sinh lớp 3 trong học tập đại lượng và đo đại lượng
Đối với học sinh: Đại lượng là một khái niệm trừu tượng Đe nhận thức được khái niệm đại lượng đòi hỏi học sinh phải có khả năng trừu trượng hoá, khái quát hoá cao Nhưng học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh đầu cấp học trong đó có học sinh lớp 3 còn rất hạn chế về khả năng này Cụ thể:
triển, nhận thức còn ở trong giai đoạn “tư duy cụ thể” do đó, việc nhận thức các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng là vấn đề khó Các em khó có thể
tư duy trừu tượng dựa trên khái niệm mà cần có chỗ dựa là trực quan
chỉnh, các em thường nhớ một cách máy móc do ngôn ngữ các em còn ít nên các em có xu hướng thuộc lòng Ở các em, trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ lôgic
thức của học sinh tiểu học Các em còn tri giác tổng thể, chưa biết phân tích sâu, riêng lẻ các đặc điểm của đối tượng, cũng như chưa biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẻ theo yêu cầu quy định Tri giác của các em còn gắn với hành động thực tiễn thể hiện bằng cách trực quan
với cái mới lạ, hấp dẫn, màu mè, gợi cảm, trong khi đó, đại lượng và đo đại lường lại là vấn đề trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ, và hay lẫn lộn nên sự chú ý
của các em không tập trung Mặt khác, sự chú ý của các em còn chưa bền vững, mau mệt mỏi khi đối tượng đơn điệu, trừu tượng, dẫn đến các em hay mắc sai lầm khi thực hành đối với các đơn vị đo đại lượng như: nhầm lẫn giữa thời điểm với thời gian, giữa đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích, nhầm lẫn giữa các đơn vị lớn hơn ki-lô-gam với các đơn vị nhỏ hơn ki-lô-gam
Trang 271.1.4 Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vẩn đề trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
1.1.4 1 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
*Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
1 Năng lực phát hiện vẩn đề
Vấn đề là một tình huống đặt ra cho cá nhân hoặc một nhóm để giải quyết, khi đối diện với tình huống này họ không thấy ngay được con đường hay giải pháp để có được lời giải
Năng lực phát hiện vấn đề trong môn toán là năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh khi đứng trước những vấn đề, những bài toán cụ thể, có mục tiêu
và tính hướng đích cao đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy và sáng tạo tích cực nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề
Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ ữống:
a) 8m = cm
b) 3m2dm= cm
Ở ví dụ, giữa 2 phần có sự khác biệt, đòi hỏi học sinh phải phát hiện ra
sự khác biệt giữa hai phần để có được đáp án chính xác Ở phần a, học sinh chỉ việc thực hiện thao tác chuyển đổi thông thường, nhưng phần b có sự khác biệt là các thông số không cùng đơn vị đo Bài toán đòi hỏi học sinh phải quan sát linh hoạt để tìm ra vấn đề gặp phải
2 Năng lực giải quyết vẩn đề
Năng lực giải quyết vấn đề có thể hiểu là sự thành thạo, khă năng thực hiện của cá nhân đối với một vấn đề; hay kĩ năng đủ đạt được mục tiêu với các mức độ: thấp (tìm kiếm thông tin), trung bình (kết nối thông tin), cao (phân tích,khái quát, đánh giá thông tin)
Năng lực giải quyết vấn đề có quan hệ chặt chẽ với tư duy sáng tạo và
tư duy phê phán Các hoạt động giải quyết vấn đề không chỉ kích thích và
Trang 28phát triển kĩ năng tư và khả năng lập luận của học sinh mà còn giúp giáo viên còn giúp giáo viên có điều kiện để quan sát các phương pháp mà các em đã sử dụng, từ đó có điều chỉnh phù hợp và hiệu quả.
Quá trình giải quyết vấn đề của học sinh gồm các bước như sau:
- Bước 1: Tiếp cận và phát hiện vấn đề
- Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề
- Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời
- Bước 4: Kiểm tra và giải thích
Với học sinh tiểu học có thể đạt đến mức thứ ba trên đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề:
3 Sử dụng quy trình, nguyên tắc để giải quyết vấn đề
2 Nhận thức mô hình, cấu trúc vấn đề
1 Nhận dạng yếu tố
* Đặc điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Từ xưa đến nay, phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng trong mọi cấp học ở nước ta đó là phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng giải- minh họa Những phương pháp dạy học này, người thầy luôn đóng vai trò là trung tâm, ra sức nỗ lực cung cấp khối kiến thức cho học sinh Còn học sinh ở đây chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít được hoạt động dẫn đến khả năng, năng lực của người học không được khai thác một cách triệt để Đến với phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, người thầy không đóng vai trò là trung tâm nữa mà vị trí đó chuyển sang cho người học Ở đó, hình thức đọc chép không còn mà thay vào đó là giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề, sau đó học sinh tự phát hiện ra vấn đề và tìm hướng giải quyết dựa trên ý thức tự giác, tích cực, sáng tạo của chính bản thân người học Người thầy là người xác nhận kiến thức, thể chế hóa kiến thức cho học sinh Thông qua đó, học sinh tiếp nhận tri thức ,mới, rèn luyện kĩ năng và đạt được
Trang 29những mục tiêu học tập khác Phương pháp dạy học này mang tính chất khác hẳn về nghuên tắc so với các phương pháp dạy học ữuyền thống.
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề tiếp cận theo quan điểm:
- Năng lực giải quyết vấn đề coi là một ttrong các mục tiêu giáo dục toán học: Mục tiêu giáo dục toán không chỉ là giúp học sinh kiến tạo kiến thức, hình thành kĩ năng, mà học sinh học cách phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giải quyết vấn đề coi là một trong các nội dung giáo dục toán học: Giải quyết vấn đề là kỹ năng có thể dạy được, vấn đề là nó được dạy khi nào? Nó thay thế cái gì? Nó cần được tích hợp với các nội dung giáo dục khác
- Năng lực giải quyết vấn đề coi là một trong các tri thức phương pháp: Quá trình giải quyết vấn đề thường gồm một số bước, nên dạy cho học sinh các bước khi giải quyết vấn đề
- Năng lực giải quyết vấn đề có thể đánh giá được
Thông qua các quan điểm tiếp cận, ta có thể thấy rõ được dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có những đặc điểm cơ bản sau:
- Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề do thầy giáo tạo ra chứ không phải tiếp thu một cách thụ động do người khác áp đặt lên mình
- Học sinh hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ lực huy động tất cả các kiến thức mà mìh biết để hi vọng giải quyết được vấn đề đặt ra chứ không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động theo thói quen “thầy giảng- trò ghi”, “thầy đọc- trò chép” Thông qua những hoạt động và những yêu cầu của người giáo viên, học sinh tham gia xây dựng bài toán, giải quyết bài toán đó Học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động
- Mục tiêu dạy học không phải chỉ là làm cho học sinh nắm được tri thức mới tìm được trong quá trình tham gia vào giải quyết vấn đề mà còn giúp học sinh nắm được phương pháp đi tới tri thức đó và biết cách vận dung phương
Trang 30pháp đó vào các quá trình như vậy Biết khai thác từ một bài toán đã biết để giải quyết bài toán mới, biết vận dụng quy trình cho những bài toán cùng dạng.
Như vậy: Bản chất của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh trong đó dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên, học sinh nắm được tri thức và cách thức hoạt động trí tuệ mới thông nqua quá trình tự lực giải quyết các tình huống có vấn đề
* Những hình thức và cấp độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Cấp độ thứ nhất: Người học độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề:+ Giáo viên đặt vấn đề gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề
+ Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên.+ Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh
- Cấp độ thứ hai: Người học hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.+ Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
- Cấp độ thứ ba: Thầy trò vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống
+ Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp
+ Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.+ Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
- Cấp độ thứ tư: Học sinh thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề+ Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết
+ Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả
* Quy trình thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vẩn đề
Qua việc tìm hiểu những đặc điểm của phương pháp dạy học phát hiện
và giải quyết vấn đề, ta thấy hạt nhân của phương pháp này là điều khiển học
Trang 31sinh tự thực hiện hoặc hòa nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề Quy trình này được chia làm ba bước sau:
- Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề
- Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề theo 4 bước sau:
1) Phát hiện và thâm nhập vấn đề:
- Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợ vấn đề, thường là giáo viên đưa ra
- Giải thích, chính xác hóa tình huống
- Phát biểu vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề
2) Định hướng giải quyết vấn đề
- Tìm cách giải quyết vấn đề Việc này thường được thực hiện theo trình tự sau:+ Phân tích vấn đề, tức là làm rõ mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm.+ Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, thường sử dụng các cách:quy lạ về quen, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa Việc thực hiện giải quyết vấn đề có thể thực hiện nhiều làn cho tới khi tìm được hướng đi hợp lí
3) Tìm và trình bày câu trả lời
- Hình thành được một giải pháp và học sinh tự tìm câu trả lời theo cách riêng.4) Học sinh kiểm tra lại kết quả, giải thích cách làm
- Bước 3: Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề của học sinh và phát triển vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận của học sinh
1.1.4.2 Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vẩn đề trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
Như chúng ta đã biết, các yếu tố đại lượng và đo đại lượng có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập và đặc biệt là sự ứng dụng của nó trong thực tiến đời sống Tuy nhiên, trong quá trình học vê yếu tố đại lượng, người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì sự phức tạp của nó Để hình thành nên yếu tố đại lượng cho học sinh theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cần lựa
Trang 32chọn, sắp xếp lại nội dung vừa đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa thiết thực, phù hợp với sự phát ữiển của học sinh Bài học “Thực hành xem đòng hồ” (trang 125), sách giáo khoa Toán 3 trình bày dưới dạng 3 bài tập sau:
Bài 1: Xem tranh và trả lời các câu hỏi
Mỗi bức tranh miêu tả một hoạt động của An vào một thời gian cụ thể Bài tập yêu cầu học sinh quan sát và trả lời thời gian An làm các việc đó
Bài 2:Người ta đưa ra các mốc thời gian khác nhau với các đồng hồ chỉ các mốc thời gian đó: 19h03; 13h25; 20hl7; 21h05; 17h50; 14h41 Yêu cầu học sinh chọn ra hai đồng hồ chỉ cùng thời gian vào buổi chiều hoặc buổi tối
Bài 3: Yêu cầu quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
a) Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút?
b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là bao nhiêu phút?
c) Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong bao nhiêu phút?
Chú trọng khả năng kết nối giữa các kiến thức trong môn Toán với các môn học khác, kết nối toán học với thực tiễn đời sống, có thể lựa chọn, sắp xếp lại nội dung bài học thành hai vấn đề chính sau:
1 Vấn đề 1: Củng cố lại khái niệm về thòi điểm, (thông qua bài tập 1 và bài tập 2)
2 Vấn đề 2: Củng cố lại khái niệm về khoảng thời gian, (thông qua bài tập 3)Qua hệ thống 3 bài tập giúp học sinh phân biệt được khái niệm thờiđiểm và khoảng thời gian Cách sắp xếp này, thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu dạy học hướng vào phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề là quá trình dạy học tập trung vào việc học sinh làm, học sinh trình bày và tranh luận, vai trò của giáo viên là xác nhận kết quả làm việc của học sinh và chính xác hóa những vấn đề cơ bản của bài học Chẳng hạn, bài học “Thực hành đo
độ dài” (trang 47) Ở bài tập 1, giáo viên để cho học sinh tự do vẽ theo ý hiểu của mình Ví dụ khi vẽ đoạn thẳng AB: học sinh có thể dùng thước đánh dấu
Trang 33sẵn một đoạn bằng 7cm rồi vẽ hoặc học sinh cũng có thể dùng bút chì vẽ 1 đoạn thảng bất kì mà các em ước lượng nó khoảng 7cm rồi dùng thước đo lại
Dù làm theo cách nào thì kết quả cuối cùng vẫn là vẽ ra được đoạn thẳng AB
có độ dài 7cm và giáo viên là người xác nhận lại kết quả đó
Với phương pháp dạy học này thì hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là
cá nhân tự hoàn thành các yêu cầu trong từng hoạt động (phát huy được tính độc lập, tự giác tích cực và sáng tạo), kết hợp với học theo nhóm nhỏ, cả lớp (phát triển năng lực tư duy phản biện, giao tiếp toán học, văn hóa toán học) Học sinh còn được sự hỗ trợ của những người xung quanh
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong day hoc đai lương và đo đai lương ở lớp 3
1.2.1 Thực trạng dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
* Thuận lợi:
- Giáo viên được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa đầy đủ
- Nội dung - PPDH có tính khả thi, phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh (giáo viên cũng đã nắm bắt được)
- Kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực, phù hợp với trình độ và điều kiện học tập của học sinh Thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên, học sinh dễ tiếp thu bài
- Thiết bị và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ
* Hạn chế:
- Giáo viên còn lúng túng trong việc hình thành các biểu tượng về đại lượng cho học sinh
- Chưa phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học về đại lượng và
số đo đại lượng
- Chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh khi dạy cách chuyển đổi các đơn vị đo từ danh số phức hợp sang danh số đơn
Trang 34- Một số giáo viên còn nặng về giảng giải, lúng túng khi hình thành các biểu tượng về các đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
- Phương pháp dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, chưa phù hợp, chưa rèn được kĩ năng giải toán hiệu quả chưa cao Nhiều giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy học cũ “ Thầy giảng - trò ghi nhớ” làm hạn chế
tư duy của học sinh, khiến học sinh thụ động tiếp thu kiến thức
- Giáo viên chưa thực sự có hứng thú cao khi dạy tuyến kiến thức này và chưa đầu tư thực sự vào việc nghiên cứu sâu bài giảng, lập kế hoạch bài dạy chi tiết
- Việc nắm bắt phương pháp dạy học mới của giáo viên ít nhiều còn gặp khó khăn, còn phụ thuộc khá nhiều vào tài liệu hướng dẫn
1.2.2 Tình hình học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
- Học sinh không thực sự hứng thú khi học kiến thức về đại lượng và đo đại lượng.
- Đồ dùng học tập của học sinh chưa thực sự đầy đủ
- Học sinh tiếp thu bài còn chưa nhanh, hiệu quả học tập chưa cao
- Học sinh thường mắc những sai lầm trong giải toán phép đo đại lượng là: sử dụng thuật ngữ, suy luận, thực hành đo, so sánh, chuyển đổi đơn vị đo, thực hiện phép tính trên số đo đại lượng
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
- Trong chương này tôi đã nghiên cứu sách, báo, tài liệu về vị trí, vai trò
và mục tiêu dạy học của môn Toán nói chung và mục đích, yêu cầu, mục tiêu của dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 Bên cạnh đó, tôi cũng nghiên cứu
về một số đặc điểm của học sinh lớp 3 khi học về tuyến kiến thức này Ngoài ra, trong chương I tôi còn hệ thống lại toàn bộ nội dung chương trình đại lượng và
đo đại lượng ở lớp 3 và thực trạng dạy - học tuyến kiến thức này ở lớp 3
- Không chỉ vậy, tôi còn nghiên cứu lí luận về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Trong đó, tôi nghiên cứu về năng lực phát hiện và giải quyết
Trang 35vấn đề, cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3.
- Ở chương này, tôi cũng đã đưa ra tình hình thực tế của việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong tuyến kiến thức đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
- Qua việc tìm hiểu lí luận và thực tiễn các vấn đề trên sẽ là cơ sử để xây dựng các biện pháp sư phạm ở chương 2
Trang 36Chương 2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG L ự c GIẢI QUYẾT YẤN
ĐỀ CHO HOC SINH TRONG DAY HOC ĐAI LƯONG VÀ • • • • •
ĐO ĐẠI LƯỢNG Ở LỚP 3 2.1 Các biện pháp
2.1.1 Biện pháp 1: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tìm tòi lời giải toán
2.1.1.1 Cơ sở đề xuất biện pháp
Day học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề là nhằm mục đích phát triển năng lực độc lập, sáng tạo của học sinh, để các em có thể tự mình tìm tòi, phát hiện ra kiến thức mới, người giáo viên chỉ là người hướng dẫn, dẫn đường chỉ lối cho học sinh Trong khi học về đại lượng và đo đại lượng, các bài toán thuộc tuyến kiến thức này cũng rất phong phú và đa dạng nên việc rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tìm tòi lời giải toán là rất quan trọng và cần thiết
2.1.1.2 Nội dung biện pháp và cách thực hiện
Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, tìm tòi lời giải toán là một vấn đề không đơn giản và ít được đề cập trong thực tiễn giải toán, thường giáo viên hay bỏ qua biện pháp này Vì phần lớn các bài toán về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 đều khá đơn giản và đã được phân ra một số dạng nhất định hoặc
nó được thể hiện qua thông qua các dạng toán thuộc tuyến kiến thức khác
Với biện pháp này, việc phân tích và tìm tòi lời giải bài toán thường được
sử dụng trong các bài toán hợp (có từ 2 phép toán trở lên) Để giúp các em có thể
dễ dàng phân tích và tìm tòi lời giải bài toán, chúng ta có thể hướng dẫn học sinh tiến hành tách từ bài toán hợp về các bài toán đơn đơn giản mà học sinh đã biết cách giải Cụ thể việc phân tích đó được mô phỏng theo sơ đồ sau:
Trang 37tổng
hợp
Việc phân tích, tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ như trên giúp các em
có thể vận dụng khả năng tư duy, phát triển vấn đề, kỹ năng tổng hợp và phân tích để nghiên cứu sâu bài toán Qua thao tác như vậy học sinh không những được rèn khả năng huy động những kiến thức đã học một cách khoa học mà
nó còn giúp học sinh nhìn vào sơ đồ có thể dễ dàng hiểu rõ được từng bước giải của bài toán
Ví dụ 1: Các bài toán củng cố kiến thức về đơn vị đo độ dài và đơn vị
đo diện tích thông qua tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, ta
có bài toán như sau:“Cho 6 ô vuông có cạnh là 4cm ghép thành hình chữ nhật (như hình vẽ) Hãy tính diện tích của hình chữ nhật được tạo thành.”
4 cm
Trang 38Với bài toán này học sinh có thể mô phỏng nghiên cứu bài toán như sau:
Thực hiện sơ dồ phân tích bài toán cũng là học sinh đang đi tóm tắt lại bài toán, nghiên cứu tìm và giải quyết vấn đề mà bài toán đưa ra Ở bài toán này để tìm được diện tích của hình chữ nhật được ghép lại thì trước hết học sinh phải hình dung ngay được để tính được diện tích hình chữ nhật ta phải
Trang 39tính được chiều dài và chiều rộng của nó Vậy làm sao để tính được chiều dài
và chiều rộng thì học sinh phải liên kết với dữ liệu đề bài đã cho (Hình chữ nhật được ghép bởi 6 ô vuông, mỗi ô vuông có cạnh là 4cm) rồi tìm ra mối liên hệ giữa chiều dài và chiều rộng với dữ kiện dề bài đã cho, từ đó đưa đến kết quả cần tìm của bài toán yêu cầu
Việc thể hiện bài toán dưới sơ đồ phân tích, học sinh rèn được cách tư duy một cách khoa học và sự móc nối giữa các dữ kiện của bài toán và sự vận dụng các kiến thức đã học một cách có hệ thống Việc phân tích tìm tòi bài toán như vậy sẽ giúp học sinh hiểu sâu kiến thức và việc trình bày lời giải bài toán cũng thực hiện một cách dễ dàng, tránh dược các lỗi sai không đáng có.Bài toán này có hai cách giải: cách thứ nhất học sinh vận^ỉụng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật để tìm ra kết quả bài toán; cách thứ hai học sinh vận dụng quy tắc tính diện tích hình vuông và kiến thức về diện tích một hình
để đi đến lời giải bài toán
Nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay được để giải bài toán, ta phải thực hiện các bước như thế nào và trình tự các bước đó được thực hiện ra sao một cách rất rõ ràng., Dựa vào sơ đồ, bài toán được trình bày như sau:
* Cách 1:
Chiều dài hình chữ nhật là:
4 X 3 = 12 (cm)Chiều rộng hình chữ nhật là:
4 X 2 -= 8 (cm)Diện tích hình chữ nhật là:
12 X 8 = 96 (cm2)
Đáp số: 96 cm2
Ở cách 1, bài toán được thực hiện theo 3 bước giống như mô phỏng ở
sơ đồ phân tích
Trang 40* Cách 2:
Diện tích một ô vuông là:
4 x 4 = 1 6 (cm2)Diện tích hình chữ nhật là:
16 X 6 = 96 (cm2)
Đáp số: 96 cm2
Ở cách 2, bài toán chỉ việc thực hiện 2 bước tính thì ra được kết quả
Ví dụ 2: Lan và Nga đi mua vở, Lan mua vở hết 55000 đồng Nga mua hết ít hơn Lan 15000 đồng Hỏi hai bạn mua hết bao nhiêu tiền?
Với bài toán này ta có sơ đồ phân tích như sau:
Nhìn vào sơ đồ ta có lời giải bài toán như sau:
Nga mua vở hết số tiền là:
55000 - 15000 = 40000 (dồng) Hai bạn mua vở hết số tiền là:
55000 + 40000 = 95000 (đồng) Đáp số: 95000 đồng